Monday, December 24, 2012

Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968


 

Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968


» Tác giả: Nguyễn Quang Duy
» Dịch giả:
» Thể lọai: Tài liệu
» Số lần xem: 11083

1. Trung Cộng Chỉ Đạo và Tham Gia Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968 
Vi phạm hưu chiến, Tết Mậu Thân 1968, quân đội cộng sản đã tổng tấn công thủ đô Sài Gòn và hầu hết các thành phố tỉnh lỵ tại miền Nam. Bốn mươi năm qua, do thiếu tài liệu, chúng ta thường hiểu ngầm vai trò của Trung Cộng là hổ trợ cộng sản Việt Nam xâm chiếm miền Nam. Bài viết này dựa trên những tài liệu nội bộ hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Cộng được giải mật chỉ rõ vai trò chỉ đạo của những người cầm quyền Bắc Kinh - Hà Nội.
 
Tòan bộ các tài liệu bằng tiếng Trung Hoa được dịch sang Anh ngữ và phổ biến trên mạng "Cold War International History Project" Woodrow Wilson International Center for Scholar
 
 
Mặc dù những tài liệu được phổ biến qua chương trình nghiên cứu lịch sử chiến tranh lạnh, miền Nam là một điểm "nóng" mà hậu quả đến hôm nay vẫn còn đậm nét. Bài xã luận "Tha thứ được! Lãng quên không bao giờ" (http://www.doi-thoai.com/baimoi0208_085.html) nói được phần nào sự kiện và góp nhận định từ phía các nạn nhân biến cố Mậu Thân.
 
Biến cố đã xẩy ra hết sức bất ngờ cho chính quyền, quân đội và dân chúng Miền Nam. Nhưng ít ra trứơc đó nửa năm, ngày 4/7/1967, Võ Nguyên Giáp và Phạm văn Đồng đã sang Trung Cộng để tường trình Bắc Kinh tình hình và chiến lược quân sự, bao gồm cuộc tổng tấn công này.
 
Phạm văn Đồng đã báo cáo Chu ân Lai như sau: "Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí." Chiến tranh nhân dân là chiến lược đã được áp dụng trên chiến trường miền Nam. Chiến lược này do Mao Trạch Đông đề xướng, chủ yếu là "lấy nông thôn bao vây thành thị" và "vũ trang tổng tấn công và nổi dậy". Chiến lược này được xử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968.
 
Trong buổi họp, Chu ân Lai than thở, ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bẩy mươi, và nhấn mạnh:"Mặc dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan." Năm tới mà Chu ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968.
 
Để sửa sọan cho Mậu Thân 1968, trước đó ba năm vào ngày 08/04/1965, Lê Duẩn sang Tầu cầu viện. Duẩn lên tiếng:"Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, ... và những người thiện nguyện khác, bao gồm những đơn vị xây dựng cầu cống, đường sá." Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) đáp lại "Đó chính là chính sách của chúng tôi, chúng tôi sẽ làm tốt nhất để đóng góp với các đồng chí."
 
Tại Hà Nội, ngày 13/4/1965, Tao Zhu, bí thư Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc Nam phân bộ, báo cho Hồ chí Minh Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc và Mao đã giao trách nhiệm viện binh cho 4 tỉnh phía Nam.
 
Để chắc chắn, ngày 16/05/1965, Hồ chí Minh đã sang Tầu hội kiến Mao trạch Đông. Ông trình bày với Mao kế họach xây dựng hệ thống giao thông phía Bắc để tiếp nhận quân viện từ các quốc gia trong khối cộng sản qua biên giới Trung Cộng. Cùng với kế họach xây dựng đường mòn Hồ chí Minh để xâm nhập miền Nam. Ông nói với Mao: "Nếu chủ tịch Mao đồng ý Trung Quốc sẽ giúp, chúng tôi sẽ gởi người của chúng tôi vào Nam." Mao trả lời:"Chúng tôi chấp nhận. Chúng tôi sẽ làm. Không có vấn đề gì cả."
 
Ngày 23/3/1966, Lê Duẩn sang Tầu bị Chu Ân Lai chất vấn về việc Việt Nam chính thức kêu gọi viện binh từ các quốc gia cộng sản khác, nhất là từ Sô Viết. Chuyến cầu viện này có lẽ đã thất bại, ba tuần sau Duẩn lại phải sang Tầu một lần nữa.
 
Biên bản buổi họp ngày 13/4/1966, giữa Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình, Kang Shen, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh, được tường trình với nhiều dữ kiện lịch sử quan trọng. Đặng cho biết chỉ chưa đến một năm Trung Cộng đã gởi sang Việt Nam 130.000 quân để xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hằng chục ngàn quân chiến đấu hiện đang túc trực ở biên giới, đã có những thảo luận về việc Trung Cộng sẽ tham chiến nếu chiến tranh xảy ra. Duẩn góp ý:" Bây giờ đã có hằng trăm ngàn quân Trung Cộng tại Việt Nam, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu có chuyện nghiêm trọng xẩy ra, ở đó cần thiết 500.000 quân."
 
Chu Ân Lai tuyên bố dự định sẽ gởi chừng 4 đến 5 tóan nghiên cứu quân sự gồm chừng 100 người vào Nam Việt để quan sát tình hình quân sự. Lai nhấn mạnh các toán này có thể sẽ đến tận ngọai ô Sài Gòn.
 
Phía Trung Cộng cũng miễn cưỡng chấp nhận để Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhận viện binh từ các quốc gia cộng sản khác. Qua cuộc họp giữa Ngọai trưởng Tầu Qian Guanhua và đại sứ Việt Nam Ngô Minh Loan, ngày 13/5/1967, riêng các tháng 5 và 6 năm 1967, Liên Sô đã viện trợ Việt Nam 24 phi cơ chiến đấu gồm 12 Mig 17 và 12 Mig 21.
 
Cùng ngày 4/7/1967, ngày mà Chu ân Lai nhắc đến việc chiến tranh ở miền Nam chấm dứt vào Mậu Thân, Phạm văn Đồng đã báo cho Lai biết Liên Sô đề nghị Trung Cộng cho gia tăng số lượng quân viện Liên Sô chuyển sang Việt Nam qua ngõ Trung Quốc từ 10.000 lên 30.000 tấn mỗi tháng. Có thể, Liên Sô sẽ gởi một số đầu máy xe lửa sang Trung Quốc. Để sửa sọan tổng tấn công Mậu Thân, riêng nửa năm 1967, Đồng cho biết Trung Quốc đã quyết định viện trợ Việt Nam 500.000 tấn lương thực.
 
Qua các tài liệu được giải mật ta có thể thấy được vài lý do khiến Trung Cộng trực tiếp chỉ đạo và tham gia tổng tấn công Mậu Thân 1968:
 
(1) bành trướng ảnh hưởng khối cộng sản nói chung, Trung Cộng nói riêng;
 
(2) tranh giành ảnh hưởng với Liên Sô;
 
(3) thất bại xây dựng kinh tế, Trung Cộng cần lý do "giải phóng miền Nam Việt Nam" và "đe dọa của đế quốc Mỹ" để giải tỏa áp lực từ quần chúng và nội bộ đảng cộng sản Tầu;
 
(4) thất bại chiếm đóng Đài Loan, Trung Cộng sử dụng miền Nam như một thí điểm quân sự cho chiến lược vũ trang tổng tấn công và nổi dậy;
 
(5) bất ổn quân sự Nam Việt bắt buộc quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh phải dồn nỗ lực giải quyết, do đó sẽ giải tỏa áp lực quân sự trực tiếp lên Trung Cộng;
 
(6) chiến thắng quân sự của cộng sản Việt Nam (nếu có) sẽ tạo uy tín cho các lãnh tụ Trung Cộng, nhất là trong giai đọan cách mạng văn hóa đang được rầm rộ phát động.
 
Cùng ngày 08/04/1965, khi Lê Duẩn lên tiếng ở Bắc Kinh:"Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, ..." thì ở Hà Nội Phạm văn Đồng ra thông báo 4 đề nghị của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về việc giải quyết chiến tranh tại Việt Nam đến chính phủ Hoa Kỳ. Trước đó ngày 22/3/1965, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng đề ra 5 điểm để giải quyết chiến tranh. Chiến lược "Vừa đánh vừa đàm" là chiến lược quan trọng mà cả cộng sản Trung Quốc lẫn cộng sản Việt Nam vẫn thường áp dụng.
 
Về quân sự, cộng sản đã hòan tòan thất bại trong ba cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Nhưng về chính trị họ đã mang được Hoa kỳ vào bàn Hội Nghị Ba Lê. Sau đó một mặt Hoa kỳ và đồng minh rút quân, mặt khác quân đội chính quy cộng sản vượt tuyến tấn công miền Nam. Thống nhất Việt Nam bằng pháo và tăng.
 
Đã 40 mươi năm lịch sử vẫn bị đảng cộng sản che đậy. Lịch sử bị xử dụng để bảo vệ để củng cố quyền lực đảng cộng sản. Bài bình luận trên Tạp Chí Cộng Sản về "thế trận lòng dân" là một thí dụ điển hình. (http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?Object=20954872&news_ID=29156108). Biến cố Mậu Thân, di cư 1954, thuyền nhân 1975 là những dẫn chứng lịch sử cộng sản có thể chiến thắng bằng "bạo lực cách mạng" nhưng lòng dân Việt vẫn khao khát tự do.
 
Khi đảng cộng sản còn lường gạt chính họ, con cháu họ, còn ngụy tạo lịch sử, thì "hòa giải" là danh từ vô nghĩa với những nạn nhân cộng sản.
 
Trong khi kế họach tổng tấn công được sửa sọan ở Bắc Kinh và Hà Nội. Để "bảo đảm bí mật", các thành viên Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, các lực lượng vũ trang Bắc Việt xâm nhập chỉ biết được khi tham gia cuộc tổng tấn công. Đa số cán binh cộng sản đã bị lường gạt đưa vào cuộc chiến mệnh danh "giải phóng miền Nam". Bị lường gạt "quần chúng nhân dân" sẽ nổi dậy phối hợp với họ để giải phóng Miền Nam. Hậu quả của cuộc tổng tấn công là hằng trăm ngàn cán binh cộng sản tử trận, hằng trăm ngàn còn mang thương tích từ thể xác lẫn tinh thần. Họ và gia đình cũng cần được kể là những nạn nhân (không chính thức) của những người cầm quyền Bắc Kinh — Hà Nội.
 
Các tài liệu lịch sử kể trên, cho chúng ta hiểu thêm con đường "theo Tầu" mà đảng cộng sản Việt Nam đã và đang đeo đuổi. Hiểu được lịch sử sẽ giúp chúng ta mạnh dạn hơn hướng về tương lai.
 
Nguyễn Quang Duy
 
Melbourne, Úc Đại Lợi
 
2008-06-10 18:04:33

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official19/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link