Friday, June 27, 2014

Quốc hội Việt Nam có thực sự đại diện cho người dân?


Quốc hội Việt Nam có thực sự đại diện cho người dân?

Có kẻ làm tay trong cho TQ đưa giàn khoan vào VN ?


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-06-26

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06262014-no-reso-oil-rig-crisi.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Các đại biểu trong một kỳ họp quốc hội
Các đại biểu trong một kỳ họp quốc hội
AFP





Quốc hội Việt Nam hôm nay kết thúc kỳ họp thứ 7 mà không có một nghị quyết về vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Người dân nghĩ sao về điều đó và ý thức của họ đối với tình hình nguy biến của đất nước ra sao?
Nói về chủ quyền!
Truyền thông trong nước vào ngày 24 tháng 6 loan tin chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ bảy diễn ra hơn 1 tháng qua tại Hà Nội rằng ‘độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không bị đe dọa nghiêm trọng’.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng lặp lại những điều mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam từng lên tiếng nhiều lần đó là ‘hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phàn của Việt Nam, vi phạm luật quốc tế , trước hết là Công ước của Liên hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về Ứng xử các bên ở Biển Đông-DOC, vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giái quyết vấn đề trên Biển Đông, làm tổn hại sâu sắc đến tình hữu nghị, đoàn kết, láng giềng của nhân dân hai nước’
Tuy nhiên, Quốc hội lần này không ra một nghị quyết về tình hỉnh Biển Đông hiện nay như phát biểu của ông phó chủ tịch Uông Chu Lưu phát biểu vào chiều trước khi quốc hội bế mạc kỳ họp khóa 7.
Thực ra nếu quốc hội có thực quyền thì đã làm; nhưng quốc hội không có thực quyền vì lãnh đạo quốc hội và đa số thành viên đều là đảng viên. Mà đảng viên thì phải thề với đảng trước khi thề với đất nước nên các đại biểu quốc hội phải thực hiện lời thề của họ đối với đảng. Thế mới là cái tệ! Đảng chần chừ, không quyết thì quốc hội không quyết
Anh Đinh Quang Tuyến
Dân bất tín
Ngay tại Quốc hội, hồi ngày 19 tháng 6, một vị đại biểu từ thành phố Hồ Chí Minh là luật sư Trương Trọng Nghĩa lên tiếng là nếu lần này Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức nào về Biển Đông, thì theo ông người dân sẽ thất vọng và hoang mang.
Ông Đinh Quang Tuyến trước Bưu điện TPHCM và bảng khẩu hiệu: Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc
Ông Đinh Quang Tuyến trước Bưu điện TPHCM và bảng khẩu hiệu: Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc (Source facebook)
Một người quan tâm đến tình hình đất nước và hôm ngày 22 tháng 6 vừa qua đã một mình ra trước Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh biểu tình, giăng biểu ngữ yêu cầu chính phủ phải kiện Trung Quốc về hành vi xâm lược tại Biển Đông, anh Đinh Quang Tuyến, bày tỏ ý kiến sau khi biết tin Quốc hội trong kỳ họp này không có nghị quyết về Biển Đông:
Nói thẳng ra, Quốc hội ( Việt Nam) không thực sự là quốc hội đâu; mặc dù lý thuyết là như vậy nhưng không phải lòng dân. Trong cơ chế này thì đó là sự ‘giàn xếp’ với nhau thôi. Quốc hội này không mang tính chính danh. Nhưng thôi thì, ‘sự đã rồi’ thì mình tạm thời chấp nhận. Chính danh hay không, thì cũng đã là quốc hội rồi thì phải thực thi nhiệm vụ tối thiếu. Khi nhận thức rõ ràng về chủ quyền, kể cả lãnh đạo cao nhất cũng thừa nhận rồi, thì dù với dân ( trong nước không chính danh), nhưng chính danh với thế giới thì hãy có trách nhiệm, nếu không làm thì tự biết là không xứng đáng.
Người dân Việt Nam không còn ngây thơ, đến đứa con nít 5 tuổi cũng không còn tin, trông cậy vào chính phủ nữa, đều biết chính phủ mất uy tín rồi. Không ai ở không mà tin cậy vào chính phủ. Có điều người ta bây giờ tập trung sức lực để chống lại Trung Quốc đã
Anh Đinh Quang Tuyến
Thực ra nếu quốc hội có thực quyền thì đã làm; nhưng quốc hội không có thực quyền vì lãnh đạo quốc hội và đa số thành viên đều là đảng viên. Mà đảng viên thì phải thề với đảng trước khi thề với đất nước nên các đại biểu quốc hội phải thực hiện lời thề của họ đối với đảng. Thế mới là cái tệ! Đảng chần chừ, không quyết thì quốc hội không quyết! Cấu trúc chính trị của Việt Nam trên thực tế là quốc hội dưới đảng.
Một vị trí thức tại Hà Nội là Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cũng nói rõ sự bất tín nhiệm đối với Quốc hội Việt Nam hiện nay:
Tôi không tin quốc hội từ lâu rồi. Tôi xin lỗi và nghĩ rằng khi ‘đảng cử- dân bầu’, dân phải bầu theo đảng. Mà đảng là ai thì anh biết rồi, chuyện ấy ta không nên nói nhiều!
Ý thức người dân
Dù Quốc hội cũng như các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính phủ chỉ mới đưa ra những tuyên bố như lập trường về chủ quyền của Việt Nam không thay đổi, hay Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để kiện Trung Quốc… mà chưa có những động thái rõ ràng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, trước hành động xâm lược của Trung Quốc, những người dân như anh Đinh Quang Tuyến và kiến trúc sư Trần Thanh Vân đều cho rằng họ có sẵn hành động riêng của bản thân chứ không thể trông chờ vào chính quyền, quốc hội hay đảng Cộng sản Việt Nam.
Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014.
Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014.
Anh Đinh Quang Tuyến cho biết:
Người dân Việt Nam không còn ngây thơ, đến đứa con nít 5 tuổi cũng không còn tin, trông cậy vào chính phủ nữa, đều biết chính phủ mất uy tín rồi.  Không ai ở không mà tin cậy vào chính phủ. Có điều người ta bây giờ tập trung sức lực để chống lại Trung Quốc đã, cho nên người dân bằng cách này hay cách khác họ sẽ lên tiếng, chứ không buông xuôi. Như tôi từng phát biểu, kể cả khi chính phủ đầu hàng, đảng đầu hàng, dân tộc này không bao giờ đầu hàng, không thể nào đầu hàng. Điều đó là chân lý! Người dân trong nước bằng cách này hay cách khác rồi họ sẽ làm. Hãy theo dõi.
‘Cả tháng nay chưa thấy các vị lãnh đạo(Việt Nam) có chiến lược gì để giảm va chạm. Nhưng chẳng lẽ Việt Nam cứ chịu nhục hoài hay sao, chịu nhục đến bao giờ?’
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Kiến trúc sư cũng thông tin về điều mà bà biết được đang loan truyền giữa những người dân với nhau:
Vừa qua chúng tôi có cuộc hội đàm nho nhỏ do giáo sư Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt, tổ chức. Anh hùng quân đội Lê Mã Lương đến và có nói rằng hiện nay có 4 triệu cựu chiến binh sẵn sảng xông ra mặt trận bất cứ lúc nào, và quân đội sẽ theo họ chứ không theo ông Phùng Quang Thanh. Tôi nói rằng dân mạnh lắm. Trong nước nói thì nghe buồn cười, nhưng dân mạnh lắm, càng ngày càng mạnh. Nếu như 7 năm trước, cô Đoan Trang chỉ viết vài dòng đến Hoàng Sa, Trường Sa trên VietnamNet, bài bị gỡ xuống và VietnamNet bị phạt 30 triệu đồng. Hôm nay, người ta nói; vậy là bây giờ dân không nói nữa mà dân làm. Tôi rất tin. Tôi đã gặp anh hùng Lê Mã Lương. Anh ấy đã 64 tuổi và đã về hưu. Những vị tướng như thế trong quân đội rất nhiều và họ xông ra bất cứ doanh trại nào thì người ta theo và lính tráng sẵn sàng nghe họ, vì họ mới thực sự là anh em chỉ huy lính hiện nay.
‘Họ’ (Nhà nước) không dám hành động thì mình hành động. Bằng cách gì? Sẵn sàng, thế thôi.
Các tướng tá, các sĩ quan, cựu chiến binh sẵn sàng ba lô lên đường bất cứ lúc nào. Vì họ mới là lực lượng thực sự chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.
Vừa qua, lính bị trói tay, trói chân lại để cho ‘họ’ ( Trung Quốc) giết, nhưng sẽ đến lúc ( có một vài vị cựu chiến binh tuyên bố) vùng lên không để bị chết nữa. Không có những trận Gạc Ma năm 88 tái diễn nữa đâu.
Các anh ở xa không làm được đã đành; chúng tôi ở gần biết chuyện và thông báo đến các anh.
Truyền thông trong nước trích dẫn tin từ Cục Kiểm Ngư của Việt Nam cho biết vào ngày 23 tháng 6, tàu Kiểm ngư KN-951 của Việt Nam bị hai tàu kéo Hữu Liên 09 và Tân Hải 285 đâm thẳng vào mạn phải và mạn trái.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, thuộc trường Đại học News South Wales, có bài viết nêu ra câu hỏi ‘Cả tháng nay chưa thấy các vị lãnh đạo ( Việt Nam) có chiến lược gì để giảm va chạm. Nhưng chẳng lẽ Việt Nam cứ chịu nhục hoài hay sao, chịu nhục đến bao giờ?’

‘Tòa ngăn luật sư và ông Nhất trình bày’

Cập nhật: 06:36 GMT - thứ năm, 26 tháng 6, 2014
Ông Trương Duy Nhất khẳng định tại phiên tòa sơ thẩm rằng 'ông không có tội'
Blogger Trương Duy Nhất vừa bị giữ nguyên án trong một phiên tòa vừa kết thúc chóng vánh vào sáng ngày 26/6 tại Đà Nẵng mà luật sư mô tả là ‘Tòa không cho luật sư và bị cáo nói về các bằng chứng’.
Trong phiên sơ thẩm hồi đầu tháng Ba, ông Nhất bị kết tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự và bị tuyên án hai năm tù.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Bằng chứng kết tội ông Nhất là 11 bài viết của ông Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân của ông có tựa đề ‘Một góc nhìn khác’.
Theo cáo trạng thì các bài viết này ‘đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam’.

‘Không được nói’

Tuy nhiên, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho ông Nhất, nói với BBC khi vừa kết thúc phiên tòa rằng Tòa đã ‘tìm cách ngăn không cho bị cáo cũng như luật sư trình bày và phân tích về 12 bài này’.
“Chúng tôi đề nghị phải làm rõ là 12 bài này xâm phạm lợi ích nào của Nhà nước, được quy định trong văn bản pháp luật nào” ông Hải cho biết, “Chúng tôi cũng muốn trình bày từng bài một viết như vậy thì có lợi hay không có lợi cho Nhà nước Việt Nam.”
"Cá nhân tôi cho rằng nếu tranh luận một cách sòng phẳng thì Viện kiểm sát không đáp lại được."
Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa cho Trương Duy Nhất
“Nhưng Tòa đã cảnh cáo luật sư nếu mà đưa vấn đề đấy ra thì sẽ bị đưa ra khỏi Tòa. Cứ nói đến vấn đề như thế thì họ tìm cách không cho nói nữa,” ông nói thêm.
Ông Hải còn cho biết Viện kiểm sát cũng không tranh luận về các bài viết này tại Tòa.
Ngay cả bị cáo Trương Duy Nhất trong lời nói cuối cùng trước Tòa cũng yêu cầu được trình bày về các bài viết này nhưng Tòa cũng kiên quyết không cho, theo lời luật sư Hải.
“Cá nhân tôi cho rằng nếu tranh luận một cách sòng phẳng thì Viện kiểm sát không đáp lại được.”
Chính vì thế tòa phiên tòa đã kết thúc rất chóng vánh sau chưa tới hai giờ đồng hồ và phần nghị án chỉ diễn ra ‘có vài phút’, theo luật sư Hải.
Ngoài ra, yêu cầu của luật sư triệu tập một số người được nêu lên trong 12 bài viết và giám định viên đã ký vào biên bản giám định ‘cũng bị Tòa bác bỏ mà không nêu lý do thỏa đáng’.
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Trương Duy Nhất được cho là đã nói rằng ông ông không ‘xâm phạm quyền và lợi ích’ của tổ chức hay cá nhân nào cả mà chỉ ‘chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng’ với hy vọng ‘lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm’.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link