Friday, June 22, 2012

Nhân quyền: Rào cản hay cơ hội ?

Nhân quyền: Rào cản hay cơ hội ?

 

Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn
viết riêng cho BBCVietnamese.com
Cập nhật: 02:42 GMT - thứ tư, 20 tháng 6, 2012

BBC

 

Chỉ mới cách đây chưa đầy hai tuần, hôm 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta vừa có chuyến thăm ‘lịch sử’ đến vịnh Cam Ranh thì chiều 18/06 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại loan tin Trợ lý Ngoại trưởng Andrew J. Shapiro phụ trách Chính trị và Quân sự sẽ đến Việt Nam trong hai ngày 19 và 20 trong khuôn khổ chuyến đi Đông Nam Á đến Việt Nam, Brunei và Thái Lan từ 19 đến 23 tháng 6.

 

Bản tin báo chí của Bộ Ngoại giao nói trên cho biết, tại Hà Nội, Trợ lý Ngoại trưởng Andrew J. Shapiro sẽ dẫn đầu một đoàn Hoa Kỳ tham dự cuộc họp đối thoại song phương Việt-Mỹ về các vấn đề chính trị, an ninh, và quốc phòng.

 

Cuộc họp này được xây dựng trên sự thành công của cuộc đối thoại năm ngoái tại Washington, nhấn mạnh đến lập trường tiếp tục giao tiếp của Hoa Kỳ tại khu vực và quan hệ song phương ngày càng mạnh mẽ với Việt Nam.

 

Bản tin còn cho biết thêm, hai phái đoàn Việt-Mỹ sẽ tập trung vào việc cải thiện quan hệ song phương trong các lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình và huấn luyện, giúp đỡ nhân đạo và thiên tai, tìm cứu nạn trên biển, an ninh khu vực, không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhân quyền và, hồi hương quân nhân Mỹ hy sinh, mất tích tại Việt Nam.

 

Tập trung vào nhân quyền?

Trong thực tế thì cuộc đối thoại lần này chỉ sẽ chủ yếu tập trung vào ba vấn đề chính đó là cải thiện tình trạng nhân quyền Việt Nam để nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và thúc đẩy thương mại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ.

 

"Chuyến đi [của trợ lý Ngoại trưởng Shapiro] là để chuẩn bị sẵn sàng cho một trang sử mới trong quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia cựu thù."

Giới thạo tin cho rằng, đây là một chuyến đi chuẩn bị sẵn sàng cho một trang sử mới trong quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia cựu thù, tiếp theo cuộc viếng thăm của Bộ trưởng Quốc Phòng Leon Panetta đến Việt Nam hồi đầu tháng 6/2012 và những trao đổi giữa ông Panetta cùng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về yêu cầu tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Có dấu hiệu biểu hiện giờ đây giữa Hà Nội và Washington sắp gần đạt được một số cơ sở đồng thuận nhất định nào đó cho những thương vụ này.

 

Đối với Hoa Kỳ, ‘công việc mở rộng hợp tác an ninh với các đồng minh và đối tác... là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và sự thịnh vượng kinh tế. Và đấy cũng là một phần quan trọng của những nỗ lực quản trị kinh tế của Bộ Ngoại giao. Công việc này cũng phục vụ lợi ích an ninh quan trọng của đất nước bằng cách giúp các đồng minh và đối tác đảm bảo an ninh của mình và đóng góp vào các nỗ lực an ninh quốc tế. Mục đích các thương vụ của chúng ta là để phục vụ các lợi ích về an ninh quốc gia và chủ đề ấy sẽ bao trùm trong từng thương vụ mà chúng ta tiến hành. Chúng ta đánh giá như thế từ những hỗ trợ về an ninh quốc gia và lợi ích của chính sách đối ngoại mà công việc này mang lại.’ Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách vấn đề Chính trị và Quân sự Andrew J. Shapiro đã tuyên bố như thế hôm 14/6 trong buổi Họp Báo về những nỗ lực mở rộng Thương mại Quốc phòng của Hoa Kỳ.

 

Ông Shapiro tiếp tục thuyết trình làm sao để có thể tiếp cận vũ khí Hoa Kỳ và những điều kiện cần thiết không ngoại lệ cho riêng bất cứ quốc gia nào: ‘Chúng ta chỉ cho phép thương vụ sau khi đã cẩn thận kiểm tra các vấn đề như nhân quyền, an ninh khu vực, mối quan tâm hạt nhân phổ biến và phải xác định thương vụ mua bán là có lợi nhất cho chính sách đối ngoại và các lợi ích về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.’

 

Trước sức ép ngày càng lớn từ Trung Quốc, hầu hết các quốc gia trong khu vực Á châu - Thái Bình Dương đang trông đợi vào sự có mặt mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ như một lực đối trọng có hiệu quả đối với Trung Quốc.

Dù ở trong một hoàn cảnh đặc biệt về vị trí với Trung Quốc so với các nước khác và, dù ở trong sự chồng chéo, lệ thuộc nhất định về chủ nghĩa, lịch sử hình thành, giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn cố dò dẫm đi dây căng thẳng trong mối quan hệ tay ba với Hoa Kỳ trước sự tức giận của Trung Quốc, tất cả không ngoài sự an nguy của chính bản thân giới lãnh đạo Hà Nội.

 

Cơ hội thay đổi

Nhiều người vẫn nhìn sự trở lại châu Á của Mỹ và mối quan hệ tuy còn những bất đồng nhưng ngày càng ấm hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một cơ hội cho những thay đổi ở Việt Nam.

 

Và nếu "nhân quyền" là chìa khóa vàng để mở được cánh cửa nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt, thiết tưởng mọi người không quên lời gợi ý của Thượng Nghị sỹ John McCain qua lời tuyên bố với đài BBC tại Malaysia hôm 31 tháng 5 vừa qua: "Chúng tôi (Hoa Kỳ) mong đợi một sự tiến bộ chứ không phải một sự thay đổi tức thì" về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

 

Lời mách nước này có nghĩa là Hà Nội chỉ cần cải thiện (thêm nữa) tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (có thể như họ đã từng làm trước đây) là đã có thể đủ để đáp ứng với đòi hỏi của hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ.

Chuyến đi Việt Nam lần này của ông Andrew J. Shapiro vô cùng quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thiết lập một giai đoạn mới cho mối quan hệ này và thiết lập một ‘con đường tự do dân chủ cho Việt Nam’.

 

"Hơn bao giờ hết, ‘con đường tự do dân chủ cho Việt Nam’ sắp đến gần với Việt Nam hơn, và với những tình hình biến động ở Việt Nam từ những ngày qua và hiện tình kinh tế chúng ta thấy rõ ràng rằng Hà Nội đang chuẩn bị cho một bước đi lịch sử."

 

Hơn bao giờ hết, ‘con đường tự do dân chủ cho Việt Nam’ sắp đến gần với Việt Nam hơn, và với những tình hình biến động ở Việt Nam từ những ngày qua và hiện tình kinh tế chúng ta thấy rõ ràng rằng Hà Nội đang chuẩn bị cho một bước đi lịch sử.

 

Trong tình hình này, lại có thêm những nguồn tin thân cận từ Tòa Bạch Ốc cho biết rằng, dù số phận chính trị của Tổng thống Obama có như thế nào trong cuộc tranh cử tổng thống vào tháng 11 năm nay, có thể Tổng thống Obama sẽ ghé thăm Việt Nam trong tháng 11 tới đây trên đường đi dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Phnom Penh của mình.

 

Trong tháng 5 vừa qua, Trợ lý Ngọại trưởng Hoa Kỳ, ông Kurt Campbell đã xác nhận là Tổng thống Obama có thể sẽ đến Phnom Penh trong tháng 11 này và ngay sau khi gặp Ngoại trưởng Hillary Clinton, chính Ngoại trưởng Campuchia đã xác nhận với giới truyền thông tại Washington hôm đầu tháng 6 là Campuchia đã chính thức mời Tổng thống Obama đến dự hội nghị vào tháng 11/2012.

 

Nếu cuộc viếng thăm lịch sử này xảy ra, chắc chắn Tổng thống Obama sẽ có một món quà đặc biệt cho Hà Nội và đổi lại, Hà Nội cũng sẽ đáp lễ cho "kế hoạch chuyển trọng tâm và tái cân bằng" của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 

Ngoài ra cũng theo nguồn tin (thân cận) này, trước ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào đầu tháng 11 năm nay, Tổng thống Obama sẽ chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam trước khi ông đến Hà Nội để công bố "Thông cáo chung Việt-Mỹ" còn sẽ có tên gọi khác là "Thông cáo Hà Nội 2012" về khu vực Biển Đông Việt Nam và ký "Tuyên bố Đối tác Chiến lược Việt-Mỹ".

 

Từ chuyến đi của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách vấn đề Chính trị và Quân sự Andrew J. Shapiro đến Hà Nội trong hai ngày 19 và 20 tháng 6 đến chuyến đi có thể được thực hiện của Tổng thống Obama vào tháng 11 này, cùng tất cả những chuyển biến dồn dập trong khu vực, một ‘con đường Việt Nam’ ngày càng hy vọng cho dân chủ, nhân quyền và thịnh vượng đang được mở ra.

 

Nếu không được những người lãnh đạo Việt Nam khôn ngoan nắm lấy, ‘con đường Việt Nam’ ấy cũng sẽ được khai mở bằng chính sự thức tỉnh của tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính.

 

Bài viết phản ánh quan điểm của Luật sư Vũ Đức Khanh tại Canada, với sự cộng tác của Lê Quốc Tuấn (Diễn đàn X-Cafe).

 

Các bài liên quan

Phác thảo chân dung người Việt ở Mỹ

Con Ủy viên BCT nhanh chóng rời công ty

Con Ủy viên BCT nhanh chóng rời công ty

Cập nhật: 21:52 GMT - thứ sáu, 22 tháng 6, 2012

Bà Tô Linh Hương tại hội nghị cổ đông PVV

Cô Tô Linh Hương đã thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - P.V.C chỉ sau hai tháng.

Người con gái của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa, làm dư luận xôn xao khi được bầu vào vị trí này hôm 14/4/2012.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trang web Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết vào ngày 22/6, họ nhận được công văn của Vinaconex - PVC về việc công bố thông tin thay đổi nhân sự.

Theo đó, cô Tô Linh Hương thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị kể từ ngày 21/6/2012.

Phó Tổng Giám đốc Bùi Anh Ninh sẽ làm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2012-2017 kể từ ngày 22/6/2012.

Thời gian nắm chức Chủ tịch của cô Tô Linh Hương ngắn kỷ lục khi lẽ ra nhiệm kỳ kéo dài từ 2012 đến 2017.

Dư luận xôn xao

Hồi tháng Tư, dư luận bàn tán khi biết cô gái tốt nghiệp Học viện báo chí – tuyên truyền lại được bầu làm lãnh đạo một công ty chuyên về xây dựng, kinh doanh bất động sản.

Cô Hương là con gái của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Ông Rứa, sinh năm 1947, từng phụ trách lĩnh vực lý luận của Đảng trong vị trí Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.

Ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị Đảng CSVN tại Hội nghị Trung ương 9 hồi tháng 1/2009 và tái đắc cử tại Đại hội Đảng XI tháng 1/2011. Tháng 2/2011, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Truyền thông trong nước không bình luận về việc này - một điều không ngạc nhiên ở một đất nước mà chuyện gia đình các quan chức chóp bu luôn được giữ bí mật.

Tuy vậy, các blogger và diễn đàn trong nước đặt câu hỏi đây là một tài năng tự phấn đấu hay được đưa lên nhờ thế lực của cha.

Nhân trường hợp cô Hương, dư luận trên mạng khi ấy cũng nhắc tên một số con cái quan chức đang có chức vụ cao một, hai năm gần đây.

Một số người khác có thề̉ kể đến là con gái của Thủ tướng đương nhiệm, bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt; hay ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng, con trai ông Nguyễn Văn Chi, ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

Điểm đặc biệt của những lãnh đạo trẻ này là có học thức, được đào tạo bài bản, nhiều người du học tại các trường nổi tiếng thế giới.

Nhiều vị cũng tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội.

Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bắc Triều Tiên.

Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.

Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng' (Chinese princelings).

 

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120622_tolinhhuong_vinaconex_pvc.shtml

Trung Quốc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí Bắc Triều Tiên

 


http://www.dailynk.com/efile/201111/DNKF00008383_1.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgKegNOz0FsWEJnuhZkVESu33chu1NeMuqTgIFx9Legk_wG2SyP3iUjT5h8IguGkc7DtGxxOWg5VAO_Yz_BSj7SSLEUvXvgKfyzF01o7C65YvXA7ktiJm3oJyDBf4qxoh6ZjH4-WrSMPyc/s400/ChinaNorthKorea.png

TRUNG QUỐC - BẮC TRIỀU TIÊN - Bài đăng : Thứ sáu 22 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 22 Tháng Sáu 2012

Trung Quốc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí Bắc Triều Tiên

Tên lửa tầm xa Bắc Triều Tiên trong lễ duyệt binh ngày 15/04/2012.

Tên lửa tầm xa Bắc Triều Tiên trong lễ duyệt binh ngày 15/04/2012.

REUTERS

Thụy My / Tú Anh  RFI

Một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc tố cáo Trung Quốc thường xuyên vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí và hàng xa xí phẩm nhập vào Bắc Triều Tiên. Tin này do nhật báo cánh tả Nhật, Asahi, tiết lộ hôm nay 22/06/2012.

Theo báo Nhật, thì một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc rất có thể sẽ được công bố vào tuần tới khẳng định trong hai năm rưỡi qua, Bắc Kinh đã 21 lần « làm ngơ » nghị quyết của Hội Đồng Bảo An trừng phạt Bình Nhưỡng. Tổng cộng từ 2006 đến 2009, Bắc Kinh đã có 38 vụ vi phạm. Trong đa số trường hợp, các hải cảng của Trung Quốc được sử dụng làm trạm trung chuyển, hay các công ty Trung Quốc đều đóng vai trò trung gian.

Trong số 21 vụ vi phạm được ghi nhận, có hai vụ liên quan đến việc xuất nhập khẩu các vật liệu liên quan đến việc sản xuất hay sử dụng các loại vũ khí sát hại hàng loạt hay hỏa tiễn đạn đạo. Báo cáo cũng đề cập đến 6 vụ xuất nhập khẩu vũ khí và 13 vụ nhập hàng xa xí phẩm phục vụ chế độ.

Ít nhất có một lần, cảng Đại Liên được sử dụng để chuyển linh kiện điện tử và bảng kim loại để chế tạo hỏa tiễn từ Bắc Triều Tiên sang Syria. Lần thứ hai là vào năm 2010, nhiều máy công cụ có thể sử dụng vào mục đích quân sự từ Đài Loan đã được chuyển qua Trung Quốc rồi từ Trung Quốc chuyển đi sang Bình Nhưỡng.

Tờ Asahi Shimbun từ đầu tháng Sáu đã tiết lộ việc Bắc Kinh giao cho Bắc Triều Tiên bốn chiếc xe phóng tên lửa vào năm 2011, loại WS-51200 có 16 bánh, nhập khẩu từ một công ty con của tập đoàn quốc doanh Trung Quốc China Aerospace Science and Technology Corp., chuyên sản xuất các hỏa tiễn không gian và các xe phóng tên lửa. Nhưng Trung Quốc đã chối cãi các cáo buộc này.

Liên Hiệp Quốc đã hai lần thông qua các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên vào năm 2006 và 2009, sau khi chế độ Bình Nhưỡng cho thử nghiệm nguyên tử. Các nghị quyết 1718 và 1874 cấm mọi việc chuyển giao sang Bình Nhưỡng các vũ khí hạng nặng, các kỹ thuật có thể sử dụng vào việc sản xuất vũ khí nguyên tử, và các vật liệu liên quan.

Các biện pháp trừng phạt này đã được củng cố và có sự tán thành của Bắc Kinh, sau thất bại của Bắc Triều Tiên trong việc phóng một vệ tinh vào quỹ đạo hôm 13/4. Washington và các đồng minh nghi ngờ hỏa tiễn dùng để phóng vệ tinh là một loại hỏa tiễn đạn đạo trá hình. Tên lửa này đã bị rơi xuống Hoàng Hải, cách bờ biển Hàn Quốc 165 km.

Tháng Tư vừa qua, trước những sự nghi ngờ của quốc tế, Trung Quốc cam kết với Mỹ là « bảo đảm » tuân thủ cấm vận.

 

 

giãi vô dịch bóng tròn EURO-12..




giãi vô dịch bóng tròn EURO-12..

Một Câu Hỏi Vô Giá - Cô đào JANE FONDA: CÔ CÓ BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG?????

 

  Trước đây, sau chiến tranh Vit Nam, Jane Fonda ch biết mình là mt tên phn chiến ngu dt có hng, bi v sau đã can đãm xin li nhân dân Vit Nam vì s dt nát v lch s cn đi Vit Nam.

  Thế nhưng sau ny li quên qúa kh đn đn đó hay do bc tc vì phi sp hàng đng đi mua thc ăn, mà bc đng but ming nói: Có biết tôi là ai không ?

 

  Đây là câu hi qúa cn thiết cho cô dù là t chính ming mình. Nh câu hi ny mà cô biết thêm: Mình không nhng là mt tên phn chiến mà còn là mt k phn quc tày tri vì ti dt mà ra !

 

  Trên đi ny có nhng trường hp rt đc bit: Mình t dy mình !

  Li dy ny rt hu hiu li nh dai, có th mang theo xung nm m nghìn thu !


From: Simnguyen

Là người miền Nam VIỆT NAM TỰ DO ai mà quên được chuyện Cô Đào JAN FONDA ?
Đây là câu chuyện tuy nhỏ mà rất có giá trị đã xẩy đến với cô đào này :
 

 

JANE FONDA: CÔ CÓ BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG?????


Câu hỏi đầu tiên của Đài Phát Thanh America FM là:


-Hôm nay quý vị có truyện nào đáng kể trong tiết mục “Có biết tôi là ai không?” thường lệ không?

Một phụ nữ gọi vào nói rằng cách đây vài năm khi đến thăm người cậu tại trai chăn nuôi ở Billing, tiểu bang Montana, bà có dịp đi ăn tối tại một nhà hàng mà không giữ chỗ trước. Thực khách phải đợi chừng 45 phút, và trước đó đã có nhiều chủ nông trại và các bà vợ xếp hàng đứng chờ.

Ted Turner và người vợ đã ly dị là Jane Fonda vào nhà hàng và muốn có một bàn. Người nữ tiếp viên cho biết là phải đợi 45 phút. Jane Fonda liền hỏi người tiếp viên, “Cô có biết tôi là ai không?”


Người nữ tiếp viên trả lời: “Biết chứ, nhưng mà Bà vẫn phải đợi 45 phút”

Jane Fonda lại hỏi: Quản Lý hiện có ở đây không. Khi người quản lý bước ra, ông ta hỏi khách: Thưa tôi có thể làm gì được không ạ?

Ted Turner và Jane Fonda hỏi: Ông biết chúng tôi là ai chứ?


Viên quản lý nhà hàng trả lời: “Biết chứ, nhưng mà những người đến trước cũng đang chờ, tôi không thể sắp chỗ cho hai người trước họ được”

Ted liền ngỏ ý muốn nói chuyện với chủ tiệm. Khi chủ tiêm bước ra, Jane Fonda lại hỏi: Ông biết tôi là ai không?

Chủ tiệm trả lời “Có, biết chứ, vì tôi không quên được kẻ đã đâm sau lưng tôi. Mà Bà có biết tôi là ai không? Tôi là chủ nhà hàng này và tôi là cựu chiến binh chiến trường Việt Nam. Ông bà không những không được sắp chỗ ngồi trước những bạn bè và láng giềng của tôi đang đứng đợi ở đây, mà còn không có chỗ tối nay và các tối khác! Chào ông bà! "

Chuyện chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ. Một quốc gia thật tuyệt vời phải không?


Với quý vị đọc được chuyện này, đây là chuyện có thật và tên của nhà hàng là: Sir Scott’ Oasis Steakhouse, 204 W. Main, Manhattan, MT. 59741.

Nếu Quý Vị đến nhà hàng này, xin ngả mũ chào, và thưởng thức một đĩa steak, thưởng cô tiếp viên.


Hãy chuyển cho nhau tin này! Chúng ta không bao giờ quên những kẻ phản bội đất nước chúng ta.

 

 

 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link