Saturday, September 22, 2012

Lịch sử như ánh mặt trời!

Lịch sử như ánh mặt trời!
(Bài 4)
Lương Vĩnh Thế
Nhưnội dung của bài viết đầu tiên cùng một tựa đề, hôm nay, với bài này, tôi xin lập lại: Mặt trời có khi sáng chói, có khi bị che khuất bởi những vầng mây u ám; nhưng những vầng mây u ám ấy, không bao giờ vĩnh viễn che được ánh sáng của mặt trời.
Lịch sử cũng như thế, có những trang lịch sử chưa được viết ra một cách đúng nghĩa, mà còn có một số sách, báo chỉ viết toàn những chuyện bịa đặt, nhằm để chạy tội cho tổ chức hay phe nhóm, thì không bao giờ được gọi là lịch sử cả.
Nhưng cái lịch sử của các “danh nhân” Việt Nam, thì lại là những câu chuyện đã được“thánh hóa”, mà đôi khi chỉ do một câu nói, hay có thể là một đoạn… đạo văn nàođó, thế mà sau đó, họ đã trở thành những “danh nhân” vang lừng khắp thiên hạ.
Ở đây, tôi không dám nói đến các bậc danh nhân thuở trước, mà chỉ muốn nói đến hai “danh nhân” trong lịch sử cận đại: Hồ Chí Minh, với câu nói: “Khôngcó gì quý hơn độc lập tự do”,mà đảng Cộng sản Việt Nam đã xem câu này như là “khuôn vàng thước ngọc”, và câu này luôn luôn chiếm một vị trí cao nhất ở những nơi làm việc của đảng Cộng sản Việt Nam, và cũng là câu khẩu hiệu được treo khắp nơi, từ thành thị cho đến thôn quê; mà chẳng có một người nào có ý kiến gì cả.
Vậy thì, cái câu này của ông Hồ, nó siêu việt tới đâu, mà đảng Cộng sản Việt Nam cứbắt người dân phải xem là “lời bác Hồ dạy”? Thực ra, câu nói trên, nó không có gì để đáng phải “học hỏi” cả. Bởi vì, khi đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; thì tất nhiên, nó đã có một cái gì, một điều gì đó nó đã quý bằngrồi, chỉ có không quý hơnmà thôi.
Đểtrả lời cho cái câu “danh ngôn”: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”,thì chúng ta phải chịu khó mà mở trí ra để hiểu rằng, đối với họ Hồ, thì: Độc lập tự do nó đã có những thứ khác quý bằng rồi. Những thứ ấy, chẳng hạn như là quyền lực, lợi lộc… Và cũng chính vì những thứ đó, nên họ Hồ và đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt Tổ Quốc và Dân Tộc xuống hàng (bằng)thứ yếu, chứ không hơn. Chính vì thế, cho nên Phạm Văn Đồng đã thừa lệnh của Hồ Chí Minh mà viết ra cái “Công hàm” bán nước vào ngày 14/9/1958, để đổi lấy những viện trợ của Tầu cộng, để được làm “vua”,được vui sướng mà hưởng thụ bên những cô gái trẻ như cô Xuân, cô Vàng vậy. Những điều đó, nó có nghĩa rằng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, NHƯNG nó đã có nhiều thứ như quyền lực, vinh hoa phú quý… hay như cô Nông Thị Xuân, cô Vàng thì đã quý bằng rồi; vì thế, cho nên, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngần ngại chấp nhận đem thân làm tôi mọi cho lũ giặc Tầu, cho dù đất nước không có độc tự do nữa.
Trênđây, là ý nghĩa chính trong câu “danh ngôn” của Hồ Chí Minh.
Còn bây giờ, tôi muốn nói đến một câu “danh ngôn” khác: của cựu T.T. Nguyễn Văn Thiệu:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm”.
Với câu “danh ngôn” này. Tôi nghĩ đa số quý độc giả đã đọc qua bài: “Bản chấtvà hiện tượng của Cộng sản” của tác giả: MũXanh Lê Công Truyền. Tác giả đã viết:
“Khi còn tại thế, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu vẫn thường lưu ý người dân:
Ðừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn những gì CS làm”.
Vào năm 1932, trong tác phẩm “Hai nguồn cội của Luân lý và Tôn giáo:“Les deux sources de la Morale et de la Religion, triếtgia Henri Bergson đã viết:
“Ðừng tin những gì họ nói; hãy nhìn những gì họ làm” (Ne croyez pas ce qu’ils disent; regardez ce qu’ils font)”.
Qua câu nói này, thì từ xưa cho tới nay, người Việt mình, đa số đều tin là của“danh nhân” Nguyễn Văn Thiệu; nhưng cũng có một số người đã cho rằng câu nói này là của Thượng tá Tám Hà (tức Trần Văn Đắc; chính uỷ sư 5 Việt cộng).
Một sĩquan của Cộng sản Bắc Việt đã từ bỏ hàng ngũ Cộng sản, để trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia, nhưng không hề có một bằng chứng nào là của Th.T. Tám Hà. Mặc dù vậy, nhưng suốt trong thời gian còn sống tại hải ngoại cả hai người: Th.T. Tám Hà cũng như cựu T.T. Nguyễn Văn Thiệu cũng không hề lên tiếng, để minh xác cho điều này. Riêng cựu T.T. Nguyễn Văn thiệu, thì vẫn cứ cố tình ôm lấy câu này để cho người đời ca tụng mình là “danh nhân có một câu nói bất hủ, để đời”.
Vậy, nhân đây, tôi muốn nói: chính cuốn sách mà tôi kèm theo dưới đây, mới đủ chứng minh một cách thuyết phục rằng: câu nói này đích thực là do cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đạo văn của triết gia Pháp, ông là cha đẻ của thuyết “Trực giác”, và đã đoạt giải Nobel Văn Học năm 1927: Henri Bergson:
“Ne croyez pas ce qu’ils disent; regardez ce qu’ils font”.
Lịch sử như ánh mặt trời: Hãy trả câu nói này cho Triết gia Henri Bergson, để “bảo toàn danh dự” cho cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khỏi mang tiếng là đạo văn của người khác.
19/9/2012
Lương Vĩnh Thế
-----------------------------------------------------------
Henri Bergson(1859-1941)

Henri Bergson, Prix Nobel de littérature(1927)

Công dụng của Mật Ong trong bệnh tiểu đường



 

Công dụng của Mật Ong trong bệnh tiểu đường

 

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa.
 
Theo quy định của Hội Đồng Ong Mật Quốc Gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào... bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác".
 
Bài này chỉ đề cập về mật ong do ong mật (chi Apis) tạo ra; mật do các loài ong khác hay các loài côn trùng khác có các đặc tính rất khác biệt.

Một trong những đặc tính của Mật Ong là giúp chữa lành vết lở loét cho bệnh nhân tiểu đường

Ở các bệnh nhân tiểu đường, các vết thương dù nhỏ nhất cũng rất khó lành, nhiều khi phải tiến hành cắt bỏ tay, chân. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học đã khám ra một phương thuốc chữa trị hiệu quả cho các bệnh nhân tiểu đường.

Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, những vết lở loét thường rất khó chữa do khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể rất kém.
 
 Thậm chí nếu vết loét quá sâu và nặng thì phải "đoạn chi" (cắt cụt tay, chân). Tuy nhiên những phát hiện mới nhất cho thấy: mật ong có thể giúp chữa trị hiệu quả chứng lở loét nguy hiểm này.

Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường xuyên phải chú ý tới hoạt động của mình, vì chỉ cần một vết xước nhỏ ở chân hay một vết xước móng ở tay cũng có thể mưng mủ hàng tháng trời, sau đó chuyển thành loét.
 
Thực tế, loét chân là chứng bệnh thường gặp phải ở bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu đã tìm ra rằng: cứ 5 người mắc tiểu đường thì có 1 người bị nhiễm loét và phải chữa bằng phương pháp "đoạn chi" (cắt cụt tay, chân).
 
 
Tuy nhiên gần đây các nhà nghiên cứu đã tìm ra một phương thuốc cổ xưa và có hiệu quả điều trị chứng lở loét ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường: đó là mật ong.

Rita Arsenault, một bệnh nhân tiểu đường sống tại thành phố Mass, Michigan, đồng thời cũng là một trong số những người đã được chữa trị loét chân thành công bằng mật ong mà không cần dùng tới phương pháp "đoạn chi" cho biết: "Tôi bị một con nhện đốt vào ngón chân, vài ngày sau vết thương đó ngày càng loét rộng và sâu.
 
Thậm chí tôi còn có thể nhìn thấy gân chân của mình. Một vài bác sĩ khuyên tôi nên điều trị bằng phương pháp cấy ghép da. Nhưng nếu nó không thành công, có khả năng tôi sẽ mất đi đôi chân.
 
Thay vào đó, tôi tìm gặp bác sĩ Paul Liguori, thuộc bệnh viện Haverhill, để được điều trị bằng cách bôi mật ong vào vết thương rồi băng bó lại. Thật không thể tin được, sau hơn một tháng vết loét đã hoàn toàn biến mất, thậm chí còn không để lại sẹo."

Sử dụng mật ong để chữa lành vết thương không phải là một phương pháp mới. Các nhà nhân chủng học đã tìm ra những bằng chứng chỉ ra rằng: những người Ai Cập cổ đại đã sử dụng nó từ hơn 5000 năm trước.
 
 Tuy nhiên, cho tới nay vẫn còn rất nhiều người không biết tới tác dụng này của mật ong.
 

Tiến sĩ Peter Molan thuộc Đại học Waikato New Zealand cho biết: "Mật ong có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh, do trong mật ong có hàm lượng axit cao, hàm lượng nước thấp, đặc tính khử nước mạnh.
 
Những vi khuẩn gây loét có tính kháng thuốc rất cao, do vậy gần như mọi loại thuốc kháng sinh đều không có tác dụng. Mật ong là một phương thuốc hiệu quả để điều trị chứng lở loét."

Một nghiên cứu đã được tiến hành trên 2 nhóm bệnh nhân tiểu đường bị loét chân. Cả 2 nhóm được điều trị trong 12 tuần theo hai phương pháp khác nhau.
 
Nhóm 1 được điều trị bằng mật ong, nhóm 2 sử dụng hydrogel, một loại gel trong suốt thường được dùng để làm lành vết thương.
 

Kết quả là: nhóm 1 giảm được tới 34% kích cỡ của vết loét. Ngược lại nhóm 2 chỉ giảm được 13%. Sau 12 tuần, số lượng bệnh nhân trong nhóm 1 khỏi bệnh nhiều hơn hẳn so với nhóm 2.
 

Tiến sĩ Peter cho biết thêm: "Ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn, mật ong còn đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Chữa trị bằng mật ong ít gây đau đớn hơn và ít để lại sẹo cho người bệnh.
 
Hơn nữa, đây là phương pháp tiện lợi, dễ sử dụng, chi phí lại thấp nhưng hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp điều trị khác."





 

--

Thomas Tran

 

Không Nói, Không Viết, Không Làm

những gì có lợi cho cộng sản

 

Nhìn những tù binh Cộng sản, mà xót đau với hình ảnh của các vị Quân-Cán-Chính VNCH trong các tù “cải tạo”!


Sent: Saturday, September 22, 2012 6:06 AM
Subject: :Nhìn những tù binh Cộng sản, mà xót đau với hình ảnh của các vị Quân-Cán-Chính VNCH trong các tù “cải tạo”!

 
 Nhìn những tù binh Cộng sản, mà xót đau với hình ảnh của các vị Quân-Cán-Chính VNCH trong các tù “cải tạo”!

Phan Nhân

Mấy ngày nay, đọc bài viết của tác giả Phạm Thắng Vũ, khi nhìn vào những tấm hình của những tù binh Cộng sản, tất cả đều khỏe mạnh, không hề có một dấu vết của sự “hành hạ” như những năm trước ngày mất nước, doViệt cộng và những tên tay sai của chúng đã ra sức tuyên truyền, thì lòng tôi cứ xót đau khi nhớ lại những năm tháng đã ở trong nhà tù “cải tạo” của Việt cộng.



Người tù "cải tạo" dưới chế độ của Việt cộng

Tôi không bao giờ quên được những người bạn đồng tù, có những người đã chết vì bệnh tật vì không được chữa trị. Họ đã chết đói, chết lạnh, chết vì bị hành hạ, đánh đập; và thân xác của họ đã bị vùi chôn ở một nơi nào đó, trên những khu núi rừng Việt Bắc, hoặc ở những nhà tù khác, trên khắp cả nước, có những người mà cho đến bây giờ, cha mẹ, vợ con và thân nhân của họ vẫn không tìm lại được di cốt!

Nhưng có những điều mà ít ai biết tới, đó là những cán binh Cộng sản ở trong các nhà giam dưới chế độ nhân đạo của Việt Nam Cộng Hòa. Một số lớn những cán binh này, họ đã thực sự thấy được Chính Nghĩa của Quốc Gia, cho nên họ đã thực tâm muốn ở lại miền Nam theo chính sách Chiêu Hồi; mặc dầu như thế, nhưng bên cạnh đó, cũng có một thiểu số vì đầu óc đã bị thâm nhiễm những cách “giáo dục” của Cộng sản ngay từ lúc còn bé, hoặc có thể họ lo sợ cho thân nhân của họ ở ngoài Bắc.
 
 
Do đó, họ đã trở thành những kẻ hung ác, họ đã đánh đập tàn nhẫn đối với những cán binh Cộng sản muốn trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia theo chính sách Chiêu Hồi. Đó là lý do đã khiến cho một số cán binh Cộng sản khi xin ở lại miền Nam, nhưng sau đó, đã phải “đổi ý”; có lẽ họ lo sợ cho bản thân và gia đình sẽ bị trả thù. Điều này rất dễ dàng để nhận biết, tôi vẫn nhớ, có một số cán binh Cộng sản đã từng trình bày rằng, họ đã “được” Cộng sản tuyên truyền, đầu độc như:


“Nếu khi bị Mỹ-Ngụy bắt, thì đầu hàng cũng chết, không đầu hàng cũng chết, có khai cũng chết, không khai cũng chết, chỉ có một con đường phải chọn là phải tự tử chết để được tuyên dương là anh hùng, là liệt sĩ…”.



Tù hàng binh Việt cộng xin được ở lại miền Nam tự do, hưởng quy chế "Hồi Chánh" trong đợt trao trả tù binh năm 1973

Những luận điệu tuyên truyền như đã kể trên, nhưng sau một thời gian ở trong các nhà giam của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, những cán binh Cộng sản này đã được đối xử tử tế, đời sống được no ấm, bịnh tật được điều trị thuốc men đầy đủ, không bao giờ phải chịu đói khát, lạnh lẽo. Bởi vậy, đa số đã nhận ra được Chính Nghĩa Quốc Gia, nhưng vì sợ Cộng sản sẽ trả thù đối với gia đình của họ, cho nên buộc lòng họ đã không dám xin hưởng chính sách Chiêu Hồi, mà như một trường hợp một cán binh đã bị đánh trong lúc trao trả tù binh là vậy.

Những hình ảnh đau thương của các vị Quân, Cán, Chính Việt Nam cộng Hòa trong các nhà tù “cải tạo”:

Tôi chắc chắn rằng, đối với những người may mắn không bị vào các nhà tù “cải tạo” của Việt cộng, thì không thể tưởng tượng ra được những cảnh đày đọa, đói, khát cũng như những nỗi cực nhọc trong những năm tháng bị đày đi lao động từ trên rừng cho đến những đồng ruộng sình lầy, thay trâu bò để cày bừa; áo quần rách rưới giữa mùa Đông, hay giữa cái nắng như lửa đổ giữa mùa Hè; với những bữa ăn chỉ là khoai sắn chấm với muối, hoặc một chén canh rau nêm cũng với muối; tất cả những người tù “cải tạo” không có một người nào được khỏe mạnh cả.
 
 

Tuy nhiên, như mọi người đã thấy, chỉ trừ ra có hai người “tù” cao cấp, là được hoàn toàn khỏe mạnh, lúc “ở tù” thì được tự do tắm nước mưa, được tự do trồng hoa ngắm chơi; rồi kghi “ra tù” lại còn được tự do viết sẵn một “Tuyên ngôn” để đem lên máy bay đi thẳng sang Mỹ, với cái bộ mặt mập mạp, ú na, ú nần bằng cái mâm đồng, mâm gỗ, còn hơn những người không hề có một ngày tù. “Người tù” đó, chính là “ông” Gs Đoàn Viết Hoạt, với “gần 20 năm tù, biệt giam”.



Đoàn Viết Hoạt

Còn “người tù” thứ hai, đó chính là “ông” Bs Nguyễn Đan Quế, như một tấm hình đã được ghi là “thăm nuôi”. Nguyễn Đan Quế (không mặc áo quần tù) tươi cười bên ca sĩ Tâm Vấn cũng cười tươi như hoa, mặt mày trang điểm như đúng là một ca sĩ đang đứng trên sân khấu, trước một chiếc bàn đang bày đầy những món “quà thăm nuôi”. Những hình ảnh của hai “người tù” này, đã hoàn toàn khác hẳn với hình ảnh của các vị tù “cải tạo”, cũng như những hình ảnh của những vợ tù “cải tạo” đã từng khổ sở “thân cò lặn lội”, đi thăm chồng ở những trại tù trên khắp đất nước dưới chế độ của Cộng sản Việt Nam.



Cảnh thăm nuôi “cải tạo viên” Nguyễn Đan Quế

Trở lại với những hình ảnh của những cán binh Cộng sản trong các nhà giam của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Khi nhìn những hình ảnh này, tôi lại còn nghĩ rằng: nếu trong hiện tại, mà đa số những đồng bào của chúng ta, có những cụ già lưng đã còng, tay đã run, và có những mảnh đời đói rách triền miên hiện đang sống vất vưởng trong những cơn đói khát lạnh lẽo, thân hình trơ xương dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam, thì mọi người ai cũng đều nhân thấy: những tù binh Cộng sản này, đã có một đời sống no ấm hơn hẳn những đồng bào của chúng ta trong thời điểm hiện nay ở trong nước.
 
 

Điểm qua những hình ảnh tương phản với nhau như thế, tôi nghĩ rằng vẫn chưa đủ. Do đó, tôi phải ghi thêm vào đây là những hình ảnh của những kẻ đang nắm quyền cai trị đất nước hôm nay: từ “Chủ tịch nước”, “Chủ tịch đảng”, “Thủ tướng” và tất cả những đảng viên Cộng sản, cũng như tất cả con cháu của họ, hết thảy đều ngồi trên những ngôi cao của chế độ, đều là những “đại gia” lúc nào cũng sẵn sàng ném tiền qua cửa sổ để mua những “cuộc vui suốt tháng, trận cười thâu đêm”.

Nhưng chỉ chừng ấy, thì có lẽ cũng chưa đủ, bởi vì, nếu so sánh cuộc sống đầy đủ của những đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản cùng với những người dân đói nghèo thì khác nhau một trời, một vực. Nhưng, nếu đem so sánh với hai “người tù”: Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế, thì cả hai đều không khác với những đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam. Chẳng tin, thì quý vị cứ nhìn vào những tấm hình “người tù” Nguyễn Đan Quế đang ở… trong tù, tay đang nâng “ly rượu mừng”, còn vợ, ca sĩ Tâm Vấn thì cứ bay đi, lượn về Việt Mỹ, rồi Mỹ Việt, để “đấu tranh” cùng chồng cho chắc ăn hơn.
 

Lời sau cùng, tôi chỉ muốn nói thêm: giá như, ngày xưa, những người tù “cải tạo” như chúng tôi, mà có được lấy một phần nhỏ như những tù binh Cộng sản trong những tấm hình này, thì đâu đến nỗi các bạn tù của tôi phải bỏ mình trên những rừng sâu núi thẳm, có người đã chết mất xác, không tìm lại được nắm xương tàn. Tôi ước gì những đồng bào đang đau khổ của chúng ta tại quê nhà, tất cả đều có được những cuộc sống, những thân thể khỏe mạnh như những cán binh Cộng sản kia; và tôi cũng ước gì tất cả những đồng bàocủa tôi đang đói khổ, rách rưới, lang thang đâu đó, trên khắp quê hương đất nước Việt Nam, họ đều có được một thân thể khỏe mạnh và một cuộc sống bình an, no ấm chỉ bằng một nửa của hai “người tù” Nguyễn Đan Quế và Đoàn Viết Hoạt, thì tôi sẽ vui mừng biết mấy!

Colorado, 21/9/2012

Phan Nhân

 

 

Cuộc chiến giữa thiện và ác

Cuộc chiến giữa thiện và ác

 
Ngô Nhân Dụng

 

Các bloggers và nhà báo tự do ở Việt Nam mới gửi đi một “Bản lên tiếng chung” về trường hợp nhà báo Hoàng Khương bị xử bốn năm tù, đang chờ ngày ra trước tòa phúc thẩm.
 
Trong bản lên tiếng này, các nhà báo kêu gọi, “Chúng ta sẽ luôn đứng bên anh, đứng cùng chiến tuyến của anh, và tiếp tục dấn thân vào cuộc chiến giữa thiện và ác này.”

Theo nội dung bản lên tiếng thì chúng ta hiểu “Cuộc chiến giữa thiện và ác” ở đây là giữa guồng máy tham nhũng và nạn nhân là người dân Việt. Câu chuyện bắt đầu từ những bài báo của Hoàng Khương, tên thật là Nguyễn Văn Khương, tố giác nạn tham nhũng của cảnh sát quận Bình Thạnh, đăng trên báo Tuổi Trẻ vào Tháng Bẩy năm 2011.
 
 
 Trong bài báo kể một vụ ăn hối lộ cụ thể, Hoàng Khương đã chụp được cả hình Thượng úy Công an Huỳnh Minh Ðức đang đếm tiền, mười triệu đồng Việt Nam, với bộ mặt rất thản nhiên như đang nhận tiền công sửa xe hay bán dầu cháo quẩy vậy.

Các chi tiết kể ra trong bài báo của Hoàng Khương sống động như ký giả có mặt tại chỗ: “Ông Hoàng hỏi đưa trước 10 ‘chai’ (triệu) được không, ông Huỳnh Minh Ðức nhanh nhẩu bảo 'được.'
 
Ông Hoàng đếm tiền đặt trên bàn, ông Ðức xếp lại ngay ngắn rồi đút túi và nói, 'Chủ Nhật đưa giấy tờ xe, khoảng Thứ Năm, Thứ Sáu lấy xe, khỏi ra phường kiểm điểm.' Ông Hoàng nói Hòa (người lái chiếc xe bị bắt) không có giấy phép lái xe. Ông Ðức du di 'không có thì thôi.'
 
Thấy ông Hoàng chưa thật sự yên tâm, ông Ðức hứa chắc nịch: 'Vụ này đã thành công 99%!'”

Bài tường thuật lại kèm theo hình ảnh ông Ðức đếm tiền; đúng là một bài báo tuyệt vời! Nhưng làm sao nhà báo lại nghe được đủ các lời đối thoại và chụp được những bức hình như vậy?
 
Theo tố cáo của công an thì chính Hoàng Khương là người đã mai mối để đưa tiền hối lộ. Thế là, vào cuối năm 2011 bên công an lấy gậy ông đập lưng ông, đưa Hoàng Khương ra tòa về tội hối lộ cảnh sát. Họ còn yêu cầu báo Tuổi Trẻ đuổi Hoàng Khương; và tờ báo này đã ngoan ngoãn làm theo, “đình chỉ công tác” nhà báo từ tháng 12 năm ngoái.
 
 
Mặc dù lúc đó Hoàng Khương chưa hề ra tòa, chưa hề bị kết án! Sự kiện này chứng tỏ ở trong nước Việt ta thì lệnh của cảnh sát công an còn được thi hành nhanh hơn cả bản án của ngành tư pháp! Ðầu Tháng Chín năm 2012, Hoàng Khương bị án bốn năm tù về tội hối lộ cảnh sát! Huỳnh Minh Ðức cũng được lãnh năm năm tù về tội ăn hối lộ.
 

Luật lệ nước nào thì cũng coi cả việc hối lộ lẫn nhận hối lộ đều có tội. Nếu guồng máy pháp luật ở nước ta làm việc hữu hiệu thì chắc hơn một nửa nhân dân trong nước đã bị bỏ tù!
 
Vì chẳng mấy ai là không từng hối lộ, từ trẻ em lên chín tới các cụ già 90! Một nửa còn lại (cứ cho là 47% còn lại) không phạm tội hối lộ chỉ vì họ không đáng để các quan công an chiếu cố!
 
Quý vị công an ở nước ta có quyền tuyên bố là họ không bao giờ tham nhũng đối với 47% quần chúng nhân dân, vì đám nhân dân này chẳng có đồng xu nào đáng cho các quan bỏ công đi sách nhiễu cả!
 
Trong hàng ngũ nhân dân có thể 47% không bao giờ phạm tội hối lộ; còn trong hàng ngũ cảnh sát công an thì tỷ số người không bao giờ ăn hối lộ là bao nhiêu?
 
 
Nếu mở một cuộc trưng cầu ý kiến đồng bào Việt Nam ta thì chắc cả nước sẽ nói tỷ lệ đó là “zero phần trăm!” Tức là 100% các chiến sĩ công an đều chấm mút cả. Nếu không được chấm mút thì ai dại đeo cái mặt mo cho vợ con xấu hổ làm cái gì?

Ðiều tức cười là nếu phóng viên Hoàng Khương thực sự có ý đưa tiền hối lộ cho cảnh sát để chạy chọt cho người quen thì chắc anh không dại gì lại chụp ảnh rồi đem in lên báo!
 
 
Không lẽ một người tốt nghiệp Ðại Học Ðà Lạt lại dại dột “lạy ông tui ở bụi này” như vậy? (Xin thành khẩn khai báo, ký giả này cũng tốt nghiệp Ðại Học Ðà Lạt, trước năm 1975; nhưng nhận xét vừa rồi hoàn toàn dựa trên suy luận công bằng).

Cuối cùng, một người tối dạ đến đâu cũng thấy việc gán cho nhà báo Hoàng Khương cái tội đưa tiền hối lộ công an là một bản án “bắt voi bỏ rọ.” Chỉ vì nhà báo này dám đụng tới cảnh sát, công an. Và vì nền công lý ở nước ta thì con voi to đến đâu cũng bỏ vô trong rọ được hết!

Cho nên, bản lên tiếng của các nhà báo tự do ở Việt Nam đã “lên án” chính bản án kết tội Hoàng Khương; gọi là một bản án bất công.
 
 
Hơn nữa, nó “hoàn toàn phản bội những khát vọng và nỗ lực của nhân dân trong sứ mệnh bài trừ tham nhũng, tham ô, hối lộ, cửa quyền đã và đang phá nát xã hội Việt Nam.” Ðúng là một “cuộc chiến giữa thiện và ác.” Khát vọng của nhân dân là thiện. Bọn chúng nó là ác.

Nhưng cuộc chiến giữa thiện và ác không phải chỉ là giữa “nhân dân phải đi hối lộ” và “các quan đòi hối lộ.” Hiện tượng “đang phá nát xã hội Việt Nam” cũng không phải chỉ là do “bọn tham nhũng, tham ô, hối lộ, cửa quyền” gây ra.

Cuộc chiến giữa Thiện và Ác ở nước ta, tai họa đang phá nát dân tộc chúng ta, còn sâu xa và nặng nề hơn nhiều.

Khi đọc bản lên tiếng của các nhà báo tự do trong nước, điều đáng chú ý nhất là không thấy nói những ý kiến nêu trong bản lên tiếng này nhắm gửi tới “thẩm quyền” nào để minh oan cho nhà báo Hoàng Khương. Các nhà báo tự do chỉ yêu cầu đồng bào cùng ký tên vào Bản lên tiếng, nhưng không nói họ sẽ làm gì để cho Hoàng Khương được xóa án, được tự do!
 

Ðây là một cảnh “nói giữa trời.” Không nói với một ai cụ thể. Cảnh này chỉ thấy ở nước Việt Nam ta. Lý do giản dị, là các nhà báo tự do không biết mình phải nói với ai cả! Ngoảnh đi ngoảnh lại, chẳng biết kêu ai để giải oan cho một bạn đồng nghiệp; thôi đành cứ “kêu lên giữa chợ;” ai nghe thì nghe vậy!

Muốn một người lên tòa phúc thẩm được tha bổng, thì nơi duy nhất để kêu oan là tòa án. Phải đi tìm luật sư ra biện hộ mạnh mẽ giữa tòa. Ðó là phương cách bình thường. Nếu tôn trọng cán cân công lý thì người ta cũng không thể dùng dư luận đông người làm áp lực với tòa án.
 
 
Công việc ở tòa án phải để cho các luật gia, bên công tố cũng như bên biện hộ, tranh biện với nhau; rồi để yên cho quan tòa quyết định, dựa trên pháp luật. Ðó là cách hành xử bình thường trong một xã hội văn minh, tôn trọng luật pháp.



Các nhà báo tự do không muốn làm một hành vi kém văn minh, tất nhiên không muốn mọi người thấy mình đang tạo áp lực với công lý! Như vậy thì chúng ta đi xin đồng bào ký tên ủng hộ để làm gì?

Chúng ta vẫn cứ phải làm, bởi vì biết tất cả hệ thống tòa án hiện nay không dính dấp gì đến công lý cả. Tòa án chỉ là một dụng cụ nằm trong tay ba anh chị “chuyên chính vô sản;” điều này đã được xác nhận công khai từ hơn nửa thế kỷ nay rồi. Nói chuyện với tòa án thà rằng vạch đầu gối ra mà thủ thỉ với nó còn hơn!
 

Ðó mới là cái tai họa lớn nhất đã phá nát nước ta trong hơn nửa thế kỷ nay. Cái ác lớn nhất, cuộc chiến đấu chống cái ác quan trọng nhất, là ở đó. Cuộc chiến giữa Thiện và Ác không phải chỉ là chống bọn tham ô, cửa quyền, chống các anh chị em công an cảnh sát nhặt nhạnh chỗ này chút, chỗ kia chút! Ðó chưa phải là cái ác lớn nhất. Phải kêu lên giữa chợ, để tất cả mọi người thức dậy, nhìn thấy cái ác lớn nhất, và tìm cách thay đổi.

Chúng ta hoàn toàn đồng ý với các nhà báo tự do trong nước, nói rằng việc kết tội Hoàng Khương hoàn toàn sai. Nhưng cũng phải nói thêm, hành động của anh khi đem tiền hối lộ đưa cho một người công an, nếu như trong phiên tòa anh nhận đã làm việc đó, cũng sai nốt.
 
 
Ở một nước văn minh, ngay cảnh sát cũng không được “gài bẫy” người ta phạm tội để bắt quả tang. Trừ khi có lệnh của tòa án cho phép; vì có những lý do chính đáng và không thể tránh được. Một phóng viên có thể tìm cách chứng kiến và thu thập tài liệu kẻ gian đang phạm tội, nhưng không thể tham dự vào tội ác, dù dưới hình thức là nạn nhân hay là tòng phạm!
 

Tại sao nhà báo Hoàng Khương không quan tâm đến quy tắc nghề nghiệp thông thường này? Tại sao những bloggers và nhà báo tự do lên tiếng bênh vực anh cũng không nhắc tới lầm lẫn của anh khi đóng vai chạy chọt, hối lộ để lấy tài liệu viết báo?

Ðặt câu hỏi như thế nhưng ai cũng biết tại sao rồi. Vì mọi người phải sống quá lâu trong một xã hội không thấy những người cầm quyền tôn trọng các quy tắc đạo lý bình thường. Thượng bất chính hạ tắc loạn. Khi một nhóm người chuyên dùng bạo lực và dối trá để lừa gạt dân, đàn áp dân, thì đạo lý cả xã hội sẽ mất hết. Công an ăn hối lộ. Thầy giáo ăn hối lộ. Thầy thuốc ăn hối lộ. Nhà báo ăn hối lộ. Xã hội đã mất kim chỉ nam đạo đức.



Cho nên khi một nhà báo có nhiệt tâm, muốn vạch mặt một anh chuyên ăn hối lộ để viết báo thì cứ nhử cho anh ta nhận hối lộ, thế nào cũng bắt được quả tang! Gọi việc này là “gài bẫy” thì đành chịu tội gài bẫy! Nhưng thực ra con mồi không mắc bẫy! Chính nó sẵn sàng chui vào bẫy. Vì thói quen ăn vụng xưa nay vẫn thế, có ai dám vạch mặt chỉ tên đâu!
 
 
Bắt lỗi một nhà báo gài bẫy, thì phải vạch tội toàn thể cái bọn từng gài bẫy cả dân tộc đi theo chúng; dẫn cả nước cùng tiến vào một con đường cụt, một con đường nghèo, con đường dốt, từ nửa thế kỷ nay. Khi cái ác trọng nhất là chiến đấu với cái đảng Siêu Gài Bẫy đang phá nát cả nền đạo lý của dân tộc.

Sạn Mật


Sạn Mật

 

 
 
From: Thomas An
kinh chuyen tiep
 
 

Sạn Mật

Lan Hương viết theo tài liệu báo Mayo Clinic 5/2006)
Nếu bạn thỉnh thoảng lại đau bụng phía ngang với dạ dầy, dưới gan 1 chút, rất khó chịu nhiều khi lại buồn nôn nữa thì rất có thể là bạn bị sạn mật. Sạn mật rất thông thường cứ 12 người Mỹ thì lại một người bị sạn mật và mỗi năm có thêm 1 triệu người bị bệnh này và bạn phải đi khám bác sĩ ngay vì để lâu ngày sạn lớn ra càng nguy hiểm hơn.

Mật là gì ?

 
Mật là một chất có mầu xanh lá cây do gan tiết ra để đánh tan chất mỡ và giúp tiêu hoá thức ăn. Túi mật hình trái lê, nằm ngay dưới là gan để chứa mật từ gan tiết ra. Khi cơ thể cần mật để tiêu hoá thì túi mật co thắt, bóp vào và tiết ra vào ruột non qua những ống dẫn mật li ti.
 
Khi mật trong túi có vấn đề hoá học thiếu cân bình, thì sẽ vón lại thành chất cứng, lâu ngày thành sạn có thể nhỏ bé tí như hạt cát đến lớn nhất bằng quả banh golf. Túi mật có thể chứa một viên sạn hay cả trăm viên tùy theo trường hợp. Có 2 loại sạn mật:
 
1.- Loại sạn mật do cholesterol: Loại này thành hình là do những cholesterol mà mật không tiêu hoá được, cô đọng lại. Khoảng 80% sạn mật tìm thấy trong người sinh sống ở Mỹ và Âu Châu là loại này.
2.- Loại sạn mật có mầu sắc: do bệnh nhân có bệnh về máu và gan.
Xem [hình phiá trên] người ta nhận thất là khi túi mật bóp và tiết ra mật thì sạn mật cũng ra theo, nếu sạn mật quá lớn thì nó chặn lại tại những ống dẫn mật nêngây nên đau đớn khó chịu phải giải phẫu ngay.
 
Khoảng 30,40 năm trước thì người ta chỉ mổ túi mật ra để lấy viên sạn mật ra rồi khâu lại, nhưng có nhiều trường hợp chỉ vài năm sau túi mật lại có thêm sạn mật nữa, phải mổ đi mổ lại. Về sau thì y khoa kết luận là nên cắt túi mật đi luôn để trừ hậu hoạn.
 
15, 20 năm trước thì người ta phải giải phẫu lớn nghĩa là rạch 1 đường dài 10, 20 cm trên bụng mới lấy túi mật ra được, bệnh nhân phải nằm nhà thương cả tuần lễ và phải nghỉ dưỡng bệnh ở nhà chừng 1,2 tháng để trị vết thương. Bây giờ họ cũng dùng kiểu giải phẫu "cũ" này nếu túi mật đã bị sưng to.
Ngày nay [cứ theo hình dưới đây] thì họ đục 4 cái lỗ, một lỗ để đút giây video camera chiếu hình lên màn ảnh, một lỗ để đút giây đèn vào soi, một lỗ nhìn, một lỗ sỏ kéo vào để cắt. Kỹ thuật giải phẫu tân tiến này chỉ cần hơn 1 tiếng đồng hồ và bệnh nhân có thể ra về trong ngày và đi làm trở lại trong vòng 2-3 ngày.

Tại sao có sạn mật

 
Có nhiều yếu tố gây nên sạn mật. Một là có nhiều cholesterol (mỡ) trong mật vì mỡ rất khó tan và nếu trong mật lại có nhiều mỡ quá thì làm sao mật có giờ thanh toán mỡ được cho kịp vì vậy nó đóng thành sạn. Thêm vào nữa là nếu túi mật lúc nào cũng đầy mật mà không chảy vào ruột non thì nó sẽ đông lại và đóng thành sạn. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố như:
a.- Phái tính: Đàn bà có cơ nguy bị sạn thân gấp đôi đàn ông vì kích thích tố nữ (estrogen) có nhiều mỡ trong mật, thêm vào nữa là những thuốc ngừa thai làm tăng số lượng mỡ trong mật.
b.- Lên cân quá mức: Mập quá cũng làm tăng số lượng mỡ trong mật và làm cản trở việc co bóp túi đẩy mật ra ngoài.
c.- Ăn uống: Nếu ăn uống nhiều mỡ quá và ít chất sơ cũng làm tăng mỡ trong mật.
d.- Dùng thuốc chống cholesterol: Nếu dùng các loại thuốc giảm cholesterol như TRICOR hay LOPID cũng làm tăng xác xuất có sạn mật vì thuốc ảnh hưởng đến mật.
e.- Tuổi tác: Càng già càng có nhiều cơ hội có nhiều cholesterol trong mật.
f.- Di truyền: Gia đình có người có sạn mật cũng sẽ ảnh hưởng di truyền đến người khác.
g.- Sắc tộc: Người Mỹ da đỏ đứng đầu sau đó đến người gốc Mễ Tây Cơ là 2 sắc dân có nhiều sạn mật nhất tại Hoa Kỳ.

Khi nào cần chữa trị ngay

 
Khi túi mật co thắt để bài tiết mật vào ruột non, thì một viên sạn hay nhiều viên sạn theo nhau chạy ra không có gì trở ngại cả, trừ phi viên sạn quá lớn làm nghẽn ống chuyển mật, làm bệnh nhân đau nhói không chịu được ở phần bụng trên, lan ra cả sau lưng và bả vai kéo dài từ 15 phút đến 1 vài giờ.
 
Sau đó đến màn nôn mửa, nóng, lạnh, mắt trắng da vàng, nước tiểu mầu đậm, phân mầu lợt lạt.
 
Nếu bạn có những triệu chứng như vậy thì vào nhà thương ngay. Có thể ít giờ sau, cơn đau sẽ qua đi nhưng túi mật có thể bị nhiễm trùng và bị bể ra nếu viên sạn vẫn chặn lối. Và nếu bị chặn thì lá lách cũng có thể bị sưng, có thể gây ra chết chóc.
 
Muốn chẩn bệnh sạn mật, thừờng phải thử máu để xem có bị nhiễm trùng không sau đó làm "ultrasound" là phương pháp hữu hiệu nhất để tìm sạn mật. Một cách khác là dùng một sợi giây có gắn máy chụp hình, chuyền từ cổ họng xuống để xem có viên sạn nào chặn lối ống dẫn mật vào ruột non không, nếu có thì họ có thể lấy ra ngay. Còn một cách là MRI (magnetic resonance imaging).

gallstone-symptoms-in-women 

 

Những cách chữa trị sạn mật

 
Nếu sạn mật không gây ra đau đớn hay biến chứng gì thì không cần chữa trị. Còn những viên sạn khuấy rối gây ra đau đớn thì cách tốt nhất là cắt tuí mật đi, vì túi mật không phải là một cơ phận thiết yếu của con người, nếu không cắt đi mà chỉ lấy sạn ra thì ít lâu sau sạn sẽ trở lại. Giải phẫu lấy túi mật rất thông thường tại Hoa Kỳ.

Con người sống không có túi mật ra sao

 
Sau khi cắt túi mật, thì gan vẫn bài tiết mật như thường nhưng thay vì mật được dự trữ trong túi mật thì chẩy thẳng vào các ống dẫn vào ruột non. Trong trạng thái "mất túi mật" này thì sẽ đi đại tiện nhiều hơn và phân sẽ lỏng hơn khi trước rồi sẽ trở lại bình thường. Nếu không trở lại bình thường và vẫn tiếp tục bị "tiêu chảy" thì phải nên khám bác sĩ để xin thuốc trợ mật và lá lách.

 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link