Hải Chiến Nhật
- Trung
tka23 post
Dù nhiều hơn về số lượng nhưng Trung cộng vẫn bị đánh
giá kém ưu thế so với Nhật Bản nếu hai bên xảy ra hải chiến.
Ngày 14.8, Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Shigeru Iwasaki ra lệnh các lực lượng chuẩn bị sẵn sàng đụng độ
khi nhóm người Trung cộng sắp đặt chân lên Senkaku/Điếu Ngư. Đáp lại,
thiếu tướng Trung cộng La Viện lập tức kêu gọi Bắc Kinh điều 100 tàu tới
bảo vệ quần đảo, theo tạp chí Foreign Policy. Đến ngày 20.8, Hoàn Cầu thời báo
viết bài xã luận kêu gọi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra. Trước tình
hình này, cựu giới chức ngoại giao Nhật Kazuhiko Togo nhận định với báo
The New York Times: “Một cuộc chiến thực sự có thể xảy ra nếu ngoại giao thất
bại”.
Mạnh về phẩm
Giáo sư James Holmes
thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ cho rằng lợi thế sẽ thuộc về Tokyo nếu hải
chiến Nhật - Trung xảy ra. Trong bài bình luận đăng trên tạp chí Foreign Policy
mới đây, ông Holmes nói rằng Tokyo không thể so sánh với Bắc Kinh về số lượng .
Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật (JMSDF) có 48 tàu chiến và 16 tàu ngầm,
còn Trung cộng có tới 73 tàu chiến cùng 63 tàu ngầm.
Tuy nhiên, tàu
chiến của Nhật được cho là “hàng thứ thiệt” nên phẩm chất vượt qua
đối thủ. Chẳng hạn, nhiều tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống phòng thủ hoả
tiển tối tân Aegis cùng hệ thống radar, máy tính và kiểm soát hỏa lực
tương tự các tàu chiến hàng đầu của Mỹ.
Trong khi đó, giới phân tích tỏ ra nghi ngờ về khả năng chế tạo
cũng như ứng dụng vũ khí của Trung cộng hiện nay lẫn tương lai gần. Hiện
tại, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, có thể phóng hoả tiển mang đầu đạn
hạt nhân, là chiến hạm hiện đại của Trung cộng trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, tờ The Washington Post dẫn báo cáo từ Văn phòng Tình báo hải quân Mỹ
lưu ý rằng tàu ngầm lớp Tấn rất dễ bị phát giác vì phát ra tiếng động to
hơn các tàu ngầm do Liên Xô chế tạo cách đây 30 năm. Giám đốc Dự án thông tin
hạt nhân của Hiệp hội Khoa học gia Mỹ Hans
M.Kristensen nhận định tàu ngầm mang hoả tiển đạn đạo của Trung cộng “có
thể chỉ là những con vịt ngồi” rất dễ bị tấn công.
Các tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống Aegis - Ảnh:
AFP
|
Ngoài ra, xét về kinh nghiệm tác chiến và tinh thần chiến đấu,
giới phân tích cho rằng JMSDF hơn hẳn hải quân Trung cộng. Ông Holmes chỉ ra
JMSDF tích lũy nhiều kinh nghiệm tác chiến từ thế chiến 2 và lính thủy đánh bộ
nước này cũng rất nổi tiếng về tính chuyên nghiệp. JMSDF liên tục tập trận ở
vùng biển châu Á.
Theo tiến sĩ Subhash Kapila, thuộc Tổ chức Phân tích Nam Á tại Ấn
Độ, binh sĩ Nhật Bản được rèn luyện bài bản và có tinh thần chiến đấu bất
khuất. Ông Kapila đánh giá JMSDF là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất châu Á.
Trong khi đó, hải quân Trung cộng chỉ tham gia các chuyến hải hành, tập
trận ngắn và tuần tra chống cướp biển ở vịnh Aden. Vì thế, binh sĩ nước này
không có nhiều cơ hội rèn luyện khả năng tác chiến.
Tương tự, ông Kristensen dẫn một tài liệu từ hải quân Mỹ cho hay
63 tàu ngầm Trung cộng thực hiện hơn 10 cuộc tuần tra vào năm 2009, tức
chỉ bằng 1/10 của Mỹ. “ qua các cuộc tuần tra, binh sĩ sẽ làm quen và thành
thục cách điều khiển tàu chiến. Không tuần tra sẽ không thể chiến đấu”, tờ The Washington
Post dẫn lời ông Kristensen.
Ngoài ra, theo chuyên gia Holmes, nếu Tokyo điều động hệ thống hỏa
tiển chống hạm di động kiểu 88 và cùng binh sĩ đến Senkaku/Điếu Ngư lẫn
các đảo kế cận sẽ tạo nên mạng lưới hỏa lực chặt chẽ khiến tàu của Bắc Kinh không
thể tiếp cận. Đồng thời, hải quân Trung cộng được chia thành 3 hạm đội đảm
trách trên vùng biển rộng nên lực lượng bị phân tán khi xảy ra xung đột.
Lịch sử
Thực tế, Trung cộng từng không ít lần “ăn đòn” khi đánh nhau
với Nhật Bản trên biển. Trong cuộc hải chiến năm 1894-1895 giữa hai bên, Hạm
đội hải quân Hoàng gia Nhật được thành lập vội vã nhưng đã đánh bại Hạm đội Bắc
Dương của Trung cộng, vốn được đánh giá mạnh hơn về quân dụng, chỉ trong
một buổi chiều. Ông Holmes nhận định Nhật Bản khi đó giành thắng lợi nhờ vào sự
điều khiển thành thạo tàu chiến, kỹ thuật dùng pháo và nhuệ khí chiến đấu của
binh sĩ. Do đó, ông Holmes khẳng định Nhật sẽ thắng khi xảy ra hải chiến với Trung cộng
nếu Tokyo tận dụng tốt yếu tố con người, vị thế địa lý và một số lợi thế khác.
Ngoài ra, Nhật Bản sẽ nhận được sự hỗ trợ của Mỹ. Trước đó, Đài NHK dẫn lời
giới chức Nhật cho hay Washington sẽ bảo vệ Tokyo, dựa trên hiệp ước an ninh
chung, nếu có xung đột ở Senkaku/Điếu Ngư.
Theo tiến sĩ Kapila, Nhật đang tăng cường ứng phó mối đe dọa từ
Trung cộng, vốn được cho là sẽ không giảm. Tokyo đang thắt chặt liên minh quân
sự với Washington bằng cách cho phép lực lượng Mỹ đồn trú ở nước này, đặc biệt
là ở Okinawa. Mỹ - Nhật còn tăng cường tập trận và tiến hành các kế hoạch ứng
phó chung. Nhật Bản cũng đang mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và
Úc. Đặc biệt, Tokyo ưu tiên thiết lập quan hệ chiến lược với New Delhi vì Ấn Độ
là cường quốc ở châu Á và đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung cộng. Nhật cũng
đang đẩy mạnh quan hệ đặc biệt đối các nước ASEAN vốn có vị trí chiến lược giữa
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Về mặt quốc phòng, Nhật tập trung tăng cường
khả năng đánh chặn trên biển phòng ngừa mối đe dọa hoả tiển và không
quân từ Trung cộng. Năm 2010, Nhật đề ra chương trình quốc phòng 10 năm, trong
đó tập trung phát triển khả năng phòng vệ ở phía tây nam thay vì ở phía bắc như
trước đó.
Bắc Kinh “phát triển hoả tiển tối tân”
Hoàn Cầu thời báo ngày 22.8 đưa tin Bắc Kinh đang phát
triển loại hoả tiển đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể mang
đầu đạn hạt nhân và đủ sức đánh bại hệ thống phòng thủ hoả tiển của
Washington. Tạp chí Jane’s Defence Weekly dẫn lời cựu quan chức tình báo Mỹ
Larry Wortzel cho rằng ICBM thế hệ 3 của Trung cộng có thể phá hủy
các thành phố có dân số trên 50.000 người. Tuy nhiên, tạp
chí này dẫn lời chuyên gia quốc phòng Andrei Chang ở Canada đánh giá Trung cộng
chưa đủ sức vượt qua các vấn đề phức tạp của ICBM dù đã phát triển loại hoả
tiển này suốt 20 năm qua.
|
Văn Khoa
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment