Những Văn Kiện
Xé Lòng
Tàu khựa nó đối xử với nhau như thế này
https://www.youtube.com/watch?v=nTCKusx9hh8
Nguyệt Quỳnh
Mấy thủ lĩnh bí cờ xôi thịt đã dính bẫy Boxite Trung Quốc? Mẹ đau
như xương sống bị đâm, như cột sống bị đè Ai đã bán chui biên thùy bằng những
mật ước? Ai đã bán vụng lãnh hải Tổ quốc trong canh bạc độc tài? (Mẹ Việt Nam
không chỉ nhìn ra biển - Thế Dũng)
Có lẽ không có gì cay đắng hơn khi phải làm công dân của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) nối dài ngày nay. Phải ngồi nhìn sự nhu nhược của
lãnh đạo trước từng tấc đất đã mất, từng tấc biển đang mất dần trong sự hung
hăng lấn chiếm của quân thù. Sự nhu nhược vượt quá mức chịu đựng đến xấu mặt,
thể hiện ngay từ các phát biểu của các tướng lĩnh trong quân đội. Một quốc gia
độc lập với một quá trình lịch sử hào hùng, nay trở thành một nước chư hầu, mất
hết cả khả năng phản kháng. Đến nỗi nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa phải cất tiếng
than: “Ôi! tổ quốc ơi, ai làm người chịu nhục.”
Nhưng điều đáng nói là sự phản bội đã bắt đầu ngay từ những năm
tháng, khi người dân đặt hết niềm tin và ngay cả sinh mạng của mình vào sự lãnh
đạo sáng suốt của đảng. Công hàm Phạm Văn Đồng đã được ký kết vào cái giai đoạn
mà đảng được tin yêu nhất. Giai đoạn 1954-1959 là khoảng thời gian mà dân chúng
miền Bắc sẵn sàng chấp nhận thiếu thốn, sẵn sàng hy sinh mạng sống, dưới ngọn
cờ của đảng để bảo vệ độc lập nước nhà. Những lá đơn của một thời máu lửa vẫn
còn nguyên nét tin yêu đó:
Nguyễn Gia Long, một thanh niên 23 tuổi, viết đơn tình nguyện đi
B: “Tôi, một trong những thanh niên của Tổ quốc, của Đảng, tôi muốn được góp
sức mình trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc…không một khó khăn
nào, một trở lực nào ngăn cản được bước tiến của tôi đi theo cách mạng. Cao
thượng nhất đời tôi là được chết cho cách mạng”. Ông Phạm Văn Minh đã có hai
người con lớn theo bộ đội, viết đơn cho con trai thứ ba: “Tôi nguyện cho đứa
con thứ 3 của tôi đi chiến đấu cho đến khi nào không còn bóng dáng một tên xâm
lược Mỹ nào thì mới thôi, dù con tôi có phải hy sinh đi nữa nhưng tôi cũng vui
lòng và nó cũng đã góp phần công sức vào chống Mỹ giải phóng đất nước”.
Lòng ái quốc và niềm tin của họ đã bị phản bội. Trong lúc đưa hàng
ngàn thanh niên vào miền Nam với danh nghĩa chống Mỹ xâm lược, gia đình và
những người trẻ đổ xương máu “giành độc lập” này không hề biết rằng sau lưng
họ, cấp trên đã ký tặng những phần đất xương thịt của tổ quốc. Phạm Văn Đồng đã
lẳng lặng ký công hàm công nhận lãnh hải "lưỡi bò" thuộc về Trung
Cộng vào ngày 14/09/1958. Cho đến nay, những tài liệu gây nhiều ngỡ ngàng đau
đớn này đang được Trung Cộng trưng ra làm bằng chứng trước thế giới. Rõ ràng
lãnh đạo CSVN sẵn sàng đặt lợi ích trước mắt của đảng lên trên mọi điều thiêng
liêng và trên cả danh dự của chính đảng CSVN. Nếu một đảng phái khác làm điều
này, chắc chắn họ đã phê bình và lên mặt dạy dỗ là quá ấu trĩ, là giữa các quốc
gia chỉ có quyền lợi chứ không có cái gọi là "tình nghĩa", hay ngay
cả là làm "bù nhìn" cho các thế lực ngoại bang v.v…
Bảy năm sau kể từ ngày ông Phạm Văn Đồng đặt bút ký bức công hàm
oan nghiệt này, ngày 10/5/1965 báo Nhân Dân lại một lần nữa khẳng định Hoàng Sa
là của Tàu; Nguyên văn: Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác
chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống
Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt
Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần
đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là khu tác chiến của
lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an
ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng. Bài báo
xác định cụ thể và cắt lìa xương thịt đất nước cho Tàu Cộng này chắc chắn không
là bài báo duy nhất. Hẳn là trước và sau nó còn có nhiều bài báo khác nữa.
Chính những bằng chứng đau đớn trên giấy trắng mực đen này, khi được Bắc Kinh
đem ra xử dụng trong những ngày gần đây, đã biến các luận điệu cãi chày cãi cối
rằng "công hàm Phạm Văn Đồng không nhắc tới Hoàng Sa - Trường Sa"
thành loại lý luận trẻ con mà Ban Tuyên Giáo CSVN quen dùng với người dân Việt
Nam.
Tiếp đến là một tài liệu gây nhiều âu lo nhất cho đến nay, đó là
các bản đồ được in ấn bởi Cục Đo Đạc và Bản Đồ, trực thuộc Văn phòng Thủ tướng
nước VNDCCH. Những bản đồ này cũng ghi rặt các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là
Tây Sa và Nam Sa như Bắc Kinh căn dặn. Chữ viết của công hàm Phạm Văn Đồng nay
được diễn đạt bằng hình vẽ và nhân rộng hàng ngàn, hàng vạn lần, do chính văn
phòng thủ tướng in ấn. Cãi làm sao bây giờ ?!
Chưa hết, chứng tích bán nước của lãnh đạo đảng còn nằm sờ sờ trên
các trang sách giáo khoa lớp 9 do Bộ Giáo Dục VNDCCH biên soạn mà nay Bắc Kinh
đang trưng ra trước cả thế giới. Nguyên văn: Vòng cung đảo từ các đảo Nam sa,
Tây sa đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn ... làm thành
một bức "trường thành" bảo vệ lục địa Trung quốc.
Điều đau lòng là đã
biết bao thế hệ học sinh non trẻ đã phải nhớ nằm lòng rằng các quần đảo đó là
“Tây Sa” và “Nam Sa”, và là đảo của Trung Cộng. Cha ông ta suốt mấy ngàn năm đổ
biết bao xương máu, thời đại nào cũng căng mình ra để giữ gìn từng tấc đất của
tổ tiên truyền lại. Nay CSVN không chỉ để mất đất, mất biển, mà còn buộc các
thế hệ tương lai phải chấp nhận đó là chuyện đã rồi. Khó mà không gọi đó là
những hành động chủ tâm phản quốc.
Hiển nhiên, đây chỉ mới là một vài tài liệu khởi đầu mà Bắc Kinh
tung ra. Năm tháng của các tài liệu trên cho thấy Bắc kinh đang có cả kho dữ
liệu mà chúng đã thu thập trong nhiều thập niên qua. Điều đó cũng là bằng chứng
cho thấy ý đồ xâm lấn của Bắc Kinh đã có từ rất lâu — từ thời ông Hồ Chí Minh
còn sống dài cho đến ngày hôm nay — đặc biệt bao gồm cả giai đoạn mà Hà Nội hí
hửng ôm 16 chữ vàng và 4 tốt.
Đó là chưa kể tấm bản đồ có hiện rõ 9 vạch khổng lồ được dùng để
trang điểm phòng họp tại trụ sở thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nơi mà hàng ngày đủ
loại các quan chức thượng tầng ra vào họp hành và không ai, kể cả ông Nguyễn
Tấn Dũng, cảm thấy có chút gì khó chịu hay nhục nhã. Bao giờ thì Bắc Kinh sẽ
dùng luôn các hình ảnh này làm bằng chứng chủ quyền của chúng?
*****
Trước cả khối những văn kiện xé lòng nêu trên, tôi bất chợt rơi lệ
lặng nhìn bản sắc lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký ngày 13/7/1961, dời thẩm
quyền quản trị quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam.
Tới bao giờ việc bảo vệ từng tấc đất giang sơn mới sẽ lại là trách
nhiệm tối thượng nhưng rất bình thường và đương nhiên của mọi chính phủ và mọi
người dân Việt Nam?
ttp://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/hang-van-cong-nhan-binh-duong-inh-
Đồng
ruộng bốc lửa
Blog / Bùi Tín / VOA
Tình hình nông thôn Việt
Nam ngày càng trở nên nóng bỏng. Nông dân đang kêu cứu. Người dân mất đất ngày
càng nhiều. Dân oan ở nông thôn tăng lên nhanh chóng. Hiệp hội dân oan đã được
thành lập, lan rộng ra các tỉnh thành, quận huyện.
Tất cả tai họa của nông dân Việt Nam mấy chục năm nay là cái sáng tạo kỳ quái, chưa từng có bao giờ, của đảng CS, đó là “quyền sở hữu toàn dân về đất đai’’.
Từ ngàn xưa, nông dân các thời đại đã chinh phục thiên nhiên, khai phá rừng hoang thành đồng ruộng phì nhiêu. Các chế độ cai trị đều công nhận quyền sở hữu tư nhân của những nông dân tiên phong ấy, kể cả quyền chuyển giao lại cho con cháu họ mãi mãi về sau.
Đảng CS đã ngang nhiên thủ tiêu quyền tư hữu về ruộng đất vốn được công nhận là thiêng liêng bất khả xâm phạm trên toàn thế giới từ thời cổ đại đến nay. Năm 2013, nhân bàn về bản Hiến
pháp mới, đã có nhiều nhân sỹ, trí thức, giáo sư, nhà chính trị góp ý nên trả lại cho xã hội quyền sở hữu đa hình thức: nhà nuớc, tập thể, tư nhân, trong đó hình thức sở hữu tư nhân là căn bản nhất.
Với “sở hữu toàn dân” đảng CS đã giáng một đòn chí tử vào giai cấp nông dân mà đảng từng coi là giai cấp thân thiết nhất trong liên minh công - nông. Thật ra đây là sự phản bội thâm độc nhất, là hành vi tội ác tệ hại nhất, tàn phá nông thôn, triệt phá nông nghiệp, bần cùng hóa triệt để nông dân.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà toán học hàng đầu Hoàng Xuân Phú ở trong nước đã cảnh báo rằng “Điều 4 Hiến pháp và sở hữu toàn dân về đất đai là hai tử huyệt của đảng CS”.
Sinh viên ngành Luật Đỗ Thúy Hằng từng nhận xét: “Mệnh đề bịp: đất đai thuộc sở hữu toàn dân có mục đích dẫn đến tim đen - mệnh đề 2 của đảng CS là: do Nhà nước của đảng CS thống nhất quản lý”. Và Đỗ Thúy Hằng kết luận: “Thế là đảng CS không hề bỏ ra một giọt mồ hôi nào bỗng có quyền thu hồi bất cứ mảnh đất nào họ muốn, ngon ơ, coi như hợp pháp. Tai họa cho nông dân ta là từ đó”.
Thế là đồng ruộng ta đang bốc cháy. Bị dồn vào bước đường cùng, hàng triệu nông dân ở khắp nơi - ở Tiên Lãng, Kiến An,Thái Bình; ở Dương Nội, Hà Đông; ở Trịnh Nguyễn, Bắc Ninh; ở Bắc Sơn, Hà Tinh; ở Sơn Hải, Ninh Thuận; ở Quảng Ngãi và Bình Định; ở Bình Dương và Long An… - đã thề sẽ sống chết với đất đai ruộng đồng mồ mả của tổ tiên, cha ông để lại, quyết không cho ai xâm phạm. Có nơi dân oan đã kéo lên thủ đô đấu tranh quyết liệt.
Chính quyền địa phương đã huy động công an cùng bọn côn đồ xã hội đen hành hung tàn bạo nông dân, trong khi chính quyền trung ương làm ngơ, Bộ Công an đồng lõa làm cho tình hình cực kỳ căng thẳng.
Mặt trận Tổ quốc trong đó có Hội Nông dân VN hoàn toàn bất động khi nông dân đứng dậy đòi quyền sống, tự vạch trần bộ mặt làm tay chân cho đảng CS, không có mảy may liên hệ gì với bà con nông dân trong cơn đại nạn kéo dài này.
Theo hai trong số các chuyên gia am hiểu nông dân và nông thôn nhất, giáo sư Võ Tòng Xuân và giáo sư Đặng Hùng Võ, đảng CS phải trả lại cho nông dân quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, vì không có một con đuờng nào khác để đưa nông thôn ra khỏi bế tắc nguy hiểm hiện nay. Và đó cũng là vấn đề ưu tiên cần được đưa ra thảo luận tại cuộc họp Quốc hội vào giữa tháng 5 này.
Nông dân hiện vẫn còn chiếm 70% dân số nước ta. Điều gì sẽ xảy ra khi phong trào nông dân đòi quyền sống lan ra rộng khắp, được điều hành bởi Hiệp hội dân oan mất đất, được phong trào Dân chủ, Nhân quyền tận lực hỗ trợ, được mạng lưới các blogger tiếp sức, được thế giới và Liên Hiệp Quốc ủng hộ? Sẽ không có một thế lực nào đàn áp nổi.
Tình hình Tiên Lãng, Dương Nội, Bắc Sơn, Sơn Hải, Trịnh Nguyễn cho thấy rõ bọn quan chức CS địa phương đã câu kết chặt với các nhà đầu tư nước ngoài cướp đất của dân với giá rẻ mạt để xây dựng nhà nghỉ cao cấp, khách sạn 4 sao, trung tâm thương mại, tổ hợp chung cư lớn, văn phòng các loại, sân golf, sòng bạc casino… nhằm thu lợi lớn, trong khi đông đảo nông dân bị phá sản, mất mồ mả cha ông, mất phương tiện sản xuất, mất nguồn sống cố hữu của mình.
Không dứt khoát từ bỏ khái niệm sở hữu toàn dân quái ác, như chiếc gông kẹp cổ nông dân gần nửa thế kỷ qua, mọi nghị quyết của đảng CS về chính sách tam nông - nông nghiệp, nông dân, nông thôn - về xây dựng nông thôn mới, về bổ sung sửa Luật đất đai đều là hời hợt, giả dối trên quá trình phản bội nông dân và tàn phá nông thôn.
Tất cả những trò lừa dối ấy chỉ như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm giận đang bùng cháy trên đồng ruộng, làm cho lan rộng ra cả nước, khi nông dân cả nước biết kết đoàn, biểu thị ý chí bất khuất trước cường quyền tham nhũng, quyết giành lại bằng được quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất thiêng liêng vốn có tự ngàn xưa.
Tất cả tai họa của nông dân Việt Nam mấy chục năm nay là cái sáng tạo kỳ quái, chưa từng có bao giờ, của đảng CS, đó là “quyền sở hữu toàn dân về đất đai’’.
Từ ngàn xưa, nông dân các thời đại đã chinh phục thiên nhiên, khai phá rừng hoang thành đồng ruộng phì nhiêu. Các chế độ cai trị đều công nhận quyền sở hữu tư nhân của những nông dân tiên phong ấy, kể cả quyền chuyển giao lại cho con cháu họ mãi mãi về sau.
Đảng CS đã ngang nhiên thủ tiêu quyền tư hữu về ruộng đất vốn được công nhận là thiêng liêng bất khả xâm phạm trên toàn thế giới từ thời cổ đại đến nay. Năm 2013, nhân bàn về bản Hiến
pháp mới, đã có nhiều nhân sỹ, trí thức, giáo sư, nhà chính trị góp ý nên trả lại cho xã hội quyền sở hữu đa hình thức: nhà nuớc, tập thể, tư nhân, trong đó hình thức sở hữu tư nhân là căn bản nhất.
Với “sở hữu toàn dân” đảng CS đã giáng một đòn chí tử vào giai cấp nông dân mà đảng từng coi là giai cấp thân thiết nhất trong liên minh công - nông. Thật ra đây là sự phản bội thâm độc nhất, là hành vi tội ác tệ hại nhất, tàn phá nông thôn, triệt phá nông nghiệp, bần cùng hóa triệt để nông dân.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà toán học hàng đầu Hoàng Xuân Phú ở trong nước đã cảnh báo rằng “Điều 4 Hiến pháp và sở hữu toàn dân về đất đai là hai tử huyệt của đảng CS”.
Sinh viên ngành Luật Đỗ Thúy Hằng từng nhận xét: “Mệnh đề bịp: đất đai thuộc sở hữu toàn dân có mục đích dẫn đến tim đen - mệnh đề 2 của đảng CS là: do Nhà nước của đảng CS thống nhất quản lý”. Và Đỗ Thúy Hằng kết luận: “Thế là đảng CS không hề bỏ ra một giọt mồ hôi nào bỗng có quyền thu hồi bất cứ mảnh đất nào họ muốn, ngon ơ, coi như hợp pháp. Tai họa cho nông dân ta là từ đó”.
Thế là đồng ruộng ta đang bốc cháy. Bị dồn vào bước đường cùng, hàng triệu nông dân ở khắp nơi - ở Tiên Lãng, Kiến An,Thái Bình; ở Dương Nội, Hà Đông; ở Trịnh Nguyễn, Bắc Ninh; ở Bắc Sơn, Hà Tinh; ở Sơn Hải, Ninh Thuận; ở Quảng Ngãi và Bình Định; ở Bình Dương và Long An… - đã thề sẽ sống chết với đất đai ruộng đồng mồ mả của tổ tiên, cha ông để lại, quyết không cho ai xâm phạm. Có nơi dân oan đã kéo lên thủ đô đấu tranh quyết liệt.
Chính quyền địa phương đã huy động công an cùng bọn côn đồ xã hội đen hành hung tàn bạo nông dân, trong khi chính quyền trung ương làm ngơ, Bộ Công an đồng lõa làm cho tình hình cực kỳ căng thẳng.
Mặt trận Tổ quốc trong đó có Hội Nông dân VN hoàn toàn bất động khi nông dân đứng dậy đòi quyền sống, tự vạch trần bộ mặt làm tay chân cho đảng CS, không có mảy may liên hệ gì với bà con nông dân trong cơn đại nạn kéo dài này.
Theo hai trong số các chuyên gia am hiểu nông dân và nông thôn nhất, giáo sư Võ Tòng Xuân và giáo sư Đặng Hùng Võ, đảng CS phải trả lại cho nông dân quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, vì không có một con đuờng nào khác để đưa nông thôn ra khỏi bế tắc nguy hiểm hiện nay. Và đó cũng là vấn đề ưu tiên cần được đưa ra thảo luận tại cuộc họp Quốc hội vào giữa tháng 5 này.
Nông dân hiện vẫn còn chiếm 70% dân số nước ta. Điều gì sẽ xảy ra khi phong trào nông dân đòi quyền sống lan ra rộng khắp, được điều hành bởi Hiệp hội dân oan mất đất, được phong trào Dân chủ, Nhân quyền tận lực hỗ trợ, được mạng lưới các blogger tiếp sức, được thế giới và Liên Hiệp Quốc ủng hộ? Sẽ không có một thế lực nào đàn áp nổi.
Tình hình Tiên Lãng, Dương Nội, Bắc Sơn, Sơn Hải, Trịnh Nguyễn cho thấy rõ bọn quan chức CS địa phương đã câu kết chặt với các nhà đầu tư nước ngoài cướp đất của dân với giá rẻ mạt để xây dựng nhà nghỉ cao cấp, khách sạn 4 sao, trung tâm thương mại, tổ hợp chung cư lớn, văn phòng các loại, sân golf, sòng bạc casino… nhằm thu lợi lớn, trong khi đông đảo nông dân bị phá sản, mất mồ mả cha ông, mất phương tiện sản xuất, mất nguồn sống cố hữu của mình.
Không dứt khoát từ bỏ khái niệm sở hữu toàn dân quái ác, như chiếc gông kẹp cổ nông dân gần nửa thế kỷ qua, mọi nghị quyết của đảng CS về chính sách tam nông - nông nghiệp, nông dân, nông thôn - về xây dựng nông thôn mới, về bổ sung sửa Luật đất đai đều là hời hợt, giả dối trên quá trình phản bội nông dân và tàn phá nông thôn.
Tất cả những trò lừa dối ấy chỉ như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm giận đang bùng cháy trên đồng ruộng, làm cho lan rộng ra cả nước, khi nông dân cả nước biết kết đoàn, biểu thị ý chí bất khuất trước cường quyền tham nhũng, quyết giành lại bằng được quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất thiêng liêng vốn có tự ngàn xưa.
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/dong-ruong-boc-lua/1943139.html?utm_medium=email
Bản án chung thân
dành cho người chống tham nhũng!
Do
sức khỏe yếu, ông Trần Ứng Thanh được ngồi khi VKS công bố cáo trạng - Ảnh:Internet
Người Việt Nam (Danlambao) - Vậy ai dám chống? Và chống ai?
Ngày 12/06/2014
Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án chung thân cho ông Trần Ứng Thanh, sinh năm
1947 – nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám Đốc và kiêm là Bí
thư Đảng Ủy Công ty cổ phần Vật Liệu Xây Dựng và Xuất Nhập Khẩu Hồng Hà (gọi
tắt là Công ty Hồng Hà), có địa chỉ 109 Trường Chinh, Hà Nội. Kết thúc phiên
tòa, tất cả những người dân góp vốn cho dự án Giãn dân phố cổ đồng loạt đứng
lên phản đối phán quyết của Tòa án Hà Nội. Họ giăng băng rôn, biểu ngữ trước
cổng Tòa án để phản đối lại Tòa án. Họ đã mất hết niềm tin vào sự nghiêm minh
của pháp luật và họ cảm thông cùng xót thương cho ông Trần Ứng Thanh.
Mọi người đều thấy rõ sự lạnh lùng, sự vô cảm đến mức vô
nhân đạo khi nhìn thấy một ông già (ông Thanh) gần 70 tuổi phải nằm trên cáng,
đeo bỉm ướt sũng cả ra quần, bị lôi ra trước vành móng ngựa. Ông Thanh không đi
được, phải có hai công an xốc nách hai bên, chân bên phải bị liệt và sưng phù
không lết được, đầu ngoặt ngẹo và chúi về phía trước. Ông Thanh không thể trả
lời được các câu hỏi của Hội đồng xét xử và câu hỏi của các Luật sư. Luật sư đã
đề nghị cho ông Thanh đi giám định não do có nhiều dấu hiệu của bệnh não và
không đủ năng lực, hành vi trả lời các câu hỏi. Song Hội đồng xét xử cũng như
Viện Kiểm Sát tảng lờ như không nghe thấy và không trả lời lại yêu cầu của Luật
sư.
Thật cay đắng, xót xa cho ông Trần Ứng Thanh – một Đảng
viên Đảng Cộng Sản Việt Nam chân chính – một chiến sỹ thi đua năm 1984 của
ngành xây dựng trong thời kỳ đổi mới! Suốt 40 năm làm Giám Đốc ông đã tận tâm
lao động cống hiến hết mình cho Công ty, chấp nhận hi sinh mọi quyền lợi của
bản thân và của cả gia đình, vợ con, anh em…. Ông Thanh đã tiên phong trong
cuộc đấu tranh chống tham nhũng, ông dám làm đơn tố cáo và vạch trần một số
quan tham, lũng đoạn hệ thống chính trị, “đục khoét” ngân sách của Nhà nước,
“bảo kê” cho nhau để trốn thuế hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng (ví dụ dự án
Ciputra).
Vậy là sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” đã được tạo ra, ông Thanh đã
bị bắt ngày 25/9/2012 và bị buộc tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.
Cho đến ngày 02/11/2013 ông Thanh phải đi cấp cứu tại bệnh
viện Đa khoa Hà Đông do tai biến mạch máu não, nhồi máu não đa ổ, nhũn não…
Hơn 5 tháng điều trị tại hai bệnh viện lớn là bệnh viện Đa
khoa Hà Đông và bệnh viện Bạch Mai, ông Thanh đã được khoa ngoại hội chẩn xếp
lịch mổ u xơ tuyến tiền liệt vào ngày 15/4/2014. Song với quyết tâm “tiêu diệt”
đến cùng, ngày 11/4/2014 họ đã dùng cáng khiêng ông Thanh lên xe ô tô chở ông
về trại giam chờ ngày đưa ra xét xử. Trong suốt thời gian ông Thanh nằm bệnh
viện ngày 05/11/2013 bà em gái ông Thanh đã gửi đơn kêu oan và kêu cứu khẩn cấp
tới các ban ngành, các cơ quan chức năng và đến các cấp lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước. Nhưng tất cả đều im lặng!
Ngày 20/11/2013 bà em gái ông Thanh tiếp tục gửi đơn đề
nghị có ý kiến của bệnh viện lên Tòa án Hà Nội và Viện kiểm sát cũng như Công
an Hà Nội xin tạo điều kiện cho ông Thanh được điều trị bệnh. Song mọi việc vẫn
y nguyên, chân vẫn bị gông cùm, xiềng xích!
Ngày 29/11/2013, bà em gái ông Thanh lại gửi đơn xin bảo
lãnh có xác nhận của Công an phường Hàng Bồ, lên các cấp có thẩm quyền xin bảo
lãnh cho ông Thanh được tại ngoại để điều trị bệnh. Song cũng vẫn không giải
quyết!
Văn phòng Luật sư Trần Văn Tạo cũng đã nhiều lần gửi công
văn đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn, nhằm tạo điều kiện cho ông Thanh được
điều trị bệnh. Mọi việc cũng vẫn y nguyên!
Báo Người Cao Tuổi cũng gửi công văn đến Tòa án Hà Nội và
Viện kiểm sát Hà Nội đề nghị thực hiện chính sách khoan hồng và nhân đạo của
Đảng và Nhà nước đối với can phạm lớn tuổi lại mắc nhiều bệnh và mắc bệnh hiểm
nghèo. Cũng không giải quyết!
Ông Trần Ứng Thanh đã bị hình sự hóa quan hệ kinh tế, đã bị
trù dập tinh vi và bài bản, bị giam cầm đày đọa đến mức phẫn uất mà dẫn đến tai
biến mạch máu não.
Hệ lụy của người dám đấu tranh chống tham nhũng thật khủng
khiếp!!!
Vậy ai dám chống? Và chống ai?
Người Việt Nam
danlambaovn.blogspot.com
Hội phụ nữ nhân quyền gặp ông Ngô Hào
Huỳnh Phương Ngọc (Danlambao) - Khởi từ Quảng Nam và Sài Gòn, ba đại diện của Hội
Phụ nữ Nhân quyền chúng tôi là Trần Thị Hài, Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Phương Ngọc
gặp nhau tại nhà ông Ngô Hào. Bước vào căn nhà nhỏ xíu, cũ kỹ và lụp xụp, bằng
phên nứa đã mục nát, chúng tôi được sự đón tiếp nồng hậu từ cô Kim Lan - một
phụ nữ nhỏ thó, đau yếu nhưng kiên cường. Cũng là một thành viên của Hội
PNNQVN, cô Lan cùng chúng tôi trò chuyện thân mật về các chuyến đi và trong
nước mắt cô kể lại tình cảnh hiện tại của gia đình sau khi chú bị tuyên án 15
năm. Một thân thể bệnh hoạn nhưng ánh mắt bà luôn lóe lên một niềm hy vọng và
kiên cường.
Cùng bà sắp xếp đồ
ăn vào bao lớn bao nhỏ đến 11h trưa hôm đó cùng hai con trai của bà là Tâm và
Trí, 6 người chúng tôi với 3 xe máy lên đường đi thăm nuôi ông Hào. Từ tư gia
ông Hào đến trại giam A20 Xuân Phước chúng tôi đi khoảng 100km, qua các con
đường nhỏ lớn khác nhau nhưng đa phần gập gềnh rất khó đi vì địa hình cơ bản có
đồng bằng xen lẫn kẽ núi. Ở Phú Yên gió thổi rất mạnh, các cơn gió giật cứ liên
hồi làm chao đảo chiếc xe, nhiều lúc gió mạnh ước chừng như hất nhào chúng tôi
xuống ruộng lúa và bờ kênh dọc hai bên đường.
Dưới cái nắng gay
gắt của đất trời Phú Yên dáng cô Lan bé nhỏ trên chiếc xe Dream cũ một tay ôm
giỏ thức ăn, một tay cố ôm lấy con trai lao nhao trước gió, con đường thăm
chồng thăm bố của ba mẹ con mịt mù bụi gió.
Cô cũng kể cho
chúng tôi nghe nổi vất vả ở mỗi lần đi thăm nuôi chồng – có hôm hai mẹ con bị
gió hất nhào đồ ăn rơi tung tóe, cô và Tâm người phủ đầy bụi đường nên đành xin
nhà ven để tắm qua trước khi đến trại vì sợ chú hào thấy tình cảnh bi thương
này mà thêm đau buồn.
Hội PNNQVN thăm
và tặng quà cho gia đình
Chúng tôi cố gắng
vượt qua rất nhiều gềnh dốc cao phăng tay lái với nhiều chiếc xe tải xe khách
ngược chiều và cuối cùng chúng tôi cũng đã đến Trại giam Xuân Phước - một trại
giam hẻo lánh nằm cách xa thành phố.
Khi đến phòng ngồi
chờ, chúng tôi cùng cô Lan kiểm kê và lên chi tiết các món gửi vào cho chú, mỗi
thứ một ít cô Lan gói bọc cẩn thận mỗi gói thức ăn là mỗi gói tình cảm sâu nặng
mẹ con cô chuẩn bị kỹ càng.
Một số ánh mắt lạ
nhìn chúng tôi như soi xét, tôi dùng điện thoại ghi lại những tấm hình bên
ngoài trại giam và cảnh cô Lan phân loại kiểm kê đồ mang vào cho chú để làm kỷ
niệm chuyến đi thì bị một nhân viên công an nhắt: “yêu cầu cô không
chụp, bỏ máy xuống”.
Đợi từ đến khoảng
15h30 chúng tôi được yêu cầu xuất trình chứng minh thư để cán bộ trại giam kiểm
tra, Thái độ kém hòa nhã của một số nhân viên công an ở đây làm chúng tôi đoán
biết được họ sẽ không cho phép chúng tôi cùng vào để gặp chú Hào cùng người nhà
của chú. Y rằng sau một lúc được thông báo chỉ người nhà ông Ngô Hào được vào
thăm, ba chúng tôi không phải thân nhân nên không được vào gặp mặt, mặc dầu cô
Lan có báo chúng tôi là bà con xa nhưng không được đồng ý. Và họ yêu cầu ba
chúng tôi ngay lập tức ra khỏi khu vực trại giam khi Thục Vy yêu cầu trả lại
chứng minh thư khi họ không cho vào gặp.
Hình chụp trong
lúc chúng tôi đang ở bên ngoài trại giam vì không được cho vào gặp.
Ngồi ngoài cổng
đợi mọi người chừng 20 phút, từ xa tôi thấy thấp thoáng dáng chú Hào với 3 nhân
viên công an đi sau, lần đầu tiên nhìn thấy chú ngoài đời - Một người đàn ông
dáng cao chân đi thấp thỏm ánh mắt cương nghị, 3 cô cháu chúng tôi đứng lên vẫy
chào chú, đáp lại chúng tôi là nụ cười hiền lành, chú cười và vẫy chào mọi
người thẳng bước vào buồng gặp thân nhân.
Bên ngoài trại
giam lúc chúng tôi ngồi đợi có hai nhân viên công an đứng cách xa chừng 30m
theo dõi, xung quanh khu vực trại có rất nhiều tù nhân đang làm việc, họ bốc dỡ
gạch đá, xúc cát để xây dựng một công trình bên trong trại, không thấy có công
nhân làm việc, chỉ toàn tù nhân áo sọc đứng ra làm mọi thứ bên cạnh công trình
này.
Liên tục các cơn
gió thốc mạnh, trời Xuân Phước bởi gió tung bụi đường. Ba cô cháu chúng tôi
ngồi bên một chiếc lều nhỏ bên ngoài trại giam tiếp tục ngóng chờ chú Hào kết
thúc việc thăm viếng để có cơ hội nhìn thấy chú một lần nữa khi được dẫn vào.
Sau chừng 60 phút
trò chuyện cùng người nhà, công an dẫn chú ra và chú đã xin cán bộ trại giam
cho phép chú được gặp mặt ba chúng tôi (vì Tâm đã giới thiệu về chúng tôi khi
gặp ông ở trong), tận mặt ở khoảng cách gần, mọi người đều nhận ra chú với sắc
mặt kém, da xanh xao, và đang bị phù toàn thân – Cán bộ trại giam yêu cầu không
được trò chuyện lâu nên chúng tôi tay bắt mặt mừng và chỉ nói được với chú vài
câu ngắn gọn mong chú giữ gìn sức khỏe, giới thiệu chúng tôi là thành viên Hội
Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Chú vui mừng được gặp mọi người gương mặt hân hoan,
lúc bắt tay tôi – tay chú run lên và tôi nhận thấy rõ đôi bàn tay đang bị phù
rất lớn, chú nói: “Tôi xin gửi gắm vợ và hai con trai tôi cho các bạn” - Tôi
nhớ mãi câu nói này.
Chúng tôi cố nán
lại để có thể nói với nhau thêm nhiều điều luôn bị cán bộ trại giam yêu cầu
nhanh chóng về nơi giam giữ. Và tôi nghe câu nói cuối của chú khi chào mọi
người: “Tôi nguyện mất đi tấm thân này cho 90 triệu người dân Việt tự do dân
chủ”.
Sau khi chia tay
ra về bóng chú rảo bước thênh thang Tôi thấy sự kiên cường và một ý chí lớn
mạnh khó lòng khuất phục bạo tàn trong chú bên cạnh gương mặt tiều tụy, buồn bã
của cô Lan và hai con trai..
Sau đó chúng tôi
ra về và trò chuyện, được biết trước đây chú bị Tiểu đường, huyết áp lên cao,
gan nhiễm mỡ và viêm phổi. Tuần vừa rồi 13/6 chú được đưa đi khám tại khu y tế
của trại giam
Gia đình chú cũng
nhận được đơn thuốc chuẩn đoán: Viêm phổi không xác định vi sinh vật, tăng
lipid trong máu, gan nhiễm mỡ. Cán bộ trại giam gửi đơn thuốc để người nhà mua
cho chú. Mọi người rất lo lắng về tình hình sức khỏe của chú nhất là cô Lan vì
không biết trong trại giam những ngày người nhà chưa mua thuốc thì chú dùng gì
trong những ngày đó.
Chuyến thăm kết
thúc, chúng tôi cùng cô Lan và hai người con lên đường, đến nhà trời đã tối.
Trở về lại căn nhà nhỏ thiếu vắng bóng dáng người chồng người cha thân quen -
Cô Lan lại buồn rũ rượi, gương mặt nhạt nhòa nước mắt, cô vào nhà nhưng ngoáy
đầu ánh mắt cứ nhìn ra đầu ngõ, cô bảo: “Ngày ngày cô đều ngồi nhìn ra đầu ngõ
và hình dung cảnh chú được thả và rảo bước trên con đường quen thuộc này”. Đó
là ước mong giản dị của một người vợ ở tuổi lụctuần ốm đau triền miên, mong đợi
chồng đang phải gánh một án tù oan trái 15 năm, vời vợi mong chờ ngày trở về
đoàn viên cùng gia đình.
Phú Yên, ngày
21/6/2014.
Huỳnh Phương Ngọc
danlambaovn.blogspot.com
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/hang-van-cong-nhan-binh-duong-inh-
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment