Saturday, July 27, 2013

:Ảnh Hưởng Của Những Biến Chuyển Lịch Sử Đến Văn Học Việt Nam Thời Cận Đại


From: Gia Cat <

To: 

Sent: Thursday, 25 July 2013 9:18 PM

Subject:  TRẦN GIA PHỤNG :Ảnh Hưởng Của Những Biến Chuyển Lịch Sử Đến Văn Học Việt Nam Thời Cận Đại

 

Ảnh Hưởng Của Những Biến Chuyển Lịch Sử Đến Văn Học Việt Nam Thời Cận Đại

 

 

Trần Gia Phụng

 

1.- GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ

 

Bài nầy chỉ nhắm trình bày ảnh hưởng của những biến chuyển lịch sử đến văn học Việt Nam trong bối cảnh mở rộng bang giao quốc tế thời cận đại, chứ không đi vào giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế chỉ mới diễn ra vào khoảng đầu thập niên 90 thế kỷ vừa qua khi nhiều nước bãi bỏ hàng rào quan thuế để việc trao đổi kinh tế được rộng rãi, dễ dàng; và bài nầy cũng không đi vào phần văn chương của đề tài.

 

2.- VIỆT NAM MỞ RỘNG BANG GIAO QUỐC TẾ

 

Trước thế kỷ 19, Việt Nam chỉ giao thiệp với Trung Hoa và một số nước ĐNÁ. Từ các vua đầu nhà Nguyễn, tức từ năm 1802 trở đi, Việt Nam bắt đầu liên lạc thêm với vài nước phương Tây. Lúc đó, tại Âu Châu, do sự phát kiến máy chạy bằng hơi nước trong cuộc cách mạng kỹ nghệ, phương tiện giao thông phát triển, các nước Âu Châu bắt đầu mở cuộc tìm kiếm thuộc địa khắp thế giới.

 

Trong khi Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan tìm đến các nước Á Châu khác, Pháp đến đánh Việt Nam từ năm 1858, chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1862, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867, buộc Việt Nam phải nhượng toàn bộ Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa năm 1874, rồi đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Việt Nam năm 1884. Điều 1 hòa ước 1884 buộc Việt Nam phải lệ thuộc Pháp về ngoại giao. Lúc đó, Pháp là một cường quốc, bang giao rộng rãi với nhiều nước trên thế giới, nên qua nước Pháp, Việt Nam bắt đầu giao thiệp thêm với nhiều nước ngoài vùng Đông Nam Á.

 

Từ đó, nền bang giao quốc tế của Việt Nam càng ngày càng rộng mở cho đến ngày nay.

 

3.- THAY ĐỔI CHỮ VIẾT VÀ GIÁO DỤC

 

Sự bảo hộ của người Pháp đưa đến nhiều thay đổi quan trọng về tất cả các mặt trong đời sống của người Việt. Về văn hóa, quan trọng nhất là sự thay đổi chữ viết và hệ thống giáo dục. Người Việt nói tiếng Việt, nhưng từ thời Ngô Quyền lập quốc năm 939 cho đến thời nhà Nguyễn, các triều đại quân chủ dùng chữ Nho, tức chữ Hán và nói nôm na là chữ Tàu, làm chuyển ngữ trong hành chánh và giáo dục.

 

Khi Pháp bảo hộ, để đào tạo viên chức cho chế độ mới, nhà cầm quyền thực dân Pháp nghĩ ngay đến việc thay đổi hệ thống giáo dục và chữ viết của người Việt Nam.

 

a) Giai đoạn Pháp thăm dò (1861-1906):

 

Mẫu tự la-tinh và chữ quốc ngữ: Khi đến Đại Việt truyền đạo Thiên Chúa từ cuối thế kỷ 16, các giáo sĩ Tây phương cùng một số giáo dân Việt, dựa theo mẫu tự La-tinh, sáng chế ra một thứ chữ mới mà sau nầy được gọi là chữ quốc ngữ. Đầu năm 1861, Pháp chiếm ba tỉnh miền đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường). Phó đô đốc Léonard Charner, tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Viễn đông, ra nghị định ngày 21-9-1861, thành lập Collège Annamite-Français de Monseigneur l'Évêque d'Adran tại Sài Gòn, là trường thông ngôn dạy người Việt học chữ Pháp đồng thời dạy người Pháp học tiếng Việt bằng thứ chữ mới theo mẫu tự la-tinh. (John DeFrancis, Colonialism and Language Policy in Vietnam, New York: Moulton Publishers, 1977, tr. 76.)

 

Chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ: Sau hòa ước Giáp Tuất (18-3-1874), sáu tỉnh Nam Kỳ trở thành thuộc địa Pháp. Thống đốc Nam Kỳ là Louis Lafont, ban hành nghị định ngày 6-4-1878, theo đó kể từ 1-1-1882, ở Nam Kỳ, tất cả các giấy tờ như công văn, nghị định, quyết định, bản án, lệnh... đều viết bằng mẫu tự la-tinh, tức chữ Pháp hay quốc ngữ, chứ không còn viết bằng chữ Nho. Cũng từ 1-1-1882, ở Nam Kỳ chỉ những người biết quốc ngữ mới được tuyển dụng vào các cơ quan hành chánh cấp phủ, huyện, tổng. (Alfred Schreiner, Abrégé de l'histoire d'Annam, Deuxième édition, Sai Gòn: 1906, tr. 340.) Điều nầy có nghĩa là bên cạnh chữ Pháp, quốc ngữ chính thức trở thành chuyển ngữ của dân chúng Nam Kỳ, và chữ Nho không còn được sử dụng ở Nam Kỳ.

 

Chữ quốc ngữ ở Trung và Bắc Kỳ: Pháp bảo hộ Trung và Bắc Kỳ bằng hòa ước Giáp Thân (6-6-1884). Lúc đầu Pháp duy trì nền giáo dục Nho học để tránh va chạm với quan lại triều đình Huế mà đại đa số xuất thân khoa bảng Nho học. Năm 1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, bắt đầu mở những trường dạy tiếng Pháp, trong khi vẫn để cho triều đình Việt Nam tiếp tục mở những khoa thi Nho học (thi Hương và thi Hội).

 

b) Tiến trình thay đổi giáo dục và thi cử (1906-1918):

 

Học chế 14-9-1906: Sau thời gian thăm dò, Pháp bắt đầu tổ chức giáo dục Pháp Việt. Quyền toàn quyền Đông Dương là Broni ban hành học chế ngày 14-9-1906 quy định các trường học Việt Nam gồm ba cấp ấu học, tiểu học và trung học, đều có dạy quốc ngữ. Ai đậu kỳ thi cuối khóa cấp trung học, được gọi là thí sinh và sẽ được dự kỳ thi hương. (Louis Cury, La société annamite, les lettrés - les mandarins - le peuple (Thèse pour le doctorat), Paris: Jouve et Cie, Éditeurs, 1910, tt. 24-33. (Nghị định do quyền toàn quyền Broni ký ngày 14-9-1906.)

 

Vận động cải cách của các nhà khoa bảng Việt: Trong khi đó, các nhà khoa bảng cựu học cấp tiến vào đầu thế kỷ 20 do Phan Châu Trinh khởi xướng, mở phong trào Duy tân, vận động cải cách văn hóa, chính trị trên toàn quốc, kêu gọi bãi bỏ Nho học, cổ xúy việc học quốc ngữ để nâng cao dân trí, vì một lý do đơn giản: quốc ngữ dễ học, dễ viết, dễ phổ cập hơn chữ Nho. Các ông vận động mở trường dạy quốc ngữ khắp nước, rầm rộ nhất là ở Quảng Nam (1905), Bình Thuận (trường Dục Thanh, 1907) và Hà Nội (Đông Kinh Nghĩa Thục, 1907).

 

Học chánh tổng quy, bãi bỏ các kỳ thi Nho học: Từ năm 1909, quốc ngữ được đưa vào chương trình thi hương trên toàn Trung và Bắc Kỳ. Khi đến Đông Dương làm toàn quyền lần thứ hai từ năm 1917, Albert Sarraut ra nghị định 21-12-1917 về “Quy chế chung về ngành giáo dục công cộng ở Đông Dương” (Règlement général de l'instruction publique en Indochine), thường được gọi là “Học chánh tổng quy”, áp dụng cho toàn cõi Đông Dương để thay thế cho học chế Broni. Đặc biệt, phần cuối tổng quy nầy định rằng các trường chữ Nho của tư nhân hay của triều đình Huế, kể cả quốc tử giám, đều được xếp vào loại trường tư và phải tuân theo quy chế của chính quyền Pháp. (Dương Kinh Quốc, Việt Nam: Những sự kiện lịch sử (1858-1918), Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 1999, tt. 375-378.)

 

Sau “Học chánh tổng quy” năm 1917, thi hương bị bãi bỏ ngay ở Bắc Kỳ.

 

Ở Trung Kỳ còn kỳ thi Hương năm 1918, rồi chấm dứt luôn. Như thế là nền giáo dục Nho học hoàn toàn bị dẹp bỏ. Ở đây xin ghi nhận công ơn của sử gia Trần Trọng Kim. Khi Pháp thay đổi chữ viết và hệ thống giáo dục Việt Nam, Pháp âm mưu cắt đứt truyền thống dân tộc Việt, đào tạo các thế hệ thanh thiếu niên mới không biết chữ Nho, nên không thể đọc và học lịch sử đất nước vốn viết bằng chữ Nho. Sử gia Trần Trọng Kim đã có công soạn ngay bộ Việt Nam sử lược bằng quốc ngữ và ấn hành lần đầu năm 1920 tại Hà Nội (tức là ngay sau khi học chánh tổng quy của Albert Sarraut bãi bỏ Nho học), giúp cho lớp thanh thiếu niên mới, chỉ biết chữ Pháp và quốc ngữ mà không biết chữ Nho, có thể tiếp tục học lịch sử Việt Nam.

 

3.- ẢNH HƯỞNG VỀ ĐỀ TÀI VĂN HỌC

 

Đề tài yêu nước, tranh đấu: Văn chương chữ Hán cũng như văn chương chữ Nôm dưới thời nhà Nguyễn khá thịnh hành, thường xoay quanh đề tài ngâm vịnh, tả cảnh, tả tình nhẹ nhàng nhằm mục đích giải trí. Khi Pháp đánh chiếm và bảo hộ Việt Nam, sĩ phu chuyển hướng qua đề tài yêu nước và tranh đấu chống Pháp, bắt đầu từ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), qua thế hệ Phan Châu Trinh (1872-1926), Trần Quý Cáp (1870-1908), Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), các tác giả trong Đông Kinh Nghĩa Thục và kéo dài đến năm 1945.

 

Văn chương lãng mạn: Cùng với sự du nhập văn hóa Pháp, các nền triết học, chính trị, văn học, nghệ thuật tây phương cũng tràn vào Việt Nam, tạo thành nguồn cảm hứng cho những đề tài mới mẻ. Lúc đầu nổi bật nhất là khuynh hướng văn chương tình cảm, lãng mạn và xã hội, từ Truyện thầy Lazaro Phiền của P. J. B. Nguyễn Trọng Quản do nhà xuất bản J. Linage ấn hành năm 1887 tại Sài Gòn, nghĩa là đúng 30 năm trước khi Nho học bị bãi bỏ theo học chế tổng quy của Albert Sarraut (1917).

 

Sau đó đến các tác giả Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, các tác giả Tự Lực Văn Đoàn... Ngoài truyện ngắn, tiểu thuyết, phong trào thơ lãng mạn rất thịnh hành một thời, xuất hiện nhiều thi sĩ danh tiếng mà hầu như ai cũng biết.

 

Chủ nghĩa cộng sản, tranh đấu giai cấp: Đảng Cộng Sản Đông Dương được thành lập năm 1930. Từ đây, CS cổ xúy đề tài về chủ nghĩa CS, về tranh đấu giai cấp. Trong cuộc họp ban Thường vụ trung ương đảng CSĐD từ 25 đến 28-3-1943, tổng bí thư Trường Chinh đưa ra “Đề cương văn hóa Việt Nam”, đặt văn nghệ phục vụ chính trị.

 

Năm 1949, Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản Trung Quốc chiếm được lục địa Trung Hoa. Đầu năm 1950, Hồ Chí Minh qua Trung Quốc và Liên Xô xin viện trợ. Nhờ sự giúp đỡ của CSTQ, Việt Minh chiến thắng ở Đồng Khê ngày 16-9-1950, vừa củng cố thế lực Việt Minh, vừa mở cửa biên giới sang Trung Quốc. Tư đây, CSVN rập khuôn theo đường lối văn nghệ của CSTQ, mở cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân, thanh lọc hàng ngũ đảng CS.

 

Nếu trước đó, cho đến năm 1950, trong chiến khu Việt Minh, người ta còn nghe hát những bản nhạc lãng mạn như “Suối mơ”, “Thiên Thai”, thì sau đó trí thức văn nghệ sĩ phải dứt khoát theo chủ nghĩa cộng sản...

 

Từ đây, đề tài văn chương tại vùng CS hoàn toàn chuyển hướng qua đấu tranh giai cấp, ca tụng chủ nghĩa CS, lãnh tụ CS Việt Nam và thế giới... (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập 2, Quyền bính, bản điện tử, tiểu mục “Xiềng xích nhân văn”.)

 

Tiếp nối khuynh hướng lãng mạn: Cũng trong năm 1949, cựu hoàng Bảo Đại ký kết với tổng thống Pháp là Vincent Auriol hiệp định Élysée ngày 8-3-1949, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam. Quốc Gia Việt Nam chuyển qua giai đoạn hậu thuộc địa, nền văn học lãng mạn thời Pháp thuộc tiếp tục kéo dài thêm một thời gian cho đến khi hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954.

 

4.- ẢNH HƯỞNG VỀ HÌNH THỨC VĂN HỌC

 

Chẳng những đề tài thay đổi theo những biến chuyển chính trị, mà hình thức văn chương Việt Nam cũng thay đổi theo thời cuộc.

 

Tiểu thuyết văn xuôi: Thời nhà Nguyễn, tiểu thuyết thường được viết bằng văn vần, thể lục bát hay song thất lục bát (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc…). Qua thời Pháp thuộc, tiểu thuyết được viết bằng văn xuôi như người Pháp, mở đầu bằng Truyện thầy Lazaro Phiền của P. J. B. Nguyễn Trọng Quản năm 1887 (đã viết ở trên).

 

Truyện ngắn và truyện dài càng ngày càng nhiều ở cả Hà Nội lẫn Sài Gòn. Nhiều nhà văn bắt đầu dịch các truyện Tàu, sau đến dịch các truyện Pháp và truyện của các nước khác qua bản Pháp ngữ như truyện Nga, Mỹ, Đức... Bên cạnh truyện dịch còn có các truyện phóng tác theo các truyện Tây phương nhưng dựa trên khung cảnh xã hội Việt Nam.

 

Thơ mới: Trước đây, các thi sĩ cổ điển làm thơ Đường theo thể 8 câu 7 chữ, thơ 5 chữ (ngũ phong) và phú. Thơ Đường luật (8 câu 7 chữ) phải tuân niêm luật đối câu, đối chữ, đối nghĩa rất khó khăn, càng ngày càng ít người sử dụng. Thơ lục bát và song thất lục bát là hai thể thơ gốc từ người Việt, vẫn còn được sử dụng. Vào đầu thập niên 30, xuất hiện thể thơ mới. Bài “Tình già” của Phan Khôi (1887-1959) trên báo Phong Hóa (Hà Nội) ngày 24 janvier 1933 có thể là bài mở đầu cho phong trào thơ mới và thơ tự do rất phóng khoáng, không theo khuôn khổ thơ nhất định.

 

Các sinh hoạt văn học khác: Một hình thức văn học hoàn toàn mới mẻ với người Việt Nam là ngành báo chí, hết sức phong phú. Tờ báo tiếng Việt đầu tiên bằng thứ chữ mới là tờ Gia Định Báo, ra số đầu ngày 15-4-1865. (Huỳnh Văn Tòng, Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 [tái bản, hiệu đính và bổ sung], Nxb. TpHCM, 2000, tt. 55-59.) Báo chí phát triển nhanh chóng nhờ kỹ nghệ in càng ngày càng tân tiến và phổ thông. Ngoài ra, còn có những bài tùy bút (ngày nay gọi là bút ký), phê bình văn học, bình luận chính trị, bút chiến rất sôi động.

 

5.- ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH GENÈVE: HAI DÒNG VĂN HỌC

 

Một biến cố biến cố lịch sử lớn ảnh hưởng đến văn học Việt Nam là hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17.

 

Văn học ở Bắc Việt Nam: Dưới chế độ mới của cộng sản ở phía bắc vĩ tuyến 17 sau năm 1954, các văn nghệ sĩ Bắc Việt Nam (BVN) bị bắt buộc phải theo sát giáo điều Mác xít và đường lối chính sách của nhà nước, đến nỗi có người đã phát biểu: "Hai năm hòa bình, chúng ta thấy nhiều nhà văn (trước kia) có tài, (ngày nay) bị buộc chặt vào địa vị, bằng những sợi lụa có tẩm độc. Tác phẩm của họ (ngày nay) chỉ là chỉ thị, kế hoạch, công văn, thông cáo..." (Phát biểu của thi sĩ Hoàng Huế gởi Đại hội Văn nghệ Toàn quốc, đăng trên Giai Phẩm Mùa Xuân, Hà Nội, 1956. (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn: Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa, 1959, tt. 11-12.)

 

Nhiệm vụ mới của giới văn nghệ sĩ được Trường Chinh, uỷ viên Bộ chính trị đảng Lao Động (hậu thân của đảng CSĐD), Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (từ ngày 7-7-1960), quy định trong bài "Tăng cường tính đảng, đi sâu vào cuộc sống mới để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa" đọc trước Đại hội Văn nghệ Bắc Việt năm 1962: " Văn nghệ sĩ phải thừa nhận rằng văn nghệ phục vụ chính trị, phục vụ đường lối chính sách của đảng. Văn nghệ sĩ phải trung thành với lý tưởng cộng sản và đấu tranh không mệt mỏi cho chủ nghĩa xã hội. Văn nghệ sĩ bằng hoạt động văn nghệ và hoạt động xã hội của mình cần luôn luôn phấn đấu để tăng cường sự lãnh đạo của đảng, củng cố lòng tin của quần chúng đối với đảng, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin..." (Thân Trọng Mẫn: "Từ phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đến Cao trào văn nghệ phản kháng 1986-1989",trong tuyển tập nhiều tác giả Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, California: Nxb. Lê Trần, 1990, tr. 24.)

 

Vì vậy văn học BVN từ 1954 đến 1975 chỉ sôi động giai đoạn từ 1954 đến 1956 khi các văn nghệ sĩ vận động đòi quyền tự do sáng tác và yêu cầu đảng CS, lúc đó có tên là đảng Lao Động (LĐ) đừng can thiệp công việc sáng tác của họ. Đảng LĐ liền thanh trừng, đàn áp, bắt bớ, tù đày những văn nghệ sĩ nầy, tạo ra vụ án “Nhân văn và Giai phẩm”. Văn nghệ sĩ BVN trở thành những văn công của đảng, phục vụ công cuộc cai trị độc tài và nhất là cuộc xâm lăng miền Nam từ năm 1 BVN “chỉ là chỉ thị, kế hoạch, công văn, thông cáo...” đúng như thi sĩ Hoàng Huế đã phát biểu.

 

Văn học Nam Việt Nam: Nếu BVN hoàn toàn bưng bít, thì ngược lại, Nam Việt Nam (NVN) chủ trương tự do tư tưởng, tự do sáng tác, mở cửa đón nhận tất cả các luồng văn hóa mới từ nhiều nước khác nhau. Ngoài văn hóa Pháp và Âu Châu, nền văn hóa Hoa Kỳ tràn vào NVN khi người Mỹ càng ngày càng đông đảo ở NVN và sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ du học. Chẳng những văn học mà cả âm nhạc và điện ảnh Hoa Kỳ ảnh hưởng mạnh đến giới trẻ Việt Nam.

 

Điểm đặc biệt là dù NVN phải chống trả cuộc xâm lăng của BVN, văn nghệ sĩ NVN được tự do sáng tác nên nền văn học nghệ thuật NVN rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh những tác phẩm chiến đấu, lại xuất hiện nhiều văn thơ và nhất là ca nhạc thở than uỷ mỵ. Từ sự uỷ mỵ nầy, nhiều tác phẩm phản chiến xuất hiện, làm xói mòn và sa sút rất nhiều tinh thần chiến đấu của chiến sĩ ngoài tiền tuyến.

 

Tự do sáng tác tạo nên một khác biệt lớn lao giữa chế độ miền Nam tự do dân chủ với chế độ miền Bắc cộng sản độc tài. Đây là một ưu điểm của NVN, nhưng đồng thời cũng là một nhược điểm của NVN vì BVN không bỏ qua cơ hội lợi dụng quyền tự do sáng tác để gây suy nhược tinh thần chiến sĩ, làm rối loạn và băng hoại xã hội miền Nam.

 

6.- ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH PARIS: VĂN HỌC HẢI NGOẠI

 

Sau hiệp định Paris ngày 27-1-1973, Hoa Kỳ rút quân khỏi NVN và ngưng viện trợ cho NVN. Nam Việt Nam một mình tiếp tục chiến đấu chống cuộc xâm lăng của BVN. Trong khi đó, BVN vẫn được Liên Xô và Trung Cộng viện trợ đầy đủ, và còn viện trợ gấp 4 lần so với trước hiệp định Paris. Cuối cùng NVN thất bại ngày 30-4-1975. Cộng sản BVN chiếm được toàn thể lãnh thổ Việt Nam.

 

Ở trong nước sau năm 1975, văn nghệ sĩ bị gò bó theo giáo điều CS, chỉ được ca tụng thành quả của đảng CS, ca tụng những gương anh hùng xã hội chủ nghĩa, đả kích những người vượt biên là những người phản quốc... Đảng CSVN kiểm soát rất chặt chẽ các sinh hoạt văn hóa, sáng tác.

 

Sau ngày 30-4-1975, nhiều người bỏ nước ra đi tìm tự do và định cử ở nước ngoài. Người Việt nước ngoài càng ngày càng đông, hoàn toàn tự do sáng tác đủ loại đề tài. Càng ngày đề tài của văn nghệ sĩ hải ngoại càng mở rộng, đa dạng. Nhờ tự do dân chủ, nhờ điều kiện học hành thoải mái, người Việt ở hải ngoại có thể sáng tác, nghiên cứu tất cả các đề tài văn hóa, tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội mà không bị cấm đoán. Có nhiều người viết tiếng Anh hay tiếng Pháp tùy theo địa phương cư trú. Tính theo tỷ lệ dân số, số lượng tác phẩm xuất hiện ở hải ngoại rất dồi dào so với tác phẩm ở trong nước.

 

Nhà nước CS cho rằng nền văn học hải ngoại là nền văn học phản động, lưu vong, mất gốc, nhưng thực tế cho thấy nền văn học Việt Nam hải ngoại tiếp nối nền văn học NVN hay Việt Nam Cộng Hòa, dựa trên căn bản truyền thống dân tộc cổ truyền, trong khi người Việt tiếp thu thêm những tinh hoa văn hóa nước ngoài khi đến định cư tại các nước trên thế giới. Trong tương lai, một khi chế độ cộng sản bị giải thể, chắc chắn nền văn học nghệ thuật hải ngoại sẽ hồi hương và sẽ là nền tảng thúc đẩy nền văn học nghệ thuật trong nước phát triển trở lại.

 

7.- ẢNH HƯỞNG CỦA COMPUTER VÀ INTERNET

 

Khoảng đầu thập niên 90 thế kỷ vừa qua, sự phát triển của computer và Internet là một biến cố lịch sử trọng đại, có thể xem là cuộc cách mạng kỹ nghệ thế giới lần thứ hai, làm thay đổi toàn bộ xã hội các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam cộng sản.

 

Computer giúp việc học hỏi, nghiên cứu, sáng tác dễ dàng, nhanh chóng.

 

Ngành computer hải ngoại phát triển mạnh và sớm hơn trong nước là một trong những lý do mà người Việt ở hải ngoại sáng tác nhiều hơn ở trong nước.

 

Sự bộc phát của computer đi kèm với sự bùng nổ của Internet, nhất là những trang web xuất hiện vào đầu thập niên 90. Tuy cố gắng ngăn cản, nhưng CS không thể chận đứng hoàn toàn Internet. Qua computer và internet, dân chúng trong nước có thể truy cập được những thông tin, sách báo ở hải ngoại mà lâu nay CSVN bưng bít, che đậy, giấu diếm. Nhờ đó, dân trí trong nước dần dần lên cao trở lại.

 

Trước đây, CSVN kiểm soát việc in ấn sách báo trên giấy rất chặt chẽ. Ngày nay, các văn nghệ sĩ trong nước chỉ cần phóng lên mạng thông tin toàn cầu sáng tác của mình, thì người Việt trong nước và trên khắp toàn cầu đọc ngay được dễ dàng. Điều nầy kích thích văn nghệ sĩ trong nước sáng tác mạnh mẽ hơn, và đề tài tự do đa dạng hơn, chứ không còn bị gò bó trong giáo điều CS.

 

Thên mữa, các blog xuất hiện càng ngày càng nhiều, vừa giải trí, vừa thông tin, vừa giải bày tâm sự, vừa tranh đấu đòi hỏi tự do dân chủ một cách bất bạo động. Ai cũng có thể viết blog, ai cũng có thể mở facebook.

 

Một mặt CS xây dựng bức tường lửa, ngăn chận thông tin trên Internet, một mặt công an CS truy lùng, bắt giam, tù đày những người viết mà CS kết tội là phản động, nhưng sự xuất hiện của computer và Internet tạo hoàn cảnh thuận tiện cho “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” ở trong nước, và thúc đẩy nền văn học trong nước nhảy vọt đáng kể trong thời gian gần đây.

 

Ngoài ra, khi nền kinh tế chỉ huy của CS suy sụp, đảng CS bắt buộc phải mở cửa, chuyển qua kinh tế thị trường tức kinh tế tự do để cứu nguy cho đảng CS. Từ đó Việt Nam dần dần tiến vào thị trường thế giới, dầu nhà nước CS vẫn “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Khi Việt Nam mở cửa, các nước trên thế giới, nhất là các tổ chức theo dõi nhân quyền, đã can thiệp, giúp đỡ cho văn nghệ sĩ trong nước mạnh dạn đề cập đến nhiều đề tài mà lâu nay bị CS cấm kỵ.

 

KẾT LUẬN

 

Lịch sử là quá khứ của con người. Văn học là sàn phẩm của con người.

 

Lịch sử luôn luôn tác động đến văn học và ngược lại văn học phản ảnh những biến chuyển lịch sử. Những thay đổi lớn lao trong lịch sử Việt Nam từ 1884 cho đến nay làm cho văn học thay đổi mạnh mẽ đồng thời cũng được các tác phẩm văn học ghi lại dấu ấn khá rõ ràng.

 

Khi bị Pháp bảo hộ năm 1884, nền văn học bị ảnh hưởng tận gốc rễ do việc thay đổi chữ viết, hệ thống giáo dục và văn hóa. Người Pháp muốn cắt đứt truyền thống quá khứ để đào tạo một thế hệ trí thức mới, phục vụ chế độ Pháp thuộc. Nền văn học từ thời Pháp thuộc hoàn toàn khác biệt với nền văn học cổ điển, từ hình thức đến nội dung.

 

Sau thời Pháp thuộc, từ năm 1945 cho đến nay, lịch sử Việt Nam trải qua những thay đổi chính trị lớn lao nên văn học cũng trải qua những biến thái lớn lao về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, có thể do hoàn cảnh gò bó về chính trị ở trong nước, hoàn cảnh khó khăn khi mới lập nghiệp ở nước ngoài, nên chưa xuất hiện những tác phẩm văn chương khai thác hết những góc cạnh lịch sử Việt Nam vừa qua, tạo ra những tác phẩm vĩ đại như Cuốn theo chiều gió của Magaret Mitchell (Hoa Kỳ) hay Chiến tranh và hòa bình của Leon Tolstoi (Nga). Hy vọng, một khi đất nước thực sự tự do dân chủ, thanh bình thịnh trị, người Việt trong và ngoài nước bình tâm sáng tác, sẽ xuất hiện những tác phẩm văn chương lớn, phản chiếu lại toàn cảnh lịch sử đầy giông bão của đất nước chúng ta từ thế kỷ 19 cho đến ngày nay.

 

TRẦN GIA PHỤNG

 

 

Về cải cách sắp tới ở TQ: một cuộc trốc rễ vĩ đại


Về cải cách sắp tới ở TQ: một cuộc trốc rễ vĩ đại

 

 

Vũ Quang Việt

 

 

      Dù không nói ra, nhưng chính sách thành thị hóa [của Trung Quốc] rõ ràng là chính sách kích cầu lần thứ hai và có thể tốn kém hơn nhiều. Trừ trường hợp tạo thần kỳ lần hai, chính sách trên nếu đi quá đà có thể làm nền kinh tế TQ phá sản.

      Việt Nam có lẽ chẳng có một viễn kiến gì từ thành thị hóa đến phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam có ngày nay là tự dân chúng vận động sau khi nhà nước không còn kiểm soát giá. Nhưng cho đến nay nhà nước vẫn áp dụng một số chính sách lỗi thời và vi phạm nhân quyền [...] Tất nhiên quyền của nông dân Việt Nam hiện nay không hơn nông nô ngày trước vì đất đai không thuộc họ mà thuộc sở hữu “toàn dân”, cơ bản do quan lại định đoạt.

      Vũ Quang Việt

 

Tờ Thời báo New York (New York Times) đã cho xuất bản loạt bài với tựa đề Cuộc trốc rễ vĩ đại ở Trung Quốc: đẩy 250 triệu người vào thành phố <http://www.nytimes.com/2013/06/16/world/asia/chinas-great-uprooting-moving-250-million-into-cities.html> , và Cạm bẫy đón chờ chính sách thúc ép từ nông thôn vào thành thị ở TQ. <http://www.nytimes.com/2013/07/14/world/asia/pitfalls-abound-in-chinas-push-from-farm-to-city.html?_r=0> Bài báo nói về chính sách của Thủ tướng mới Lý khắc Cường, đã tuyên bố khi nhậm chức là thành thị hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chủ trương và kế hoạch cụ thể chưa chính thức ra đời, tuy nhiên ở khắp nơi chủ trương này đã đang trong được thực hiện.

Theo kế hoạch này, cứ mỗi năm 21 triệu người từ nông thôn sẽ được đưa vào thành thị và đến năm 2025 250 triệu nông dân sẽ biến thành thị dân, nâng tổng số thị dân lên 70% dân (nếu lấy thông kê bây giờ thì với dân số TQ là 1.300 triệu sẽ có 900 triệu ngườilà thị dân).

Một số nhà  kinh tế cho rằng mỗi năm phải chi tới $600 tỷ USD cho chương trình này, trong đó có việc xây hạ tầng cơ sở cho trung tâm đô thị, trường học, nhà thương, nhà ở.  Các quan chức TQ hy vọng sẽ đẩy mạnh chi tiêu của dân TQ, như TV, tủ lạnh, hàng hóa, v.v. Và chương trình này thật ra đã bắt đầu rồi; nhiều nông dân sau khi bị tập trung vào các khu phố, theo bài báo, đã hồ hởi mua TV, tủ lạnh nhưng rồi không dám dùng vì tiền điện quá đắt không đủ khả năng trả.

 <http://www.boxitvn.net/wp-content/uploads/2013/07/image00121.jpg> Ảnh trên báo New York Times Theo bài báo, nông dân sẽ được trợ cấp về nhà ở (1/4 cho không, 1/4 vay không lãi suất, còn lại 2/4 là phải tự trả). Không rõ phần đất nông thôn sẽ được đền bù như thế nào.Nhưng ở Trùng Khánh, cuộc điều tra năm 2011 đã cho thấy là 43% nông dân cho rằng quan chức chính quyền đã cướp hoặc định cướp đất của họ, so với 29% trong cuộc điều tra năm 2008 (n a 2008 survey).

Một số câu hỏi được đặt ra là:

1. Chính sách thành thị hóa này có đúng không?

2. Nếu những người bị thành thị hóa này không có việc làm ở thành phố thì họ lấy tiền đâu để trả và chi tiêu ở mức cao hơn này (kế hoạch chạy theo số người bị đẩy vào thành phố hình như không đi với kế hoạch tạo việc làm?) 3. Chính sách ở TQ có thật sự tự nguyện không? (Theo bài báo thì không vì nhiều nông dân đã bị bắt buộc rồi).

4. Nhà nước lấy tiền đâu để chi cho chương trình này? Sẽ có tham nhũng, lạm phát không?

5. Nhà nước làm gì với đất nông nghiệp?

Ở đây tôi sẽ trả lời hai trong số những câu hỏi đặt ra ở trên.

Chính sách thành thị hóa có đúng không?

Về vấn đề này, tôi nghĩ TQ có cái nhìn đúng, đó là: phát triển đi liền với thành thị hóa, và nếu thành thị hóa được hoạch định tốt thì nông dân sẽ không tự chạy ồ ạt vào một vài thành phố. Đất nông nghiệp do đó có thể sử dụng hiệu quả hơn bởi những nông dân còn ở lại.

Kết luận như trên vì lịch sử phát triển cho thấy phát triển đi liền với thành thị hóa. Hiện tượng thành thị hóa xảy ra ở mọi nơi, mọi nước và thay đổi theo thời gian không có ngoài lệ. Càng phát triển thì tỷ lệ thành thị hóa càng cao. Các nước ở Bắc Mỹ dân đô thị đã chiếm hơn 85% dân số. Các nước châu Âu từ năm 1950 đến nay đã đẩy tỷ lệ thành thị hóa từ 17% lên gần 65%.


Nguồn: United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division: World Urbanization Không những thế, tỷ lệ nông dân và số nông dân tuyệt đối như ở Mỹ cũng giảm; năm 1980 có 3.3 triệu người hoạt động trong ngành nông nghiệp và liên quan, năm 2010 chỉ còn 2.2 triệu so với tổng số lực lượng lao động là 139 triệu. Như vậy, ngành nông nghiệp chỉ còn 1.6% lực lượng lao động và bằng 0.7% dân số. Họ dư thừa nông sản nên dù xuất khẩu khắp thế giới vẫn phải áp dụng chính sách trả tiền để đất hoang để hạn chế sản lượng. Còn ở Việt Nam hiện nay, số lao động sản xuất nông nghiệp là 48.4% (số này kể cả lao động lâm sản và thủy sản, nhưng số lao động lâm sản và thủy sản rất nhỏ) và dân nông thôn chiếm 70% dân số. Dân số thành thị dù đã tăng nhiều từ sau năm 1975 nhưng vẫn chỉ có 29% dân.

Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tất nhiên cho rằng thành thị hóa là điều không tránh khỏi vì thành thị tạo nên lợi ích về kinh tế, dễ dàng trao đổi thông tin, dịch vụ và do đó gắn bó các hoạt động sản xuất, dễ dàng cho việc xây dựng và quản lý hạ tầng cơ sở, y tế và giáo dục, tạo thị trường việc làm, và tất nhiên làm tăng năng suất lao động và thu nhập. Không thể để đô thị tự phát phát triển như vết dầu loang, chỉ tập trung vào thành phố cực lớn (mega-city) nhưng LHQ cho rằng quá trình thành thị hóa phải:

(1) Tôn trọng quyền con người và quyền của người nghèo được sống ở thành phố. Các chính sách cấm đoán di dân vào thành phố, hạn chế quyền lợi về giáo dục và y tế đối với những người di dân vừa vi phạm nhân quyền vừa không giải quyết được vấn đề.

(2)  Phải có một tầm nhìn dài và rộng nhằm giảm đói nghèo và bảo đảm phát triển. Phải quyhoạch để người dân có nhà ở, tiếp cận được với điện, nước và giao thông.

Tuy nhiên ta thấy cho đến mới đây ở Trung Quốc, chính sách hộ khẩu là một chính sách cản trở nông dân vào thành phố, và nếu họ chui luồn vào được thì họ và con cái họ mất mọi quyền lợi của một công dân bình thường như được nhận dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí, v.v. Bây giờ TQ nhìn thấy vấn đề là thành thị hóa là điều không thể tránh được thì họ chủ động làm nhưng lại làm một cách áp đặt là ép dân chúng nông thôn tập trung vào thành thị mới. Điều này khác hẳn với phương Tây. Ở phương Tây, quá trình thành thị hóa rất tự nhiên, vì sức hút của các trung tâm thành thị do thu nhập cao hơn. Vai trò của nhà nước ở phương tây là cả trăm năm trước họ đã nhìn thấy vấn đề và đã hoạch định thành phố rất tốt. Ngược lại, ở VN và nhiều nước châu Á, thành thị hóa hoàn toàn vô tổ chức và hầu hết là để các thành phố cũ tự mở rộng như vết dầu loang một cách vô tổ chức.

Trung Quốc có thể thành công với chương trình thành thị hóa này không?

Chính sách thành thị hóa này (TQ gọi là thành trấn hóa, còn VN có khi gọi là đô thị hóa) theo TQ là nhằm đẩy mạnh tiêu dùng, qua đó đẩy mạnh ngành công nghiệp xây dựng và hàng hóa tiêu dùng như tv, tủ lạnh, v.v.

Theo Thống kê mà tôi có được từ Cục Thống kê TQ, thì tỷ lệ thu nhập của hộ gia đình trong tổng thu nhập của cả nước giảm từ 67.5% năm 1996 xuống 57.2% năm 2008. TQ muốn tăng tỷ lệ thu nhập của hộ gia đình và từ đó tăng sức mua của dân chúng, vì từ lâu họ cho rằng chính sách của nhà nước TQ là nhằm trả lương thấp, tăng lợi nhuận doanh nghiệp, tạo cạnh tranh về giá thành nhằm xuất khẩu và nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để tập trung vào đầu tư phát triển. Từ nhiều năm nay, các nhà chính sách TQ bàn luận rất nhiều về chính sách này.

Lý Khắc cương coi đây là chính sách chuyển đầu tư sang tiêu dùng. Tôi thì nghĩ ngược lại. Chuyển hướng thành thị hóa đòi hỏi đầu tư lớn, mà như tính toán của một số nhà kinh tế để chuyển 250 triệu dân vào các khu vực thị trấn, chi phí hàng năm có thể lên tới $600 tỷ US.  So với số chi ngân sách của TQ của năm 2011 là $1.685 tỷ US, chi phí thêm hàng năm vào chương trình thành thị hóa sẽ chiếm đến 35.6% ngân sách. Con số chi này còn vĩ đại hơn nhiều so với con số chi kích cầu những năm 2008-2011. Số liệu thống kê những năm này cho thấy bình thường trước đó TQ chi ngân sách là khoảng 18.7 % GDP, nhưng những năm kích cầu, TQ tăng tỷ lệ chi lên 22.4%, tức là tăng thêm 3.7% GDP. Như vậy trong 3 năm 2009-2011, TQ chi toàn bộ là hơn $800 tỷ để kích cầu, và mỗi năm trung bình là $268 tỷ. Con số dự định chi hàng năm $600 tỷ là con số quá lớn, không thể nói là không kích cầu. Chương trình này không nhằm xuất khẩu do đó nó có rất nhiều khả năng kích lạm phát và kích tham nhũng, có thể dẫn tới việc nông dân do bị áp đặt và tham nhũng trở thành kẻ thù của nhà nước. Nhìn vào số liệu tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc ở dưới, ta thấy kích cầu những năm 2009-2010 chỉ thành công lúc đầu nhưng rồi giảm dần. Dù không nói ra, nhưng chính sách thành thị hóa rõ ràng là chính sách kích cầu lần thứ hai và có thể tốn kém hơn nhiều. Trừ trường hợp tạo thần kỳ lần hai, chính sách trên nếu đi quá đà có thể làm nền kinh tế TQ phá sản. Làm sao tăng lương? và nếu tăng lương liệu TQ có thể đi vào cạnh tranh ở các công nghệ tiên tiến hơn với năng suất cao hơn để phù hợp với lương cao hơn không?

 <http://www.boxitvn.net/wp-admin/admin-ajax.php?action=imgedit-preview&_ajax_nonce=beaa7ba1c3&postid=17675&rand=85530> Nhìn lại Việt Nam Việt Nam có lẽ chẳng có một viễn kiến gì từ thành thị hóa đến phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam có ngày nay là tự dân chúng vận động sau khi nhà nước không còn kiểm soát giá. Nhưng cho đến nay nhà nước vẫn áp dụng một số chính sách lỗi thời và vi phạm nhân quyền sau:

1. Tiếp tục áp dụng chính sách hộ khẩu của TQ dù có thay đổi một phần. Điều này chỉ bần cùng hóa nông dân. Lý luận của nhà nước là giữ chặt nông dân ở nông thôn với chính sách “ly nông nhưng không ly hương”.

2. Tiếp tục chính sách đòi hỏi nông dân trồng lúa vì cái gọi là “an ninh lương thực”. Các nước đều có quy định/quy hoạch khu đất đất nông nghiệp, đất rừng, khu thương mại, khu nhà ở và khu công nghiệp. Tuy nhiên đối với khu đất nông nghiệp, người dân được toàn quyền chọn cây trồng và giống nuôi. Không thể ép nông dân cứ trồng lúa khi giá lúa quá thấp vì mức sản xuất quá lớn phải xuất khẩu hàng năm. Tất nhiên quyền của nông dân Việt Nam hiện nay không hơn nông nô ngày trước vì đất đai không thuộc họ mà thuộc sở hữu “toàn dân”, cơ bản do quan lại định đoạt.

3. Dân số ngày càng tăng, đất đai thì không thể tăng cho nên đất đai khai thác sau khi phân chia trở nên manh mún khó đẩy mạnh việc chuyển trồng lúa sang trồng cây thương nghiệp hay chăn nuôi lớn.

***

Chúng ta nên theo dõi kế hoạch thành thị hóa này của TQ, không phải để bắt chước nó mà để tìm ra cách làm hay hơn, nhân đạo hơn và phù hợp với sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Nếu không thế chúng ta sẽ bịt mắt chạy theo anh cả [Trung Cộng] một cách điên rồ.

V.Q.V.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 

 

Subject: Việt cộng đã hiện nguyên hình hài.... sau tuyên bố chung Việt Trung ngày 21/6/13


 

 

From: San Le D.

 

Subject: Việt cộng đã hiện nguyên hình hài.... sau tuyên bố chung Việt Trung ngày 21/6/13

 

KHONG VE VIET NAM NEU CON VIET CONG (KVVNNCVC)MUON CHONG TAU CONG PHAI DIET VIET CONG (MCTCPDVC)MUON DIET VIET CONG PHAI DIET VIET GIAN (MDVCPDVG)

 

From: Dan Khuongtu

Sent: Tuesday, July 9, 2013 6:51 PM

Subject:  Việt cộng đã hiện nguyên hình hài.... sau tuyên bố chung Việt Trung ngày 21/6/13

 

 

 

 

Xin tự do phổ biến tùy nghi.  KTD

 

Việt cộng đã hiện nguyên hình hài.... sau tuyên bố chung Việt Trung ngày 21/6/13 Khương Tử Dân

 

Quan hệ chính trị của Việt Cộng với Tầu cộng khắng khít, kết họp làm cầu nối được Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai hóa họp từ ngày Hồ Chí Minh mang danh xưng là Lý Thụy kết nghĩa phu thê với Tăng Tuyết Minh. Cuộc hôn nhân này làm cầu nối để  Hồ Chí Minh đời đời làm nô lệ cho Tầu cộng. Quan hệ Tầu Việt cộng như có chất keo hóa học, dính liền kết nối với nhau, như sông liền sông, núi liền núi, tình  đồng chí, nghĩa thiên tử chư hầu như đã được khẳng định từ thời Mao Trạch Đông, tiếp nối đến Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, cho đến thái tử Tập Cận Bình.....Cái nguyên lý ấy như đã khắc sâu vào đầu óc của các tên gian ác đầu não Tầu Việt cộng, sẽ không bao giờ thay đổi từ khi đảng Cộng sản Việt nam được thành lập năm 1930. Do đó tất cả các lãnh đạo chóp bu đảng Việt cộng trong chức vụ Tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch đảng, có quyền lực nhất từ thời Trần Phú, Lê Hồng Phong...  Trường Chinh, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang.... phải lần lược thăm viếng, triều cống thiên triều Tầu cộng để nhận mệnh lệnh, chỉ đạo của tân chủ tịch Tập Cận Bình theo nghi thức của một nước chư hầu.

 

Hệ thống tuyên truyền của Việt cộng loan tin là chủ tịch Trương Tấn Sang bị triệu tập là để “hội đàm” với tổng bí thư, chủ tịch Tập Cận Bình cho có vẻ phong thái tư cách của một chủ tịch nước Việt cộng. Trên thực tế, Trương Tấn Sang không được hội đàm với Tập Cận Bình mà chỉ được hội đàm với Lý Khắc Cường, thủ tướng. Văn bản tuyên bố chung, bao gồm những thỏa thuận về biên giới lãnh thổ ở phương Bắc với Tầu cộng, và về lãnh hải trong Vịnh Bắc Việt. Tầu cộng không đề cập tới các việc tranh chấp ở Biển Đông, nhất là về chủ quyền của hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tầu cộng đã tự xem công hàm của Phạm văn Đồng ký năm 1958 đã đương nhiên thừa nhận chủ quyền của Tầu cộng trên Biển Đông và hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trương Tấn Sang  cũng không đề cập đặt câu hỏi về vấn đề này, vì đã không có trong chương trình nghị sự cho ba ngày thăm viếng của chủ tịch Trương Tấn Sang. Tại sao Trương Tấn Sang lại lếu láo với quần chúng trong nước trước ngày lên đường đi triều cống thiên triều Tầu cộng? Chắc không ngoài mục đích năng nổ, lừa bịp, lường gạt dư luận theo bản chất, truyền thống của Việt cộng?

 

Mở đầu bản tuyên bố chung, Tầu cộng đã đem ý nghĩa về 16 chữ vàng, và 4 tốt để nhắc nhở Trương Tấn Sang cùng phái đoàn gia nô, và đảng bán nước buôn dân Việt cộng ghi tâm khắc cốt: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”  trong tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Tầu cộng đã cố tình nhắc nhở Việt cộng đến bài học mà Đặng Tiểu Bình đã dạy cho Việt cộng, và những giáo điều Giang Trạch Dân đã đề ra. Đâylà thái độ trịch thượng của Tầu cộng đối với một nước chư hầu.

Theo tuyên truyền báo lề phải của Việt cộng thì cuộc chiến với Tầu cộng năm 1979 chỉ xảy ra ngắn hạn vì Tầu cộng đã tổn thất nặng nề, phải rút quân. Việt cộng đã chiến thắng. Tuy tuyên bố là chiến thắng, nhưng Việt cộng lại phải cắt đất ở biên giới, mất Bản Giốc, Aỉ Nam Quan và mất cả đảo Trường Sa năm 1988. Báo chí ngoại quốc đã thông tin là trận chiến ờ biên giới Bắc Việt cộng đã tiếp diễn đến cuối năm 1989. Như vậy cuộc chiến với Tầu Cộng đã kéo dài ít nhất 10 năm, không phải ngắn hạn.  Chiến tranh Tầu Việt cộng trong quan hệ tình đồng chí nghĩa đồng đô, quyền lợi  biên giới, lãnh hải  đã giết hại hàng trăm ngàn dân lành vô tội, không ngoài mục đích độc tài cướp của, chiếm đoạt tài sản của dân, của đất nước. Đảng Việt cộng đã hành động không khác gì những tên cướp của một đảng cướp tàn nhẫn, dã man. Cả hai đảng Việt Tầu cộng đều gian ác, tàn nhẫn như nhau. Họ muốn cầm quyền, cai trị, bất chấp thủ đoạn để tồn tại trên xương máu, xác chết của dân.

Bản văn tuyên bố chung Việt Trung đã phơi bày sự thật về những quan hệ , quyền lợi tranh đoạt, cưỡng chiếm của loài súc sinh Việt Tầu cộng. Việt cộng đã tự biểu lộ bản chất gian ác, tàn nhẫn, mưu đồ bán nước buôn dân trong suốt hơn tám thập niên qua, để tận diệt những ai đối kháng, chống đối với đảng và nhà nước bất chấp họ là công nhân viên, nông dân hay thành phần “trí phú, địa, hào”. Dưới chế độ cộng sản chỉ có đảng viên Việt cộng, đồng hành dưới lá cờ máu, có cùng bản chất tàn nhẫn, gian manh thì sống còn, cùng xây dựng một giai cập tư bản đỏ độc tôn, độc tài, vô thần, vô tôn giáo, vô gia đình. Người Việt tự do chắc chắc đã dứt khoát, khẳng định sẽ không bao giờ hoà giải, hòa họp, đoàn kết với bọn người tàn nhẫn, khát máu, vô nhân tính.

 

Dĩ nhiên là bọn Việt cộng không bao giờ quên được cuộc chiến với Tầu cộng năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình đã dạy cho Việt cộng một bài học đích đáng. Bài học này đã kéo dài hơn ba thập niên, chừ phải ký kết bản tuyên bố chung, phơi bày sự thật , để lộ nguyên dạng hình hài cẩu nô khuyển mã, bán nước buôn dân để cầu vinh. Kịch bản chư hầu, cẩu nô, tay sai khuyển mã của đảng Việt cộng sẽ không thay đổi trong vai trò chó săn để được tiếp tục bốc lột, đánh cướp dân lành địa phương như hơn tám thập niên qua, để duy trì quyền lực đảng, tài sản của giai cấp tư bản đỏ đã đánh cướp, cưỡng chiếm được từ sau ngày quốc hận 30/4/75.  Đảng Việt cộng, không có sự chọn lựa nào khác để giữ đảng, ngoài hình thức bán nước mà PhạmVăn Đồng và Hồ Chí Minh đã làm. Toàn văn bản tuyên bố chung đã ký kết với Tầu cộng  ngày 21/6/13 đã phơi bày vai trò chư hầu, cẩu nô của Việt cộng. Tất cả những văn kiện về kinh tế, tài chánh, nông nghiệp, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân đội, công an, cảnh sát... trong bản tuyên bố chung là những bản an chung thân khỗ sai cho toàn đảng viên lớn nhỏ của đảng Việt cộng bán nước buôn dân. Đảng Việt cộng đã để lại một kịch bản tàn nhẫn, gian ác nhất trong lịch sử bán nước buôn dân. Giặc nội xâm Việt cộng Hanội đã hoàn toàn lệ thuộc giặc ngoại xâm Tầu cộng dưới mọi hình thức. Đấy là một điều ô nhục cho đảng Việt cộng, đã phải bán vịnh, bán biển, bán đảo, bán lãnh thỗ, chịu ô nhục, quỳ lạy Tầu cộng để giữ đảng, dù phải làm tay sai, khuyển mã, cẩu nô cho Tâ`u cộng.

 

Sau khi nhắc nhở cho Việt cộng Hà nội biết rõ về quan hệ, lệ thuộc qua 16 chữ vàng và 4 tốt, bản tuyên bố đã đi sâu vào vấn đề đã được ký kết để khẳng định đường ranh giới lãnh thổ qua các tỉnh miền Bắc liền biên giới Tầu cộng. Đấy là hậu quả thảm bại trong cuộc chiến 1979-1989 với Tầu cộng mà Việt cộng đã chấp nhận  để giữ đảng. Việt cộng lúc đó ôm chân Liên Sô, bỏ Tầu theo Liên sô, nhưng không ngờ Liên sô cũng tan rả, Việt cộng lại trở về với Tầu, quỳ lạy xin làm chư hầu trong mưu đồ tiếp tục cai trị toàn dân, toàn lãnh thổ Việt Nam. Cái nhục nhã đó đã biều hiện rõ trong các văn bản đã ký kết trong tuyên bố chung với lãnh đạo Tầu cộng. Như công trình xây dựng xa lộ cao tốc, đường sắt cao tốc  từ Lào Cai và tử Lạng Sơn dẫn tới Hà Nội, hải Phong, Quãng Ninh theo đúng chỉ đạo về  tiến trình, qui hoạch của Tầu cộng đề xuất. Thực hiện tam giác Côn Minh, Nam Ninh và Quãng Ninh qua trục Côn minh- Hà Nội, Hài Phòng thành một vùng tam giác kinh tế Việt Trung toàn khu vực rộng lớn. Nhưng thực tế Tầu cộng chỉ muốn tập trung tại các tỉnh thành quan trọng đông dân cư như Hà nội, Hải phòng, và Quãng ninh nên đã đề xuất ra một khu vực kinh tế mới Việt Trung, được mệnh danh là “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung” đối diện với Vịnh Bắc và đảo Hải Nam. Các đảng viên thuộc giai cắp tp bản đỏ đã vui mừng mở cờ trong bụng vì đấy là cơ hội để cưỡng đoạt đất đai, ruộng vườn của dân lành để bán lại cho các tập đoàn lợi ích tư bản đỏ có các dự án đầu tư vào lãnh vực địa ốc, khách sạn, lầu xanh, lầu hồng.....Loài súc vật khi sinh sống không bao giờ biết suy tưởng đến vấn đề giáo dục, không khác gì lãnh đạo Việt Tầu cộng. Trong quy hoạch họ không bao giờ đề cập tới nhu cầu, vấn đề giáo dục cho cho con em, học sinh và sinh viên....  trong một khu vực, vành đai kinh tế bao gôm nhiều thành phố lớn, nhiều tỉnh như vậy. Thật đáng tiếc, và tội nghiệp cho loài súc sinh Việt cộng vô cùng. Có thể vì đó là bản chất súc sinh, tàn nhẩn, gian ác vô nhân tính của người cộng sản?

   

Hành lang thứ nhất bắt đầu từ Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, xuyên qua các tỉnh như: Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội - Hải Phòng - Quãng Ninh ; hành lang thứ hai gồm các tỉnh: Nam Ninh –Lạng Sơn-  Hà nội -Hải Phòng-Quãng Ninh. Côn Minh là một thành phố lớn của tỉnh Vân Nam, kết nghĩa với Lào Cai; còn Nam Ninh cũng là thành phố lớn của Quãng Tây, kết nghĩa với Quãng Ninh. Hành lang Côn Minh- Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quãng Ninh gồm có 4 thành phố của tỉnh Vân Nam là Côn Minh, Ngọc Khuê, Hồng Hà và Văn Sơn; phía Việt cộng gồm có 8 thành phố tham gia là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, và Quãng Ninh.

 

Hành lang Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà nội-Hải Phòng-Quãng Ninh gồm có 3 thành phố của tỉnh Quảng Tây là Nam Ninh, Sùng Tà và Băng Tường tham gia cùng với 8 thành phố  của Việt cộng là Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà nội, Hưng Yên, Hải dương, Hải Phòng và Quãng Ninh. Như vậy tuyến đường sắt cao tốc, và xa lộ cao tốc sẽ nối liền từ Côn Minh qua Lào Cai xuống Hà nội, Hải Phòng và Quãng Ninh. Một tuyến khác sẽ  nối liền Nam Ninh xuống Lạng Sơn, Hà nội, Hải Phòng và Quãng Ninh. Nhìn chung, qui hoạch vành đai kinh tế Việt Trung sẽ tập trung về các tỉnh thành nằm kề cạnh ngay trên bờ vịnh Bắc Việt, Vịnh Hạ Long và đối diện với đảo Hải Nam của Trung cộng. Chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế trên vịnh Bắc Việt thật hấp dẫn vô cùng về cả ba mặt kinh tế thương mại và quân sự cho Tầu cộng như tuyên bố chung do hai đảng Tầu Việt Cộng đã chỉ đạo rất minh bạch là:

 

“Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quãng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quãng Đông, Quãng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế… thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.”

 

Nếu nhìn lại quan hệ Tàu Việt cộng, có thể nói Đặng Tiểu Bình đã có ý đồ này từ lâu, cho đến khi Giang Trạch Dân lên thay thế vị trí Tổng bí thư, chủ tịch nước, đảng cộng sản Tầu. Chính Giang Trạch Dân đã dùng mỹ nhân kế để đưa Lê Khả Phiêu, tổng bí thư đảng CSVN vào mê hồn trận tình dục, có con với gái điếm ở Bắc Kinh và áp đặt Lê Khả Phiêu phải bán vịnh Bắc Việt cho Tàu cộng với giá 2 tỷ mỹ kim. Kết cục của sự kiện chính trị trong quan hệ Việt Tầu cộng được hình thành qua tình đồng chí khắng khít dưới hình thức “hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt-Tầu cộng”, và đã được ghi nhớ trong bản văn kiện tuyên bố chung của Trương Tấn Sang với Tầu cộng. Trên thực tế qui hoạch hai hành lang, một vành đai kinh tế  Việt Tầu cộng đã được Tàu cộng móm cho nguyên thủ tướng Phan Văn Khải thực hiện từ năm 2004, đảng Việt cộng đã mua thời gian, kéo dài đến thời Nguỹên Tấn Dũng, vì có thể đảng VC đã không còn thời gian nữa để giữ đảng, ngoài phương cách ký nhận và thực hiện theo chỉ đạo của Tập Cận Bình. Chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tể Việt Trung  ở vinh Bắc Việt vô hình chung đã vô hiệu chiến lược cờ vây của Obama đối với Trung cộng.  Chịn lược hai hanh lang, một vành đai kinh tế ờ Vịnh Bắc Bộ sẽ là căn cứ điểm, làm cầu nối để Trung cộng  giao thương với các nước ASEAN, Úc, Ấn Độ, Nhật Hàn,... và cả thế giới. Bộ mặt thật bán nước buôn dân, làm gia nô, khuyển mã của mấy tên lãnh đạo Việt cộng đã để lộ nguyên hình hài chồn cáo.

 

Khi đề cập tới chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung  ngay vị trí Vịnh Bắc Việt đã vô tình để lộ ngày suy vong, tàn lụi của đảng Việt cộng, đồng thời Tầu cộng đã biểu lộ nanh vuốt, mưu đồ cưỡng chiếm lãnh thổ Việt cộng qua chiến lược kinh tế, thương mại, di dân để đồng hóa, tiệm tiến theo chiến thuật vết dầu loan. Chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung chỉ là chiếc áo khoác làm mờ mắt kẻ ham danh, ham tiền, ham lợi, nhưng tiềm ẩn, che giấu một mưu đồ, dã tâm để đối kháng với chiến lược cờ vây của Mỹ.  Qua vị trị địa chính của chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung ở Vịnh Bắc Vịệt, Tầu cộng có thêm vạn lần thuận lợi về các mặt như kinh tế, thương mại quân sự nói chung. Ngoài ra, các mặt văn hóa, các khu vực tự trị về kinh tế, thương mại, tài chính, nông nghiệp, ngư nghiệp, doanh nghiệp, công nghiệp, khoáng sản, năng lượng, di dân.... Tầu cộng sẽ thực hiện theo chiến thuật vết dầu loan để biến đảng viên Việt cộng lớn nhỏ thành những tên cẩu nô, Việt gian tàn nhẫn gian ác hơn để cai trị toàn dân, toàn lãnh thổ.

 

Qua chiến lược ‘hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung” ở Vịnh Bắc Việt trước hết là nắm đầu được toàn bộ phận đầu não Việt cộng ở Hà nội. Nếu có biến động , từ Tầu cộng sẽ dễ dàng đổ quân nhanh chống sử dụng quân lực để đàn áp. Nhưng nếu không có một lực đề kháng nào của Việt cộng, thì chiến lược hai hành lang, một vành đai  kinh tế  Việt Trung sẽ là cơ sở, căn cứ điểm quân sự, kinh tế, thương mại, nông nghiệp, văn hóa... đầu tiên để Tầu cộng tổ chức xây dựng, hoàn chỉnh. Sau đó sẽ tổ chức xây dựng điểm thứ hai cho chiến lược mới “hai hành lang, một vành đai kinh tế khác cho Đà Nẵng, Nha Trang, Kuntum , Saigon Vũng Tàu,Cần Thơ, Hà Tiên.... Dưới chiến lượct hai hành lang, một vành đai kinh tế tương tự này, thế giới bên ngoài không thể can thiệp, và sức phản kháng, đối đầu cũng sẽ không có địa thế thuận lợi, không đủ lực để làm một cuộc nổi dậy thành công. Trong tương lai ngắn, cả nước Việt cộng sẽ được hình thành dưới dạng “hai hanh lang một vành đai kinh tế” dưới sự chỉ đạo của Tầu cộng.

Tại sao Tầu cộng lại chọn Vịnh Bắc Việt làm căn cứ đầu tiên để xây dựng chiến thuật hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung? Thứ nhất là Lào Cai và Quãng ninh đã được Tầu cộng xây dựng, thiết đặt nội gíán, để Lào Cai kết nghĩa với Côn Minh, và Quãng Ninh kết nghĩa với Nam Ninh. Vịnh Bắc Việt đã được Giang Trạch Dân và Đặng Tiểu Bình có mưu đồ từ lâu. Trước hết là có hải cảng Hải Phòng, tiếp liền với thủ đô Hà nội rất thuận tiện cho trục lộ vận chuyển từ các tỉnh từ Vân Nam, Quãng Tây tới vành đai kinh tế ngay Vịnh Bắc Việt. Chỉ dân số hai tỉnh Vân Nam và Quãng Tây cũng đã hơn trội toàn dân nước Việt cộng, nhưng tổng sản lượng GDP của hai tỉnh này lại gấp ba, gấp bốn lần hơn Việt cộng. Điều quan trọng hơn cả là Vịnh Bắc Việt có thềm địa tầng , chất chứa vật liệu hữu cơ thiên niên thoái hóa từ hơn 37 triệu năm do sông Hồng thải ra. Do đó dưới đáy vịnh Bấc Việt tiểm ẩn một trữ lượng khí đốt, và dầu hỏa rất đáng kể, tuy không khổng lồ như trữ lượng khí đốt và dầu hỏa ở thềm lục địa Biển Đông, tức Biển Hoa Nam do vật liệu hữu cơ thiên nhiên, sinh hóa hình thành.

 

Có thể nói, đó là một trữ lượng năng lượng quí giá đối với nhu cầu công nghiệp cho Tầu cộng. Trên thực tế, đất nước Tầu cộng còn có nhiều con sông lớn khác đổ ra biển Hoàng hải, và bỉển Hoa Đông. Thiết tưởng chuyên viên về địa chất, dầu hỏa của Tầu cộng đã thừa biết vấn đề này, nhưng đảng Tầu cộng có thể chưa muốn sử dụng tới. Những sự tranh chấp gần đây giữa Tầu Cộng và Nhật bàn vể quần đảo Senkaku không người ở, cũng không ngoài khối dầu khí và dầu hỏa tiềm ẩn dưới thềm biển Hoa Đông do cửa sông Dương Tử thải ra. Hóa trình, diễn tiến xâm nhập quần đảo Senkaku của Tầu cộng cũng sẽ tương tự như đã diễn tiến chiếm hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu Nhật bản không hành động sớm, chiếm đảo Senkaku thì có thể sẽ mất đảo, mất cả nguồn năng lượng dự trữ ở phía Tây và Tây Bắc của đảo Senkaku. Tầu cộng chắc chắn sớm muộn gì cũng sẽ thiết đặt giàn khoan dầu trong vùng đó, như đã diễn ra ở Biển Hoa Nam, tức Biển Đông của Việt nam trước đây.

 

Qua bản tuyên bố chung của thiên triều Tầu cộng và nước chu hầu Việt cộng, chúng ta đã thấy rõ là Tầu cộng không cần thiết phải đổ quân đàn áp Việt cộng, mà họ sẽ sử dụng lá  bài WTO, và các hiệp định ASEAN, TPP... để quậy phá, làm suy yếu tiềm năng kinh tế của toàn thế giới. Chắc chắn Tầu cộng sẽ không gây chiến với Việt cộng trong tình thế hiện tại. Việt cộng đã gia nhập WTO từ đầu năm 2007, nay đã trên 6 năm, những ưu đãi mà WTO danh cho thành viên mới gia nhập sau năm năm đã vượt qua giới hạn. Việt cộng sẽ gặp nhiều khó khăn vô cùng về sự cạnh tranh, về luật chơi, nhất là về kỹ thuật sản xuất, tài chính về giá cả. So với hàng của Tầu cộng sẽ tràng ngập thị trường Việt Cộng, nhất là qua tuyên bố chung ngày 21/6/13  giữa hai đảng cộng sản Việt Trung. Hiệp thương quốc tế WTO  qua các luật chơi giao thương, phẩm chất hàng hóa, ngân hàng  và giá cả, chắc chắn Việt cộng sẽ suy sụp thảm hại vì thiếu tiêu chuẩn, thiếu kỹ thuật,  sử dụng luật rừng rú. Nguồn ngoại tệ chính của Việt cộng là từ xuất cảng sản phẩm thô, sản phẩm gia công như  ngủ cốc, cao su, ca phê, tiêu, va kháng sản, hải sản, nhưng sẽ bị Tầu cộng cạnh tranh. Tầu cộng sẽ thuê đất ở Việt nam để trồng đủ loại ngủ cộng qui mô hơn, có kỹ thuật khoa học hơn, do đó giá thành sẽ rẻ hơn, năng xuất cao hơn. Trong lãnh vực tài chính, ngân hàng, theo qui luật WTO, nhiều ngân hàng ngoại quốc sẽ đổ vào với vốn 100%.

 

Những chiêu bài “Chống Tầu, đuổi Việt cộng, cứu quê hương”, những chiêu bài tháo gở độc tài của đảng cướp Vịêt Tân, những chiêu bài hòa giải, hòa họp, và những chiêu bài đoàn kết với Việt cộng của tên ma đầu bịp bợm Nguyễn Chính Kết của khối 8406, đã hiện nguyên hình hài gian manh, lừa bịp, lường gạt cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các cộng đồng người Việt tự do toàn cầu. Thật ô nhục cho tập đoàn lãnh đạo cao niên, bịnh hoạn, gian manh lâm thời vừa mới hình thành gian manh, lừa bịp, tự dàn dựng, bầu bán gian manh, chẳng làm được trò hề gì. Ô nhục nhất là ban lãnh đạo lâm thời của giáo viên tiến sĩ giả hình Nguỹên Ngọc Bích vừa mới tượng hình, đã bị chết lâm sàng. Làm chính trị mà gian trá, lưu manh ngay từ bước đầu tiên coi như đã tự sát, tự thiêu, tự hũy, tự diệt, tự biến mất. Thật là một điều vô sỉ, ô nhục cho những chính trị dza xôi thịt, xu thời côn đồ, lưu manh, họ tự dàn dựng ra các buổi họp, tự dàn dựng ra qui tắc hội họp bầu cử, tự viết tuyên cáo quái thai, nghị quyết dị dạng, khuyết tật, tự nhảy ra làm trò hề, múa rối trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, để rồi họ tự ôm ô nhục để tự hũy, tự diệt. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt sau gần bốn thập niên, họ đã trãi nghiệm về những vụ lừa bịp, bị lường gạt quá nhiều, họ có thêm kinh nghiệm, được gíáo dục nhiều hơn, có trình độ kiến thức cao hơn, về chính trị, về xã hội thật khó mà lừa bịp, lường gạt được họ.

Văn bản tuyên bố chung của Tầu Việt cộng, với những hình ảnh trên internet, truyền thông đã làm dơ bộ mặt thật của một số chính trị dza xôi thịt già, quá tuổi cao niên. Thật là ô nhục cho những kẻ ham danh, ham lợi, ham tiền trong cáu tuổi bạc đầu, gần đất xa trời 80+/-. Trương Tấn Sang đã tuyên bố lếu láo trước ngày lên đường đi triều cống Tầu cộng, là sẽ đề cập đến dữ kiện Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông với Tập Cận Bình. Chỉ đáng tiếc là Trương Tấn Sang không được có vị trí hội đàm với Tập Cận Bình để nghe lời dạy bảo. Trương Tấn Sang chỉ được Lý Khắc Cường dạy bảo như hình ảnh báo chí ngoại quốc đã đăng tải.

 

Thế cờ vây của Obama bày ra trước đây gần hai năm, tưởng chừng như Tầu cộng đã ở vào thế bị động, bị bao vây tứ bề, không có lối thoát. Nhưng gần đây, Tập Cận Bình đã đi những nước cờ mới rất ngoạn mục, xem chừng chiến lược của Obama ở Đông Nam Á đối với Tàu cộng đã được Tập Cận Bình tháo gở, hóa giải và làm cho chiến thuật bao vây Tầu cộng của Obama bị vô hiệu hóa. Quan hệ hữu nghị của Nga Tầu đã khác xưa, sau khi Tập Cận Bình và Putin hội kiến, trao đổi về mối quan hệ của hai nước. Cả hai nhà lãnh đạo này đã thỏa thuận để tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga cung cấp dầu thô dài hạn cho Tầu trong 25 năm, trong giai đoạn đầu tiên là 270 tỷ mỹ kim. Ngoài ra Nga-Tầu đã có kế hoạch, lập ống dẫn dầu từ Nga thẳng qua Tầu, như vậy về vấn nạn năng lượng, nhiên liệu cho công nghiệp Tầu, Tập Cận Bình đã giải quyết được một phần lớn, qua thế cờ vây của Obama qua đường Biển Ấn Độ, và eo bỉển Malacca ở Singapore-Malaysia-Indonesia. Chiến lược ngoại giao của Tập Cận Bình đã cho thấy rõ là Tầu cộng chưa muốn có chiến tranh, mà đang tìm thế địa chính ngoại giao với Nga để  vừa làm lực cân bằng đối kháng với Mỹ. Đồng thởi vừa áp đặt Việt cộng để duy trì thế mạnh ở Đông Nam Á, vừa dựa vào chiến lược “hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Trung ở ngay Vịnh Bắc Việt làm căn cứ điểm để ra Biển Đông, giao thương với toàn thế giới. Theo vị trị địa chính, chắc chắn Tập Cận Bình sẽ chỉ đạo cho khu vực kinh tế tự trị của hai tỉnh Quãng Đông, và Hải Nam tham gia vào chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung. Về phía Việt cộng sẽ có chỉ thị phát triển vành đai kinh tế kéo dài xuống tận Quãng Trị.

Nhưng mộng làm bá chủ độc chiếm Biển Đông của Tầu cộng trong chiến lược đàm phán song phương của Tàu cộng sẽ thảm bại, vì không bao giờ Tầu cộng thuyết phục được các quốc gia khác đang sử dụng eo biển Malacca và Biển Đông như Nhật Đại Hàn, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Philippines, Malaysia, Anh, Singapore, ..... Như đã chứng nghiệm,  trong chuyến công du đầu tiên trong vụ Thủ tướng, Lý Khắc Cường đã thất bại thuyết phuc Ấn Đô.  Ấn Độ đã không tán đồng chiến thuật đàm phán song  phương của Tầu phương để thảo luận về các qui luật quốc tế ở Biển Đông.

 

Tầu cộng lập chiến lược “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung” ở cận đông bắc Việt nam, tiếp giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quãng Tây Trung cộng để làm bàn đạp, căn cứ điểm cho các hiệp thương ASEAN và TPP. Hành lang Côn Minh-Lào Cai- Hà nội-Haỉ Phòng-Quãng Ninh và hành lang Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà nội-Hải Phòng-Quãng Ninh hình thành một vành  đai kinh tế lớn để hàng hóa của Tầu cộng ra biển lớn, tràng ngập thị trường thế giới. Điều này ai cũng biết là giới tư bản đỏ Việt cộng sẽ bị thua thịêt nặng nề, vì thiếu vốn đầu tư, thiếu kỹ thuật, thiếu ngoại tệ, thiếu thị trường so với Tẩu cộng. Giới tư bản Tầu cộng còn có nguồn tài trợ khổng lồ của đảng Tầu cộng để loại trừ các tay tư bản đồng chí có mối quan hệ tương đồng hay các nhà tư bản ngoại quốc khác.

 

Việt cộng sẽ trở thành lá bài, công cụ, con rối chính trị  cho Tầu cộng, và sẽ trở thành căn cứ, cơ sở thương mại của Tầu cộng, để từ đó các khu kinh tế doanh công nghiệp, nông nghiệp sẽ  được thành lập mở rộng ra theo vết dầu loan xuống miền nam Việt nam, không những chỉ cho hàng hóa, mà cho công dân Tầu  tự do qua lại các cửa khẩu ở biên giới Tầu Việt cộng. Người Tầu sẽ tự do giao thương, du hành qua lại các cửa khẩu đã được ủy ban chỉ đạo song phương do Tầu cộng lập ra. Việt cộng  cũng đang có qui luật mới cho thuê đất đai tại những tỉnh thành  đã gia nhập vùng có qui hoạch “hai hành lang, một vành đai kinh tế”, sẽ được thuê dài hạn chẳng những chỉ có 30, 60, mà là 120 năm. Trong tuyên cáo chung của hai đảng Tầu Việt cộng đã ghi rõ là đảng và nhà nước sẽ phải hổ trợ về cả hai mặt an ninh và tài chánh cho các nhà đầu tư của hai đảng từ bên này sang bên kia để đầu tư. Thợ thuyền, công nhân, các nhà đầu tư, chuyên viên, tiến sĩ sẽ được miễn thuế dài hạn. Tuyến đường sắt, xa lộ cao tốc, cầu Bắc Luân II sẽ được ưu tiên thi công hoàn chỉnh sớm để nối liền với các tuyến xa lộ, tuyến đường sắt cao tốc của Tầu từ Côn Minh xuống Lào Cai, và từ Nam Ninh xuống Lạng Sơn. Các phi trường, hải càng trong các thành phô tham gia vào tổ chứ chiến lước hai hành lang, một vành đai kinh tế, sẽ tùy nhu cầu, sẽ được tái thiết tân tiến hơn. Nhà nước Việt cộng sẽ vay tiền của Tầu cộng để thực hiện các dự án, theo đúng quy hoạch và quy trình mà tuyên bố chung đã đề cập, ghi nhận và ký kết.

 

Trong văn bản tuyên bố chung của hai đảng Tầu Việt cộng, Tầu còn áp đặt Việt cộng phải đứng về cùng phe với Tầu cộng, không được thừa nhận Taiwan như là một quốc gia độc lập, và không được phát triển với Taiwan trong bất cứ quan hệ chính thức nào. Nói cách khác, từ  quân đội, công an, cảnh sát, văn hóa, giáo dục, kinh tế, tài chánh, nông nghiệp, ngư nghiệp và các khu vực kinh tế ở Việt cộng, từ đây về sau sẽ bị Tầu Cộng chi phối, chỉ đạo. Theo tuyên cáo chung giữa hai đảng cộng sản Tầu Việt cộng, Tầu cộng sẽ thiết lập nhiều trung tâm văn hóa Tầu  cộng tại Hà nội và nhiều tỉnh thành khác, bên cạnh các khu kinh tế nông công nghiệp khác. Chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế  Việt Trung sẽ làm suy thoái, soi mòn chế độ Việt cộng. Đảng Việt cộng tuy không bị giải thể, nhưng coi như sẽ tự hũy, tự diệt trong ô nhục.

KTD

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link