Saturday, January 3, 2015

Người già kiếm cơm giữa Sài Gòn


Image

Người già kiếm cơm giữa Sài Gòn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-01-02
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
nguoi-gia-622.jpg
Một Cụ Bà bán bánh tráng tại Sài Gòn, ảnh minh họa.
RFA PHOTO
Mùa Đông giá lạnh, đối với người già, người nghèo thiếu ăn thiếu mặc, cái lạnh là nô lệ trung thành của thần chết, nó có thể đến trói tay trói chân người già cho thần chết dễ bề vung lưỡi hái. Với người già lây lất kiếm sống giữa đất Sài Gòn, mùa Đông càng ghê gớm hơn nhiều bởi ngoài cái lạnh của thời tiết, cái lạnh trong tâm hồn vốn buồn tủi lâu năm của họ sẽ làm khổ họ gấp bội lần. Cái lạnh khiến cho họ thấy cô đơn, đôi khi tự đặt câu hỏi: Bao giờ mình chết? Và khi mình chết đi, lấy gì để chôn, ai chôn mình đây?

Ăn xin không nỡ, buôn bán cũng không xong

Bà Hạt, 75 tuổi, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn bán vé số và bưng bê cho quán ăn gần hai mươi năm nay, tâm sự:
Bảy mươi mấy tuổi mà còn đi bán vé số. Ngày thì kiếm được khoảng mười, hai mươi ngàn bạc, đôi khi được tám ngàn. Ăn uống thì ăn quán ăn đường bữa đôi ba ngàn bạc, chứ không có khi mô ăn được năm ngàn, mười ngàn đâu.
-Bà Hạt
Bảy mươi mấy tuổi mà còn đi bán vé số. Ngày thì kiếm được khoảng mười, hai mươi ngàn bạc, đôi khi được tám ngàn. Ăn uống thì ăn quán ăn đường bữa đôi ba ngàn bạc, chứ không có khi mô ăn được năm ngàn, mười ngàn đâu. Tùy bán vé số có lời không nữa, cứ đi liên miên rứa đó, ngày mô đau ốm thì ở nhà, huyết áp lên thì xỉu lên té xuống vậy đó.”
Bà Hạt cho biết thêm là hiện nay, ở thành phố có rất nhiều người già bằng tuổi của bà và có người lớn tuổi hơn phải đi bươn bả kiếm sống hằng này bằng nhiều công việc, từ bán vé số, bán trái cây, đậu phộng rang, đậu phộng luộc, lượm ve chai, lượm bao nilon, rửa chén bát thuê cho đến đi ăn xin… Họ sống lây lất qua ngày đoạn tháng, không biết đâu là nhà.
Phần đông trong số họ không có con cái ở quê nhà, lưu lạc xuôi dần về phương Nam và tìm cách để tồn tại bằng nhiều công việc. Cũng có người từng có nhà cửa đàng hoàng nhưng sau tháng Tư năm 1975, do nhiều thay đổi, nhà cửa của họ không còn nữa, con cái thì người đi vượt biên bỏ mạng giữa biển, người vào trại cải tạo không trở về, cuối cùng, không còn người thân, không còn nhà cửa, họ lăn lộn giữa cuộc đời mà tồn tại.
Như trường hợp một người bạn già của bà Hạt, ngay cả cái tên bà này cũng không thể nhớ rõ, nói câu trước câu sau quên, hơn 80 tuổi nhưng không có thẻ chứng minh nhân dân, không nhà cửa, tối ngủ gầm cầu, ngày đi ăn xin, được bữa nào nhờ bữa đó, có ngày đói rát ruột. Tuổi già của người bạn già nhiều khi làm cho bà Hạt rơi nước mắt. Nhưng cũng nghèo khổ giống nhau, bà chẳng giúp được gì ngoài gói mì tôm, ổ bánh mì nguội.
nguoi-gia-400.jpg
Một Cụ Bà bán vé số tại Sài Gòn, ảnh minh họa. RFA PHOTO.
Bà Hạt nghẹn ngào nói rằng sống ở thành phố Sài Gòn, có khi ăn xin dễ thở hơn là buôn bán,  nhưng với tính cách của mình, bà không thể ăn xin. Ví dụ như khi bà mời vé số, có nhiều người lắc đầu từ chối mua vé số nhưng lại sẵn lòng rút tiền ra cho bà hai ngàn đồng hoặc năm ngàn đồng. Đương nhiên là bà từ chối, không lấy. Người cho tiền xin lỗi bà và giải thích rằng họ rất thương những người nghèo, muốn giúp một chút đỉnh dù là nhỏ nhoi nhưng không thể giúp theo kiểu cho người nghèo hai ngàn đồng khi phải nộp cho nhà nước tám ngàn đồng. Bởi họ thừa biết trong mỗi tấm vé số có giá 10 ngàn đồng, người bán vé số chỉ kiếm được hai ngàn đồng tiền hoa hồng.
Chính vì không muốn cầu may để rồi nộp tiền cho một hệ thống tham nhũng mập mạp nên nhiều người không chấp nhận mua vé số nhưng lại sẵn sàng bỏ ra số tiền ngang với một tấm vé để tặng cho người bán già yếu, nghèo khổ, đó là phong cách của người Sài Gòn. Nhưng rất tiếc, bà Hạt không quen nhận tiền theo cách đó nên đời bà vẫn thiếu đói. Nếu làm ăn xin, bà lại e rằng mình lấy mất một phần của bố thí của nhiều người già ăn xin khác có sức khỏe kém hơn bà rất nhiều. Hơn nữa, sống ở Sài Gòn hiện tại, muốn ăn xin cũng rất khó.

Người ăn xin không có đất sống

Một em bé người gốc Quảng Nam, cha mẹ mất sớm, cách đây hơn 10 năm, bà nội phải bế em chạy trốn lực lượng săn bắt ăn xin ở Đà Nẵng để vào Sài Gòn tiếp tục lây lất kiếm ăn, cho biết:
“Chạy bữa trưa mất bữa tối, áo quần rách hết không có mà mang. Cha mẹ mất hết không biết nhờ ai. Họ cho bữa, lâu lâu mỗi người cho vài lon gạo về nấu ăn, để dành nấu ăn. Với nấu ít thôi vì nấu ra không có chi ăn, ăn không hết.”
Chạy bữa trưa mất bữa tối, áo quần rách hết không có mà mang. Cha mẹ mất hết không biết nhờ ai. Họ cho bữa, lâu lâu mỗi người cho vài lon gạo về nấu ăn, để dành nấu ăn. Với nấu ít thôi vì nấu ra không có chi ăn, ăn không hết.
-Một em bé người gốc Quảng Nam
Theo em bé này, thời gian gần đây, việc ăn xin hết sức khó khăn bởi lượng người giả tàn tật để xin ăn tăng vọt, làm cho người ta mất hết thiện cảm với người ăn xin. Mà những kẻ giả khổ đi ăn xin lại có chương trình, bài bản để làm người khác động lòng thương, khi hành nghề xong, họ có nhà cửa để trở về, khỏi bị dân phòng, công an hỏi thăm.
Trong khi đó, những người nghèo xin ăn chân chính như bà cháu cậu lại bị người ta hất hủi, dân phòng rượt, công an có thể bắt nhốt bất kì giờ nào. Hơn nữa, sắp tới đây, thành phố có luật mới, sẽ bắt tất cả những người lang thang ăn xin như bà cháu của cậu đưa vào trại giáo dưỡng hoặc trại tế bần và trung tâm bảo trợ xã hội để ở đó suốt ngày, đi làm, đến giờ lại được đánh kẻng về ăn cơm.
Với cậu bé này, không có gì đáng sợ hơn chuyện này. Điều này làm cậu nghĩ đến những người bắt chó trộm, họ sẽ có đất sống tại Sài Gòn trong đợt này. Cũng giống như tại thành phố Đà Nẵng trước đây, những người bắt trộm chó vốn dễ gặp nguy hiểm, dễ bị đánh chuyển hẳn sang nghề săn bắt người ăn xin để nhận thưởng. Chỉ trong vòng hai tuần, thu nhập của họ đạt đến con số vài chục triệu đồng nhờ vào săn bắt người ăn xin.
Lúc đó, mức thưởng của thành phố Đà nẵng cho việc phát hiện và tố giác một người ăn xin bằng một cú điện thoại đến lực lượng thanh niên xung kích hoặc công an sẽ là 250 ngàn đồng. Có người mỗi ngày săn được hàng chục, thậm chí vài chục người ăn xin, ngoài ra, họ còn tổ chức đường dây dụ người ăn xin vào thành phố Đà Nẵng để săn hoặc cho tiền, gài thế những người mù bán chổi để săn.
Sắp tới đây, Sài Gòn có lệnh bắt người ăn xin đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, cậu bé này lại linh cảm thấy rằng sắp tới đây, sẽ có một đội ngũ bắt chó trộm đổi nghề, chuyển sang săn bắt người ăn xin ở Sài Gòn để nhận thưởng. Rồi đây cuộc đời cậu chẳng biết sẽ trôi dạt về đâu.
Mùa Đông, bao giờ cũng là mùa lạnh, đặc biệt, nó rất lạnh khi tâm hồn con người trở nên lãnh cảm với nỗi đau đồng loại.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Khẩu chiến từ một câu nói

 

Thư giãn: Khẩu chiến từ một câu nói

Thiện Tùng

Năm nay người em thứ chín của tôi nhận giỗ cha tôi thay cho người anh thứ bảy của nó vừa mới qua đời hơn tháng trước.
Vì thay người giỗ, họ tộc gom về khá đông đủ, trong số có anh Ba Tôn, người anh bạn dì với tôi, tuổi 92 và đang “quyền uy” nhứt tộc. Anh Tôn có thâm niên 22 năm làm Chủ tịch huyện – một thời “khạc ra lửa”.
Thông thường, ở nông thôn, khi gặp nhau thường nói cho nhau nghe về sức khỏe và việc làm ăn sinh sống. Giỗ cha tôi lần nầy khác hẳn, đề tài tham nhũng gần như chi phối toàn bộ. Đám trẻ trung moi đâu ra thông tin về những vụ tham nhũng, người nêu sự kiện, kẻ bổ sung chi tiết hết vụ ông Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền, vụ Thiếu tướng Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre Hồ Quốc Việt đến vụ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, v.v.
Không thể kềm nén được ức chế, anh Tôn nói như rầy:
  • “Nè nè…, tao khuyên tụi bây, thịt rượu ê chề, lo ăn nhậu đi, kẻ nào tham nhũng chết cha nó ráng chịu, xía vào làm gì. Ông Truyền, thằng Việt làm bẩn quê hương Đồng Khởi chưa đủ sao bây còn xới tung lên cho làm gì, công an còng đầu hết bây giờ…?! “Kín miệng thì sống, trống miệng thì chết”, biết chưa?”.
Ông Tám, một cán bộ lão thành ngồi cùng bàn với Ba Tôn “chụp vật” ngay:
  • Anh Ba nói vậy là không thuyết phục, chết cha dân thì có: dân nai lưng làm, đóng
thuế…, quan chức tham nhũng ăn ú na ú nần, nhà cao cửa rộng… khó chết lắm
anh Ba ơi! “Cái sống tìm trong cái chết” là câu gợi dẫn phản ứng sinh tồn – chết
trước sau khỏi chết có gì mà sợ?
  • Sớm muộn gì Đảng và Nhà nước ta cũng “lột da” bọn tham nhũng hết thôi, đừng nôn nóng – đã xử lý vụ Trần Văn Truyền rồi đó không thấy sao?
  • Tham nhũng thì đầy đàng, cấp nào cũng có, lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, xử lý một vài vụ lẹt đẹt theo kiểu giơ cao đánh khẽ như gỡ ghẻ, như trò đùa… không che mắt được ai.
  • Chẳng lẽ bắt nhốt hay chặt đầu hết sao? Có giỏi thì hiến kế cho Đảng đi, chỉ có giỏi nói!
  • Tôi nói thay cho tiếng khóc để xả tức, cho vơi bớt đau buồn, chớ thân phận hồi hưu có góp ý cũng không có chỗ và chẳng ai nghe, biết làm gì nữa anh Ba?!
  • Nếu biết không làm gì được thì an phận như tao, đến tháng nhận lương hưu, ai rủ đi nhậu chơi, rảnh nằm ngửa “nhả khói phun mây nhìn cuộc thê” cho sướng thân!
  • Chẳng lẽ anh không biết lương mình nhận hàng tháng là tiền dân đóng thuế?
  • Đó là tiền trả công kháng chiến và công góp phần xây dựng đất nước.
  • Thấy công cũng phải thấy tội nữa chớ. Chẳng lẽ anh không thấy cái lỗi của chúng mình và không biết xấu hổ với dân về việc để đồng bọn tham nhũng sao?
  • Ai tham nhũng người đó có lỗi, xấu hổ… chớ không tham nhũng thì mắc mớ gì?
  • Em thì khác anh: Là đảng viên, em chỉ hãnh diện trong thời kháng chiến, bây giờ em thấy nhục lắm, là đảng viên mà bất lực để đồng chí của mình tham lam vô độ. Tội của chúng mình là góp phần đẻ ra đám tham nhũng. Đôi khi em muốn ra khỏi Đảng để khỏi mang nhục lây, nhưng lại sợ dân quy mình là thằng bỏ cuộc, trốn tránh trách nhiệm, tiếp tục trụ lại trong Đảng cũng chẳng làm được gì, đó là nỗi trăn trở khiến nhiều đêm mất em ngủ!
  • Đừng quá bi quan, đau buồn như vậy, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn quan tâm đến những người có công với dân với nước nước như việc đền ơn đáp nghĩa, truy phong danh tước, những ngày kỷ niệm kháng chiến cũng tổ chức rình rang chớ có lãng quên đâu?
  • Việc nầy em nghĩ cũng khác anh: Người ta lấy tiền thuế của dân nhử những người đương nhiệm, ém miệng những người về hưu để họ vừa lòng với hiện tại. Còn việc phong danh hiệu gì đó chỉ đối với những người ngoan ngoãn cúc cung, chớ những người ăn ngay nói thẳng, dầu là cán bộ đảng viên hay người có công, như anh thấy đó, nếu không ngồi tù cũng bị bạc đãi. Việc tổ chức kỷ niệm về kháng chiến hay cả việc học tập về Hồ Chí Minh… chẳng qua là để tâng công theo kiểu “ăn mày dĩ vãng” chớ người ta có thiết gì về những chuyện ấy!
  • Vậy là chú mầy thuộc loại bất mãn, hết thuốc chữa rồi!
  • Không đến thế đâu, chỉ bất bình trước bất công thôi. Nếu hôm nay người ta bắt em vào tù vì tội “cứng đầu” thì cũng là cái giá phải trả cho sự khờ khạo của mình trong quá khứ. Nếu phải ngồi tù để bảo vệ danh tiết cũng nên lắm. Tính em như Phùng Quán khắc họa:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dầu ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Dầu ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Thấy cuộc khẩu chiến có mòi gay gắt, cánh trẻ háo hức muốn “tham chiến” với hai lão già, thằng Chín em tôi cắt: “Giỗ là kỷ niệm ngày mất của người quá cố mà không nói gì về người ấy, đem tham nhũng, thuộc truyện dài nhiều tập, ra tranh luận tôi e không thích hợp, hẹn dịp khác đi. Mời nâng ly để chuyển đề tài!”.
Nể chủ đám, mọi người ép bụng gác lại đề tài tham nhũng. Thế rồi, chẳng có đề tài gì hấp dẫn, mọi người nhìn nhau cười, nhậu.
30/12/2014
T.T.
Tác giả gửi BVN.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

KÍNH CHÚC NĂM MỚI AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

From: amiee hoang <l
Date: 2015-01-01 10:16 GMT-08:00
Subject: Fw: Ban nguyet san Tu do Ngon luan so 210 (01-01-2015)
To: "8406news ." <


On Thursday, January 1, 2015 7:04 AM, "" <> wrote:


    KÍNH CHÚC NĂM MỚI AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC
Kính gởi tới Quý Ân nhân, Quý Ủng hộ viên, Quý Độc giả và Đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước
Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận và bài xã luận số 210, phát hành ngày 01-01-2015.
Xin vui lòng giúp phổ biến rộng rãi, nhất là ngược về trong nước cho Đồng bào quốc nôi.
Chúng tôi chân thành cảm ơn.
Ban Biên tập bns Tự do Ngôn luận

Tìm đâu an bình và hy vọng trong năm mới ???
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 210 (01-01-2015)
          Gần cả thế kỷ nay, lễ Giáng sinh của người Ki-tô giáo đã trở thành ngày lễ quốc tế, ngày hội hoàn vũ, trở thành nét văn hóa của hầu hết mọi quốc gia và nét nhân bản của mọi xã hội, kể cả những quốc gia Hồi giáo hay cộng sản. Không ai không thấy hình ảnh lẫn âm thanh Giáng sinh đập vào mắt và lọt vào tai con người mỗi lần gần cuối năm dương lịch. Từ hình ảnh đặc trưng như hang đá Bê-lem (với cảnh Đức Giê-su sinh ra) tới hình ảnh ông già No-en cỡi xe nai phát quà, cây thông lung linh ngàn ánh sáng… Từ những bài thánh ca du dương bất hủ như Silent Night (lời Việt: Đêm Thánh Vô Cùng), Cao Cung Lên… tới những bài hát vui nhộn như Jingle Bells (Chuông Vang Vang), Drummer Boy (Chú Bé Đánh Trống) hay nhạc tình quyến rũ như Mùa Sao Sáng, Bóng Nhỏ Giáo Đường…

          Nhưng có lẽ cái đánh động nhất của lễ Giáng sinh chính là những tâm tình mà nó gợi lên trong lòng nhân loại, như bình an, vui tươi, thân thiện, hòa hợp. Người ta hưu chiến, người ta làm hòa, người ta tặng quà, người ta ăn tiệc dịp Giáng Sinh. Đó là vì dù ít dù nhiều, nhân loại biết đấy là lễ kỷ niệm việc Thượng Đế trời cao xuống thế làm người để chia sẻ thân phận với con người, ban gởi bình an đến con người, gieo rắc tình thương giữa con người, kêu gào công lý cho con người và đồng thời mời gọi nhân loại cũng hãy làm cho nhau như thế. Hầu hết các xã hội văn minh dân chủ trên khắp trái đất đều đã và đang nỗ lực biến sứ điệp cao cả đó thành hiện thực bao nhiêu thế kỷ nay. Dù có định kiến thế nào đi nữa, ai ai cũng phải công nhận những quốc gia, đất nước chịu ảnh hưởng Ki-tô giáo (tại Mỹ châu, Âu châu, Úc châu) xét chung đều phát triển, đều thịnh vượng, đều nhân bản, đều tôn trọng con người.

          Điều đáng buồn là tại những quốc gia đang gánh chịu chế độ Cộng sản (trong đó có Việt Nam chúng ta), đấy vẫn hoàn là những mơ ước thiết tha, những khát vọng cháy bỏng mà mỗi lần lễ Giáng sinh tới lại làm đau nhói con tim, nung đốt tâm hồn những ai còn quan tâm tới chân lý, công bình, tình thương và tự do, cho dẫu các âm thanh và hình ảnh No-en không hề thiếu ở mọi chốn phồn hoa đô hội tại những quốc gia cộng sản ấy (thậm chí đó còn là nơi mà phần lớn các sản phẩm liên quan tới Giáng sinh hiện bán khắp địa cầu được làm ra, đặc biệt Hoa lục).

          Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người chia sẻ thân phận của nhau, nghĩa là xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng, không có sự chênh lệch của cải và quyền lợi quá đáng. Nhưng tại VN chúng ta, đang có tình trạng một nhúm người thống trị lâu dài cả dân tộc, tức là đảng Cộng sản độc đoán cầm quyền hơn nửa thế kỷ nay. Nhờ nắm trong tay tất cả sức mạnh, đảng quyết định mình là sở hữu chủ (dưới danh nghĩa nhà nước) của mọi tài nguyên quốc gia, nhất là đất đai, người dân chỉ còn quyền sử dụng, khiến đại đa số lâm cảnh đói nghèo (thu nhập bình quân của người VN vào hạng thấp nhất thế giới là bằng chứng). 

                  Đang có tình trạng những kẻ giữ quyền chính trị giành lấy hầu hết mọi tự do (tự do thông tin và phát biểu kiểu độc quyền, tự do lập đảng và lập hội kiểu độc quyền…) để bắt toàn dân phải làm nô lệ đủ các mặt (lập đảng chính trị: bị cấm, lập hội dân sự: bị cản, thông tin trái lề: bị dọa, làm báo độc lập: bị tù! Các bloggers “nhập kho” gần đây như Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Đình Ngọc là những bằng chứng). 

                         Đang có tình trạng những kẻ sở hữu cơ ngơi hoành tráng, dinh thự xa hoa, nhà cửa ê hề (như phó thủ tướng đặc trách chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Tổng thanh tra săn lùng tham nhũng Trần Văn Truyền…) sống bên cạnh hàng triệu dân oan bị tước ruộng vườn, bị phá nhà cửa để phải kiếm sống trong lây lất và khiếu kiện trong vô vọng, thậm chí bị đốt túp lều cuối cùng như gia đình chị Nguyễn Thị Thúy ở Hải Phòng, bị xét xử cầm tù như vợ chồng chị Cấn Thị Thêu ở Dương Nội. Đang có tình trạng những cán bộ đảng viên cao cấp thu tóm mọi đặc quyền đặc lợi (qua các công ty quốc doanh, tập đoàn nhà nước, cơ quan chính phủ) khiến đa số còn lại lâm vào cảnh thiếu thốn khốn cùng.

          Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người kiến tạo bình an cho nhau, nghĩa là tạo cho nhau một cuộc sống không tranh chấp, không giành giật, không khắc khoải, không hãi sợ. Nhưng tại Việt Nam, một chế độ độc tài đã và đang được thực thi, được áp đặt bằng âm mưu đoạt ghế, cướp quyền, bằng biện pháp cưỡng bức, hăm dọa, bằng chính sách gieo bất an, tạo bất hòa, bằng chủ trương dựng kẻ thù, gây chia rẽ. 

                Đảng thống trị và nhà cầm quyền luôn nặn ra những con ngoáo ộp “thế lực thù địch” cho dân phải luôn đề phòng, cảnh giác và hãi sợ. Ngoài ra, người dân không thấy được công lý che chở, luật pháp bảo vệ. Công lý nếu có chỉ là thứ công lý tiền bạc, công lý côn đồ, nghĩa là công lý trò hề (như một minh họa mới đây trên bìa 2 cuốn sách “Bộ luật Dân sự” và “Bộ luật Hình sự” năm 2014 với “văn bản hướng dẫn thi hành”). Luật pháp nếu có chỉ là thứ luật pháp bao che quan chức chính quyền, nhân sự chế độ (tham nhũng đại bự Trần Văn Truyền chỉ bị cảnh cáo, công an giết người chỉ phải ngồi tù vài năm), là thứ luật pháp trừng trị dân đen khốc liệt (giới làm nông đòi đất đai, giới đối kháng đòi dân chủ, giới tín đồ đòi quyền hành đạo). Đủ thứ hăm dọa từ chính trị áp bức, từ quyền lực bạo hành, từ bộ máy sách nhiễu, từ kinh tế suy thoái, từ xã hội nhiễu nhương, từ môi trường ô nhiễm, từ đạo đức băng hoại, thậm chí từ ngoại thù xâm lược.

                 Ai mà không ngán ngẩm về cái đảng thống trị bất lương và bất tài, về bộ máy cầm quyền tham nhũng và bóc lột, tàn ác và gian dối; không băn khoăn vì đồng tiền ngày càng mất giá, vì trộm cướp như rươi hoành hành, vì thức ăn nước uống nhiễm độc; không khắc khoải vì đất nước bị ngoại xâm Bắc phương ngoạm dần, vì kẻ thù truyền kiếp rình chực ngoài cửa. Người dân lo âu về hiện tại lẫn về tương lai, cho bản thân lẫn cho con cháu. Con người mỗi sáng mở mắt không biết hôm nay mình có được an toàn trong thể xác (thực phẩm phải chăng gây ung thư?), an toàn trong sinh hoạt (tai nạn giao thông phải chăng chực chờ?), an toàn trong mối tương giao xã hội (công an cảnh sát phải chăng mời vào đồn? viên chức hành chánh phải chăng giở trò sách nhiễu?)
          Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người thể hiện tình yêu đối với nhau, nghĩa là thương người như thể thương thân, sống với nhau tương thân tương ái như anh em một nhà. Nhưng có dễ thực hiện điều đó chăng tại VN chúng ta, nơi hiện hoành hành một chủ nghĩa vô thần phi nhân, duy vật hưởng thụ, một chế độ cai trị mất hẳn tính người và tình người, một cơ chế xã hội ít chú trọng và đề cao các giá trị nhân bản, một nền giáo dục đầu độc trí não hơn giải phóng tâm hồn. Trước  gương sống chỉ biết vinh thân phì gia của giới hành quyền đủ mọi cấp bậc, hầu như thiên hạ sống dửng dưng với thân phận của nhau, vô cảm với nỗi khổ của nhau, chủ trương triết lý “mặc kệ nó”, thậm chí bàng quan với vận mệnh của dân tộc và sự an nguy của giống nòi. 

                 Thử hỏi những cuộc xuống đường chống ngoại xâm có bao người tham dự? Thử hỏi những cuộc biểu tình đòi các nhân quyền cơ bản có mấy khi được tổ chức? Hay nếu có thì phải chăng sẽ được khuyến khích bởi các lãnh đạo chính trị và lãnh đạo tinh thần? Rất nhiều con người chỉ biết sống trong giành giật và chà đạp, trong lường gạt và dối trá, không thấy hạnh phúc đích thực của mình chính là tạo hạnh phúc cho kẻ khác, không ý thức được ích lợi cho toàn xã hội cũng là ích lợi cho mỗi cá nhân. Tiếng “xin lỗi” và “cảm ơn” ngày càng vắng bóng. Sự tự phát cứu giúp kẻ lâm nạn trên đường ngày một hiếm hoi. Lắm người nghèo về cơm áo, về văn hóa, về tình thương, nhất là về nhân phẩm đang bị bỏ lơ, quên hẳn bên lề cuộc đời.

          Sứ điệp Giáng Sinh mời gọi loài người thực thi công lý cho nhau, nghĩa là trả cho ai nấy cái thuộc về họ, từ các nhân quyền đến các dân quyền. Nhưng tại VN chúng ta, công lý đang bị coi thường, lãng quên, thậm chí bị trấn áp, tiêu diệt. Chữ “công lý” không hề nằm trên giấy trong các văn bản pháp luật (duy nhất một lần trong hiến pháp), không hề nằm trên miệng nơi các thừa hành pháp luật. Người ta không xét xử nhân danh công lý mà chỉ nhân danh nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ý thức công lý cũng mai một dần nơi vô số con người. 

                    Hàng triệu thai nhi không có quyền được chào đời làm người (Việt Nam luôn chiếm hàng đầu về nạn phá thai); hàng triệu trẻ em không có được một mái ấm học đường (vì học phí quá đắt, vì cơ sở quá tệ), một nền giáo dục nhân bản (vì chủ trương nặn đúc thần dân cho đảng); hàng triệu thanh niên không được tạo khả năng và ban cơ hội để vững bước vào đời (vì giáo dục từ chương, vì bằng cấp dổm giả, vì “bằng đỏ” cũng thua “bằng vàng”); hàng triệu nông dân bị tước đoạt ruộng vườn và phương tiện sinh nhai (thu hồi kiểu cướp bóc tàn bạo, đền bù kiểu để chết dần mòn); hàng triệu công nhân bị bóc lột tiền lương, phải lao động trong những điều kiện hết sức vô nhân đạo, chịu sự kiểm soát và khống chế của những công đoàn không phải của họ, do họ và vì họ; hàng triệu tín hữu bị trấn áp niềm tin, bị tước đoạt quyền tự do hành đạo (chức sắc lẫn giáo đồ hoặc bị sách nhiễu, hoặc bị hành hung, hoặc phải ngồi tù; cơ sở tôn giáo hoặc bị phá phách hoặc bị cướp đoạt; cộng đồng Tin lành Mennonite trong những tháng gần đây là ví dụ tiêu biểu); hàng ngàn hàng vạn công dân yêu nước bị sách nhiễu cuộc sống, bị bao vây kinh tế, bị cầm tù oan ức; hàng ngàn hàng vạn tù nhân đang bị tước cả những nhân quyền tối thiểu trong những lao ngục đọa đày, thậm chí có những nạn nhân vô tội phải lãnh án oan tử hình. Bằng chứng là Hàn Đức Long (Bắc Giang), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Dương), Hồ Duy Hải (Long An).

          Sứ điệp ngày Giáng sinh còn được nhân loại kéo dài tới đầu năm dương lịch, vì ngày mồng một tháng Giêng được gọi là Ngày Hòa bình Thế giới. Nhưng với những biến cố chính trị gần đây tại VN, như việc Chủ tịch chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh qua rà soát lại nhân sự thân Tàu trong đại hội đảng lần thứ 12 tới, việc thiết lập cơ quan tuyên truyền và hang ổ tình báo mang tên viện Khổng Tử, việc cả bộ trưởng công an lẫn quốc phòng quyết tâm “kiểm soát thông tin”, “ngăn chặn phát tán các tài liệu xuyên tạc trên mạng Internet nhằm đả kích, bôi nhọ lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ” trong năm tới mà thực chất là tiêu diệt tự do ngôn luận của công dân, phải chăng dân Việt sẽ có hòa bình trên quê hương, trong cuộc sống hay phải tiếp tục sống trong bất an tâm hồn và mất hy vọng?
          BAN BIÊN TẬP



          Kính thưa Quý Tổ chức chính trị và dân sự người Việt tại quốc nội và hải ngoại
          Hai án oan tử hình Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải đang gây công phẫn cho Đồng bào từ trong ra tới ngoài nước. Nhưng xin lưu ý rằng án tử hình tại VN cũng là vấn đề nhức nhối cho lương tâm chúng ta. Theo điều tra của Mạng lưới Nhân quyền VN (trong Báo cáo 2014 sắp công bố), tại VN hiện có 742 người mang án tử chờ ngày bị hành hình; 162 người đã bị xử tử trong năm 2014 (cho tới tháng 9); 53 người bị tuyên án tử cũng trong năm 2014 (cho tới tháng 9).

          Xét thấy đây là một vấn đề mà nhân loại văn minh đang gay gắt đặt ra và từ đó nhiều cơ quan quốc tế đã phê phán VN, chúng tôi có dự thảo Kháng thư dưới đây, xin gởi đến mọi tổ chức xã hội dân sự, mọi đảng phái chính trị và mọi đoàn thể người Việt từ trong ra tới ngoài nước. Xin tất cả quý vị -nếu đồng ý ký tên tham gia- thì vui lòng góp ý sửa chữa cho bản văn hoàn chỉnh. Kháng thư này sẽ được ký bởi các tập thể (với tên người đại diện). Chúng tôi dự trù công bố trong tuần đầu năm mới 2015, nên xin Quý vị vui lòng góp ý và ký tên càng sớm càng tốt. Xin vui lòng gởi về địa chỉ email: witness2005@gmail.com
          Trước mắt, xin Quý vị vui lòng giúp phổ biến rộng rãi Dự thảo này đến mọi tổ chức chính trị và dân sự trong lẫn ngoài nước. Chúng tôi chân thành cảm ơn Quý vị. 
          Hai tổ chức xã hội dân sự đồng khởi xướng:
1- Hội đồng Liên tôn Việt Nam;
2- Hội Cựu tù nhân lương tâm VN.

Kháng thư phản đối án tử hình tại Việt Nam
 của các tổ chức dân sự và chính trị trong lẫn ngoài nước
….-01-2015

          Kính gởi 
- Quý Cơ quan hữu trách Việt Nam.
          Đồng kính gởi 
- Quý Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Quý Cơ quan Nhân quyền Quốc tế
          1- Nhận định
          - Kể từ sau năm 1975, Việt Nam là một trong những quốc gia thi hành án tử hình nhiều nhất thế giới, vừa đối với các tù binh chiến tranh (thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa), vừa đối với các tù nhân lương tâm, vừa đối với các tù nhân hình sự. Rất nhiều trường hợp chết oan vô tội và tất cả đều chết đau thương. Có vô số tài liệu lẫn lời chứng về vấn đề này. Theo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (trong Báo cáo 2014 sắp công bố), tại VN hiện có 742 người mang án tử chờ ngày bị hành hình; 162 người  bị xử tử trong năm 2014 (cho tới tháng 9); 53 người bị tuyên án tử trong năm 2014 (cho tới tháng 9). Gần đây lại có một loạt án tử hình được tuyên liên quan đến tham nhũng, cướp bóc, buôn ma túy, gây xôn xao công luận; và nhiều án tử hình bị cho là tuyên sai trái, khiến gia đình nhiều năm kêu oan và hiện gây công phẫn cho toàn xã hội, như vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Dương), Hồ Duy Hải (Long An)…

          - Việt Nam đang theo chế độ độc tài toàn trị, không tam quyền phân lập, hệ thống tư pháp bị đảng Cộng sản kiểm soát hoàn toàn để bảo vệ đảng. Lại có nạn công an điều tra ưa lập thành tích hay quen thói bao che, viện kiểm sát và thẩm phán nhận đút lót hay sợ khuyết điểm, nên thường có những vụ xét xử bất công, dẫn tới những sai lầm trầm trọng và có thể đưa đến những bản án tử hình bất chấp sự thật và công lý, đi ngược các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Ngoài ra, với Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 17-12-2013, có hiệu lực từ 1-2-2014, ban phép bắn kẻ bị cho là “có hành vi chống người thi hành công vụ”, nhằm ngăn ngừa những cuộc nổi dậy ngày càng tăng của nhân dân đòi công lý, và trước hiện trạng nhiều công dân vô tội bị chết sau khi sa vào tay những công an có máu bạo hành, công luận thấy rằng bộ máy cầm quyền ngày càng có dấu hiệu trở nên hung ác hơn.


          - Việc thi hành án tử hình tại VN còn nhiều thể thức vô nhân đạo. Như các tử tù bị giữ nhiều năm trong cảnh biệt giam, cùm kẹp, kiểu đọa đày nghiệt ngã … khiến cho họ (và gia đình họ) sống trong khắc khoải khôn cùng, dễ dẫn đến tự tử; như việc thi hành án bằng súng đạn hay bằng những cách kéo dài cơn hấp hối của tù nhân khiến họ quằn quại trong đau đớn tột độ (vì các nước EU đã cấm xuất khẩu các loại thuốc độc chích cho phạm nhân mau chết); như có những bác sĩ được mời đến nhà tù để chữa bệnh nhưng tới nơi thì bị cưỡng bức tiêm thuốc độc để giúp thi hành án, khiến trực tiếp phá vỡ các cam kết chuyên môn và đức nghiệp của họ. Với việc thực thi một pháp chế vô nhân đạo bằng cách thức vô nhân đạo như thế, VN chắc chắn càng gặp thêm khó khăn về ngoại giao và lãnh thêm thiệt hại về uy tín. (Đã có nhiều bằng chứng về vấn đề này).

          - Nhân loại hiện nay có Ngày Thế giới chống án tử hình (được thiết lập từ 10-10-2003). Liên Hiệp Quốc, nhiều tổ chức nhân quyền và các tôn giáo (vốn tự thân chống việc pháp luật tàn hại sinh mạng) đã kêu gọi các quốc gia mau chóng loại bỏ thứ án ấy, vì đó là sự vi phạm quyền sống, hạ nhân phẩm, vô nhân đạo và bất khả nghịch hồi, như được nêu ra trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (đ. 3 và 5) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (đ. 6 và 7). Ngoài ra, số lượng các nước bãi bỏ án tử hình không ngừng gia tăng. Trong số 193 thành viên Liên Hiệp Quốc thì năm 2012, đã có 150 nước chính thức bãi bỏ hay không thực thi án này nữa, và tổng cộng 173 nước đã chẳng còn hành quyết ai. (x. RFA 08-11-2013)


          2- Tuyên bố
          Từ những nhận định trên, các tổ chức dân sự và chính trị ký tên dưới đây cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, vì những lý do như sau:
          a- Quyền sống của con người (từ lúc tượng hình trong bào thai đến lúc chết tự nhiên) là quyền tối thượng và cơ bản mà chỉ mình Đấng Tạo Hóa mới có quyền định đoạt và kết thúc.
          b- Công lý, luật pháp và tòa án là nhằm giữ gìn xã hội trật tự và bảo vệ công dân vô tội, nhưng cũng nhằm giáo dục các công dân phạm tội, giúp họ hối lỗi và đền bù (sửa chữa), chứ không nhằm báo oán lên họ và gia đình họ.
          c- Án tử hình do đó biểu hiện sự hung tàn của chế độ, vì là dấu nhà cầm quyền yếu kém trong  điều hành xã hội; và thể hiện sự thất bại của luật pháp, vì mạng người mất đi thì không thể sửa chữa hậu quả. Ngoài ra, án phạt này chẳng tác dụng gì trong việc đấu tranh chống tội phạm. Tại các quốc gia bãi bỏ tử hình, trọng tội không thấy tăng, đang khi tại các quốc gia duy trì tử hình, trọng tội chẳng hề giảm, mà chỉ suy giảm ý thức tôn quý nhân mạng. Đấy là chưa kể xưa rày chẳng hệ thống tư pháp nào mà không có lúc sai lầm trong xét xử, khiến nhiều tử tội đã chết oan.

          d- Xã hội văn minh hiện thời đang có những phương thế ngày càng hữu hiệu hơn để vô hại hóa những kẻ phạm đại tội mà vẫn tôn trọng nhân phẩm họ và mở ra cơ may cho họ tự cải tạo, đồng thời chẳng làm tổn hại công ích.
          e- Chúng tôi yêu cầu các cơ quan hữu trách Việt Nam ngưng ngay việc thi hành mọi án tử đã tuyên, bỏ ngay một số tội tử hình như buôn bán ma túy, in tiền giả (trong số 22 tội) và sớm sửa đổi Bộ luật Hình sự để án “tử hình” hoàn toàn bị bãi bỏ.

          Làm tại Việt Nam và hải ngoại ngày …-01-2015
          Các tổ chức dân sự và chính trị đồng ký tên:
          Quốc nội
- Bach Dang Giang Foundation. Đại diện: Ths Phạm Bá Hải
- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài
- Giáo hội Mennonite thuần túy. Đại diện:  Ms Nguyễn Mạnh Hùng
- Hội thánh Chuồng Bò. Đại diện: Ms Lê Quang Du.
- Hội Cựu tù Nhân lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế.
- Diễn Đàn Xã hội Dân sự: Đại diện: Ts Nguyễn Quang A
- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển
- Giáo hội PGHH Thuần túy. Đại diện: Cụ Lê Quang Liêm, các ông Phan Tấn Hòa, Tống Văn Chính, Lê Văn Sóc.
- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Ms. Nguyễn Hoàng Hoa
- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
……….
……….
          Hải ngoại:
Khối 8406 Hoa Kỳ  : Nguyễn Phú / San Francisco / California
Diễn Đàn Yểm Trợ Khối 8406-Phong Trào Dân Chủ Việt Nam: Lạc Việt /Vancourver
Chương Trình Phát Thanh Khối 8406: Amiee Hoàng Lam Huong / BC/California/USA.
.............
..................


__._,_.___

Posted by: "8406news .

Thêm blogger bị bắt, các ngòi bút trẻ có sợ không?


Thêm blogger bị bắt, các ngòi bút trẻ có sợ không? 

Gặp nhau trên những con đường



image





Preview by Yahoo


·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

03.01.2015
Số lượng người viết bài và đưa ra ý kiến càng ngày càng tăng lên chứ không hề dè dặt, e sợ gì trong việc bị trấn áp
Thực trạng nhân quyền Việt Nam năm 2014 khép lại với việc bắt giữ blogger Nguyễn Đình Ngọc, sau vụ của Giáo sư Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập chưa đầy một tháng. Những blogger có tên tuổi lần lượt bị ‘nhập kho’ vì thể hiện quan điểm phản biện ôn hòa trên trang cá nhân mà nhà nước xem là ‘chống đối.’
Diễn biến này có là hồi chuông báo động, răn đe với các ngòi bút độc lập tại Việt Nam? Họ có sợ không, những blogger trong thế hệ truyền thông xã hội và kết nối thông tin toàn cầu, nhất là giới trẻ?
Mời quý vị cùng Tạp chí Thanh Niên tìm hiểu qua cuộc trao đổi với 4 vị khách mời từ hai miền Nam-Bắc tham gia  chương trình hôm nay.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc trao đổi
  • Danh mục
  • Tải
o    
o    
Nguyễn Chí Đức ở Hà Nội: Blog nào có sức ảnh hưởng sẽ bị người ta lưu tâm trước. Vì những thông điệp từ các bài viết đấy làm thức tỉnh người dân, đâm ra chính quyền sợ những người đấy hơn.
Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội: Em cũng không ngạc nhiên về diễn biến này. Mới đây trong phiên họp chính phủ cuối năm có lời phát biểu của Tướng Trần Đại Quang và Tướng Trần Quang Thanh rằng trước Đại hội đảng 2015 phải chặn đứng các ‘nguồn thông tin xấu, xuyên tạc lãnh đạo, thông tin trái chiều trên mạng internet.’ Chuỗi bắt bớ này có thể được lý giải qua các tuyên bố của Tướng Thanh và Tướng Quang.
Tôi rất mong các bạn tự nâng sự hiểu biết của mình lên để tự bảo vệ những quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do internet hay quyền thể hiện chính kiến của mình.
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Người ta bắt bớ để phục vụ mục đích riêng của đảng cộng sản. Trước Đại hội họ bắt bớ để dẹp yên, để trấn áp cho dân sợ hãi và hạn chế các ý kiến không có lợi cho họ.
Duy từ Sài GònNgười ta bắt để đàn áp những tiếng nói đối lập thì chắc chắn trong năm 2015 vấn đề này sẽ khốc liệt hơn.
Trà Mi: Các blogger không chịu theo lề đảng lần lượt bị bắt. Các ngòi bút trẻ như các bạn có sợ không?
Duy từ Sài Gòn: Những người đã dấn thân vào con đường này chắc chắn sẽ không sợ. Thời điểm này mình vẫn đấu tranh nhưng sẽ có thêm đường hướng khác chứ chúng ta không thể nào cứ đối mặt. Bản chất đảng cộng sản chúng ta đã quá hiểu rồi, họ không nhượng bộ, họ sẽ làm mọi thứ để đảng cộng sản tồn tại. Những người đấu tranh trong nước phải có góc nhìn tỉnh táo. Chúng ta không thể cứ để hết người này đến người kia bị bắt rồi đi cầu cứu các tổ chức để cứu họ ra rồi xong, vậy thì con đường của mình sẽ không tới một hướng nào cả.
Dễ bị tổn thương, không thể tự vệ vì sao đối với các bạn, bày tỏ chính kiến, nói lên quan điểm độc lập trước các vấn đề chính trị lại là một nhu cầu, tại sao cần thiết? -  Vì đó là trách nhiệm của mỗi người nếu muốn có sự thay đổi tốt hơn.



Trà Mi: Với các bạn, diễn biến này có tác dụng răn đe, cảnh cáo hay không?
Nguyễn Chí Đức ở Hà NộiCá nhân tôi cũng chả sợ đâu nhưng mình cứ đối đầu một cách cực đoan thì sẽ bị tổn hại. Mình phải mềm dẻo. Việc đấu tranh không thể cứ thái quá sẽ mất dần người này người kia. Phải giữ cho phong trào không bị tổn thất.

Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội: Em nghĩ số lượng người viết bài và đưa ra ý kiến càng ngày càng tăng lên chứ không hề dè dặt, e sợ gì trong việc bị trấn áp. Tác dụng răn đe đã không có tác dụng trong nhiều năm nay. Càng ngày nỗi sợ hãi của người dân càng bớt đi trong việc thể hiện quan điểm chính trị. Khi mình viết bài bằng lương tâm và ngòi bút khách quan sẽ thu hút được người xem, người đọc và người ta có thể cảm nhận được điều mình muốn truyền tải. Đó là điều giúp cho người viết tự bảo vệ mình.

Trà Mi: Nói lên suy nghĩ trái chiều, dù là những blogger có tên tuổi, là nhà văn như ông Nguyễn Quang Lập, là Giáo sư trí thức như Việt kiều hồi hương Hồng Lê Thọ, hay như anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh từng là công an-đảng viên thuộc gia đình danh thế lão thành cách mạng cũng bị bắt, huống hồ gì là những ngòi bút trẻ như mình. Các bạn có mảy may suy nghĩ đến điều đó?

Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Tôi không suy nghĩ nhiều đến điều đấy vì tôi không thích dùng từ răn đe, đúng ra là trấn áp và dọa nạt. Khoảng thời gian bắt nhà văn Phạm Viết Đào hay Trương Duy Nhất thì có sự sợ hãi nhất định trong các tay viết, nhưng đến khi bắt ông Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, hay Nguyễn Đình Ngọc thì hầu như người ta không còn sợ hãi nữa. Tôi không cảm thấy có gì phải rụt ngòi bút lại. Trong xã hội toàn trị như ở Việt Nam, anh có đấu tranh hay không đều có rủi ro bị vào tù và bị tước quyền sống. Thế thì tại sao những người đã ý thức đấu tranh ở Việt Nam lại phải sợ những sự đe dọa, trấn áp như vậy?

Trà Mi: Vì mình thấy rõ ràng lực lượng không cân xứng chút nào. Một bên là những tiếng đối lập cô thế chống chọi với một hệ thống hùng hậu được trang bị đầy đủ của những người có quyền lực, chẳng khác nào trứng chọi đá thì chỉ có bất lợi, thiệt thòi mà thôi. Câu hỏi đang được đặt ra là làm cách nào để có thể vựơt qua thử thách này? Chống chọi bằng cách nào đây?
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Tôi nghĩ hiểu biết là cách để vượt qua sự sợ hãi. Thứ nhất, mình hiểu biết pháp luật và những gì mình viết không hề vi phạm pháp luật, mình chỉ bị bắt khi những gì mình viết gây ảnh hưởng xấu cho sự cầm quyền của họ. Đã chấp nhận rủi ro để viết lên sự thật thì tại sao phải sợ?

Nguyễn Chí Đức ở Hà Nội: Cộng sản chỉ thỏa hiệp khi nào bị áp lực thôi. Cho nên, những người đấu tranh muốn mạnh lên phải lập những tổ chức bảo vệ lẫn nhau, chứ không, họ cứ bẽ như từng chiếc đũa là mình gãy thôi. Thậm chí mình phải biểu tình tạo tiếng vang. Họ bắt từng đấy thì phải tuần hành phản đối tạo tiếng vang trong xã hội, chứ không họ cứ tĩa dần dần thì lực lượng mình yếu đi. Phải làm sao kết nạp được nhiều thành viên. Muốn vậy các thành viên hạt nhân phải có gì bừng sáng. Mình muốn những người cộng sản phải chùn bước hoặc phải tính toán thì mình phải đông.
Cây ngay không sợ chết đứng, Vàng thật không sợ thử lửa, chính quyền hãy hành xử một cách văn minh lịch sử
Trà Mi: Cá nhân đấu tranh dễ bị trù dập, nhưng khi lập tổ chức thì cũng từ từ bị thu hẹp, trấn áp dần dần như trường hợp của Khối 8406. Rồi Mạng lưới blogger Việt Nam cũng đã mở nhiều chiến dịch vận động ra cả quốc tế phản đối điều 258, nhưng sau chiến dịch đó lại có thêm blogger bị bắt. Giải pháp nào khả thi hơn chăng?

Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội: Ở trong chế độ độc tài toàn trị này không có biện pháp nào là an toàn vì họ thích bắt ai thì bắt. Thậm chí giờ đây họ đang trong tiến trình thương lượng vào Hiệp định Tự do Thương mại TPP với Mỹ hay Hiệp định FTA với Châu Âu, họ vẫn bắt như thường có ngần ngại gì đâu. Vì vậy không có biện pháp thích hợp nào để bảo vệ mình cả. Tốt nhất mỗi người tù lương tâm dự bị nên chuẩn bị cho mình tinh thần để hành xử mà thôi.
Trà Mi: Vâng, đấu tranh là phải chấp nhận rủi ro, nhưng đấu tranh trong cái thế đầy bất lợi chỉ biết chấp nhận rủi ro thôi liệu có đem lại hiệu quả, thắng lợi nào không? Trong cuộc chiến không cân sức này, những ngòi bút cô thế làm thế nào để thắng lợi?

Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Dường như giới đấu tranh trong nước chưa kêu gọi được quần chúng. Đấu tranh không có quần chúng chỉ là múa gậy vườn hoang trở thành những con rối. Chúng ta phải có hoạt động kêu gọi lực lượng. Thế thì ngoài hiểu biết pháp luật, chúng ta cần phải gần quần chúng để thức tỉnh được họ. Gần gũi với bằng cách chia sẻ thông tin, lan tỏa sức mạnh ngòi bút của mình ra, hoặc đồng cảm với những khó khăn của họ, hay nói tiếng nói của quần chúng.

Duy từ Sài Gòn: Cách đấu tranh hiện giờ của chúng ta hơi yếu vì lực lượng còn yếu, không có sự đồng thuận từ quần chúng. Tất cả hội nhóm ở Việt Nam hiện nay chỉ vài trăm người. Cho nên cần phải khai trí cho dân hiểu vấn đề. Lập được lực lượng đối trọng thì đảng cộng sản mới sợ.
Trà Mi: Chính những người đứng lên đấu tranh không tự vệ được, cũng không bảo vệ được những người cùng quan điểm bị lâm nạn thì làm sao gầy dựng được lực lượng? Làm sao thu hút những người khác cùng quan tâm, cùng đứng vào hàng ngũ với mình?
Duy từ Sài GònCó những hội nhóm đang đấu tranh công khai. Mình cũng có một hướng khác là đấu tranh âm thầm, đợi một lúc nào đó thời cơ đến, vì dân hiểu những gì đang diễn ra nhưng họ chưa dám nói vì họ chưa tin tưởng được ai.

Trà Mi: Dễ bị tổn thương, không thể tự vệ vì sao đối với các bạn, bày tỏ chính kiến, nói lên quan điểm độc lập trước các vấn đề chính trị lại là một nhu cầu, tại sao cần thiết?
Duy từ Sài Gòn: Vì đó là trách nhiệm của mỗi người nếu muốn có sự thay đổi tốt hơn.
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Trong mấy chục năm qua, đảng cộng sản giáo dục dân rất ‘tốt’, đã tạo ra những lớp người chỉ biết sợ hãi và lo cho bản thân. Thế thì chúng ta phải biết thực tế của mình thế nào để thay đổi. Chuyện các blogger bị bắt, tất cả những người cầm bút phải cùng ngồi lại với nhau để cùng tranh đấu cho một mục tiêu. Dù có thể chúng ta không thích nhau ở một điểm nào đấy, nhưng chúng ta phải bảo vệ cho tiếng nói của mình. Chúng ta cần phải đoàn kết.
Nguyễn Chí Đức từ Hà Nội: Sự bảo vệ hiện nay chính là sự đồng cảm với nhau. Còn bảo vệ bằng các biện pháp kỹ thuật như dấu IP hay dùng lời lẽ mềm dẻo cũng chỉ là các thủ thuật thôi, không đi đến đâu cả. Còn ít thì phải cố gắn kết với nhau.


Nguyễn Đình Hà ở Hà Nội: Thời đại ngày nay là cuộc chiến thông tin. Khi các blogger bị bắt, tất cả luồng thông tin về họ được đăng tải rất nhiều trên các trang mạng truyền thông. Các trang facebook, blog nói rất nhiều về những người bị bắt và những đóng góp của họ trong môi trường thông tin tại Việt Nam. Chúng ta bảo vệ chúng ta bằng sự thật công khai. Đây là cuộc chiến giành giựt lòng tin của người dân, giành bằng truyền thông và sự thật. Biện pháp tích cực nhất bây giờ là bằng truyền thông, truyền tải và lan toả càng nhiều thông tin càng tốt.
Trà Mi: Blogger trong nước như các bạn đây có hồi đáp thế nào trước chính sách không dung chấp ý kiến bất đồng?
Nguyễn Đình Hà ở Hà Nội: Tôi muốn nói rằng ‘Cây ngay không sợ chết đứng’, ‘Vàng thật không sợ thử lửa,’ chính quyền hãy hành xử một cách văn minh lịch sự chứ đừng áp dụng những biện pháp đê hèn, tiểu nhân như hiện nay. Tốt nhất họ nên đối diện thẳng với sự thật.
Trà Mi: Một tâm tình chia sẻ với người trẻ khắp nơi về những gì đang diễn ra với cộng đồng blogger ở Việt Nam, các bạn sẽ nói gì?
Hoàng Văn Dũng ở Sài GònTôi rất mong các bạn tự nâng sự hiểu biết của mình lên để tự bảo vệ những quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do internet hay quyền thể hiện chính kiến của mình.
Trà Mi: Xin mượn lời tâm tình của anh Dũng thay lời kết cho chương trình hôm nay và mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn nghe đài khắp nơi về chủ đề này. Tạp chí Thanh Niên chia tay với các bạn tại đây. Hẹn gặp lại trong chương trình tuần sau.

Nguyễn Văn Chưởng bị tòa án VN kết án tử hình trái pháp luật

·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

26.12.2014
Cũng như bất cứ chế độ độc tài nào, chính quyền cộng sản Việt Nam tồn tại dựa trên đàn áp các quyền con người. Điều này có nghĩa oan, sai mà chính quyền gây ra cho người dân là chuyện đương nhiên, kể sao cho xiết. Vấn đề ở chỗ những người có lương tri không thể chỉ bằng lòng với việc lên án sự tàn bạo của chế độ cộng sản mà cần phải ra tay đẩy lùi để đi tới triệt tiêu nó, mỗi người theo cách của mình. Chỉ còn một tuần nữa thôi, khi cả thế giới hồ hởi đón Giáng Sinh và Năm mới 2015 trong đầm ấm của gia đình xum họp thì ông Nguyễn Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích - bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng - rất có thể sẽ buốt giá giữa lòng Hà Nội mà đón nhận hung tin vì họ đã được các cơ quan tư pháp báo là Chưởng sẽ bị hành quyết vào cuối tháng 12 này, cho dù họ đã gào oan cho đứa con của họ bằng máu của mình trong đơn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho dù phản đối bản án tử hình này đã dậy sóng từ trong nước ra ngoài nước...

Tối ngày 14/7/2007, một thiếu tá công an tên Sinh bị chém chết tại Hải Phòng. Công an sau đó đã bắt Nguyễn Văn Chưởng và hai người khác tên Hoàng và Trung vì cho rằng những người này là thủ phạm của vụ giết viên công an này. Thế nhưng đã có một số người xác nhận rằng vào tối xảy ra án mạng Chưởng đang có mặt tại quê nhà ở Hải Dương, cách Hải Phòng 40 km. Mặc dầu vậy, cả tòa án sơ thẩm lẫn tòa án phúc thẩm đều tuyên tử hình đối với Chưởng với tư cách là chủ mưu vụ giết người.

Quan điểm của tôi là mọi tội ác phải bị trừng trị thích đáng và tôi có lời chia buồn với thân nhân của công an Sinh. Tuy nhiên kẻ thủ ác chỉ có thể được xác đinh trên cơ sở luật pháp. Nói cách khác, kết tội ai đó không theo pháp luật chính là tội ác. Tôi khẳng định tòa án Việt Nam đã tuyên tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng trái pháp luật, cụ thể là trái Hiến pháp và Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) với chí ít năm căn cứ sau đây.

Thứ nhất, các cơ quan tiến hành tố tụng đã sử dụng lời nhận tội của Nguyễn Văn Chưởng được thu thập trong quá trình Chưởng bị công an điều tra tra tấn để làm chứng cứ kết tội.
Điều 64 BLTTHS quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Điều 6 BLTTHS quy định: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Đó cũng là tinh thần của Điều 71 Hiến Pháp 1992 (Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình công dân) và Điều 20 Hiến Pháp 2013 hiện hành (Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe).
Như vậy, cho dù nghi can không nhận tội nhưng với những chứng cứ được thu thập một cách khách quan, theo đúng quy định của BLTTHS các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền xác định nghi can phạm tội. Ngược lại những lời khai hay nhận tội của nghi can hoặc của những người khác được thu thập trong khi những người này bị tra tấn (nhục hình) hoàn toàn không có giá trị pháp lý đồng nghĩa không thể được sử dụng làm chứng cứ.

Tại cả phiên tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm, Chưởng và hai bị can khác đều khai họ đã bị công an điều tra ép cung, dụ cung, đặc biệt đánh đập gây thương tích và họ đã phải nhận tội do chịu đau không nổi. Để chứng minh bản thân đã bị tra tấn, Chưởng khai là giám thị trại giam Trần Phú đã lập Biên bản xác định thương tích trên người Chưởng với sự chứng kiến của y sĩ trại giam. Hoàng khai bị công an điều tra đốt bộ phận sinh dục. Vụ Nguyễn Thanh Chấn bị công an tra tấn đến mức phải nhận tội giết người mà bản thân không là thủ phạm để rồi sau đó bị kết án tử hình vẫn sờ sờ kia!

Do đó việc các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng những lời khai, lời nhận tội của Chưởng và của các bị can khác để kết tội những người này là hoàn toàn trái với quy định về thu thập chứng cứ của BLHS, đồng nghĩa những lời khai, nhận tội này không có giá trị pháp lý và vì vậy không thể được sử dụng làm chứng cứ.
Thứ hai, Tòa án xác định Nguyễn Văn Chưởng đã nhận tội trong khi Chưởng đã phản cung.
Tòa án đã “căn cứ vào sự phù hợp giữa lời khai của các bị cáo với lời khai người làm chứng, phù hợp với vật chứng” để kết tội Nguyễn Văn Chưởng. Tuy nhiên nhận định này của Tòa án là hoàn toàn mang tính áp đặt bởi lẽ lời nhận tội của Chưởng thu thập trong quá trình Chưởng bị tra tấn không phải là chứng cứ như trên vừa chứng minh. Hơn thế nữa, tại tòa Chưởng đã phản cung, khẳng định mình không có hành vi phạm tội, điều này có nghĩa lời nhận tội trước đó của Chưởng đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Thứ ba, Tòa án đã không triệu tập những người xác nhận ngoại phạm cho Nguyễn Văn Chưởng đến tham dự phiên tòa.

Điều 10 BLTTHS quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội”.
Khoản 1 Điều 55 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định: “Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”.

Điều 65 BLTTHS quy định: “1/ Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án; 2/ Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án”.
Như vậy, người làm chứng có thể là người làm chứng buộc tội và người làm chứng gỡ tội. Do đó việc tòa án đã không triệu tập Trần Quang Tuất, Lục Thị Nhiễu, Vũ Thị Mến, Trịnh Xuân Trường, Phạm Văn Khương, Trịnh Xuân Rình là những người xác nhận sự ngoại phạm của Chưởng tham gia tố tụng là hoàn toàn trái các quy định pháp luật nói trên.

Hẳn là để biện minh cho việc không triệu tập những người làm chứng gỡ tội cho Chưởng nên tòa sơ thẩm đã liệt luôn những người này vào hàng “tội phạm” khi tuyên bố “Đối với Trần Quang Tuất, Lục Thị Nhiễu, Vũ Thị Mến và Trịnh Xuân Trường, có hành vi cùng Nguyễn Trọng Đoàn viết giấy xác nhận để cung cấp tài liệu sai sự thật cho bị cáo Chưởng ngoại phạm, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ xử lý sau”. Thế nhưng quan điểm này của tòa án là phản pháp luật vì tòa án không có quyền xác định việc cung cấp tài liệu chứng minh ngoại phạm của Chưởng là “cung cấp tài liệu sai sự thật” một khi hành vi này không được làm rõ tại phiên tòa đồng nghĩa sự có mặt tại phiên tòa của những người cung cấp tài liệu nói trên là bắt buộc. Đó là chưa nói tới việc bị can, bị cáo hay tù nhân đi chăng nữa thì cũng đều có quyền ra tòa làm chứng.
Cũng cần nói thêm rằng việc các cơ quan tiến hành tố tụng bắt giam, truy tố và xử tù Nguyễn Trọng Đoàn là em ruột của Chưởng về hành vi “che dấu tội phạm” của Chưởng trong cùng vụ án với Chưởng là hoàn toàn trái pháp luật. Thực vậy, Điều 9 BLTTHS quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”, điều này có nghĩa Đoàn chỉ có thể bị truy cứu về “Tội che dấu tội phạm” sau khi Chưởng đã bị tòa phúc thẩm xác định là có tội. Để nói việc truy cứu hình sự Đoàn không nằm ngoài ý đồ của công an đe dọa những người đã xác nhận ngoại phạm cho Chưởng để họ rút lời khai có lợi này cho Chưởng.
Tóm lại, việc tòa án loại bỏ những người xác nhận ngoại phạm cho Chưởng ra khỏi tố tụng chỉ có thể là hành vi khép Chưởng vào tội cho bằng được.

Thứ tư, công an điều tra đã không cho luật sư thực hiện việc bào chữa Nguyễn Văn Chưởng đúng thời hạn như luật định.

Khoản 4 Điều 56 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”. Thế nhưng các luật sư bào chữa cho Chưởng là luật sư Nguyễn Đức Quang, luật sư Hà Thị Thanh, luật sư Chu Văn Chiến, luật sư Phạm Hoàng Việt, luật sư Hoàng Văn Quánh đã không được công an điều tra cấp giấy bào chữa trong thời hạn 3 ngày mà phải ít nhất hai tháng sau mới được cấp. Rõ ràng việc công an điều tra cấp giấy bào chữa cho luật sư của Chưởng quá chậm trễ như vậy chỉ có thể là nhằm kéo dài thời gian tra tấn Chưởng để không những lấy được lời “nhận tội” của Chưởng mà còn triệt tiêu ý muốn phản cung hay kêu oan của Chưởng khi gặp luật sư.

Thứ năm, các cơ quan tiến hành tố tụng cố ý để lọt tội phạm
Điều 1 BLTTHS quy định: “Không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Điều 10 BLTTHS còn quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội”.

Do đó việc các cơ quan tiến hành tố tụng đã cố ý không làm rõ đôi dép cỡ 42 và một khẩu trang bỏ lại ở hiện trường là của ai chẳng những đã “không xác định sự thật một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ” mà còn là hành vi “cố ý để lọt tội phạm” hay cố ý loại bỏ những chứng cứ về khả năng vô tội của Nguyễn Văn Chưởng.

Vấn đề còn lại là cần tìm hiểu tại sao tư pháp Việt Nam lại bất chấp pháp luật, tức quyết tâm tử hình Nguyễn Văn Chưởng đến như vậy.

Báo Đời sống và Pháp luật số ra ngày 05-11-2014 trong bài “Tướng Đỗ Hữu Ka kể chuyện phá án và ngày ăn một gói mỳ” ghi lại lời kể của người đứng đầu cơ quan điều tra vụ sát hại thiếu tá công an Sinh cho biết: “Nhìn lại vụ án trên, Thiếu tướng Đỗ Hữu Ka tâm sự: ‘Sau ngày xảy ra vụ án, tôi mất ăn mất ngủ, có ngày chỉ ăn một gói mì tôm. Cả tháng trời, tôi nhốt mình trong phòng làm việc, không về nhà. Đó không còn là ý thức điều tra tội phạm, mà là tình anh em. Nếu không tìm ra hung thủ thì đó là một món nợ với chính cấp dưới của mình’”! Thế là quá rõ: mong muốn trả thù cho “người anh em” cùng sắc phục công an đã khiến tướng công an Ka đạp lên pháp luật về điều tra tội phạm để sớm tìm và buộc tội một ai đó, mà trong trường hợp này là Chưởng, làm vật tế “người anh em”!

Nếu như tướng công an Ka vì “thù nhà” mà dùng các thủ đoạn bất hợp pháp như tra tấn để khép tội Nguyễn Văn Chưởng cho bằng được thì tại sao viện kiểm sát cũng như tòa án cũng bất chấp pháp luật như vậy? Hỏi tức trả lời: hai cơ quan tư pháp này nói riêng, chính quyền Việt Nam nói chung, đều chịu “sự lãnh đạo” của Đảng cộng sản Việt Nam trong khi đảng này cưng công an hơn thảy bởi công an “chỉ biết còn Đảng còn mình”!

Bất luận thế nào thì “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” như Hiến pháp Việt Nam hiện hành quy định tại Điều 19. Vì vậy, bản án tử hình trái pháp luật đối với Nguyễn Văn Chưởng phải bị hủy bỏ ngay lập tức để điều tra lại vụ án.

Tôi tin rằng Công Lý và Quyền Con Người sẽ chiến thắng, ông Chinh và bà Bích sẽ còn được gặp Nguyễn Văn Chưởng của ông bà sau giao ban sắp tới giữa năm cũ và năm mới.

Featured Post

Lisa Pham Vlog -17/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link