Thêm blogger bị
bắt, các ngòi bút trẻ có sợ không?
Gặp nhau
trên những con đường
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
·
·
·
Tin liên hệ
03.01.2015
Số lượng người viết bài và đưa ra ý kiến càng ngày càng
tăng lên chứ không hề dè dặt, e sợ gì trong việc bị trấn áp
Thực trạng nhân quyền Việt Nam năm 2014 khép lại với việc bắt giữ
blogger Nguyễn Đình Ngọc, sau vụ của Giáo sư Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn
Quang Lập chưa đầy một tháng. Những blogger có tên tuổi lần lượt bị ‘nhập kho’
vì thể hiện quan điểm phản biện ôn hòa trên trang cá nhân mà nhà nước xem là ‘chống
đối.’
Diễn biến này có là hồi chuông báo động, răn đe với các ngòi bút
độc lập tại Việt Nam? Họ có sợ không, những blogger trong thế hệ truyền thông
xã hội và kết nối thông tin toàn cầu, nhất là giới trẻ?
Mời quý vị cùng Tạp chí Thanh Niên tìm hiểu qua cuộc trao đổi với
4 vị khách mời từ hai miền Nam-Bắc tham gia chương trình hôm nay.
Bấm vào nghe toàn bộ
cuộc trao đổi
- Danh mục
- Tải
o
o
Nguyễn Chí Đức ở Hà Nội: Blog nào có
sức ảnh hưởng sẽ bị người ta lưu tâm trước. Vì những thông điệp từ các bài viết
đấy làm thức tỉnh người dân, đâm ra chính quyền sợ những người đấy hơn.
Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội: Em cũng
không ngạc nhiên về diễn biến này. Mới đây trong phiên họp chính phủ cuối năm
có lời phát biểu của Tướng Trần Đại Quang và Tướng Trần Quang Thanh rằng trước
Đại hội đảng 2015 phải chặn đứng các ‘nguồn thông tin xấu, xuyên tạc lãnh đạo,
thông tin trái chiều trên mạng internet.’ Chuỗi bắt bớ này có thể được lý giải
qua các tuyên bố của Tướng Thanh và Tướng Quang.
Tôi rất mong các bạn tự nâng sự hiểu biết của mình lên để
tự bảo vệ những quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do internet hay quyền thể
hiện chính kiến của mình.
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Người ta
bắt bớ để phục vụ mục đích riêng của đảng cộng sản. Trước Đại hội họ bắt bớ để
dẹp yên, để trấn áp cho dân sợ hãi và hạn chế các ý kiến không có lợi cho họ.
Duy từ Sài Gòn: Người ta
bắt để đàn áp những tiếng nói đối lập thì chắc chắn trong năm 2015 vấn đề này
sẽ khốc liệt hơn.
Trà Mi: Các
blogger không chịu theo lề đảng lần lượt bị bắt. Các ngòi bút trẻ như các bạn
có sợ không?
Duy từ Sài Gòn: Những người
đã dấn thân vào con đường này chắc chắn sẽ không sợ. Thời điểm này mình vẫn đấu
tranh nhưng sẽ có thêm đường hướng khác chứ chúng ta không thể nào cứ đối mặt.
Bản chất đảng cộng sản chúng ta đã quá hiểu rồi, họ không nhượng bộ, họ sẽ làm
mọi thứ để đảng cộng sản tồn tại. Những người đấu tranh trong nước phải có góc
nhìn tỉnh táo. Chúng ta không thể cứ để hết người này đến người kia bị bắt rồi
đi cầu cứu các tổ chức để cứu họ ra rồi xong, vậy thì con đường của mình sẽ
không tới một hướng nào cả.
Dễ bị tổn thương, không thể tự vệ vì sao đối với các bạn,
bày tỏ chính kiến, nói lên quan điểm độc lập trước các vấn đề chính trị lại là
một nhu cầu, tại sao cần thiết? - Vì
đó là trách nhiệm của mỗi người nếu muốn có sự thay đổi tốt hơn.
Trà Mi: Với
các bạn, diễn biến này có tác dụng răn đe, cảnh cáo hay không?
Nguyễn Chí Đức ở Hà Nội: Cá nhân
tôi cũng chả sợ đâu nhưng mình cứ đối đầu một cách cực đoan thì sẽ bị tổn hại.
Mình phải mềm dẻo. Việc đấu tranh không thể cứ thái quá sẽ mất dần người này
người kia. Phải giữ cho phong trào không bị tổn thất.
Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội: Em nghĩ số lượng người viết bài và đưa ra ý kiến
càng ngày càng tăng lên chứ không hề dè dặt, e sợ gì trong việc bị trấn áp. Tác
dụng răn đe đã không có tác dụng trong nhiều năm nay. Càng ngày nỗi sợ hãi của
người dân càng bớt đi trong việc thể hiện quan điểm chính trị. Khi mình viết
bài bằng lương tâm và ngòi bút khách quan sẽ thu hút được người xem, người đọc
và người ta có thể cảm nhận được điều mình muốn truyền tải. Đó là điều giúp cho
người viết tự bảo vệ mình.
Trà Mi: Nói
lên suy nghĩ trái chiều, dù là những blogger có tên tuổi, là nhà văn như ông
Nguyễn Quang Lập, là Giáo sư trí thức như Việt kiều hồi hương Hồng Lê Thọ, hay
như anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh từng là công an-đảng viên thuộc gia đình danh
thế lão thành cách mạng cũng bị bắt, huống hồ gì là những ngòi bút trẻ như
mình. Các bạn có mảy may suy nghĩ đến điều đó?
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Tôi không
suy nghĩ nhiều đến điều đấy vì tôi không thích dùng từ răn đe, đúng ra là trấn
áp và dọa nạt. Khoảng thời gian bắt nhà văn Phạm Viết Đào hay Trương Duy Nhất
thì có sự sợ hãi nhất định trong các tay viết, nhưng đến khi bắt ông Hồng Lê
Thọ, Nguyễn Quang Lập, hay Nguyễn Đình Ngọc thì hầu như người ta không còn sợ
hãi nữa. Tôi không cảm thấy có gì phải rụt ngòi bút lại. Trong xã hội toàn trị
như ở Việt Nam, anh có đấu tranh hay không đều có rủi ro bị vào tù và bị tước
quyền sống. Thế thì tại sao những người đã ý thức đấu tranh ở Việt Nam lại phải
sợ những sự đe dọa, trấn áp như vậy?
Trà Mi: Vì
mình thấy rõ ràng lực lượng không cân xứng chút nào. Một bên là những tiếng đối
lập cô thế chống chọi với một hệ thống hùng hậu được trang bị đầy đủ của những
người có quyền lực, chẳng khác nào trứng chọi đá thì chỉ có bất lợi, thiệt thòi
mà thôi. Câu hỏi đang được đặt ra là làm cách nào để có thể vựơt qua thử thách
này? Chống chọi bằng cách nào đây?
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Tôi nghĩ
hiểu biết là cách để vượt qua sự sợ hãi. Thứ nhất, mình hiểu biết pháp luật và
những gì mình viết không hề vi phạm pháp luật, mình chỉ bị bắt khi những gì
mình viết gây ảnh hưởng xấu cho sự cầm quyền của họ. Đã chấp nhận rủi ro để
viết lên sự thật thì tại sao phải sợ?
Nguyễn Chí Đức ở Hà Nội: Cộng sản chỉ thỏa hiệp khi nào bị áp lực thôi.
Cho nên, những người đấu tranh muốn mạnh lên phải lập những tổ chức bảo vệ lẫn
nhau, chứ không, họ cứ bẽ như từng chiếc đũa là mình gãy thôi. Thậm chí mình
phải biểu tình tạo tiếng vang. Họ bắt từng đấy thì phải tuần hành phản đối tạo
tiếng vang trong xã hội, chứ không họ cứ tĩa dần dần thì lực lượng mình yếu đi.
Phải làm sao kết nạp được nhiều thành viên. Muốn vậy các thành viên hạt nhân
phải có gì bừng sáng. Mình muốn những người cộng sản phải chùn bước hoặc phải
tính toán thì mình phải đông.
Cây ngay không sợ chết đứng, Vàng thật không sợ thử lửa,
chính quyền hãy hành xử một cách văn minh lịch sử
Trà Mi: Cá
nhân đấu tranh dễ bị trù dập, nhưng khi lập tổ chức thì cũng từ từ bị thu hẹp,
trấn áp dần dần như trường hợp của Khối 8406. Rồi Mạng lưới blogger Việt Nam
cũng đã mở nhiều chiến dịch vận động ra cả quốc tế phản đối điều 258, nhưng sau
chiến dịch đó lại có thêm blogger bị bắt. Giải pháp nào khả thi hơn chăng?
Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội: Ở trong chế
độ độc tài toàn trị này không có biện pháp nào là an toàn vì họ thích bắt ai
thì bắt. Thậm chí giờ đây họ đang trong tiến trình thương lượng vào Hiệp định
Tự do Thương mại TPP với Mỹ hay Hiệp định FTA với Châu Âu, họ vẫn bắt như
thường có ngần ngại gì đâu. Vì vậy không có biện pháp thích hợp nào để bảo vệ
mình cả. Tốt nhất mỗi người tù lương tâm dự bị nên chuẩn bị cho mình tinh thần
để hành xử mà thôi.
Trà Mi: Vâng,
đấu tranh là phải chấp nhận rủi ro, nhưng đấu tranh trong cái thế đầy bất lợi
chỉ biết chấp nhận rủi ro thôi liệu có đem lại hiệu quả, thắng lợi nào không?
Trong cuộc chiến không cân sức này, những ngòi bút cô thế làm thế nào để thắng
lợi?
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Dường như
giới đấu tranh trong nước chưa kêu gọi được quần chúng. Đấu tranh không có quần
chúng chỉ là múa gậy vườn hoang trở thành những con rối. Chúng ta phải có hoạt
động kêu gọi lực lượng. Thế thì ngoài hiểu biết pháp luật, chúng ta cần phải
gần quần chúng để thức tỉnh được họ. Gần gũi với bằng cách chia sẻ thông tin,
lan tỏa sức mạnh ngòi bút của mình ra, hoặc đồng cảm với những khó khăn của họ,
hay nói tiếng nói của quần chúng.
Duy từ Sài Gòn: Cách đấu tranh
hiện giờ của chúng ta hơi yếu vì lực lượng còn yếu, không có sự đồng thuận từ
quần chúng. Tất cả hội nhóm ở Việt Nam hiện nay chỉ vài trăm người. Cho nên cần
phải khai trí cho dân hiểu vấn đề. Lập được lực lượng đối trọng thì đảng cộng
sản mới sợ.
Trà Mi: Chính
những người đứng lên đấu tranh không tự vệ được, cũng không bảo vệ được những
người cùng quan điểm bị lâm nạn thì làm sao gầy dựng được lực lượng? Làm sao
thu hút những người khác cùng quan tâm, cùng đứng vào hàng ngũ với mình?
Duy từ Sài Gòn: Có những
hội nhóm đang đấu tranh công khai. Mình cũng có một hướng khác là đấu tranh âm
thầm, đợi một lúc nào đó thời cơ đến, vì dân hiểu những gì đang diễn ra nhưng
họ chưa dám nói vì họ chưa tin tưởng được ai.
Trà Mi: Dễ
bị tổn thương, không thể tự vệ vì sao đối với các bạn, bày tỏ chính kiến, nói
lên quan điểm độc lập trước các vấn đề chính trị lại là một nhu cầu, tại sao
cần thiết?
Duy từ Sài Gòn: Vì đó là
trách nhiệm của mỗi người nếu muốn có sự thay đổi tốt hơn.
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Trong mấy
chục năm qua, đảng cộng sản giáo dục dân rất ‘tốt’, đã tạo ra những lớp người
chỉ biết sợ hãi và lo cho bản thân. Thế thì chúng ta phải biết thực tế của mình
thế nào để thay đổi. Chuyện các blogger bị bắt, tất cả những người cầm bút phải
cùng ngồi lại với nhau để cùng tranh đấu cho một mục tiêu. Dù có thể chúng ta
không thích nhau ở một điểm nào đấy, nhưng chúng ta phải bảo vệ cho tiếng nói
của mình. Chúng ta cần phải đoàn kết.
Nguyễn Chí Đức từ Hà Nội: Sự bảo vệ
hiện nay chính là sự đồng cảm với nhau. Còn bảo vệ bằng các biện pháp kỹ thuật
như dấu IP hay dùng lời lẽ mềm dẻo cũng chỉ là các thủ thuật thôi, không đi đến
đâu cả. Còn ít thì phải cố gắn kết với nhau.
Nguyễn Đình Hà ở Hà Nội: Thời đại ngày nay là cuộc chiến thông
tin. Khi các blogger bị bắt, tất cả luồng thông tin về họ được đăng tải rất
nhiều trên các trang mạng truyền thông. Các trang facebook, blog nói rất nhiều
về những người bị bắt và những đóng góp của họ trong môi trường thông tin tại
Việt Nam. Chúng ta bảo vệ chúng ta bằng sự thật công khai. Đây là cuộc chiến
giành giựt lòng tin của người dân, giành bằng truyền thông và sự thật. Biện
pháp tích cực nhất bây giờ là bằng truyền thông, truyền tải và lan toả càng
nhiều thông tin càng tốt.
Trà Mi: Blogger
trong nước như các bạn đây có hồi đáp thế nào trước chính sách không dung chấp
ý kiến bất đồng?
Nguyễn Đình Hà ở Hà Nội: Tôi muốn nói rằng ‘Cây ngay không sợ chết đứng’,
‘Vàng thật không sợ thử lửa,’ chính quyền hãy hành xử một cách văn minh lịch sự
chứ đừng áp dụng những biện pháp đê hèn, tiểu nhân như hiện nay. Tốt nhất họ
nên đối diện thẳng với sự thật.
Trà Mi: Một
tâm tình chia sẻ với người trẻ khắp nơi về những gì đang diễn ra với cộng đồng
blogger ở Việt Nam, các bạn sẽ nói gì?
Hoàng Văn Dũng ở Sài Gòn: Tôi rất
mong các bạn tự nâng sự hiểu biết của mình lên để tự bảo vệ những quyền căn bản
như tự do ngôn luận, tự do internet hay quyền thể hiện chính kiến của mình.
Trà Mi: Xin
mượn lời tâm tình của anh Dũng thay lời kết cho chương trình hôm nay và mong
nhận được ý kiến đóng góp của bạn nghe đài khắp nơi về chủ đề này. Tạp chí
Thanh Niên chia tay với các bạn tại đây. Hẹn gặp lại trong chương trình tuần
sau.
Nguyễn Văn Chưởng bị tòa
án VN kết án tử hình trái pháp luật
·
·
·
Tin liên hệ
26.12.2014
Cũng như bất cứ chế độ độc tài nào, chính quyền cộng sản Việt Nam
tồn tại dựa trên đàn áp các quyền con người. Điều này có nghĩa oan, sai mà
chính quyền gây ra cho người dân là chuyện đương nhiên, kể sao cho xiết. Vấn đề
ở chỗ những người có lương tri không thể chỉ bằng lòng với việc lên án sự tàn
bạo của chế độ cộng sản mà cần phải ra tay đẩy lùi để đi tới triệt tiêu nó, mỗi
người theo cách của mình. Chỉ còn một tuần nữa thôi, khi cả thế giới hồ hởi đón
Giáng Sinh và Năm mới 2015 trong đầm ấm của gia đình xum họp thì ông Nguyễn
Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích - bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng - rất có
thể sẽ buốt giá giữa lòng Hà Nội mà đón nhận hung tin vì họ đã được các cơ quan
tư pháp báo là Chưởng sẽ bị hành quyết vào cuối tháng 12 này, cho dù họ đã gào
oan cho đứa con của họ bằng máu của mình trong đơn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang, cho dù phản đối bản án tử hình này đã dậy sóng từ trong nước ra ngoài
nước...
Tối ngày 14/7/2007, một thiếu tá công an tên Sinh bị chém chết tại
Hải Phòng. Công an sau đó đã bắt Nguyễn Văn Chưởng và hai người khác tên Hoàng
và Trung vì cho rằng những người này là thủ phạm của vụ giết viên công an này.
Thế nhưng đã có một số người xác nhận rằng vào tối xảy ra án mạng Chưởng đang
có mặt tại quê nhà ở Hải Dương, cách Hải Phòng 40 km. Mặc dầu vậy, cả tòa án sơ
thẩm lẫn tòa án phúc thẩm đều tuyên tử hình đối với Chưởng với tư cách là chủ
mưu vụ giết người.
Quan điểm của tôi là mọi tội ác phải bị trừng trị thích đáng và
tôi có lời chia buồn với thân nhân của công an Sinh. Tuy nhiên kẻ thủ ác chỉ có
thể được xác đinh trên cơ sở luật pháp. Nói cách khác, kết tội ai đó không theo
pháp luật chính là tội ác. Tôi khẳng định tòa án Việt Nam đã tuyên tử hình đối
với Nguyễn Văn Chưởng trái pháp luật, cụ thể là trái Hiến pháp và Bộ Luật tố
tụng hình sự (BLTTHS) với chí ít năm căn cứ sau đây.
Thứ nhất, các cơ quan tiến hành tố tụng đã sử dụng lời nhận tội
của Nguyễn Văn Chưởng được thu thập trong quá trình Chưởng bị công an điều tra
tra tấn để làm chứng cứ kết tội.
Điều 64 BLTTHS quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu
thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.
Điều 6 BLTTHS quy định: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục
hình”. Đó cũng là tinh thần của Điều 71 Hiến Pháp 1992 (Nghiêm cấm mọi hình
thức truy bức, nhục hình công dân) và Điều 20 Hiến Pháp 2013 hiện hành (Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức
khỏe).
Như vậy, cho dù nghi can không nhận tội nhưng với những chứng cứ
được thu thập một cách khách quan, theo đúng quy định của BLTTHS các cơ quan
tiến hành tố tụng có quyền xác định nghi can phạm tội. Ngược lại những lời khai
hay nhận tội của nghi can hoặc của những người khác được thu thập trong khi
những người này bị tra tấn (nhục hình) hoàn toàn không có giá trị pháp lý đồng
nghĩa không thể được sử dụng làm chứng cứ.
Tại cả phiên tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm, Chưởng và hai bị can khác
đều khai họ đã bị công an điều tra ép cung, dụ cung, đặc biệt đánh đập gây
thương tích và họ đã phải nhận tội do chịu đau không nổi. Để chứng minh bản
thân đã bị tra tấn, Chưởng khai là giám thị trại giam Trần Phú đã lập Biên bản
xác định thương tích trên người Chưởng với sự chứng kiến của y sĩ trại giam.
Hoàng khai bị công an điều tra đốt bộ phận sinh dục. Vụ Nguyễn Thanh Chấn bị
công an tra tấn đến mức phải nhận tội giết người mà bản thân không là thủ phạm
để rồi sau đó bị kết án tử hình vẫn sờ sờ kia!
Do đó việc các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng những lời khai, lời
nhận tội của Chưởng và của các bị can khác để kết tội những người này là hoàn
toàn trái với quy định về thu thập chứng cứ của BLHS, đồng nghĩa những lời
khai, nhận tội này không có giá trị pháp lý và vì vậy không thể được sử dụng
làm chứng cứ.
Thứ hai, Tòa án xác định Nguyễn Văn Chưởng đã nhận tội trong khi
Chưởng đã phản cung.
Tòa án đã “căn cứ vào sự phù hợp giữa lời khai của các bị cáo với
lời khai người làm chứng, phù hợp với vật chứng” để kết tội Nguyễn Văn Chưởng.
Tuy nhiên nhận định này của Tòa án là hoàn toàn mang tính áp đặt bởi lẽ lời
nhận tội của Chưởng thu thập trong quá trình Chưởng bị tra tấn không phải là
chứng cứ như trên vừa chứng minh. Hơn thế nữa, tại tòa Chưởng đã phản cung,
khẳng định mình không có hành vi phạm tội, điều này có nghĩa lời nhận tội trước
đó của Chưởng đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Thứ ba, Tòa án đã không triệu tập những người xác nhận ngoại phạm
cho Nguyễn Văn Chưởng đến tham dự phiên tòa.
Điều 10 BLTTHS quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà
án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách
khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng
cứ xác định vô tội”.
Khoản 1 Điều 55 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định: “Người nào biết
được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm
chứng”.
Điều 65 BLTTHS quy định: “1/ Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để
hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án; 2/ Những người
tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra
tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án”.
Như vậy, người làm chứng có thể là người làm chứng buộc tội và
người làm chứng gỡ tội. Do đó việc tòa án đã không triệu tập Trần Quang Tuất,
Lục Thị Nhiễu, Vũ Thị Mến, Trịnh Xuân Trường, Phạm Văn Khương, Trịnh Xuân Rình
là những người xác nhận sự ngoại phạm của Chưởng tham gia tố tụng là hoàn toàn
trái các quy định pháp luật nói trên.
Hẳn là để biện minh cho việc không triệu tập những người làm chứng
gỡ tội cho Chưởng nên tòa sơ thẩm đã liệt luôn những người này vào hàng “tội
phạm” khi tuyên bố “Đối với Trần Quang Tuất, Lục Thị Nhiễu, Vũ Thị Mến và Trịnh
Xuân Trường, có hành vi cùng Nguyễn Trọng Đoàn viết giấy xác nhận để cung cấp
tài liệu sai sự thật cho bị cáo Chưởng ngoại phạm, Cơ quan điều tra tiếp tục
điều tra làm rõ xử lý sau”. Thế nhưng quan điểm này của tòa án là phản pháp
luật vì tòa án không có quyền xác định việc cung cấp tài liệu chứng minh ngoại
phạm của Chưởng là “cung cấp tài liệu sai sự thật” một khi hành vi này không
được làm rõ tại phiên tòa đồng nghĩa sự có mặt tại phiên tòa của những người
cung cấp tài liệu nói trên là bắt buộc. Đó là chưa nói tới việc bị can, bị cáo
hay tù nhân đi chăng nữa thì cũng đều có quyền ra tòa làm chứng.
Cũng cần nói thêm rằng việc các cơ quan tiến hành tố tụng bắt
giam, truy tố và xử tù Nguyễn Trọng Đoàn là em ruột của Chưởng về hành vi “che
dấu tội phạm” của Chưởng trong cùng vụ án với Chưởng là hoàn toàn trái pháp
luật. Thực vậy, Điều 9 BLTTHS quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có
bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”, điều này có nghĩa Đoàn chỉ
có thể bị truy cứu về “Tội che dấu tội phạm” sau khi Chưởng đã bị tòa phúc thẩm
xác định là có tội. Để nói việc truy cứu hình sự Đoàn không nằm ngoài ý đồ của
công an đe dọa những người đã xác nhận ngoại phạm cho Chưởng để họ rút lời khai
có lợi này cho Chưởng.
Tóm lại, việc tòa án loại bỏ những người xác nhận ngoại phạm cho
Chưởng ra khỏi tố tụng chỉ có thể là hành vi khép Chưởng vào tội cho bằng được.
Thứ tư, công an điều tra đã không cho luật sư thực hiện việc bào
chữa Nguyễn Văn Chưởng đúng thời hạn như luật định.
Khoản 4 Điều 56 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn ba ngày, kể từ
ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc
bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng
nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng
nhận thì phải nêu rõ lý do”. Thế nhưng các luật sư bào chữa cho Chưởng là luật
sư Nguyễn Đức Quang, luật sư Hà Thị Thanh, luật sư Chu Văn Chiến, luật sư Phạm
Hoàng Việt, luật sư Hoàng Văn Quánh đã không được công an điều tra cấp giấy bào
chữa trong thời hạn 3 ngày mà phải ít nhất hai tháng sau mới được cấp. Rõ ràng
việc công an điều tra cấp giấy bào chữa cho luật sư của Chưởng quá chậm trễ như
vậy chỉ có thể là nhằm kéo dài thời gian tra tấn Chưởng để không những lấy được
lời “nhận tội” của Chưởng mà còn triệt tiêu ý muốn phản cung hay kêu oan của
Chưởng khi gặp luật sư.
Thứ năm, các cơ quan tiến hành tố tụng cố ý để lọt tội phạm
Điều 1 BLTTHS quy định: “Không để lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội”. Điều 10 BLTTHS còn quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một
cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và
chứng cứ xác định vô tội”.
Do đó việc các cơ quan tiến hành tố tụng đã cố ý không làm rõ đôi
dép cỡ 42 và một khẩu trang bỏ lại ở hiện trường là của ai chẳng những đã
“không xác định sự thật một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ” mà còn là
hành vi “cố ý để lọt tội phạm” hay cố ý loại bỏ những chứng cứ về khả năng vô
tội của Nguyễn Văn Chưởng.
Vấn đề còn lại là cần tìm hiểu tại sao tư pháp Việt Nam lại bất
chấp pháp luật, tức quyết tâm tử hình Nguyễn Văn Chưởng đến như vậy.
Báo Đời sống và Pháp luật số ra ngày 05-11-2014 trong bài “Tướng Đỗ Hữu Ka kể chuyện phá án và ngày
ăn một gói mỳ” ghi lại lời kể của người đứng đầu cơ quan điều
tra vụ sát hại thiếu tá công an Sinh cho biết: “Nhìn lại vụ án trên, Thiếu
tướng Đỗ Hữu Ka tâm sự: ‘Sau ngày xảy ra vụ án, tôi mất ăn mất ngủ, có ngày chỉ
ăn một gói mì tôm. Cả tháng trời, tôi nhốt mình trong phòng làm việc, không về
nhà. Đó không còn là
ý thức điều tra tội phạm, mà là tình anh em. Nếu không tìm ra
hung thủ thì đó là một món nợ với chính cấp dưới của mình’”! Thế là quá rõ:
mong muốn trả thù cho “người anh em” cùng sắc phục công an đã khiến tướng công
an Ka đạp lên pháp luật về điều tra tội phạm để sớm tìm và buộc tội một ai đó,
mà trong trường hợp này là Chưởng, làm vật tế “người anh em”!
Nếu như tướng công an Ka vì “thù nhà” mà dùng các thủ đoạn bất hợp
pháp như tra tấn để khép tội Nguyễn Văn Chưởng cho bằng được thì tại sao viện
kiểm sát cũng như tòa án cũng bất chấp pháp luật như vậy? Hỏi tức trả lời: hai
cơ quan tư pháp này nói riêng, chính quyền Việt Nam nói chung, đều chịu “sự
lãnh đạo” của Đảng cộng sản Việt Nam trong khi đảng này cưng công an hơn thảy
bởi công an “chỉ biết còn Đảng còn mình”!
Bất luận thế nào thì “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người
được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” như Hiến
pháp Việt Nam hiện hành quy định tại Điều 19. Vì vậy, bản án tử hình trái
pháp luật đối với Nguyễn Văn Chưởng phải bị hủy bỏ ngay lập tức để điều tra lại
vụ án.
Tôi tin rằng Công Lý và Quyền Con Người sẽ chiến thắng, ông Chinh
và bà Bích sẽ còn được gặp Nguyễn Văn Chưởng của ông bà sau giao ban sắp tới
giữa năm cũ và năm mới.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment