Bí
mật động
trời: Đảng
VC bán nước cho Tầu
Cộng - Trần
Đại Sỹ
Giám
Đốc Trung Quốc Sự Vụ của Viện Pháp-Á tiết lộ động trời: Hồ Chí Minh và Ðảng CSVN đã bán nước
Việt cho Trung Quốc như thế nào?
LGT.- Tác giả
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ hiện là Bác Sĩ Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ tại Viện
Pháp-Á (IFA), Thành Viên trong Y Sĩ Đoàn Pháp Quốc. Ông là người cầm bút nổi
tiếng trước và sau năm 1975, đã ấn hành được hơn 100 ngàn trang sách về lịch sử
và y học. Sự kiện Đảng CSVN đã hiến đất dâng biển
cho Trung Quốc ra sao. Bí mật của vụ này đã được Bác Sĩ Trần Ðại Sỹ trình bày
trong Bản Ðiều Trần trước cơ quan IFA, và được Saigon HD Radio trích đoạn các
phần quan trọng sau đây:
Bác sĩ/Tác giả Trần Đại
Sỹ hội ngộ cùng 3 cựu Sĩ Quan Võ Bị Dalat
tại Dallas (Texas) ngày 26 tháng 5 năm 2012. Hình từ trái qua phải: Thi văn sĩ
Quốc Nam (Khóa 22 VB), Dr. Trần Đại Sỹ, cựu Trung Tá Nguyễn Quang Vinh
(Khoá 14 VB), và cựu Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình-Tuy Nguyễn Ngọc Ánh
(Khóa 16 VB).
Bản điều trần nêu lên
nhiều chi tiết đau lòng. Theo BS Trần Ðại Sỹ, "Vụ cắt đất ký ngày
30-12-1999, thì tôi được biết tin chi tiết, do hai ký giả Trung-quốc là bạn với
tôi thông báo vào ngày 9-1-2000. Nghĩa là 10 ngày sau, hai anh thuật, theo tinh
thần bản hiệp định thì: Việt-Nam nhường cho
Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ
ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn".
Trong khi đó, Bộ Giao Thông CSVN lặng lẽ sơn lại các cọc cây số,
và Bộ Ngoại Giao CSVN cũng lặng lẽ lên trang web sửa thành câu văn mới:
"lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây số không ở phía Bắc".
Lý do, theo BS Sỹ, vì
"Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấy.
Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây số. Từ cây số Zéro đến cây
số 5 nay thuộc Trung-quốc".
Các phần quan trọng
trong bản văn ghi như sau:
Bí ẩn về việc đảng CSVN,
Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc
Bản
điều trần của Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại Sỹ
Dr.
Trần Ðại-Sỹ, 5, place Félix Éboué 75012 PARIS, FRANCE.
LGT: Trong mấy tháng gần
đây, nội địa Việt-Nam cũng như
hải ngoại đều rúng động vì tin nhà nước hay nói đúng hơn là đảng Cộng-sản
Việt-Nam đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc.Ðau đớn nhất là địa danh lịch sử
Nam-quan, đi vào tâm tư, là niềm tự hào của tộc Việt nay đã ở trong lãnh thổ
Trung-quốc.
Ngay cả hang Pak-bo, là
thánh địa của đảng
Cộng-sản, trước kia ở cách biên giới Hoa-Việt trên 50 km, nay đứng ở đây gần
như nhìn vào lãnh thổ Trung-quốc. Trong suốt 25 năm qua Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ
vì ký khế ước làm việc với Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP) và Ủy-ban
trao đổi y học Pháp-hoa (CMFC), trong đó có điều căn bản là "không được
viết, được thuật những gì với báo chí về Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại. Không
được tham gia các đoàn thể chính trị chống
đối Trung-quốc, Việt-Nam"; nên không bao giờ ông tiết lộ bất cứ điều gì
mắt thấy tai nghe trong những lần công tác tại Trung-quốc hay Việt-Nam. Tuy
nhiên ông đã được một cơ quan (chúng tôi dấu tên) triệu hồi để điều trần về vụ
nàỵ Theo luật lệ hiện hành, mà Bác-sĩ Trần phải tuân theo. Rất
mong các vi. đứng đầu CEP-CMFC
thông cảm với chúng tôi (IFA).
Kính thưa Ngài ... Kính
thưa Quý Ngài.
Kính thưa ông
Giám-đốc...
Kính thưa Quý-liệt-vi.,
Thực là hân hạnh, khi
mới ngày 17-3 vừa qua, chúng tôi được cử đến đây để trình bầy những vụ việc
đang diễn ra tại vùng Á-châu Thái-bình dương. Hôm nay chúng tôi lại được gửi
tới trình bầy về diễn biến trong vụ việc chính phủ Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa
Việt-Nam (CHXHCNVN) cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân
Cộng-hòa quốc (THNDCHQ), gọi tắt là Trung-quốc. Ðây
là một việc cực kỳ tế nhi., cực kỳ khó khăn cho
tôi, làm thế nào giữ được tính chất vô tư. Vì:
- Thứ nhất, tôi gốc là
người Việt, hơn nữa thuộc giòng dõi một vi. Vương
đứng hàng đầu trong lịch sử Việt, vì ngài thắng
Mông-cổ liên tiếp trong ba lần, vào thế kỷ thứ 13. Mà nay tôi phải nói về những
người đem lãnh thổ Việt nhượng cho Trung-quốc, khó mà diễn tả lời lẽ vô tư cho
được.
- Thứ nhì, ngoài chức vụ
giáo-sư Y-khoa ra, tôi là một tiểu thuyết gia, đã viết trên mười bốn nghìn
trang, thuật huân công của các anh hùng tộc Việt trong việc dựng nước, giữ
nước. Mà suốt trong năm nghìn năm lịch sử,
chỉ duy năm 1540, giặc Mạc Dăng-Dung cắt đất dâng cho triều Minh của
Trung-quốc; bị tộc Việt đời đời nguyền
rủạ Vậy mà nay phải chứng kiến tận mắt lãnh thổ Việt bị cắt
cho Trung-quốc.
- Thứ ba, các sinh viên
Việt-Nam muốn du học Pháp, thường bị vài
tổ chức đòi phí khoản 20 nghìn USD mỗi đầu người. Một
vi. Ðại-sứ của Việt-Nam tại châu Âu, mời tôi
về nước (tất cả chi phí do tiền của IFA) để giúp sinh viên Việt-Nam du học
Pháp. Với sự hướng dẫn của tôi, từ nay sinh viên muốn du học Pháp, họ đã biết
rất rõ những gì phải làm, những gì phải chứng minh.
Họ không phải tốn một đồng
nào cả. Thế nhưng khi trở về Pháp, lúc lên phi cơ
tại phi trường Tân-sơn-nhất, tôi bị ba
sĩ quan cao cấp của Công-an chờ sẵn, hạch sách, khám xét trong hoảng 98 phút,
bằng những câu hỏi có tính cách nhục mạ, ngớ ngẩn, lời lẽ cục súc. Tôi cho đây
là một hình thức khủng bố. Thưa Quý-vi.,
hôm đó tôi chỉ cười nhạt, khinh rẻ, vì tôi biết rất rõ kiến thức, mục đích của
họ. Trong khi họ không đủ khả năng bi.a
ra bất cứ tội gì để kết tội tôi. Hơn nữa tôi giữ
trong tay một ủy nhiệm thư, theo Công-pháp Quốc-tế, họ không thể công khai vi. phạm.(1)
Ghi chú, (1) Trong lần
về Việt-Nam này, chúng tôi thuê xe đi Lạng-sơn. Khi tới trạm biên giới mới,
chúng tôi xin sang lãnh thổ Trung-quốc mới (Nam-quan cũ) thì bị Công-an
Việt-Nam từ chối. Chúng tôi đặt vấn
đề: Chúng tôi mang thông hành Liên Âu, có visa hợp pháp vào Việt-Nam, thì chúng
tôi có quyền ra khỏi Việt-Nam chử Công-an cửa khẩu trả lời rằng: Ông có visa ra
vào cửa khẩu Tân-sơn-nhất, Nội-bài, chứ không có quyền rời Việt-Nam bằng cửa
Hữu-nghị. Chúng tôi xin chụp hình cửa khẩu mơí, thì
họ không cho. Chúng tôi đành trở về, rời Tân-sơn-nhất,
rồi đi Quảng-châu. Từ Quảng-châu đi
Nam-ninh. Từ Nam-ninh thuê xe tới Bằng-tường là đất Trung-quốc đối diện với
Nam-quan. Rồi vào Nam-quan cũ -
Ðứng trước vùng đất
thiêng của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của người. Tự
nhiên tôi bật lên tiếng khóc như trẻ con. Viên sĩ quan Công-an Trung-quốc tưởng
tôi là người Hoa.Anh ta hỏi:
- Tiên sinh có thân nhân
tử trận trong dịp mình dạy bọn Nam-man
bài học à?
Tôi lắc đầu, khóc tiếp.
Anh an ủi:
- Thôi, người thân của Tiên-sinh
đã hy sinh dưới cờ thực, nhưng nay bọn Nam-man đã dâng đất này tạ tội rồi. Tiên
sinh chẳng nên thương tâm nhiều.
Tôi kiếm tảng đá ngồi ôm
đầu khóc. Anh Công-an bỏ mặc tôi. Khóc chán, tôi trở
sang Bằng-tường, kiếm một cơ sở mai táng (xây mộ, làm mộ chí). Tôi mượn họ khắc
trên một miếng đá bóng nhân tạo (granite) bài thơ bằng chữ Hán như sau:
1.Thử địa
cựu Nam-quan,
2.Biên địa
ngã cố hương.
3.Kim thuộc Trung-quốc
thổ,
4.Khấp, khốc, ký đoạn
trường.
5.Lê Hoàn bại
Quang-Nghĩa,
6.Thường Kiệt truy Bắc
phương,
7.Hưng Ðạo
đại sát Ðát,
8.Lê Lợi trảm Vương
Thông.
9.Nam xâm, Càn-Long
nhục,
10.Gươm hồng Bắc-bình
vương.
11.Ngũ thiên niên dĩ
tải,
12.Hoa, Việt lập dịch
trường.
13.Mao, Hồ tình hữu nghị,
14.Nam, Bắc thần xỉ
thương,
15.Huyết lệ vạn dân cốt,
16.Hồng-kỳ thích ô
hoang.
Ðại-Việt vong quốc nhân
Trần Ðại-Sỹ Khốc
đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001.
Tôi đem tảng đá này, gắn
vào một vách núi ngay cạnh đường, trên độ cao khoảng 2-3m. Công-an, cán bộ
Trung-quốc xúm lại xem. Nhưng họ chỉ hiểu lơ mơ ý trong thơ mà thôi. -
Xin tạm dịch:
1.(Ðất này xưa gọi
Nam-quan,)
2.(Vốn là biên địa
cố hương của mình.)
3.(Hiện nay là đất
Trung-nguyên,)
4. (Khóc chảy máu mắt,
đoạn trường ai hay)
5.(Vua Lê thắng Tống chỗ
này,)
6.(Thường Kiệt rượt Tiết
cả ngày lẫn đêm,)
7.(Thánh Trần sát Ðát
liên miên,)
8.(Lê Lợi giết bọn
Thành-sơn bên đồi,)
9.(Càn-Long chinh tiễu
than ôi,)
10.(Quang-Trung truy sát
muôn đời khó quên.)
11.(Năm nghìn năm cũ qua
rồi,)
12.(Chợ biên giới lập,
đời đời Việt-Hoa)
13.(Ông Hồ kết bạn ông
Mao,)
14.(Sao răng lại cắn,
máu trào môi sưng.)
15. (Vạn dân xương trắng
đầy đồng,)
16. (Ðể lại trên lá cờ
Hồng vết nhơ)
(Người nước Ðại-Việt
vong quốc tên TrầnÐại-Sỹ, khóc đề thơ ngày 6 tháng 9 năm 2001)
--
Câu 5,. Vua Tống Triệu
Quang-Nghĩa sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng sang đanh VN, bịvua
Lê (Hoàn) đánh bại.
Câu 6, Năm 1076, vua
Tống Thần-Tông sai bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết mang quân sang đánh Ðại-Việt,
bị Thái-úy Lý Thường Kiệt đánh đuổi.
Câu 8, Tước của Vương
Thông là Thánh-sơn hầu.
Câu 10, Vua Quang-Trung
còn có tước phong là Bắc-bình vương.
Câu 14, Hồi 1947-1969
Chủ-tịch Trung-quốc là Mao Trạch Ðông, Chủ-tịch Việt-Nam là Hồ Chí Minh kết
thân với nhaụ Việt-Hoa ví như răng với môi. Vì
sợ môi hở răng lạnh nên ông Mao phải giúp ông Hồ. Năm
1979, Ðặng Tiểu Bình đem quân tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc Việt-Nam, nên
người ta đổi câu trên thành: Răng cắn môi máu chảy ròng ròng.
- Tháng 9 vừa qua,Ðảng
Cộng-sản Việt-Nam liệt tôi vào danh sách 80 người phản động nhất, vì năm 1997
tôi đã viết một bài tiết lộ những chi tiết tuyệt mật về cuộc viếng thăm
Trung-quốc của Tổng Bí-thư Ðỗ Mười, Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Nhất là cuộc họp mật
của hai nhân vật này với Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch Dân. Tôi viết dưới
hình thức hài hước cho tờ báo Văn-nghệ Tiền-phong ở Virginia, USA ,
số Xuân 1998. Nội dung của bài đó là một phần bài thuyết trình của tôi với
Quý-vị cuối năm 1997. Như Quý-vị biết về Cộng-sản, khi họ kết tội ai
phản động, có nghĩa là toàn đảng phải dùng hết khả năng tiêu trừ người ấy (2).
Ghi chú (2) Tôi không
tin chỉ với bài này mà họ kết tội tôi nặng như vậy Tôi
biết rất rõ ai chủ trương, ai kết tội tôi. Nhưng tôi chưa muốn nói ra. Trong
bài viết trên, tôi đã tiết lộ những điều tuyệt mật về cuộc hội đàm, khiến họ sợ
hãi mà thôi. Ðiều tuyệt mật đó là vụ: ông Lê Ðức-Anh bị Trung-quốc đánh
thuốc độc, bị bán thân bất toại. Rồi
cũng do Trung-quốc trị cho. Nay tôi tiết
lộ thêm, những vụ đầu độc cùng một phương pháp:
- Cậu-Chó vì dính dáng
đến vụ Trương Như Tảng, định dâng Việt-Nam cho Trung-quốc, không thành, rồi
cũng được bán thân bất toại để bảo mật,
- Trong kỳ đại hội Đảng
8, giữa đại hội, ông Lê Mai, Bộ-trương Ngoại-giao, ông Ðào
Duy-Tùng ứng viên Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản cũng bị hạ
độc bằng cùng một phương thức. Nhưng tôi không biết ai đã làm công việc đó.
- Gần đây nhất một
Bác-sĩ Việt-Nam từng dính dáng với phong trào Trương Như Tảng. Sau đó đã tỵ nạn
lần thứ nhì sang Canada, năm trước đây,
nghe tin Bác-sĩ Dương Quỳnh-Hoa từ Việt-Nam qua Pháp. Ông lén từ Canada sang Paris gặp
bà mưu kiếm ít xôi thi.t từ Trung-quốc. Khi trở
về Canada, ông cũng bị đột quỵ và tiêu dao miền
Cực-lạc.
Kính thưa Quý-vị :
Tuy tôi đã tuyên thệ tại
đây hồi tháng ba vừa qua. Nhưng hôm nay tôi xin tuyên thệ một lần nữa:
"Tôi xin tuyên
thệ với tất cả danh dự của tôi rằng: Tôi không thù, không ghét những người tại
Việt-Nam họ đã nộp lãnh hải, lãnh thổ cho Trung-quốc. Tôi cũng không vì lòng
yêu nước Việt mà oán ghét họ. Tôi không hận những người Việt chủ trương khủng bố
tôi khi họ mời tôi về Việt-Nam giúp đỡ họ. Những lời tôi trình bày hôm nay hoàn
toàn vô tư".
Kính thưa Quý-vi.
Tôi vừa lướt qua vài nét
đơn sơ về biên giới Hoa-Việt, về ngoại giao Hoa-Việt trong thời gian 989 năm.
Bây giờ tôi xin đi thẳng vào đầu đề hôm nay, về việc:
1-
Ðảng Lao-động Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-hòa (VNDCCH,
1945-1975).
2-
Ðảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam
(CHXHCNVN, 1975-2001) nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa
quốc gọi tắt là Trung-quốc.
3. Vụ Việt-Nam dân chủ
Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc.
4.
Vụ Việt-Nam dân chủ Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc.
3.1. Kết quả của văn
kiện 14-9-1958.
Ngày 4-9-1958, chính phủ
Trung-quốc tuyên cáo về lãnh hải 12 hải lý kể từ đất liền của họ, có đính kèm
bản đồ rất rõ ràng. Bản tuyên cáo này chỉ có hai nước công nhận đó là VNDCCH và
Bắc Cao (Cộng-hòa Nhân-dân Triều-tiên). Việc VNDCCH công nhận như sau: Ngay khi
nhận được bản tuyên cáo do sứ quán Trung-quốc tại Hà-nội trao, Chủ-tịch
Hồ Chí Minh triệu tập Bộ Chính-trị đảng
Lao-động Việt-Nam (tức đảng Cộng-sản Việt-Nam ẩn danh).
Trong buổi họp này toàn
thể các thành viên nhất trí chấp nhận bản tuyên bố của Trung-quốc. Ngày
14-9-1958, Thủ-tướng Phạm Văn-Ðồng tuân lệnh Chủ-tịch
Hồ Chí-Minh, gửi văn thư cho Tổng-lý Quốc-vụ viện Trung-quốc (Thủ-tướng) là Chu
Ân-Lai, trong đó có đoạn (Văn thư đính kèm 1): những nước liên hệ tới bản tuyên
bố là :
- Trung-hoa Dân-quốc
(Ðài-loan), - Nhật-bản, - Hoa-kỳ (hạm đội 7)), - Phi-luật-tân, - Mã-lai, - Brunei,
- Indonésia, - VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH).
Thế nhưng từ hồi đó đến
nay các nhà nghiên cứu Âu-Mỹ cho đến các nước Á-châu Thái-bình-dương (ACTBD)
không hề để ý đến văn thư trên.
Vì sao?
Bản tuyên bố chỉ đọc
trên hệ thống truyền thanh của Trung-quốc, rồi cũng được các báo Trung-quốc
đăng lại, mà không có bản đồ đính kèm. Cả thế giời cứ nhìn trên bản đồ
Trung-quốc cũng như vùng Nam-hải phân định
lãnh hải từ 1887 mà cho rằng: theo Quốc-tế công pháp thì lãnh hải hầu hết các nước
đều gồm 12 hải lý, kể từ thềm lục địa.
Vụ Trung-quốc tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của họ là một sự bình thường. Cái
tương lầm tai hại đó cho đến nay (11-2001), những người chống đối vụ nhường đất
cho Trung-quốc ở trong nội địa Việt-Nam, cũng như hải
ngoại chỉ kết tội vu vơ, không rõ ràng, không chứng cớ vì nguyên do không bản
đồ này.
Do kết quả không có bản
đồ đính kèm của Trung-quốc tuyên bố lãnh hải của họ (gần như trọn vẹn vùng biển
Nam-hải, đính kèm), Hoa-kỳ cũng như thế giới không biết (hay không công nhận),
nên suốt thời gian 1958-2001:
- Hạm đội 7 của Hoa-kỳ
tuần hành trong vùng lãnh hải tuyên bố này, đầy đe dọa Trung-quốc, mà
Trung-quốc vẫn ngậm bồ hòn.
- Chiến hạm của Pháp, Ðức,
Ý cũng như một số nước Úc, Âu trong thời gian 1975-1980 vẫn tuần hành, hộ tống
những con tầu vớt người Việt trốn chạy trong vùng, mà Trung-quốc đành im lặng.
Hôm nay tôi cần phải
trình bày trước các vị và làm sáng tỏ nội
vụ.
Kính thưa Quý-vị,
3.2. những bí ẩn.
Cái bí ẩn đó không có gì
lạ cả, rất rõ ràng, rất chi tiết.
- Về phía các nhà
nghiên-cứu Âu-Mỹ, ACTBD không có bản đồ đính kèm bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của
Trung-quốc, họ cứ nhìn vào bản đồ đã phân định
từ 1887, giữa Pháp và triều Thanh. Họ cũng cứ nhìn bản đồ của các nước vùng
Nam-hải, của Trung-quốc, của Trung-hoa Dân-quốc cũ, rồi cho rằng lãnh hải 12
hải lý thì chẳng có gì là lạ cả.
Nhưng nếu họ có bản đồ
về lãnh thổ đính kèm bản tuyên bố thì họ sẽ toát mồ hôi ra vì
bản đồ này bao gồm toàn bộ các đảo trong vịnh
Bắc-Việt, toàn bộ các đảo ở biển Nam-hải như Tây-sa (Hoàng-sa) và Nam-sa
(Trường-sa). Như vậy nếu tính lãnh hải 12 hải lý, tính từ các đảo này thì:
- lãnh hải Trung-quốc ở
biển Nam-hải, phía Tây sẽ sát tới bờ biển suốt miền Trung, Bắc Việt-Nam.
- Phía Ðông
sát tới lục địa Phi-luật-tân, Brunei.
- Phía Nam sát tới
Indonésia, Mã-lai.
Trở lại với Chủ-tịch
Hồ Chí-Minh, bộ Chính-trị đảng Lao-động (Cộng-sản)
Việt-Nam và chính phủ VNDCCH hồi 1958, khi các vị ấy
có bản tuyên bố lãnh hải của Trung-quốc, thìcũng
có bản đồ chi tiết. Nhưng các vị ấy gửi thư chấp
nhận bản tuyên bố đó thì có nghĩa rằng:
Họ đồng ý nhường cho
Trung-quốc toàn bộ:
- Các đảo của Việt-Nam
trên biển Nam-hải.
- Toàn bộ lãnh hải
Việt-Nam cách các đảo đó 12 hải lý, nghĩa là toàn bộ biển Nam-hải.
Kính thưa Quý-vi.,
3.3 - Bí ẩn vụ Trung-quốc
chiếm Hoàng-sa (Tây-sa) .
Từ trước đến giờ, có
nhiều vị hiện diện hôm nay từng đặt câu hỏi với tôi
rằng:
- Tại sao năm 1973,
thình lình Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) từ VNCH. Trận
chiến diễn ra ngắn ngủi, phía Trung-quốc bị thiệt
hại gấp ba VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía
Trung-quốc).
Nhưng VNCH vì quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhỏ. Trong
khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa địa,
chiến hạm lớn đông gấp 3 VNCH. VNCH lại đang có nội chiến, phải đương đầu với
quân đội VNDCCH, vì vậy VNCH phải bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng-sa- Bấy giờ
Hoa-kỳ với VNCH có hiệp ước hỗ tương an ninh, Hoa-kỳ đang tham chiến tại
Việt-Nam, hạm đội 7 hùng hậu đang tuần hành gần vùng giao chiến. Tại sao Hoa-kỳ
không can thiệp, không lên tiếng bênh vực VNCH?
Nay tôi xin thưa:
Vì:
Trong-cuộc mật đàm giữa
Hoa-kỳ (Kissinger) và Trung-quốc (Mao TrạchÐông). Phía Trung-quốc đã trao cho
ông Kissinger bản tuyên bố lãnh hải 4-9-1958 cùng bản đồ. Ông
Kissinger đã công nhận bản tuyên bố đó. Cho
nên ông Kissinger vừa rời Trung-quốc, thì Trung-quốc đem hạm đội xuống chiếm
Hoàng-sa.
Vì:
Văn thư của ông Phạm Văn Ðồng
công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Trung-quốc chiếm Hoàng-sa chỉ là việc
chiếm lại lãnh thổ được hiến dâng, đã 16 năm bị VNCH
xâm lăng.
- cũng có vị hỏi
tôi rằng: Tại quần đảo Trường-sa (Nam-sa) hiện có quân của Trung-hoa Dân-qước
(Ðài-loan), Phi-luật-tân, Mã-lai, Việt-Nam. Thế sao hải quân Trung-quốc luôn khai
hỏa vào hải quân Việt-Nam. Quan trọng nhất là trận chiến tháng 3 năm 1988.
Việt-Nam chỉ phản đối lấy lệ.
Nay tôi xin thưa:
Do văn thư của ông Phạm
VănÐồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Lập luận phía Trung-quốc là:
Thủ-tướng Phạm Văn Ðồng đã công nhận vùng
này là lãnh hải Trung-quốc, tại sao quân đội Việt-Nam còn hiện diện tại đây?
Như thế là Việt-Nam xâm phạm lãnh thổ Trung-quốc. Quân đội Trung-quốc phải đánh
đuổi quân xâm lăng, bảo vệ đất nước là lẽ thường. Quân đội Ðài-loan
đóng tại đây, mà Trung-quốc không tấn công vì quân Ðài-loan
thì cũng là quân đội Trung-quốc đóng trên lãnh thổ Trung-quốc. Còn Phi, Mã-lai
với Trung-quốc đang tranh chấp trên quần đảo này chưa ngã ngũ thì quân đội của
họ hiện diện là lẽ thường. Trung-quốc không thể tấn công họ, vì như vậy là
Trung-quốc ỷ lớn hiếp nhỏ.
Ðối với vụ việc tranh
chấp Trung-quốc, Việt-Nam trên đảo Trường-sa (Nam-sa) đã giải quyết bằng văn
thư của Việt-Nam ngày 14-9-1958. Chính vì lý do này mà Trung-quốc chỉ chấp nhận
đàm phán về vùng đảo với từng nước, mà không chịu
đàm phán chung với tất cả các bên liên hệ. Có
nghĩa họ gạt Việt-Nam ra ngoài, vì Việt-Nam đã công nhận các đảo này là của
Trung-quốc.
3.5 - Về hoàn cảnh
đảng Cộng-sản Việt-Nam năm 1958, và chính phủ VNDCCH.
Tất cả những vi. trong
bộ Chính-trị đảng Cộng-sản, trong Chính-phủ đều biết rằng:
- Kể từ năm 1540, sau
khi dâng đất cho Trung-quốc, giặc Mạc Ðăng Ðung bị lịch
sử Việt-Nam kết tội, bị toàn dân nguyền rủa, đến
bấy giờ trải 418 năm, chính họ cũng nguyền rủa bọn Mạc.
- Giữa VNDCCH và
Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH), cả hai bên đều đang lo củng cố xây dựng lại vùng đất
của mình sau chiến tranh (1945-1954). Cả hai bên cùng chưa chính thức gây hấn
với nhau. VNDCCH không có ngoại thù.
- Trung-quốc không có
chiến tranh với VNCDCH. Không có áp lực ngoại xâm.
- Năm 1958, là lúc thịnh
thời nhất của Chủ-tịch Hồ Chí Minh, của Ðại-tướng
Võ Nguyên Giáp, thời
kỳ này, miền Bắc Việt Nam vừa trải qua cuộc Cải cách ruộng đất, 246.578 người
hầu hết là phú nông, địa chủ, trung nông, các
cựu đảng viên không phải của đảng Lao động (Cộng-sản), dân chúng... bị giết.
Nghĩa là toàn miền Bắc dân chúng kinh hoàng, cúi đầu răm rắp tuân lệnh đảng.
Không còn kẻ nội thù.
- Nhất là lúc ấy VNDCCH
đang kéo cao cờ nghĩa đánh Pháp, chống Mỹ cứu nước. Họ kết tội VNCH là
Việt-gian, là Ngụy. Họ phải hết sức giữ gìn
để khỏi mất chính nghĩa.
- Thế sao đảng Cộng-sản
lại làm cái việc thân bại danh liệt, trở thành tội đồ muôn năm của tộc Việt?
- Bàn về việc ký thỏa
ước với nước ngoài, việc nhận đất, nhượng đất phải thông qua Quốc-hội. Bấy
giờ VNDCCH cũng có Quốc-hội. Nhưng Quốc-hội
không được hỏi đến, không được bàn đến và nhất là không được thông trị Quốc
dân cũng thế. Tất cả thắc mắc này, tôi xin để Qúy-vị suy
đoán và trả lời.
3.6 - Một câu hỏi được
đặt ra:
Vậy thì vì lý do gì mà
đảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo Chính-phủ VNDCCH lại nhượng lãnh hải cho
Trung-quốc quá dễ dàng? Cho đến nay, tôi cũng không tìm ra lý do thỏa đáng.
Tôi không tìm ra vì:
- Tất cả những vị trong
bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam dự buổi hội quyết định
nhượng lãnh hải, đều đã từ trần. Các vị trong
nội các Phạm VănÐồng hồi ấy, không biết nay có ai còn sống hay không? Tôi chỉ
biết chắc rằng Ðại-tướng Võ Nguyên
Giáp, vừa là Bộ-trương bộ Quốc-phòng, vừa là ủy viên Bộ Chính-trị là
còn tại thế Ðại-tướng là người có học thức cao nhất bộ
Chính-trị, từng là giáo sư Sử-học. Bấy giờ lại là lúc uy
tín, quyền hành củaÐại-tướng lên tột đỉnh. Vụ ông Phạm Văn Ðồng
ký văn kiện này Ðại-tướng phải biết.
NayÐại-tướng đang đi vào những ngày cuối cùng của đời người. Nếu
sĩ khí, dũng khí của Ðại-tướng còn, xin Ðại-tướng
cho quốc dân biết không?...
- Nếu nói rằng khi ký
văn kiện trên, là tự ý Thủ-tướng Phạm Văn Ðồng
thì không thể nào tin được. Vì chính ông Phạm Văn Ðồng
từng than rằng: Ông là một Thủ-tướng lâu năm, nhưng không có quyền hành gì,
ngay cả việc muốn thay một Bộ-trương cũng không được. Vậy thì đời nào ông dám
ký văn kiện dâng đất cho Trung-quốc!
- Ví thử ông Phạm Văn Ðồng
tự ý ký văn kiện trên, thì năm 1977 văn kiện ấy lộ ra ngoài.Người
Việt hải ngoại từng đem đăng báo, ông Phạm Văn Ðồng
hãy còn sống, sao Bộ Chính-tri., Quốc-hội và Chính-phủ
không truy tố ông ra tòa về tội phản quốc? Tội này trong hình luật Việt-Nam
phải xử tử hình. Thế mà ông ấy vẫn ung dung sống thêm bốn chục năm nữa, đầy
quyền hành?
- Liệu những tài liệu,
biên bản về buổi họp này có nằm tại văn phòng Bộ Chính-tri.,
văn phòng bộ Ngoại-giao CHXHCNVN không? Các ị trong
Bộ Chính-trị hiện thời có thể công bố cho quốc dân biết
không? Nếu quý vi. im lặng, thì muôn
nghìn năm sau, lịch sử còn ghi:Ðảng Cộng-sản
bán nước, mà không cầu vinh, cũng chẳng cầu tài; chứ không phân biệt rằng Bộ
Chính-trị 1958 bán nước, chứ Bộ Chính-trị 2001
không hề làm việc nàỵ
Chúng tôi xin ngừng lời
để Quý-vị thắc mắc, trước khi điều trần sang phần
thứ nhì.
Kính thưa Quý-vi.,
Bây giờ tôi xin điều
trần sang phần thứ nhì, đó là:
4.
Vụ nhượng lãnh thổ mới đây.
* Hiệp định về
biên giới trên đất liền Việt-Nam, Trung-quốc ngày 30-12-1999.
* Hiệp định phân định lãnh
hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000.
4.1 - Ai chịu trách
nhiệm về hai hiệp định.
Hai hiệp định này
đều ký trong thời gian 1999-2000. Vào thời kỳ này tại Việt-Nam thì:
- Ông Lê Khả-Phiêu làm
Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản ViệtNam,
- Ông TrầnÐức-Lương làm
Chủ-tịch nhà nước,
- Ông NôngÐức-Mạnh làm
Chủ-tịch Quốc-hội,
- Ông Phan Văn-Khải làm
Thủ-tướng.
- Ông NguyễN Mạnh Cầm
làm Bộ trương Ngoại-giaọ
Ai chịu trách
nhiệm khi ký hai hiệp định trên? Cá nhân thì tôi
không biết, nhưng có một điều tập thể thì ai cũng khẳng định là
Bộ Chính-trị của đảng Cộng-sản Việt-Nam. Không cần biết người
ký là Chủ-tịch TrầnÐức-Lương, Thủ-tướng Phan Văn-Khải hay
Bộ-trương Ngoại-giao Nguyễn Mạnh-Cầm. Tôi xin khẳng đi.nh:
Ai ký cũng chỉ là người tuân lệnh Bộ Chính-trị đảng
Cộng-sản Việt-Nam.
Nhưng người quyết định là
aỉ ?!?
Ông Phan Văn-Khải,
Nguyễn Mạnh-Cầm - Hai ông này không có quyền, dù có quyền các ông ấy cũng không
dám quyết đi.nh. Ông Lê Khả-Phiêu quá yếu, không thể quyết định một
mình. Ông Trần Ðức-Lương, Nông Ðức-Mạnh
càng không có quyền gi. Vì vậy tôi mới
quyết đoán rằng vụ này do Bộ Chính-trị đảng
Cộng-sản chủ trương. Hiện tất cả các ông trong Bộ Chính-trị thời
Lê Khả-Phiêu vẫn còn sống, rất khỏe mạnh. Khi quyết định nhượng
đất, biển cho Trung-quốc các ông ấy đều biết rất rõ rằng:
- Tinh thần dân chúng
bây giờ không phải như dân chúng hồi 1540. Trình độ dân chủ, phương tiện thông
tin của đảng viên, của dân chúng vượt xa hồi 1958. Uy tín của Tổng Bí-thư Lê
Khả-Phiêu không thể so sánh với Chủ-tịch Hồ
Chí-Minh năm 1958. Mỗi vị trong Bộ Chính-trị bây
giờ là một mảng, chứ không thể là một khối như Bộ Chính-trị hồi
1958. Các vi. trong Bộ Chính-trị thời
Lê Khả-Phiêu đều biết trước rằng: Ký hiệp ước nhượng lãnh thổ trong lúc này
không thể bi.t miệng, dấu diếm đảng viên cũng như dân chúng.
Thế nhưng các ông ấy vẫn làm! Vì vậy phải có nguyên do gì trọng đại lắm. Liệu
các ông có thể công bố cho quốc dân biết không?
- Thời gian ấy
(1999-2000) đảng Cộng-sản lấn át Chủ-tịch Nhà-nước,
cũng như Thủ-tướng nhất.Ðến nỗi Chánh-văn phòng Thủ-tướng chỉ vì nói một câu
không mấy lịch sự với người đàn bà có
thế lực trong đảng, mà bị bắt giam không lý do,
Thủ-tướng không thể can thiệp cho ông ta tại ngoại.
- Quyền gần như nằm
trong tay ba ông Cố-vấn là cựu Tổng Bí-thư Ðỗ
Mười, cựu Chủ-tịchnhà nước Lê Ðức-Anh
và cựu Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Ba ông này như ba Thái-thượng hoàng thời Trần.
Tuy mang danh Cố-vấn, nhưng ba ông vẫn còn uy quyền tuyệt đối.
- cũng trong thời gian
ấy, cả thế giới (trừ Trung-quốc) đều có chính sách ngoại giao rất đẹp với
Việt-Nam: Hoa-kỳ (Tổng-thống Bill Clinton), Liên-Âu, các nước ASEAN đang theo
đuổi chính sách ngoại giao rất mềm dẻo với Việt-Nam. Nhất là Tổng-thống Clinton
ký sắc lệnh bỏ cấm vận Việt-Nam, mở cửa cho sinh viên Việt-Nam sang du học
Hoa-kỳ, mở cửa cho hàng Việt-Nam được nhập vào Hoa-kỳ. Nói
tóm lại thời gian từ nửa năm 1999 cho đến cuối năm 2000, Việt-Nam không bị một
áp lực quốc tế nguy hiểm nào, đến độ phải nhượng đất, nhượng biển cho
Trung-quốc để được viện trợ vũ khí, để được che chở.
- cũng thời gian trên,
Trung-quốc, Việt-Nam không có tranh chấp lãnh thổ, không có đụng chạm biên
giới, không có căng thẳng chính tri.,
không có chiến tranh. Vậy vì lý do nào mà các ông ấy cắt đất, cắt biển cho
Trung-quốc?
4.2 - Chi tiết vụ cắt
đất.
Vụ cắt đất ký ngày
30-12-1999, thì tôi được biết tin chi tiết, do hai ký giả Trung-quốc là bạn với
tôi thông vào ngày 9-1-2000. Nghĩa là 10 ngày sau. Hai
anh thuật, theo tinh thần bản hiệp định thì:
- Việt-Nam nhường cho
Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ
ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn.
- Có mấy hiệp định thư
(Photocol) đính kèm về việc thi hành. Quan trọng nhất là :
- Nhượng vùng Cao-bằng,
sát tới hang Pak-bó, nơi Chủ-tịch Hồ Chí Minh ẩn thân lãnh
đạo cuộc kháng chiến. Hang này trở thánh địa của đảng Cộng-sản Việt-Nam. Trước
kia nằm rất xa biên giới (khoảng 50 km), nay nằm sát biên giới.
- Nhượng vùng đất bằng
phẳng thuộc tỉnh Lạng-sơn nơi có cửa ải Nam-quan.
Thưa Qúy-vị,
4.3 - Ảnh hưởng vụ cắt
đất.
4.3.1 - Mất biểu tượng
năm nghìn năm của tộc Việt.
Khu Ải Nam-quan này là
vùng đất thiêng, là Thánh địa trong mấy nghìn năm của
người Việt. Bất cứ người Việt nào từ 6 tuổi trở lên đều biết rằng Ải Nam-quan
là vùng đất tượng trưng biên giới phía Bắc, tượng trưng cho lãnh thổ, cho tinh
thần tự chủ, cho niềm niềm tự hào của hoÐây là vùng đất đi sâu vào lịch-sử,
văn-học và tâm tư toàn thể người Việt. Trở về quá khứ, trong lần mạn đàm giữa
Chủ-tịch Mao TrạchÐông và Chủ-tịch Hồ
Chí Minh. Chủ-tịch Mao Trạch Ðông đã nói:
"Cái tên Ải
Nam-quan, nhắc nhở đến cuộc chiến do bọn phong kiến Hoa, Việt làm xấu tình hữu
nghi. nhân dân. Tôi xin đổi thành Mục Nam-quan.
Mục là mắt, coi như nhân dân Trung-quốc luôn hướng mắt nhìn về nhân dân Việt ở
phương Nam. Ngược lại coi như mắt của nhân dân Việt luôn nhìn về Bắc với tình
hữu nghị".
Chủ-tịch Hồ
Chí-Minh vui vẻ chấp thuận. Nhưng trên thực tế, chỉ có phía Trung-quốc in trên
bản đồ địa danh Mục Nam-quan mà thôi. Còn
phía Việt-Nam trên bản đồ hành chính, trên báo chí, văn học, vẫn dùng từ Ải
Nam-quan hay cửa Hữu-nghị.
4.3.2 - Mất cửa ngõ
giao thông lịch sử giữa tộc Hoa, tộc Việt.
Tôi đã nhiều lần từ
Việt-Nam sang Trung-quốc bằng cửa ải này và ngược lại. lãnh
thổ Hoa-Việt được phân chia bởi một con sông nhọÐây là cửa họng giao thông của
Trung-quốc, Việt-Nam bằng đường bô Suốt hơn mấy nghìn năm qua, dân Hoa-Việt
giao thương đều qua đâỵ Chính vì vậy mà con đường quốc lộ xuyên Việt mang tên
Quốc-lộ 1, được đánh số cây số Zéro từ đầu cây cầu Nam-quan. Tất cả thư tịch Việt-Nam
đều chép rằng:
"Con đường Bắc-Nam
khởi từ ải Nam-quan".
Hoặc : "lãnh thổ
Việt-Nam Bắc giáp Trung-hoa, khởi từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu, theo hình chữ
S".
Bây giờ nếu Quý-vị vào
Website của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam, Quý-vị sẽ
không thấy hàng chữ trên, mà chỉ thấy câu: "lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây
số không ở phía Bắc".
Thưa Quý-vi.,
Cái cây số không đó là
cây số 5 cũ đấỵ Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây số. Từ
cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc.
Sát cây cầu Nam-quan,
phía bên Trung-quốc cũng như Việt-Nam, đều có nhiều cơ sở:
- Cơ sở Hải-quan.
- Bai đậu cho hằng trăm
xe tải, để chờ kiểm soát, chờ làm thủ tục nộp thuế.
- Cơ sở di trú của
Công-an để kiểm soát Passeport.
- Ðồn của quân đội để
tuần phòng, bảo vệ lãnh thộ
- Hằng chục cơ quan,
khác như Bưu điện, Ngân-hàng, công ty điện, nước.
- Về phía dân chúng,
hằng trăm cửa hàng ăn, nhà ngủ, khách sạn.
Các cơ sở phía Nam thuộc
Việt-Nam, trong chiến tranh Hoa-Việt 1978, quân đội Trung-quốc đã san bằng hết.
Kể cả cây cột biên giới. Tuy vậy sau chiến
tranh, đã xây dựng lại hoàn toàn. Từ khi có phong trào mở cửa, đổi mới chính tri.,
dân chúng cả hai bên đã xây dựng lại khang trang hơn cũ, rộng lớn hơn cũ, và
hiện đại hơn cụ Nhưng từ khi hiệp định 30-12-1999
ký thì toàn bộ khu này thuộc Trung-quốc. những cơ sở đó bây giờ được thay bằng
một tòa nhà duy nhất.
4.3.3, Mất dân, mất di
tích lịch sử
Ði sâu vào khu vực phía
Nam của Nam-quan ít cây số nữa là quận lỵ. Ðồng
đăng, rồi tới tỉnh lỵ Lạng-sơn. Ðây cũng là đất thiêng,
khu có di tích văn hóa lịch sử của tộc Việt: Ðộng
Tam-thanh, tượng núi Tô-thị, thành của bọn giặc Mạc
trên núi. Vùng Lạng-sơn xưa là Thủ-đô của con cháu
giặc Mạc Ðăng Ðung,
mà năm 1540 đã dâng đất cho Trung-quốc, để được bao che cát cứ quân phiệt một
thời gian. Trong chiến tranh Hoa-Việt 1978, hầu như toàn bộ các cơ sở kỹ nghệ,
cầu cống, dinh thự, di tích tôn giáo, lịch sử,
cơ sở hành chính, thương mại, kể cả nhà cửa của dân chúng bị san
bằng. Chắc Quý-vị cho rằng tôi dùng
từ Coventry có đôi chút quá đáng. Thưa Quý-vị từ
Coventry cũng chưa đủ để chỉ việc quân đội Trung-quốc đã làm ở Lạng-sơn. Kinh
khiếp nhất là động Nhất-thanh, Nhị-thanh,
Tam-thanh, họ cũng dùng đại bác bắn vào làm hư hại rất nhiều.
Ði sâu về phía Nam ít
cây số nữa là Ải Chi-lăng, nơi mà quân Trung-quốc vượt qua không biết bao nhiêu
lần để tiến về thủ đô Thăng-long của Việt-Nam xưa. Tại
đây đã diễn ra những trận chiến ác liệt, khiến ít nhất 73 vạn quân của các
triều đại Tống, Mông-cổ, Minh, Thanhbị giết.
Và cũng tại đây, có không biết bao nhiều tướng của các triều đại trên bị tử
trận. Khi quân Việt giết những tướng, dù vào thời kỳ nào chăng nữa thì đầu vẫn
bêu tại một mỏm núi, gọi là núi Ðầu-quỷ. Tại
ải Chi-lăng, núi Ðầu-quỷ đều khắc bia đá ghi lại di tích lịch sử.Hồi
chiến tranh Hoa-Việt 1978, khi các tướng Hồng-quân cho quân tiến đến đây, nghe
nhắc chuyện cũ thì họ toát mồ hôi lạnh, phải ngừng lại. May
mắn thay khu này vẫn còn thuộc lãnh thổ Việt.
Trở lại vùng đất mà đảng
Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng cho Trung-quốc, dĩ nhiên họ nhượng cả dân chúng nữa. Trong
năm nghìn năm lịch sử chiến tranh Hoa-Việt,
dân chúng, chiến sĩ tại vùng này là lực lượng đầu tiên chống quân Trung-quốc.
Họ phải hy sinh tính mạng, tài sản đầu tiên, khi quân Trung-quốc đánh sang. Có
không biết bao nhiêu di tích, huyền sử về núi non, về sông ngòi về cuộc chiến,
về gương anh hùng. Chính quyền các triều đại đều tuyên dương công lao của họ,
họ từng hãnh diện đời nọ sang đời kia. Bây
giờ vùng này trao cho Trung-quốc, kẻ thù năm nghìn năm của họ. Họ bị mất
mát quá nhiều về tinh thần.
Họ phải cúi mặt chịu sự
cai trị của kẻ thù.
Bao
nhiêu di tích lịch sử, huyền sử phải phá
bỏ, không được nhắc tới. Thương tổn tinh
thần quá lớn. Gần đây nhất, trong chiến tranh 1978, phía
Việt cũng như Trung-quốc, chôn trên lãnh thổ mình, dọc theo biên giới mấy chục
vạn quả mìn. Sau chiến tranh mới đào lên. Phía Việt lập rất nhiều đồn, hầm,
công-sự chiến đấu dọc biên giới thành 4 vòng đai. Mấy
chục nghìn chiến sĩ Việt tử trận tại đây.
Hiện
những cơ sở đó vẫn còn. Trong khu vực này dân chúng, gia đình liệt sĩ đã ghi
dấu tưởng niệm thân nhân họ. Nay trao cho
Trung-quốc, dĩ nhiên các di tích này bị phá
hủỵ Dân chúng đang là lực lượng chống
kẻ thù, bảo vệ lãnh thổ, nay họ bỗng trở thành những người Trung-quốc bất đắc dĩ. Các
vòng đai phòng thủ bị mất. Dân tộc Việt-Nam
mất mát về an ninh quá nhiều.
4.4 - Vụ cắt lãnh hải.
Hiệp định phân định lãnh
hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000.
Từ giữa thế kỷ thứ 19 về
trước, chưa từng có việc ấn định rõ
lãnh hải Việt-Hoa. Tuy nhiên vào thế
kỷ thứ 15, Việt-Nam đã định lãnh
hải qua vụ nhà vua sai vẽ Hồng đức bản đồ. Theo
bản đồ này thì các quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) và Trường-sa (Nam-sa) thuộc Ðại-Việt.
Và hai quần đảo đó đều thuộc Việt-Nam cho đến khi Bộ Chính-trị thời
1958 trao cho Trung-quốc (trên lý thuyết).
Vào những thời kỳ ấy (1500-1887),
Thủy-quân cũng như thương thuyền, tầu đánh cá của cả Hoa lẫn Việt chỉ là những
thuyền nhỏ, không ra xa bờ biển làm bao, nên chưa có những đụng chạm. Sau khi
triều Nguyễn của Việt-Nam ký hòa ước năm 1884, công nhận quyền bảo hộ của Pháp;
thì người Pháp mới định rõ lãnh hải.
Nước
Pháp với tư cách bảo hộ Việt-Nam, đã ký với Thanh-triều hòa ước 1887, định rõ
lãnh hải trong vùng vịnh Bắc-Việt. Ðối
với hòa ước này, Việt-Nam đã chịu khá
nhiều thiệt hại, vì mất một số đảo, mà dân chúng là người Việt, nói tiếng Việt,
mặc y phục Việt, sống trong văn hóa Việt.
Cho đến nay (2001), dân trên các đảo
này vẫn còn nói tiếng Việt, ẩm thực theo Việt, và dùng y phục Việt. Chúng tôi
đã từng thăm vùng này hồi 1983. Tuy nhiên với hòa ước 1887, lãnh hải vịnh
Bắc-Việt được phân chia như sau: Trung-quốc 38% Việt-Nam 62% .Ðối với người
Pháp, thời đó họ chưa hiểu rõ tình trạng giữa Trung-hoa và Việt-Nam, họ thấy
Thanh-triều chấp nhận 38%, thì cho rằng mình thắng thế. Còn
Thanh-triều khi đạt được 38%, họ coi như một món quà trên trời rơi xuống. Vì
trong quá trình lịch sử, Trung-quốc vẫn coi vịnh
Bắc-Việt là của Việt-Nam. Chứng cớ:
- Vùng đất Hợp-phố là
đất cực Nam của Trung-quốc, thế nhưng lại có hải cảng Bắc-hải. Bắc
đây chỉ có thể là Bắc đối với Việt-Nam. Nếu là đất của Trung-quốc họ phải gọi
là thị xã Nam-hải. Rõ
ràng vùng này là đất cũ của Việt-Nam.
- Vùng vịnh
nằm ở phía Nam Trung-quốc, phía Tây đảo Hải-Nam, phía Ðông
Bắc Việt-Nam mà Pháp-Hoa ký hòa ước 1887 đó, Việt-Nam gọi là vịnh
Bắc-Việt. Trung-quốc cũng gọi là vịnh
Bắc-bộ. Cho đến nay (2001), họ cũng vẫn dùng tên đó.
Vậy
thì rõ ràng vịnh này của Việt-Nam. Nếu của Trung-quốc thì họ
phải gọi là vịnh Nam-bộ. Bây
giờ đến hiệp địnhViệt-Hoa 25-12-2000 thì vùng
vịnh Bắc-bộ được chia ra như sau: Việt-Nam 53%, Trunguốc
47%. So với trước 1887 thì Việt-Nam chỉ mất có 38%, nay mất thêm 9% nữa!
4.5 - Ảnh hưởng vụ cắt
lãnh hải.
4.5.1 - Mất lãnh hải,
quốc sản.
Theo hiệp định này
thì rõ ràng đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhường cho Trung-quốc tới 9% lãnh hải
vùng vịnh Bắc-Việt. Cái đau đớn là vùng nhượng là vùng:
- Có nhiều hải sản về cá
thu, cá song, cá hồng, mực, là những loại hải sản quý - Dưới đáy biển có mỏ hơi
đốt, và dầu lửa. - Một số đảo trong
vùng nhượng, thuộc Trung-quốc.
4.5.2 - An ninh quốc
gia bị đe dọa
Nếu vụ nhượng đất nguy
hại về phương diện tinh thần, kinh tế, thì vụ nhượng lãnh hải lại nguy hại về
an ninh. Vì Trung-quốc có thể dùng các đảo này làm phi trường quân sự, căn cứ
Hải-quân để uy hiếp Thủ-đô Hà-nội và các tỉnh trung châu Bắc-Việt và miền Trung,
miền Nam Việt-Nam. Tin của ECL ghi lại, trong những cuộc hội đàm Hoa-Việt về
lãnh hải, Trung-quốc đòi cho được mấy đảo nhỏ trong vùng. Cũng
những tin của ECL về các cuộc hội của Bộ Chính-trị đảng
Cộng-sản Việt-Nam thì việc chủ trương nhượng các đảo do quyết địnhcủa
toàn thể, không do ba ông Cố-vấn Ðỗ Mười, Lê Ðức-Anh hay Võ Văn-Kiệt. Ðể
tỏ ý hoàn toàn quy phục Trung-quốc, Bộ Chính tri.,
cũng trao cho Trung-quốc toàn bộ kế hoạch phòng thủ phía Bắc Việt-Nam. Theo ý
kiến chúng tôi, thì trong Bộ Chính-trị bấy
giờ, nhóm quân đội rất mạnh, chủ chốt có ba vị tướng
là Lê Khả-Phiêu, Phạm Văn-Trà, Phạm Thanh-Nhàn. Trong tài liệu này, có phần ước
tính tình hình Trung-quốc, Việt-Nam, đại lược như sau:
"- Trung-quốc không
có khả năng dùng Không-quân tấn công vào Thủ-đô Hà-nội và các tỉnh đồng bằng
Bắc-bộ. Vì khoảng cách từ các phi trường Quảng đông, Quảng-tây, Vân-nam,
Hải-Nam quá xa. Phi cơ chỉ có thể tới oanh tạc, nhưng trở về thì không đủ nhiên
liệu.
- Nếu Trung-quốc tiến
công bằng đường bộ, thì ít nhất phải có một triệu quân. Với một triệu quân mỗi
ngày cần 10.000 lượt ô-tô tiếp tế. Mà đường bộ thì các ngả Lai-châu, Lào-cai,
Hà-giang không dùng được. Chỉ có ba ngả chính tạm dùng. Một là Lạng-sơn, hai là
Hạ-long (Quảng-yên cũ), ba là Cao-bằng. Ba ngả đó đường xá gồ ghề, núi non hiểm
trở. Với 10.000 lượt xe, thì chỉ ba ngày là đường nát hết.
- Ðịa
thế hiểm trở, khúc khuỷu của ba con đường này, chỉ cần ba người đóng một chốt,
cũng đủ cản trở một ngày tiếp tế - Trong bối cảnh
chiến tranh Hoa-Việt xẩy ra, thì Thủ-đô cũng như Bộ Chính-trị,
Bộ Tổng Tư-lệnh có thể chuyển vào Thành-phố Hồ Chí-Minh.
- Trường hợp đó bắt buộc
Trung-quốc phải dùng đường biển tiếp tế, chuyển quân. Hai quân cảng lớn sử dụng
sẽ là Bắc-hải, Quảng-châu, Hải-Nam. Cả ba cùng xa, rất khó khăn".
Bây giờ Trung-quốc
được mấy đảo trong vịnh Bắc-Việt, rất gần với
thềm lục địa của trung châu Bắc-bộ,
miền Trung và miền Nam. Nếu như Trung-quốc thiết lập căn cứ Không-quân,
Hải-quân, trạm tiếp vận tại đây, thì toàn bộ lãnh thổ Việt-Nam bị uy
hiếp nặng nề. Ông Lê Khả-Phiêu, Phạm Văn-Trà, Phạm Thanh-Nhàn đều là tướng
lãnh, từng cầm quân trên 40 năm, thì các ông phải biết rõ điều đó. Biết, nhưng
các ông vẫn làm, thì có nghĩa là các ông muốn: "Việt-Nam vĩnh viễn
nằm trong vòng kiềm tỏa của Trung-quốc". Còn như các ông ấy làm việc đó để
được gì, cho ai, vì ai thì tôi chịu...
Bác sĩ/Tác giả TRẦN
ĐẠI SỸ (Paris, Pháp Quốc).
__._,_.___
Posted
by: hung vu <vhungvu07@yahoo.com.au>