Tuesday, July 16, 2013

Thực phẩm bẩn đang làm "xấu mặt" Đài Loan


 

 

Thực phẩm bẩn đang làm "xấu mặt" Đài Loan


(Kienthuc.net.vn) - Hàng loạt vụ thực phẩm nhiễm phụ gia công nghiệp độc hại của Đài Loan bị phanh phui khiến báo chí cảnh báo lãnh thổ này đang bị mất hình ảnh nghiêm trọng. 


Nhiều nước tẩy chay thực phẩm độc của Đài Loan

Tờ Straight Times của Singapore đưa tin, Cơ quan Vệ sinh và Thực phẩm (AVA) của Singapore cho biết, vừa có thêm 3 loại mỳ xuất xứ từ Đài Loan bị phát hiện chứa axít maleic gây hại cho sức khỏe.

Ba loại mỳ này là Guan Miao Hand Pulled Noodle, Guan Miao Sliced Noodle và Guan Miao Noodle, đều thuộc nhãn hiệu Sun Chi. AVA cho biết hiện các sản phẩm này đều đã được thu hồi. Những người "trót" mua loại các mỳ này được khuyến cáo không nên ăn và trả lại nơi bán hoặc tiêu hủy.

http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/nguyenhuong/20130612/ST_20130611_JMPNoodLe_3697039e.jpg
Một trong những loại mỳ của Đài Loan vừa bị cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm Singapore phát hiện chứa hóa chất độc hại. Ảnh: Straight Times.


Trước đó, ngày 1/6, báo chí Singapore cũng đưa tin hai nhãn hàng mì khác của Đài Loan bị thu hồi do chứa phụ gia thực phẩm gây hại.

Hai loại mỳ tôm có tên Long Kow đã bị dừng bán ngay sau khi bị phát hiện có chứa axit maleic. Như vậy, đến nay, đã có 18 loại thực phẩm xuất xứ Đài Loan có chứa phụ gia có hại cho sức khỏe bị phát hiện.

Từ tháng trước, Singapore và Malaysia đã áp đặt lệnh cấm đối với trân châu và một số hàng thực phẩm khác nhập khẩu từ Đài Loan. Các hãng du lịch cũng bày tỏ sự lo ngại về an toàn thực phẩm đường phố vì sợ chúng có thể ảnh hưởng đến khách du lịch đến chợ đêm, một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Đài Loan.

Axít maleic là phụ gia được sử dụng cho việc sản xuất bột công nghiệp, nhằm làm tăng vị "dai" của đồ ăn. Theo AVA, bình thường nếu hấp thụ lượng axít maleic ở mức độ được phát hiện sẽ không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tuy nhiên, nếu hấp thụ liều lượng cao trong thời gian dài có thể gây hư thận.

Các sản phẩm "bẩn" xuất xứ Đài Loan trong danh sách của AVA gồm chủ yếu là các loại viên "trân châu" dùng trong trà tạo bọt và một số loại mỳ ăn liền.

Kêu gọi phạt mất an toàn thực phẩm đến 10 tỷ đồng

Nhận định về hàng loạt vụ bê bối thực phẩm Đài Loan thời gian qua, tờ Thời báo Đài Bắc của Đài Loan cho rằng chúng đang gây hại đến hình ảnh của lãnh thổ này.

Tờ này cho rằng, vụ "bê bối tinh bột" mới đây đã đe dọa nước này, như đã mở ra "hộp tội ác Pandora" (hộp chứa đầy tai ương cho nhân loại theo thần thoại Hy Lạp). Theo đó, các chất tạo màu công nghiệp đã bị tìm thấy trong đậu phụ, trong khi hàng ngàn bánh bao bị thu hồi sau nhà sản xuất mặt hàng này bị cáo buộc đã thay đổi ngày hết hạn.

Sau khi chất làm dẻo (plasticizer) - một hóa chất phụ gia làm cho thực phẩm mềm dẻo hơn - được tìm thấy trong thực phẩm và đồ uống của Đài Loan năm 2011bị phát hiện, Chính phủ lãnh thổ này đã hứa sẽ nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm bằng việc sửa đổi Luật An toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng, vụ việc đã bị cả công chúng và chính phủ nơi đây lãng quên và chỉ được vội vã thông qua vào ngày cuối cùng của kỳ họp lập pháp ngày 31/5 vừa qua.

Các vụ bê bối tinh bột độc hại đã làm hỏng danh tiếng ẩm thực của Đài Loan và việc kinh doanh ẩm thực tại các chợ đêm ở đây. Một loại tinh bột công nghiệp đã được tìm thấy trong những thực phẩm truyền thống của Đài Loan như bột ngọc trai trong trà sủi bọt, bánh bao, mì gạo Hakka, hàu rán và bánh bao khoai môn.

Những loại thực phẩm đường phố trên rất phổ biến với người dân địa phương và khách du lịch. Trà sủi bọt với thành phần gồm những hạt sắn dai và trà sữa, thậm chí còn giúp đưa Đài Loan lên bản đồ ẩm thực thế giới và tạo ra một trào lưu ẩm thực không chỉ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, mà còn cả phương Tây (nhiều cửa hàng trà sữa trân châu có mặt ở Berlin, London và Paris).

Tuy nhiên, sau khi những vụ tai tiếng và hàng loạt thực phẩm bị thu hồi, cấm bán ở nhiều nước, tờ Thời báo Đài Bắc kêu gọi tăng hình phạt tối đa nếu vi phạm sử dụng phụ gia bất hợp pháp lên đến 499.000 USD (tương đương 10 tỷ VNĐ). "Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tất cả mọi người và nó sẽ đòi hỏi một nỗ lực tập thể của khu vực nhà nước và tư nhân để xây dựng lại danh tiếng của quốc gia", tờ báo này bình luận.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link