Saturday, September 7, 2013

Cần sửa Nghị định 72 trước khi quá muộn


 

Một Đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam?


http://www.youtube.com/watch?v=7IjHA-KloAg


 

Bàn tay của Mỹ trong sự thay đổi tại Việt Nam?




Cần sửa Nghị định 72 trước khi quá muộn


Cập nhật: 15:43 GMT - chủ nhật, 1 tháng 9, 2013


Media Player



Bà Phạm Chi Lan

Bà Phạm Chi Lan kêu gọi Chính phủ sớm nhìn nhận và sửa sai với Nghị định 72, tránh tác động không tốt cho xã hội

BấmNghị định 72 có hiệu lực từ ngày 01/9/2013 của Chính phủ Việt Nam hàm chứa nhiều điểm bất hợp lý và có thể tạo kẽ hở và điều kiện cho lạm dụng quyền lực, hạn chế các quyền tự do thông tin của người dân, theo bà Phạm Chi Lan, cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, cựu Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kêu gọi nhà nước, các cơ quan lập pháp, tư pháp và lập pháp sớm xem xét lại bản nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành từ ngày 15/7.

Bà Phạm Chi Lan nói:

"Nghị định 72 gây ra nhiều bức xúc trong xã hội nhất là trong cộng đồng mạng ở chỗ đưa ra những quy định ví dụ như cấm các mạng đưa ra những thông tin có tính chất tổng hợp chung và chỉ được đưa đúng mục tiêu của mạng đó..."

Cựu cố vấn Thủ tướng Chính phủ cho rằng nghị định đã tạo ra một sự cấm đoán không cần thiết.

Bà nói: "Nếu với cách thức ngăn cấm như vậy, tôi cho là không phù hợp với yêu cầu thông tin của bạn đọc ngày nay, của người đọc ở khắp các nơi, nhất là với hoạt động của các trang mạng. Nó là một sự cấm đoán không cần thiết và không đúng.

"Nó không đúng với quyền thông tin của các trang mạng, cũng như quyền được thông tin của người dân, những người hay đọc trên mạng."

Cựu quan chức lãnh đạo VCCI đưa ra lời kêu gọi:

"Đối với Nghị định 72, tôi chỉ mong và hy vọng Chính phủ có thể nhìn nhận vấn đề sớm hơn và sửa nó để cho đừng gây ra những tác động không tốt với xã hội."

Các bài liên quan



27.08.13


21.08.13


12.08.13


08.08.13



VIẸT NAM - 

Bài đăng : Thứ năm 22 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 22 Tháng Tám 2013




Cư dân mng Vit Nam ra Tuyên b lên án Ngh đnh 72 đàn áp t do ngôn lun


Môt quán cà phê internet tại Hà Nội

Môt quán cà phê internet tại Hà Nội

REUTERS

Trng Thành


Hôm qua, 21/08/2013, nhng người s dng internet Vit Nam ra mt bn Tuyên b chung phn đi Ngh đnh s 72 ca Chính ph Vit Nam v « Qun lý, cung cp, s dng dch v Internet và thông tin trên mng », ban hành ngày 15/07/2013, d kiến có hiu lc t ngày 01/09/2013. Bn Tuyên b lên án Ngh đnh 72 « có nhng ni dung trái hoc tim n vic thi hành tùy tin trái vi Hiến pháp, Pháp lut Vit Nam, Công ước quc tế v các quyn Dân s và Chính tr và Tuyên ngôn Nhân quyn Liên Hip Quc ».


Bn Tuyên b ca cư dân mng Vit Nam lên án ngh đnh 72 có tên gi đy đ là « Tuyên b ngh đnh s 72/2013/NĐ-CP vi phm hiến pháp, pháp lut Vit Nam và các công ước Quc tế mà Vit Nam tham gia ». Hin ti, đã có 108 người ký tên vào bn Tuyên b, s đón nhn ch ký đến 19 gi ngày 28/08/2013.

Đu tháng 8/2013, ngay sau khi được công b chính thc, Ngh đnh 72 v kim soát Internet ca chính ph Vit Nam đã b rt nhiu ch trích trong nước. Nhiu t chc nhân quyn quc tế lên án đây là mt ngh đnh tiêu dit t do ngôn lun. Hoa Kỳ cũng bày t s quan ngi đi vi ch trương hn chế internet ti Vit Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại Hà Nội
 
22/08/2013
 
More
 
 

T Hà Ni, tr li phng vn RFI, Tiến sĩ Nguyn Quang A – mt trong nhng người ký tên vào bn Tuyên b này – cho biết mt s suy nghĩ ca ông v Ngh đnh này :

« Thc s là, cái ngh đnh này cn tr không ch internet ca Vit Nam, mà cn tr s phát trin chung ca xã hi, cũng như kinh tế. (…)

V cơ bn, ngh đnh này rt mp m. Chúng ta thy là vài ba ông th trưởng ca B Thông tin – Truyn thông đã lên tiếng gii thích nó như thế này, ch không phi như thế kia. Trong mt văn bn quy phm pháp lut mà đến nhng người son tho, người thì nói như thế này, người thì nói như thế kia, thì s to ra mt cái cơ hi cho ch yếu là bên an ninh h có th din gii mt cách rt tùy tin đ đàn áp nhng người được cho là ‘‘vi phm’’.

Có l ch yếu nht là có mt điu quy đnh rng các trang thông tin cá nhân thì không th tr thành mt ‘‘trang thông tin tng hp’’. Thì người ta có th da vào nhng quy đnh như thế đ trn áp nhng người nào mà h thích.

Đây là mt cái ngh đnh thc s đã được chun b t lâu ri. Khong 2 năm trước, người ta đã t chc rt là nhiu hi tho ly ý kiến và đã đưa d tho ngh đnh này lên trên mng đ ly ý kiến ca người dân trong vòng 60 ngày. Sau khi đã hết các th tc theo lut đnh, thì d tho này đã được đt lên bàn th tướng hơn mt năm ri. Ni dung mà th tướng đã ký ngày 15/07, thì cũng nguyên như d tho đã được tho lun. S dĩ mà bây gi, mà dư lun mi thc s quan tâm, là bi vì trong thi gian va qua, thì Nhà nước đã có nhng bin pháp rt là mnh m trong vic ngăn chn các blogger. Trong mt thi gian rt ngn, rt nhiu blogger đã b b tù. Và đy gn như là mt git nước tràn ly đ dy lên mt phong trào phn đi ngh đnh này.

Tôi nghĩ rng s lưỡng l ca chính ph đ ngâm cái ngh đnh đó hơn mt năm tri, ri mi ký (cho thy) h không th nêu mt cách rt mch lc, rõ ràng là ý h mun cái gì.

đây tôi cũng phi nói mt điu na là Ngh đnh 72 này nó dài hơn ngh đnh trước đó, ch yếu là nhng phn liên quan đến games lines và nhng th khác, ch không phi nhng đim mu cht mà bn Tuyên b này nêu lên. Mà nếu xem li cái quy đnh cũ, thì v cơ bn cũng gn gn như thế. Hay nói cách khác, trước nó đã tù mù và cái quy đnh mun siết cht như thế cũng đã không th siết được. Và vi cái này người ta li mun siết cht thêm na, thì tôi nghĩ rng, h cũng không th đt được cái mc đích ca h, tr mt mc đích là to cái c đế trng tr người nào mà h thích ».

TAGS: INTERNET - VIỆT NAM

__._,_.___

 

Blogger VN thách thức chế độ độc đảng


Cập nhật: 10:25 GMT - thứ tư, 21 tháng 8, 2013



Sau những năm xung đột và khó khăn, Việt Nam dần nổi lên ở châu Á như nền kinh tế công nghiệp hóa mới nhất. Nhưng những thay đổi xã hội và kinh tế hiện tại lại thách thức sự cai trị của nhà nước độc đảng, trong đó có sự phát triển sôi động của không gian blog. Chuyên gia về Việt Nam Jonathan London phân tích phản ứng của nhà nước với các blogger trong trường đấu chính trị đang thay đổi ở Việt Nam.

Hai thập niên trước, cứ 10,000 người Việt Nam mới có chưa đầy một cái điện thoại, một tỉ lệ thuộc hàng thấp nhất thế giới. Ngày nay, ở đất nước 90 triệu dân, cứ mỗi 100 công dân thì lại đếm được tới 135 chiếc điện thoại.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Tỷ lệ tiếp cận Internet cũng đã cất cánh. Cứ ba người thì có hơn một người nối mạng so với tỉ lệ một trên 33 của một thập niên trước. Lịch sử rõ ràng đã tăng tốc ở Việt Nam, mang đến cả cơ hội và những rủi ro.

Tác động của internet đối với văn hóa chính trị của Việt Nam trở nên đột ngột và quan trọng. Cho tới gần đây, việc tiếp cận thông tin, tin tức, quan điểm không bị kiểm duyệt về Việt Nam vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi quan chức có quyền.

Tình hình đã thay đổi sâu sắc. Có lẽ nổi bật nhất là việc viết blog về chính trị nay trở nên phổ biến ở Việt Nam, bất chấp những nỗ lực của nhà nước muốn nhổ rễ nó.

Hình thức viết blog chính trị ở Việt Nam cũng đa dạng.

Một số blogger có nguyện vọng thành nhà báo độc lập. Người khác lại tập trung vào các vụ scandal và đồn đoán, nhất là nếu chúng liên quan tới các đầu lĩnh chính trị của đất nước.

Những người khác quảng bá cho đối mới chính trị và cảnh ngộ của các tù nhân lương tâm đang dần tiều tụy trong nhà tù Việt Nam. Những người này được vô số blogger trên các trang mạng xã hội khác như Facebook tán thưởng và tham gia.

Khi họ bị bịt miệng, qua việc bắt bớ hay cách nào khác, lại có các blogger khác nhanh chóng thay thế và dồn dập cơn bão chỉ trích trên internet phản đối chiến thuật đàn áp của nhà nước.

Khát khao thay đổi


Lên tiếng về chính trị ở Việt Nam kèm theo nhiều rủi ro.

Trong năm qua, một số blogger đã chịu án tù dài theo luật hà khắc nhằm làm im tiếng các nhà bất đồng chính kiến và gieo sợ hãi trong dân chúng.

Điều kiện tù đày ở Việt Nam có thể khắc nghiệt. Trong tù, hành hạ thể xác và tinh thần – và cả chết sớm – là chuyện thường tình. Bên ngoài, phân biệt đối xử với người thân của họ cũng đã thành lệ.

Mời quý vị đến với Việt Nam của đầu thế kỷ 21, quốc gia chín mọng tiềm năng nhưng đang rạn nứt vì gánh nặng của một hệ thống chính trị không hiệu quả.

Một đất nước khao khát hiện đại nhưng chính nhà nước của nó lại thẳng tay trừng trị những kêu gọi thay đổi căn bản.

Các blogger của Việt Nam chỉ là một phần quan trọng của một chiến dịch chưa từng có, tuy vẫn chỉ tổ chức lỏng lẻo. Nó nhắm tới việc cổ động, thậm chí thuyết phục chính quyền độc đảng của Việt Nam thực hiện đổi mới chính trị một cách căn bản.

Bị miệt thị là “kẻ thù” và “thế lực thù địch” bởi những yếu tố bảo thủ trong chế độ, thường xuyên bị đe dọa, họ kiên quyết muốn thấy đất nước mình phát triển những thể chế xã hội càng đa nguyên, minh bạch và dân chủ.

Không còn giấu giếm



Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Obama ở Nhà Trắng hồi tháng Bảy

Trong quá khứ, blogger của Việt Nam giấu mình dưới những cái tên giả trên mạng để tránh bị bắt và để bước một bước trước chính quyền.

Nhưng ngày càng có nhiều người Việt Nam lên mạng công khai để được lắng nghe. Họ vẫn tiến hành cẩn trọng nhưng với sự tự tin và quyết tâm.

Thực vậy, trong một thời gian ngắn, bất đồng chính kiến một cách công khai đã trở thành một đặc tính chắc chắn của xã hội Việt Nam. Văn hóa chính trị của đất nước này đã thay đổi trên những khía cạnh cơ bản.

Và công khai kêu gọi đổi mới cũng không chỉ dừng ở giới trẻ thạo công nghệ.

Đầu năm nay, 72 viên chức và nhà phân tích, còn làm việc và đã về hưu, công khai kêu gọi kết thúc chế độ độc đảng ở Việt Nam. Kiến nghị 72 là bước bạo dạn và tới nay đã có được 14.000 chữ ký, rất nhiều người trong số đó vẫn nằm trong bộ máy của đảng – nhà nước.

Mặc dù bị nhà nước bác bỏ, bản kiến nghị vẫn tự do lưu truyền trên mạng. Cuộc bàn luận công khai trên mạng đã là một bước ngoặt không tranh cãi được trong sự phát triển chính trị của đất nước.

Thế nhưng, những sự kiện trên không thể xảy ra nếu đã không có các thay đổi quan trọng trong chế độ.

Thực vậy, chính trị bên trong Đảng Cộng sản thường rất ảm đạm, thậm chí chán nản, nhưng đã trở thành thú vị, Nó thể hiện một mức độ bất trắc chưa từng thấy kể từ những năm 1940.

Chính trị bè phái mà đã kiềm giữ được trong quá khứ nay đã nhường chỗ cho một cuộc đấu tranh công khai, phản ánh cuộc khủng hoảng lãnh đạo.

Kinh tế trì trệ


Bản thân cuộc khủng hoảng này là sản phẩm của nhận thức rằng các nhóm lợi ích và sự kém cỏi trong đảng làm xói mòn tương lai của đất nước. Để hiểu được cuộc khủng hoảng này, người ta chỉ cần nhìn vào kinh tế.

Trong nhiều thập niên, Việt Nam là quốc gia nghèo nhất châu Á. Chiến tranh và cấm vận của Mỹ và Trung Quốc khiến đất nước này nhìn chung bị cô lập khỏi thương mại thế giới.

"Rõ ràng là có nhiều người sáng láng, có trình độ và quyết tâm trong và ngoài đảng và nhà nước đang đấu tranh vì lợi ích của một trật tự xã hội mới công khai và minh bạch hơn."

Thế nhưng đổi mới thị trường cuối thập niên 1980 và đầu những năm 1990 làm bùng nổ tăng trưởng kinh tế. Lao động ở Việt Nam vẫn tương đối rẻ, cộng với việc gần với Trung Quốc và các thị trường Đông Á khác, và mối quan hệ ngày càng phát triển với châu Âu và châu Mỹ khiến đất nước này trở thành nam châm thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã cải thiện mức sống một cách đáng kể, dù không đồng đều.

Tuy nhiên trong 5 năm qua, quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam đã dần chậm lại do quản lý kinh tế sai lầm. Sai lầm quản lý là do các nhóm lợi ích mà sản phẩm chính của nó là trác táng và lãng phí.

Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn phát triển và sẽ tiếp tục phát triển ở tỉ lệ vừa phải, năng suất của nó khá yếu ớt. Những đổi mới được đề xướng từ thập niên 90 đã mất đi đà tiến.

Nhà nước thất bại trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản một cách đầy đủ, chẳng hạn như bế tắc trong cơ sở hạ tầng, nhu cầu về lực lượng lao động có kỹ năng và minh bạch trong quản lý và điều tiết kinh tế.

Trong khi đó, quyền lực của nhà nước quá thường xuyên được những người đứng đầu sử dụng cho chính họ và đồng minh của họ. Đất nước trở nên bức bối.

Kiềm chế blog


Cho tới gần đây, câu trả lời thường lệ của chính quyền đối với các kêu gọi đổi mới là trấn áp. Điều này đã làm vấy tên tuổi của Việt Nam và làm yếu đi những nỗ lực tăng cường quan hệ với những quốc gia như Hoa Kỳ.

Không có dấu hiệu cho thấy các vụ đàn áp đang giảm đi. Nhưng nỗ lực công khai thuyết phục đổi mới cũng không giảm.

Nhưng liệu tình hình có đang đến lúc dầu sôi lửa bỏng?

Trong những tháng gần đây, chính quyền đã sử dụng Điều 258 bộ luật Hình sự Việt Nam, quy định nhiều năm giam giữ đối với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và xâm phạm “lợi ích nhà nước”.

Tháng trước, cảm thấy có cơ hội chính trị từ cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, 103 blogger đã viết kiến nghị phản đối điều 258.

Chỉ vài ngày sau cuộc gặp, chính quyền Việt Nam ra Nghị định 72, sẽ có hiệu lực vào ngày 01/09.

Nghị định này có vẻ giới hạn chặt chẽ việc viết blog chính trị bằng cách cấm người dùng internet không được nhắc tới các “thông tin tổng hợp,” trích lại “thông tin từ các hãng thông tấn nhà nước hoặc các trang web,” hay “cung cấp thông tin chống Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc".

Nhưng mục tiêu chính xác mà nghị định nhắm tới và khả năng thi hành của nó vẫn không rõ ràng.

Tình hình khó đoán



Nhu cầu đọc tin qua internet ngày càng tăng

Chỉ vài tuần trước, một nhà hoạt động dũng cảm người Việt Nam kể lại cách cô trốn khỏi nhà từ 4:30 sáng để tránh bị công an giữ, để tham gia chiến dịch ủng hộ quyền chính trị.

Trong khi đó, hôm 13/08/2013, một nhóm nhỏ thanh niên Hà Nội, những người khá năng nổ về chính trị trên mạng, bị đàn áp bạo lực, điện thoại và máy tính xách tay của họ cũng bị tịch thu.

Cũng trong tuần đó, một nhân vật khá nổi trội của đảng Cộng sản thúc giục đồng đội trước kia của mình ra khỏi Đảng để cùng tham gia đảng Dân chủ - Xã hội mới chưa được thành lập.

Cuối tuần đó, trong một quyết định bất ngờ và kịch tính, nhà nước trên thực tế đã bỏ án tù nhiều năm đối với hai nhà hoạt động trẻ. Một người 21 tuổi, Phương Uyên, thậm chí còn được thả cho rời tòa, sau khi đã phê phán tòa án.

Những diễn biến như thế không bình thường ở Việt Nam. Nó cho thấy bộ máy nhà nước đang chịu áp lực khổng lồ và một khung cảnh chính trị mới thú vị và khó đoán trước đang đến.

Những thay đổi này nhắc tôi nhớ tới chính trị chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam gần một thế kỷ trước. Khi đó, những người Việt Nam yêu nước có địa vị khác nhau cùng họp lại để đấu tranh nhiều thập niên cho quyền tự quyết, nhiều tự do hơn và một nền kinh tế công bằng hơn.

Ngày nay, người Việt ở các tầng lớp khác nhau đang cùng đứng dậy cho rất nhiều lý tưởng tương tự. Nhưng họ phải giáp mặt với tầng lớp trên mà tính chính danh đã bị xói mòn vì đấu đá chính trị nội bộ, quản lý kinh tế sai lầm và các nhóm lợi ích.

Chính trị Việt Nam giờ dễ thay đổi. Liệu có xảy ra những thay đổi căn bản hay không thì chưa chắc chắn. Tuy nhiên, rõ ràng là có nhiều người sáng láng, có trình độ và quyết tâm trong và ngoài đảng và nhà nước đang đấu tranh vì lợi ích của một trật tự xã hội mới công khai và minh bạch hơn.

Ở khắp các tầng lớp trong xã hội Việt Nam đang có khát khao thay đổi. Khát khao ấy không bắt nguồn từ các lực lượng thù địch mà từ những người Việt Nam khác nhau yêu đất nước của họ và muốn có tương lai tốt đẹp hơn càng sớm càng tốt.

Tác giả là giáo sư kinh tế chính trị so sánh, đang dạy ở Đại học Thành phố Hong Kong. BấmBản tiếng Anh của bài viết này đã đăng trên BBC News Online, trong một phần của Mùa Việt Nam trên truyền hình và trang web BBC tháng 8. Xem bài gần đây của ông trên BBC Tiếng Việt về 'Bấmcờ vàng'.

__._,_.___


05.08.13

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link