Monday, June 4, 2012

Đặt chiến lược yểm trợ tinh thần Lý Tống

[Attachment(s) from henrik nguyen included below]

Các bạn thân mến,

Mới đây tôi nhận được bài viết của ông Uyên Thao, bài viết này nhằm đặt chiến lược để cứu Lý Tống ra ngoài vòng lao ngục. Uyên Thao là bạn rất thân của tôi. Anh Uyên Thao vốn không phải là nhà văn Uyên Thao, trái lại Uyên Thao tôi được quen lại là người từng dậy đại học trước 1975 tại Sài Gòn. Uyên Thao có thể là người đầu tiên ở Việt Nam phát huy truyền thống quân sự cổ xưa của Việt Nam, anh đã giảng dậy Chiến Lược tại đại học dân sự tại Sài Gòn. Việc giảng dậy về Chiến Lược tại cấp đại học đúng ra phải tiến hành từ lâu. Nhưng giới quân sự và chính trị tại Sài Gòn trước 1975 đã hờ hững và bỏ quyên, làm cưộc chiến chống cộng không có chiến lượcn và chỉ đạo chiến tranh đúng mức.

Trái với Việt Nam, tại các trường đại học dân sự ở Mỹ họ đã dậy Chiến Lược và Đạo Chiến Tranh đã từ lâu. Nhiều khi các trường đại học quân sự gửi sinh viên của họ lấy những lớp học này. Ngay cả những tổ chức quân đội của Mỹ cũng gửi những sỹ quan của họ theo học những khóa học về chiến lược.

Nói chung, tôi rất hân hoan gửi đến các bạn bài viết của ông Uyên Thao, tôi mong mỏi anh Uyên Thao sẽ viết nhiều bài về chiến lược hơn nữa.

Thân nhiều,

Henrik Nguyen

Đặt chiến lược yểm trợ tinh thần Lý Tống

 

Người viết: Uyên Thao

 

Bất cứ một cuộc đấu tranh nào, việc tìm đặt chiến lược đúng đắn là việc làm rất cần thiết. Nếu chiến lược đúng thì công cuộc đấu tranh dễ đưa đến thành công. 

 

Sơ lược con người của Lý Tống:

 

Ngay thời Việt Nam Cộng Hòa, lúc còn trẻ trong quân đội Lý Tống đã tỏ ra là con người bất khuất, đã tỏ ra là con người muốn nói thẳng và nói ngay. Có nhiều lúc Lý Tống đưa ý kiến xây dựng trong quân đội nhiều lần đã bị lột chức và bị quân kỷ. Nhưng không vì thế Lý Tống nản lòng, suốt thời gian trong quân ngũ đến năm 1975, Lý Tống đã phục vụ trong quân đội quốc gia một cách tận tụy và hy sinh đúng mức.

Đến khi tới Mỹ, Lý Tống đi học lại lấy xong bằng Cao-học (Master) và đang thực hiện luận án Tiến-sỹ (Ph. D. Candidate). Lúc đó, chế độ cộng sản ở Việt Nam bắt đầu tàn ác với dân càng ngày càng nhiều. Lý Tống thấy lòng sôi sục, quyết chí ngưng học để cứu nước. Lý Tống đã nhiều lần về Việt Nam cướp máy bay, rải truyền đơn ở Việt Nam, lái máy bay sang Cuba rải truyền đơn hô hào dân chúng nổi lên chống chế độ cộng sản Cuba. Mỗi lần như vậy Lý Tống đều bị bắt ở tù, bị sống ở trong 1 môi trường rất khắc nghiệt mà cộng sản Việt Nam đã giành cho những người dám chống chế độ của họ. Nhưng mỗi lần Lý Tống ở tù, là mỗi lần chúng ta có ủy ban vận động để cứu vãn người anh hùng lý tưởng của chúng ta. Nhờ có vận động đúng mức nên Lý Tống đã ra khỏi tù một cách vinh quang, để sau đó Lý Tống lại có kế hoạch đấu tranh hữu hiệu hơn. Đối với cộng sản ở Việt Nam, Lý Tống là một cái gai của chế độ tại hải ngoại.

Cho nên, chế độ đảng và nhà nước ở Việt Nam đã, đang và tiếp tục bán nước. Đã giành bản án không tên và nặng nề cho Lý Tống. Bất cứ lúc nào hễ có dịp, là bộ phận tình báo VN ở hải ngoại phối hợp với tòa đại sứ và lĩnh sự của họ, hợp với giới truyền thông (Báo chí, đài truyền hình, đài truyền thanh, tiệm sách) của họ đã gài trước từ nhiều năm nay. Từ đó đến nay, chúng không ngừng nghỉ bôi lọ, bôi đen và nhục mạ Lý Tống.

 

Dù bị sống trong 1 khung cảnh rất hà khắc, dù bị mất việc và không thể tìm việc làm vì lý lịch đã ở tù; dù đang sống trong hoàn cảnh tiền bạc thiếu thốn cho chính bản thân hay hay cho gia đình. Nhưng Lý Tống vẩn chịu đựng rất can cường, rất kiên quyết; lúc nào cũng 1 lòng hy sinh cho đất nước, dù việc làm của Lý Tống đã tổn hại đến chính bản thân hay gia đình.

 

Hoàn cảnh đấu tranh phù hợp với tình trạng Lý Tống hiện nay

 

Trong công cuộc đấu tranh, mỗi lúc, mỗi hoàn cảnh; chúng ta cần có 1 cuộc đấu tranh cho phù hợp với thực tế, phù hợp với diễn trình xã hội, chính trị cùng tâm lý quần chúng nơi sở tại.

 

Hiện tại chúng ta đang ở chế độ tự do và có pháp luật. Nhưng cũng có quyền bầy tỏ những nguyện vọng của chúng ta. Những cuộc đấu tranh như hội họp, diễn thuyết, biểu tình, đêm thắp nến cầu nguyện. Những việc làm đó chúng ta cần làm nhịp nhàng và uyển chuyển. Chúng ta cần giữ ngọn lửa đấu tranh lúc nào cũng hừng sáng. Chúng ta cần xây dựng không phải là một Lý Tống, mà trong tương lai chúng ta sẽ có rất nhiều Lý Tống. 

 

Trong một chế độ tự do, tâm lý quần chúng rất ghét bạo động, nếu họ chưa được sửa soạn tâm lý từ trước. Đằng khác, một cuộc biểu tình hay thắp nến cầu nguyện, nếu quần chúng và người dân địa phương được trực tiếp tham gia thì họ càng có cảm tình với công việc đấu tranh của dân tộc đang bị áp bức mà chúng ta đang tạm dung ở đất nước họ. Cho nên việc lôi kéo, giải thích và vận động quần chúng người Mỹ là công việc chúng ta cần phải làm. Chúng ta cần đánh vào mặt tâm lý và lương tâm của chính người Mỹ; giới chính quyền, giới lập và tư pháp ở từng địa phương và ngay cả chính quyền trung ương của Mỹ

Trong 1 chế độ tự do, hệ thống truyền thông rất quan trọng. Trong đấu tranh ở Mỹ chúng ta cần đặt nặng về vấn đề truyền thông. Nếu chúng ta đơn thuần mà nói thì chỉ có 1 người nghe, nếu chúng ta dùng loa để nói thì có chục người nghe, nhưng nếu chúng ta dùng hệ thống truyền thông của Mỹ (Gồm báo chí, truyền hình và truyền thanh) thì sẽ có hàng vạn người nghe.

Đằng khác, vũ khí tuyên truyền và đấu tranh trong tương lai, sẽ dựa vào Máy tính (Laptop), Máy ảnh và Máy quay phim điện tử (Digital Camera & Video Camera). Trong đó, Internet và Phone cầm tay (Cell phone) sẽ đứng với nhau trong cuộc chiến trong tương lai. Cuộc chiến giành lại tự do và độc lập sẽ được hoàn tất không phải là vũ khí giết người, mà là sự truyền thông điện tử; ta và địch sẽ đối đầu với nhau, ai ưu việt hơn thì người đó sẽ thắng.

 

Sở dĩ tôi đặt những vấn đề trên, vì nó sẽ là những bước căn bản để chúng ta đi tới. Những điều đó cũng giúp phần vào để mang anh hùng Lý Tống ra khỏi trại giam và trở về vinh quang, để tiếp tục các cuộc đấu tranh kế tiếp sau đó.

 

Chiến lược cần áp dụng để mang Lý Tống ra khỏi tù

 

Trong chiến lược này, chúng ta sẽ có kiến nghị xin Lý Tống ngưng tuyệt thực, ngưng đấu tranh cá nhân ở trong tù, để tập thể chúng ta đấu tranh ở ngoài tù. Ở ngoài, chúng ta có thể tập hợp được nhiều lực lượng, nhiều tài nguyên, nhiều trí óc. Ở ngoài, chúng ta vận động với khối truyền thông, vận động chính trị và tâm lý đến các chính giới cùng hành pháp và tư pháp của Mỹ. Đằng khác, Lý Tống cần phải biết cuộc đấu tranh cần phải tồn tại và kéo dài tới khi kết quả thành công. Nếu Lý Tống nhịn ăn, nhịn uống, cơ thể sẽ yếu đi thì làm sao có thể đấu tranh thêm được.

 

Cuộc đấu tranh cho Lý Tống chúng ta cần thực hiện những bước sau đây:

 

1.      Lập kiến nghị gửi giới hành pháp, tư pháp và luật pháp. Đề nghị giới chức thẩm quyền trao trả tự do cho người đã và đang tranh đấu tự do cho đất nước Việt Nam. Các kiến nghị này chúng ta vận động càng nhiều người ký càng tốt. Ví dụ, ở Mỹ, kiến nghị cũng có thể được ký do những người ở nước khác gửi đến, vì chúng ta đang ở thời đại Internet, “Kiến Nghị Mạng” không giới hạn vùng hay nơi ở.

 

2.      Chúng ta đề nghị bản án của Lý Tống để tòa trên xét sử. Tâm lý của Mỹ, nếu có nhiều áp lực chính trị; việc làm đúng và có ý nghĩa, thì dù có sai phạm pháp luật vẫn được tha.

 

3.      Chúng ta lập một quỹ đặc biệt cho Lý Tống, để cá nhân Lý Tống ở trong tù không phải thiếu thốn, mà thân nhân của Lý Tống đang sống tại ngoại cũng không phải lao vào đời sống chật hẹp. Quỹ này cần có đơn vị độc lập coi sóc, và được theo dõi và bạch hóa trong từng thời kỳ. Trong quỹ nhận được sẽ lấy ra ¼ để tặng cho nhà tù đang giam giữ Lý Tống. Sở dĩ như vậy, vì hiện tại trong các trại giam ở Mỹ những phần ăn bị cắt giảm, nay có thêm tiền sẽ đóng góp vào thực phẩm trong tù mà Lý Tống đang ở trong thành phần đó. Đằng khác, nếu sự việc được tiết lộ, những bạn tù sẽ có thiện cảm và ngưỡng mộ Lý Tống hơn. Đối với nhà tù Mỹ có chính sách hẳn hòi, nhưng nếu chúng ta biết cách thì tiền góp vào vẫn có thể nhận được.

 

4.      Các cuộc biểu tình, diễu hành, thắp nến cầu nguyện, hay những đêm không ngủ; đều phải làm đều đặn, tuần tự, có lớp lang. Các cuộc biểu tình cần ôn hòa, cần vận động thật nhiều người tham dự, người tham dự càng đông thì giới truyền thông lại càng để ý. Người đại diện cho tổ chức để nói với giới truyền thông cần lưu loát, ôn hòa và tế nhị. Chúng ta cần cho giới truyền thông biết chúng ta có học thức, chúng ta đấu tranh có chính nghĩa. Chúng ta tuy là người Mỹ, có quốc tịch nhưng vẫn không quên dân tộc Việt Nam đang sống cơ cực ở bên nước nhà. Người tham dự cuộc biểu tình, đêm thắp nến cầu nguyện v.v.v….Cần phải ăn vận đơn giản, sạch sẽ, tề chỉnh, ăn nói dõng dạc. Biểu ngữ hay bảng hiệu cần mầu sắc đẹp và bắt mắt;biểu ngữ,  khẩu hiệu cần ngắn gọn, giản dị và dễ nhớ.

Trong các cuộc tập họp, giới trẻ cần hát những bài hát yêu nước, những bài hát vui; những bài hát hùng khí tiếng Việt và tiếng Mỹ (Của đất nước Mỹ), để nuôi chí phấn đấu của cá nhân và tập thể.

 

5.      Chúng ta liên tục thăm Lý Tống từng ngày, nhưng thăm có giới hạn, đừng để những người cai tù vịn vào cớ chúng ta thăm quá nhiều làm hỗn loạn nhà tù. Trong ngày, chúng ta vào trong nhà tù, vận áo thung mầu vàng nhạt, có khẩu hiệu mầu xanh nhạt đòi tha tù nhân tranh đấu trả tự do “Lý Tống”. Chúng ta sắp hàng để gửi tiền cho Lý Tống, mỗi người đều gửi; 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng cho Lý Tống. Số tiền trong ngày sẽ được ban quản trị trại giao cho Lý Tống. Sở dĩ chúng ta làm điều này vì công việc cũng giống như là đi biểu tình nhưng rất hữu hiệu; vì những người đi gửi tiền sẽ sắp hàng dài, có đồng phục giống nhau, trong hàng chúng ta giữ yên lặng, không làm ồn ào. Đây là cuộc biểu tình mà cảnh sát hay giới chức chính quyền không thể nói gì được.

 

6.      Cuộc biểu tình, những đêm thắp nến cầu nguyện; không phải chỉ xẩy ra tại nơi đang giam giữ Lý Tống, mà tại những nơi khác đang có người Việt sinh sống. Cuộc biểu tình có thể làm tại nơi tòa án, tại trước cửa trại giam, hay nơi cơ sở hành chính. Các cuộc biểu tình cần liên hợp với trung ương. Tại trung ương cần đặt “Ủy Ban Điều Động và Phối Hợp”. Ủy ban này sẽ điều hợp để các cuộc vận động được ăn khớp nhau và nhịp nhàng khi hành động.

 

7.      Biểu tình và vận động cần phải đi đôi với nhau. Trước đây chúng ta có nhiều cuộc biểu tình, nhưng không được đông lắm. Nhiều lắm chỉ hơn vài nghìn người, so với dân số tại Mỹ, chúng ta có gần 3 triệu người mà chỉ có vài nghìn người tham dự; với số nhỏ nhoi đó không đủ thu hút sự quan tâm của người dân Mỹ, chính quyền Mỹ hay giới truyển thông của Mỹ. Một cuộc biểu tình chỉ có thể thành công nếu nó thu hút hơn 10,000 người. Vì vậy trong quá khứ chúng ta đã đạt thành công trong tuyên truyền nhưng thiếu vận động. Vì thiếu vận động nên dân chúng tuy biết nhưng còn thờ ơ. Nay chúng ta cần nâng cao nghệ thuật tuyên truyền và vận động.

 

8.      Trong các cuộc cách mạng, trong các cuộc đấu tranh; thành phần tham dự của giới trẻ phải là nòng cốt. Trong các cuộc đấu tranh trước đây thật thiếu vắng các thành phần trẻ như thanh niên, sinh viên và học sinh; đó là những lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh. Vì vậy chúng ta cần phải nuôi dưỡng và đào tạo giới trẻ, từng bước giao cho họ những nhiệm vụ lĩnh đạo. Vì thế trước mắt, tại từng địa phương chúng ta cần gửi những người ăn nói giỏi, thuyết phục hay; những người này sẽ đi diễn thuyết cho các nhóm thanh niên, sinh viên và học sinh; tại các cơ sở, tại các trường trung và đại học.

 

Ở các buổi diễn thuyết, chúng ta cần giản dị, hoạt bát và ôn tồn, nói cho giới trẻ biết tình trạng đất nước hiện nay, địa vị của giới trẻ trong các cuộc đấu tranh. Trong các buổi diễn giảng chúng ta cần nói sơ lược lịch sử Việt Nam trong công cuộc cứu và giữ nước. Chúng ta cần cho họ biết những danh nhân Việt Nam. Cần nhất, trong các buổi họp, chúng ta cần tỏ ra là chúng ta hòa đồng với họ, cùng họ đọc thơ của những danh nhân, những vị anh hùng của đất nước. Chúng ta cùng cất lời cao, ngân lên những bài hát kêu gọi yêu thương, kêu gọi hòa bình và độc lập của Việt Nam. Trong các buổi diễn giảng, chúng ta có thể giảng bằng Anh ngữ hay Việt ngữ. Các bài hát có thể bằng tiếng Việt hay tiếng Mỹ. Nói chung, chúng ta cần hòa đồng với giới trẻ thì chúng ta mới có thể lôi kéo họ được.

 

9.      Trong các cuộc biểu tình, thắp nến, hay đêm không ngủ; thật thiếu thốn và nhạt nhẽo khi không có sự tham gia đông đảo của dân địa phương, tôi nói đây là sự tham dự của người Mỹ. Vì thế trong các buổi biểu tình, thắp nến hay đêm không ngủ; chúng ta cố mời những người bạn Mỹ thân quen của chúng ta đến tham dự. Chúng ta hãy kêu gọi giới trẻ khi ra đi dương cao lực lượng, giới trẻ cần mang theo những người bạn trẻ Mỹ của họ. Những người dân Mỹ; dù là đàn ông, đàn bà, thiếu niên, thiếu nữ hay trẻ thơ; nếu họ tham dự vào cuộc đấu tranh của chúng ta, chúng ta sẽ thấy cuộc đấu tranh sẽ khởi sắc và nhiều sinh động. Trong cuộc biểu tình, thắp nến hay đêm không ngủ cần hát những bài hát vui, trẻ, kêu gọi lòng yêu nước, kêu gọi sự hy sinh; những bài hát này phải là những bài hát bằng tiếng Việt hay tiếng Mỹ. Về bài hát tiếng Mỹ có thể hát những bài như “God Bless America”, “America Beautiful” v.v.v….Chúng ta cần phải kêu gọi sự tham dự của người Mỹ càng đông càng hay. Chính những người Mỹ tham dự này sẽ lôi kéo theo giới truyền thông của Mỹ. Thêm vào đó, chúng ta cố gắng lôi kéo, mời mọc những giáo sư đại học đi biểu tình với chúng ta. Có sự tham dự của giới trí thức là bước ngoặc lớn cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta.

Đằng khác, sự tham dự của giới trí thức và nghệ sỹ Mỹ vào công cuộc đấu tranh của chúng ta là rất cần thiết. Giới trí thức Mỹ rất giỏi, họ có truyền thống vận động và đấu tranh rất hay. Có sự tham dự của họ rất hữu ích, vì sự tham dự trí tuệ của người Mỹ trong công cuộc đấu tranh, sẽ rút ngắn ngày về của nước Việt Nam động lập và hùng cường. Chúng ta cần tích cực lôi kéo, tuyên truyền và vận động giới trí thức và giới văn nghệ sỹ người Mỹ tham dự vào công cuộc đấu tranh của chúng ta.

 

10.  Trong vấn đế tranh đấu muốn toàn thắng chúng ta cần phải chống thù ngoài và diệt giặc trong. Cả hai việc làm này chúng ta cần phải làm 1 lúc. Không việc gì vô lý bằng chúng ta chỉ chống thù ngoài mà để kẻ thù lẫn lộn quanh ta; chúng đả phá, chúng làm hỗn loạn và làm nản lòng chúng ta. Chúng làm cho chúng ta không biết đâu là đúng đâu là sai. Chúng sẽ dẫn dắt chúng ta đến cái sai, chúng sẽ làm con đường đấu tranh của chúng ta sẽ tàn lụi dần. Cho nên chống kẻ địch, chúng ta cũng cần chống kẻ nội thù, kẻ phản loạn lúc nào cũng muốn đâm ngọn giáo sau lưng chúng ta.

Như tôi đã nói ở trên, bây giờ và trong tương lai, cuộc chiến sẽ định thắng bại qua Internet. Cho nên kẻ phản loạn, kẻ nội thù lúc nào cũng muốn phỉ báng, thóa mạ chúng ta. Vì thế, chúng ta cần vô hiệu hóa họ; không đọc, không bình luận, không phản hồi ý kiến đúng của chúng ta. Hễ thấy những Email của những kẻ phản loạn này thì chúng ta chỉ cần xóa bỏ (Delete) mà không thèm đọc 1 chữ hay 1 câu của chúng. Chúng ta quyết không Email phản hồi hay chuyển đi cho người khác. Chúng ta cần phải làm chúng câm họng súng. Chúng ta liệt kê và truyền đi danh sách của những tên phản loạn này để mọi người cùng biết, cùng đề phòng.

 

Hiện nay nhửng tên phản loạn đang không có chính nghĩa, nên chúng không thể vận động được ai; chúng chỉ giỏi mạ lỵ, đả phá, bôi nhọ những người mà “Chúng ta gọi là anh hùng hay anh thư”. Như Hòa-thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ; các Luật-sư Nguyễn Xuân Đài, Lê Thị Công Nhân v.v.v….

Trong Internet chúng chửi bới hay mạ lỵ những cá nhân mà chúng thấy cần đả phá. Trong điều lệ của những nhóm trong Internet, người chủ trương, thành phần nhóm viết hay gửi đi những tin tức hay, những bài hát hoặc Video có giá trị. Hay những bài viết có tính giáo dục, thuộc về khoa học, kỹ nghệ, văn học hay nghệ thuật. Với lòng phá nước, bán nước, theo nô lệ; bọn phản loạn không có gì ngoài cách chửi bới giống hàng tôm hàng cá; những câu chửi tục tằn làm khó chịu những người tham gia Internet, họ cảm thấy cá nhân của họ bị tổn thương. Cách giải quyết, chúng ta “Copy” lại những email bậy bạ, nếu chúng phạm lỗi quá 5 lần chúng ta đề nghị người chủ trì nhóm loại bỏ tên của người này mà không cho chúng trở lại diễn đàn. Nếu người chủ trì còn dung túng kẻ bẩn thỉu đó, chúng ta sẽ báo cáo cho “Cơ sở của Internet” cơ sở này sẽ khóa sổ và đóng cửa “Nhóm vi phạm”; như vậy chúng sẽ không còn chỗ để bàn bậy và nói bậy.

Để kết luận, bất cứ trong cuộc chiến hay trong cuộc đấu tranh nào chúng ta cần coi trọng đến chiến lược. Hễ chiến lược đúng thì công cuộc tranh đấu mới thành công.

 

Tôi viết bài này để riêng tặng chiến sĩ và anh hùng Lý Tống.

 

Luôn cầu nguyện và đấu tranh cho 1 nước Việt Nam độc lập, hùng cường. Luôn mong dân tộc Việt Nam luôn đứng lên để bảo vệ quyền lợi của dân tộc, quyền lợi của gia đình và quyền cho chính bản thân mình.

 

Thân ái,

 

Uyên Thao



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link