Sunday, July 14, 2013

Người VN 'bi quan hơn về tham nhũng'


 

Người VN 'bi quan hơn về tham nhũng'


Cập nhật: 15:14 GMT - thứ ba, 9 tháng 7, 2013



Cảnh sát là lĩnh vực bị xem là chịu tác động nhiều nhất bởi tham nhũng, trong khi người dân Việt Nam năm 2013 bi quan hơn về tham nhũng, theo một khảo sát mới.

Được công bố hôm 9/7, Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu của tổ chức Transparency International là khảo sát lớn nhất thế giới, tiến hành với 114,000 người ở 107 quốc gia.

Tại Việt Nam, khảo sát được nói là thực hiện với 1000 người ở 15 tỉnh thành cuối năm 2012.

Đa số người Việt được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên trong hai năm qua, và hiệu quả chống tham nhũng của chính phủ giảm sút.

Chưa đầy một phần tư số người được hỏi cho rằng nỗ lực của chính phủ có hiệu quả.

Các đối tượng tham nhũng


Cảnh sát, y tế và dịch vụ đất đai là những lĩnh vực có mức độ tham nhũng cao nhất, trong khi truyền thông, các tổ chức tôn giáo và tổ chức phi chính phủ được cho là ít tham nhũng nhất.

37% người được hỏi nói ngành cảnh sát và quản lý đất đai là “cực kỳ tham nhũng”, cao nhất trong khảo sát.

Tiếp theo là dịch vụ y tế (26% người nói cực kỳ tham nhũng),

cán bộ hành chính công (21%),

tư pháp (19%),

giáo dục (15%),

doanh nghiệp (10%),

đảng chính trị (8%),

quân đội (8%),

quốc hội (7%),

truyền thông (5%),

tổ chức phi chính phủ (5%),

và tổ chức tôn giáo (3%).

Gần một phần ba số người được hỏi đã phải đưa hối lộ trong năm qua. Lý do phổ biến nhất của việc đưa hối lộ là để giải quyết công việc nhanh hơn, trong khi số người đưa hối lộ vì đó “là cách duy nhất để được phục vụ” cũng tăng lên

Khi được hỏi lần gần đây nhất bạn đưa hối lộ cho cảnh sát là lĩnh vực nào, 90% người nói đó là cảnh sát giao thông, 8% nói là công an hộ khẩu/phường, 1% công an kinh tế.

Bi quan


Bấm vào để xem kết quả khảo sát


·        


Mức độ sẵn sàng tham gia vào phòng, chống tham nhũng.


·        


Những lĩnh vực bị xem là chịu tác động nhiều nhất bởi tham nhũng


·        


Nhận thức về hiệu quả những nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ


·        


Giá trị trung bình của những khoản hối lộ, theo lĩnh vực


·        


Lý do đưa hối lộ ở Đông Nam Á


·        


Mức độ sẵn sàng tố cáo tham nhũng


·        


Tỉ lệ người đưa hối lộ ở Đông Nam Á


·        


Lý do không tố cáo tham nhũng


·        


Hậu quả của việc không đưa hối lộ


Nguồn: Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu của tổ chức Transparency International, 2013


Trong 15 tỉnh được khảo sát, nhìn nhận tiêu cực nhất về tham nhũng thuộc về người dân Lạng Sơn (69%), Hà Nội (53%), Đà Nẵng (43%) và thành phố Hồ Chí Minh (35%).

36% số người được hỏi cho rằng Chính phủ hoàn toàn hoặc phần lớn bị “chi phối bởi một số nhóm lợi ích”.

Chưa đầy một phần tư số người được hỏi (24%) cho rằng những nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ là có hiệu quả.

Ngược lại, 38% cho rằng những nỗ lực đó không hiệu quả hoặc rất không hiệu quả. 39% nhận định những nỗ lực này không rõ hiệu quả hay không hiệu quả (bình thường).

Ngoài ra, khi so sánh với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á, nhận thức của người dân Việt Nam cũng có vẻ trở nên bi quan hơn theo thời gian.

Trong vùng, năm 2010, người dân Việt Nam có một cái nhìn khá tích cực về những nỗ lực của Chính phủ, chỉ đứng sau Campuchia về tỉ lệ phần trăm những người cho rằng những nỗ lực đó là có hiệu quả. Năm 2013, Việt Nam lại là nước có tỷ lệ người dân được hỏi đánh giá những nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ có hiệu quả hoặc rất hiệu quả gần thấp nhất (24%), chỉ trên Indonesia (16%).

Ở các nước khác, tỷ lệ này đều cao hơn như Campuchia (57%), Malaysia (31%), Philippines (41%) và Thái Lan (25%).

Đưa phong bì là hối lộ hay cảm ơn?


Liệu có thể xác định ranh giới giữa quà cảm ơn hay tiền hối lộ khi đưa phong bì trong dịch vụ y tế tại Việt Nam?


Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.



60% số người được hỏi ở Việt Nam tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Cư dân nông thôn có quan điểm tích cực nhất với 65% số người được hỏi đồng ý hoặc rất đồng ý rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt so với chỉ 47% ở cư dân đô thị.

Tuy nhiên, khi so sánh những con số này với các nước được khảo sát trong khu vực Đông Nam Á, những người được hỏi ở Việt Nam lại là những người bi quan nhất về khả năng có thể tạo ra thay đổi của mình.

Tính trung bình, 76% số người được hỏi ở Đông Nam Á tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt, trong đó người dân Malaysia là những người lạc quan nhất (87% tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt).

Ngay ở Thái Lan, nơi đứng thứ 2 về số người có nhìn nhận bi quan, cũng có tới 71% số người được hỏi tin rằng người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt.

Transparency International so sánh kết quả khảo sát tại 5 thành phố Việt Nam 2010 và 2013 thì thấy rằng năm 2013 số người tán thành ít hơn hẳn khi được hỏi liệu người dân bình thường có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Sự bi quan ngày càng tăng (về việc người dân bình thường không thể tạo ra sự khác biệt trong phòng, chống tham nhũng) cũng có nghĩa là ý thức tự nguyện của người dân về việc trực tiếp tham gia đấu tranh chống tham nhũng cũng hạn chế.

Trong khi 60% số người được hỏi sẵn sàng ký vào một bản kiến nghị yêu cầu Chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn để phòng, chống tham nhũng, thì chỉ chưa đầy một nửa cho biết sẵn sàng tham gia vào bất kỳ hoạt động phòng, chống tham nhũng nào khác.

Không sẵn sàng



Bệnh viện Việt Nam: y tế bị than phiền về tham nhũng nhiều nhất

Tỷ lệ người Việt Nam được hỏi sẵn sàng tham gia đấu tranh chống tham nhũng dưới mọi hình thức hành động đều thấp hơn mức trung bình của các nước Đông Nam Á. Trong mỗi trường hợp, ý thức tự nguyện của người dân Việt Nam tham gia vào các hành động chống tham nhũng đều đứng thấp nhất hoặc gần thấp nhất (sau Indonesia).

Về lý do tại sao người dân Việt Nam miễn cưỡng tố cáo tham nhũng, hơn một nửa số người được hỏi cho biết đó là vì việc tố cáo của họ “chẳng thay đổi được gì”.

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, số người Việt Nam coi đây là lý do chính để không tố cáo tham nhũng cao hơn khá nhiều so với bất kỳ nước nào khác.

Lý do phổ biến thứ hai mà những người Việt Nam được hỏi đưa ra là họ “sợ gánh chịu hậu quả”.

Theo khảo sát, người dân Việt Nam “có thể và cần phải tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng”.

Các tác giả ghi nhận trong khu vực, người Việt Nam ít có khả năng từ chối nhất khi bị đòi hỏi phải đưa hối lộ.

Tuy nhiên, khảo sát nói, thực tế là hơn ba phần tư số người từng từ chối đưa hối lộ không phải chịu hậu quả bất lợi gì hoặc có gặp phải một số vấn đề nhưng vẫn có thể được phục vụ.

Vì vậy, họ khuyến nghị người dân Việt Nam có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng bằng cách kiên quyết chấm dứt đưa và từ chối đưa hối lộ.

 


 



 
 
 
Áp dụng "gương đạo đức bác H " chỉ tăng tốc tham nhũng!

Tôi đi chống tham nhũng'

Cập nhật: 11:51 GMT - thứ ba, 9 tháng 7, 2013
Bà Lê Hiền Đức từng được tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng hồi năm 2007
Đấu tranh chống tham nhũng là một quá trình kéo dài, gian nan mà kết quả không phải lúc nào cũng như mong đợi.
Điều này đúng không chỉ trong các vụ lớn mà cả trong các vụ tưởng như rất nhỏ, rất rõ ràng.
Bà Lê Hiền Đức, một trong những gương mặt chống tham nhũng nổi tiếng ở Việt Nam, kể rằng bà đã mất nhiều năm đấu tranh chống tình trạng Bấm bớt xén tiền ăn trưa của các cháu học sinh ở một trường tiểu học tại Hà Nội.
Nói chuyện với BBC Tiếng Việt, bà cho biết bà đã điều tra phát hiện được số tiền ăn trưa của các cháu ở ngôi trường thuộc khu vực nghèo của quận Cầu Giấy đã bị ăn bớt hơn 20% nhằm phục vụ những chi tiêu riêng của hiệu trưởng trường.
Tuy nhiên, quá trình tự điều tra thu thập chứng cứ và đấu tranh của bà kéo dài từ năm 2005 tới năm 2009 đã "không thể đem được người tham nhũng này ra ánh sáng" mà chỉ đạt được mức độ "đưa ra công luận biết được một con sâu trong ngành giáo dục" và việc người hiệu trưởng bị thuyên chuyển sang một trường tiểu học khác.
'Một mình tôi đi chống tham nhũng'
Bà Lê Hiền Đức kể về quá trình bà theo đuổi chống nạn bớt xén tiền ăn của học sinh tại một trường tiểu học.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bà Lê Hiền Đức nói tuy bà đã làm việc với các cấp lãnh đạo địa phương như Phòng Giáo dục, Phó chủ tịch quận, Chủ tịch, Bí thư đảng ủy của Quận Cầu Giấy để đấu tranh yêu cầu làm rõ các sai phạm, với tổng đơn từ hồ sơ tố cáo lên tới 17kg, nhưng cuộc đấu tranh của bà đã không đem lại "một văn bản nào cảnh cáo hay phê bình hay khai trừ" đối với cá nhân bị cho là có sai phạm đó.
Bà nói đây chính là kết quả của sự "bao che cho nhau, từ trên xuống dưới" của giới chức địa phương.
Bà Lê Hiền Đức từng được tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng hồi năm 2007 vì những nỗ lực dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng.
Những năm gần đây, bà Lê Hiền Đức cũng được nhiều người biết đến về các hoạt động hỗ trợ dân oan khiếu kiện đất đai ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link