Wednesday, May 23, 2012

Từ Bệnh Lạ Ở Quảng Ngãi Đến Sốt Mò Sốt Q

Từ Bệnh Lạ Ở Quảng Ngãi Đến Sốt Mò Sốt Q

 

Nguyễn thượng Chánh, DVM

 

Các nhà khoa học cho biết có ít nhất 150 bệnh có thể được lây truyền từ thú đến người. Đó là những zoonosis.

Sau đây là hai bệnh tiêu biểu do vi khuẩn Rickettsia gây ra. Đó là bệnh sốt mò và bệnh sốt Q.

Trong số các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn Rickettsia đóng một vai trò rất quan trọng.

Rickettsia không phải là virus và cũng không phải là vi khuẩn theo đúng nghĩa của nó. Nó là vi khuẩn ký sinh (bacteria like parasite) nên không thể sống bên ngoài tế bào được.

Rickettsia cần phải có sự trợ giúp của một vectơ, có thể là ve, chấy, rận, bọ chét, mạt, mò (chigger) để xâm nhập vào con bệnh (thú hoặc người).

1) Sốt mò hay Sốt phát ban bụi rậm (Scrub typhus)

Sốt mò hay còn gọi là sốt phát ban bụi rậm (scrub typhus) gây nên bởi Rickettsia tsutsugamushi

Trước kia tác nhân gây bệnh sốt mò Rickettsia tsutsugamushi thuộc chi (genus) Rickettsia.Tuy bệnh sốt phát ban bụi rậm vẫn là một bệnh do Rickettsia gây nên nhưng ngày nay các nhà khoa học xếp nó ra thành một chi riêng biệt, có tên là Orientia để trở thành Orientia tsutsugamushi.

In the past, rickettsioses were considered to be caused by species of Rickettsia. However, scrub typhus is still considered a rickettsiosis, even though the causative organism has been reclassified from Rickettsia tsutsugamushi to Orientia tsutsugamushi.(Wikipedia)

Đây là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào (obligate intracellular), nghĩa là bắt buộc vi khuẩn phải sống trong tế bào của con bệnh.

Con mò trombiculid thuộc chi Leptotrombidium vừa là ổ chứa (reservoir) và vừa là vectơ truyền bệnh. Vòng đời của mò gồm có 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng larva, nymph và giai đoạn trưởng thành. Chỉ có ấu trùng mới hút máu và truyền bệnh mà thôi. Nymph và mò trưởng thành không hút máu . Chúng chỉ sống trong đất cát mà thôi.

Vết cắn, bóng đỏ, rồi trở thành loét, đóng vảy màu nâu đen (eschar), ngứa ngáy dữ dội, da sưng đỏ.

Sau đó có biểu lộ sốt nóng cấp tính, nổi ban khắp người, hạch sưng to, nhức đầu. Nếu trị sớm có thể khỏi bệnh. Tetracycline và chloramphenicol là hai loại kháng sinh hữu hiệu.

Bệnh sốt mò phát ban

Triệu chứng sốt mò có thể lẫn lộn với triệu chứng của một số bệnh khác như : Bệnh sốt thương hàn typhoid fever (do Salmonella typhi), sốt phát ban do chuột murine typhus (do Rickettsia typhi), bệnh xoắn trùng leptospirosis, bệnh sốt xuất huyết dengue fever( do 4 loại virus).

Tam giác Tsutsugamushi

Bệnh sốt mò xuất hiện rải rác (endemic) tại một vùng tam giác rộng lớn được giới hạn về phía Bắc là Bắc Nhật bản và miền Đông Nga, phía nam là Úc châu và Pakistan về phía Tây.

Chuyện “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi: Có liên quan gì đến sốt mò hay không?
Video: http://www.tuoitrenews.vn/cmlink/tuoitrenews/society/who-concerned-over-deadly-

vietnam-mystery-disease-1.69630

Từ tháng 4/2011 báo chí bên nhà cho biết một loại “bệnh lạ” xuất hiện tại vùng Quảng Ngãi, đặc biệt là huyện Ba Tơ. Tính đến trung tuần tháng 5/2012 đã có 232 người mắc bệnh và 21 trường hợp tử vong vì biến chứng gan và nội tạng. Trẻ em và những người suy dinh dưỡng, yếu sức dễ mắc bệnh hơn hết

Rốn bệnh nằm ngay xã Ba Điền và bệnh lạ đã tràn qua các thôn khác. Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị cán bộ Y tế Trung ương và địa phương đã vào tận các thôn bản để phun xịt thuốc khử trùng.

Theo PGS-TS Triệu Minh Trung, Viện trưởng Viện Sốt rét ký sinh trùng Quy nhơn, việc phun hóa chất nhằm diệt mầm bệnh và hạn chế sự lây lan.

Hội đồng Khoa học của Bộ Y tế đã thống nhất tên gọi là “hội chứng viêm da lòng bàn tay, bàn chân có tăng men gan”.

Dân tình hoang mang vì giới chức năng y tế chưa tìm ra được nguyên nhân của căn bệnh lạ.

Có quá nhiều giả thuyết về nguyên nhận bệnh được đưa ra

Rất nhiều giả thuyết được đưa ra: nông dược pesticides, thuốc diệt cỏ, ô nhiễm môi sinh, kim loại nặng như thủy ngân, cadmium, chì, arsenic trong nguồn nước…gạo ủ mốc chứa độc tố aflatoxine, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin B3, và khuẩn Rickettsia truyền bệnh sốt mò...

Đọc báo ngoại quốc: họ cũng đoán mò mà thôi

Mysterious disease resurfaces in Viet Nam
http://www.medscape.com/viewarticle/762497

Theo Gregory Hart, phát ngôn viên của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) thật là khó hiểu: Bệnh nầy bộc phát lên năm 2010, rồi tắt lịm và biến mất sau đó. Xuất hiện lại năm 2011, rồi biến mất, và năm 2012 nó lại xuất hiện trở lại…Có những giai đoạn lắng dịu chen kẽ với những giai đoạn bộc phát.
***
Theo Bs M Hughes,Univ Atlanta,Georgia:Có thể do cảm nhiễm infection, hoặc do một loại độc tố nào đó trong môi sinh.
http://www.medscape.com/viewarticle/762497?src=rss
***
Theo Gs John Aaskov, Queensland Univ of Technology virologist : đó chắc chắn là bệnh Tay chân và miệng HFMD. do Enterovirus 71(EV 71) hay Coxsackie virus type A gây nên.
http://www.examiner.com/article/vietnam-mystery-disease-concerns-who-australian-virologist- believes-it-s-hfmd
***
Giới hữu trách Việt Nam nghi ngờ các bệnh nhân bị nhiễm độc từ một loại thuốc diệt cỏ dùng trong các rẫy mì. Đó là thuốc Kanup 480SL của Hoa Kỳ. Thuốc đã được công ty Việt Thắng nhập và phân phối theo catalog tại tỉnh Bắc Giang. Bệnh xảy ra trùng hợp vào những thời điểm nông dân phun xịt thuốc lên các rẫy mì.

-Elizabeth Batt. Herbicide tied to strange skin disease killing people in VietNam
http://www.digitaljournal.com/article/323407

Although investigations are still underway, Vietnamese health authorities believe that the victims are suffering from poisoning from chemical herbicides. The onset of symptoms appeared to coincide with the use of one brand of herbicide used to spray cassava fields, an American product named Kanup 480 SL. The herbicide was imported by the Viet Thang Company and sold through their catalog in the northern province of Bac Giang.

Đọc báo bên nhà

Sự thực về virus gây bệnh lạ ở Quảng Ngãi: bệnh sốt mò?(Xuân Trườ
ng-suckhoe247.org)
http://suckhoe247.org/su-thuc-ve-virus-gay-benh-la-o-quang-ngai-2541.html

Virus Rickettsia - thủ phạm gây bệnh sốt mò khiến nhiều người “thập tử nhất sinh” - bổng trở nên “nổi tiếng” vì nhiều người mắc bệnh “lạ” ở Quảng Ngãi cũng dương tính với virus này.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, cho biết, mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận vài chục bệnh nhân nhập viện vì bệnh sốt mò. Trong đó có nhiều ca nặng, bị suy đa phủ tạng phải điều trị lâu dài.

Tác giả Xuân Trường (ngưng trích)

Virus sốt bọ chét không phải căn nguyên bệnh viêm da lạ' (Tác giả Trí Tín Vnexpress 26/4/2012)
http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/04/virus-sot-bo-chet-khong-phai-can-nguyen-benh-viem-da-la/

“Các chuyên gia thuộc Bộ Y tế cho rằng virus Ricketsia gây bệnh sốt mò bọ chét phát hiện trong một số mẫu máu bệnh nhân viêm da lạ, chỉ là một trong những tác nhân gây bệnh. > Bệnh viêm da lạ vượt tầm kiểm soát Quảng Ngãi/ Bệnh viêm da lạ dương tính với virus 'sốt mò do bọ chét' Hai ngày trước, trong một cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết đoàn công tác của Bộ Y tế thông báo có 14 trong số 26 mẫu máu lấy từ bệnh nhân viêm da ở huyện Ba Tơ dương tính với virus Ricketsia - virus gây bệnh sốt mò do bọ chét. Tối 26/4, trao đổi với lãnh đạo tỉnh, Cục trưởng Y tế dự phòng, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình cho rằng: "Hội chứng viêm da lạ dương tính với virus Ricketsia là thông tin ban đầu để các nhà chuyên môn tham khảo, vì virus này không phải căn nguyên mà là một trong những tác nhân gây bệnh"

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết gây bệnh viêm da lạ như có thể do nguồn nước, thực phẩm; nhiễm hóa chất độc hại, côn trùng hoặc ảnh hưởng môi trường… Tuy nhiên, phần lớn có chung nhận định có thể đây không phải là bệnh truyền nhiễm mà do nhiễm asen - một loại độc tố rất có hại cho con người.” (ngưng trích) (asen danh từ bên nhà để chỉ thạch tín-chú thích thêm của người gõ).

Người gõ tìm thấy trong trang mạng NCBI National Center for Biotechnology Information, part of the U.S. National Institutes of Health có nói đến triệu chứng ngoài da do ngộ độc arsenic từ nguồn nước: đốm đỏ như giọt mưa trên da, lòng bàn tay và bàn chân da dầy ra do sừng hóa…

Arsenic-related Bowen's disease, palmar keratosis, and skin cancer.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1566498/

Vẫn chưa biết nguyên nhân bệnh lạ.
Chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh lạ ở Quảng Ngãi. (Tác giả Trúc Linh

Hànôimới.online 15/5/2012)
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Suc-khoe/547558/chua-tim-ra-nguyen-nhan-gay-benh-la-o-quang- ngai.htm

HNM) - Chiều 14-5, Bộ Y tế đã họp báo về hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân xảy ra tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi với sự tham dự của đại diện Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) tại Việt Nam và Tổ chức Phòng, chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

“…Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân xảy ra tại Quảng Ngãi từ tháng 4-2011 đến nay đã làm 195 trường hợp mắc, trong đó 9 người tử vong, 33 người bị mắc lại. Bộ Y tế đã cử nhiều đoàn chuyên gia đầu ngành, lực lượng y tế dự phòng trực tiếp đến cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân địa phương để giám sát, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Nhờ đó, số người mắc mới, số tử vong và số ca tái mắc đã giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có khác biệt về tuổi, giới ở nhóm người nhiễm bệnh và không có bằng chứng lây từ người sang người. Bộ Y tế cũng cho rằng, không có yếu tố chứng tỏ bệnh nhiễm trùng do không có trường hợp nào bị sốt khi khởi bệnh. Các nhà nghiên cứu nghĩ nhiều đến khả năng nguyên nhân gây bệnh từ nhiễm độc do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thực phẩm; ít nghĩ đến nguyên nhân do nguồn nước. Việc điều tra thực địa đã hoàn tất, Bộ Y tế sẽ tiếp tục nghiên cứu trên labo của Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh. Các chuyên gia y tế của WHO và CDC không đưa ra ý kiến gì và từ chối trả lời mọi câu hỏi của giới truyền thông. Về vấn đề điều trị, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, các chuyên gia đầu ngành đang tiếp tục hoàn thiện phác đồ điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân lần thứ 3. Phác đồ điều trị đang áp dụng có hiệu quả tích cực…” (Ngưng trích).

Bệnh 'lạ' ở Quảng Ngãi 'nguy hiểm hơn chống giặc'(Tác giả Thái Hà Tiềnphong.online 15/5/ 2012)
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/577123/Benh-la-o-Quang-Ngai-nguy-hiem-hon-chong-giac-tpp.html

“…Trong cuộc họp, Thứ trưởng PGS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, qua các đợt điều tra, khảo sát và đánh giá các mẫu xét nghiệm không thấy các yếu tố chứng tỏ bệnh có thể truyền nhiễm (virus, vi khuẩn).

Xét nghiệm xác định các mẫu máu bị bệnh tại trường ĐH Nagasaki (Nhật Bản) bằng kỹ thuật giải trình tự Pyro (Pyro- sequencing) rồi so sánh với ngân hàng gene trên 240 loài virus, vi khuẩn, cũng không thấy có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Bộ Y tế khẳng định chưa tìm thấy bằng chứng về các mối nguy cơ do vi khuẩn, virus từ các mẫu xét nghiệm đất, nước, lương thực, thực phẩm.

Quá trình điều tra cho thấy có nhiều cá thể ve, mò mạt, bọ chét trong môi trường vật nuôi và chưa có bằng chứng cho thấy bệnh nhiễm từ không khí, từ nguồn nước, lây từ người sang người. Nồng độ kim loại nặng như arsen, chì, thủy ngân, cadimi, đồng ở mức giới hạn cho phép trong số các mẫu đã xét nghiệm.

Đặc biệt, đoàn kiểm tra phát hiện có nhiều loại nấm mốc và tìm thấy Aflatoxin trong các mẫu lúa ủ, gạo ủ đã xét nghiệm với nồng độ cao hơn nhiều (gấp 5-9 lần mức cho phép).

Theo ông Long, đây là chất có nguy cơ gây ra tổn thương gan, ung thư gan. Vì vậy, nguyên nhân được các hội đồng khoa học nghĩ đến nhiều nhất lúc này là nhiễm độc trên cơ địa người bệnh có tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu vi chất.

Ngoài ra đoàn kiểm tra đưa ra kết quả có đến 94 mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm (trên tổng số 2.000 mẫu được lấy) cho thấy bệnh nhân bị thiếu vitamin B3

…Được mời phát biểu, bác sĩ Đặng Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) chia sẻ, hơn một năm qua ngành y tế địa phương đã làm mọi biện pháp khống chế bệnh.

Bệnh này còn nguy hiểm hơn chống giặc, vì chống giặc còn biết giặc đánh mình bằng vũ khí gì để đối phó. Đằng này không biết bệnh tấn công bằng vũ khí nào, tức không biết nguyên nhân gây bệnh thì làm sao mà chống” …(ngưng trích)

Bệnh “lạ” ở Quảng Ngãi. “Đừng đem dân ra thí nghiệm”

http://alobacsi.vn/20120513051857621p0c160/benh-la-o-quang-ngai-iung-dem-dan-ra-thi-nghiem.htm

“Chiều 11/5, ông Lê Hàn Phong, chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho rằng đã đến lúc ngành y tế đừng đem người dân ra làm thí nghiệm, hãy giảm bớt bệnh “sĩ” và để các tổ chức y tế thế giới vào cuộc.

Chỉ mong Bộ Y tế sớm để các tổ chức y tế thế giới vào cuộc tìm ra nguyên nhân. Dù ngành y tế trong nước đang hết sức tự tin trước sau gì họ cũng tìm ra nguyên nhân nhưng thời gian quá lâu, đã hơn một năm rồi. Thật ra căn bệnh này đã có từ ba năm nay nhưng nguyên nhân thì chưa tìm thấy. Rõ ràng chúng ta để quá lâu. Chúng tôi kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế để các tổ chức y tế thế giới vào cuộc sớm ngày nào thì sinh mạng người dân được cứu sớm ngày đó. (Ngưng trích) AloBacsi.vn (Theo Tuổi trẻ).

WHO tại Việt Nam chưa nhận đề nghị nào của bộ Y tế về bệnh lạ? (15/5/2012).

Sống trong sợ hãi ở vùng bệnh “lạ”-Tác giả Lê Hà
http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/song-trong-so-hai-o-vung-benh-la-c62a454805.html

“…Trao đổi với PV ngày 13.5, đại diện tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết chưa nhận được đề nghị nào của của Việt Nam liên quan đến căn bệnh “lạ” tại Quảng Ngãi. Trước đó, đại diện đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng có thư ngỏ nói rằng sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam về bệnh “lạ” tại Quảng Ngãi.

Tuy nhiên, đến thời điểm này bộ Y tế chưa có thông tin xác nhận việc có nhờ chuyên gia nước ngoài hay không. Trong những cuộc trao đổi, tiếp xúc tại địa phương, bộ Y tế đều từ chối không trả lời câu hỏi “nhờ quốc tế giúp đỡ” vì cho rằng người Việt Nam hiểu tập tục, lối sống của người Việt sẽ dễ tiếp cận, nghiên cứu hơn.

Ngày 14.5 lãnh đạo bộ Y tế đã họp báo thông tin về bệnh “lạ” tại Quảng Ngãi nên từ chối trả lời các thông tin liên quan đến bệnh này. Tại cuộc họp báo nói trên, lãnh đạo bộ Y tế sẽ trả lời toàn bộ những thắc mắc về bệnh “lạ” trong thời gian qua…” Tác giả Lê Hà (Ngưng trích)

Vậy còn biết nên tin ai bây giờ?

Qua các lời phát biểu lòng vòng của giới lãnh đạo cao cấp Bộ Y Tế VN, không biết các bạn tại hải ngoại cũng như bên nhà có hiểu thêm được gì không?

Riêng người gõ thì lung bung trong đầu và tự hỏi không lẽ tất cả các bác sĩ tài ba thuộc Bộ Y Tế VN cũng như các chuyên viên lỗi lạc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC Hoa Kỳ đều “đoán mò” hết sao?

Hình như có chuyện gì không mấy ổn cho lắm. Bệnh đã xảy ra từ ba năm nay rồi mà người ta vẫn còn tại với bị, vẫn còn đi vòng vòng để tìm thủ phạm. Bộ nói ra sự thật sợ bị kẹt hay sao?

Mong sao câu chuyện bệnh lạ sớm sáng tỏ ra cho người dân Quảng Ngãi được đỡ khổ hơn một chút./.

Biện pháp đối phó khi có sự bộc phát của một dịch bệnh (theo Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO)

WHO. Outbreak control
http://www.who.int/infectious-disease-news/IDdocs/whocds200527/whocds200527chapters/ 4_Outbreak_control.pdf

2) Sốt Q (Q fever), bệnh “không lạ” nơi xứ người

Theo tin Radio Netherlands Worldwide 8 Dec 2009 cho biết một dịch cúm dê mà danh từ chuyên môn gọi là bệnh sốt Q đã xuất hiện tại vùng phía Nam Hòa Lan, nơi tập trung nhiều trại nuôi dê cừu đồng thời dân cư cũng rất đông đúc. Bệnh lây lan từ dê làm cho trên 2 200 người mắc bệnh và đã có 6 tử vong.

Chánh phủ Hòa Lan dự trù áp dụng biện pháp cho giết từ 15 000 đến 20 000 dê và cừu cũng như tất cả dê cái đang mang thai hầu ngăn chận sự lây lan của dịch bệnh. Được biết mầm bệnh được truyền thải qua thai nhau và tiết vật lúc dê và cừu cái đẻ con

Đây là một bệnh từ thú vật lây truyền sang cho người hay là zoonosis.

Tác nhân chính là vi khuẩn Coxiella burnetii thuộc họ Rickettsiae.

Vi khuẩn nầy sống bắt buộc bên trong tế bào (intracellulaire) của cơ thể nên chúng có sức đề kháng và chịu đựng rất cao đối với tác dụng của các chất sát khuẩn.

Lúc đầu, người ta không biết bệnh nầy là gì nện gọi nó là bệnh sốt Q (Q có nghĩa là query, question hay vấn hỏi ?)

Bệnh được biết đến lần đầu tiên ở các công nhân làm việc trong các lò sát sanh tại Úc Châu vào năm 1935. Trong quá khứ bệnh sốt Q cũng đã từng xảy ra tại các tỉnh bang Quebec, Nova Scotia và New Brunswick, Canada. Bệnh thấy xuất hiện tại Hòa Lan vào năm 2005.

Ở người, bệnh được biểu lộ qua những triệu chứng tương tợ bệnh cúm, như sốt nóng, khó chiụ trong người, đau nhức bắp cơ, nóng lạnh, đổ mồ hôi (shivers and perspiration), chán ăn, nôn mửa, nhức đầu dữ dội, ho và viêm phổi.

Ở thể cấp tính bệnh có thể khỏi sau vài tuần mà không cần chữa trị.

Bệnh có thể trở thành mãn tính nếu kéo dài trên 5-6 tháng đến 1-2 năm. Ở dạng nầy có thể có viêm gan (hépatite granulomateuse), viêm não và màng não tủy (méningo encéphalite) cùng với viêm nội tâm mạc (endocardite).

Thể mãn tính nguy hiểm hơn thể cấp tính. Mỏi mệt thường xuyên là biểu lộ chánh yếu.

Đặc tính của vi khuẩn Coxiella burnetii

*Sống rất dai trong điều kiện môi sinh nghiệt ngã. Chịu đựng sự khô hạn cao;

*Rất dễ gây bệnh ở người. Sức lây nhiễm mạnh;

*Chu trình phát triển của vi khuẩn phải thông qua một con ve (tick). Vi khuẩn sống và tăng số trong ruột của con ve và sau đó theo phân ve ra ngoài;

*Ve có thể bám trên thân các loại thú như mèo và các thú nhai lại (bò, dê, cừu);

*Lúc đẻ, các loài thú trên sẽ phóng thích vi khuẩn C. Burnetti ra theo nước ối, màng nhau và phôi thai;

*Vi khuẩn cũng có thể được thấy trong phân, trong nước tiểu và trong sữa.

Người bị nhiễm bệnh sốt Q bằng cách nào?

*Hít thở bụi bặm có chứa vi khuẩn C. burnetii.

*Sờ mó súc vật và dụng cụ đã bị nhiễm phân. Nên nhớ là ở những thú bệnh, các tiết vật (thai, nhau, nước ối) có chứa rất nhiều vi khuẩn C.burnetii. Mầm bệnh vẫn được tiếp tục thải ra ngoài sau khi đẻ trong một thời gian rất lâu dài có thể đến một hai năm.

*Mầm bệnh cũng có thể nhiễm vào nguồn nước uống hoặc nhiễm qua da.

*Uống sữa tươi không được hấp khử trùng rất nguy hiểm.

Bệnh có thể chữa được

Thể cấp tính có thể dùng kháng sinh như Doxycycline để chữa. Rất hiệu nghiệm nếu được sử dụng sớm trong ba ngày đầu khi bệnh vừa phát ra.

Hòa Lan cho chủng ngừa dê cừu bằng loại vaccin” Q fever vaccine Coxevac” do CEVA (Pháp) sản xuất ra.

Úc Châu có sản xuất vaccin Q -Vax để chủng ngừa các công nhân làm việc tại lò sát sanh.

Coi chừng con mèo (4 cẳng)

Mèo có thể bị nhiễm C.burnetii từ những thú nhỏ mà mèo săn bắt. Những thú nầy có nhiều nguy cơ chứa sẵn mầm bệnh. Tuy bị nhiễm vi khuẩn C. burnetii nhưng mèo lại không bị bệnh, nhưng chúng vẫn có thể lây sang cho người. Đây là điểm rất quan trọng về phương diện dịch tể học. Tại các vùng nông thôn, mèo hay có thói quen ăn thai nhau của gia súc vừa mới đẻ nên rất có thể bị nhiễm C.burnetii.

Nên cảnh báo khách viếng trại chăn nuôi về hiểm họa của vi khuẩn C. burnetii, và cần phải đề phòng, tránh sờ mó, tiếp xúc với các thú vật trong thời gian chúng đẻ.

Phụ nữ đang mang thai thì cần phải thận trọng hơn gấp bội.

Theo cơ quan CDC, C.burnetii có thể được sử dụng dưới dạng bụi nước aérosol trong chiến tranh sinh học và khủng bố. Chỉ cần rất ít vi khuẩn cũng có thể gây bệnh cho đối phương.

Spores of the bacteria can survive for a long time and can be carried by the wind. Because of its persistency, the US Center for Disease Control and Prevention has called it a possible means of biological warfare or terror.

Năm 1943 Liên Sô đã từng sử dụng vi khuẩn C.burnetii trong trận chiến với Đức Quốc Xã tại vùng Crimée nằm về phía nam Ukraine cạnh Hắc Hải, Âu Châu.

Công nhân các nhà máy thịt, thú y sĩ và nông dân là những đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh sốt Q nhất./.

CDC. Q fever and animals.
http://www.cdc.gov/healthypets/diseases/qfever.htm

Public Health Agency of Canada. Coxiella burnetii safety data sheets. http://www.phac-aspc.gc.ca/msds-ftss/msds43e-eng.php

Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Montreal, may 22, 2012

 

2 comments:

  1. Bài này có giá trị ... út mang dìa làm tài liệu nghen. Cảm ơn bạn VX :)

    ReplyDelete

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link