Friday, August 10, 2012

Tuần duyên Mỹ bắt tàu Trung Quốc "cướp cá"




Tuần duyên Mỹ bắt tàu Trung Quốc "cướp cá"
8.08.2012 ANCHORAGE, Alaska (AP) -Một tàu tuần duyên Hoa Kỳ căn cứ ở Honolulu trên đường đến khu trách nhiệm mới ở Alaska, thì lãnh sứ mạng vượt băng Thái Bình Dương để rượt bắt một tàu đánh cá Trung Quốc vi phạm luật đánh cá quốc tế.
u tuần duyên Rush dài 378 ft, của Mỹ, chiếc vừa bắt giữ một thuyền đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc trên Thái Bình Dương. (Hình: Sgt Zachs/Wikipedia)
Đô Đốc Robert J Papp, Jr., tư lệnh lực lượng tuần duyên, loan báo hôm Thứ Hai rằng, thủy thủ chiếc tuần duyên có tên Rush, xông lên thuyền đánh cá, bắt giữ tất cả ngư dân người Trung Quốc. Ông Papp nói thêm:
“Hành động cướp cá này đang tiến triển, họ thả xuống biển lưới cá dài 8 dặm, bắt hết tất cả mọi thứ trôi qua. Những đàn cá di cư đến Alaska cũng khó thể thoát lưới.”
Ông Papp cho biết, các ngư dân bị bắt có thể được trả về nước họ để chịu xử phạt, hoặc thuyền có thể bị kéo về Hoa Kỳ để truy tố.
TNS Mary Landrieu, chủ tịch ủy ban điều tra nói rằng, Hoa Kỳ sẽ truy tố không chỉ những kẻ điều khiển tàu, mà còn cả con buôn, và truy tầm đến tận mạng lưới vốn tài trợ cho hoạt động phi pháp này.
Lưới vét thường dài từ 50 đến 80 km, vốn bị cấm từ năm 1992. Năm sáu năm trở lại đây, khoảng 100 trường hợp phát hiện có vi phạm luật cấm. Năm ngoái chỉ còn hai, trong đó một bị bắt và một chạy thoát.
Giới chức cơ quan hải dương Hoa Kỳ NOAA cho biết, vấn đề vẫn còn đáng lưu tâm nhưng nay đã bớt trầm trọng đi nhiều, có vẻ như dân chài chuyên nghiệp nay đang dùng lưới nhỏ hơn. (TP)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=153122&zoneid=1











Lựa chọn nào của Mỹ trong căng thẳng biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA

2012-08-08

Việc Hoa Kỳ mới đây chính thức lên tiếng chỉ trích các hành động gần đây của Trung Quốc trên biển Đông được cho là một hành động chỉ trích trực tiếp Trung Quốc một cách hiếm hoi.

 

AFP photo

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Tom Donilon họp với Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 7 năm 2012.

Từ trước đến nay Hoa Kỳ vẫn duy trì lập trường không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, và cũng không muốn phá hỏng quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất của mình là Trung Quốc. Động thái này của Hoa Kỳ cũng đặt ra câu hỏi là liệu Hoa Kỳ còn có thể tiến xa tới bước nào trong căng thẳng biển Đông? Liệu những hy vọng về sự can thiệp sâu hơn của Hoa Kỳ vào khu vực này có phải là quá mức?

Hoa Kỳ công khai chỉ trích


Những hành động liên tục của Trung Quốc gần đây trên biển Đông từ việc nâng cấp thành phố Tam Sa quản lý các quần đảo đang tranh chấp là Trường Sa và Hoàng Sa, đến việc quyết định lập đơn vị đồn trú tại khu vực này đã khiến Hoa Kỳ lần đầu tiên phải lên tiếng chỉ trích Trung Quốc một cách công khai. Hành động này cũng có thể khiến nhiều người nhướn mày ngạc nhiên và trông đợi các bước tiếp tới từ cường quốc trên biển.

Vào ngày 3 tháng 8, khoảng 2 tuần sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập đơn vị quân đội đồn trú tại Tam Sa, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có một tuyên bố chính thức đăng tải trên website của mình lên án các hành động của Trung Quốc. Tuyên bố viết:

‘Việc Trung Quốc nâng cấp đơn vị hành chính ở thành phố Tam Sa và thiết lập một đơn vị quân đội ở nơi này, bao trùm các vùng biển tranh chấp ở biển Đông là đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong vùng’.

Tuyên bố này của Bộ ngoại giao Mỹ đưa ra cùng vào lúc thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết 524 về biển Đông, khẳng định Mỹ có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, hòa bình và ổn định trong trong khu vực biển Đông. Nghị quyết kêu gọi các bên liên quan tự kiềm chế, không tiến hành các họa động gây phức tạp thêm tình hình hoặc làm gia tăng khả năng xung đột.

Trước khi nghị quyết này được thông qua, thượng nghị sĩ John McCain, một trong những nghị sĩ giới thiệu nghị quyết cũng đã chính thức lên tiếng phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc khi ông nói rằng ‘quyết định của quân ủy Trung ương Trung Quốc cho thiết lập quân đội đồn trú tại các đảo ở biển Đông mà Việt Nam đòi chủ quyền là một hành động gây hấn không cần thiết’.

Phản ứng này của Hoa Kỳ với Trung Quốc theo đánh giá của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Đông Nam Á thuộc học viện quốc phòng Úc cho thấy sức ép từ các hành động của Trung Quốc đang khiến Hoa Kỳ phải có những động thái mạnh mẽ hơn. GS Carl Thayer nói:

Trước diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhấn mạnh chính sách lâu nay của Mỹ là muốn vấn đề tranh chấp trên biển Đông được giải quyết không phải bằng đe dọa, lấn chiếm và vũ lực. Đó là chính sách từ lâu nay của Mỹ. Nhưng dù Mỹ đã nhấn mạnh như vậy, Trung Quốc giờ đây lại tiến thêm một bước nữa bằng cách thiết lập quân đội đồn trú, cho thấy họ dường như không chú ý tới lời nói của Mỹ. Và khi mỗi nước đưa ra các tuyên bố của mình, rồi vẽ lằn ranh trên biển thì chỉ làm tăng thêm sức nóng khiến Hoa Kỳ phải đưa ra các hành động của mình, dù không phải là đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền mà chỉ tập trung các ủng hộ về mặt ngoại giao chống lại Trung Quốc.

Mặc dù lên án các hành động của Trung Quốc, nhưng ngay trong bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, Hoa Kỳ cũng một lần nữa khẳng định lập trường từ trước đến nay của nước này là không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại biển Đông.

TQ gia tăng gây hấn


 

Hải quân Trung Quốc tại cảng Thanh Đảo. AFP photo

Theo giáo sư Carl Thayer, tập trung về mặt ngoại giao mà Hoa Kỳ có thể có được đối với Trung Quốc là tại các diễn đàn khu vực sắp tới như thượng định ASEAN và thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 tại Campuchia. Còn nhớ trong thượng đỉnh Đông Á vào năm ngoái ở Indonesia, đã có tới 16 thành viên trong số 18 nước tham gia thượng đỉnh đưa vấn đề biển Đông ra bàn thảo, trong khi Trung Quốc là nước duy nhất không muốn nói đến vấn đề này tại các diễn đàn khu vực vì không muốn quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Cũng theo giáo sư Carl Thayer thì Trung Quốc sẽ chỉ khiến các cường quốc lớn trên thế giới phải nhảy vào cuộc nếu các áp lực về ngoại giao không được nước này đáp ứng:

Trung Quốc hiểu là nếu họ không chơi trò chơi ngoại giao thì chỉ khiến các nước như Mỹ, Nhật, Úc và Nam Hàn là những nước có quyền lợi trên biển phải đóng vai trò tích cực hơn và điều này không có lợi cho Trung Quốc.

Nhật, Úc, và Nam Hàn là những nước đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á, Thái Bình Dương và là những nước đóng vai trò quan trọng trong trọng tâm chiến lược mới của Mỹ tại khu vực này. Những nước này dù không can dự trực tiếp vào vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông nhưng đều có những quan ngại nhất định giống như Mỹ về sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhất là trên biển.

Hồi cuối tháng 8 năm ngoái, Bộ quốc phòng Mỹ công bố một bản báo cáo bày tỏ quan ngại của Hoa Kỳ trước sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc. Hoa Kỳ cho rằng chỉ vào khoảng cuối thập kỷ này, Trung Quốc sẽ có thể có được sức mạnh quân sự và duy trì được một lực lượng hải quân cũng như bộ binh ở mức độ vừa cho các xung đột ở xa Trung Quốc. Một số chuyên gia cho rằng chỉ trong vòng 10 năm nữa, Trung Quốc có khả năng thách thức sức mạnh của Hoa Kỳ trên biển tại khu vực Đông Á.

Sách trắng quốc phòng của Úc gần đây nhất là vào năm 2009 cho rằng Úc cần phải tăng thêm chi phí quốc phòng, đặc biệt là lực lượng hải quân, mua sắm thêm các tàu ngầm quy ước đời mới, để bảo vệ Úc khỏi hướng tấn công từ phía bắc.

Trong khi đó sách trắng của Nhật Bản mới đây cũng đã đề cập đến sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và cho rằng điều này sẽ tạo ra mối đe dọa cho thế giới. Nhật bản cũng là nước đang có tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.

Trung Quốc hiểu là nếu họ không chơi trò chơi ngoại giao thì chỉ khiến các nước như Mỹ, Nhật, Úc và Nam Hàn là những nước có quyền lợi trên biển phải đóng vai trò tích cực hơn và điều này không có lợi cho Trung Quốc.
GS Carl Thayer

Mỹ vào năm ngoái cho biết kế hoạch đến năm 2017 sẽ điều động 2,500 lính thủy quân lục chiến đến căn cứ Darwin ở Úc như một phần trong chiến lược gia tăng quân sự của Mỹ trong khu vực và thiết chặt mối quan hệ với đồng minh lâu năm của mình trên biển.

Mới đây nhất vào tháng 5, Hoa Kỳ và đồng minh Philippines, nước đang có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa, một lần nữa cũng khẳng định cam kết sẽ bảo vệ lẫn nhau theo hiệp ước phòng thủ chung được ký giữa hai nước cách đây hơn 60 năm. Giáo sư Rommel Banlaoi, Giám đốc viện nghiên cứu hòa bình, bạo động khủng bố của Philippines giải thích về hy vọng một sự can thiệp về quân sự của Mỹ trong vấn đề biển Đông như sau:

Tinh thần của hiệp ước cho thấy là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ chúng tôi khi chúng tôi bị tấn công. Mà chúng tôi chưa bao giờ thử hiệp ước này cho nên tranh chấp trên biển Đông sẽ là phép thử tinh thần của hiệp ước này.

Cho đến giờ, dù căng thẳng trên biển Đông vẫn còn tiếp tục, một số chuyên gia cho rằng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy một cuộc chiến tranh tới gần khiến Hoa Kỳ phải lo ngại. Tuy nhiên cũng có những chuyên gia cho rằng Mỹ cần phải có hành động chuẩn bị mạnh mẽ hơn trước khi quá muộn.

Mỹ sẽ phải làm gì


Một báo cáo mới đây của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington DC đệ trình lên Bộ Quốc Phòng Mỹ đã đề nghị Mỹ nên điều động quân từ Đông Bắc Á sang khu vực biển Đông. CSIS kêu gọi Mỹ nên điều động thêm tàu ngầm tấn công đến Guam, điều động lực lượng xung kích tàu sân bay đến căn cứ hải quân HMAS Stirling ở thành phố Perth, miền Tây nước Úc, xây dựng bãi đỗ ném bom tại đây.

Chuyên gia về an ninh hàng hải, Robert Haddick viết trên trang web của Foreign Policy mới đây rằng Trung Quốc đang sử dụng cách thức tằm ăn dâu (salami-slicing) để khẳng định chủ quyền của mình, phớt lờ Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS), với hy vọng cuối cùng đặt mọi việc vào sự đã rồi. Chuyên gia này lập luận rằng mối lợi của Hoa Kỳ ở đây là rất lớn với khoảng hơn 1 nghìn tỷ đô là hàng hóa đến Mỹ đi qua vùng biển này mỗi năm. Mỹ có lợi ích trong việc ngăn cản bất cứ một cường quốc nào định viết lại luật biển quốc tế theo ý mình. Và cuối cùng sự đáng tín trong mối đồng minh giữa Mỹ và các đối tác chiến lược cũng bị ảnh hưởng do những hành động này.

Theo ông Roberth Haddick, dù Mỹ và các nước ASEAN muốn đạt được một bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông với Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc vẫn muốn sử dụng chiến lược ‘tằm ăn dâu’ thì chỉ khiến các nhà làm chính sách ở Washington đi đến kết luận là đối sách khả thi về mặt chính trị là khuyến khích các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines phải có phản ứng mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của mình trước Trung Quốc, cho dù phải mạo hiểm với nguy cơ xung đột, với lời hứa hỗ trợ quân sự của Mỹ.

Tinh thần của hiệp ước cho thấy là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ chúng tôi khi chúng tôi bị tấn công. Mà chúng tôi chưa bao giờ thử hiệp ước này cho nên tranh chấp trên biển Đông sẽ là phép thử tinh thần của hiệp ước này.
GS Rommel Banlaoi

Cho đến giờ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục khẳng định lập trường trung lập trong vấn đề biển Đông, và kêu gọi các bên tiếp tục tìm các giải pháp hòa bình cho vấn đề này. Tuy nhiên, với những hành động mang tính gây hấn liên tục trong thời gian gần đây của Trung Quốc và nỗi lo của những đồng minh của Mỹ tại châu Á trước người láng giềng Trung Quốc đầy tham vọng, câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có còn nhiều lựa chọn khác tại biển Đông hay không?

Theo dòng thời sự:













Quan hệ Việt Mỹ tiến triển nhiều mặt


RFA 08.08.2012

Việt Nam hy vọng nhận được hỗ trợ nhiều hơn nữa từ Ủy Ban Qui Tắc Hạ Viện Hoa Kỳ (The Rules Committee of the US’ House of Representative) trong việc thúc đẩy thắt chặt mối bang giao giữa 2 quốc gia cũng như giữa 2 quốc hội.

Phó thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải tuyên bố như vừa nêu trong cuộc tiếp kiến với Chủ tịch Ủy Ban Lập Pháp Hạ Viện Hoa Kỳ, ông David Dreier ở Hà Nội hôm 6/8.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bày tỏ vui mừng về những tiến triển trong quan hệ Việt – Mỹ thời gian qua. Phó thủ tướng Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của ông Dreier trong việc Hoa Kỳ cấp Qui Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn cho Việt Nam cũng như sự đóng góp của vị Chủ Tịch Ban Lập Pháp Hạ Viện cùng các vị dân biểu khác tại Hạ viện Hoa Kỳ trong thương thuyết Hiệp ước đối tác mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Dreier hứa hẹn sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Đồng thời ông Deier cũng lên tiếng hỗ trợ việc tháo bỏ tất cả các rào cản đối với sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông sản.

Cùng ngày, ông Deier cũng có cuộc gặp gỡ với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch quốc hội Việt Nam. Bà Ngân cho rằng trong thời gian tới Quốc hội hai nước cần gia tăng trao đổi trong lãnh vực lập pháp và quan sát.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-us-boost-cooperation-08082012162854.html







Thứ tư, ngày 08 tháng tám năm 2012


MỘT PHÓ THỦ TƯỚNG GỐC HOA KHAI MAN LÝ LỊCH, BUÔN LẬU MA TÚY


Trí Nhân Media


Tòa Soạn nhận được bức thư tố cáo Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải từ ông Phạm Hiện, một thân hữu. Việc tố cáo này ông Phạm Hiện đã theo đuổi từ nhiều năm qua và rất kiên trì.  



Lúc này, trong nội bộ của tập đoàn lãnh đạo CSVN đang rối rắm, các phe cánh đang tìm mọi thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau nên có nhiều tin tức cung đình được tiết lộ. Tính xác thực khó kiểm chứng vì vẫn còn nhiều móc xích đang được ém nhẹm. 



Dầu các tin tiết lộ đúng hay sai, chúng ta cũng đã nhìn rõ được bộ mặt thật bán nước của các lãnh đạo CSVN qua thái độ khúm núm "thà mất nước còn hơn mất Đảng". Còn chúng ta, thì ngược lại - quyết bảo vệ Tổ Quốc cho đến cùng. 


TNM đăng tải bức thư để thông tin đến bạn đọc.



------------------------------------



Kính gửi các Đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội



Tôi là Phạm Hiện, lão thành cách mạng 91 tuổi, 67 tuổi Đảng, năm 1940 từng tham gia rải truyền đơn cách mạng ở khu mỏ Hòn Gai, năm 1943 về Hà Nội tham gia Công hội Đỏ, năm 1945 lên chiến khu vào Giải Phóng Quân và nhập ngũ từ đấy, năm 1977 là Chánh Văn phòng Ban B68 của Trung ương Đảng do đồng chí Trần Xuân Bách phụ trách, công tác ở Campuchia. Do bị mổ nhiều lần, lại tuổi cao sức yếu cần được nghỉ ngơi, nhưng thấy có một việc quá hệ trọng, nguy hại đến Đảng và đất nước nên phải viết bài này gửi các đồng chí và các đồng chí đảng viên để mong cùng được quan tâm.



Năm 2001, qua đơn thư tố cáo và nguồn tin phản ánh của cán bộ thuộc Thành ủy và Công an Hải Phòng, đồng chí Vũ Quốc Hùng, ủy viên TW Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho thẩm tra việc khai man lý lịch bản thân và gia đình của ông Hoàng Trung Hải. Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ TW đã quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra do đ/c Nguyễn Bình Giang, Phó trưởng ban Thường trực Ban BVCTNBTƯ, ủy viên TWĐ các khóa 6,7,8 phụ trách và đã xác định: “Về thành phần dân tộc, quê quán mà đ/c Hoàng Trung Hải UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp đã khai trong lý lịch từ ngày vào Đảng đến nay là không đúng sự thật”. Ông Hải đã khai sinh là người dân tộc Kinh, quê Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình mặc dù sự thật là người gốc Hoa, quê tại Long Khuê, Chương Thâu, Phúc Kiến, Trung Quốc.



Bố đẻ ông Hoàng Trung Hải người Trung Quốc tên là Sì Sói (tên Việt là Hoàng Tài), trong lý lịch Đảng viên năm 1952 còn lưu trữ ở Cục Cán bộ Bộ Quốc phòng đã khai: dân tộc Trung Hoa, trong lý lịch khai lại tháng 4/1954 khai: Hoa Kiều. Theo hồ sơ lưu trữ của công an Hải Phòng, ở Bản Đăng ký Hộ khẩu ngày 15-6-1977 và bàn khai nhân khẩu ngày 01-3-1979, bác ruột của ông HTH tên là Coọc Dzếnh sinh năm 1926, dân tộc Hán, quê: Long Khê, Chương Thâu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Chú ruột HTH sinh năm 1936 cũng khai trong sổ hộ khẩu là dân tộc Hán.



Trong Báo cáo của Công an Hải Phòng có đoạn viết: “Đ/c Hải có một người chú ruột tên là Hoàng Quốc Chí vào Đảng năm 1954, đến năm 1982 bị xóa tên khỏi ĐCSVN vì lý lịch không trung thực, quan hệ phức tạp, có tư tưởng quan điểm sai trái, phát ngôn vô tổ chức, hay chửi bới, nói xấu chế độ …” .



Một đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, không trung thực với Đảng, với tổ chức, dấu giếm, khai man lý lịch, vi phạm Điều 1 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03-9-2007 của Bộ Chính trị khóa X, thông thường phải bị đuổi khỏi Đảng mà sao lại được cho giữ đến chức Phó Thủ tướng ??? !!!. 



Điều phản nghịch này có thể xuất phát từ hai lý do. Lý do thứ nhất xuất phát từ điều bí ẩn liên quan đến sự điều hành ngầm của Trung Quốc. Hai là, do HTH đã rất “tài” trong việc nịnh bợ mua chuộc cán bộ lãnh đạo, đút lót, chạy quyền, chạy chức.



Năm 2001, khi nghe tin bị thẩm tra, HTH lo sợ cuống cuồng đã mở chiến dịch “bồi dưỡng” hàng loạt cán bộ lãnh đạo. Riêng Đ/c Nguyễn Bình Giang, trưởng đoàn Thẩm tra của Ban BVCTNBTW được “bồi dưỡng” năm triêu gồm 05 tờ ngân phiếu, mỗi tờ một triệu, nhưng đ/c Giang không nhận. Đ/c N.B Giang ĐTDD (0913 217 717).



Khi đã khỏi vòng cong đuôi rồi HTH lại nghênh ngang thách thức bằng cách cho người gọi điện cho Trưởng đoàn Thẩm tra của Ban BVCTNBTW hẹn ra một địa điểm gần khách sạn Đai U. Thấy giọng lạ, đ/c Giang hỏi ra đấy có việc gì thì được trả lời “Cứ ra khắc biết”. Tại địa điểm hẹn lúc ấy đ/c Trưởng đoàn Thanh tra thấy HTH đang vui vẻ tươi cười với một đoàn người Trung Quốc ăn mặc sang trọng, từ khách sạn Đai-U đi ra.



Ngoài thế lực ngầm nào đó từ Trung Quốc, chắc chắn HTH đã dùng tiền mua được khá nhiều cán bộ lãnh đạo. Bà Diễm Hồng, vợ đ/c Phan Diễn (lúc ấy là Thường trực Ban Bí thư) được ban cho nhiều Hợp đồng Bảo hiểm trị giá hàng trăm triệu Đola. Họ hàng, thân tín của thủ tướng Phan Văn Khải cũng được đối xử rất hậu hĩnh. HTH còn khoe: “Cụ Mạnh TBT ủng hộ tôi và nói đã đưa vấn đề lịch sử chính trị bản thân và gia đình tôi vào két sắt khóa lại vĩnh viễn. Từ nay sẽ chẳng còn một ai “dám” hoặc “có thể” lật lại được vấn đề nữa …”.



Tiền đâu mà HTH mua được hết các quan to và hối lộ, đút lót khắp nơi như vậy?



Tiền buôn lậu ma túy.



Một trí thức trẻ tên là Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, nhiều năm qua đã gửi nhiều đơn thư và bản tường trình dày hàng trăm trang với đầy đủ chứng lý đi khắp nơi, đưa cả lên mạng, để tố cáo một số vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã và đang bị HTH mua chuộc rồi đưa vào tròng để bị HTH dắt mũi. L.A. Hùng bị đưa vào nhà thương điên nhưng vì có các thế lực giằng co nên anh lại được thả ra. Anh tiếp tục dịch những cuốn sách tiếng Anh trình độ cao và viết nhiều bài chính trị, kinh tế rất trí tuệ, chứng tỏ là người không những không điên mà còn rất thông minh và có tài. Ngày 01-6-2012 mới đây anh lại vừa tung lên mạng bài “ĐƠN TỐ GIÁC VỀ BĂNG ĐẢNG MA TÚY CỦA ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN”.



Trong lá đơn này LAH kể rằng chính vợ anh (Lê thị Phương Anh, sinh năm 1984) đã bị lừa đưa vào băng đảng ma túy của HTH, đã từng làm tổ trưởng của Tổng công ty May Việt Tiến tại Tràng Tiền Plaza, trong đó có kho chứa ma túy của băng đảng HTH. Bức thư có đoạn: “Vợ tôi kể một lần cô ấy xách hai va ly ma túy đi giao hàng, vừa ra khỏi tòa nhà Tràng Tiền Plaza thì bị công an ập tới bắt giữ. Tuy nhiên, chưa đầy hai tiếng sau cô ấy lại được thả ra. Sau này Trọng cho vợ tôi biết là lần ấy chính ông Hoàng Trung Hải đã can thiệp để cứu vợ tôi … Vào tháng 6-2007, sau khi nghe vợ tôi tố cáo ông H.T. Hải buôn bán ma túy, ông Nguyễn Khánh Toàn (Thứ trưởng TT Bộ Công an) đã định vào Đông Hà rồi cùng tôi vào Quy Nhơn để điều tra – điều này cũng đồng nghĩa với việc ít nhất là Bộ Công an cũng đã nghi vấn về cái chết của tay trợ lý thân cận của ông HTH từ lâu… Trong thời gian tham gia băng đảng ma túy của ông Hoàng Trung Hải, vợ tôi đã biết nhiều vụ giết người diệt khẩu do băng nhóm này thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông HTH. Sau đây là 5 trong số những nạn nhân đó: (1) Viên trợ lý người Quy Nhơn của ông HTH (vụ này do chính ông HTH “sám hối” và kể với vợ tôi), (2) Loan (vụ này do Thúy cho vợ tôi biết sau khi vợ tôi từ Anh trở về đầu năm 2008 v v …  ”.



Toàn những sự việc động trời và hoàn toàn có thật. Đúng như Nghị quyết 4 của BCHTWD đã chỉ ra về tính nghiêm trọng của sự suy thoái về chính trị, tư tửong, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, chủ yếu là trong đảng viên có chức có quyền, kể cả ở cấp Trung ương.



Tôi mong các đồng chi thấy rõ trong cả bầy sâu như chủ tich Trương Tấn Sang đã chỉ ra thì HTH là một trong vài con sâu to nhất, ghê gớm nhất cần loại trừ để làm sạch Đảng. Điều càng cực kỳ quan trọng là cái ông Phó Thủ tướng gốc Hoa này rất có thể còn là con ngựa thành Troa cần diệt để trừ họa mất nước.  



Hà Nội ngày 5 tháng 8 năm 2012

Phạm Hiện

Số nhà 5 hẻm 2/245/6 phố Khương Trung

Điện thoại: 04 38 583 750
















Mặt trái kinh tế của biểu hiện ngang ngược


Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

2012-08-08

Vừa qua, tại miền Nam California đã có một cuộc hội thảo về "Vấn Đề Tranh Chấp Biển Đông" với bốn diễn giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như địa dư và công pháp, lịch sử và chính trị hoặc kinh tế và an ninh.

 

RFA photo

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa phát biểu tại Hội thảo Biển Đông tổ chức ở Nam California hôm 04-08-2012

Trong số diễn giả có chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa với bài phân tích những nhược điểm kinh tế và mục tiêu sâu xa của lãnh đạo Trung Quốc khi bành trướng vào vùng biển Đông Nam Á hay Đông hải của Việt Nam. Mục Diễn đàn Kinh tế tuần này sẽ tìm hiểu về những động lực đó của Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Trong cuộc hội thảo trưa Thứ Bảy mùng bốn vừa qua tại miền Nam California, ông có được mời lên trình bày khía cạnh kinh tế của các động thái gần đây của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị ông khai triển những ý ông đã phát biểu ngắn gọn tại cuộc hội thảo này. Nhưng trước hết, xin ông tóm lược cho biết về cuộc hội thảo đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thái độ của Trung Quốc và tình hình căng thẳng gần đây tại vùng biển Đông Nam Á khiến dư luận thế giới quan tâm. Cộng đồng người Việt ở bên ngoài cũng ưu lo về quyền lợi lâu dài của Việt Nam vì thế nhiều đoàn thể hay diễn đàn đều cố tìm hiểu chuyện này. Ban tổ chức cuộc hội thảo vừa qua là một đoàn thể đấu tranh chính trị, họ mời các chuyên gia ở ngoài tổ chức đến trình bày nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề cho công luận cùng biết rõ.

Không là thành viên của một tổ chức chính trị nào, tôi nhận lời phát biểu như một bổn phận và qua đó còn học hỏi được nhiều ý kiến khác. Một diễn giả đáng chú ý là học giả Vũ Hữu San. Ông là sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hoà, nguyên Hạm trưởng của Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 đã đương cự Hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến hồi Tháng Giêng năm 1974 để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Sau 1975, ông đi học lại và nghiên cứu thêm về đặc tính hải dương và chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển Đông hải. Với tôi, ông là một học giả am tường với mấy chục năm cẩn trọng tìm hiểu sâu xa về một vấn đề sinh tử cho Việt Nam.

Nghịch lý


Vũ Hoàng: Thưa ông, trên diễn đàn này từ nhiều năm rồi, ông đã phân tích các vấn đề kinh tế của Trung Quốc nhằm cảnh báo Việt Nam về nhiều khó khăn tương tự. Tại cuộc hội thảo vừa qua, ông phổ biến một bài tham luận rất dài nhưng tóm lược vào một số điểm chính trong phần phát biểu trước cử tọa, mà truyền thông Việt ngữ đánh giá là chăm chú theo dõi. Hôm nay, xin đề nghị ông khai triển những ý đó tới thính giả ở mọi nơi.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Được mời trình bày một đề tài phức tạp nên tôi cố thu gọn vào quãng 20 phút phát biểu để nhấn mạnh đến đặc tính sâu xa của Trung Quốc rồi đến yêu cầu về kinh tế và an ninh ngày nay khiến lãnh đạo xứ này mới là vấn đề của thế giới. Tôi xin trình bày cho rõ hơn ở nơi đây. Trước nhất, Trung Quốc chỉ là một "ốc đảo", thiếu đất, thiếu nước, đói ăn và khát dầu cho nên đang tìm cách giải quyết những bài toán này của họ.

Vũ Hoàng: Hình như ông lại nói ra nghịch lý. Trung Quốc có lãnh thổ bằng 10 triệu cây số vuông, với dân số hơn một tỷ ba, có sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ và còn là chủ nợ số một của nước Mỹ mà ông lại gọi là ốc đảo thiếu đất thiếu nước đói ăn và khát dầu.... Xin ông lần lượt giải thích cho những chuyện đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu tôi có nêu ra nghịch lý thì chẳng vì lập dị hay kích thích sự chú ý. Vấn đề là khảo hướng, "approach" hay cách tiếp cận một bài toán khách quan từ nhiều giác độ và trong thế động chứ không do cảm quan thù ghét hoặc cứ nhắc lại ấn tượng của nhiều người.

Trước hết, về địa dư hình thể, khu vực cốt lõi của Trung Quốc thật ra chỉ là một "ốc đảo" bên Thái Bình dương. Ngoài hướng Đông là biển cả, ba hướng kia thì bị bao vây bởi núi rừng hiểm trở, sa mạc và thảo nguyên bất lợi cho sự chuyển vận và sinh hoạt. Ý nghĩa ốc đảo là như vậy, xin hãy nhìn vào bản đồ thiên nhiên hay dân số của họ thì mình thấy.

Thứ hai, khu vực phì nhiêu đó là ở miền Đông gần biển, nơi có vũ độ là độ ẩm nhờ nước mưa, đủ cao cho canh tác và có châu thổ của hai con sông Hoàng hà và Dương tử. Khu vực "ốc đảo" này hiện gồm 11 tỉnh và ba thành phố lớn với 500 triệu dân, nhưng diện tích khả canh bình quân cho một người chỉ bằng một phần ba trung bình thế giới, nên ta mới gọi là "thiếu đất".

Thứ ba, trên diện tích lãnh thổ gần 10 triệu cây số vuông, diện tích có nước nhờ chuôm ao sông hồ thật ra chỉ chiếm 0,28%, thấp hơn các nước lớn trên thế giới. Lượng nước ngọt cho một đầu người của Trung Quốc cũng thuộc loại thấp nhất Á châu, vốn dĩ đang là lục địa thiếu nước nhất địa cầu. Vì thế Trung Quốc mới đòi cướp nguồn nước của thiên hạ, từ đỉnh Hy Mã Lạp Sơn đến các con sông lớn của châu Á và sông Mêkong quen thuộc của người Việt.

Thứ tư mới là chuyện đói ăn. Do khan hiếm đất và nước bên trong mà chưa biết cải tiến, dù có sản lượng lương thực lớn nhất địa cầu, Trung Quốc vẫn phải nhập nông sản và lãnh đạo sợ nhất là chuyện dân chúng nổi loạn vì thiếu ăn như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

Thứ năm, không chỉ thiếu ăn mà Trung Quốc còn khát dầu, vì thiếu nguyên nhiên vật liệu là các nhập lượng cần thiết cho việc công nghiệp hóa đang khởi sự. Vì hiệu năng tiêu thụ kém, xứ này xài phí và từ cả chục năm nay phải nhập khẩu dầu thô và khí đốt từ nhiều nơi để bổ xung cho than đá ở bên trong.

Một quốc gia có 3 nền kinh tế


Vũ Hoàng: Như vậy, ông cho là vì những khan hiếm và không nuôi nổi một dân số quá đông ở bên trong, Trung Quốc mới muốn bành trướng ra ngoài để tìm tài nguyên cần thiết cho một xứ đang công nghiệp hóa hay sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là nhiều người lý luận như vậy, nhưng tôi nghĩ sự tình còn nguy hiểm hơn vậy vì nhiều lý do khác.

Chúng ta không quên các lân bang của Trung Quốc còn gặp hoàn cảnh tài nguyên bất lợi hơn nhiều, như Nam Hàn và Nhật Bản. Nhưng trong thế kỷ 21 nếu mà cứ thiếu thì lại đi ăn cướp sao? Nhật Bản từng gặp bài toán đó nên giải quyết bằng xâm lăng và bành trướng quân sự như đã thấy vào các năm 1910, 1931 rồi 1941 với kết quả là chiến tranh và tàn phá cho cả châu Á và nước Nhật. Cho nên từ năm 1945 họ đã chuyển qua hướng hợp tác trong hòa bình để phát triển.

Vũ Hoàng: Vì sao lãnh đạo Trung Quốc không giải quyết theo hướng đó? Trong cuộc hội thảo, ông có nói đến sự sợ hãi và đặc tính mà ông gọi là "nhất quốc tam kinh", một quốc gia có ba nền kinh tế. Thưa ông chuyện ấy là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ Trung Quốc là nơi mà nỗi sợ hãi bị ngoại xâm đã thành một phần bản chất của lãnh đạo mọi thời. Nó được định chế hóa và xây dựng lên như một kiến trúc có thể thấy từ mặt trăng, đó là Vạn lý Trường thành, xuất hiện từ thời Chiến Quốc và mở rộng rồi củng cố vào đời Tần Thủy Hoàng Đế và thời Minh. Nền văn hoá duy chủng và độc tôn của Hán tộc khiến họ khinh miệt các chủng tộc vây quanh mà họ coi là "tứ di", bốn hướng đều là man rợ. Thực tế thì Hán tộc ở Trung Nguyên vẫn bị các dị tộc tấn công và làm chủ nhiều lần trong mấy thế kỷ. Vì vậy mới có phản ứng phòng thủ bằng thành lũy ngay từ trong đầu.

Thứ nữa là yếu tố "tam phân". Do hình thể, lãnh thổ Trung Quốc có ba khu vực với đặc tính kinh tế khác biệt và đấy là bài toán của lãnh đạo ngày nay. Thứ nhất là cái ốc đảo tương đối trù phú và "hướng ngoại" của 11 tỉnh tiếp cận với biển cả và mở ra thế giới bên ngoài. Thứ hai là khu vực "nội địa" gồm tám tỉnh bị khóa trong lục địa, nơi sinh sống của 450 triệu dân nghèo hơn. Khu vực này khô cằn và có ít đường chuyển vận nên vẫn bị lạc hậu dù lãnh đạo đã nhiều lần ra sức đầu tư để khai khẩn. Khu vực thứ ba 11 tỉnh bao trùm lên phân nửa diện tích lãnh thổ cũng là vùng hoang vu hiểm trở ở hướng Tây và hướng Bắc. Với diện tích bạt ngàn và dân cư thưa thớt, đây là đất biên vực gồm cả lãnh thổ xứ khác mà lãnh đạo mọi thời đều muốn kiểm soát để biến thành vùng trái độn quân sự hầu bảo vệ các khu vực kia, nhất là Trung Nguyên của Hán tộc.

Vì chưa có dân chủ và không theo thể chế liên bang, Trung Quốc chưa thể phát triển ba khu vực này một cách công bằng và hài hòa. Lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thực quyền kinh tế và kinh doanh trong tay nhà nước và thân tộc, xứ này không giải quyết được bài toán kinh tế và thường bị nguy cơ nội loạn. Thí dụ gần đây nhất không chỉ là Trùng Khánh, Ô Khảm hay Ôn Châu, mà là xung đột giữa tư doanh và quốc doanh về dầu khí tại huyện Tĩnh Biên của tỉnh Thiểm Tây.

Vũ Hoàng: Khi bên trong có đầy mầm loạn như vậy thì thưa ông, tại sao lãnh đạo Trung Quốc còn gây thêm vấn đề với những quyết định về ngoại giao, quân sự và kinh tế ở ngoài Đông hải của Việt Nam?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta đi vào một khía cạnh tâm lý của lãnh đạo Trung Quốc thời nay là họ rất tinh vi trong sự lỗi thời, lại một nghịch lý khác mà chúng ta cố hiểu ra.

Trong mấy ngàn năm huy hoàng của văn hoá Trung Hoa, lãnh đạo Trung Quốc cho thần dân sống với ảo tưởng rằng mình là trung tâm của thiên hạ, tên nước của họ có phản ảnh tâm lý đó. Nhưng đấy là ảo giác vì các chư hầu chung quanh đều cứng đầu và gây tốn kém khiến triều đình ở trung ương nhọc lòng không ít. Họ cứ phải ra sức trấn áp hoặc đồng hóa dị tộc và củng cố vùng trái độn quân sự bên trong. Trung Quốc là một cường quốc lục địa cứ quay lưng ra biển chứ chưa bao giờ là cường quốc hải dương.

Xưa nay, xứ này sống trong chế độ tự cung tự cấp và ít lệ thuộc thế giới bên ngoài, cần gì thì đã có Con Đường Tơ Lụa qua Trung Á. Ngày nay, và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc không thể quay lưng ra bên ngoài vì tùy thuộc vào các nước để có thị trường xuất khẩu, có nguồn cung cấp nhập lượng và kỹ thuật cho kinh tế ở bên trong.

Vì đến 90% lượng hàng hóa trao đổi giữa các lục địa ngày nay đều qua đường hàng hải, là cách rẻ nhất, việc tự do chuyển vận qua đại dương là nhu cầu sinh tử cho thế giới và được quốc tế công nhận, được đệ nhất siêu cường hải dương là Hoa Kỳ bảo vệ. Khi mở cửa ra ngoài, lãnh đạo Trung Quốc lại muốn kiểm soát quyền tự do đó, trước hết là trên vùng biển cận duyên.

Bành trướng và ngang ngược


Vũ Hoàng: Qua phần trình bày phải nói là rất cô đọng vừa rồi, người ta thấy ra ít nhất hai vấn đề với lãnh đạo Bắc Kinh. Trước hết là quyền khai thác tài nguyên ngoài biển cả mà Trung Quốc lại coi là thuộc chủ quyền của mình ở ngoài Đông hải. Thứ nữa là quyền tự do vận chuyển mà lãnh đạo xứ này lại muốn kiểm soát và thực ra là hạn chế. Có phải là như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là ngoài Đông hải của Trung Quốc tức là vùng biển Đông Bắc Á, xứ này gặp các lân bang phú cường và không sợ. Tại Đông hải của Việt Nam, tức là vùng biển Đông Nam Á, Trung Quốc gặp các quốc gia nhỏ yếu hơn nên mới tính trò hung hãn và ly gián. Đã vậy, vùng biển Đông Nam Á còn có vị trí chiến lược cho luồng vận chuyển từ Thái Bình dương qua Ấn Độ dương, từ Đông Bắc Á xuống đến Úc châu nên cũng là vùng sinh tử cho kinh tế Trung Quốc, là điều chưa hề có bao giờ, nên họ muốn kiểm soát lấy.

Cho nên, ngoài việc vẽ ra cái lưỡi bò chín khúc để tranh đoạt tài nguyên ngoài Đông hải, chiếm lấy các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, rồi đưa hải quân vào vùng tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á, lãnh đạo Bắc Kinh còn muốn biến vùng biển Đông Nam Á thành vùng trái độn quân sự của mình.

Tôi muốn được nhấn mạnh đến sự kiện là Trung Quốc không chỉ muốn cưỡng đoạt tài nguyên thủy sản hay năng lượng và kim loại dưới biển Đông Nam Á mà còn đòi xây dựng khu vực này thành vùng trái độn quân sự tương tự như Tây Tạng, Tân Cương, hay Nội Mông. Nếu thế giới không có phản ứng thì sẽ có ngày Bắc Kinh gọi đây là khu vực quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Như vậy hình như dự báo của ông lại còn bi quan hơn cái nhìn của nhiều người vì không thu hẹp vào chuyện tước đoạt tài nguyên dưới đáy biển.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi sẽ lại nói ngược nữa! Chính là thái độ ngang ngược của xứ này khi họ chưa có một lực lượng hải quân hùng mạnh lại là điều may vì sẽ khiến thế giới chú ý và các nước liên hệ phải có phản ứng. Các nước liên hệ không chỉ là Việt Nam hay Philippines bị cướp mất lãnh hải và tài nguyên ở dưới mà còn có các nước bị hạn chế vận chuyển qua các dòng hải lưu hay hiểm lộ ngoài biển. Chúng ta đã thấy và sẽ thấy phản ứng đó của quốc tế.

Nếu Bắc Kinh chấp nhận luật lệ quốc tế như đa số các nước về quyền khai thác tài nguyên và quyền vận chuyển ngoài biển thì còn có đàm phán hầu giải quyết các mâu thuẫn. Vì đa nghi và chủ quan, họ không tôn trọng điều ấy nên mới là vấn đề cho thế giới chứ không là vấn đề riêng của Việt Nam. Còn vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, có lẽ nó nằm trong đảng Cộng sản và vấn đề ấy thì người Việt phải giải quyết lấy hầu có thể hợp tác cùng các nước để giải quyết vấn đề Trung Quốc của thế giới. Nhưng chuyện ấy vượt khỏi đề tài của chúng ta ở đây.

Vũ Hoàng: Đài Á châu Tự do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.



Theo dòng thời sự:




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link