Sunday, August 19, 2012

NHỮNG CĂN CỨ QUÂN SƯ CỦA HOA KỲ




 

NHỮNG CĂN CỨ QUÂN SƯ CỦA HOA KỲ

tka23 post

Dù đang phải thắt lưng buộc bụng nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính, mỗi năm, quân đội Mỹ vẫn phải có ngân sách để duy trì hoạt động của các căn cứ quân sự ở những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất thế giới.

 Đảo Shemya



Căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Shemya nằm ngoài khơi bờ biển Alaska, rộng 3,2 km và dài 6,5 km.

Căn cứ đảo Shemya được Mỹ xây dựng trong Chiến tranh Lạnh để giám sát những vụ phóng vệ tinh của Liên Xô. Hiện Mỹ xây dựng ở đây một radar không quân, một trạm giám sát, một trạm dự báo thời tiết và một trạm tiếp nhiên liệu máy bay. Thời tiết trên đảo Shemya luôn duy trì ở khoảng 10 C và có sương mù bao phủ quanh năm.

Căn cứ không quân Andersen



Đây là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở phía Bắc đảo Guam. Trong suốt Chiến tranh Lạnh và cho tới ngày nay, Andersen luôn là nơi đóng quân của các đơn vị máy bay ném bom chiến lược hạng nặng tối tân nhất của Quân đội Mỹ. Nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến dịch quân sự lớn.

Ngoài ra, đây còn là nơi tiếp nhiên liệu, kho vũ khí, đạn dược của  Mỹ. Đáng chú ý, Andersen hiện còn là bãi đáp khẩn cấp của tàu con thoi.

 Căn cứ quân sự tại Diego Garcia



Diego Garcia là một đảo san hô nhỏ ở Ấn Độ Dương. Mỹ đặt căn cứ quân sự ở đây từ thời Chiến tranh Lạnh, với mục đích ứng phó và giải quyết nhanh, kịp thời với bất cứ biến động nào từ Iran.

Ngày nay, căn cứ quân sự Diego Garcia được trưng dụng làm kho dự trữ vũ khí, đạn dược cho quân đội Mỹ ở Afghanistan. Ở đây thường diễn ra các hoạt động huấn luyện tân binh.

 Căn cứ không quân Kunsan



Được đặt tại Hàn Quốc, căn cứ Kunsan là nhà chung của cả Phi đội số 8 của Không quân Mỹ lẫn Phi đội số 38 của Không quân Hàn Quốc.

Nó được xây dựng từ Chiến tranh thế giới thứ II nhưng  được sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên.

Đề phòng Triều Tiên, Mỹ bố trí ở căn cứ này nhiều loại chiến đấu cơ, bao gồm các máy bay chiến đấu - ném bom, bộ binh và mọi thứ mà một cuộc chiến tranh cần.

Kunsun được đánh giá là căn cứ quân sự biệt lập nhất so với bất cứ căn cứ quân sự nào khác của Mỹ trên thế giới.

 Căn cứ Korengal Valley, Afghanistan



Nhằm phục vụ cho các hoạt động quân sự tại Afghanistan, Mỹ thiết lập nhiều căn cứ bí mật lẫn công khai. Đặc biệt, để giám sát các hoạt động của Taliban, Mỹ không ngại xây dựng các căn cứ ở tận sâu trong những sa mạc xa xôi, khắc nghiệt của Afghanistan. Căn cứ quân sự của Mỹ ở Korengal là một trong số đó.

Căn cứ Korengal được bao bọc bởi núi non hiểm trở. Nó được mệnh danh là căn cứ “giữa lòng quân thù” bởi các vụ tấn công xảy ra như cơm bữa tại đây. Khủng khiếp nhất là vụ tấn công một máy bay trực thăng giết chết 40 binh sĩ Mỹ.

Hiện Korengal bị bỏ trống. Quân đội Mỹ tại đây chuyển về đóng ở một ngôi làng để giúp bảo vệ dân thường.

 Căn cứ Pine Gap





Căn cứ Pine Gap nằm sâu trong sa mạc Outback hoang vu của Australia, được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh.

Ban đầu, Pine Gap là căn cứ của quân đội Australia. Tuy nhiên, năm 2002, Quân đội Mỹ cùng tham gia quản trị căn cứ này và biến nó thành một trạm giám sát vệ tinh. Trạm vệ tinh ở Pine Gap có vai trò quan trọng trong các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và khu vực Balkan cũng như trong chiến dịch truy tìm trùm mạng lưới khủng bố quốc tế al Qaeda là Osama bin Laden.

 Căn cứ Area 51



Nằm giữa sa mạc rộng lớn ở Nevada, Area 51 được xem là căn cứ tuyệt mật của Mỹ mà sự tồn tại của nó mới chỉ được thừa nhận gần đây.

Area 51 được Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) xây dựng năm 1955, nhằm mục đích phát triển và thử nghiệm các loại vũ khí bí mật, mới nhất, giúp Mỹ duy trì vị thế siêu cường.

Thời Chiến tranh Lạnh, căn cứ Area 51 là nơi quân đội Mỹ kiểm tra các kỹ thuật quân sự đánh cắp được từ Liên Xô, chẳng hạn, công nghệ phản lực và chương trình hạt nhân.

Ngoài ra, Area 51 cũng là nơi Mỹ thử hạt nhân và các thử nghiệm mới bí mật khác.

 Căn cứ không quân Shamsi



Được đặt ở tỉnh Balochistan, miền Tây Nam Pakistan, căn cứ không quân Shamsi thuộc quyền quản lý của CIA. Đây là nhà của phi đội máy bay không người lái của Mỹ. Trong một thời gian dài, không ai biết bất cứ điều gì thực sự diễn ra tại căn cứ này, thậm chí cả Pakistan.

Sau vụ Mỹ xâm nhập Pakistan bất hợp pháp để tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden hồi tháng 5 năm ngoái, làm rạn nứt quan hệ với đồng minh chống khủng bố lâu năm, căn cứ Shamsi bị đóng cửa.

 Căn cứ đảo Wake



Wake là một đảo san hô hình vòng cung ở Thái Bình Dương. Căn cứ quân sự đảo Wake cách Honolulu 3.700 km về phía Tây và Guam 2.430 km về phía Đông và được  Cục Hải vụ thuộc Bộ Nội vụ Mỹ quản trị.

Trong suốt Chiến tranh Thế giới II, đây là căn cứ giúp Mỹ "để mắt" Nhật Bản và cảnh báo Trân Châu Cảng về bất cứ cuộc tấn công tiềm năng nào. Tuy nhiên, trong trận Trân Châu Cảng năm 1941, do bị tấn công trước bởi các máy bay ném bom Nhật Bản, căn cứ đảo Wake không thể thực hiện được nhiệm vụ báo động của nó.

Thoạt nhìn, đảo Wake trông như một hòn đảo thiên đường nhưng thực ra, nó thường phải hứng chịu sức tàn phá của các cơn bão nhiệt đới và độ ẩm ở đây cũng khá cao.

 Căn cứ không quân Thule:



Đây là căn cứ quân sự cực Bắc của Mỹ ở Tây Bắc đảo Greenland, cách Bắc Cực 1.524 km. Do đó, căn cứ không quân Thule luôn được bao phủ bởi băng tuyết và thời tiết ở đây rất khắc nghiệt.

Căn cứ không quân Thule được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh để chống Liên Xô. Ngày nay, Thule là căn cứ quân sự của Liên đoàn Căn cứ Không quân 821, nơi trú đóng của đơn vị Phi đoàn Cảnh báo Không gian 12, Không đoàn Không gian 21.

Ngoài ra, đây cũng là cơ sở của Phòng 3 Tác chiến của Phi đoàn Điều phối Không gian 22, thuộc Không đoàn Không gian 50. Các đơn vị này đều là những đơn vị chiến lược với nhiệm vụ điều hành các hệ thống vệ tinh báo động nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào vùng Bắc Mỹ.

TỔNG HỢP


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link