Sunday, September 2, 2012

2-9-2012 Nghĩ Về 2-9-1945






2-9-2012 Nghĩ Về 2-9-1945



(08/30/2012)



Tác
giả :
Phạm
Trần



Việt
Nam 67 năm sau ngày độc lập đầu tiên trong đời thì người dân đã có “quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” như Tuyên Ngôn ngày 2 tháng 9 năm
1945 xác quyết chưa hay ngày nay các quyền này vẫn là thứ “xin-cho” độc quyền
của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN)?



Ngược dòng lịch sử, kể từ lúc 2 giờ chiều ngày 2/9/1945 khi Hồ Chí Minh, trong
tư cách Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bước lên khán đài ở Công trường
Ba Đình đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, không người Việt Nam nào khi ấy ngờ rằng, cũng
chính họ Hồ và đảng CSVN sẽ đưa đất nước và con người Việt Nam vào vòng điêu
linh trong 30 năm chiến tranh sau đó.



Khi họ Hồ mượn những những lời văn bia đá của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4
tháng 7 năm 1776 để ghi vào Tuyên ngôn của mình với lời khẳng định đó cũng là
những quyền tự nhiên mà dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng thì Hồ Chí Minh có
biết rằng cũng chính ông ta và đảng CSVN đã lên kế họach sẽ tước đọat tất cả
các quyền đó của dân khi lên cầm quyền?



Ngày ấy Hồ Chí Minh nói : “Hỡi đồng bào cả nước,



"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".(We hold these truths to be
self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their
Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and
the pursuit of Happiness.— U.S. Declaration Of Independence,1776)



Họ Hồ còn diễn giải thêm rằng: “Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập
năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do.”



Nhưng ông Hồ không chỉ mượn Tuyên ngô độc lập của Mỹ mà còn dựa cả vào Bản
Tuyên ngôn của Cách mạng Pháp để nói với tòan dân khi ấy rằng : “Bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra
tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi.



Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”



Nhưng kể từ sau ngày 2/9/1945 cho đến 30/4/1975, người dân sống trong chế độ
Cộng sản ở miền Bắc Việt Nam từ biên giới Việt Nam-Trung Hoa xuống vỹ tuyến 17
chia đôi Việt Nam, sau Hiệp định Geneve năm 1954, chưa hề được hưởng các “quyền
tự do” và được sống “hạnh phúc” theo ý muốn của mình, nói chi đến quyền được
“bình đẳng” trong xã hội, hay quyền được “tự quyết” lấy tương lai chính trị của
đất nước, hoặc chọn người lãnh đạo Quốc gia?



Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đều do đảng quyết định và chỉ huy.
Người dân từ lúc sinh ra và lớn lên cho đến khi thành con người biết sống theo
lẽ tự nhiên đều phải làm theo lệnh đảng, kể cả niềm tin vào tôn giáo cũng bị
chỉ huy và bị hạn chế đến mức nhiều người phải bỏ đạo vì thiếu nơi thờ phượng,
hoặc không có lãnh đạo tinh thần.



Vì vậy tuy “vô thần” là tiêu chuẩn không viết thành văn nhưng lại là một “ưu
điểm ngầm” để cho một công dân dễ dàng được chế độ ưu đãi hơn một người có tín
ngưỡng và công khai tuyên xưng tôn giáo của mình.



Bằng chứng này đã thấy trong lịch sử cầm quyền của đảng CSVN, tiêu biểu như số
trên 90 phần trăm của thành phần 500 Đại biểu Quốc hội khóa 13 và 200 Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN Khóa XI được chọn trong năm 2011 là những
người có lý lịch “không tôn giáo”. Đấy là chưa kể đến số phần trăm tương tự
trong số 3 triệu rưỡi đảng viên.



SAU 30-4-1975



Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi quân đội miền Bắc, được khối Cộng sản Nga-Hoa
giúp súng đạn chiếm miền Nam từ tay Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, sau 20 năm nội
chiến để “thu cả nước về một mối” thì sự mất hết “quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc" đã lan ra cả nước.



Bằng chứng hiển nhiên đã đến với phe bại trận người dân miền Nam. Tất cả những
quyền tự do mà họ được hưởng dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã bị “chính quyền
cách mạng” tước bỏ.



Hậu qủa là lầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã có trên 1 triệu người dân miền
Nam phải bỏ nước ra đi để tìm “quyền được sống”, “quyền tự do” và được “mưu cầu
hạnh phúc” tại 92 nước trên thế giới.



Sau 10 năm sống với chế độ tem phiếu từ 1975 đến 1985, nền kinh tế trù phú miền
Nam trước 1975 đã bị san bằng với chế độ kinh tế trung ương tập quyền và bao
cấp phá sản của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa khiến tòan dân kiệt quệ.



Tình trạng “bất bình đẳng”, nạn “kỳ thị Nam-Bắc”, “đối xử bất công giữa kẻ
thắng và người thua trận” được chế độ mới nuôi dưỡng, khuyến khích đã tạo ra sự
thù hận trong xã hội là hậu qủa của tình trạng bất “bình đẳng về quyền lợi” giữa
người của chế độ và dân chế độ cũ.



Hậu qủa xẩy ra là tình trạng mất đòan kết giữa nhân dân và chính quyền và giữa
người dân với nhau làm đảo lộn xã hội với số chênh lệch giầu-nghèo và sai biệt
lợi tức đầu người giữa thành phố và thôn quê cách nhau từ 40 đến 90 phần trăm.



Do đó, khi Hồ Chí Minh mượn lời của Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Cách mạng Pháp năm 1791 để tuyên dương “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về
quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” thì chắc khi
ấy họ Hồ không bao giờ dám nghĩ đến cái ngày chính đảng do mình lập ra sẽ là
thủ phạm của bản án lịch sử Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956 và
tình trạng bất công trong xã hội như đã xẩy ra trong các vụ cưỡng chế tài sản,
đất đai, ruộng vườn của dân trên cả nước trong thập niên đầu của Thế ký 21.



Ngòai những bất công và bất bình đẳng đi ngược lại Tuyên Ngôn Độc lập ngày
2/9/1945, người dân còn bị bọn cán bộ cường hào, nhất là những kẻ có chức có
quyền bóc lột, kìm kẹp, tống tiền, ăn chận.



Hậu qủa nhãn tiền đã được phơi bầy trong muôn mặt của tệ nạn tham nhũng mỗi
ngày một nghiêm trọng không giải quyết nổi trong guồng máy cai trị của đảng
CSVN.



Tệ nạn tham nhũng đã biến thành “quốc nạn” từ Khóa đảng VII thời Đỗ Mười làm
Tổng Bí Thư.Mười chuyển sang cho Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu của Khóa đảng VIII,
rồi Phiệu lại sang tay cho Nông Đức Mạnh tiếp tục chống trong hai khoá đảng IX
và X, nhưng cũng bó tay.



Sau đó đến lượt Nguyễn Phú Trọng, khóa đảng XI tiếp tục ra tay tiễu trừ tham
nhũng từ năm 2011 nhưng xem ra tham nhũng tiếp tục cười vào mũi đảng dù đã có
thêm Nghị quyết 4 về “Một số nội dung cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” ngày
31/12/2011 và Nghị quyết 5 ngày 15-5-2012 nói về công tác phòng, chống tham
nhũng.



Bởi vì, theo lời đảng, kể từ Nghị quyết Trung ương 3 của Khóa đảng X năm 1006
đề ra công tác phòng, chống tham nhũng thì: “Công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi
tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu
hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành ,
nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản;
đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách; thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn,
tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan
hệ giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp..., gây bức xúc trong
xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước.” (Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 ngày 18/6/2012)



Do đó một chiến dịch kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được phát động trong
tòan đảng từ tháng 6/2012 với hy vọng dẹp bớt tham nhũng để giữ vững tư tưởng
đảng viên cho khỏi lâm vào bệnh “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang đe dọa
sự sống còn của đảng.



Nhưng nếu người dân Việt Nam chưa có “quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do” như giấc mơ của Hồ Chí Minh ghi trong Tuyên ngộc Độc lập ngày 2/9/1945 thì
không hy vọng gì đảng có được sự tiếp tay của người dân trong công tác chống
tham nhũng và xây dựng đảng.



Ấy là chưa vội nói đến “cơn hồng thủy” của các “nhóm lợi ích” , hay còn được
gọi là “lợi ích nhóm” đã tràn ngập hệ thống cai trị từ năm 2011.



Tác gỉa Ngô Minh Giang đã cảnh giác tình trạng này trên báo điện tử Xây Dựng
Đảng ngày 28/8/2012: “Thời gian gần đây, nhiều loại tệ nạn tiêu cực phát triển
nghiêm trọng và lan rộng, tính chất ngày càng phức tạp, thủ đoạn và hành động
ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong đó xuất hiện những nhóm lợi ích. Đó là tập
hợp một nhóm người cùng “chí hướng” vì lợi ích cá nhân ích kỷ, cục bộ với
phương thức hoạt động chủ yếu là tìm cách tác động lên chính quyền, khai thác,
lợi dụng, lách những kẽ hở luật pháp.”



Nhưng các nhóm này ở đâu ra và hoạt động ra sao ?



Ông Giang trả lời: “Nhóm lợi ích được hình thành trên cơ sở các liên minh bất
hợp pháp. Trong các nhóm này không thể thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng,
Nhà nước đã thoái hoá, biến chất, thậm chí họ có thể là những “sáng lập viên”
của nhóm. Các nhóm và thành viên của nhóm không bao giờ lộ mặt công khai, chính
thức. Phương châm hoạt động của các nhóm bí mật, khép kín, giấu mình, lẩn tránh
sự kiểm tra, giám sát của kỷ luật đảng, luật pháp nhà nước. Nội dung hoạt động
của nhóm là kết hợp để thu vén lợi ích, ràng buộc và khống chế lẫn nhau, khi
lợi ích bị xâm hại, có nguy cơ phát lộ sẵn sàng vô hiệu hoá, thủ tiêu lẫn nhau
để bịt đầu mối.



Nhóm lợi ích là một biến thể của chủ nghĩa cá nhân phát triển đến mức độ cao khiến
tham nhũng phát triển sâu rộng, tính chất ngày càng phức tạp, trở thành nguy cơ
đe doạ sự tồn vong của Đảng, của chế độ, tương lai của đất nước. Nó là “giặc
nội xâm” trong lòng Đảng ta, chế độ ta…. Nhóm lợi ích là một dạng maphia. Số
cán bộ đảng, nhà nước thoái hoá, biến chất hợp tác với "đại gia", dựa
vào nhau “ông mất của kia, bà chìa của nọ” để thu vén lợi ích cá nhân. Có nhóm
lợi ích chính trị, nhóm lợi ích kinh tế, nó phát triển từ cấp cao đến cơ sở.”



Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cũng đã có lần cảnh giác nguy cơ đối với đảng do
các “nhóm lợi ích” trong nội bộ đảng gây ra, nhưng chưa thấy có nhóm nào và phe
nào bị phanh phui.



Trong khi đó, báo Quân đội Nhân dân còn viết : “Lợi ích nhóm ở nước ta có quy
mô hết sức đa dạng, nhỏ thì người này với người kia, bộ phận này với bộ phận
kia, lớn thì ngành này với ngành khác liên kết với nhau “lách luật” làm méo mó,
bẻ cong đường lối, chính sách của Đảng để trục lợi. Đây chính là một hình thức
tham nhũng tập thể, được biểu hiện dưới nhiều dạng vẻ khác nhau như báo cáo
không trung thực, chạy dự án, chạy chức, chạy quyền, chạy chính sách… Khi đạt
được lợi ích riêng của cá nhân, của bộ phận thì lợi ích chung, của đất nước,
của nhân dân bị xâm hại. Thế mới có chuyện doanh thu của doanh nghiệp lỗ, lương
vẫn cao, thưởng vẫn lớn. Những ngày vừa qua, thanh tra công bố số nợ xấu của
toàn hệ thống ngân hàng lên tới 202 nghìn tỷ đồng (8,6%), con số đó cao gần gấp
đôi so với con số do các ngân hàng thương mại báo cáo trước đó. Vì sao lại báo
cáo thấp hơn con số thực? Báo cáo thấp để vẫn được hưởng lương cao, vẫn thưởng
và giảm bớt được quỹ dự phòng rủi ro. Thanh tra còn cho biết, nợ xấu ngoài
nguyên nhân khách quan do khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn cầu, còn do ngân
hàng đổ tiền vào bất động sản, chứng khoán, mà không ít trong số đó chính là
doanh nghiệp sân sau của các ngân hàng... Nghĩa là, cũng xuất phát từ lợi ích
nhóm.(Huy Thiêm, báo Quân đội Nhân dân, 15-7-2012)



Như vậy nguy cơ thì đã thấy rõ vì các “nhóm lợi ích” đang tạo ra sự “bất bình
đẳng” trong xã hội, gây mất ổn định trong cuộc sống của người dân và rất có khả
năng làm xáo trộn hệ thống cầm quyền và làm vô hiệu hóa Nghị quyết Trung ương
4.



Có nhiều lý do sản sinh ra các phe nhóm lợi ích trong đảng, nhưng nguyên nhân
cốt lõi là từ câu “nhân nào thì sinh ra qủa ấy”. Nếu lãnh đạo trong sạch,
thượng tầng mà liêm chính thì hạ cấp làm sao dám loạn ?



Chung quy lại cũng chỉ vì người dân Việt Nam chưa được hưởng đầy đủ các quyền
tự do như hy vọng của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 và như Hiến pháp đã quy
định nên dân không được quyền tham gia việc nước để giúp chính phủ giải quyết
những khó khăn.



Nếu đảng CSVN biết tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân và trả lại
dân quyền tự quyết định vận mạng đất ước thì mọi việc sẽ được giải quyết nhanh
chóng bởi một Nhà nước dân chủ biết thượng tôn luật pháp, thay vì một Chính quyền
của một đảng độc tôn và độc tài đang bị xỏ mũi lôi đi bởi các “nhóm lợi ích”.



Vì vậy tuy Tuyên ngôn đã khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do”, nhưng
đảng cầm quyền lại nắm trong tay trọn quyền “xin-cho” nên người dân “chưa hề có
tự do” như nhà nước nói.



Đấy chính là sự khác biệt giữa 2 ngày 2/9 của khoảng cách 67 năm từ 1945 đến
2012.



Phạm Trần

(08/012)



 



 



 



 
dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link