Friday, May 17, 2013

Ân xá Quốc tế nhận định về nhân quyền Việt Nam


 

 

Ân xá Quốc tế nhận định về nhân quyền Việt Nam

Chân Như, phóng viên RFA
2013-05-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
cn-305.jpg
Phóng viên Chân Như (phải) và Ông Rupert Abbott, chuyên viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại trụ sở Đài Á Châu Tự Do ở Washington DC hôm 10-05-2013.
RFA PHOTO
 
Nhân dịp ông Rupert Abbott, chuyên viên điều tra khu vực Lào, Campuchia và Việt Nam thuộc chương trình Châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Amnesty International đến Hoa Thịnh Đốn, Đài Á châu Tự do hân hạnh  có cuộc nói chuyện ngắn với ông về việc Amnesty International có một lá thư ngỏ đến Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang.

Đàn áp nhân quyền

Chân Như: Vâng xin gời lời chào đến ông. Thưa ông đây có phải là lần đầu tiên mà Tổ chức Ân xá Quốc tế có một lá thư gởi đến cho quan chức Việt Nam như là Bộ trưởng bộ Công an lần này, thưa ông?
Rupert Abbott: Rất cảm ơn quý vị đã đón tiếp tôi hôm nay. Chúng tôi đã liên hệ với chính phủ Việt Nam trước kia và gần đây thì tôi và các đồng nghiệp đã đến Việt Nam để có đối thoại với chính quyền. Đây là lá thư đầu tiên chúng tôi gửi cho chính quyền Việt Nam liên quan đến sự kiện hồi cuối tuần trước, khi những người trẻ tuổi tổ chức các buổi dã ngoại nhân quyền ở Việt Nam. Những cuộc dã ngoại bị phá vỡ, họ bị đánh đập, bị bắt giữ. Vì thế chúng tôi gửi thư tới chính phủ Việt Nam để bày tỏ sự quan ngại, kêu gọi họ thực hiện một cuộc điều tra về những bạo lực này và yêu cầu họ tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Chân Như: Dạ vâng thưa ông, Tổ chức Ân xá Quốc tế mong đợi điều gì sau khi lá thư này được gởi ra?
Việt Nam đã trở thành một quốc gia đáng chú ý trong khu vực, vì vậy đây là lúc họ phải thay đổi và tôn trọng quyền con người.
-Rupert Abbott
Rupert Abbott: Chúng tôi hy vọng như đã đề cập trong thư là họ (chính phủ) sẽ thực hiện điều tra về những gì xảy ra hồi cuối tuần trước khi những người (tham gia dã ngoại nhân quyền) bị bắt bớ, sách nhiễu, chỉ bởi vì họ bàn thảo về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng sẽ có một cuộc điều tra, chúng tôi cũng hy vọng là chính phủ sẽ công khai cho thấy họ bảo vệ nhân quyền và tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến ở  Việt Nam. Vì trong vài năm qua chúng tôi đã thấy những đàn áp lên quyền tự do bày tỏ ý kiến. Tuần trước là một ví dụ khi những người trẻ tuổi tổ chức dã ngoại trong hòa bình nhưng họ đã phải đối mặt với bạo lực và bị bắt bớ chỉ vì làm như vậy.
Chân Như: Xin ông có thể đánh giá chung về tình hình nhân quyền của Việt Nam hiện nay?
Rupert Abbott: Chú ý của chúng tôi là vào quyền tự do bày tỏ ý kiến, quyền của mọi người được tự do nói điều mình suy nghĩ. Đánh giá tình hình của chúng tôi là các quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do báo chí đã xuống dốc. Đã có những đàn áp đối với quyền tự do bày tỏ ý kiến. Chúng tôi đã thấy các bloggers, các nhà hoạt động bao gồm các nhà hoạt động về quyền của người lao động, về đất đai và những người theo đạo bị bắt bỏ tù vì họ đã cất tiếng nói một cách ôn hòa. Chúng tôi kêu gọi chấm dứt những vụ đàn áp này và trả tự do cho những người đang bị cầm tù mà chúng tôi gọi là những tù nhân lương tâm. Và Việt Nam sẽ thực sự sang trang khi họ chấm dứt các vi phạm quyền con người và tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến.

Kêu gọi tôn trọng quyền con người

Chân Như: Vâng một số tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã đồng ý tình trạng nhân quyền Việt Nam ngày càng xuống dốc. Theo ông thì Việt Nam cần làm gì hơn nữa để đạt được những chuẩn mực về nhân quyền quốc tế?
sg4-250.jpg
Cảnh bắt bớ, đàn áp tại buổi dã ngoại vì nhân quyền hôm 05/5/2013 ở Sài Gòn. Courtesy HuynhNgocChenhBlog.
Rupert Abbott: Bước đầu tiên là họ công khai tuyên bố những cam kết của họ với nhân quyền, hãy để xem họ có làm điều đó sắp tới không. Nhưng còn nhiều điều khác họ có thể làm để tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến. Họ có thể bắt đầu bằng cách không để cho an ninh sử dụng vũ lực đối với những người bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa như sự việc xảy ra hồi cuối tuần trước. Họ có thể thực hiện những thay đổi trong luật hình sự trong đó có các điều hình sự hóa quyền tự do bày tỏ ý kiến. Họ có thể cải tổ hệ thống tư pháp để nó có thể hoạt động độc lập và bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân thay vì biến nó thành tội hình sự. Có rất nhiều điều họ có thể làm. Trên thực tế tổ chức ân xá quốc tế sẵn sàng cung cấp các trợ giúp về mặt kỹ thuật và nhiều chính phủ khác đã được giúp đỡ như vậy trong quá khứ. Có rất nhiều việc có thể làm để cải thiện tình hình và hãy bắt đầu bằng việc công khai cam kết thực hiện những điều này.
Chân Như: Một câu hỏi cuối cùng, thưa ông, tổ chức Amnesty International sẽ làm gì hơn nữa để giúp cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam được tốt đẹp hơn?
Rupert Abbott: Có một số điều mà chúng tôi có thể làm. Một trong những điều đó là nâng cao hiểu biết của mọi người về những gì đang xảy ra qua truyền thông ví dụ như cuộc phỏng vấn này. Ngoài ra cũng thông qua các thành viên của chúng tôi. Chúng tôi có khoảng 3 triệu người ủng hộ trên toàn thế giới. Qua họ chúng tôi có thể thông báo những gì đang xảy ra. Chúng tôi cũng có thể liên hệ với chính phủ Việt Nam. Chúng tôi cũng có thể liên hệ với chính phủ của mình để họ gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để thay đổi. Với công việc của mình trong việc nâng cao nhận thức chúng tôi cho thấy sự đoàn kết với những người đang kêu gọi tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam một cách ôn hòa. Chúng tôi mong muốn cho họ những khuyến khích. Có nhiều điều có thể làm nhưng điều chính là cho thế giới thấy cái gì đang xảy ra ở Việt Nam. Với những đổi mới trên nhiều lĩnh vực ở Đông Nam Á, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đáng chú ý trong khu vực, vì vậy đây là lúc họ phải thay đổi và tôn trọng quyền con người.
Chân Như: Dạ vâng, xin cảm ơn ông rất nhiều đã dành thời gian đặc biệt cho Đài Á châu Tự do của chúng tôi.

Tin, bài liên quan



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link