Wednesday, July 30, 2014

Tham, Dốt, Ngu không lối thoát của Cộng Sản... Những người cộng sản muốn cải tổ


Những người cộng sản muốn cải tổ 

GS Nguyễn Minh Thuyết nói là hết sức thất vọng sau TW6 !


Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-07-29

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
kinhhoa07292014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
2-001-305.jpg
Trang thứ nhất bản kiến nghị do 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc, hôm 28/7/2014.
Screen capture





Ngày 28/7/2014, 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi kiến nghị đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc. Giáo sư Tương Lai một trong 61 đảng viên đạt bút ký, lên tiếng với RFA về bản kiến nghị này.

Muốn cứu đảng ra khỏi suy thoái

Kính HòaThưa Giáo sư, từ trước đến giờ đã có những kiến nghị như thế này rồi, lần này Giáo sư đánh giá thế nào về khả năng lắng nghe của Ban chấp hành trung ương Đảng (BCHTƯ)?

GS Tương Lai: Về khả năng lắng nghe thì chúng tôi còn đang chờ đợi. Nhưng khi mà gửi bức thư này đến BCHTƯ và toàn thể đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, thì chúng tôi, một nhóm những người đảng viên của đảng, những người cho đến hiện nay vẫn đứng trong đội ngũ của đảng, chúng tôi muốn biểu tỏ thái độ của chúng tôi vì lý do gì cho đến giờ phút này, chúng tôi vẫn đứng trong đảng, trong lúc có một số người hô hào ra khỏi đảng.

Cái lý do mà chúng tôi đứng lại trong đảng vì chúng tôi muốn rằng với tư cách là một người đảng viên, chúng tôi muốn làm sao cứu đảng ra khỏi cơn suy thoái trầm trọng này. Mà suy thoái trầm trọng vì cái đường lối lý luận sai lầm. Suy thoái về đường lối lý luận sai lầm đó nó dẫn tới một suy thoái nghiêm trọng khác là sự lệ thuộc vào Trung Quốc. 

Nhân danh ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa, và nhân danh cùng do đảng cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc thao túng đảng cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo Việt Nam, biến họ phụ thuộc vào Trung Quốc. Và chính sự phụ thuộc đó đã làm cho uy tín của đảng càng ngày càng giảm sút, mất niềm tin trầm trọng trong đảng viên và trong nhân dân. Cái việc đảng mất uy tín trầm trọng đó có trách nhiệm của tất cả các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có chúng tôi. Nhưng trước hết trách nhiệm thuộc về bộ phận lãnh đạo là Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương.
Chúng tôi muốn rằng với tư cách là một người đảng viên, chúng tôi muốn làm sao cứu đảng ra khỏi cơn suy thoái trầm trọng này.
-GS Tương Lai

Kỳ này nhân việc BCHTƯ sắp họp một hội nghị, mà chuyên đề theo chúng tôi biết là bàn về biển Đông, bàn về kiện Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ đây là thời cơ chúng tôi đưa ra bức thư ngỏ này, đưa ra lời kêu gọi. Vì tôi cho rằng đây là cái thời điểm rất quyết định.

Trong dịp này chúng tôi muốn Đảng cộng sản Việt Nam, mà trước hết là BCHTƯ, cơ quan cao nhất của đảng, phải có sự chuyển biến mạnh mẽ để lấy lại niềm tin của dân. Mà muốn lấy lại niềm tin của dân khi mà uy tín đã xuống tận đáy rồi thì không có gì khác là giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ. Muốn giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ thì phải đi với dân, giải phóng dân, không đặt cái ách cai trị theo chế độ toàn trị phản dân chủ của một đảng cầm quyền nhân danh ý thức hệ cộng sản, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nhưng mà lại thực hiện một chế đọ chuyên chế nặng nề đè nặng lên đời sống của nhân dân.
2-002-250.jpg
Trang thứ hai bản kiến nghị do 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc, hôm 28/7/2014. Screen capture.

Kính HòaGiáo sư vừa nói đến vấn đề ý thức hệ. Nếu nhớ không lầm thì trước đây Giáo sư cũng chính là người đòi hỏi đổi tên đảng Cộng sản thành đảng Lao động. Vậy thì có phải lần này mà ý thức hệ bị thách thức cao nhất kể từ khi có những bảng kiến nghị phải không ạ?

GS Tương Lai: Tôi cũng không biết có phải là lần này là lần thách thức cao nhất. Vấn đề này tôi sẽ suy nghĩ thêm.
Năm 1951 khi đổi tên Đảng cộng sản Đông dương sang Đảng cộng sản Việt Nam, sang Đảng Lao động Việt Nam thì chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên phải là đảng của dân tộc.

Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu cho bảng Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh dẫn ra các câu nói bất hủ trong bảng Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp.

Bây giờ trở lại với cái tên, nước là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đảng là đảng Lao động Việt Nam thì cái Đảng hiện nay mới có cơ may lấy lại được uy tín, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của dân. Tôi thấy là cũng có nhiều người đề cập đến vấn đề này. Thậm chí cái hồi thảo luận về Hiến pháp cũng có đề nghị thay đổi tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa thay cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kính HòaCám ơn Giáo sư đã dành thì giờ cho RFA thực hiện cuộc phỏng vấn này.


Người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc sau vụ tranh chấp giàn khoan

'Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam' là một phần của chiến dịch trên toàn quốc nhằm thúc đẩy tinh thần dân tộc.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Đảng viên cao tuổi kêu gọi VN đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế
  • Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, Biển Hoa Đông
  • Nghe Ngư dân Việt vỡ nợ sau các vụ tấn công của Trung Quốc ở Biển Đông
  • Ông Clinton chỉ trích Bắc Kinh về Biển Ðông
Reasay Poch
29.07.2014
HÀ NỘI —

Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng biển tranh chấp ở biển Đông mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.  Nhưng vụ việc này vẫn còn tiếp tục tác động tới người tiêu dùng ở Việt Nam. Theo tường thuật của thông tín viên Đài VOA Reasey Poch từ Hà Nội, người Việt dường như đang có nỗ lực tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.

Cũng giống như phần lớn các cửa hàng trên khắp cả nước, các kệ tại cửa hàng này la liệt các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc; nhưng hiện giờ, phần lớn các mặt hàng đó không bán được vì nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tức giận vì Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Như mọi năm, chị Hương đưa các con tới mua đồ dùng học tập cho năm học mới. Chị cho biết là năm nay, chị chỉ mua đồ dùng sản xuất ở Việt Nam.

“Trung Quốc đã rút giàn khoan dầu nhưng tôi vẫn nghĩ rằng chúng tôi là người Việt thì chúng tôi phải mua hàng Việt”.
'Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam' là một phần của chiến dịch trên toàn quốc nhằm thúc đẩy tinh thần dân tộc.
Tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, dẫn tới các cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và thuyền đánh bắt cá của Việt Nam.

Mai là một sinh viên tại Hà Nội. Em cho biết vẫn sử dụng hàng sản xuất ở Trung Quốc nhưng sẽ không mua hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc trong tương lai.

“Sau sự việc vừa qua, có nhiều lời kêu gọi trên Internet về việc ‘không sử dụng hàng hóa Trung Quốc’. Nhiều người đã cố gắng vứt bỏ các đồ sản xuất ở Trung Quốc”.

Theo số liệu chính thức của chính phủ Việt Nam, năm 2013, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hai chiều là hơn 50 tỷ đôla.

Tàu cá Trung Quốc : Công cụ lấn chiếm Biển Đông

Ảnh một đội tàu cá Trung Quốc, trú  cảng Đông Phương, Hải Nam.
Ảnh một đội tàu cá Trung Quốc, trú cảng Đông Phương, Hải Nam.
Reuters

Trọng Nghĩa

Ngày 15/07/2014 Trung Quốc quyết định cho rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Một chi tiết đã thu hút sự chú ý : « Hạm đội » tàu cá Trung Quốc - gồm cả trăm chiếc - dày đặc trong khu vực, đã đột nhiên biến mất. Trong hơn hai tháng trước đó, những chiếc tàu này đã là trợ thủ đắc lực cho lực lượng Hải cảnh và Hải quân Trung Quốc trong việc ngăn cản không cho lực lượng chấp pháp Việt Nam thi hành nhiệm vụ trong vùng. Tính chất công cụ lấn chiếm Biển Đông của đội tàu cá cực kỳ hùng hậu và hung hăng của Trung Quốc đã bị báo chí quốc tế vạch trần.

Trang mạng thông tin Quartz vào hôm qua, 28/07/2014, trong bài viết « Trung Quốc đang sử dụng đội tàu đánh cá thương mại to lớn của minh như là một lực lượng hải quân bổ sung », đã nêu bật quy mô to lớn của hạm đội tàu cá Trung Quốc, lên đến gần 700.000 chiếc (chính xác là 695.555), đứng đầu thế giới về số lượng, cao hơn gấp đôi nước đứng thứ hai là Nhật Bản.

Đối với tác giả bài viết, quả là dân Trung Quốc, rất đông và rất thích ăn cá, cần đến một hạm đội khổng lồ như thế để cung cấp hải sản, thế nhưng, bên cạnh đó, Bắc Kinh đang tăng cường trang bị và trợ cấp cho đội tàu này để tung xuống các vùng biển tranh chấp với các láng giềng như Philippines hay Việt Nam.

Trong một phóng sự điều tra công bố hôm 27/07/2014, hãng tin Anh Reuters đã vạch trần chiến lược của Trung Quốc nhằm biến đội tàu đánh cá của họ thành công cụ áp đặt chủ quyền trên Biển Đông. Chiến lược này đi từ việc cung cấp thiết bị liên lạc qua vệ tinh cho từng chiếc tàu, trợ cấp xăng dầu, hỗ trợ tài chánh để khuyến khích ngư dân đi đến đánh bắt tại những vùng mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Yếu tố thông tin liên lạc rất quan trọng. Chính quyền Trung Quốc đã trang bị cho các chiếc tàu cá một hệ thống định vị bằng vệ tinh rất hiện đại, sử dụng màng lưới vệ tinh định vị Bắc Đẩu (Beidou) mà Trung Quốc đã phóng lên không gian trong  gần 2 năm gần đây.

Hệ thống trên tàu lại có tuyến liên lạc trực tiếp với lực lượng tuần duyên Trung Quốc, giúp ngư dân Trung Quốc báo động khi gặp thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của Việt Nam hay Philippines khi đi đánh bắt trong các vùng tranh chấp trên biển Đông.

Theo báo chi chính thức Trung Quốc, đến cuối năm 2013, hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu đã được lắp đặt trên khoảng 50.000 chiếc tàu cá Trung Quốc.

Chính sách của Bắc Kinh trong lãnh vực này rất rõ. Tại Hải Nam, cửa ngõ mở ra biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc chỉ phải trả tối đa là 10% chi phí mua hệ thống định vị qua vệ tinh này. Phần còn lại do chính quyền bù đắp.
Ngoài vấn đề thiết bị thông tin liên lạc, chính quyền Trung Quốc còn có chính sách hỗ trợ xăng dầu để khuyến khích ngư dân xuống Biển Đông đánh bắt cá. Trả lời nhà báo của hãng Reuters, rất nhiều thuyền trưởng tàu cá tại cảng Đàm Môn (Hải Nam) tiết lộ rằng chính quyền tỉnh này đã khuyến khích ngư dân xuống đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông. Không chỉ động viên suông, chính quyền Trung Quốc còn hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá có thể đánh bắt xa bờ.
Chính sách trên đã được chính người lãnh đạo cao cấp nhất tại Trung Quốc ủng hộ. Theo ghi nhận của Reuters, chỉ vài tuần sau khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã thực hiện điều được báo chí chính thức Trung Quốc gọi là một chuyến thăm bất ngờ đến cảng đánh cá Đàm Môn ở Hải Nam. Tại đấy, ông đã nói với ngư dân là chính quyền Trung Quốc sẽ nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ họ khi họ hoạt động tại những vùng biển tranh chấp.

Theo giáo sư Alan Dupont, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Đại học New South Wales (Úc) : « Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc được chính quyền nước này động viên và tài trợ để đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp » Đối với chuyên gia này, việc tung tàu cá xuống lấn chiếm các vùng tranh chấp đã « trở thành một chính sách », không còn là những quyết định mang tính chất cơ hội. Chính sách đó, theo ông Dupont, xuất phát từ cả các lý do địa chính trị lẫn kinh tế, thương mại ».















Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-

 


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)



__._,_.___

Posted by: hung vu

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link