Friday, September 21, 2012

HỆ QUẢ TÀN PHÁ KINH TẾ VN


 

GIỮ LÃI SUẤT CAO: MƯU THU TIẾT KIỆM CỦA DÂN

VÀ HỆ QUẢ TÀN PHÁ KINH TẾ VN

 

******** FontUNICODE: Xin vào Web: http://VietTUDAN.net *******
******** Bn đính kèm / Attachment *******

 

BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ TÀI CHÁNH (2):

GIỮ LÃI SUẤT CAO:

MƯU THU TIẾT KIỆM CỦA DÂN

VÀ HỆ QUẢ TÀN PHÁ KINH TẾ VN

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 21.06.2012


 

Từ cuối năm 2011, CSVN bị quốc tế thôi thúc phải cải tổ mô hình Kinh tế từ căn nguyên. Chúng tôi đã viết nhiều bài cho thấy rằng việc cải tổ từ căn nguyên đòi phải dứt bỏ cái Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế bởi vì chính cái Cơ chế làm phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ tàn phá mọi sinh hoạt Kinh tế. Nhưng cho tới nay, CSVN vẫn khăng khăng giữ lấy Cơ chế như vậy để thu vét tiền bạc cho riêng đảng. Họ chỉ đưa ra những BIỆN PHÁP  CHÍNH TRỊ TÀI CHÁNH (Politiques Financìeres) nhằm vá víu mô hình Kinh tế cũ như vá váy đụp.

Những ngày gần đây, trong khuôn khổ những BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ TÀI CHÁNH, Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra biện pháp như Giảm Lãi Suất đã giữ quá cao trong một thời gian dài, rồi biện pháp thu mua nợ xấu. Tuần trước, ngày 14.06.2012, chúng tôi đã viết về biện pháp thứ nhất: GIẢM LÃI SUẤT: TĂNG TỐC TỤT GIỐC KINH TẾ VN VÀO HUYỆT ? (xin phổ biến lại kèm dưới đây  liền sau bài này).
 
Tuần này, 21.06.2012, chúng tôi viết về biện pháp thứ hai: GIỮ LÃI SUẤT CAO: MƯU THU TIẾT KIỆM CỦA DÂN VÀ HỆ QUẢ TÀN PHÁ KINH TẾ. Tuần sau, 28.06.2012, chúng tôi sẽ viết về biện pháp thứ ba: THU MUA NỢ XẤU: MOI TỪNG XU CỦA QUẦN CHÚNG ĐỂ CỨU TIỀN TỈ CỦA GIỚI GIẦU !

Trở lại Biện pháp Tài chánh thứ hai GIỮ LÃI SUẤT CAO: MƯU THU TIẾT KIỆM CỦA DÂN VÀ HỆ QUẢ TÀN PHÁ KINH TẾ mà CSVN đã giữ trong một thời gian dài làm bại hoại Kinh tế, chúng tôi muốn phân tích những khía cạnh sau đây:

=>       Hệ quả tàn phá Kinh tế hiện hành

=>       Biện pháp chống Lạm phát hay mưu toan thu góm Tiết kiệm của Dân

=>       Trách nhiệm phá sản Kinh tế là thuộc Nhà Nước

 

Hệ quả tàn phá Kinh tế hiện hành

 

Trong một thời gian dài, CSVN đã cố tình giữ Lãi suất thiệt cao. Tình trạng phá sản Kinh tế lúc này là hệ quả của chủ trương giữ lãi suất thiệt cao ấy. Tình  trạng phá sản Kinh tế  được những Bản Tin sau đây phổ biến:

Bản Thin thứ nhất:

“CSVN TUỘT HẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2012

“Tin Hà Nội - Trong cuộc họp với giới đầu tư ngoại quốc trước khi có cuộc họp giữa kỳ về tình hình tài trợ giúp Việt Nam thoát nghèo, bản phúc trình của Ngân Hàng Thế giới nói CSVN tụt 8 hạng, chỉ xếp hạng 98 trên tổng số 183 nước được xếp hạng về Môi trường kinh doanh 2012.
 
Nước Việt Nam là nước duy nhất tại Á Châu bị tụt hạng về môi trường đầu tư 2012. World Bank cảnh cáo cần cải thiện môi trường đầu tư nếu không muốn giới đầu tư ngoại quốc lũ lượt bỏ chạy.

Nam Dương từ vị trí 20 trong năm 2010 đã lên hạng 9 trong bảng xếp hạng năm 2011. Mã Lai từ vị trí 21 leo lên hạng 10. Hai ví dụ này cho thấy tình hình và chính sách đầu tư tương phản giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực. Bản tin chính thức của Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư CSVN nói trong 4 tháng đầu năm 2012, chỉ có khoảng 4 tỉ đô la đăng bộ từ giới đầu tư ngoại quốc, giảm gần 48% so với năm ngoái.(SBTN -- Posted on 14 Jun 2012)

Bản Tin thứ hai:

“NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI QUỐC BỎ CHẠY KHỎI VIỆT NAM

“Tin Hà Nội - Không những các vụ đầu tư mới mỗi ngày mỗi giảm nhanh, các công ty ngoại quốc đã đầu tư sản xuất tại Việt Nam còn tìm đường chạy qua những nước khác. Một bản phúc trình của Cục Đầu Tư Nước Ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội mô tả tình trạng èo uột trong việc thu hút vốn FDI trong 5 tháng đầu năm 2012 với kết quả chỉ có 82 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 1.2 tỉ đô-la, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2011 của các công ty đang hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Trong khi đó, các nước trong khu vực như Singapore, nếu doanh nghiệp mở rộng sản xuất vẫn được hưởng ưu đãi như dự án ban đầu. Vì thế nhiều doanh nghiệp FDI đã chọn địa điểm đầu tư cho dự án mới ở nước khác, ngay cả việc dời nhà máy ở Việt Nam đi cùng với dự án mới. Một báo cáo của Phòng Thương Mại Âu Châu tại Việt Nam tức EuroCham mới đây nói gần 1/3 doanh nghiệp trong cuộc khảo sát này đang cân nhắc giảm đầu tư. 28% doanh nghiệp tìm cách giảm đầu tư tổng thể tại Việt Nam. Khảo sát này được cho là khá quan trọng, vì thông qua đánh giá của hơn 750 doanh nghiệp Châu Âu đang làm ăn tại Việt Nam là thành viên của EuroCham. Theo nhận định của Phòng Thương Mại Mỹ tại Việt Nam nói việc mất khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước láng giềng có thể dẫn đến mất các dự án FDI hiện hữu cũng như mất hàng triệu việc làm tại Việt Nam. Chính sách hấp dẫn đầu tư ngoại quốc hay thay đổi trong khi lạm phát cao, luật lệ tròng tréo mù mờ tạo cơ hội cho quan chức vòi vĩnh hối lộ.

Trong khi đó điện thì chập chờn hay bị cắt vào mùa hè, đường giao thông vừa thiếu vừa nhỏ. Đã vậy, các kỹ nghệ chính cần rất nhiều kỹ nghệ phụ trợ nhưng Việt Nam lại không khuyến khích những hoạt động cần thiết này, nhất là dịch vụ Internet bị tường lửa của đảng CSVN gây cản trở.(SBTN -- Posted on 14 Jun 2012)

Bản Tin thứ ba:

“NỬA TRIỆU CÔNG NHÂN BỊ ẢNH HƯỞNG VÌ HÀNG DỆT MAY & GIẦY DA CỦA VN XUẤT CẢNG SANG ÂU CHÂU GIẢM NHANH

“HÀ NỘI.-Đài phát thanh quốc tế Pháp trích thuật một nguồn tin từ Việt Nam cho biết đã ba tháng liên tiếp, hàng dệt may của Việt Nam xuất cảng sang châu Âu liên tục giảm, và tình hình này còn có thể kéo dài đến năm 2013. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đơn hàng từ châu Âu đã giảm khoảng 20%, và hiện có khoảng nửa triệu công nhân ngành này hoặc bị mất việc, giảm lương, hoặc phải làm việc khác.

Bên cạnh đó, tình hình xuất cảng các mặt hàng da giày lại càng ít sáng sủa, vì lệ thuộc nhiều vào thị trường châu Âu. Trong cuộc phỏng vấn với đài quốc tế Pháp, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu Đan có văn phòng ở Sài Gòn cho biết hiện nay những quốc gia nhập cảng hàng dệt may và da giầy của Việt Nam đang gặp phải những khó khăn về tài chánh và kinh tế, nên việc họ giảm chi tiêu hay không còn chi tiêu như trước nữa là điều có thể hiểu được.

CS Việt Nam xuất cảng sang Âu châu nhiều nhất là hai mặt hàng này cho nên bị ảnh hưởng nặng. Tuy nhiên ông Diệp Thành Kiệt cho biết ông không có con số chính xác về các doanh nghiêp dệt may và da giầy nào của Việt Nam phải đóng cửa, nhưng theo chiều hướng giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, ông ước lượng có thể có đến 47,000 doanh nghiệp đủ loại mặt hàng phải đóng cửa.(SBTN -- Posted on 19 Jun 2012)

 

Biện pháp chống Lạm phát hay

mưu toan thu góm Tiết kiệm của Dân

 

Đặc biệt trong những năm 2010-2011, vật giá leo thang máy và Lạm phát tăng phi mã tới hai con số (23%). Việt Nam là nước đặc biệt trong khu vực có Lạm phát cao như vậy. Nhưng Nhà Nước, để bịt mắt Dân, đã cố tình cắt nghĩa Lạm phát bằng những lý do có tính cách thời cuộc chung cho mọi nước như: lý do Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới, lý do xăng dầu lên cao, lý do cách mạng hoa nhài làm mất ổn định tại Bắc Phi và Trung đông gồm những nước sản xuất dầu thô… Nhưng tại sao, với những lý do chung chung này, Việt Nam lại có Lạm phát tăng cao đặc biệt hơn các nước khác trong vùng ? Chúng tôi đã viết nhiều bài cắt nghĩa Lạm phát cao đặc biệt của Việt Nam với những nguyên do sau đây:

1)         Đứng về phương diện lưu hành vốn: Vì THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, số vốn Nhà Nước đổ ra quá nhiều cho các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh. Vốn đổ ra nhiều như gió thổi vào nhà trống vậy. Số vốn lưu hành nhiều làm Lạm phát tăng vọt.

2)         Đứng về phương diện hiệu quả sản xuất Kinh tế thực: Nếu số vốn đổ ra cho các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh có được tương đương hiệu lực sản xuất Kinh tế, thì lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất đi song song với số vốn lưu hành, Lạm phát sẽ không tăng. Nhưng khi vốn lưu hành tăng vọt, mà sản xuất hàng hóa và dịch vụ lại tụt giốc, thì khoảng cách Vật giá khơi rộng.

3)         Đứng về phương diện Tiền tệ: Nhà Nước lấy quyền độc tài để định giá Tiền tệ và cho lưu hành Tiền tệ. Khi Ngân sách Nhà Nước thiếu hụt và để có vốn cung cấp cho những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, Nhà Nước có thể phát hành và cho lưu hành Tiền mới in ra mà không cần phải qua chu trình sản xuất Kinh tế thực. Đây là Lạm phát tiền tệ. Trong những năm qua, CSVN đã nhiều lần phá giá đồng bạc Việt Nam.

Trước tình trạng thiếu hụt Ngân sách và dự trữ ngoại tệ không đủ để trả nhập siêu trong vòng một tháng, Nhà Nước CSVN phải nghĩ đến moi thu số vốn tiết kiệm từ Dân chúng. Nhà Nước đã tung ra những biện pháp sau đây:

=>       Kiểm soát chặt chẽ lưu hành ngoại tệ trong nước, thậm chí cả những nhập nội ngoại tệ.

=>       Nhà nước cấm cản tư nhân buôn bán vàng lá và dành quyền thương mại này cho Nhà nước.

Cả hai biện pháp trên đây nhằm kiểm soát và thu lấy số vốn tiết kiệm của người Dân. Chính trong mục đích muốn thu lấy vốn tiết kiệm của người Dân, mà Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra BIỆN PHÁP TÀI CHÁNH: TĂNG LÃI SUẤT THIỆT CAO. Việc tăng Lãi suất này được Nhà Nước mỵ dân tráo trở cắt nghĩa là chống Lạm phát, nhưng thực chất là nhằm khuyến dụ người Dân đem vốn tiết kiệm gửi vào Ngân Hàng cho Nhà Nước để có thể Nhà Nước phá giá đồng bạc Việt Nam nhằm ăn cướp vốn tiết kiệm ấy.
 
 Nhưng Dân chúng Việt Nam không còn tin tưởng ở một Nhà Nước chuyên môn mưu mô cướp dựt nữa, nên đã không ồ ạt ham Lãi suất cao mà nộp Tiền tiết kiệm cho Nhà Nước. Nhà Nước giữ LÃI SUẤT CAO trong một thời gian khá dài  nhằm lừa đảo thu tiết kiệm của Dân.

 

Trách nhiệm phá sản Kinh tế là thuộc Nhà Nước

 

Giữ LÃI SUẤT CAO trong một thời gian khá dài nhằm lừa đảm tiết kiệm của Dân, nhưng Dân khôn hơn Nhà Nước CSVN, nên không bị mắc lừa. Ngược lại Biện pháp Tài chánh giữ LÃI SUẤT CAO lại vận trở lại mang hệ quả tàn hại cho Kinh tế mà Nhà nước đứng chủ đạo qua những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, để rồi từ đó hệ quả lan tràn phá sản sinh hoạt Kinh tế cả nước. Đó là tình trạng phá sản Kinh tế mà chúng tôi đã trích dẫn ra ở phần đầu bài này qua những Bản Tin phổ biến.

Trách nhiệm việc phá sản Kinh tế Việt Nam như nói ở phần đầu là do BIỆN PHÁP TÀI CHÁNH cố thủ giữ LÃI SUẤT CAO của Nhà Nước. Không phải là chính chúng tôi dùng lý luận của riêng mình để khẳng định cho Nhà Nước trách nhiệm ấy, mà chính Ngân Hàng Nhà Nước đã phải tự thú tội của mình trước Quốc Hội.

Bản Tin của SBTN viết:

“Tin Hà Nội - Trở lại với những tin từ Việt Nam, hôm qua Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ra lệnh cho hệ thống ngân hàng thương mại hạ lãi suất ký thác tiết kiệm mà Việt Nam gọi là lãi suất huy động, thêm 2% cũng như giảm lãi suất tín dụng nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệ. Quyết định giảm lãi suất được đưa ra sau nhiều báo cáo nói hơn chục ngàn công ty lớn nhỏ tại Việt Nam đã nộp đơn thông báo ngừng hoạt động chỉ trong mấy tháng đầu năm nay, không kể nhiều chục ngàn công ty khác ngừng hoạt động nhưng không thông báo.

Khi loan báo giảm lãi suất ở Quốc Hội, nhân vật này biện bạch là lãi suất quá cao hiện nay không phục vụ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đình đốn khắp nơi vì nhiều công ty không vay được tiền để sản xuất hoặc kinh doanh. Nhiều công ty cũng không dám vay vì lãi suất tín dụng quá cao.

Đây là lời tuyên bố TỰ NHẬN TRÁCH NHIỆM của Ngân Hàng Nhà Nước đã tàn phá Kinh tế Việt Nam bằng biện pháp tài chánh GIỮ LÃI SUẤT QUÁ CAO trong một thời gian dài vậy.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 21.06.2012


 

 

 

BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ TÀI CHÁNH (1):

GIẢM LÃI SUẤT:

TĂNG TỐC TỤT GIỐC KINH TẾ VN

VÀO HUYỆT ?

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.06.2012


 

Từ cuối năm 2011 và nhất là đầu năm 2012, Ngân Hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Hội những Nhà Đầu tư đều lên tiếng thôi thúc Việt Nam cũng như Trung quốc phải Cải tổ tận căn nguyên mô hình Kinh tế đang tụt giốc trầm trọng đà phát triển của hai nước. Tìm hiểu căn nguyên của tụt giốc Kinh tế, chúng tôi đã viết nhiều bài nói rằng đó chính là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ phát sinh và lan tràn như giòi bọ trong Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Cải tổ tận căn nguyên, tức là dứt bỏ chủ trương Cơ chế như vậy. Nếu Cơ chế vẫn còn chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế thì giòi bọ vẫn lan tràn ăn ruỗng Kinh tế. Nếu không dứt bỏ Cơ chế, thì tất cả những biện pháp Chính trị Kinh tế (Politiques Economiques) chỉ là vá váy đụp hời hợt.

Chúng tôi chờ đợi việc cải tổ mô hình Kinh tế Việt Nam xem có đi vào tận căn nguyên hay không. Trong tuần này, chúng tôi đọc được Bản Tin về việc hạ Lãi suất ngân hàng ở Việt Nam như biện pháp Chính trị Kinh tế cứu vãn việc tụt giốc. Theo phân tích tình trạng khủng hoảng Kinh tế không những tại Việt Nam mà còn toàn cầu, chúng tôi thấy rằng việc giảm Lãi suất của Việt Nam không những không phải là biện pháp cứu nguy Kinh tế, mà còn đạp thêm ga để chiếc xe Kinh tế mục nát CSVN đang tụt giốc lao nhanh hơn vào tử huyệt.

 

Tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế hiện nay.

 

Bản Tin của VietBao tuần này tóm tắt tình trạng mục nát, tụt giốc Kinh tế trầm trọng của Việt Nam. Bản Tin viết:

“HANOI — Kinh tế khủng hoảng, dân cạn tiền tới mức nước mắm cũng không mua nổi.

Trang báo chuyên về kinh doanh VEF loan bản tin nêu rõ trên tựa đề: “Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm.”Bản tin VEF cho biết, hàng tồn kho đang là mối đe dọa lớn nhất đến các DN. Vấn nạn lan tràn từ các ngành công nghiệp lớn như ô tô, xe máy đến những mặt hàng thiết yếu như… nước mắm. Sản xuất kinh doanh đang bế tắc và kinh tế chưa thể sớm thoát khó khăn.

“Trao đổi mới đây, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa nhấn mạnh, vấn đề khó khăn nhất của các DN hiện nay là bí đầu ra. Bây giờ với nhiều mặt hàng thiết yếu người dân cũng không có tiền mua.”

Thê thảm là  nước mắm cũng ứ đọng.

Bản tin VEF ghi nhận từ Hiệp hội nước mắm Nha Trang cho biết, các DN sản xuất nước mắm tại Nha Trang cũng đang phải giảm sản xuất. Cho dù phải thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng cũng phải mua nước mắm cho bữa ăn hàng ngày. Vậy mà trên thực tế, mặt hàng này cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu thụ giảm sút. Tại Nha Trang, có nhiều DN nước mắm phải sản xuất cầm chừng từ đầu năm đến nay, nguyên nhân không gì khác là sức tiêu thụ chậm, sản phẩm ứ đọng.

Bản tin cho biết, theo bản khảo cứu của Ngân hàng HSBC, kinh tế VN đang cọ cụm, vì chỉ số PMI đã thấp hơn 50 điểm. Con số trên 50 điểm là tăng.

Bản tin viết, Chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng – Purchasing Managers Index) tháng 5/2012 do Ngân hàng HSBC công bố cho thấy điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn đang xấu đi. Theo báo cáo này, chỉ số PMI ngành sản xuất đã giảm từ mức 50 điểm vào tháng 3 xuống còn 49,5 điểm vào tháng 4 và tiếp tục giảm xuống còn 48,3 điểm trong tháng 5/2012.

HSBC cho biết, những DN tham gia khảo sát cho rằng, nhu cầu trên thị trường đã giảm khá mạnh do người dân thực hiện tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Bắt đầu từ các siêu thị, doanh số giảm đi vì người dân giảm sức mua, siêu thị hạn chế nhập hàng, khiến cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng cũng phải giảm năng lực sản xuất, nguồn cung phải giảm nếu không muốn lượng hàng tồn kho tăng lên.

            “Hiện nay, tình trạng sản xuất đang giảm được ghi nhận ở hầu hết các ngành hàng từ dệt – may, giấy, da giày, nhựa, ô tô, xe máy, thép điện tử… Ngành dệt may, dù bước vào mùa cao điểm trong năm nhưng phần lớn các DN vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng. Hiệp hội Dệt may Việt Nam được biết, trước đây khi vào mùa vụ, các DN có thể thoải mái lựa chọn đối tác để làm nhưng nay thì ngược lại. Nhiều DN dệt may lớn, lượng đơn hàng giảm khoảng 5-10% so với cùng kỳ, còn DN nhỏ có thể thiếu hụt trên 10% đơn hàng.

Các ngành sản xuất khác như: xi măng, thép, ô tô, xe máy, thiết bị điện, thiết bị xây dựng… thì sản xuất đã giảm quá mạnh từ đầu năm tới nay. Nhiều ngành hàng giờ chỉ còn sản xuất chừng 50-60% công suất. Những ngành có lượng hàng tồn kho cao là đường ăn, sắt thép, xi măng, ô tô và xe máy… Đến xăng dầu cũng tồn kho là 106.000 tấn, cho dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tạm ngừng hoạt động để kiểm tra.

Thực tế đang cực kỳ bi thảm, theo lời một nhà quan sát, rằng đây là lần đầu tiên kể từ thời kỳ đổi mới, dân  nghèo tới mức không có tiền mua nước mắm. Nghĩa là thất nghiệp đã trở thành hiện tựơng quan ngại. (VietBao)

 

Trong lúc tụt giốc như vậy, CSVN hạ Lãi suất

như biện pháp cứu nguy Kinh tế

 

Bản Tin của SBTN viết:

“Tin Hà Nội - Trở lại với những tin từ Việt Nam, hôm qua Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ra lệnh cho hệ thống ngân hàng thương mại hạ lãi suất ký thác tiết kiệm mà Việt Nam gọi là lãi suất huy động, thêm 2% cũng như giảm lãi suất tín dụng nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệ. Quyết định giảm lãi suất được đưa ra sau nhiều báo cáo nói hơn chục ngàn công ty lớn nhỏ tại Việt Nam đã nộp đơn thông báo ngừng hoạt động chỉ trong mấy tháng đầu năm nay, không kể nhiều chục ngàn công ty khác ngừng hoạt động nhưng không thông báo.

Khi loan báo giảm lãi suất ở Quốc Hội, nhân vật này biện bạch là lãi suất quá cao hiện nay không phục vụ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đình đốn khắp nơi vì nhiều công ty không vay được tiền để sản xuất hoặc kinh doanh. Nhiều công ty cũng không dám vay vì lãi suất tín dụng quá cao.

Chế độ Hà Nội bị buộc phải tăng lãi suất để đối phó với lạm phát nặng nhất Á Châu theo các khuyến cáo của các nhà tài trợ quốc tế. Tổng sản lượng quốc gia GDP của Việt Nam chỉ tăng được 4% trong quý đầu năm nay, mức thấp nhất từ 3 năm qua. Dự trù nền kinh tế chỉ tăng trưởng khoảng 5.2% cho năm nay, theo lời Thứ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư nói với báo chí trong tuần này. Hành động hạ lãi suất của nhà cầm quyền Hà Nội tương tự như hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh mới đây. Bắc Kinh đã không thay đổi lãi suất suốt 4 năm qua.(SBTN) (Posted on 13 Jun 2012)

 

Từ nhận định sai lầm về tình trạng tụt giốc Kinh tế

đến quyết định vá víu của biện pháp Tài chánh

 

CSVN ngoài lý do căn bản tụt giốc Kinh tếcủa Cơ chế CSVN hiện hành mà chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh trong nhiều bài viết, đó là THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, chúng tôi muốn phân tích những lý do đang làm độ phát triển Kinh tế chỉ còn 5.2% và tình trạng tồn đọng hàng hóa sản xuất khiến các xí nghiệp, cả quốc doanh lẫn tư doanh, phải từ từ đóng cửa. Khi phân tích kỹ những lý do này, người ta sẽ thấy ngay rằng biện pháp hạ Lãi suất của CSVN chỉ là vá víu, thậm chí còn làm tăng tốc độ tụt giốc của Kinh tế VN.

           

Phân tích những lý do tụt giốc

           

            Kinh tế Việt Nam cũng như Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng. Tình trạng co cụm sản xuất và và hàng hóa ứ đọng tồn kho là do luật CUNG và CẦU. Chính phía CẦU là động lực cho sản xuất (CUNG). Phía CẦU lệ thuộc chính yếu vào Mãi lực tiêu thụ. Nhìn như vậy, chúng ta thấy những lý do trực tiếp sau đây làm tụt giốc Kinh tế VN và TQ:

=>        Tình trạng khủng hoảng Kinh tế của hai Thị trường lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu làm cho Thất nghiệp tăng vọt. Mãi lực của dân chúng Hoa kỳ và Liên Aâu giảm hẳn xuống. Do đó việc đặt mua hàng Trung quốc và Việt Nam tất nhiên giảm xuống và làm cho hàng hóa TQ và VN  không xuất cảng nổi để phải tồn đọng. Thêm vào đó, Nợ công của Hoa kỳ và Liên Aâu khiến hai khối Thị trường này phải đưa ra những biện pháp tiết kiệm, nghĩa là giảm tiêu thụ. Thất nghiệp làm Mãi lực dân chúng giảm và Nợ công khiến các quốc gia phải tiết kiệm. Tất cả trong chiều hướng cắt đi phía CẦU những hàng hóa sản xuất từ Trung quốc và Việt Nam.

=>        Mãi lực dân chúng nội địa của Trung quốc và Việt Nam rất ít ỏi để có thể trợ lực cho phía CẦU nội địa. Trong khi ấy, vì muốn bảo vệ danh dự của Cơ chế, Trung quốc và Việt Nam gồng mình giữ độ phát triển và mức CUNG dồi dào. Mãi lực quốc tế giảm và Mãi lực nội địa không có, thì khó lòng giữ thăng bằng được giữa CUNG và CẦU. Do đó hàng tồn kho là hậu quả.

=>        Các Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Aâu nay đã ý thức rằng tình trạng Thất nghiệp tại nước họ là do hậu quả của việc lan tràn hàng hóa Trung quốc. Chính vì vậy, để bảo vệ cho sản xuất của chính mình, Hoa kỳ, nhất là Liên Aâu đưa ra những Biện pháp Bảo Hộ Mậu dịch. Đây là việc càng làm giảm thiểu đi phía CẦU nhập cảng hàng từ Trung quốc và Việt Nam.

=>        Đặc biệt Việt Nam, ngoài việc giảm CẦU do Mãi lực tiêu thụ quốc tế và quốc nội, Việt Nam còn bị hàng tồn đọng từ Trung quốc tràn xuống để giết chết sản xuất tại sân nhà. Để cứu sản xuất nội địa, các quốc gia phải ngăn cản nhập cảng hàng nước ngoài, trong khi ấy, Việt Nam bị tràn ngập hàng Trung quốc để cạnh tranh với chính hàng sản xuất nội địa.

            Phân tích những lý do gắn liền với Mãi lực và phía CẦU như vậy, chúng ta mới thấy rằng Biện pháp Giảm Lãi xuất của CSVN chỉ là vá víu, thậm chí còn làm tăng tốc độ tụt giốc Kinh tế nữa.

 

Vá víu của việc giảm Lãi suất

 

Theo Bản Tin của SBTN về quyết định giảm Lãi suất, Ngân Hàng Nhà Nước VN đã nhìn sai lầm về những lý do làm tụt giốc Kinh tế:

“Khi loan báo giảm lãi suất ở Quốc Hội, nhân vật này biện bạch là lãi suất quá cao hiện nay không phục vụ nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam đình đốn khắp nơi vì nhiều công ty không vay được tiền để sản xuất hoặc kinh doanh. Nhiều công ty cũng không dám vay vì lãi suất tín dụng quá cao.”

Ngân Hàng Nhà Nước cố tình cắt nghĩa việc tụt giốc là thiếu vốn vì lãi suất quá cao, mà không nhìn những lý do thuộc Kinh tế, đó là việc giảm CẦU từ quốc tế đến quốc nội. Vì cố tình nhìn sai lầm về những lý do tụt giốc Kinh tế, nên Ngân Hàng Nhà nước đưa ra biện pháp Tài chánh là giảm Lãi suất, nghĩa là Giá Tín dụng rẻ để các xí nghiệp có thể vay vốn tăng sản xuất (CUNG). Những lý do làm tụt giốc Kinh tế là từ phía CẦU chứ không từ phía CUNG. Ngân Hàng đã tuyên bố một cách dõng dạc trong nhận định sai lầm của mình:

“Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ra lệnh cho hệ thống ngân hàng thương mại hạ lãi suất ký thác tiết kiệm mà Việt Nam gọi là lãi suất huy động, thêm 2% cũng như giảm lãi suất tín dụng nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệ.”

Như vậy, theo Ngân Hàng Nhà Nước, việc giảm Lãi xuất tín dụng là “nhằm kích thích nền kinh tế vượt ra khỏi trì trệ”.  Bài học giảm Lãi suất để giá vốn rẻ mà kích thích đầu tư sản xuất là bài học áp dụng cho những nước đã có sẵn Thị trường Tiêu thụ quốc tế cũng như quốc nội. Bài học này áp dụng cho Kinh tế Việt Nam không những không có hiệu quả mà có thể còn sai trật vì Thị trường Tiêu thụ nước ngoài mình không làm chủ được và Thị trường Tiêu thụ trong nước bị cạn kiệt Mãi lực.

 

Cái nguy hiểm của tăng vốn sản xuất (CUNG)

 

Cuộc đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-30 là hậu quả của việc sản xuất quá nhiều sau khi các xí nghiệp thi nhau đầu tư cơ giới hóa sản xuất. Chính là khủng hỏa của SURPRODUCTION. Hàng hóa được sản xuất quá nhiều, nghĩa là CUNG tăng vọt, mà tiêu thụ yếu kém đi, nghĩa là CẦU giảm xuống.Tình trạng chênh lệch CUNG—CẦU này đã dẫn đến cơn xoáy Giảm giá (Spirale déflationniste) khiến các xí nghiệp thay vì tăng sản xuất, phải thiêu hủy đi những hàng đã sản xuất và tồn kho. Biện pháp Kinh tế mà KEYNES đề nghị cho thời này là phải làm hết cách để tăng Mãi lực Tiêu thụ (CẦU), chứ không phải là tăng sản xuất (CUNG).

Việc Trung quốc sản xuất quá nhiều đang làm Thế giới lo ngại một tình trạng giảm giá dẫn đến cơn xoáy giảm giá làm sạt nghiệp phía sản xuất.

Những lý do tụt giốc Kinh tế Việt Nam là từ phía CẦU, trong khi ấy Ngân Hàng Nhà Nước muốn cứu tụt giốc, lại hành động tăng phía CUNG, nghĩa là tăng vốn cho các xí nghiệp sản xuất nhiều thêm nữa để cuối cùng dẫn đến tình trạng hàng tồn kho chất chồng không bán được để các xí nghiệp phải hốt đổ đi trước khi đóng cửa xí nghiệp. Chúng tôi cũng xin thêm rằng phần lớn những xí nghiệp là quốc doanh. Khi mà tăng vốn sản xuất cho các xí nghiệp quốc doanh bằng hạ Lãi xuất, thì những vốn tăng thêm, thay vì sản xuất, lại thất thoát do THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ như Vinashin, Vinalines… mà Nhà nước không thu lại vốn được.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.06.2012


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official -15/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link