Sunday, September 2, 2012

Gián Điệp Tàu, Gián Điệp Ta






 



 Gián
Điệp Tàu, Gián Điệp Ta



(09/02/2012)



Tác
giả :
Trần
Khải



Muốn
hiểu về gián điệp ta, hẳn là cần hiểu về gián điệp Tàu. Bởi vì, cả hai đều từ
một lò mà ra. Nói thế, không có nghĩa là cả hai sẽ giống nhau như khuôn đúc,
nhưng căn bản có thể là tương tự.



Gián điệp Tàu tràn ngập Hoa Kỳ. Lâu lâu lại có chuyện này, chuyện nọ, thế rồi
mới trở thành tin tức trên mặt báo. Còn bình thường, không mấy ai hay.



Một bản tin mới hôm Thứ Năm 30-8-2012 cho biết một chánh án liên bang hôm Thứ
Tư vừa kêu án một công dân Mỹ gốc Trung Quốc bốn năm tù về tội trộm bí mật kỹ
nghệ từ công ty Motorola Solutions và tìm cách chuyển giao bí mật này cho một
công ty TQ.



Chánh án nói rằng bà Hanjuan Jin, 41 tuổi, đã cố ý trộm kỹ thuật.



Bà Jin đã bắt đầu làm việc ở Motorola, một công ty viễn thông bản doanh ở
Schaumburg, Ill., năm 1998. Năm 2006, bà bí mật làm việc cho một công ty viễn
thông TQ chuyên thực hiện kỹ thuật cho quân đội TQ, theo lời các công tố viên.



Một phần trong việc làm của bà cho hãng TQ đó, bà về lại TQ năm 2006 và 2007 để
làm các dự án cho quân đội TQ, trong khi nói với hãng Motorola rằng bà tạm nghỉ
bệnh.



Vào tháng 2-2007, bà trộm nhiều ngàn trang giấy hồ sơ mật và các hộc đĩa điện
toán từ Motorola.



Bà Jin mua vé một chiều về TQ, nhưng các viên chức Thuế Quan Mỹ chận bà ở phi
trường OHare International Airport tại Chicago. Họ tịch thu các hồ sơ bà mang
theo, phần nhiều trong đó có ghi dấu là hồ sơ mật Motorola. Bà lúc đó cũng mang
theo hồ sơ mật quân sự TQ, và 30,000 đôla tiền giấy 100 đô, chia vào 6 phong
bì.



Bà Jin đã bị kết tội hồi tháng 2-2012 về tội trộm bí mật kỹ nghệ, nhưng được
xem là vô tội đối với cáo buộc “gián điệp kinh tế.”



Đó là một vụ. Còn trường hợp sau đây, chỉ mới bể tuần trước, thì TQ vẫn muốn
gài gián điệp Tàu vào giới phóng viên quốc tế.



Mark Bourrie, phóng viên Canada, nói rằng 90% việc làm với tư cách phóng viên
tự do (có thể hiểu là không phải là phóng viên thường trực hay toàn thời) cho
thông tấn Tân Hoa Xã, tức là Xinhua của nhà nước TQ, là “bình thường.” Nhưng
phần còn lại mới là một kiểu gián điệp cho TQ.



Tuần trước, Bourrie đã viết bài trên tạp chí Ottawa Magazine, kể lại thời gian
ông làm việc cho Tân Hoa Xã.



Ông kể rằng người chủ bút của ông là Zhang Dacheng yêu cầu ông sử dụng thẻ báo
chí dùng ra vào Quốc Hội Canada để lấy thông tin về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong
khi ngài viếng thăm Ottawa hồi tháng 4-2012.

Bourrie kể rằng thông tin đó sẽ không được TQ dùng để viết bài nhưng sẽ dùng
thông báo cho Bắc Kinh về một trong những người mà TQ xem là tử thù. Nghĩa là,
Zhang Dacheng yêu cầu Bourrie do thám Đức Đạt Lai Lạt Ma, chứ không phảỉ viết
tin. Nghĩa là, Tân Hoa Xã yêu cầu làm Bourrie gián điệp.



Tất nhiên là, Tân Hoa Xã chối, nói rằng việc yêu cầu Bourrie lấy thông tin,
không có nghĩa là tin đó sẽ không sử dụng, mà tương lai có thể dùng cho các bài
bình luận hay một loại bài khác.



Trường hợp gián điệp ta thì sao? Tất nhiên, võ Ta khác võ Tàu.



Cụ thể, có những trường hợp chúng ta không thể khẳng định là gián điệp, nhưng
khả dĩ nghi ngờ rằng Hà Nội đang “dụng gián” đối với các nhà ngoại giao. Thí
dụ, khi các nhà ngoại giao Hoa Kỳ hay từ một quốc gia thân Mỹ tới thăm xứ Huế,
tất nhiên công an nghi ngờ là có thể sẽ tới gặp Linh Mục Phan Văn Lợi để hỏi
chuyện đấu tranh dân chủ... thế là, công an có thể phải nhờ tới các chàng móc
túi chuyên nghiệp nâng nhẹ chiếc điện thoại di động của các quan ngoại giao xem
có những số phone nào trong đó.



Hay là đối với một nhà ngoại giao Czech (tức là Cộng Hòa Tiệp), thì công an sẽ
quan tâm về chuyện bắt bí, để làm áp lực khi hữu sự, hay để đưa gián điệp ra
hải ngoại qua đường dây ngõ ngách nào đó ở Czech.



Bản tin BBC kể về chuyện chàng móc túi nâng nhẹ điện thoạị của Điạ Sứ Argentina
ngay trong lễ hội tưng bừng Festival Huế 2012. Câu hỏi: nguyên tắc ăn trộm là,
phải tránh lễ hội naỳ vì công an gài khắp nơi để bảo vệ các ông đạị sứ và cả đủ
thứ quan chức vây quanh Bí Thư Thành Ủy Huế Thừa Thiên. Lẽ nào trộm thấy công
an dày đặc mà dám vào làm ăn?



Bản tin BBC kể hôm Thứ Năm 30-8-2012:



“Một người móc túi lấy điện thoại của Đại sứ Argentina và bị một đại sứ khác
chụp hình tại Festival Huế 2012 bị tù 2 năm.



Truyền thông trong nước cho hay chiều 29/8, Tòa án tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tuyên
phạt bị cáo Nguyễn Văn Ốc (56 tuổi, trú tại phường Thốt Nốt, TP Cần Thơ) hai
năm tù về tội “trộm cắp tài sản”.



Hồi tháng Tư, ông Ốc đã móc túi Đại sứ Argentina tại Việt Nam - ông Alberto
Jaime Kaminker khi ông này đang cùng phu nhân theo dõi chương trình biểu diễn
lễ hội đường phố Xanh (Festival Huế 2012) trên đường Lê Lợi - Hùng Vương.



Điều hiếm có là khi ông này móc túi lấy điện thoại của Đại sứ Argentina (áo
thun đứng cạnh công an) thì Đại sứ Cộng hoà Venezuela tại Việt Nam - Jorge
Rondon Uzcategui trong lúc chụp ảnh lễ hội đã chụp được khoảnh khắc này”.



Được biết lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã căn cứ vào bức ảnh và đã
truy tìm ra được thủ phạm là người đàn ông 56 tuổi và hai nghi phạm khác đều là
nữ gần 50 tuổi.



Chỉ chưa đầy 48 tiếng có “điều tra nóng”, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa thiên
- Huế đã trao lại tài sản cho Đại sứ Argentina...” (hết trích)



Một bản tin khác, cũng của BBC, hôm Thứ Tư 29-8-2012, kể chuyện một nhà ngoại
giao Czech bị quay phim sex ở Việt Nam. Ai quay phim này? Công an quay phim sex
nhà ngoaị giao Czech? Trên nguyên tắc, người ta gọi đó là Mafia quay phim.



Bản tin BBC viết:

“Ông Emil Palecek từng công tác tại Sứ quán Czech ở Việt Nam.



Mafia người Việt vào năm 2009 tung ra đoạn phim “mây mưa” của Phó Lãnh sự Cộng
hòa Czech với nhiều phụ nữ, trong lúc Czech đang hạn chế cấp visa lao động cho
người Việt, theo một tờ báo của Czech.



Báo Mladá fronta Dnes (MfD) đưa tin hôm 28/8 rằng Bộ Ngoại giao Czech đã giữ bí
mật chuyện nay suốt ba năm.



“Chúng tôi chỉ có thể đoán rằng vụ việc liên quan ông Palecek và hành vi can
thiệp đời tư của ông có thể là phản ứng vì việc hạn chế cấp phát thị thực ở sứ
quán tại Hà Nội giai đoạn 2008-2009,” theo lời Karel Srol, từ phòng báo chí Bộ
Ngoại giao Czech.



Truyền thông Czech nói tìm kiếm visa vào Czech đã trở thành ngành kinh doanh
sinh lời ở Việt Nam.



Tuy vậy, theo báo MfD, sau vụ video, chính phủ Czech vẫn không thay đổi lập
trường hạn chế cấp visa lao động cho người Việt.



Cảnh quay “nóng” được tung lên mạng trong vài giờ đồng hồ trước khi bị gỡ
xuống.



Cộng hòa Czech sau đó rút ông Emil Palecek khỏi Việt Nam, nhưng nói ông không
vi phạm quy định công tác và không bị rút thẻ an ninh.



Ông Palecek trước đây từng bác bỏ tin nói các cô gái trong băng là gái bán dâm,
theo báo Czech.



Cũng theo tờ MfD, hiện ông đang công tác ở sứ quán Czech tại Các Tiểu Vương
quốc Ả Rập Thống nhất.” (hết trích)



Có lẽ ông Palecek nói đúng một điểm: các cô gái trong băng sex không phảỉ bán
dâm, mà có thể là nữ gián điệp. Có trời mà biết.



Bởi vậy, gián điệp trùng trùng. Câu hỏi bây giờ là: có quan chức VN nào bị gián
điệp Tàu quay phim sex chưa?



 



 



 



 



 
dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link