Tuesday, September 18, 2012

Mời các bạn xem 5 chuyên đề về sức khỏe.

Xin chuyển đến quý thân nhân - bằng hữu trang y-tế :
NĂM CHUYÊN-ĐỀ VỀ SỨC KHỎE NÊN BIẾT.
TheKhiemTran.
From:
Nguyễn VânTùng
Subject: 5 CHUYÊN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE.

From: bs.nguyen dang doi <>
To:KimAnh.NaUy
.Mời các bạn xem 5 chuyên đề về sức khỏe.
Chuyên đề 1:

ĂN ĐẬU NÀNH CÓ ĐỘC KHÔNG?
BS. PHẠM NẮNG CƯỜNG
LTS: Đã từ lâu, các chế phẩm của đậu nành như đậu phụ, sữa... trở thành thực phẩm quen thuộc với chúng ta. Các chế phẩm này ngon, hợp khẩu vị, nhất là nó được xem như loại thực phẩm lành tính chỉ có lợi cho sức khỏe, hoàn toàn vô hại. Thế nhưng, bài viết dưới đây của BS. Phạm Năng Cường (dựa theo một tài liệu khoa học của nước ngoài) lại cho rằng dùng đậu nành có hại như: có thể làm nam giới vô sinh, dễ gây ung thư... Tòa soạn xin giới thiệu bài viết này để bạn đọc tham khảo và mong các chuyên gia về dinh dưỡng có ý kiến.
Tôi mới nhận được tài liệu về dinh dưỡng trị liệu do BS Nguyễn Xuân Thuyên - người Mỹ gốc Việt gửi tặng, trong đó có nêu rõ cái lợi và cái hại của đậu nành như sau:
1. Vềmặt lợi
BS đã nêu rằng: Trên thế giới người ta đã thống kê được trên 1.000 loại đậu nành gồm đủ cỡ (to nhỏ) và sắc màu (đỏ, vàng, xanh, nâu và cả đen). Lại có ghi: Đậu nành ít chất bột, nhiều đạm và dầu, giá rất rẻ được dùng làm thực phẩm chế biến đủ loại như đậu phụ, dầu đậu nành, tương sữa đậu nành, bột đậu nành, sốt đậu nành và miso... Đậu nành còn được chế biến thành bơ margarines, kể cả xà bông và plastic.
Nước Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về xuất cảng và sản xuất, chế biến đậu nành. Trước đây các nhà khảo cứu đã chỉ ra lợi ích của đậu nành như làm giảm cholesterol trong máu do có 4 chất là: chất xơ, chất saponins, chất phytosterols và cả chất lecithin cùng lượng nhỏ vitamine E, đậu nành còn là chất chống ung thư nhờ các chất như: protease inhibitors, trypsin inhibitor, isoflavones, polyphenols, phytate, và methionine.
II. Về mặt độc hại
Nhưng đậu nành cũng độc hại không kém, nhất là đậu phụ và tàu hũ (óc đậu) hoặc các sản phẩm làm đông đặc theo phương pháp Tây Âu ví dụ: enzyme inhibitors làm ngăn cản hoạt động của trypsin và các enzymes khác cần cho hấp thu chất protein, làm thiếu hụt chất đạm nghiêm trọng có thể gây viêm tụy (trên súc vật) và ung thư(?)
Nó còn có hóa chất hemaglutinin làm cho hồng cầu bị vón và giảm hấp thu dưỡng khí. Đậu nành còn có lượng phytic acids cao, thường có ở vỏ hạt làm cản trở sự hấp thu các chất khoáng rất quan trọng như: calcium, mangesium, sắt, kẽm qua ruột (thường thấy ở những người ăn chay trường).
Trong khi chế biến, các nhà sản xuất thường ngâm đậu nành trong dung dịch kiềm (alkaline) sau đó đun ở 115oC trong nồi áp suất. Cách này làm chất đạm khó tiêu hóa được và chất phytate trong sữa đậu nành ngăn cản các chất khoáng vào máu, nguy hiểm hơn là chất kiềm dùng để ngâm còn có mầm ung thư lysinealine, giảm chất cystine trong đậu nành đưa đến vô dụng các chất đạm nếu không ăn thêm các chất thịt, cá, trứng và sản phẩm làm từ sữa động vật. Sữa đậu nành cho trẻ em cùng với chất trypsin inhibitors có chứa lượng cao nhất phytate khiến cho trẻ bị thiếu kẽm.
Còn chất nhôm lại cao hơn gấp 10 lần so với sữa thường và 100 lần so với sữa chưa chế biến. Tình trạng dị ứng do ăn đậu nành rất thường gặp, vả lại trong sữađậu nành cho trẻ em còn thiếu chất cholesterol là chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ và hệ thống thần kinh.
Điều làm tôi sửng sốt trong phần kết thúc, mục Bạn có biết? tác giả ghi nguyên văn:
- Đậu nành có thể làm cho nam giới vô sinh (ít tinh trùng) vì nó có chứa estrogen. Chúng tôi đề nghị các ông phải ngưng ăn đậu nành trước 3 tháng nếu muốn có con(?)
- Phải chăng việc chế biến đậu nành còn quan trọng hơn cả thành phần cấu tạo của nó(?)
- Phải chăng đậu nành chỉ tốt với người cao tuổi còn tuổi trẻ thì không(?)
Chắc sẽ có quý vị hỏi: Liệu tác giả đó muốn gì? Và tài liệu kia ra sao?
Xin thưa, tác giả đó chỉ hoan nghênh cách chế biến cổtruyền có lên men như ông cha ta đã làm, ví dụ làm tương chẳng hạn, còn các phương pháp sản xuất công nghiệp, nhất là không cho lên men thì đảphá.
Tác giả cũng cho rằng không khuyến khích với trẻ em và người ăn chay vì đều thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Đây là tài liệu chính thống được phổ cập tại Mỹ cho 2 cộng đồng người Việt và người Mỹ được Nhà nước công nhận và cho phép.
Theo ý tôi, có lẽ lâu nay ta ít lưu tâm tới các cách chế biến (tốt hoặc xấu) mà người giải đáp phải là các nhà khoa học, trong đó có Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế VN chúng ta.
Mong sớm có được hướng dẫn về chuyên mục này, vì sản phẩm chế từ đậu nành ở tađang phát triển mạnh và những quảng cáo giật gân về nó cũng không thiếu trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Xác định cách nào là đúng và có lợi cho đối tượng nào, hoặc ngược lại, âu cũng là góp phần nâng cao dân trí và cải thiện thực tế sức khỏe của nhân dân ta, vì đậu nành ở ta không hiếm, lại rẻ và dễ phổ cập.


Chuyên đề 2:

.Những điều nên và không nên trong
sửdụng kháng sinh.
Tác giả : TS. DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC (Trường Đại học Y Dược - TPHCM)
Cơ thể ta có một hệthống miễn dịch (gồm các tế bào bạch cầu, kháng thể…) luôn sẵn sàng chống trả, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
Khi các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và phát triển quá nhanh, quá nhiều, vượt khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch, sẽ làm ta mắc bệnh nhiễm trùng.
Có 2 loại vi sinh vật gây bệnh phổ biến là siêu vi (còn gọi là virus) và vi khuẩn.
Khi mắc bệnh nhiễm trùng, ta phải dùng kháng sinh để điều trị, nhưng kháng sinh chỉ có tác dụng trị những bệnh nhiễm do vi khuẩn chứ đa phần không trị được bệnh nhiễm do virus.
Khi sử dụng kháng sinh, chúng ta nên lưu ý một số vấn đề nhằm phát huy tác dụng cao nhất của thuốc.
NHỮNG VẤN ĐỀ NGƯỜI SỬ DỤNG KHÁNG SINH CẦN TUÂN THỦ
Nên biết kháng sinh là loại thuốc gì?
Kháng sinh là những hợp chất trước đây có nguồn gốc thiên nhiên (tức được ly trích từ các vi sinh vật như vi nấm), và nay được tổng hợp, có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
Kháng sinh có tác dụng rất tốt nếu được sử dụng đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Còn nếu sử dụng không đúng, có thể sẽ gây nhiều tác hại khôn lường.
Kháng sinh cho tác dụng như thế nào?
Kháng sinh chống lại vi khuẩn bằng cách làm hư hại thành phần cấu tạo của chúng như lớp vỏ bảo vệ, màng trao đổi chất v.v... Tuy nhiên, trong phương diện điều trị, người ta quan tâm đến hai loại tác dụng: tác dụng diệt khuẩn và tác dụng kìm khuẩn (kìm khuẩn có khi còn được gọi là hãm khuẩn, trụ khuẩn, tĩnh khuẩn).
Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng giết chết vi khuẩn, còn kháng sinh kìm khuẩn chỉ làm cho vi khuẩn ngưng phát triển, không sinh sản chứ không bị tiêu diệt.
Kháng sinh kìm khuẩn được dùng khi cơ thể người bệnh còn sức đề kháng, hệ thống miễn dịch còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn đã bị thuốc làm cho yếu đi. Nếu cơ thể người bệnh quá yếu, bắt buộc phải dùng các loại kháng sinh diệt khuẩn. Chỉ có thầy thuốc mới biết kháng sinh nào là diệt khuẩn và kháng sinh nào là kìm khuẩn, cũng như việc dùng mỗi loại trong từng trường hợp cụ thể.
Những loại nhiễm trùng nào cần dùng kháng sinh?
Như đã trình bày, kháng sinh chỉ được dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn chứ không trị được những bệnh nhiễm virus (như cảm cúm).
Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp là viêm nhiễm tai mũi họng (như viêm xoang, viêm tai giữa), viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), viêmđường tiết niệu, nhiễm trùng da v.v...
Kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ
Các tác dụng phụ do kháng sinh gây ra có thể chia làm 3 loại:
- Dị ứng: Nhẹ là nổi mề đay, ban đỏ, ngứa. Nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ gây tử vong.
- Nhiễmđộc các cơ quan: Như gây độc đối với gan, thận (Tetracyclin, Sulfamid), các tế bào máu (Cloramphenicol), thần kinh thính giác (Streptomycin, Gentamycin), xương răng (Tetracyclin làm hại răng trẻem)...
- Loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy: Đây là tác dụng phụthường gặp, đối với trẻ có thể gây mất nước nghiêm trọng, hoặc thiếu vitamin do tiêu chảy bởi kháng sinh.
Hiện tượng đề kháng kháng sinh
Đề kháng kháng sinh là tình trạng do sử dụng kháng sinh không đúng (dùng khôngđủ liều, không đủ thời gian) nên không tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn, một số còn sống sót sẽ có khả năng đề kháng lại kháng sinh đã sử dụng, dođó kháng sinh đã sử dụng sẽ không còn tác dụng ở những lần điều trị sau.
Nên sử dụng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị
Đặc biệt đối với trẻ em, khi nghi ngờ trẻ bị bệnh do nhiễm khuẩn, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chỉ định thuốc.
Chỉ có bác sĩ mới biết rõ khi nào cần sử dụng kháng sinh, chọn lựa loại gì và hướng dẫn dùng đúng thuốc, đúng cách, đủ liều, đủ thời gian.
Nên lưu ý để tránh hiện tượng đề kháng kháng sinh đã nêu trên, phải dùng thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian như bác sĩ đã chỉ định.
NHỮNGĐIỀU CẦN TRÁNH
Không nên tự ý sử dụng kháng sinh
Ở nhiều nước trên thế giới, bệnh nhân chỉ có thể mua kháng sinh ở nhà thuốc khi có đơn của bác sĩ.
Ở nước ta, Bộ Y tế có quy định một số rất ít kháng sinh được mua không cần đơn, nhưng nói chung tình trạng tự ý sử dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến.
Nhiều kháng sinh thuộc loại rất mới, chỉ dùng hạn chế trong bệnh viện lại bị lạm dụng bừa bãi.
Xin được nhắc lại, chỉ có bác sĩ điều trị mới có đủ thẩm quyền xác định loại bệnh nhiễm và loại kháng sinh điều trị thích hợp.
Không nên ngưng sử dụng kháng sinh nửa chừng hoặc sử dụng kéo dài
Thông thường, một số kháng sinh dùng đủ liều cho cả đợt điều trị phải mất từ 7-10 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn tùy theo loại bệnh và tiến triển bệnh.
Ta phải theo đúng chỉ định dùng thuốc, tức là dùng đúng liều,đủ thời gian theo đơn thuốc của bác sĩ. Đừng vì thấy bệnh có vẻ đỡ mà ngưng dùng thuốc, sẽ làm vi khuẩn không bị tiêu diệt hết trỗi dậy, vừa gây hại cho chính bản thân do bệnh tái phát, vừa ảnh hưởng đến cộng đồng vì làm gia tăng sự đề kháng kháng sinh. Còn nếu sử dụng kéo dài có thểdẫn đến những tai biến nguy hiểm.
Không nên dùng lại kháng sinh đã dùng còn thừa
Rất nhiều kháng sinh quá hạn dùng có độc tính rất cao (như Tetracyclin gây độc cho thận).
Không nên chỉ người khác sử dụng kháng sinh khi thấy bệnh na ná giống mình
Bởi vì triệu chứng bệnh có vẻ giống nhưng nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau.
Chẳng hạn như sốt không phải là triệu chứng của mọi bệnh nhiễm khuẩn.
Hơn nữa, một kháng sinh có thể thích hợp cho người này nhưng lại không thích hợp, thậm chí còn gây tai biến nặng nề cho người khác.

Chuyên đề 3:

.Vai trò của vitamin & khoáng chất
đối với mái tóc của bạn.
Tác giả : BS. PHẠM THỊ KIM ANH (BV. Da liễu TPHCM)
Cũng như các bộ phận khác của cơ thể, mái tóc chúng ta rất cần được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt.
Ngoài yếu tố di truyền là vấn đề cơ bản để quyết định màu sắc, độdày mỏng, số lượng sợi tóc, độ bền chắc thì nguồn dinh dưỡng cho tóc (được cung cấp qua các thức ăn hàng ngày) cũng là yếu tố quan trọng, góp phần giúp chúng ta có một mái tóc óng ả và khỏe mạnh.
Ngoài ra những yếu tố bên ngoài do chúng ta gây ra như quá lạm dụng hóa chất: dùng dầu gội không thích hợp, lạm dụng thuốc nhuộm tóc, uốn tóc, duỗi tóc hoặc dùng các loại gel, mouse, keo xịt tóc để tạo dáng cũng gây ảnh hưởng xấu cho tóc.
Bài viết sau xin giới thiệu vai trò của chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng cũng như các loại vitamin đối với mái tóc của bạn.
VAI TRÒ CỦA MÁI TÓC
Mái tóc đẹp là niềm tự hào của mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Ông bà ta đã có câu "Cái răng, cái tóc là góc con người", chứng tỏ tầm quan trọng của tóc không phải nhỏ.
Mái tóc cũng là một trong những yếu tố quyết định dáng vẻ của mỗi người. Chúng ta có thể nhận ra bạn bè, người thân qua kiểu dáng cũng như các đặc điểm của tóc; Mái tóc đẹp làm ta trở nên duyên dáng hơn,đặc biệt đối với các phụ nữ.
Với đà tiến bộ của xã hội ngày nay, nhiều người còn cho rằng một mái tóc đẹp sẽ giúp chúng ta dễ thành công hơn trong nghềnghiệp.
Thông thường mái tóc của chúng ta có khoảng 200.000-400.000 sợi.
Số lượng tóc nhiều hay ít còn tùy thuộc vào chủng tộc, yếu tố di truyền của ông bà, cha mẹ.
Ðể giữ gìn và luôn có một mái tóc đẹp, chúng ta cần bảo đảm nguồn nuôi dưỡng tóc luôn được dồi dào thông qua các thứcăn hàng ngày.
NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TÓC Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc cũng chính là những thức ăn hàng ngày chúng ta đưa vào cơ thể. Bao gồm 4 nhóm thức ăn chính gồm:
1. Sữa và các sản phẩm từsữa. 2. Thịt, cá. 3. Các loại đậu, hạt. 4. Rau, củ và trái cây.
Các thành phần thức ăn này sẽ giúp cơ thể tạo ra đầy đủ calorie và protein, tạo khả năng cân bằng trong việc sản xuất năng lượng từ thức ăn, cung cấp năng lượng cho các phản ứng hóa học khác bên trong cơ thể.
Do đó nếu chúng ta có chế độ ăn hàng ngày không đầy đủ protein hoặc thiếu năng lượng trong thời gian dài thì có thể bị rụng tóc.
Người ta nhận thấy một số người dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân cấp tốc sẽ làm giảm năng lượng cơ thể, đồng thời nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng cũng giảm theo; Protein cung cấp cho cơ thể cũng suy giảm nên dễ bị rụng tóc hơn người bình thường.
Do đó họ cần dùng thêm viên thuốc bổ đa sinh tố để bổ sung cho chế độ ăn.
Với những trường hợp dùng chế độ giảm cân bằng cách dùng thuốc lợi tiểu (hoặc dùng amphetamin) như chất làm giảm sựngon miệng, cũng có thể gây tác dụng đảo ngược ảnh hưởng đến da và tóc.
Ngoài tác dụng trực tiếp trên thận, thuốc lợi tiểu còn có thể gây ra tình trạng rối loạn nước - điện giải làm cơ thể mất nhiều nước, kéo theo mất các vitamin nhóm B và những khoáng chất như calci, magne, kẽm.
Tất cảnhững yếu tố này gây xáo trộn cho cơ thể và sau đó ảnh hưởng đến da và tóc.
VAI TRÒ CỦA CÁC VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT
Các vitamin và khoáng chất có ảnh hưởng đến mái tóc chúng ta rất nhiều.
Tạm thời có thểchia làm hai nhóm như sau:
Nhóm vitamin tan trong nước:
Nhóm các vitamin B: Có tầm quan trọng trong việc giữ cho tóc, da đầu và da luôn được khỏe.
Các vitamin B có trong các loại thực phẩm, nhất là ở hạt ngũ cốc, bánh mì, rau lá xanh, các loại đậu, đậu nành, men, mộng lúa mì, thịt bò (nhất là ở gan).
Thiếu vitamin nhóm B có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra các vấn đề về thần kinh, viêm da đầu và da; Làm tóc bạc sớm, rụng tóc.
Vitamin C: Có trong nước trái cây (đặc biệt là chanh), rau tươi hoặc đã được nấu chín (nhất là các loại rau lá xanh).
Nguồn cung cấp tốt nhất là quảdâu, cam, bắp cải xanh, đu đủ, ổi, dưa hấu...
Vitamin C giúp các mạch máu trở nên dẻo dai hơn, làm vết thương mau lành và giúp cơ thể hấp thu sắt từ thức ăn.
Trước kia, khi vitamin C chưa được biết đến, tình trạng thiếu vitamin C thường xảy ra ở các thủy thủ, gây chảy máu lợi và rụng tóc lan rộng. Vitamin B và C là những vitamin đông. Chúng thường dễ bị phá hủy bởi các phương pháp bảo quản thức ăn như nhiệt độ, đun sôi, chiên nóng.
Ngay cả ánh nắng mặt trời cũng như thời gian lưu trữ lâu cũng là yếu tốlàm vitamin bị phá hủy.
Vì vậy nếu ăn rau luộc không nên nấu nhừ quá. Nên dùng cả nước luộc rau vì có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trái cây tươi nên được bao phủ, không phơi ngoài không khí để tránh bị oxy hóa và gây hủy hoại vitamin C.
Nhóm vitamin tan trong mỡ:
Các vitamin A, D, E, Kđều tan trong mỡ và được vận chuyển qua ruột nhờ các chất lipid.
Khi chúng ta dùng quá nhiều, các vitamin này sẽ được tích tụ ở gan và khó bài tiết ra ngoài.
Vitamin A có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng như cà rốt, dưa vàng, khoai lang bí, đậu, lê. Ngoài ra cũng có ở rau lá xanh, trứng, sữa, dầu gan cá, gan...
Vitamin D có trong dầu gan cá, trứng, sữa, gan. Ánh sáng mặt trời tác động trên da sẽlàm cho tiền vitamin D trở thành vitamin D.
Vitamin E có trong rau, dầu, đậu, các loại hạt, trứng, sữa, gan và thịt, nhiều nhất làở mầm lúa mạch.
Vitamin K có trong sữa, yaourt, gan và rau lá xanh. Ngoài ra còn được tổng hợp bởi các vi khuẩn có trong ruột. Bên cạnh các tác dụng tốt kể trên, nếu lạm dụng vitamin cũng có thể gây hại cho da (trong đó có da đầu), làm tóc rụng và kèm theo các tác động nhiễm độc khác.
Thí dụ dùng vitamin A liều cao có thể làm gan lách to, dày xương, ăn mất ngon và rụng tóc. Dùng quá liều vitamin D dẫn đến tăng calci trong máu và lắng đọng calci toàn cơ thể,nhất là ở thận. Những ai cần dùng các loại vitamin bổ sung?
- Người đang trong thời kỳ ăn kiêng để giảm cân. - Người hút thuốc lá nhiều. - Phụ nữdùng thuốc ngừa thai.
- Người ăn ít rau, trái cây, người ăn kém.
- Người nghiện rượu.
- Người bị bất cứ căn bệnh mãn tính nào, bị cảm lạnh kéo dài, cúm, tiểu đường, tiêu chảy, hội chứng kém hấp thu, trầm cảm.
- Ngườiđang bị stress.
Ở người bị sốt, bị nhiễm trùng, vừa trải qua một cuộc phẫu thuật, bị phỏng nặng, ung thư thì cần bổ sung nhiều năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất (nhất là vitamin C và vitamin nhóm B).
Người bịthiếu máu thiếu sắt do thức ăn không cung cấp đủ hoặc thiếu máu mãn tính do trĩ, viêm bao tử, thoát vị bẹn, cường kinh sẽ làm tóc bị rụng.
Hy vọng những kiến thức nói trên sẽ giúp các bạn có được một chế độ ăn tốt, bảo đảm đầyđủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể, giúp cho làn da và mái tóc luônđược óng mượt và khỏe đẹp.

Chuyên đề 4:
.Những hiểm họa đằngsau viên vitamin.
.Trái cây tươi là nguồn bổ sung vitamin tốt và an toàn nhất.

Sự lạm dụngvitamin được xếp vào hàng báo động thứ 3 sau kháng sinh và steroid.
Lượngvitamin được đưa vào nếu cao quá so với nhu cầu và khả năng hấp thụ của cơthể sẽ tích lũy lại ở gan và gây ngộ độc.
Về mặt này, vitamin nguy hiểm hơn tatưởng rất nhiều.

Vitamincũng là một loại thuốc chữa bệnh, vì vậy, không nên sử dụng bừa bãi.
Với cácvitamin tan trong nước như C, nhóm B, PP…, nếu lượng cung cấp cao hơn nhu cầumột chút thì cơ thểtự đào thải qua bài tiết hoặc tiêu hoá.
Nhưng cơ thể sẽ bị ngộ độc nếu các vitamin tan trong dầu bị thừa hoặc lượng vitamin tan trong nướcquá cao so với nhu cầu.
Việc dùng vitamin liều cao lâu ngày có thể gây ra cáctriệu chứng sau:
- VitaminA: Gây ngứa da vẩy nến, tóc khô, xơ xác, dễ gãy, chán ăn, buồn nôn,tiêu chảy, gan to, nhức đầu, đau khớp chi, tăng áp lực nội sọ, thiếu máu…
- VitaminC: Gây tổn thương thận, dễ bị sỏi oxa, sỏi urat.
- VitaminD: Gây tổn thương thận, chán ăn, tăng canxi trong máu.
- VitaminE: Gây rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm ruộthoại tử…
- VitaminPP: Gây giãn mạch ngoại vi, bốc hoả, buồn nôn, ngứa, đánh trốngngực.
Riêngvới vitamin B1: Nếu dùng để tiêm, có thể gây sốc Thiamin, cònnếu uống liều cao thì lượng thừa sẽ được bài tiết qua mồ hôi.
Nêndùng vitamin khi nào?
Vitaminthiên nhiên phân bố rất nhiều trong các loại rau quả, thực phẩm.
Một chế độdinh dưỡng hợp lý bao gồm đủ cơm, thịt, mỡ, cá, trứng, rau quả... có thể bảođảm cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Tuy vậy, những người ăn kiêng rất có thểthiếu một số loại vitamin, chẳng hạn những người kiêng ăn chất béo sẽ thiếuvitamin A và D (nếu kiêng tuyệtđối sẽ làm giảm khả năng hấp thụ hai chất nàycủa cơ thể). Những người thiếu vitamin do chế độ dinh dưỡng không hợp lý nàycần được bổ sung vitamin.
Tuynhiên, chỉ nên bổsung vitamin bằng thuốc khi có các triệu chứng bệnh lý điểnhình do thiếu vitamin nào đó. Chẳng hạn khi có triệu chứng scorbut (chảy máu chân răng, chảy máu dướu da, mệt mỏi, vết thương khó lành) thì phải bổ sung vitamin C.
Khi bị phù thũng, ăn chậm tiêu, hãy bổ sung vitamin B1. Nếu khô da,khô mắt thì phải uống vitamin A. Trẻ bị còi xương phải được uống vitamin D.
Một số trường hợp sau phảiđược bổ sung vitamin:
-Sốt cao kéo dài.
-Lao động gắng sức, suy nghĩ căng thẳng, bị các stress.
-Trong mùa nắng nóng phải làm việc, đi lại nhiều ngoài trời, mất nhiều mồ hôi.
-Suy nhược cơ thể, sút cân nhanh.
-Sau ốm, sau phẫu thuật.
-Bị các bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tiêu chảy, bệnh đường ruột, cường tuyến giáp, bỏng, ung thư, nghiện rượu, thuốc lá, suy thận.
-Trẻ đẻ non.
Chuyênđề 5:
.BỮAĂN SÁNG CHO NGƯỜI
MUỐN GIẢM CÂN.
BS. ĐÀO THỊ YẾN PHI
TT Dinh dưỡng TPHCMHầu như đã trở thành mộtphản xạ, khi người phụ nữ bất chợt nhận ra cân nặng của mình đang "liêntục phát triển", điều đầu tiên họ làm sẽ là nhịn ăn, và bữa ăn bị cắt giảmtrước tiên trong đa số trường hợp là bữa ăn sáng.
Sở dĩ họchọn bữa ăn sáng làvì thực chất đây là bữa ăn dễ bị cắt giảm nhất trong ngày.
Các công việc bậnrộn và dồn dập vào buổi sáng có thể giúp họ quên đi cảm giácđói, thèm ăn...đồng thời nơi làm việc cũng không có saün thức ăn để mà nhấm nháp.
Điều nàythường khó khăn hơn với bữa ăn chiều và tối, khi công việc nhà đãổn định, bànăn thường thịnh soạn hơn, tủ lạnh thì đầy thức ăn, cảm giác đói và thèm ăn đeođẳng cả ngày được dịp "vùng dậy" đòi hỏi, và đôi khi "tiếccủa", ăn hết những thức ăn còn lại sau bữa ăn.
Việc rảnh rỗi nằm dài tángẫu hay xem ti vi vào buổi tối cũng dễ làm họ muốn ăn vặt thêm "một cái gìđó". Và kết quả thường là việc tăng thêm một vài cân sau một vài tuần nhịnăn sáng như thế.
Bữa ăn sángcó thể nói là bữa quan trọng nhất trong ngày đối với tất cả mọi người.
Điều nàyđặc biệt đúng hơn đối với những người đang cần giảm cân.
Một trong những nguyêntắc quan trọng trong chế độ ăn cho người cần giảm cân chính là nguyên tắc"ăn nhiều vào bữa sáng và giảm dần vào chiều tối" để tránh tình trạngtích lũy năng lượng dư thừa do không hoạt động trong lúc ngủ.
Vì vậy với nhữngngười này bữa ăn sáng phải là bữa ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt độngtrong ngày, đặc biệt là sau một bữa tối rất ít năng lượng và cách xa bữa ănsáng 10 - 12 tiếng đồng hồ.
Việc nhịn bữa ăn sáng sẽ gây nên tình trạng mất tậptrung, giảm khả năng làm việc vào cuối buổi sáng.
Bạn đừng ngại phải ăn bữasáng trong khi đang muốn giảm cân vì buổi sáng là buổi bạn hoạt động rất nhiều,các hoạt động đó có thể giúp bạn tiêu hao hết năng lượng bạn đã ăn vào bữa sángvà sẽ không có hiện tượng tích lũy mỡ dư thừa như khi bạn ăn vào buổi tối.
Nếubạn đang theo một chế độtập luyện thể dục để giảm cân, bữa ăn sáng càng trởnên quan trọng hơn.
Các hoạtđộng thể lực này đòi hỏi sự cung cấp năng lượngthật nhanh trong khi năng lượng dự trữ thường dưới dạng mỡ chuyển hóa rất chậmđể cung cấp năng lượng.
Bạn có thể bị xỉu vì hạ đường huyết sau khi tập luyệncăng thẳng trước khi cơ thể bạn kịp chuyển năng lượng dự trữ thành dạng có thểsử dụng được.
Nói như vậykhông có nghĩa là bạn có thể ăn thả cửa vào bữa sáng.
Việc lựa chọn thức ăn rất quan trọng và thường đóng vai trò chủ yếu trong việc giảm cân của bạn.
Bạn vẫnphải tuân thủ nguyên tắc sử dụng các thức ăn ít năng lượng trong khẩu phần,tránh các thức ăn có nhiều bột đường, dầu mỡ... như bánh chưng (đặc biệt là bánh chưng chiên), xôi gà, hambuger, mì vịt tiềm, cháo giò heo...
Bạn nên chọn các thức ăn lỏng, nhẹ hơn như cháo huyết, bánh canh thịt nạc, bún riêu, bún ốc,bún canh, phở tái, bánh cuốn...
Thỉnh thoảng, nên đổi bữa bằng các loại khoai củ như khoai mì, khoai từ, khoai lang, khoai môn...
Một điều cần lưu ý làăn món nào cũng nên loại bỏ bớt chất béo (lấy nước trong, không cho mỡ hành, hành phi, đậu phộng...)
Trong bữa ăn nên dùng kèm với nhiều rau như giá, rau muống bào, rau chuối... và nếu có thể nên dùng thêm một ít trái cây sau bữa ăn sáng.
Có thể chọn các loại trái cây ít ngọt như dưa bở, thanh long, mận, táo...
Một món uống nhẹ không đường như sữa đậu nành, trà... cũng sẽ làm phong phú hơn cho bữa ăn sáng của bạn.
Ngạn ngữ đã nói không sai: "Bữa ăn sáng là bữa ăn dành cho chính bạn, bữa ăn trưa dànhcho bạn bè và bữa ăn tối hãy dành cho kẻ thù".
Bạn hãy là chính mình, bắt đầu một ngày mới bằng một bữa sáng phù hợp nhất với mìnhđể chuẩn bị cho một ngày làm việc năng động, hiệu quả, giúp bạn thêm yêu đời và thành công trong cuộc sống.
----
Chúc các bạnluôn vui-khỏe...NDD

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin Cuối ngày-12/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link