Việt Nam liệu có ‘thoát Trung’ được không?
China´s massacre in Spratly islands [real footage 1988]
Xe tải xếp hàng tại cửa
khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc từ Lạng Sơn, Việt Nam (D. Schearf / VOA). Bộ Công
thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ
tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị
phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Tin liên hệ
- Việt
Nam, Philippines cùng phản đối bản đồ ‘10 đoạn’ của TQ
- Việt Nam cần 'thoát Trung' hay không?
- TQ phát
hành bản đồ 10 đoạn khẳng định chủ quyền ở Biển Đông
- Việt-Trung tranh cãi về vụ đâm tàu mới
nhất trong tuần này
- Quốc
hội Việt Nam ‘không ra nghị quyết về biển Đông’
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
26.06.2014
'Cơ hội thoát Trung ngàn
năm có một', 'Muốn thoát Trung Quốc, phải vượt qua chính mình'… Đó là các hàng
tít trên báo chí Việt Nam những ngày qua. Mới đây, Bộ Công thương Việt Nam đã
nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía
nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị
trường Trung Quốc. Để tìm hiểu xem liệu Việt Nam có thể thoát khỏi cái bóng quá
lớn của Trung Quốc hay không, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện Tiến sỹ kinh tế người
Mỹ gốc Việt Alan Phan, người từng có nhiều năm hoạt động kinh doanh tại cả Việt
Nam lẫn Trung Quốc.
Trước hết, kinh tế gia
này nói về sự áp đảo của kinh tế của nước láng giềng phương Bắc của Việt Nam:
Thực tình thì sự áp đảo
này đã kéo dài lâu rồi vì có nhiều lý do: một là họ ở rất gần, hai là họ rất
quen thuộc với thị trường và thứ ba là nhà nước Việt Nam đã dành cho họ rất
nhiều ưu đãi.
Điều quan trọng nhất là
cái hệ thống pháp luật của Việt Nam dễ bị trục lợi nếu mà vấn đề tham nhũng
hiện diện gần như là khắp nơi. Trong các vấn đề chính này, Trung Quốc đã lợi
dụng tối đa thành ra họ có một cái ưu thế so với các nhà đầu tư hay các doanh
nhân khác trên thế giới thì họ gần như là có một lợi thế gần như tuyệt đối
trong vấn đề giao thương với Việt Nam, và đo đó cái kinh tế Việt Nam tùy thuộc
rất nhiều vào Trung Quốc.
Có thể nói cái quan trọng
nhất là vấn đề là gần như là nền kinh tế Việt Nam hiện nay tùy thuộc rất nhiều
vào vấn đề xuất khẩu qua những xí nghiệp FDI. Và cái quan trọng nhất, tất cả
các nguyên liệu, phụ liệu cũng như là máy móc dùng cho việc xuất khẩu này nó
đều là, phần lớn là từ Trung Quốc. Thì đó tôi cho là một cái điều sẽ gây ra
những hệ lụy nếu mà Trung Quốc có áp dụng các biện pháp này kia. Hiện bây giờ
vẫn chưa thấy nhưng có thể trong tương lai, đó là một vũ khí bén nhọn của họ.
VOA: Như vậy,
có nghĩa là trong tương lai gần, Việt Nam khó mà thoát khỏi tầm ảnh hưởng của
Trung Quốc về kinh tế đúng không, thưa ông?
Tiến sỹ Alan Phan: Đúng
rồi, bởi vì ngoài vấn đề họ đang nắm giữ một lợi thế rất là quan trọng thì lại
thêm một cái là cái thu nhập của người Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam quá
thấp thành ra họ ưa chuộng cái hàng rẻ tiền và những cái hàng này thì đặc biệt
là Trung Quốc có thể nói là họ có lợi thế không những tại Việt Nam mà gần như
khắp toàn cầu về các đồ rẻ tiền, kém chất lượng.
Dĩ nhiên là người Việt
Nam thì họ vẫn thích những hàng hóa từ Âu – Mỹ nhưng mà họ không có thể nào trả
giá được, thành ra đó là vấn đề tại sao hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam,
nhất là tại những vùng quê. Nói về số lượng thì nó khủng khiếp lắm.
Một điều quan trọng hơn
nữa là doanh nhân Trung Quốc họ rất khôn khéo nếu so với doanh nhân Việt Nam.
Các chiến lược về thị trường hay mô hình kinh doanh cũng như cách thức để mà
đem hàng Trung Quốc vào Việt Nam thì họ rất thành công.
VOA: Thưa ông,
vừa qua các nhân sỹ, trí thức ở Việt Nam có đề cập tới điều họ nói là ‘thoát
Trung’, theo ý kiến của ông, tính khả thi của lời kêu gọi này như thế nào?
Tiến sỹ Alan Phan: Vấn
đề thoát Trung, ngay cả kinh tế, chính trị cũng như quân sự, thì tôi cho là
hiện bây giờ cái khả thi gần như là 0 bởi vì thứ nhất, trên thượng tầng của
lãnh đạo Việt Nam, vẫn còn một sự liên kết khá bền chặt với lại chính trị
của Trung Quốc.
Vấn đề là ngay cả chính
phủ, dù họ nói bất cứ điều gì, thì cái quyền lợi, quyền lực của họ dựa rất
nhiều vào chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành ra tôi nghĩ là ngay cả
người cầm đầu cũng không muốn làm gì để ảnh hưởng tới cái đó thì những chuyện
khác sẽ tùy thuộc vào quyết định đó.
Còn vấn đề thoát ra khỏi
kinh tế thì cũng là một điều khó bởi vì như tôi nói, nó đòi hỏi một sự thay đổi
toàn diện về cách thức làm ăn, về những cái doanh nghiệp nhà nước, về những
người đã được hưởng thụ rất nhiều từ Trung Quốc mà hiện bây giờ đang nắm nền
kinh tế Việt Nam. Bảo họ thay đổi thì tôi nghĩ đó là điều không thể có. Và điều
sau cùng như tôi nói, thị trường Việt Nam với một cái thu nhập quá thấp thì họ
khó có thể đi tìm hàng hóa từ những nơi khác để mà thay thế, và xuất khẩu Việt
Nam cũng tùy thuộc rất nhiều vào giá rẻ của nguyên liệu Trung Quốc nên thành ra
bây giờ bảo họ thay đi, họ sử dụng nguyên liệu của Ấn Độ hay của những nơi khác
thì tôi nghĩ đó là một cái chuyện họ không muốn làm.
VOA: Giới quan
sát cho rằng trong khi tình hình ở biển Đông hiện vẫn chưa lắng dịu, có lẽ
trong thời gian tới, những khó khăn mà kinh tế Việt Nam sẽ vấp phải cũng không
phải là nhỏ. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Tiến sỹ Alan Phan: Đương
nhiên khi mà đã có những trục trặc xảy ra từ cái vấn đề chính trị. Trung Quốc
dĩ nhiên họ là một nước lớn, họ muốn trở thành một cường quốc và họ muốn có một
nguồn tài nguyên chắc chắn, ổn định, muốn một láng giềng có thể nói là lệ thuộc
hoàn toàn với họ thành ra họ có vẻ cứng rắn trong vấn đề biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam có
nhu cầu chính trị về địa phương, về dân tộc thì tức là các lãnh đạo Việt Nam
cũng không muốn tỏ ra là quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng mà tất cả những
chuyện này tôi nghĩ nó cũng giống như là ‘a storm in a teacup’, tức là quậy lên
vậy thôi, chứ còn đâu cũng vào đấy. Tôi nghĩ về lâu về dài nó không thay đổi gì
lắm. Còn hiện tại, trong một thời gian ngắn, nó có thể gây ra bất cập cho nền
kinh tế Việt Nam.
Người Việt chống Trung Quốc khắp nơi
Hòa
Ái, phóng viên RFA
2014-06-26
2014-06-26
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Người Việt biểu tình
trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC hồi đầu tháng 6 năm 2014.
RFA
Sau cuộc gặp gỡ chính
thức giữa đại diện lãnh đạo VN và Trung Quốc để giải quyết vụ việc giàn khoan
Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
VN hôm 18/6, người Việt trong và ngoài nước bày tỏ sự thất vọng với Chính phủ Hà
Nội cũng như đẩy mạnh các hành động tự phát để thể hiện tinh thần chống lại sự
bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông.
Thắng lợi ngoại giao?
Hai ngày sau cuộc gặp gỡ
giữa đại diện cấp cao của VN và ông Dương Khiết Trì-Ủy viên Quốc Vụ viện Trung
Quốc tại Hà Nội, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn
với Thông tấn xã VN rằng Trung Quốc đã đơn phương vi phạm thỏa thuận cấp cao
giữa 2 nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển cũng như
vi phạm luật pháp quốc tế; nói thêm rằng Đảng, Nhà nước và nhân dân VN kiên
quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm.
Tuy nhiên, trong cùng
ngày 20/6, truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi của ông Dương Khiết Trì đến
VN là một thắng lợi ngoại giao lẫn thắng lợi tinh thần. Tờ The Diplomat trích
dẫn tờ Hoàn Cầu của Hoa Lục viết về cuộc gặp gỡ hôm 18/6 với câu chữ “Trung
Quốc thúc giục ‘đứa con hoang đàng hãy trở về nhà’”.
Thông điệp truyền thông
Trung Quốc gửi đi là VN nên đáp ứng một cách đúng đắn với những đề nghị của
Trung Quốc bằng cách chấm dứt quấy rối và phản kháng với giàn khoan HD 981.
Khi Trung Quốc xâm lược
cảm nhận được đúng tinh thần bất khuất của người Việt thì nó sẽ nản chí thôi,
tức là đến hơi thở cuối cùng thì người Việt vẫn cứ chống.
-Anh Tuyến
-Anh Tuyến
Trong khi không một đại
diện nào của Chính phủ VN lên tiếng về giọng điệu của truyền thông Trung Quốc
về cuộc hội đàm chính thức giữa đại diện 2 quốc gia thì người Việt trong và
ngoài nước bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động “vừa ăn cướp vừa la làng’ của người
hàng xóm xấu bụng nhưng là đồng chí “4 tốt-16 chữ vàng” của Đảng CSVN.
Kể từ khi Trung Quốc hạ
đặt giàn khoan HD 981 hôm mùng 2/5 cho đến nay, người Việt trong và ngoài nước đã
và đang lên tiếng mạnh mẽ để chống trả hành động ngang tàng của Trung Quốc ở biển
Đông. Cộng đồng người Việt hải ngoại biểu tình khắp nơi ở các nước họ định cư.
Nhiều người dân trong nước dù không được biểu tình ôn hòa sau cuộc bạo động ở
Bình Dương và Hà Tĩnh, họ thể hiện tinh thần chống đối Bắc Kinh bằng cách ký
tên vào các tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược lãnh thổ VN và yêu cầu Nhà nước
VN kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Có người đã chọn cách biến mình thành
ngọn đuốc như bà Lê Thị Tuyết Mai đã tự thiêu tại Sài Gòn hôm 23/5 và ông Hoàng
Thu vừa tự thiêu hôm 20/6 tại Bang Florida, Hoa Kỳ.
Vào ngày 22/6, anh Đinh
Quang Tuyến một mình cầm biểu ngữ “Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội
dân tộc” tại khu vực Nhà thờ Đức Bà. Anh Tuyến hô to “Đả đảo Trung Quốc Xâm
lược” thì bị công an đến xiết cổ và bị đưa lên xe chở về tạm giữ ở phường Bến
Nghé.
Trao đổi với Hòa Ái, anh Tuyến cho biết động cơ khiến anh đơn độc biểu
tình ôn hòa chống Trung Quốc:
Hàng ngàn công nhân ở
Đồng Nai xuống đường phản đối Trung Quốc hôm 13/5/2014.
“Đó là xuất phát từ lòng
yêu nước, từ sự thất vọng đối với Chính phủ. Bây giờ nhân dân làm và mình sẽ
làm, 1 người cũng làm”.
Hành động đơn phương thể
hiện tinh thần yêu nước của mình khiến anh Tuyến bị câu lưu hơn 5 giờ đồng hồ.
Dù được công an giải thích hành động biểu tình ôn hòa của mình là gây rối trật
tự nhưng anh Tuyến quả quyết sẽ có rất nhiều người trong số 90 triệu dân ở
trong nước VN hành động giống như anh. Anh Tuyến lập luận tinh thần yêu nước
của người Việt như anh hùng Nguyễn Trung Trực đã tuyên bố “Bao giờ người Tây
nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" thì chỉ khi nào Trung
Quốc nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người VN chống Trung Quốc.
Anh Tuyến nói:
“Trong cái rổ trứng ấp
thì có 1 con nở ra, thấy có 1 con thôi nhưng phải hiểu rằng là có rất nhiều con
sắp nở. Dĩ nhiên gà mẹ có ấp thì trứng sẽ nở thôi. Cái trứng này nở trước, cái
trứng kia nở sau, rồi tất cả các con gà con đều sẽ nở và sẽ lên tiếng gáy. Khi
Trung Quốc xâm lược cảm nhận được đúng tinh thần bất khuất của người Việt thì
nó sẽ nản chí thôi, tức là đến hơi thở cuối cùng thì người Việt vẫn cứ chống”.
Gây tiếng vang cho thế giới
Có phải những hành động
tự phát thể hiện tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm phương Bắc trong suốt
chiều dài lịch sử 4.000 năm qua như của bà Lê Thị Tuyết Mai, của ông Hoàng Thu
hay của anh Tuyến là đơn độc hay thực sự lan tỏa đến tâm hồn của mỗi người con
đất Việt? Từ Úc, cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một trong những người phát động
chiến dịch "Selfie for Vietnam" qua hình thức chụp hình mỗi gương mặt
với biển hiệu “ChinagetoutofVietnam”, cho biết tất cả các bức hình khắp năm
châu gửi về được đăng tải qua trang mạng xã hội như Facebook, Youtube để gây
một tiếng vang cho thế giới về tinh thần đoàn kết chống Trung Quốc của người
VN.
Cô Thanh Nhàn chia sẻ:
Hành động chụp hình này
chỉ là một trong những phương thức thúc đẩy sự đoàn kết của mọi người và gây
nên tiếng vang tất cả người VN đều đoàn kết trong việc chống Trung Quốc.
-Cô Thanh Nhàn
-Cô Thanh Nhàn
“Tôi nghĩ những hình ảnh
này chắc chắn không thể nào đem giàn khoan ra khỏi bờ biển của VN được nhưng quan
trọng một trong những mục đích chính là thúc đẩy sự đoàn kết của những người
trẻ ở khắp năm châu, ai cũng có thể tham gia được hết. Đó là tinh thần đoàn kết
mà những người Cộng Sản VN và Trung Quốc, họ đều sợ sự đoàn kết của tất cả
người Việt ở năm châu.
Hành động chụp hình này chỉ là một trong những phương
thức thúc đẩy sự đoàn kết của mọi người và gây nên tiếng vang tất cả người VN
đều đoàn kết trong việc chống Trung Quốc qua xâm lược VN”.
Ở trong nước, lên tiếng
với báo giới, Anh hùng quân đội Nhân dân VN, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng
lâu lắm mới thấy được lòng dân thể hiện tình yêu đối với biển đảo quê hương như
thế.
Thiếu tướng họ Lê khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì con đường đấu
tranh hòa bình, không bao giờ chủ động tấn công Trung Quốc trước. Tuy nhiên,
ông này nhấn mạnh bản thân ông cùng với 4 triệu cựu chiến binh sẵn sàng chiến
đấu để bảo vệ đất nước một khi Trung Quốc gây hấn bằng võ lực.
Kiến trúc sư
Trần Thanh Vân ở Hà Nội kể lại ghi nhận này với đài RFA sau khi tham dự cuộc
hội đàm về tình hình biển Đông do Trung tâm Minh Triết Việt tổ chức, có sự tham
dự của Thiếu tướng Lê Mã Lương:
“Thiếu tướng- Anh hùng
quân đội Lê Mã Lương đến và có nói rằng hiện nay có 4 triệu cựu chiến binh sẵn
sàng xông ra mặt trận bất cứ lúc nào, và quân đội sẽ theo họ chứ không theo ông
Phùng Quang Thanh. Dân mạnh lắm”.
Qua những hành động thực
tiễn của mỗi cá nhân hay một tập thể ở trong và ngoài nước cho thấy người Việt
sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Và câu hỏi đặt ra liệu Chính phủ VN có đứng
cùng chiến tuyến với người Việt hay chăng?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment