Saturday, July 20, 2013

Tin mới nhất ở phi trường Tân Sơn Nhất !!


 

Chỉ có bọn ăn cướp mới có những hành động thô bỉ như thế nầy.
image
 
image

--- On Wed, 6/12/13, SUTTON VO <> wrote:

From: SUTTON VO <
Date: Wednesday, June 12, 2013, 3:53 PM
 
Kính thưa đồng hương,
Chuyện những lâu la (Nhân viên hải quan TSN) của đảng cướp Việt Cộng ăn cướp (Đây là một kế hoạch ăn cướp thật là hợp pháp của bọn Hải quan) thì đâu có gì lạ đâu ?
Nếu những kẻ cướp (đảng Cộng Sản Việt Nam) mà không ăn cướp thì đó mới là chuyện lạ đấy quý vị ạ.
Có rất nhiều đồng hương không để ý nên thường bị bọn chúng tuyên truyền cho rằng đó là tham nhũng.
Xin thưa với quý vị. Tệ trạng tham nhũng ở đâu mà không có ?
Ở các nước có luật pháp thực sự thì tham nhũng không những là một tệ trạng xã hội mà nó còn là một tội trạng bị pháp luật trừng trị thích đáng.
Còn trong cái xã hội của cái gọi là "nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" thì không hề có tham nhũng.
Nói thế nghe cũng hơi lạ tai ? Nhưng sự thực là như thế đó.
Lý do là vì mỗi khi có tên Việt Cộng nào (từ tên lâu la tép riu ở địa phương cho đến những thằng những con đầu xỏ ở trung ương) bị gọi là tham nhũng thì quý vị có thấy bị pháp luật trừng trị gì đâu ?
Nói cách khác, Việt Cộng đặt ra luật lệ để tự ban cấp cho chúng cái quyền trấn lột (ăn cướp) người dân một cách công khai. Vì thế, chẳng có tên ăn cưóp VC cướp nào bị trừng phạt cả. 
Chúng đã tự dành độc quyền (điều 4 hiến pháp của chúng) ăn cướp mà !!!
Tôi xin thiết tha kêu gọi quý đồng hương hải ngoại, nếu muốn cho đồng bào quốc nội (trong đó có thân bằng quyến thuộc của mình) mau thoát khỏi ách thống trị của loài thảo khấu CSVN, xin hãy cương quyết làm những việc sau đây:
- Không du lịch Việt Nam. Vạn bất đắc dĩ vì nhu cầu "quan, hôn, tang, tế" thì chỉ đi Việt Nam trong một thời gian thật ngắn.
- Hạn chế tối đa việc gởi tiền cho thân nhân.
- Không làm ăn buôn bán (kinh doanh, đầu tư) với Việt Cộng dưới mọi hình thức.
- Tẩy chay triệt để mọi hoạt động kinh tài (không mua hàng hóa của VC, không cho tiền sư/cha quốc doanh, không dự các cuộc trình diễn văn nghệ,...) của Việt Cộng ở hải ngoại.
- Không bắt chước nói "tiếng của Việt Cộng" một cách ngô nghê, vô nghĩa (sự cố, tự sướng, vô tư, bức xúc,... ) trong giao tiếp và nhứt là trên lãnh vực truyền thông báo chí.
Vài hàng góp ý cùng quý vị nhân bản tin về một chuyện ăn cướp ngày của Việt Cộng tại phi trường Tân Sơn Nhứt (Sài Gòn).
Trân trọng kính chào quý đồng hương.
Người lính già QLVNCH Võ Văn Sĩ   
 
----- Forwarded Message -----
From: Patrick Willay <Sent: Wednesday, June 12, 2013 11:46 AM
Subject: [PhoNang] Tin mới nhất ở phi trường Tân Sơn Nhất !!
 
 
 
Tin mới nhất ở phi trường Tân Sơn Nhất
 
 
                            
                                                                                Hải quan Phi trường Tân Sơn Nhất
 Cứ mỗi chuyến bay từ các nước về TSN đều có một số vali của hành khách chui thẳng vào kho đặc biệt, hành khách đợi quá lâu không thấy đành phải "đăng ký" hành lý thất lạc, bọn Hài quan sẽ hẹn trở lai 2,3 ngày hôm sau nếu tìm thấy.
Những người ở Tp khác phải trở lại lâu hơn. Trong thời gian này bọn HQ tha hồ lục lọi trong vali, mặt hàng nào ngon, có giá chúng sẽ lắy bớt, nhiều lọ thuốc tây chúng đổ ra để tìm hột xoàn hay đá quý ?
Bất ngờ người nhà quay lại lấy vali thấy chúng đang thu gom đống đồ từ các vali khác để trên bàn. Hỏi chúng tại sao, chúng trả lờì: gởỉ nhiều quá tịch thu bớt ...
Đây là một kế hoạch ăn cướp thật hơp pháp của bọn Hải Quan.
Có như vậy tụi Hải Quan mới kháo nhau là mỗi đứa có cả trăm triệu mỗi tháng.
Cái vali của gia đình tôi, chúng cắt mất ổ khóa lấy 1 số hàng rồi dán giấy niêm phong. Theo luật của Hải Quan Việt Nam thì mỗi vali bị mất luôn, chúng chỉ đền 250-300 dola không phài 1200-1500 như các hãng hàng không ngoài nước....
Đây là sự thật vừa xảy ra trong tháng 7/12- khi về vn không nên đóng hàng mắc tiền trong vali .
Mong mọi người thông báo cho thân nhân trước khi quá trễ.
 
 

Ai đang thao túng đất nước, gây hỗn loạn xã hội và gieo tang thương cho dân Việt Nam






From: hung vu <
To: phonang <
Sent: Thursday, June 13, 2013 6:30 AM
Subject: [PhungSuXaHoi] Ai đang thao túng đất nước, gây hỗn loạn xã hội và gieo tang thương cho dân










Tiếng Dân – Ai đang thao túng đất nước, gây hỗn loạn xã hội và gieo tang thương cho dân Việt Nam



Posted on 13/06/2013by minhhieu90



Tiếng Dân (Danlambao) - “Tôi xuống xe và lầm lũi đi trong “đêm tối lầm than của cuộc đời”, giữa lúc trời trưa nắng gắt! Tôi như một tên tù, vì đã mất nước, và đang bị lưu đầy ngay trên quê hương tôi, như hàng triệu đồng bào thân yêu khác của tôi!”…







*



Tình cờ ngồi trên xe của một chú tài xế “xe ôm”, tuy không mấy quen biết, chỉ vài lần nhờ chú chở đi, nhưng chú tài này tỏ ra rất cởi mở, nên đã kể cho tôi nghe một mẩu chuyện … rùng rợn. Trong lúc đợi tôi từ nhà ra, chú tài chắc có dịp quan sát một “tập thể” đá gà ăn tiền khoảng vài ba chục người đàn ông, đang làm thành một đợt “sóng lượn” theo cặp gà đá, với sự ồn ào náo động cả một khu vực, kèm thêm những câu chửi thề, cãi cọ của “tập thể” này, chú tài nói:



- Quá ồn ào và phức tạp, phải không bác? Tôi trả lời:



- Tôi cũng chán ngán hết sức, nhưng đành chịu! Đã có báo phường, báo công an nhiều lần cũng vô ích! Họ còn nói không quản lý được vì “dân ở chỗ khác đến”! Cũng nhiều lần người dân báo cho CA phường khi có những đám cờ bạc, đá gà ăn thua lớn trong ngõ, CA đến bằng xe Jeep, nhưng bấm còi inh ỏi báo động cho đám con bạc chạy hết, và như có thỏa thuận, họ để lại ít triệu trên bàn bài cho CA lấy, rồi chẳng bắt ai. Còn đám đá gà thì cũng để lại tiền hay gà“biếu” cho CA, rồi ai né đi dường nấy là xong. Cũng có lần vài “cò mồi” bị bắt trình diễn cho dân thấy, nhưng ngày hôm sau lại có mặt tham dự “làn sóng” đá gà hay cờ bạc tiếp! Dân ở đây không khác ở trong “trại tệ nạn xã hội”: người già, người bệnh thì mất ngủ, trẻ con thì bị đầu độc bởi những tệ trạng cờ bạc, đâm chém khi con bạc thua lỗ lớn và bất bình nhau!



Nghe xong chú thỏ dài, rồi “giảng giải” cho tôi một “bài học” thật cụ thể và đầy đủ như sau:



- Bác ơi, “chúng nó” không dẹp đâu, vì đó là “chỗ làm ăn sinh lợi” của chính quyền địa phương. Vả lại theo cháu biết (dân xe ôm thì thường biết đủ mọi thứ tin tức!), thì mỗi khi CA bắt bớ nơi nào, thường phải có tờ lệnh được ký từ trung ương hay từ thành phố xuống, tùy tình trạng to nhỏ của vụ việc. Mà mỗi cái lệnh được ký, đám thi hành phải nộp lại cho“sếp ký” ít nhất từ 50 triệu đổ lên, có khi hàng tỷ tùy vụ việc to nhỏ. Như vậy mới có “ngân quỹ” chi trả cho số quá đông côn đồ được thu nhập vào ngành CA. Ngoài ra bọn đi bắt còn phải có món để chia chác với nhau, hầu thu lại tiền đã bỏ ra chạy vào ngành, và còn lời để xây nhà sắm xe, ăn chơi trác táng nữa!



Ở xóm cháu mấy thanh niên vô công rỗi nghề hay có dính tội phạm, chúng đều đi làm CA cả! Mỗi tuần mỗi đứa còn phải nộp cho sếp một món tiền hụi chết. Có giá hết đó bác, tùy theo vị trí được nhận. Bởi vậy những chuyện vặt không thu được nhiều tiền, dân có kêu mỏi cổ chúng cũng chẳng dẹp đâu. Mỗi khi làm vụ nào, chúng đều điều nghiên kỹ xem khi “ốp” thì thu được bao nhiêu, không đủ “sở hụi” là không làm, xã hội loạn kệ xã hội, dân bất an kệ dân.

Chúng còn nuôi dưỡng tệ nạn để có thêm chút tiền đi nhậu nhẹt! Mình có thân thì phải tự lo thôi. Chỉ khi mình đụng đến chúng nó thì nó mới “rớ” tới mình, mà nó rớ tới thì nhiều khả năng chết oan bất đắc kỳ tử đó, “côn ăn” mà! Bác có biết từ này không? “Côn” là du côn, “ăn” là ăn cướp!



Dân bây giờ gọi CA như thế! Bác thấy chưa, kìa bọn cướp cạn đang đứng từng nhóm năm bảy thằng, tràn cả ra lòng đường, mắt cú vọ của chúng soi mói từng khuôn mặt và tuýt còi. Có bị tuýt là có chi tiền từ mấy trăm nghìn đến cả triệu đó bác, không thì rắc rối to, hay trở ngại công việc của mình! Cháu rành mấy vụ này lắm.



Mỗi thằng “côn ăn” mỗi tối về có cả tiền triệu đi nhậu, đi gái. Mẹ tiên sư nhà chúng nó! Chúng nó là quân cướp cạn. Đất nước này đang bị một đảng cướp nắm đầu và đang uy hiếp dân! Cháu nói thật cho bác biết, cháu cũng là con cán bộ tập kết, nhưng ông già cháu chết lâu rồi! Trước khi chết ông còn cay đắng dặn dò chúng cháu là: “Đời ba đã bị sai lầm khốn nạn, các con hãy tự tìm những việc lao động chân chính mà làm, dù có cực nhọc, chứ đừng đi theo con đường hại dân hại nước của ba!”. Bởi vậy bây giờ cháu trở thành “xe ôm”, chứ nếu không thì ít nhất cháu cũng thành một thằng “côn ăn” tiền túi rủng rỉnh, nhà cửa sang trọng rồi!



Vừa nói tới đây thì chú xe ôm chạy đến một ngã tư, cả hai chúng tôi chứng kiến tận mắt một thanh niên trẻ dừng xe tắp vào lề đường, và hai “côn an” cũng vừa rượt kịp. Chúng dùng dùi cui đánh tới tập lên đầu người thanh niên kia, trong khi em vừa van xin, tay vừa cố đỡ những cái dùi cui đánh thẳng vào mặt, vào đầu!



Thì ra chú em này quẹo vào đường cấm, chỉ được lưu hành một chiều, vì em mới đi con đường này lần đầu nên không biết (nghe em phân bày)! Bị CA thổi còi, chú quẹo vào lề để đậu, nhưng CA không cần nghe cũng không cần biết, cứ thẳng tay xả roi vào nạn nhân như đánh một khúc cây! Nạn nhân vì… vô phước nên đã rơi vào “cơn nóng” của hai CA phải đứng đường từ sáng tới giờ, có lẽ đang bực mình vì “chưa được đi nhậu” (chú xe ôm nói thế!). Và chú tài của tôi vừa cố chạy, vừa nói:



- Đúng là dân mình đang bị hành tội bởi bọn cầm quyền ăn cướp và dã tâm! Chả có nước nào như nước ta cả! Chưa biết chừng mai đây chúng còn dẫn quân Tàu Cộng vào đặt ách đô hộ trên đầu chúng ta! Nhưng biết chạy đâu bây giờ hả bác?!



Tôi hoàn toàn câm lặng, vì mọi sự đã được giải thích, chứng mình bằng hành động của bọn cướp, cướp nước và cướp của giết người, giống như “bài giảng” đầy đủ và cụ thể của người tài xế xe ôm, từ thân thế, lý lịch, đến những việc chú biết nhờ cái nghề xe ôm đã đưa chú đi khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố! Tôi cũng vừa biết một anh tài xế xe khách, mất trắng tới 8 triệu đồng cho CA Biên Hòa để lấy lại giấy xe và bằng lái, vì vượt phải lúc xe quá đông trên xa lộ Biên Hòa, để được xé biên bản vi phạm!



Người bạn tôi có một ngôi nhà ở vùng quê, cho người ta ở nhờ vì thương hại họ không nhà. Nay người đó xây nhà trên đất của chủ, cắt một phần đất bán đi, phần sân thì cho thuê lấy tiền. Bạn tôi thưa kiện đã 5 năm, tốn phí gần trăm triệu rải đường mà vẫn không lấy được nhà lại, dù có đầy đủ giấy tờ chủ quyền, thuế nhà đất vẫn đóng đầy đủ. Có người mách mối, ngả giá 500 triệu đồng để chính quyền thu hồi nhà cho, thời gian từ 6 tháng đến một năm, nhưng vì là giáo viên hưu không có tiền, đành chịu!



Tôi nhắm mắt, mím môi, lòng tràn uất hận! Trong cả nước VN, đang có bao triệu người mang tâm trạng như chú xe ôm và tôi! Thượng Đế hỡi! Sao đã ban cho chúng con một Tổ Quốc thân yêu VN, làm nơi dung thân cho chúng con và bao đời con cháu về sau, mà Ngài lại để chúng con khổ ải, tủi nhục và bất an như đang đi giữa đêm trường tăm tối đầy hiểm nguy thế này?



“Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân Việt, vì đất nước đang còn ưu phiền, còn tiếng khóc đi vào đêm trường miệt mài! Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này, vì sóng gió, trôi dạt lâu dài…!…Nhà Việt Nam yêu dấu ơi! Bao giờ thanh bình?!” Nước mắt tràn trề, khi tôi lơ mơ nhớ đến bản nhạc có tên “Đêm nguyện cầu” mà tôi vừa được nghe tối qua từ chiếc xe bán hàng rong phát ra!



Tôi xuống xe và lầm lũi đi trong “đêm tối lầm than của cuộc đời”, giữa lúc trời trưa nắng gắt! Tôi như một tên tù, vì đã mất nước, và đang bị lưu đầy ngay trên quê hương tôi, như hàng triệu đồng bào thân yêu khác của tôi!



Saì Gòn, tháng 6 năm 2012







Tiếng Dân



danlambaovn.blogspot.com





Người tù không biết tội


 

 

        Truyện ngắn

            Người tù không biết tội

 

                                                                           Tống phước Hiến

 

          Anh sinh trong một gia đình nông dân nghèo, ở một xóm heo hút xa xôi với thị thành. Sau Hiệp định 1954, quê anh được tiếp thu, sống trong Chính Quyền Quốc Gia, nhà anh nằm trơ trọi giữa cánh đồng. Tía anh chết trong thời chiến tranh, Mẹ già yếu  lại  bịnh vì quá cơ cực lam lũ, nên anh chưa một lần được đến trường. Khi anh đến tuổi lớn khôn, quê anh bỗng trở thành vùng xôi đậu, anh dắt bà Mẹ già yếu bịnh hoạn trốn về Thị xã Long Xuyên, làm công cho một lò gạch. Nhờ siêng năng, thiệt thà, tiện tặn, anh mua được căn nhà nhỏ, lấy vợ và chuyển sang nghề “đạp xe lôi”. Vì là người con duy nhất, cha chết, mẹ già trên 60 tuổi, nên anh được miễn dịch vì lý do gia cảnh.

          Cuộc sống gia đình êm ấm, anh chưa bao giờ suy bận, tìm hiểu về chiến tranh. Với anh, Quốc Gia hay Cộng sản thì anh cũng chỉ là người dân bình thường. Nhưng dù sao thì  biến cố 30 tháng 4 năm 1975 cũng đã làm anh đôi chút ngỡ ngàng. Anh thắc mắc  không hiểu vì sao lại có người lo âu, hốt hoảng. Quanh anh, cuộc xáo trộn diễn ra gay gắt với nhiều người, nhưng anh không thấy có gì thay đổi. Anh vẫn đạp xe lôi, giá một cuốc xe linh động thay đổi tùy theo sự hốt hoảng ít nhiều hay bình thường của khách.

          Thế rồi, vào những ngày cuối tháng 5 năm 1975, công an khu vực bỗng đến “kiểm kê hộ khẩu”.

           Tên công an mang theo sổ sách vào nhà anh lấy lời khai, trong khi mấy tên du kích mang súng bao quanh và chận cửa nhà anh. Vốn là người dân hiền lành, anh quá hoảng sợ. Anh tưởng tượng ra hình ảnh tù tội, cảnh Mẹ già, vợ dại, con thơ nheo nhóc đói khổ, cảnh bị công an tra tấn, tù đày lao cải đói khổ khiến anh càng thêm bấn loạn. Anh nhớ có biết tên công an nầy. Nhà hắn gần xóm chợ. Trước đây, khi gặp nhau cũng có chào hỏi, mời nhau ly cà phê hay điếu thuốc, có khi thân tình gọi nhau mầy tao tôi tớ. Có ai hơn ai đâu. Thật ra, công bình mà nói, thì tên công an khu vực thuộc được mấy chữ cái, tuy không đúng, nhưng cũng ráp vần đọc được vài ba chữ. Nghe bà con lối xóm nói hắn là “cán bộ nằm vùng”. Bây giờ, tình thế đã khác. Anh vẫn là dân, hắn trở thành cán bộ. Vị thế đã rạch ròi phân định. Sau gần hai tháng sống với chúng, anh mới hiểu, cán bộ là kẻ có uy quyền tuyệt đối. Vì là dân nên anh có thể bị hắn bắt bỏ tù bất cứ lúc nào.

          Không cần đợi ai mời, tên công an ngồi, chân duỗi, chân co trên mặt ghế. Một tay đặt lên quyển sổ, tay kia vắt trên cái đầu gối. Hắn bệ vệ nói, mắt láo liên khi thì nhìn anh, khi thì nhìn như dò xét khắp mọi ngõ ngách trong nhà. Mẹ anh mặt mày nhợt nhạt ngồi bệt nơi xó góc. Vợ anh, sợ con khóc, gây tiếng ồn, chị vạch ngực áo đút vú vào miệng đứa nhỏ nhất, ba đứa lớn hơn lấm lét nép vào Mẹ. Hắn gật đầu mấy cái rồi bắt đầu :

             - Báo cáo Má, anh, chị và mấy cháu, để ổn định tình hình, trấn áp bọn ngụy quân, ngụy quyền, phản cách mạng, để phát huy thành quả cách mạng, để có điều kiện tích cực bảo vệ đời sống nhân dân. Hôm nay, thừa lịnh Chi ủy, thừa lịnh chính quyền cách mạng và thừa lịnh nhân dân, chúng tôi là công an khu vực, “hợp dồng hành quân” với du kích địa phương đến tận cơ sở thực tế điều tra tình hình, kiểm kê dân số hộ khẩu. Dưới chính quyền cách mạng thì hộ khẩu vô cùng quan trọng, sau nầy bà con mình dùng nó để nhận sự phân phát đồng đều sản phẩm vật chất do xã hội sản xuất ra.

          Vậy nên bây giờ, cán bộ cách mạng hỏi đến đâu thì các “đương can” trả lời đến đó, không được nói khi cán bộ chưa cho phép. Muốn trình bày phải đưa tay xin và chờ “chỉ thị”. Mọi sự trái với “điều lệnh sẽ bị cách mạng nghiêm khắc xử lý” (Phần nầy, hắn học thuộc lòng cách nói của bọn công an ngoài Bắc vào giảng dạy lớp công an nhân dân khu vực).

           - Tên chủ hộ ?

             Anh đáp :

           - Dạ, Huỳnh-Ngọc-Thân.

             Tên công an lật nhanh trang giấy lẩm nhẩm đánh vần, nhưng hắn không viết được. Hắn tự nhủ “cái họ nầy thường nghe, nhưng vì không lưu ý, nên nay không hình dung nó ra làm sao”. Túng quá, hắn quay sang bảo anh “tự đánh vần cho được chính xác”. Anh gãi tai cười :

         - Ðồng chí viết còn không được, thì tôi làm sao viết được.

           Chụp ngay cơ hội để giải vây, chữa thẹn, hắn gay gắt nạt nộ :

               - Ai đồng chí với anh ? Ai nói với anh rằng tôi viết không được. Cảnh cáo anh về tội đánh giá tầm thường cán bộ cách mạng.

          Hắn ngoái cổ ra phía ngoài nhìn tên du kích đứng chận cửa và ra lịnh :

        - Vì tình hình “đột xuất” cần phải “điều tra thực tế hiện trường”, nên tôi cần  một đồng chí du kích vào làm thư ký.

           Tên du kích bước vào, kéo ghế, dựng súng, nhận sổ và cúi đầu nắn nót viết. Tên nầy cũng lúng túng không viết được chữ Huỳnh. Sau khi bóp trán, nhíu mày vật lộn với chữ nghĩa, cuối cùng  y viết chữ "Hình" thay vì "Huỳnh". Tên công an khu vực liếc thấy tên du kích đã “hoàn thành xong công tác về mặt cơ bản”, nên tỏ vẻ mừng. Khi ấy trời đã xế trưa. Chúng giải quyết  nhanh chóng và hấp tấp trở về trụ sở.

             Chừng hai tuần sau, toán công an thị xã Long Xuyên lại đến “kiểm tra thành quả công tác cách mạng của chính quyền cơ sở ” thì “phát hiện” ra “sự cố“ có sự “sai biệt” giữa bản lưu tờ khai gia đình do chế độ cũ lập và hộ khẩu mới. Tên công an Thị xã cảnh cáo anh :

          - Sai lầm “nghiêm trọng vượt qua tiến độ kỹ thuật” anh phải “khẩn trương” gấp rút xin đồng chí công an khu vực xác nhận lại.

         Chúng hẹn sẽ trở lại kiểm tra vào tuần tới.

         Suốt đêm hôm ấy anh lo sợ, mong mau sáng, giải quyết cho xong “ba cái vụ giấy tờ để còn lo làm ăn”. Tờ mờ sáng hôm sau, anh chực sẵn trước nhà hắn. Mới thức dậy, mở cửa, gặp anh, hắn có vẻ không vui nhưng cũng hỏi :

       - Cần gì mà đến sớm vậy ?

         Anh cười thật tươi và trình bày câu chuyện rắc rối họ tên của anh, kèm với lời cảnh cáo của công an thị xã. Hắn cảm thấy danh dự bị xúc phạm, nhưng cố tỏ ra ôn tồn :

       - Rừng nào cọp nấy. Khu vực nầy, chỉ có tôi mới có quyền. Ai thắc mắc, nói gặp tôi.

          Thoáng chút ngập ngừng hắn bảo anh đợi, cùng ra trụ sở để xem xét lại. Trụ sở hắn kề bên  quán ăn, anh tính mời hắn vào quán “đấm mõm” cho việc mau xong. Nhưng dọc đường, người quen của hắn đi theo chừng hơn mười mạng. Anh nhẩm tính cứ mỗi thằng một tô hủ tíu, một ly cà phê, một gói thuốc ba số (ba số 5), ấy là chưa kể bánh mì, cà-phê mang theo về trụ sở cho mấy ”đồng chí” khác. Anh định về đến trụ sở chỉ có hai người, anh sẽ sử dụng câu thần chú “thủ tục đầu tiên" (tiền đâu). Nhưng không may cho anh, khi gần đến nơi hắn ngừng lại nói :

        - Công việc không có gì quan trọng, mai anh trở lại. Hôm nay tôi cần đi họp.

            Nói xong, hắn bước nhanh. Còn anh, anh lủi thủi đi về. Anh lo lắm, nhưng lần nào cũng thế, hắn lẩn tránh và tìm cách từ chối. Mấy lần anh định đưa tiền, nhưng lại sợ mắc tội “làm hủ hóa cán bộ cách mạng”. Anh sợ, vì anh nhìn thấy cặp mắt hắn có vẻ ác cảm với anh. Có lần anh nói với chị. Chị cho biết dạo nầy vợ hắn cũng có vẻ “ta đây, nhìn nngười bằng nửa con ngươi”.

            Lần  hồi, đến ngày công an thị xã xuống “kiểm tra sự chấp hành” của anh. Nghe trình bày, tên công an thị xã cho phép anh trong vòng một tưần lễ phải đem “toàn bộ giấy tờ xác minh” về trụ sở công an Thị xã.

           Ðáo hạn, anh đến công an thị xã trình diện với giấy tờ “vũ như cẩn” (vẫn như cũ). Lần nầy, anh bị tên công an trách cứ đã “không hạ quyết tâm” và cho anh “một cơ hội chót tỏ lòng thành khẩn với cách mạng” là trong vòng ba ngày sau anh phải trở lại “thỏa mãn chứng từ đòi hỏi”.

          Không thể nào lay chuyển nổi “cán bộ cách mạng công an khu vực”, anh đành mang y nguyên giấy tờ theo trình diện. Tên cán bộ công an thị xã mất hẳn bình tỉnh khi nghe anh trình lại câu nói của công an khu vực rằng là “rừng nào cọp nấy”, “không ai có quyền bắt dân của hắn, muốn gì cũng phải được hắn đồng ý cho phép”, hay “muốn gì thì gặp hắn”. Càng nghe, càng giận. Toàn bộ sự tức giận ấy, hắn ưu ái thân tặng  anh !

           Hắn đập bàn quát :

       - Anh không được nói xấu cán bộ cách mạng. Anh nhiều tội lắm. Tôi liệt kê tạm như sau. Nếu không đúng, anh có quyền phản đối. Vừa nói, hắn vừa lấy giấy viết ghi chép :

           1/ Lúc cách mạng còn gian lao, hy sinh chiến đấu. Anh lẩn trốn vào vùng địch. Theo ngụy, nên anh là ngụy dân. Với bạo lực cách mạng thì dù ngụy quân, ngụy quyền hay ngụy dân cũng có tội, và tội nặng như nhau.

           2/ Cách mạng vào, anh vẫn tiếp tục chống đối bằng cách không nhiệt tình tham gia kiện toàn an ninh địa phương, trấn áp bọn có nợ máu với nhân dân, nghĩa là anh gián tiếp chống phá thành quả cách mạng.

           3/ Cố tình khai sai hộ tịch, gây khó khăn cho cách mạng trong công tác điều tra, giữ gìn an ninh Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

            Sau hơn 3 tháng bị tạm giữ để điều tra cùng với khoảng 30 người khác, đa phần là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, anh bị chuyển về trại giam Thủ-Ðức. anh cũng không thuộc đảng phái chính trị, các chiến sĩ kháng chiến Phục Quốc, hoặc văn nghê sĩ hay Sĩ Quan, Viên chức VNCH. Nhưng thực tế, anh được xếp chung với tù chính trị. Và cũng khăn gói cùng với tù chính trị bị chuyển trại đến nhiều nơi.

             Cũng đã hơn năm năm, anh chưa hề được thăm nuôi hay nhận quà. Vì không biết chữ nên anh cũng không mấy quan tâm đến thư từ. Cuộc sống tù tội trong chế độ cộng sản khắc nghiệt, dần dà anh cũng quen với kham khổ, đói lạnh triền miên, vì quanh anh cũng có nhiều người cùng chung số phận cơ hàn cùng cực ấy. Anh vẫn thường tự an ủi  "người ta sao, mình vậy ; người ta sống được, mình sống được” Hay “người ta từng là ông nầy ông nọ, giàu sang quyền hành ngang dọc, bây giờ họ khổ cũng như mình!”... Nhưng nỗi sợ nhất là khi bị xét hỏi tội trạng. Ai cũng “có tội” để khai, trừ anh ra. Cho nên không ai bị hạch hỏi, còn anh thì cứ bị cán bộ kêu lên để  "làm việc". Nhiều lần, anh kể toàn bộ sự việc và nhờ “các bậc cao kiến” giúp xem anh bị tội gì. – nhưng không ai trả lời thỏa đáng cho anh cả. Còn cán bộ, thì mỗi lần nghe trình bày, tên nào cũng la mắng hạnh họe và kết luận là anh có tội, nhưng mỗi tên ban cho anh một tội khác với tội mà “cán bộ chấp pháp” thuộc “Sở an-ninh nội chính” Thị xã Long Xuyên kết án như :

           1- Gây mất đoàn kết, gây chia rẽ trong “bộ Công an cấp cơ sở và cấp trên trong cùng hệ thống dọc" (?).

          2- Có chủ ý trong việc tạo điều kiện có vẻ khách quan thuyết phục, nhằm chứng minh cán bộ ngu dốt thiếu khả năng để bọn phản động có cơ sở tuyên truyền. Gây hậu quả mất hiệu năng nghiêm trọng trong việc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (?).

          3- Gây bế tắc trong giải quyết vấn đề (?).

          Có cần anh đánh bạo trình bầy trường hợp và hoàn cảnh với người tuy cũng tù nhưng “làm lớn” giữ đến chức trưởng ban thi đua. Anh được ông Trưởng Ban Thi Ðua “phân trần”- tuy nói với anh, nhưng mục đích là cho tên, Trung tá trưởng trại giam nghe:

           - Cách mạng không bao giờ lầm lẫn bắt người vô tội. Tự xác định tội trạng là một hình thức chứng minh  lòng anh quyết tâm cải tạo.

            Rồi anh bị hắn đuổi đi nơi khác. Vừa đi, vừa ngoái nhìn trộm, anh thấy hắn nói, tên trưởng trại giam gật đầu. Ít ngày sau, Trật Tự thông báo cho anh ở nhà “làm việc”. Cuối cùng, anh vào kỷ luật. Ây, vào kỷ luật anh lại mừng vì sau 1 tháng bị “te tua”, từ phòng kỷ luật ra, anh đã biết được tội trạng của anh, vì trong biên bản kỷ luật ghi rằng anh đã  ”cố tình man khai, che giấu lý lịch để đánh lạc hướng điều tra của chính quyền cách mạng về các hoạt động phản cách mạng, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.

          Thế là anh phạm nhiều tội lắm, không nhớ hết. Càng nhớ, càng hãi hùng. Vì vậy, anh cố quên và an phận chấp nhận cảnh người dân thấp cổ bé miệng trong xã hội mà giá trị con người còn thua xa súc vật.

          Nhiều đêm nhớ vợ, thương con – anh khóc. Anh xót xa ân hận, vì lao tù, anh đã không nhìn được Mẹ lần cuối cuộc đời. Có khi anh hồi tưởng những ngày “vàng son” êm ấm bên những người thân yêu “vào thuở xa xưa ấy”. Anh hối hận vì anh thiếu trách nhiệm, anh đứng bên lề cuộc chiến. Bây giờ anh mới thấm thía câu “Nước mất nhà tan”, ngẫm nghĩ câu Ông Thiệu nói, nghe bình dân mà trúng phóc “Ðừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm”. Mỗi lần nghe tù Sĩ quan nói chuyện về giấc mơ ngày nào đó có “cờ Vàng tung trong gió”, anh lại nheo mắt, thật thà cười. Nụ cười như một lời tuyên hứa cùng nhập cuộc.

          Cuối tháng 2 năm 1993 một người tù Sĩ Quan, bạn tù chung trại với anh, lên Long Xuyên từ gĩa gia đình người cháu để chuẩn bị sang Mỹ theo chương trình mà người Mỹ gọi là HO. (Nhưng tù chính trị vẫn xác quyết họ là những người tị-nạn cộng sản (anti-Communist refugee) gặp anh đang hành nghề “xe lôi”. Hỏi tại sao anh không đi. Anh trả lời : “Tây có anh, Ðông có tôi” và  “Ðừng quên những gì mình đã “nuôi” trong tù !”.

          Chia tay, anh vẫn nheo mắt cười– như hồi còn trong tù, anh vẫn thường nheo mắt cười mỗi khi anh ngầm đồng ý hay hứa hẹn cái gì đó !

          

                                           Tống Phước Hiến

                            (Trích từ tập truyện: Khi Vượn Tấn Công Người)

 

'Song ngữ' của báo chí nhà nước


 

 

'Song ngữ' của báo chí nhà nước

Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 06:36 GMT - thứ sáu, 21 tháng 6, 2013
Nhà báo Việt Nam
21/6 là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hiện tình, dường như báo chí Việt Nam chỉ còn thốt lên được tiếng mẹ đẻ vào lúc chào đời. Nhưng một ngôn ngữ khác - tiếng nói phản biện dân chủ cho quyền lợi dân quyền và dân sinh - thì lại vẫn ngủ ngon như chưa bao giờ được ngủ.

'Trùm mền'

Ngày Báo chí Việt Nam 21/6/2013…

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Một nhà báo giấu tên rười rượi ánh mắt: “Viết cái gì nữa khi người viết không còn được nói lên tiếng nói của chính họ?"
"Tham nhũng là nỗi sợ hãi bế tắc của cả dân tộc, nhưng chưa bao giờ và chưa ở đâu người ta dám tìm ra lối thoát bằng cách gọi thẳng tên của một nhóm lợi ích nào đó. Sau vụ nhà báo Hoàng Khương bị truy tố rồi nhận án tù, cánh phóng viên hầu như im bặt trong một nỗi sợ vô hình, còn người dân lại chứng kiến những cảnh sát giao thông hiện hình trong tư thế núp lùm để chặn bắt xe cộ…”.
Hình ảnh bị xem là “núp lùm” của những bộ sắc phục màu vàng vẫn thường bị dòng người trên đường liên tưởng với tâm thế “trùm mền” của gần hết 700 tờ báo được xem là “đỏ”.
Tương tự như năm 2012, ngày kỷ niệm vinh dự nhất của báo chí Việt Nam năm nay lại trùng với thời điểm mà một kỳ họp của Quốc hội khóa XIII “thành công tốt đẹp”.
Suốt một tháng trời diễn ra kỳ họp quốc hội trên, trong khi nhiều các hãng tin phương Tây như AP, Reuters, The New York Times, BBC, RFI, VOA, RFA… cùng giới truyền thông xã hội ở Việt Nam ầm ào con sóng bình luận về những sắc thái và động thái không mấy bình thường nơi nghị trường Việt Nam, tuyệt đại đa số báo chí nhà nước lại như lắng giọng trong một thứ ngôn ngữ không thành tiếng.
"Viết cái gì nữa khi người viết không còn được nói lên tiếng nói của chính họ?"
Một nhà báo
Ánh mắt của nhà báo giấu tên còn trở nên xa xăm hơn khi biểu tả về không khí Quốc hội: “Hàng trăm đại biểu mà còn không phát biểu thì báo giới im lặng thật ra đâu có gì lạ! Nói mãi nhưng có thay đổi được gì đâu!
Ngay như cái quan hệ cấp thiết đến đời sống người dân là chuyện không thể có quy định về thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội trong Luật đất đai mà Ủy ban thường vụ quốc hội còn kiên trì bảo lưu theo hướng ngược lại, thì còn nói gì đến những luật lệ khác như trưng cầu dân ý hay biểu tình!”.
Không những cơ quan đại diện cho quyền lợi dân chúng như thể quay lưng với chủ đề ý dân, suýt nữa cánh nhà báo còn bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội “cấm cửa” tham dự phiên bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt - một sự kiện lần đầu tiên diễn ra tại nơi được coi là “thánh đường dân chủ”.
Với nhiều tờ báo và nhà báo, “dân chủ tác nghiệp” từ lâu nay đã trở thành một cụm từ hiếm muộn.

Uẩn ức lớn nhất

Không tính đến các hội nghị trung ương của Đảng vẫn thường mang sắc tố bảo mật đến mức tối đa, báo chí chỉ còn hiếm hoi cơ hội tham gia vào những cuộc gặp mặt mang tính phổ thông và công khai hơn, cũng là dịp để trang báo trở thành cầu nối đúng nghĩa giữa cơ quan dân cử, chính quyền với đại đa số cử tri và người dân - đối tượng thường thiếu thốn cơ hội để bày tỏ chính kiến.
Bối cảnh năm 2013 cũng đang thật sâu sắc và bùng nhùng hàm ý: chưa bao giờ lịch sử quốc hội và chính quyền Việt Nam lại phải chứng kiến cơn bão tố suy thoái kinh tế cùng phân hóa xã hội ghê gớm như hơn hai năm qua, với nhiều nguồn cơn được chỉ mặt về các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, nhưng lại chẳng có bất cứ một chứng thực nào cho tên tuổi của chúng.
Nhiều năm qua, những vấn nạn trên đã kéo dài triền miên trong vô số uẩn ức, và được kết tinh trong những gì mà cơ quan dân cử cao nhất Việt Nam chưa hoặc không muốn thỏa mãn cho đòi hỏi của dân chúng.
Quầy báo
Việt Nam có trên 700 tờ báo
2013 lại là minh chứng sống động nhất cho hố phân cách giữa hiện tình quốc gia và tiếng nói báo chí. Với tư cách chỉ là kẻ đứng bên ngoài hành lang quốc hội, báo chí đang tự dẫn ra cho mình một uẩn ức lớn nhất: điểm kết thúc của tiếng nói phản biện.
Ngôn ngữ chính thống của báo chí vụt lắng bặt. Hình ảnh đeo bám rõ rệt nhất mà người ta có thể nhận ra là vài ba nhà báo tìm cách phỏng vấn Dương Trung Quốc - nhân tố cuối cùng còn sót lại của “thế hệ vàng”.
Còn “thế hệ vàng” những đại biểu quốc hội như Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng, Đỗ Trọng Ngoạn… đã không còn bất kỳ manh mối nào, tính đến giờ phút này.
“Quốc hội nào, Chính phủ nấy” - như một ẩn ý của Dương Trung Quốc. Nhưng là một nhà sử học, có lẽ những ý tưởng của ông cũng chỉ dừng lại ở đó. Sự im lặng triết học của người đi vào lịch sử quốc hội với chất vấn về văn hóa từ chức có thể đã trở thành điểm nhấn cuối cùng cho tâm lý “thoái khẩu” phổ biến trong đại trà các đại biểu quốc hội.
Với tâm trạng đồng cảm không kém dù không hoàn toàn tán đồng tư thế cam tâm như nhiều nghị sĩ, báo chí đành phải tự hài lòng với cái thế chông chênh tưởng như cân bằng của họ.

Hai ngôn ngữ cách biệt

Trong dĩ vãng tươi đẹp, báo chí nhà nước đã từng có được những điểm nhấn dị biệt và mất thăng bằng hơn hẳn so với hiện thời.
Cũng là tấm lòng sắt son với sự nghiệp và thiên chức của mình.
Từ năm 2006 - 2007 trở về trước, người ta có thể kể đến khuôn mặt của Tuổi Trẻ, Phụ nữ TP.HCM, Thanh Niên, Đại Đoàn Kết…, với những tên tuổi như Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Sơn Phước, Thế Thanh, Lý Tiến Dũng… Song, thời gian trôi qua và những người được gọi là “thế hệ vàng” trong báo chí ấy cũng đã trôi dạt, để lại dấu ấn duy nhất là nỗi hổ thẹn cho lớp đàn em đi sau.
Nhà báo Hoàng Khương
Uẩn ức tích nén lại càng dễ bùng nổ. Vào đầu năm 2012, điều tưởng như vận hội mới đã đến với các tờ báo Việt Nam khi vụ Tiên Lãng ở Hải Phòng nổ ra. Hơn 1.400 bài báo chỉ trong hai tháng với tinh thần ủng hộ “người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn đã đủ cho thấy thái độ phản ứng đến thế nào của báo giới.
Cũng từ vụ Thái Bình năm 1997, mãi gần đây người ta mới nhận ra chân dung của báo chí Việt Nam đang vừa phân hóa sâu sắc, vừa hội tụ gần như đầy đủ những yếu tố mà một số cơ quan vẫn thường lo sợ là “diễn biến hòa bình”.
Chỉ có điều, năm 2012 chỉ có ý nghĩa như một cuộc “khởi nghĩa hụt” của báo chí lề phải. Cho đến gần giữa năm đó, có vẻ như tâm trạng lo ngại về việc “quyền lực thứ tư” lộng hành đã xâm chiếm tất cả các cơ quan trong nội bộ. Cũng từ thời điểm ấy, một chiến dịch mang tên “Tuyên giáo” đã được quán triệt đến từng tờ báo.
Hiện tình, dường như báo chí Việt Nam chỉ còn thốt lên được tiếng mẹ đẻ vào lúc chào đời. Nhưng một ngôn ngữ khác - tiếng nói phản biện dân chủ cho quyền lợi dân quyền và dân sinh - thì lại vẫn ngủ ngon như chưa bao giờ được ngủ.
Bản lĩnh và nhân cách của báo chí cũng vì thế vẫn được bạn đọc dân Việt khơi gợi mổ xẻ đầy chua cay. Người ta vẫn dùng đến những tính từ không thể lột bỏ được tính cách miệt thị để chỉ những tờ báo chỉ thuần túy phát ra ngôn ngữ đường lối nhưng khác hẳn với lòng dân.
Giới blogger - “người anh em cùng cha khác mẹ” của báo chí lề phải - là một trong những nguồn dẫn đặc trưng về những tính từ như thế.
Quá ít người viết so với hơn hai chục ngàn tấm thẻ nhà báo được cấp phát bởi Bộ thông tin truyền thông, nhưng những gì mà cánh truyền thông xã hội làm được trong những năm qua xứng đáng được giới báo chí quan chức tham khảo, ít nhất về lòng tự trọng và những gì còn lại thuộc về dân tộc.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do ở TP Hồ Chí Minh.
 

 VIỆT NAM KHÁC VỚI PHI VÀ NHẬT, NẾU TRUNG -VIỆT KIỂM SOÁT ĐƯỢC VA CHẠM TRÊN BIỂN THÌ NAM HẢI[i] SẼ RẤT KHÓ LÒNG BỊ LÀM RỐI


https://lh6.googleusercontent.com/MXcdEiEAuaYm_u4oC8L05RCjTGTrPSw02dhnmQ8p_oo3nMLD968Tm5RAeWeBYEBXTL030dunpYyZuFkBVcThwXsl0a7X2ojZm-AgbM9yHqHdN0lZ36g

1857. VIỆT NAM KHÁC VỚI PHI VÀ NHẬT, NẾU TRUNG -VIỆT KIỂM SOÁT ĐƯỢC VA CHẠM TRÊN BIỂN THÌ NAM HẢI[i] SẼ RẤT KHÓ LÒNG BỊ LÀM RỐI

Posted by basamnews on June 22nd, 2013

Mạng quân sự Trung Quốc 

21.6.2013
Người dịch: XYZ
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc đã trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao. Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.   
1
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc thể hiện chính phủ Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Trung
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan.  Mà trong số 3 nước này, Việt Nam lại là nước tốt nhất để cùng với Trung Quốc mở ra cơ sở đàm phán chính trị. Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới. 
2
Đồng thời, Chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Trung Quốc cũng trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao.
Trở ngại lớn nhất cho việc giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình giữa Trung Quốc và Việt Nam là sự khác biệt tương đối xa trong nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, cả hai nước đều khó lòng đưa ra sự nhượng bộ thực chất. Song điều kiện có lợi cũng vẫn có một cách rõ ràng, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước. Những nan đề và rủi ro chính trị chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam cũng hết sức giống nhau, nhu cầu về sự chặt chẽ trong quan hệ thương mại, về sự hợp tác chiến lược, đặc biệt là nhu cầu phải dựa dẫm vào Trung Quốc về mặt chính trị của Việt Nam, lâu nay vẫn lớn hơn sức mạnh phân cắt mối quan hệ hai nước trong tranh chấp lãnh thổ.
3
Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.  
4
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan.
 Trung Quốc và Việt Nam vừa phát sinh xung đột trên biển, lại vừa từng có chiến tranh biên giới, những ký ức này đều tác động đến sự suy xét của Việt Nam về hơn thiệt trong chính sách đối với Trung Quốc. Mấy năm qua, Việt Nam không hề có sự đối lập ngoại giao toàn diện với Trung Quốc giống như Philippines, mà luôn kiên trì “hữu hảo với Trung Quốc”, những nguyên nhân nằm trong đó là hết sức phong phú và cũng ổn định.      
5
Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới.
Thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong những năm này là luôn tìm kiếm một sự cân bằng giữa vị thế có lợi trong tranh chấp lãnh thổ với việc duy trì hòa bình với xung quanh, chính sách cân bằng như vậy chắc hẳn sẽ phải duy trì lâu dài. Môi trường quốc tế của Trung Quốc đã khác xa với thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, chúng ta lớn mạnh hơn, song môi trường tâm lý quốc tế phải đối mặt cũng trở nên mong manh hơn. Năng lực kỹ thuật kiềm chế kẻ tranh chấp lãnh thổ mạnh lên rất nhiều, song những rủi ro chính trị quốc tế mà chúng ta phải đối mặt vì thế cũng trở nên chưa từng có.
6
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước.
Nhìn chung, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nguyện vọng và nhu cầu kiểm soát những va chạm trên biển giữa hai bên, cải thiện bầu không khí quan hệ giữa hai nước, gia tăng sự hợp tác thực sự. Mặc dù độ khó trong việc làm tốt sự tương tác như vậy giữa hai nước là rất cao, song nguyện vọng chiến lược nói trên trước tiên cần trân trọng lẫn nhau, làm mạnh lẫn nhau đã rất là quan trọng. Những thử nghiệm và nỗ lực như vậy là rất có giá đối với cả hai nước Trung-Việt.
7
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.
Hãy nhìn giữa Trung Quốc và Ấn Độ, diện tích tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước là rất lớn, Ấn Độ lại là cộng đồng thông đồng bén giọt trong truyền thông về tình cảm dân tộc, song sự kiểm soát va chạm của Trung Quốc và Ấn Độ tương đối thành công. Giữa Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra đã có đủ điều kiện tốt hơn trong việc dùng đàm phán hòa bình để thay thế cho va chạm trên biển.
  Người Trung Quốc trước tiên phải biết giữ sự tự tin về việc chúng ta có quyền chủ động trong xử lý tranh chấp Nam Hải, ngoài ra, chúng ta nhất thiết phải làm rõ xem rút cuộc chúng ta muốn gì xung quanh vấn đề Nam Hải, nó có quan hệ như thế nào với Chiến lược quốc gia tổng thể của Trung Quốc, đồng thời cần làm rõ sự sắp xếp chiến lược các mục tiêu và nguyện vọng của mình, hơn nữa cần vạch rõ được đường đáy mà chúng ta sẽ phá vỡ sự sắp xếp này và dùng việc leo thang một vấn đề làm nổi rõ mục tiêu của quốc gia.    
8
Việt Nam tổ chức cho sĩ quan quân đội trẻ sang Trung Quốc huấn luyện.
  Vấn đề xung quanh Trung Quốc cực kỳ phức tạp, đó chính là vì sự can thiệp tới tấp của các nước lớn như Mỹ… Xét về quan hệ Trung-Việt, điều quan trọng nhất của Trung Quốc là giữ cho mình hoàn toàn tỉnh táo, đồng thời vận dụng sức ảnh hưởng của mình để thúc đẩy sự tỉnh táo cho Việt Nam. Nam Hải là thực lực của Trung Quốc, đồng thời cũng là đất dụng võ cho trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc, chỉ có phối hợp sử dụng cả hai, thì Trung Quốc mới có thể trở thành “kẻ chiến thắng” ở Nam Hải và trong biến cục phức tạp của lực lượng toàn cầu.   
Nguồn: Mạng quân sự Trung Quốc 

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013

 
 
 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link