Hạ Viện Mỹ Thông Qua Dự Luật Nhân
Quyền VN
(09/20/2012)
Tác
giả : Vi
Anh
Chưa
có vấn đề nào gây trở ngại trung tâm trong bang giao; chưa có vấn đề nào gây
trở ngại then chốt, cốt lõi trong phát triễn đối tác chiến lược giữa Washington
và Hà nội như vấn đề Nhân Quyền VN. Gay go, sâu sắc đến đổi trong thời kỳ Mỹ
dồn dập chuyển trục chiến lược, quân sự, hải lực, kinh tế sang Á châu Thái Bình
Dương như bây giờ, VNCS bị mất đất mất biển muốn mua vũ khi chiến tranh mà Mỹ
cũng không bán.
Chưa có vấn đề nào đi sâu vào Quốc Hội Mỹ như vấn dề Nhân Quyền VN, ba lần Hạ Viện biểu quyết với đa số áp đảo dự luật Nhân Quyền VN nhưng chưa thành luật vì bị nhận chìm ở Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện mà TNS Kerry một người Phản Chiến nòi thời Chiến tranh VN là chủ tịch.
Nhưng Hạ Viện Mỹ, trái tim và khối óc của nhân dân Mỹ không nản lòng, tiếp tục trình dự luật, mở cuộc điều trần, lên nghị trình, thảo luận biểu quyết. Với tinh thần hữu chí cánh thành, ngay trong thời kỳ cuối pháp nhiệm để tái tạo dấu ấn, tiếp tục mở đường cho pháp nhiệm sau tái tiếp đưa vấn đế Nhân Quyền VN thành luật của Mỹ, được lưỡng viện thông qua, tổng thống ban hành, có giá trị cưỡng hành đối với Hành Pháp Mỹ đăc biệt là Bộ Ngoại Giao và khi chánh quyền Mỹ bang giao, giao thương, viện trợ cho VNCS.
Thực vậy, vào tuần lễ thứ hai của tháng 9, chỉ còn 6 tuần nữa là tất cả dân biểu Hạ Viện Mỹ phải tái tranh cử thế mà ngày thứ Ba 11-9-2012, Hạ Viện Mỹ vẩn thảo luận, biểu quyết thông qua với đa số áp đảo hai văn kiện lập pháp H.Res.484 và H.R.1410 liên quan đến Nhân Quyền VN.
Một là Nghị Quyết 484 (H.Res.484) do nữ Dân Biểu Loretta Sanchez (Dân Chủ CA) đại diện cho một đơn vị ở Nam California có nhiều người Mỹ gốc Việt sinh cơ lập nghiệp nhứt, là người khởi xướng được 30 dân biểu đồng viện ủng hộ. Nội dung Nghị Quyết này kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản của con người, và chấm dứt việc lạm dụng các điều luật về an ninh như Điều 79 và Điểu 88 Bộ Luật Hình Sự, mà CS lại lạm dụng dùng để bắt bớ những người chỉ ủng hộ quyền tự do tôn giáo và chính trị một cách ôn hoà. Đó là xảo thuật pháp lý, CS Hà nội dùng thủ tục hình sự hoá để biến những người Việt đấu tranh chánh trị đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do, dân chủ và nhân quyền cho 90 triệu người dân VN trong nước đang bị CS Hà nội tước đoạt những quyền bất khả tương nhượng của con ngươi sanh ra với tư cách Con Người, dù chính CS Hà nội đã ký gia nhập vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền từ lâu rồi. DB Sanchez đã nộp dự thảo Nghị Quyết này từ cuối năm ngoái 2011 nhân Ngày Nhân Quyền Quốc Tế.
Hai là, Dự luật 1410 (H.R.1410) do Dân Biểu Chris Smith (Cộng Hoà) thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ chủ xướng, nhằm mục đích thúc đẩy tiến trình tự do và dân chủ hoá ở Việt Nam. Đây là một dự luật, chớ không phải nghị quyết. Nó có tính cưỡng hành, chớ không như nghị quyết chỉ có tính khuyến nghị. Dự luật 1410 qui định Hành Pháp không được cấp viện trợ kinh tế trừ viện trợ nhân đạo nếu Hà nội không chứng thực trong hồ sơ nhân quyền VN, do Bộ Ngoại Giao Mỹ trình cho Quốc hội.
Ngoài việc ràng buộc cải tiến nhân quyền, Dự luật 1410 còn dự trù chánh quyền Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ cho các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cổ súy nhân quyền ở Việt Nam.
Như đã biết hai dân biểu tác giả của Nghị Quyết là Bà Loretta Sanchez và của Dự Luật là Ô. Chris Smith, hai nhân vật kiên quyết đấu tranh cho nhân quyền VN trong lập pháp Mỹ đều bị Đảng Nhà Nước CSVN liệt vào hàng chính khách "thiếu thiện chí".
Sau khi hai văn kiện pháp luật liên quan đến nhân quyền VN, một vấn đề nhậy cảm của CS Hà nội được Hạ Viên Mỹ thông qua, thì nhà cầm quyền CS Hà nội phản đối liền.
Vào thứ Năm 13-9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của VNCS Lương Thanh Nghị cũng dùng lý luận cũ rích, tuyên bố dự luật của Mỹ “đưa ra những thông tin sai trái, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam.” Ông Nghị tĩnh bơ nói thêm rằng “trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều những thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lãnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.”
Được biết Dự luật này cần phải được chuyển qua Thượng Viện Mỹ thảo luận, biếu quyết trước khi chính thức trở thành luật. Trước đây hai Dự luật Nhân quyền Việt Nam từng được Hạ viện Mỹ thông qua, nhưng bị ngăn lại tại Thượng viện, ngay trong Ủy Ban Đối Ngoại của Thượng Viện mà TNS Keryy (Dân chủ) là chủ tịch ủy ban này.
Và theo Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, trong năm tài khóa 2010, Mỹ đã cấp cho Việt Nam 134 triệu đô la, hơn phân nửa số này được dành cho lĩnh vực y tế và nhân đạo. Năm nay 2012, cơ quan này đề nghị hạ xuống còn 125 triệu đô la thôi.
Ba và sau cùng, TNS Kerry (Dân Chủ) vẫn còn ngồi làm Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, chưa có dấu chỉ nào Ông nới tay nhận chìm Dự luật 1410 nhu đã dìm hai dư luật nhân quyến trước đây, chết ngay trong Ủy Ban của Ông, chớ không ra được khoáng đại Thượng Viện.
Pháp nhiệm Hạ viện này cũng sắp mãn vào sau cuộc bầu cử 6-11-2012. Theo Nội qui Hạ Viện, các dự luật chưa giải quyết sẽ chấm dứt luôn với pháp nhiệm, chớ không đem qua pháp nhiệm kế tiếp. Vì vậy mà DB Sanchez và Smith mới cố gắng vận động đưa ra Hạ viện biểu quyết trong những ngày cùng tháng cạn của pháp nhiệm này của Hạ Viện. Người Mỹ gốc Việt vô cùng cảm kích thiện tâm, thiện chí của hai vị tác giả Nghị Quyết và Dự luật này.
Dù Dự luật 1410 có được Thượng Viện thảo luận biểu quyết hay không, biểu quyết của Hạ Viện Mỹ vừa rồi rõ rệt là một lời cảnh báo với CS Hà nội. Nhân dân Mỹ, Quốc Hội Mỹ rất thiết tha với tự do, dân chủ, nhân quyền của 90 triệu đồng loại đang sống dưới chế độ CS Hà nội.
Việc đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân VN kỳ này không thành, sẽ làm kỳ sau, kỳ sau không thành sẽ làm nữa đến khi nào thành thì thôi. Trong đấu tranh chánh trị ai dài hơi, kiên nhẫn sẽ thành công. Thành công chánh trị coi giá trị lâu dài hơn thành công quân sự.
Đòi hỏi nhân quyền trên phương diện chánh trị, ngoại giao chưa được, thì sẽ lần lượt liên kết với kinh tế là thế cầm quyền của CS. Tự do, dân chủ, nhân quyền là trở ngại trung tâm trong bang giao, là trở ngại then chốt trong phát triển đối tác chiến lược Hà nội-Washington. Tự do, dân chủ, nhân quyền là khắc tinh, là tử huyệt đối CS độc tài đảng tri toàn diện. Nơi nào có tự do, dân chủ, nhân quyền, thì CS độc tài không có lý do tồn tại./. ( Vi Anh)
Chưa có vấn đề nào đi sâu vào Quốc Hội Mỹ như vấn dề Nhân Quyền VN, ba lần Hạ Viện biểu quyết với đa số áp đảo dự luật Nhân Quyền VN nhưng chưa thành luật vì bị nhận chìm ở Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện mà TNS Kerry một người Phản Chiến nòi thời Chiến tranh VN là chủ tịch.
Nhưng Hạ Viện Mỹ, trái tim và khối óc của nhân dân Mỹ không nản lòng, tiếp tục trình dự luật, mở cuộc điều trần, lên nghị trình, thảo luận biểu quyết. Với tinh thần hữu chí cánh thành, ngay trong thời kỳ cuối pháp nhiệm để tái tạo dấu ấn, tiếp tục mở đường cho pháp nhiệm sau tái tiếp đưa vấn đế Nhân Quyền VN thành luật của Mỹ, được lưỡng viện thông qua, tổng thống ban hành, có giá trị cưỡng hành đối với Hành Pháp Mỹ đăc biệt là Bộ Ngoại Giao và khi chánh quyền Mỹ bang giao, giao thương, viện trợ cho VNCS.
Thực vậy, vào tuần lễ thứ hai của tháng 9, chỉ còn 6 tuần nữa là tất cả dân biểu Hạ Viện Mỹ phải tái tranh cử thế mà ngày thứ Ba 11-9-2012, Hạ Viện Mỹ vẩn thảo luận, biểu quyết thông qua với đa số áp đảo hai văn kiện lập pháp H.Res.484 và H.R.1410 liên quan đến Nhân Quyền VN.
Một là Nghị Quyết 484 (H.Res.484) do nữ Dân Biểu Loretta Sanchez (Dân Chủ CA) đại diện cho một đơn vị ở Nam California có nhiều người Mỹ gốc Việt sinh cơ lập nghiệp nhứt, là người khởi xướng được 30 dân biểu đồng viện ủng hộ. Nội dung Nghị Quyết này kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản của con người, và chấm dứt việc lạm dụng các điều luật về an ninh như Điều 79 và Điểu 88 Bộ Luật Hình Sự, mà CS lại lạm dụng dùng để bắt bớ những người chỉ ủng hộ quyền tự do tôn giáo và chính trị một cách ôn hoà. Đó là xảo thuật pháp lý, CS Hà nội dùng thủ tục hình sự hoá để biến những người Việt đấu tranh chánh trị đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do, dân chủ và nhân quyền cho 90 triệu người dân VN trong nước đang bị CS Hà nội tước đoạt những quyền bất khả tương nhượng của con ngươi sanh ra với tư cách Con Người, dù chính CS Hà nội đã ký gia nhập vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền từ lâu rồi. DB Sanchez đã nộp dự thảo Nghị Quyết này từ cuối năm ngoái 2011 nhân Ngày Nhân Quyền Quốc Tế.
Hai là, Dự luật 1410 (H.R.1410) do Dân Biểu Chris Smith (Cộng Hoà) thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ chủ xướng, nhằm mục đích thúc đẩy tiến trình tự do và dân chủ hoá ở Việt Nam. Đây là một dự luật, chớ không phải nghị quyết. Nó có tính cưỡng hành, chớ không như nghị quyết chỉ có tính khuyến nghị. Dự luật 1410 qui định Hành Pháp không được cấp viện trợ kinh tế trừ viện trợ nhân đạo nếu Hà nội không chứng thực trong hồ sơ nhân quyền VN, do Bộ Ngoại Giao Mỹ trình cho Quốc hội.
Ngoài việc ràng buộc cải tiến nhân quyền, Dự luật 1410 còn dự trù chánh quyền Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ cho các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cổ súy nhân quyền ở Việt Nam.
Như đã biết hai dân biểu tác giả của Nghị Quyết là Bà Loretta Sanchez và của Dự Luật là Ô. Chris Smith, hai nhân vật kiên quyết đấu tranh cho nhân quyền VN trong lập pháp Mỹ đều bị Đảng Nhà Nước CSVN liệt vào hàng chính khách "thiếu thiện chí".
Sau khi hai văn kiện pháp luật liên quan đến nhân quyền VN, một vấn đề nhậy cảm của CS Hà nội được Hạ Viên Mỹ thông qua, thì nhà cầm quyền CS Hà nội phản đối liền.
Vào thứ Năm 13-9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của VNCS Lương Thanh Nghị cũng dùng lý luận cũ rích, tuyên bố dự luật của Mỹ “đưa ra những thông tin sai trái, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam.” Ông Nghị tĩnh bơ nói thêm rằng “trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều những thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lãnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.”
Được biết Dự luật này cần phải được chuyển qua Thượng Viện Mỹ thảo luận, biếu quyết trước khi chính thức trở thành luật. Trước đây hai Dự luật Nhân quyền Việt Nam từng được Hạ viện Mỹ thông qua, nhưng bị ngăn lại tại Thượng viện, ngay trong Ủy Ban Đối Ngoại của Thượng Viện mà TNS Keryy (Dân chủ) là chủ tịch ủy ban này.
Và theo Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, trong năm tài khóa 2010, Mỹ đã cấp cho Việt Nam 134 triệu đô la, hơn phân nửa số này được dành cho lĩnh vực y tế và nhân đạo. Năm nay 2012, cơ quan này đề nghị hạ xuống còn 125 triệu đô la thôi.
Ba và sau cùng, TNS Kerry (Dân Chủ) vẫn còn ngồi làm Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, chưa có dấu chỉ nào Ông nới tay nhận chìm Dự luật 1410 nhu đã dìm hai dư luật nhân quyến trước đây, chết ngay trong Ủy Ban của Ông, chớ không ra được khoáng đại Thượng Viện.
Pháp nhiệm Hạ viện này cũng sắp mãn vào sau cuộc bầu cử 6-11-2012. Theo Nội qui Hạ Viện, các dự luật chưa giải quyết sẽ chấm dứt luôn với pháp nhiệm, chớ không đem qua pháp nhiệm kế tiếp. Vì vậy mà DB Sanchez và Smith mới cố gắng vận động đưa ra Hạ viện biểu quyết trong những ngày cùng tháng cạn của pháp nhiệm này của Hạ Viện. Người Mỹ gốc Việt vô cùng cảm kích thiện tâm, thiện chí của hai vị tác giả Nghị Quyết và Dự luật này.
Dù Dự luật 1410 có được Thượng Viện thảo luận biểu quyết hay không, biểu quyết của Hạ Viện Mỹ vừa rồi rõ rệt là một lời cảnh báo với CS Hà nội. Nhân dân Mỹ, Quốc Hội Mỹ rất thiết tha với tự do, dân chủ, nhân quyền của 90 triệu đồng loại đang sống dưới chế độ CS Hà nội.
Việc đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân VN kỳ này không thành, sẽ làm kỳ sau, kỳ sau không thành sẽ làm nữa đến khi nào thành thì thôi. Trong đấu tranh chánh trị ai dài hơi, kiên nhẫn sẽ thành công. Thành công chánh trị coi giá trị lâu dài hơn thành công quân sự.
Đòi hỏi nhân quyền trên phương diện chánh trị, ngoại giao chưa được, thì sẽ lần lượt liên kết với kinh tế là thế cầm quyền của CS. Tự do, dân chủ, nhân quyền là trở ngại trung tâm trong bang giao, là trở ngại then chốt trong phát triển đối tác chiến lược Hà nội-Washington. Tự do, dân chủ, nhân quyền là khắc tinh, là tử huyệt đối CS độc tài đảng tri toàn diện. Nơi nào có tự do, dân chủ, nhân quyền, thì CS độc tài không có lý do tồn tại./. ( Vi Anh)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment