Tuesday, April 29, 2014

TIÊU DIỆT ĐẢNG VIỆT GIAN BÁN NƯỚC hay PHẢN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐA ĐẢNG



From: danruong1975
Date: Mon, 28 Apr 2014 17:38:00 -0700
Subject: Phản luận về vấn đề đa đảng

 


 LỐI THOÁT DUY NHẤT CHO VIỆT NAM:
TIÊU DIỆT ĐẢNG VIỆT GIAN BÁN NƯỚC
                                hay
PHẢN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐA ĐẢNG   

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Lời trần tình

      Đọc tựa đề của bài viết, có thể có bạn đọc sẽ thắc mắc, “đảng Việt gian bán nước là đảng nào, có phải là đảng cộng sản không?” Xin thưa: đúng là như thế. Trên tựa đề, người viết không gọi đảng chính trị do Hồ Chí Minh thành lập là đảng cộng sản - mặc dầu xưa nay vẫn quen gọi nó là đảng Việt Gian Cộng Sản - mà gọi nó là đảng Việt gian bán nước, là vì có lý do và xin được giải thích.

     Theo thiển nghĩ, Cộng Sản là một học thuyết, có người gọi là học thuyết xã hội, có người coi là học thuyết kinh tế. Duy chỉ là một học thuyết không thôi thì đâu có  tội tình gì. Học thuyết của Marx không phải là một cái tội. Người ta chỉ có thể đánh giá một học thuyết là đúng hoặc sai, mỗi người có quyền tự do theo hoặc không theo nó.  Học thuyết cộng sản chỉ là “tội” khi người ta biến nó thành công cụ chính trị, sử dụng nó như một phương tiện để cướp đoạt chính quyền hầu tước đoạt các quyền tự do của người dân, nô lệ hóa xã hội. Hiểu theo nghĩa này thì tất cả các đảng cộng sản trên thế giới đều mang cái tội là “tội cộng sản”. Tuy nhiên, đảng chính trị do Hồ sáng lập, ngoài tội là cộng sản, còn phạm thêm một cái tội tầy trời khác là tội làm tay sai và bán nước cho ngoại bang. Điều này nay đã trở thành lịch sử, ở đây chúng tôi khỏi cần phải chứng minh. Nhiều trào lưu tư tưởng (học thuyết, kể cả thuyết cộng sản) ngự trị Âu Châu vào các thế kỷ trước, nhưng chúng không tàn phá lục địa này. Chỉ khi học thuyết của Marx nắm quyền thống trị tại Nga thì học thuyết này mới gây ra kinh hoàng cho dân tộc Nga và các quốc gia lân cận. Chủ nghĩa cộng sản đã phạm tội ác đối với nhân dân Nga và các nước Đông Âu. Tuy nhiên, khi nhân dân các nước Nga và Đông Âu thoát khỏi ách thống trị cộng sản, để giữ được tình đoàn kết dân tộc, họ đã tha thứ hết tội lỗi cho đảng cộng sản mặc dầu các đảng cộng sản Nga và Đông Âu đã gây ra rất nhiều tội ác ở trong nước. Xem như vậy thì “tội cộng sản” cũng có thể tha thứ được và nên tha thứ lắm.

     Nếu mai này đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của đảng cộng sản thì tại sao chúng ta lại chịu thua kém tinh thần bác ái vị tha của các dân tộc Nga và Đông Âu mà không tha thứ cho đảng cộng sản VN? Đúng vậy. Nhân dân VN là một dân tộc có lòng khoan dung nhân hậu. Thế nhưng còn cái tội bán nước kia của Hồ và đồng bọn thì sao? Đây là vấn đề rất quan trọng không thể không xét đến. Lịch sử Dân Tộc cho thấy, Tổ tiên ta từ thời lập quốc, chưa có vị vua nào, triều đại nào tha thứ cho kẻ bán nước cả. Có nghĩa là “kẻ phạm tôi bán nước theo giặc dứt khoát không thể tha thứ, mà phải bị trừng trị”. Người viết căn cứ vào đạo lý của Dân Tộc và vào truyền thống này của Tổ Tiên mà mạn phép quên đi “tội cộng sản” của Hồ Chí Minh và đồng đảng, chỉ giữ lại cái tội không thể quên và không được phép quên là tội “bán nước” của chúng mà thôi. Đấy là ý nghĩa trên cái tiêu đề của bài viết của chúng tôi. Đơn giản chỉ có thế. Cho nên thản hoặc nếu có người nói, “Tôi không chống cộng, mà chỉ chống Việt gian” thì cũng không có gì là sai quấy cả.

     Theo nhận định của người viết, hiện nay là lúc bọn VGCS đang ráo riết vận động cho cái chiêu bài gọi là “hòa hợp hòa giải” hơn bao giờ hết. Điều bất hạnh cho Dân Tộc là người hưởng ứng càng ngày càng đông, mà đa số lại là thành phần trí thức và những người thường tham gia vào các sinh hoạt chính trị. Nhìn vào sự thành công của NQ36 thì sẽ thấy. Trách nhiệm của tất cả mọi người VN yêu nước là phải chận đứng và phá tan cái quỉ kế này của VGCS. Dứt khoát không cho phép một thể chế đa đảng trong đó có đảng CS là một thành phần được hình thành trên đất nước? Hơn nữa bằng mọi giá phải nhổ tận gốc rễ, hủy diệt mọi tàn tích của đảng VGCS trong xã hội VN? Như vậy mới là con đường chính lộ và bảo đảm đưa đất nước ra khỏi những thảm họa và bế tắc hiện nay, không có cách nào khác. Tại sao phải làm thế thì bài viết này của chúng tôi sẽ đem đến cho quí bạn đọc câu trả lời tin rằng hợp lý. 

Phải thay thế - không thay đổi được

    Tình trạng gọi là “khủng hoảng” trong các chế độ CS thực chất không phải là khủng hoảng. Diễn tả cho đúng là sự thoái trào tất yếu của cơ chế ngay khi nó vừa bắt đầu hình thành. Thật vậy, tất cả các chế độ CS khi chưa thực sự là một chính quyền thi đều là vọng tưởng (hay ảo tưởng). Khi CS nắm được chính quyền và xây dựng chế độ thì lập tức gặp thất bại và bước vào suy thoái liền. Người CS cho đó là khủng hoảng, nhưng không phải. Khủng hoảng gì mà các chế độ CS từ Âu sang Á, cả Cuba, cũng gặp và đều xẩy ra như thế cả?

     Người CS xưa nay vốn tin vào câu  kinh điển này của lý thuyết Marx: mâu thuẫn là nguyên lý của sự phát triển xã hội. Khi mâu thuẫn chưa phát sinh ra đấu tranh thì người CS còn tin vào nguyên lý. Nhưng khi mâu thuẫn đưa đến bất bình đẳng, bất công, và tụt hậu thì người CS không thể không đâm ra hoài nghi, và từ đó phát sinh ra đấu tranh trong đảng để giải quyết mâu thuẫn.

     Kể từ sau khi CS chiếm được miền Nam, chế độ tích lũy và chồng chất quá nhiều mâu thuẫn. Cộng vào đó là sự tụt hậu đáng xấu hổ của đất nước. Câu “ranh ngôn” của Hồ Chí Minh “Thắng đế quốc Mỹ ta xây dựng lại 10 lần to đẹp hơn” đã trở thành một câu tuyền truyền bịp bợm và lố bịch. Vì thế bọn cán bộ từ cơ sở cho đến thượng tầng, không tên nào còn tin vào đảng và sống chết với đảng. Từ sự mất tin tưởng đó, việc thống nhất ý chí trong đảng trở nên bấp bênh. Kẻ có quyền lo vơ vét. Người mất quyền chỉ còn cách đứng ngoài hậm hực và chửi đổng. Nhiều đảng viên cảm thấy nguy cơ đảng bị xụp đổ phải lên tiếng kêu gọi đảng sửa sai. Và như đã thấy, ngay chính Bộ Chính Trị đảng cũng đã đề ra nhiều biện pháp sửa sai, “đổi mới hay là chết”, nhưng càng sửa càng sai lầm trầm trọng hơn. Trong số những tiếng nói kêu gọi đảng sửa sai, chúng tôi xin nêu tên ông Nguyễn Kiến Giang là một trường hợp tiêu biểu. Theo chúng tôi, ông Nguyễn Kiến Giang là một người cộng sản có lý tưởng và thành tâm. Nêu trường hợp ông để dễ thấy và thấy được một cách trung thực vấn đề đê nghị các biện pháp giúp đảng thoát khủng hoảng đúng sai như thế nào.

      Năm 1993, ông Nguyễn Kiến Giang xuất bản một tập sách mỏng (140 trang) có tựa đề là “Việt Nam khủng hoảng & lối ra”. Sau tựa đề còn có lời chú thích thêm của nhà xuất bản: “những vận động dân chủ của một người cộng sản kỳ cựu gởi ra xuất bản tại nước ngoài”. Như vậy chúng ta biết được, ông Nguyễn Kiến Giang là một cán bộ cộng sản, và cuốn sách của ông được xuẩt bản tại Mỹ.

     Cũng nên biết qua thân thế của tác giả để có thể lượng giá đúng được về những gì ông Nguyễn Kiến Giang viết ra.  

     Ông Nguyễn Kiến Giang sanh năm 1931 tại Quảng Bình. 14 tuổi [1945] ông đã đi theo và hoạt động cho cộng sản. 25 tuổi [1956] ông công tác tại nhà xuất bản Sự Thật và đã lên tới chức Phó Giám Đốc của cơ sở phát hành chính thức và lớn nhất này của đảng.  30 tuổi [1962] ông học trường đảng cao cấp tại Liên Sô. Năm 1967 ông bị nghi ngờ chống đảng nên bị bắt giam trong vụ án “xét lại chống đảng” cùng với ông Hoàng Minh Chính. Tuy bị đảng hắt hủi và ruồng rẫy, nhưng ông Nguyễn Kiến Giang vẫn trung thành  với đảng và luôn tự hào mình là người cộng sản. Ông viết: “Có lẽ số phận của tôi làm ra cho chủ nghĩa cộng sản. Bố tôi là một người cộng sản từ đầu những năm 30 …Năm 1947, lúc mới 16 tuổi, tôi trở thành người cộng sản chính cống (gia nhập đảng). Và bây giờ, khi tuổi đã gần lục tuần [1990], từ trong chiều sâu tâm hồn tôi vẫn tự coi mình là người cộng sản, hơn nữa, một người cộng sản kiên định …”

     Đúng như cái đề tựa của cuốn sách nêu lên “khủng hoảng và lối ra cho VN”, ông Nguyễn Kiến Giang chủ định đi tìm con đường thoát ra cho tình hình đất nước - nói đúng hơn là cho đảng cộng sản VN. Ông viết cuốn sách này vào năm 1990, tức chỉ 15 năm sau khi VGCS chiếm được miền Nam, lúc sự thoái trào của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới không còn cứu vãn được nữa, còn đảng VGCS thì đang sa lầy ở Camphuchea, và còn bị Đặng Tiểu Bình dậy cho một bài học. Bài viết này không nhằm mục đích phê bình cuốn sách của ông Nguyễn Kiến Giang, nên chỉ xin lướt qua những điểm quan trọng. Ngoài phần giải thích quan điểm mới của ông về Chủ Nghĩa Xã Hội chiếm gần hết cuốn sách [118 trang]. Còn lại, ông Nguyễn Kiến Giang đề cập đến vấn đề khủng hoảng tại VN. Đầu tiên, ông nêu lên các lãnh vực gặp khủng hoảng, từ cá nhân, gia đình đến ngoài xã hội, từ đạo đức đến đời sống vật chất. Ông nhận định: Khủng hoảng ở nước ta hiện nay tập trung nhất ở khủng hoảng chính trị. Và rồi ông kết luận: Xã hội gần giống như trong trạng thái không có luật pháp.

     Sang đến phần nhận định về nguyên nhân của khủng hoảng, trước hết ông đổ tội cho chiến tranh. Cũng lại theo khuôn sáo, nước Nhật là một quốc gia bại trận nhưng sau chiến tranh Nhật đâu có bị khủng hoảng như VN. Sau đó ông mới đề cập đến các nguyên nhân khác là tính giáo điều, rập khuôn và chủ quan duy ý chí của đảng. Có điều là ông Nguyễn Kiến Giang không dám kết luận đảng là một lũ kiêu căng, đần độn và ngu dốt. Nhưng dù sao thì ông cũng đã phải thừa nhận rằng, khủng hoảng hiện nay là khủng hoảng toàn diện, tổng thể của chế độ xã hội VN ở ngay những nền tảng của nó. Khủng hoảng từ nền tảng có khác gì ông Nguyễn Kiến Giang nói Chủ Nghĩa Xã Hội là một sai lầm. Thực tế, ông đã thừa nhận lý thuyết CS sai lầm và phủ nhận tính gọi là “bách chiến bách thắng” của chủ nghĩa mà bọn VGCS thường rêu rao.

     Sau cùng, cái “lối ra” mà ông Nguyễn Kiến Giang đề nghị để giải quyết vấn đề khủng hoảng lại dẫn người ta đi lạc lối luôn. Đề nghị của ông có thể tóm tắt trong câu tục ngữ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Cụ thể hơn, ví ông Nguyễn Kiến Giang như một bác sĩ y khoa, BS Giang lại lấy kem thoa mặt của mấy bà mấy cô trị chứng đau tim cho bệnh nhân. Những biện pháp ông đề nghị đều là những nguyên tắc của xã hội dân chủ. Những nguyên tắc này không thể đem áp dụng để sửa chữa những sai lầm của một nền độc tài chuyên chế được, bởi vì tự thân chế độ chuyên chế phản lại các nguyên tắc dân chủ. Vài điểm hình xin nêu ra làm thí dụ. Chẳng hạn để giải quyết khủng hoảng kinh tế, ông Nguyễn Kiến Giang đề nghị chuyển sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân. Thế nhưng đề nghị này phản lại chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu và tập trung tất cả các phương tiện sản xuất vào trong tay nhà nước của Marx. Về vấn đề chia rẽ xã hội, ông đề nghị xóa bỏ thù hận, thay vào đó là sự khoan hòa, nhưng biện pháp này đi ngược lại lý thuyết giai cấp đấu tranh. Ông chủ trương một xã hội dân sự, nhưng xã hội dân sự đòi hỏi quyền tự do cá nhân trong khi xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa đặt căn bản trên lối sống tập thể. Ông cho rằng xóa bỏ độc quyền chân lý là một yêu cầu bức bách về chính trị, nhưng yêu cầu này làm sao phù hợp được với việc độc quyền lãnh đạo của đảng CS mà Hiến Pháp khẳng định?
     Điều trớ trêu là, một đàng thì Bộ ChínhTrị đảng VGCS lưu manh trù dập ông Nguyễn Kiến Giang, cho là ông phản đảng, một đàng chúng lại áp dụng những biện pháp ông đề nghị để thoát khủng hoảng. Với những biện pháp vá víu nửa chừng, chúng cũng thoát ra được một vài mặt bế tắc của chủ nghĩa cộng sản côn đồ để bước vào chủ nghĩa tư bản. Thế nhưng điểm cần nhấn mạnh để nhìn thấy cho tường tận, thứ đó không phải là chủ nghĩa tư bản dân chủ như người tỵ nạn chúng ta đang sống, mà là một thứ tư bản rừng rú mang những đặc trưng là thối nát, bất công, rối loạn, bấp bênh, và bất ổn. Nó không thua kém, mà còn nguy hiểm và tệ hại hơn cả chủ nghĩa cộng sản.

     Ông Nguyễn Kiến Giang là một cán bộ được đào tạo để nắm giữ tư tưởng và đường lối chính trị của đảng, nhưng tội nghiệp cho ông là ông đã bị đóng khung trong lối suy nghĩ của cái đầu óc CS quá nặng, không thoát ra ngoài được. Khi đề nghị dùng những biện pháp dân chủ để giải quyết khủng hoảng trong chế độ độc tài là thực tế ông đã đi lạc vào trong cái không gian tự do của thể chế dân chủ, và ông không còn là CS nữa trong khi ông vẫn mơ mơ màng màng tự cho mình là một người CS trung kiên: “từ trong chiều sâu tâm hồn tôi vẫn tự coi mình là người cộng sản, hơn nữa, một người cộng sản kiên định.”

     Người viết cố ý nêu thí dụ ông Nguyễn Kiến Giang, một người CS có lý tưởng, chân thành, và nhiệt tình để chứng minh rằng, đúng như ông Boris Yeltsin nói: “Cộng sản chỉ phải thay thế chứ không thay đổi được”. Nên coi đó là một chân lý. Bằng cách nào để thay thế nó là chuyện chúng tôi sẽ trình bầy sau.    (còn tiếp)

Quốc Hận 30-4-2014
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
    


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment