Wednesday, July 30, 2014

Chọn Cuộc Đua Để Đẫn Đầu


Chọn Cuộc Đua Để Đẫn Đầu

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 27 tháng 7, 2014

http://machsong.org

Người đánh cờ giỏi cài đối phương vào thế dù đi cách nào cũng sẽ bị chiếu bí. Vị tướng giỏi chọn trận địa để đối phương dù vùng vẫy cách nào cũng bị vây khổn. 

Đối đầu với chế độ độc tài, chúng ta cũng phải hành xử như người đánh cờ hay như tướng điều binh: chọn cuộc đua mà chúng ta luôn luôn dẫn đầu.

Đào tạo đội ngũ lãnh đạo tương lai cho dân tộc, ở trong và ngoài nước, là một cuộc đua mang tính cách ấy. Trong cuộc đua này, chế độ độc tài sẽ luôn luôn thua.

Lãnh đạo là người có hiểu biết để phán đoán, có tầm nhìn sâu và rộng để nhận diện vấn đề và đề ra giải pháp, có bản lãnh để tự quyết định hướng đi, và có khả năng để thực hiện giải pháp theo hướng đi của mình.

Một chế độ độc tài không bao giờ dung chứa người lãnh đạo như vậy. Họ chỉ muốn mẫu người ngược lại: theo đuôi, vỗ tay, nhất trí. Họ chỉ có người cai trị chứ không có lãnh đạo. Khả năng và bản lãnh của hàng ngũ cai trị trong một chế độ độc tài thường xuống cấp qua mỗi thế hệ vì kẻ kế thừa không được phép hơn người đi trước.

Đã là lãnh đạo thì không thể bị giật dây, sai khiến, che mắt.
125 người trẻ tại Hội Nghị Lãnh Đạo Mỹ-Việt Toàn Quốc, ngày 2 tháng 7, 2011, Hoa Thịnh Đốn (ảnh Henry Nguyễn)

Lãnh đạo khác với lãnh tụ. Lãnh đạo là người dẫn đường cho một số người khác, trong phạm vi sở trường của mình. Công cuộc nào cũng có nhiều lãnh vực công tác đòi hỏi nhiều lãnh vực sở trường. Người nào có sở trường phù hợp nhất với công tác nào thì sẽ lãnh đạo trong công tác ấy.

Do đó trong bất kỳ công cuộc nào cũng cần nhiều lãnh đạo, mỗi người cáng đáng một lãnh vực chuyên môn. Và một người khi lãnh đạo trong lãnh vực này thì đồng thời đi theo và yểm trợ cho các người lãnh đạo trong những lãnh vực khác.

Khuôn mẫu này tự nó đòi hỏi sự chân chính, đạo đức và công bằng nơi mỗi người lãnh đạo vì không thể nào qua mắt hay qua mặt biết bao người lãnh đạo có khả năng và bản lãnh khác ở xung quanh.

Còn lãnh tụ là người bao trùm lên trên tất cả, trong mọi lãnh vực và vĩnh viễn. Mọi người phải theo mình, chứ mình không theo ai. Trong thế giới mở của nền văn minh tin học và thể chế dân chủ ngày hôm nay, lãnh tụ là một khuôn mẫu lỗi thời và đã biến mất từ lâu.

Muốn đất nước sẽ một ngày dân chủ và bắt kịp thế giới, chúng ta phải đầu tư vào việc đào tạo lãnh đạo, thật nhiều lãnh đạo, ở trong và ngoài nước.

Từ đầu thập niên 1990, tôi bắt đầu công việc đào tạo ấy, mỗi năm dăm người, qua chương trình thực tập mùa hè hoặc quanh năm. Họ là những sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ tư hay vừa mới ra trường. Trong số những người ấy giờ này có những người được biết đến nhiều trong cộng đồng như cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh, Luật Sư Tuyết Dương hiện làm việc ở Toà Bạch Ốc, Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Tú Uyên ở đại học Cal State Fullerton.

Nhưng như vậy chậm quá; phải có cách khác.

Tháng 5 năm 2010, tôi bắt đầu hành trình đến nhiều thành phố ở Hoa Kỳ, tìm những người trẻ có lòng, có tiềm năng. Ngày 2 tháng 7, trên 100 những người trẻ ấy cùng tụ về Hoa Thịnh Đốn cho Hội Nghị Lãnh Đạo Mỹ-Việt Toàn Quốc, với cùng một quyết tâm đào tạo lãnh đạo cho thế hệ tương lai vừa để thăng tiến cộng đồng vừa để thay đổi Việt Nam. Đề xuất "500 trong 5 năm" (500 in 5 years) được đưa ra với hoài bão đào tạo 500 nhà lãnh đạo trẻ trong 5 năm.  
Các người trẻ hưởng ứng đề xuất "500 trong 5 năm", Washington DC, ngày 02/07/2011

Muốn đạt con số lớn ấy thì phải tạo nên một môi trường để thu hút những người có tiềm năng và qua môi trường ấy họ tự phát triển khả năng với sự dìu dắt, hướng dẫn bước đầu của những người đi trước.

Các cuộc tổng vận động hàng năm cho quê hương chính là môi trường ấy: trên 100 người trẻ tham gia năm 2012, khoảng 200 người trẻ năm 2013 và con số leo lên đến gần 300 năm 2014. Giữa các cuộc tổng vận động, họ tham gia nhiều sinh hoạt khác theo nhóm để liên tục trau dồi kiến thức, năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo cũng như để thắt chặt tình bạn và tinh thần tương ái. Đây là một môi trường dấn thân, trong lành và hướng thượng. Họ giữ liên lạc với nhau qua trang facebook: https://www.facebook.com/VNAdvocacyDay

Tổng vận động năm 2012

Tổng vận động năm 2013


Tổng vận động năm 2014, lần 1

Tổng vận động năm 2014lần 2

Sang năm, chúng tôi dự định tổ chức Hội Nghị Lãnh Đạo Mỹ-Việt Toàn Quốc lần 2 để chuẩn bị tiến đến đích vào năm 2016: 500 nhà lãnh đạo từ khắp đất nước Hoa Kỳ.

Hãy tưởng tượng nếu cũng có một chương trình tượng tự cho người ở trong nước.

Dù có 3 triệu đảng viên, đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ đào tạo nổi một người lãnh đạo đúng nghĩa. 

Bởi vậy trong cuộc đua đào tạo lãnh đạo, chúng ta luôn luôn dẫn đầu.

Bài liên quan: 

Suy nghĩ của một người rất trẻ

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2916

Thao Thức, Cầu Nguyện, và Phục Vụ

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2914


29-07-2014

Càng sống lâu trong xã hội chủ nghĩa, con người càng thiếu đạo đức

Nhật Báo Calitoday/ Bài tường thuật trên Business Insider ngày 18/7/2014
 Nguyễn Minh Tâm dịch/ Triết học đường phố
Người Việt Nam sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay đạo đức ngày càng suy đồi, từ chuyện lừa đảo, đến chuyện ăn cắp ở khắp mọi nơi. Nguyên nhân chính là bản chất Xã Hội Chủ  Nghĩa không coi trọng tinh thần đạo đức, thái độ cư xử gian trá. Con người XHCN sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đem lại một chút lợi nhỏ cho bản thân.

Tuần báo The Economist vừa đăng một bài nghiên cứu về người Đức sống trong vùng Đông Đức trước đây, theo Xã Hội Chủ Nghĩa có thái độ chua cay, gian trá hơn người Đức sống bên Tây Đức theo Chủ Nghĩa Tư Bản.

Thời chủ nghĩa Xô Viết ở Nga, người ta có một câu nói mai mỉa: “Dưới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa, người bóc lột người. Dưới chế độ cộng sản thì ngược lại.” Tức là cũng bóc lột vậy thôi, chẳng khác gì, có khi còn tệ hơn. Thực tế cho thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xô Viết xúi giục con người không những có tâm địa xấu mà còn ưa làm chuyện gian trá nữa. Cụ thể nhất là trường hợp người dân sống ở Đông Đức, chế độ cộng sản để lại dấu ấn sâu đậm trong cách xử thế của con người: Coi nhẹ vấn đề đạo đức, sự lương thiện.

Hồi năm ngoái, ông Lars Hornuf ở trường đại học University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann thực hiện một cuộc nghiên cứu xem coi người Đức sẵn sàng nói láo đến mức nào để thủ lợi cho cá nhân. Có khoảng 250 người dân Bá Linh được chọn một cách hú hoạ, để tham dự trò chơi, ai thắng được thưởng 6 đồng Euro, tức khoảng 8 đô la Mỹ.

Trò chơi rất đơn giản, mỗi người chơi được cầm con súc xắc thẩy lên 40 lần, và ghi xuống mảnh giấy mỗi lần ra con số nào thì ghi xuống. Ai có tổng số nút cao sẽ được giải nhiều. Trước mỗi lần thẩy con súc xắc lên, người chơi phải hứa tự mình ghi trung thực con số mình thảy ra: Số lớn nhất và số nhỏ nhất.

Tuy nhiên, người chơi không bắt buộc phải tiết lộ cho người khác biết họ đã ghi số nào, có thật hay không. Do đó, người chơi rất dễ ăn gian, muốn ghi số lớn cũng chẳng ai biết. Ví dụ nếu họ chọn số xấp, và trúng số hai. Nhưng nếu họ ăn gian chọn số ngửa là số năm cũng không ai biết. Người chơi thật thà, sẽ ghi đúng số mình thẩy ra. Có những người đưa ra kết quả toàn là số lớn, tức là người đó ăn gian.

Sau khi trò chơi kết thúc. Người tham dự được yêu cầu kê khai số tuổi của mình, và nơi họ cư ngụ trong những khoảng thời gian khác nhau. Nhà nghiên cứu tìm thấy kết quả là những người sống ở khu Đông Đức có máu ăn gian gấp đôi người sống ở Tây Đức sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Nhà nghiên cứu cũng để ý đến số năm sống ở Đông Đức của người tham dự trò chơi trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Người nào sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lâu hơn có xu hướng ăn gian nhiều hơn. Bởi vì đa số họ đưa ra kết quả có những con số lớn đáng nghi ngờ.

Kết quả nghiên cứu không tiết lộ điều gì về bản chất của mối liên hệ giữa xã hội chủ nghĩa với sự bất lương. Có lẽ nó chỉ cho người ta thấy cuộc sống bên Đông Đức tương đối nghèo khổ hơn ở bên Tây Đức. Cùng lúc đó, khi nói về tinh thần đạo đức, luân lý, rõ ràng là những người được nuôi dậy, trưởng thành trong xã hội tư bản hơn hẳn những người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Người Đức với nên tảng văn hoá khá vững vàng, thế mà xã hội chủ nghĩa đã làm suy đồi đạo đức con người như vậy, hỏi sao đối với người Việt, chủ nghĩa xã hội làm băng hoại xã hội Việt Nam đến mức nào.















Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-

 


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link