Saturday, February 20, 2016

LÀM BÁO VÀ LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP

 
LÀM BÁO VÀ LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP
BS Lê Văn Sắc

Tôi đã từng làm báo, đã từng viết báo nên thông cảm với cô "ký giả" Ngọc Lan báo Người Việt, một cô nhà báo yêu nghề, còn đang hăng say với chức năng nghề nghiệp. Nghề làm báo là nghề không thọ, không phải là sợ bị chết chóc, ám sát mà chỉ một thời gian là chán vì có nhiều rào cản lắm. Ngay việc cho đăng hình thôi, công phu đi chụp hình, lăng xăng chụp góc này, chụp góc kia, máy thu băng mở sẵn để thu lời, về nhà viết bản tin thì đụng ngay "ông chủ nhiệm": "Bác viết ngăn ngắn thôi nhé". 

Viết xong, đưa ông, kèm xấp ảnh 24, hay 32 phô đã đem rửa về cho ông xem, ông "tuyên bố": Tôi đăng cho bác 1 tấm, tấm này... Bèn nhớ Đỗ Ngọc Yến... Đỗ Ngọc Yến là đàn anh học Chu Văn An... Khi mình còn đi học thì Đỗ Ngọc Yến đã làm báo "làm báo văn nghệ thuần túy", nhưng thực sự, bên cạnh đó, ẩn sau đó là chuyện Đỗ Ngọc Yến làm tình báo chống cộng (như nhóm Phạm Bằng Tường, BS Vũ Trọng Tiến, Hoàng Xuân Sơn, Cao Sơn...). 

Họ là những người có lòng nhưng ngay khó khăn đầu tiên mà họ gặp phải là mâu thuẫn giữa lý tưởng nghề nghiệp "tự do báo chí" và bí mật "quốc gia" hay "cộng đồng", ngay cả bí mật cá nhân, tư riêng... cho nên khi đọc bản tin cứ tức hanh hách ấy vì có những "tin tức nửa vời", không thể tiết lộ, đăng báo, và có khi đọc những bản tin viết quá nhiều, quá thực thì lại bực mình, tại sao viết nhiều thế? Tiết lộ nhiều thế, đó là bí mật quốc gia, bí mật quốc phòng (như vụ wikileak với Julian Assange vậy)... và những chuyện ăn cắp bí mật quốc phòng như vụ hai nhà bác học của Trung Hoa Quốc Gia học về nguyên tử tại Mỹ, năm 1953 lại ăn cắp bí mật nguyên tử của Mỹ trốn đem về cho Trung Cộng, như chuyện một hộp chứa chất phóng xạ mới vừa mất cắp tại Iraq… 

Có lần Phạm Bằng Tường thắc mắc về một chữ tôi dùng trong một bản tin: Hai chữ “cộng đồng” có vẻ xa vời, khó hiểu, không rõ ràng nhưng đó là chủ ý của tôi, người đọc phải suy nghĩ, tìm hiểu, chủ ý muốn nói với ai, và đụng đến ai thì người đó hiểu… Có lần Phạm Bằng Tường cho biết, anh em tình báo đã báo cáo cho lệnh bắt tên VC Huỳnh Tấn Mẫm (học y khoa chung với tôi và cả Phạm Bằng Tường trước đó (năm 1964-1965) nhưng chỉ ngày hôm sau đã thấy Huỳnh Tấn Mẫm đi khơi khơi ngoài Saigon. 

Hỏi cấp trên thì được biết chính Nguyễn Cao Kỳ đã cho lệnh thả. Chuyện này thì tôi không lạ, vì tôi biết rõ là trong chính quyền, đặc biệt là chính quyền Nguyễn Cao Kỳ, có nhiều Việt Cộng nằm vùng, và cũng không lạ khi Nguyễn Cao Kỳ từng mời nhiều cán bộ Việt Cộng tham gia “nội các chiến tranh” trong đó có BS Trần Ngươn Phiêu và Kỹ Sư Võ Long Triều và đã dung túng cho GS Nguyễn Văn Trung mở lớp “Phê Bình Học Thuyết Mark” trong Đại Học Văn Khoa Saigon, thực sự là giảng dậy học thuyết Mark một cách chi tiết, tỉ mỉ, tuyên truyền cho Việt Cộng, mà phần phê bình học thuyết Mark chỉ có vài câu vớ vẩn…

Một trong những khó khăn mà các anh em tình báo gặp là mình hy sinh xương máu, đảm trách những công tác nguy hiểm, trực diện với bọn khủng bố Việt Cộng, nhưng rồi bọn chúng được thả ra… Có một ông bạn cùng trong ca đoàn của tôi, có lần tâm sự: Lúc ông là giám đốc kỹ thuật cho một Đài Phát Thanh, ông ra ngoài xem đám biểu tình, thấy có một sinh viên nằm khểnh trong một công viên, gần đám biểu tình, tay còn cầm sách đọc, ông thấy tên này chăm chỉ học hành nên thương, phục lắm, bèn hỏi thăm, nói chuyện, sau cùng, ông hỏi cháu có muốn làm nhân viên cho đài phát thanh không, hắn mừng quá, cám ơn lia lịa… 

Thế là ông bạn này đã đem Việt Cộng, nhận là người nhà, cho vào nằm vùng ngay trong Đài Phát Thanh, đi đâu là có giấy phép của Đài Phát Thanh, đi lại cả trong giờ giới nghiêm”. Sau năm 1975, ông mới biết hắn là Việt Cộng nằm vùng… Ông than: Đúng là mình ngu quá, chẳng biết gì…

Cho nên, xin có lời khen cô Ngọc Lan, đã nhiệt thành với nghề nghiệp, nhưng cô chưa gặp cảnh có một chủ nhiệm báo chí “….” như Hoàng Dược Thảo đấy, chứ cô mà gặp loại chủ nhiệm như Hoàng Dược Thảo thì cũng sẽ bỏ nghề sớm thôi: Đến các ông như Lữ Giang, Bùi Bảo Trúc v…v… cũng phải bỏ Saigon Nhỏ mà đi nữa là… (Bùi Bảo Trúc là con cụ giáo Bùi Văn Bảo tác giả nhiều sách dậy bậc tiểu học mà chúng ta đã học, và tác giả tập thơ “Suy Tôn Ngô Tổng Thống”-thực ra tập thơ mang tên gì tôi quên, còn Thanh Nam là tác giả bài hát Suy Tôn Ngô Tổng Thống).
BS Lê Văn Sắc
(ký giả không “dám” chuyên nghiệp)

On Wednesday, February 3, 2016 9:13 PM, tuong pham <tuongphamvh@yahoo.com> wrote:

 "Ý sếp Giao là nếu không xác minh được thì phải giữ bài lại, chờ đến khi có sự xác minh rõ ràng thì mới đăng.
Chợt nhớ, người phụ nữ có tên Theresa Nguyễn mà ông Long đến gặp ở tiệm Auto Electric Rebuiders, người đã gọi cảnh sát cho Bắc Dương, là người có thể xác định đó có phải là ông Mã Long không. Thế là lại nhờ sếp Đỗ Dzũng cầm hình chạy qua đó, cũng hơn 7 giờ tối.
Đến nơi tiệm đóng cửa. Không làm gì được.
Tôi kêu trời. Sếp Thắng kêu trời. Hai người ra sức thuyết phục. Sếp Giao nhân nhượng, giờ bỏ phiếu xem đi bài hay không. Lan, Thắng bỏ phiếu "đi". Giao bỏ phiếu trắng. Chỉ còn Đỗ Dzũng. Sếp Dzũng chùng chình, "Cho tôi đến 8 giờ tối, tôi đi xác minh chỗ khác."
Thế là trong lúc tôi cắm đầu viết, thì sếp Dzũng cũng hì hụi tìm thông tin.( Ngọc Lan- Người Việt )


Hậu trường phỏng vấn ông Mã Long, 'tù của tù vượt ngục' 
Wednesday, February 3, 2016 7:15:19 PM 

    Print    Email       

Bài liên quan





Sổ tay phóng viên


Ngọc Lan/Người Việt

Sau khi bài báo viết về những gì xảy ra với ông Mã Long trong 7 ngày làm “tù binh” của ba người tù vượt ngục từ Men's Central Jail ở Santa Ana, thuộc Orange County được đăng trên Người Việt Online, tôi thấy hoàn toàn thoải mái để kể chuyện hậu trường liên quan đến vụ này mà hổm rày tôi phải ráng “nín.”
Cho đến cuối ngày Thứ Ba, ông Mã Long vẫn là người “ẩn diện” mà báo chí truyền thông Mỹ lùng sục, tìm kiếm, bởi ngoài ba tên vượt ngục, thì ông có thể được xem là nhân vật khá quan trọng tình cờ bị dính vào vụ này. Vậy mà "lù khù vác lu chạy", tôi lại có cơ may được "tổ đãi", trở thành người đầu tiên nghe toàn bộ câu chuyện ly kỳ này. Dĩ nhiên là tôi sau cảnh sát, nhưng theo như ông Long nói thì "Cô hỏi kỹ còn hơn cảnh sát nữa!"
Toàn bộ nội dung câu chuyện thì đã có hết trong bài “Chuyện 'thoát chết' của tài xế taxi bị 3 tù vượt ngục bắt cóc” rồi, giờ kể chuyện hậu trường, hay hơn.
Ông Mã Long (trái), người tài xế taxi "nổi tiếng bất đắc dĩ" và phóng viên Ngọc Lan (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)

***
Chuyện vậy nè:
Ai theo dõi vụ này cũng biết là khoảng 11 giờ 30 trưa Thứ Sáu tuần rồi, 29 Tháng 1, Bắc Dương, 43 tuổi, một trong ba tù vượt ngục, đã ra đầu thú.
Đến khoảng 9 giờ sáng Thứ Bảy, 30 Tháng 1 thì tin báo hai tên còn lại là Jonathan Tiêu, 20 tuổi và Hossein Nayeri, 37 tuổi cũng đã bị bắt ở San Francisco.
Khoảng 12 giờ hơn Thứ Bảy, tôi có mặt ở tòa soạn. Đang “tán” với sếp Thiện Giao và Thắng Đỗ về chuyện này thì một cô ngoài “front desk” chạy vào nói "Có một chú nói từng chở ba thằng tù vượt ngục đến đây nói cho gặp người có thẩm quyền để nói chuyện."
Mấy sếp thắc mắc, "Chuyện gì? Họ đã bị bắt hết rồi mà..." Máu nghề nghiệp cùng “cơn bà tám” nổi lên, tôi nói, "Để em ra gặp cho."
Ra ngoài, tôi nhìn thấy hai ông, một ông cao to, già hơn và một ông nhỏ con, trẻ hơn. Người khoảng 70, người ngoài 60.
Hỏi chuyện gì, ông lớn tuổi nói một cách khó nhọc, "Tôi lái taxi, là người đã chở ba tên tù vượt ngục..." nghe đến đó, tôi mời hai người vào phòng trong, rồi chạy đi lấy giấy viết.
Quay trở lại, chưa kịp ngồi xuống ghế, đã nghe ông trẻ nói liền, "Không có phỏng vấn lên báo chí gì đâu nghen, chúng tôi đến đây chỉ yêu cầu lấy tên ra khỏi tờ báo."
"Dạ, từ từ nói, cháu chưa hiểu chú muốn gì hết."
Hỏi tên ông lớn tuổi, ông nói "Mã Long." Hỏi ông nhỏ, ông nói như nạt "Tôi không cần nói tên."
Tôi gợi chuyện, ông tên Mã Long nói được vài câu thì bị ông trẻ bắt im vì "Cảnh sát đã nói anh không được nói mà. Mọi chuyện khai ở cảnh sát hết rồi."
Tui ngạc nhiên, "Vậy mục đích mấy chú đến đây là gì, cháu vẫn chưa hiểu?"
"Mục đích là vì trên trang Rao Vặt có tên tôi (ông chỉ vào nơi có tên ông trong mục Rao Vặt) giờ tôi muốn lấy xuống. Cô làm được thì làm, không được thì thôi. Đi về." Rồi hai ông hầm hầm đứng lên đi bỏ ra về.
Ngồi thẫn thờ một chút, tôi sắp xếp lại vài dữ kiện có được qua ít câu nói của ông Long. Đó là: Lúc 9:30 tối Thứ Sáu, tức ngày tụi vượt ngục trốn thoát, mà giờ đó thì trại giam cũng chưa biết, chưa có báo động gì hết, ông Long làm nghề lái taxi nhận được điện thoại kêu đến quán Ngon ở đường McFadden-Ward để chở khách. Sau đó thì bọn người này dí súng vào ông, bắt ông làm theo lời chúng. Sau cùng, “Bắc Dương cứu tôi nên tôi mới còn sống.” Và, vì sợ tụi đồng bọn, băng đảng còn bên ngoài tìm kiếm, nên ông đến đòi lấy tên ra khỏi mục Rao Vặt.
Tôi vào báo cáo lại mọi chuyện với hai sếp, rồi đi làm việc khác. Nhưng trong đầu vẫn lởn vởn câu ông Mã Long nói "Bắc Dương cứu tôi thoát chết". Vậy là sao? Câu chuyện thế nào?

***
Xế chiều Thứ Hai đi làm, sếp Thiện Giao gọi vô hội ý cùng sếp Thắng Đỗ. Sếp Giao nói, "Giờ gọi lại cho ông già lái taxi hôm trước, em có nghĩ là có thể thuyết phục ổng kể lại câu chuyện đó không? Hôm nay các báo chí Mỹ đều đang tung người đi tìm kiếm ổng."
"Em không biết, để thử, nhưng thấy ổng có vẻ sợ lắm, nói không thành câu mà,” tôi đáp.
Ra front desk hỏi lại mấy cô ngoài đó xem có còn giữ số điện thoại của ông hôm trước đến hủy Rao Vặt không thì nghe nói, "Ồ, chú đó hôm Chủ Nhật đến đăng quảng cáo lại rồi. Chú nói 'Tụi nó bị bắt hết rồi, giờ tui không sợ nữa. Báo chí muốn phỏng vấn gì giờ tui nói hết.'"
Nghe vậy, mừng rơn, tôi gọi số điện thoại ông Long đăng trên báo.
Vừa alô thì nghe ngay rằng "Hôm nay tôi không chạy xe cô ơi!" - “Dạ không, cháu là NL nên báo Người Việt hôm trước có nó chuyện với chú..." Chưa dứt câu, nghe ổng nói lớn tiếng, "Tôi đã nói với cô là tôi không có gì để khai hết. Mọi chuyện tôi báo cảnh sát hết rồi." Và cúp phone cái “cụp.”
Chới với.
Gọi lại lần nữa. Không bắt phone.
Gọi thêm lần nữa, ông Long alô. Vừa mở miệng "Chú cho con nói chút xíu là chuyện của chú đã được cảnh sát kể và báo Mỹ đăng rồi, cháu chỉ muốn hỏi thêm..." ông bảo, "Có mấy thằng nhà báo Mỹ mới đến nhà tui nè, tui đuổi về hết rồi. Tôi không có gì nói với cô hết." Rồi lại cúp phone cái “cụp.”
Ngạc nhiên tột độ, tôi bước ra định hỏi lại mấy nàng front desk xem hôm Chủ Nhật ông Long tới nói sao, thì ông gọi lại vô phone tôi, "Tui vừa mới nói chuyện với cảnh sát. Họ nói tui không được nói gì hết. Cô đừng hỏi tui."
Haizza.
Trở lại bàn làm việc, vào online đọc lại, thấy nhiều bài nhắc đến người tài xế taxi, qua lời của cảnh sát. Xâu chuỗi lại toàn bộ những gì đọc được, cùng sự gặp gỡ ông Long hôm Thứ Bảy, tui hiểu vì sao ông sợ hãi và nóng giận như thế.
Lúc đó, cũng hơi "hối hận" giá như mình có thể hiểu nhanh hơn tình cảnh của ông để có thể nói một điều trấn an nào đó thì hay hơn. Nhưng, không có duyên thì biết làm sao.

***
Sáng Thứ Ba đi làm, sắp đặt công chuyện của ngày, đâu vào đó. Nhưng khoảng hơn 11 giờ, thấy điện thoại bàn reng, ngoài front desk nhắn, "Chị Lan, có chú Long muốn gặp chị."
Tôi nghe tim mình thót một cái.
Đi ra, thấy ông già nhìn tôi cười hiền lành, tôi mời ông vào trong nói chuyện.
"Tui xin lỗi cô NL, tui đã nói chuyện nóng nảy với cô, vì thú thiệt là khi đó có mấy người Mỹ đến, tui đâu biết họ là ai, tui sợ lắm. Giờ bạn bè tui nói đừng có sợ, nên nói chuyện với báo chí. Nên giờ cô muốn tui khai cái gì..." Ông bắt đầu như vậy, và tôi cứ thế gợi cho ông kể trong gần hai tiếng đồng hồ.
Phỏng vấn xong, tôi xin chụp hình từ phía sau tới hoặc chụp nghiêng, ổng hỏi có đăng báo không. Dĩ nhiên là có, nếu ông đồng ý. Ông nói cho ông suy nghĩ. Tuy nhiên, chuyện làm sao từ chỗ ông có ý từ chối đăng hình, đến khi ông đồng ý cho chụp hình mà chụp trực diện thẳng mặt luôn thì là "bí kíp" không kể ở đây.
Phỏng vấn xong, biết là phải làm bài này ngay trong ngày, tin tức chạy đua mà, sợ tờ LA Times nhanh chân lên báo trước thì mình tức, bởi sau khi phỏng vấn xong thì tụi tôi có giới thiệu cho LA Times biết. Thế là vắt giò... chạy.

***
Trong lúc đang ngồi gõ chữ, sắp xếp câu chuyện, chợt nhớ ông Long có nhắc chi tiết “đi đến tìm Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa.” Vậy thì phải “confirm” điều này, coi văn phòng họ nói gì. Thế là chạy vô nói vắn tắt cho sếp Đỗ Dzũng nghe và nhờ giúp làm chuyện đó vì "em phải tập trung viết bài." Thế là sếp Đỗ Dzũng chỉ còn biết “thi hành mệnh lệnh.”
Lát sau, sếp Thiện Giao, dù là ngày nghỉ cũng ở nhà không yên, gọi vô, nhắc chuyện phải confirm chỗ quán Ngon và chỗ văn phòng Nguyễn Xuân Nghĩa. Một chỗ đã làm trước khi có “lệnh” sếp. Chỗ còn lại thì “Đỗ Dzũng làm giúp luôn đi.”
Sếp Đỗ Dzũng không từ nan, nhờ sếp Thắng Đỗ lo một ít việc giúp mình, để có giờ đi “xác minh nguồn tin.”
Nhưng chốc sau, sếp Giao lại gọi, "NL, anh tin là em đúng, 99.99999% là em đúng, nhưng em hãy cho anh 1 lý do để xác định 100% người mà em nói chuyện là ông Mã Long?"
Ồ man. Sự kiện cho mình biết đó là ổng. Nhưng chứng minh làm sao đây?

Ý sếp Giao là nếu không xác minh được thì phải giữ bài lại, chờ đến khi có sự xác minh rõ ràng thì mới đăng.
Chợt nhớ, người phụ nữ có tên Theresa Nguyễn mà ông Long đến gặp ở tiệm Auto Electric Rebuiders, người đã gọi cảnh sát cho Bắc Dương, là người có thể xác định đó có phải là ông Mã Long không. Thế là lại nhờ sếp Đỗ Dzũng cầm hình chạy qua đó, cũng hơn 7 giờ tối.
Đến nơi tiệm đóng cửa. Không làm gì được.

Tôi kêu trời. Sếp Thắng kêu trời. Hai người ra sức thuyết phục. Sếp Giao nhân nhượng, giờ bỏ phiếu xem đi bài hay không. Lan, Thắng bỏ phiếu "đi". Giao bỏ phiếu trắng. Chỉ còn Đỗ Dzũng. Sếp Dzũng chùng chình, "Cho tôi đến 8 giờ tối, tôi đi xác minh chỗ khác."
Thế là trong lúc tôi cắm đầu viết, thì sếp Dzũng cũng hì hụi tìm thông tin.
Một lúc sau, nghe ông “đen thui” này cười ha ha “Được rồi, được rồi. Anh Lee Trần, một người có mặt tại tiệm Auto Electric Rebuilders ở Santa Ana, nơi ông Bắc Dương ra đầu thú, nhờ xác nhận: 'Tôi không biết cá nhân ông, nhưng ông là người bước vào tiệm hôm đó và nói là ông Bắc Dương đang ngồi ngoài xe.'” Vậy là thở phào.

Chúi mũi viết như điên toàn bộ những gì mình có được, dĩ nhiên nhiều chi tiết giữ lại cho mình biết, độc giả biết nhiều quá cũng mệt.

Đúng 9 giờ tối, trễ hẹn một tiếng với độc giả online, tôi la lên, "Bài em xong. Anh Đỗ Dzũng edit kỹ dùm em nha."
Thở. Nghe toàn thân rã rời. Nhưng mà, lòng thì vui lắm lắm. Nhất là, không bao lâu sau khi bài báo vừa xuất hiện, thì nhiều độc giả đã gửi email khen, rồi đài ABC-7 Eyewitness News muốn phỏng vấn người đã phỏng vấn được ông tài xế. Và hôm nay, lần đầu tiên, không biết bao nhiêu là đài truyền hình, hãng thông tấn Mỹ kéo đến tòa soạn Người Việt để được nghe câu chuyện của Mã Long, người tài xế thoát chết trở về, và cùng yêu cầu “Chỉ tôi đọc chữ 'Người Việt' đi!”
Sự thú vị của nghề làm báo là vậy.
Nguồn : Người Việt on line




__._,_.___


Posted by: sacvan le <

Việt Nam -- cảm nhận từ đường phố




---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
Việt Nam -- cảm nhận từ đường phố

NGƯỜI QUAN SÁT

Tôi vừa có một chuyến đi gần 1 tháng ở bên nhà. Đó là một thời gian tương đối dài đối với tôi, một phần là vì công việc, và một phần khác là nghỉ hè. Chính vì hai việc này mà tôi có dịp đi đây đó, và có dịp quan sát quê hương -- không phải từ phòng máy lạnh, mà từ thực địa. Tôi e rằng những quan sát và cảm nhận của tôi hơi bi quan. Thú thật, tôi không thấy một Việt Nam sẽ "tươi sáng", mà chỉ thấy một đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu và lệ thuộc, nhất là trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN.


1. Một đất nước trên đà suy thoái

Cái ấn tượng chung và bao quát trong chuyến về thăm quê là đất nước này đang trên đà suy thoái hầu như về mọi mặt. Mặc cho những con số thống kê kinh tế màu hồng được tô vẽ bởi Nhà nước, trong thực tế thì cuộc sống của người dân càng ngày càng khó hơn. Hơn 70% dân số là nông dân hay sống ở miệt quê, nên chúng ta thử xem qua cuộc sống của một gia đình nông dân tiêu biểu, gồm vợ, chồng và 2 con. Gia đình này làm ra gạo để các tập đoàn Nhà nước đem đi xuất khẩu lấy ngoại tệ (và chia chác?) nhưng số tiền mà họ để dành thì chẳng bao nhiêu. Gia đình này có thể có 5 công đất (hoặc cao lắm là 10 công đất), sau một năm quần quật làm việc "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", cả nhà chỉ để dành khoảng 10-15 triệu đồng, có khi còn không bằng một bữa nhậu của các quan chức.

Cuộc sống của người nông dân là nợ triền miên. Đầu mùa thì vay ngân hàng để mua giống, mua phân, mua thuốc trừ sâu; thu hoạch xong thì phải trả nợ cộng tiền lời cho ngân hàng. Rồi đến mùa vụ kế tiếp thì cái vòng vay - trả nợ lại bắt đầu. Con của người nông dân đi học, thì mỗi đứa phải gánh ít nhất là 10 loại phí khác nhau, có khi lên đến 20 phí! Các trường, các uỷ ban nhân dân, các cơ quan công quyền, v.v. đua nhau sáng chế ra những loại phí để moi móc túi tiền người dân vốn đã quá ít ỏi. Họ không cần biết người dân có tiền hay không, phí là phí, và phải đóng phí. Không ít gia đình không có tiền đóng phí nên cho con nghỉ học. Đã có tình trạng người dân không đủ tiền trả viện phí nên tìm đến con đường tự tử.

Môi trường sống xuống cấp thê thảm. Sự gia tăng dân số gây áp lực cực kỳ lớn đến môi sinh. Mật độ dân số tăng nhanh, ngay cả ở vùng nông thôn. Có thể nói rằng hầu hết các con sông ở VN đang chết.Tất tần tật, kể cả heo gà và có khi cả người chết, cũng bị vứt xuống sông. Những con sông VN đang chết vì chúng đã biến thành những bãi rác di động khổng lồ. Đó là chưa nói đến sự xâm nhập của nước mặn vào các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần là do mấy cái đập lớn Tàu xây trên thượng nguồn của sông. Tôi cho rằng sự suy thoái về môi trường là mối đe doạ lớn nhất đến sự tồn vong của đất nước.

Ở đất nước này, chính quyền đã mắc cái bệnh vô cảm quá lâu, và bệnh đã trở thành mãn tính, rất khó cứu chữa. Cái bệnh vô cảm của chính quyền nó còn lan truyền sang cả xã hội, mà trong đó mọi người dùng mọi phương cách và thủ đoạn để tranh nhau ngoi lên mặt đất mà sống. Có thể nói cả xã hội đang chạy đua. Cái chữ "chạy" ở VN đã có một ý nghĩa khác. Dân chạy để đưa con cái vào đại học, vào cơ quan Nhà nước để hy vọng đổi đời. Quan chức cũng chạy đua vào các chức vụ trong guồng máy công quyền, và họ chạy bằng tiền. Tiền dĩ nhiên là từ dân. Thành ra, cuối cùng thì người dân lãnh đủ. Sự suy thoái ở VN diễn ra trên mọi mặt, từ kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, đến đạo đức xã hội.

2. Đất nước đang bị "bán"

Một anh bạn tôi vốn là một doanh nhân (businessman) thành đạt cứ mỗi lần gặp tôi là than thở rằng
đất nước này đang bị bán dần cho người nước ngoài. Mà, đúng là như thế thật. Ở khắp nơi, từ Đà Nẵng, đến Nha Trang, tận Phú Quốc, người ta "quy hoạch" đất để bán cho các tập đoàn nước ngoài xây resort, khách sạn, căn hộ cao cấp. Một trong những "ông chủ" mới thừa tiền để mua tất cả của Việt Nam là người Tàu lục địa.

Chẳng những đất đai được bán,
các thương hiệu của VN cũng dần dần bị các tập đoàn kinh tế nước ngoài thu tóm và kiểm soát. Chẳng hạn như các tập đoàn Thái Lan đã thu tóm những thương hiệu bán lẻ và hàng điện tử của Việt Nam. Tuy nhiên, người dân có vẻ "ok" khi người Thái kiểm soát các cửa hàng này, vì dù sao thì người Thái đem hàng của họ sang còn có phẩm chất tốt và đáng tin cậy hơn là hàng hoá độc hại của Tàu cộng.

Đó là chưa kể một loại buôn bán khác: buôn bán phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn.
Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy thoái về đạo đức xã hội.

3. Tham nhũng tràn lan

Không cần phải nhờ đến tổ chức minh bạch quốc tế chúng ta mới biết VN là một trong những nước tham nhũng nhất thế giới. Chỉ cần tiếp xúc với hải quan, hay bất cứ cơ quan công quyền nào, người dân đều có thể nếm "mùi tham nhũng". Tham nhũng từ dưới lên trên, từ bên này sang bên kia, từ cấp thấp đến cấp cao. Có khi tham nhũng công khai, và kẻ vòi tiền mặc cả cái giá mà không hề xấu hổ. Các cơ quan Nhà nước phải hối lộ các cơ quan Nhà nước khác, và họ xem đó là bình thường. Ngay cả những ngành dịch vụ tưởng như là "trí thức" như giáo dục và y tế mà cũng tham nhũng, và vì họ có học nên tham nhũng ở hai ngành này còn "tinh tế" hơn các ngành khác!

Có thể nói là tham nhũng (và hối lộ) đã trở thành một thứ văn hoá. Cái văn hoá này nó ăn sâu vào não trạng của cán bộ Nhà nước. Đã là văn hoá thì nó rất khó xoá bỏ một sớm một chiều. Ngay cả ông tổng Phú Trọng còn thú nhận rằng tình trạng tham nhũng như "ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu", nhưng cho đến nay ông cũng không làm được cái gì để giảm tình trạng này.

4. Xã hội bất an

Có thể nói không ngoa rằng VN là một xã hội bất an. Đọc báo hàng ngày thấy tin tức về tội phạm dày đặc khắp nơi. Chẳng những sự phổ biến của tội phạm, mà sự manh động của các vụ án càng ngày càng táo tợn.
Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết!

Đáng ngại nhất là tội phạm đã lan tràn về tận vùng quê. Ở quê tôi, nơi mà ngày xưa là một làng êm ả, ngày nay là một cộng đồng bất an vì những vụ chém giết xảy ra hầu như hàng tuần! Người dân dưới quê cảm thấy mệt mỏi, không muốn nuôi trồng gì nữa, vì nạn trộm cắp hoành hành triền miên. Nuôi cá chưa đủ lớn thì đã bị trộm câu mất. Trồng một cây mít, trái chưa chín thì đã có trộm hái dùm. Chưa bao giờ tình trạng trộm cắp phổ biến như hiện nay ở vùng nông thôn.

Đó là chưa nói đến
tai nạn giao thông vốn còn kinh hoàng hơn cả trộm cắp. Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách.

Một dạng bất an khác là (mất) an toàn thực phẩm. Có thể nói rằng đây là vấn đề làm cho cả dân số quan tâm nhất (theo như kết quả của một cuộc điều tra xã hội chỉ ra). Đi đến đâu, ở bất cứ thời điểm nào, người ta cũng nói đến những loại hàng hoá độc hại được tuồn vào thị trường Việt Nam từ một cái nguồn quen thuộc: Tàu cộng. Ngay cả ở dưới quê tôi, người dân còn không dám mua trái cây có xuất xứ từ Tàu. Không có một nông sản nào của Tàu sản xuất được xem là an toàn. Ngày nay, ngay cả các bợm nhậu cũng e dè những món ăn ở nhà hàng, quán nhậu, vì không ai dám chắc đó là hàng hoá của VN hay của Tàu. Nhưng điều đáng buồn nhất là sự tiếp tay của các doanh nghiệp Việt Nam để cho hàng hoá Tàu hoành hành đất nước ta và dân tộc ta. Thật không ngoa khi gọi những doanh nghiệp này là "gian thương". Cũng không ngoa để nói rằng gian thương cấu kết với những cán bộ tham nhũng đang giết chết kinh tế nước nhà và người dân.

5. Trí thức không có tiếng nói, không có phản biện

Theo dõi báo chí ở VN, dễ dàng thấy sự trống vắng tiếng nói của giới trí thức. Trước một sự kiện tương đối quan trọng như đại hội đảng csvn, mà không hề có bất cứ một bình luận độc lập nào, không hề có một bài phân tích về các nhân vật chóp bu trong đảng, hoàn toàn không có một phát biểu mang tính viễn kiến của bất cứ một nhân vật "lãnh đạo" tương lai nào! Thay vào đó là những tiếng nói của những người mang danh "sư sĩ" nhưng cách họ nói và ngôn ngữ của họ thì chẳng khác sự "cò mồi" là bao nhiêu.

Trước hiện tình đất nước, giới có học nói chung có vẻ lãnh đạm. Họ không quan tâm. Họ thường chạy trốn thực tế bằng cách biện minh rằng "chỉ lo việc chuyên môn". Thật ra, cũng khó trách họ, vì nếu họ nói ra những ý kiến thì có thể sẽ bị phạt nặng nề, thậm chí tù đày. Ngay cả yêu nước là một tình cảm thiêng liêng mà cũng phải được tổ chức và ... cho phép. Một xã hội đối xử với giới trí thức như thế thì làm sao bền vững được.

6. Guồng máy quản lý bất tài

Thật ra, sự bất tài của quan chức Nhà nước không còn gì là bí mật. Vì bất tài, nên họ thường "sản xuất" ra những qui định hài hước, và có khi cực kỳ vô lý và phi khoa học. Chúng ta còn nhớ trước đây, họ cho ra qui định mang danh "ngực nở chân dài" để được lái xe ô-tô, gây ra một trận cười cấp quốc gia. Tưởng như thế đã là hi hữu, ai ngờ họ lạ tái xuất với một qui định "trời ơi": Xe ô-tô 4 bánh phải có bình chữa cháy. Qui định này làm trò cười cho cả thế giới và các hãng sản xuất xe hơi. Tưởng qui định như thế đã là vô lý, họ còn cho ra một qui định "trên trời" như xe trên 10 chỗ ngồi phải có găng tay và khẩu trang lọc độc! (Tất nhiên, không phải ai trong guồng máy Nhà nước là bất tài, vẫn có người tài đó, nhưng cái ấn tượng chung mà người dân có thì đó là một guồng máy gồm những người bất tài, ăn bám nhân dân).

7. Tuy bất tài, nhưng guồng máy đó rất giỏi trong việc hành dân

Sự hành dân của guồng máy quản lý  & hành chính của Việt Nam phải nói là vô song trên thế giới. Đối với người dân, có việc đến cổng công đường là một nỗi sợ, một cơn ác mộng. Hầu như không có một việc gì, từ nhỏ đến lớn, mà trôi chảy lần đầu khi đến gặp các quan chức Nhà nước. Tôi về quê và nghe nhiều câu chuyện hành dân mà nói theo tiếng Anh là "incredible" -- không thể tin được. Chỉ cần cái họ viết sai dấu (như "Nguyển" thay vì "Nguyễn") là cũng bị hành và tốn tiền triệu! Những lỗi sai chính tả đó là của họ (quan chức, cán bộ), nhưng họ vẫn hành dân một cách vô tư. Họ tìm mọi cách, mọi lúc để "đá" dân từ cơ quan này sang cơ quan khác, và biến dân như những trái banh để họ làm tiền. Thực dân Pháp ngày xưa có lẽ cũng không hành dân như cán bộ Nhà nước ngày nay.

Năm 2016 này Việt Nam sẽ tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community hay AEC). Mục tiêu là hình thành một cộng đồng kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, hàng hoá và dịch vụ, đầu tư sẽ tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Tôi ghé thăm một đại học lớn ở Thái Lan vào năm 2013, và giới trí thức bên đó đã bàn rất nhiều về viễn cảnh này, họ tư vấn cho chính phủ để chuẩn bị hoà nhập vào AEC. Nhưng ngạc nhiên thay, ở VN rất ít thảo luận về AEC và những tác động của nó đến cuộc sống của người dân! Nhưng với tình trạng suy thoái, đất nước bị "bán", tham nhũng tràn lan, xã hội bất an, trí thức không có tiếng nói, guồng máy quản lý bất tài nhưng giỏi hành dân, thì không nói ra, chúng ta cũng biết là khả năng cạnh tranh của VN không cao trong AEC. Khả năng cạnh tranh không cao rất có thể dẫn đến nguy cơ lệ thuộc.

Tái bút: Nhiều người khi đọc những bài và ý kiến như thế này thường hỏi một cách hằn học rằng “ông có phải là người Việt Nam hay không mà phê phán đất nước như thế”, “ông đã làm gì cho đất nước này”, hay "nói thì hay, vậy giải pháp là gì", v.v. Tôi nghĩ những câu hỏi đó không tốt mấy, và có phần ... lạc đề. Vấn đề là cái xấu đang hoành hành đất nước này, chứ đâu phải tôi là ai hay tôi đã làm gì cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ có người có công và đóng góp cho đất nước mới được “phép” phê bình sao. Nghĩ như thế thì e rằng quá nhỏ mọn. Mà, muốn biết tôi đã làm gì thì cũng chẳng khó khăn gì trong thời đại google này.

Giải pháp nó nằm ngay ở mỗi cá nhân chúng ta. Mỗi người cần phải làm tốt và sống tử tế là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái bất công, cái bất cập trong xã hội.


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Chỉ là một đảng cướp toàn diện !!!




Kính gởi đến Quý vị Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 237 (ra ngày 15-02-2016) và bài xã luận. Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ chuyển tiếp.
Ban biên tập.
Chỉ là một đảng cướp toàn diện !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 237 (15-02-2016)
          Đại hội cộng đảng lần thứ 12 đã cho toàn dân thấy rõ thêm bộ mặt của thế lực cai trị này. Nó lộ ra qua nhiều điểm. Trước hết, phát biểu xanh rờn “Dân chủ đến thế là cùng” mà Nguyễn Phú Trọng đưa ra khi bế mạc như muốn tổng kết tinh thần cuộc bầu chọn, từ tứ trụ đến bộ chính trị và giàn ủy viên trung ương, câu ấy chẳng che giấu nổi sự kiện đó là một cuộc tranh giành quyền lực đầy lợi ích phe nhóm, toan tính ăn chia và mưu mô thủ đoạn trên chính cơ thể Dân tộc. 

Thứ đến, việc kiên định học thuyết Mác-Lê, mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc bầu lại Trọng Lú làm tổng bí thư chỉ cho thấy đảng quyết tâm bám lấy quyền lực và giữ chắc quyền lợi, bất chấp số phận điêu linh của Đất nước. Cuối cùng, việc chọn bộ trưởng công an giỏi nghề đàn áp và thạo chuyện khinh luật làm chủ tịch nước, cũng như đưa nhiều tướng quân đội và công an vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng càng bộc lộ não trạng tiếp tục cai trị dân và quản lý nước bằng đàn áp và vũ lực. Những điểm này là cơ hội để nhìn lại và nhìn sâu vào bản chất của cái lực lượng từng hãnh diện “đã cướp được chính quyền”, từng tung hoành trên đất nước hơn 70 năm qua như một đảng toàn trị, đúng hơn như một đảng cướp toàn diện.

          Trước hết, xin lưu ý rằng thông thường một đảng cướp có phạm vi hoạt động hạn hẹp: một ngôi nhà, một cơ sở, hoặc cùng lắm là một vùng nào đó, và tức khắc bị nhà cầm quyền ra tay dẹp bỏ. Nhưng đảng CS thì khác, nó cướp bóc cả một quốc gia, nó khống chế cả một dân tộc, nó khuynh loát cả một xã hội. Rồi không như mọi chế độ độc tài khác, thường chỉ chú trọng phương diện kinh tế hay chính trị, đảng CS lại chủ trương toàn trị, nghĩa là cướp từ vật chất đến tinh thần, từ cá nhân đến tập thể. Phương cách cướp của nó là bạo lực và gian dối. Bạo lực hành chánh và bạo lực vũ khí. Nhồi nhét gian dối và cưỡng bức dối gian. Bạo lực hành chánh gồm những bộ luật tước đoạt mọi nhân quyền và dân quyền, bộ máy hành chánh địa phương gây khó dễ hay đòi hối lộ, từ khước hay chấp thuận kiểu tùy tiện. Bạo lực vũ khí gồm lực lượng trấn áp đông đảo: công an, quân đội, dân phòng, côn đồ, với dùi cui, hơi cay, còng sắt, vũ khí, nhà ngục. Nhồi nhét gian dối là bịa ra những điều không thật về lãnh tụ, về đảng; ngụy tạo những anh hùng cách mạng, vĩ nhân chế độ để khiến quần chúng tin theo. Cưỡng bức gian dối là buộc dân sống trong dối gian, không được nói lên điều mình suy nghĩ, cảm nhận, sống hai mặt, kẻo gây thiệt hại cho bản thân và gia đình.

          Vậy đảng CS đã cướp những gì? Lịch sử cho thấy có 7 thứ (7 là con số chỉ sự trọn vẹn)
          1- Cướp quyền lực chính trị bằng bạo lực: Trước tiên, đảng CS đã cướp chính quyền từ chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim năm 1945 với chiêu bài “chống Pháp kháng Nhật”. Sau đó, đảng thanh toán các đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc dân, Đại Việt (vụ án phố Ôn Như Hầu năm 1946). Tiếp đến, cướp chính quyền từ chính phủ hợp pháp Nguyễn Văn Thiệu năm 1975 với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” bằng một cuộc chiến hao người tốn của.   

          Sau khi cướp toàn bộ đất nước, đảng CS quay sang cướp chủ quyền từ tay nhân dân bằng cách áp đặt thể chế tam quyền phân công thay vì tam quyền phân lập. Hành pháp, lập pháp, tư pháp đều là công cụ của đảng. Mới đây, họp đại hội lần thứ 12, đảng lại tự tiện chọn trước thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội là những chức vụ lẽ ra phải do toàn dân gián tiếp bầu chọn qua một quốc hội được bầu chọn trực tiếp. Trong thực tế, Quốc hội này tuyệt đại đa số là đảng viên, được ngồi vào đó qua một cuộc bầu cử cưỡng bức, độc diễn và giả tạo.
          2- Cướp sự thật bằng độc quyền thông tin: Con người sinh sống, xã hội vận hành nhờ tôn trọng sự thật, nhưng đảng CS lại đoạt hết sự thật. Ngay khi vừa cướp chính quyền ở Hà Nội, Việt Minh (VM) đã nắm ngay mọi báo chí, đài phát thanh, nhà máy in, thậm chí mọi cơ sở sản xuất và buôn bán giấy. Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận của đảng, ra đời với mục đích tuyên truyền dối trá và xuyên tạc sự thật. VM thành lập ban chỉ đạo báo chí và văn nghệ sĩ, huấn luyện cán bộ tuyên truyền để lèo lái quần chúng. Song song đó, đảng hoàn toàn cấm tiệt báo chí tư nhân. Sau khi xâm chiếm VNCH, đảng cũng làm y như vậy. Ngoài ra đảng còn mở chiến dịch thu hủy các sách báo chế độ cũ bị gọi là “văn hóa phản động Mỹ ngụy”, bắt bớ, cầm tù các nhà báo, nhà văn bị gọi là “lực lượng biệt kích chống cách mạng”.
          Đảng còn cướp sự thật bẳng cách trấn áp mọi ai dám tìm hiểu, công bố hay bênh vực sự thật. Bằng nhiều bộ luật về thông tin, báo chí, internet; bằng lực lượng công an mạng, dư luận viên đủ cấp; bằng dựng tường lửa, đánh sập mạng, bỏ tù kết án các ngòi bút tự do; bằng tước đoạt các phương tiện của công dân lưu giữ dấu vết tội ác của đảng; bằng bóp méo, xuyên tạc nhiều sự kiện lịch sử không có lợi cho đảng.
          3- Cướp tâm hồn giới trẻ bằng độc quyền giáo dục: Đảng giáo dục giới trẻ không thành những công dân ý thức, tự do, độc lập nhưng thành những thần dân ngoan ngoãn, mù quáng và nô lệ. Đảng ưa hồng hơn chuyên, nặng chính trị hơn văn hóa. Ngay từ nhỏ, trẻ đã được dạy thói quen gian dối và lừa đảo, kỹ năng theo dõi và báo cáo, khuynh hướng báo thù và bạo lực. Chuyện cướp tâm hồn giới trẻ còn thể hiện qua việc đoàn ngũ hóa các em bằng đội thiếu nhi Tiền phong, đoàn thanh niên Cộng sản, để vừa cưỡng tâm, vừa nhồi sọ. Qua việc chính trị hóa sách giáo khoa môn công dân, văn và sử, để giới trẻ chỉ thấy đảng là đạo đức văn minh, thiên tài kiệt xuất, đỉnh cao trí tuệ, “bác Hồ” là nhân vật xuất chúng, tâm gương thập toàn, vĩ nhân số một. Đảng còn xuyên tạc lịch sử chống Tàu của dân Việt, và có âm mưu xóa dần môn sử để khiến giới trẻ không còn lòng yêu nước thương nòi, tự hào dân tộc, lòng quý chuộng các tổ tiên anh hùng, trái lại dễ dàng chấp nhận Việt Nam lệ thuộc Tàu, sát nhập vào Tàu.

          4- Cướp lương tâm con người và đạo đức xã hội bằng một văn hóa mới, vô thần duy vật: Đảng đẻ ra một thứ văn hóa riêng gọi là văn hóa đảng, văn hóa xã hội chủ nghĩa. Từ nhiều năm nay, đảng phát động chủ trương tôn thờ lãnh tụ, thần thánh hóa Hồ, đặt tượng ông ta trong nhiều đình chùa, bên cạnh các thành hoàng, các vị Phật, các anh hùng dân tộc. Đảng tạo ra một thứ đạo đức riêng gọi là đạo đức cách mạng vốn có hai nguyên tắc chủ yếu: (1) mọi cái gì có lợi cho cách mạng, cho đảng đều là chân, thiện, mỹ, dù trong thực chất là dối trá, xấu xa, đê tiện; (2) cứu cánh biện minh cho phương tiện, nên có thể dùng những cách thức vô đạo đức nhất để tiến đến mục tiêu.
          Đảng tìm cách tiêu diệt các tôn giáo bằng bạo lực hành chánh hay bạo lực vũ khí, làm cho tôn giáo đánh mất bản chất hay không còn hiện hữu. Đảng cố tạo ra những khu vực hoàn toàn vắng bóng tôn giáo, đặc biệt tại những vùng sâu vùng xa, hoặc tại những khu đô thị mới. Để ở đó chỉ còn ý của đảng, luật của đảng điều khiển lương tâm và xã hội.

          5- Cướp tài sản công tư bằng độc quyền sở hữu đất đai và ưu đãi kinh tế nhà nước: Vừa nắm được chính quyền, đảng cướp tài sản bằng cách đổi tiền (3 lần), cải tạo công thương nghiệp. Tiếp đó đặt ra nguyên tắc bất công phi lý: “Tài nguyên đất đai do nhà nước sở hữu”. Cán bộ, đảng viên sở tại dùng chiêu bài quy hoạch để tước đoạt ruộng vườn nông dân giữ từ bao đời, nhằm chia chác với nhau hoặc cho ngoại nhân thuê mướn. Cưỡng chế bằng bạo lực, bồi thường kiểu giết dần mòn. Đối với công nhân, đảng cướp tài sản bằng mức lương rẻ mạt, những điều kiện sinh hoạt tồi tệ, lệnh cấm thành lập công đoàn riêng. Tiếp đến bằng việc xuất khẩu công nhân ra nước ngoài để lấy tiền đăng ký/ký quỹ của họ (cả trăm triệu), rồi bỏ mặc họ cho sự bóc lột của các ông chủ ngoại quốc. Đảng còn cướp tài nguyên quốc gia bằng cách đem lãnh hải (đảo, vùng biển), lãnh thổ (rừng, đất, cảng) nhượng bán hoặc cho ngoại quốc (đặc biệt Tàu cộng) thuê mướn dài lâu. Rồi với chủ trương kinh tế quốc doanh chủ đạo, đảng ưu đãi các công ty và tập đoàn nhà nước, cướp cơ hội kinh doanh bình đẳng của các doanh nghiệp tư nhân.

          6- Cướp công lý bằng cách công cụ hóa bộ máy tư pháp: Công an điều tra, kiểm sát công tố và quan tòa xét xử hầu như luôn toa rập với nhau, để bao che cho đảng. Kết luận điều tra của công an được công tố duyệt xét rồi quan tòa cứ theo đó tuyên án, nhất là trong các vụ án chính trị.
          Trong giai đoạn điều tra, không cho bị can có sự trợ giúp của luật sư, trái lại dùng nhiều biện pháp để bức cung họ, ngõ hầu sớm có kết luận trong đó bị can có tội lỗi, để công an có thành tích. Công an điều tra, kiểm sát công tố, quan tòa xét xử còn thản nhiên nhận hối lộ của bên nguyên hay bên bị để làm lệch cán cân công lý. Ngoài ra, có khi không mời thân nhân, không triệu tập nhân chứng, không cho luật sư trình bày đầy đủ, không cho công dân tham dự phiên tòa, để có thể cướp công lý mà không sợ bị dò xét xỉ vả.
          7- Cướp ý chí người dân bằng một bộ máy trấn áp: Bộ máy này rất đồ sộ, gồm hàng triệu binh lính, công an, thành viên MTTQ, chuyên theo dõi, kiểm soát mọi ý thức và hành vi liên quan đến chính trị. Bằng tuyên truyền: “Để đảng và nhà nước lo!”, bằng trấn áp các cuộc biểu tình đòi công lý, chống xâm lược… Nhằm làm cho người dân dửng dưng trước những những tệ trạng và thảm nạn xã hội, câm lặng trước những sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền, bất quan tâm trước an nguy của đất nước, trước thái độ hèn với giặc của đảng, không dám bàn chuyện chính trị và tham gia hoạt động chính trị, không dám đòi lại quyền con người, quyền công dân và quyền đất nước. Ngoài ra, đó là cướp ý chí các đảng viên khiến họ không dám bỏ đảng dù cuối cùng biết đảng chỉ là một tổ chức tội ác; cướp ý chí các nhà tu hành để họ quên bẵng nhiệm vụ công bố và bênh vực sự thật và lẽ phải.

          Thi hào Nguyễn Chí Thiện từng viết: “Thế lực đỏ phải đồng tâm đập nát. Để nó hoành hành, họa lớn sẽ lan nhanh. Nhưng không thể dùng bom A bom H. Phá nát địa cầu vì một lũ gian manh. Nên phải viết, phải muôn vàn kẻ viết. Những tội tày đình được bưng bít tinh vi. Nếu nhân loại mọi người đều biết. Cộng sản là gì, tự nó sẽ tan đi. Thứ sinh thành từ ấu trĩ, ngu si. Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt.” Cuộc bầu cử QH sắp tới sẽ là cơ hội tốt để toàn dân vạch trần bộ mặt gian trá, bản chất cướp đoạt của CS. Vậy hỡi những ai còn lòng yêu nước, đợi gì nữa mà không ra tay?

          BAN BIÊN TẬP




__._,_.___

Posted by: 8406news 

Wednesday, February 17, 2016

Biểu tình ở Sunnylands


Biểu tình ở Sunnylands

Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2016-02-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe hoặc Tải xuống Phần âm thanhTải xuống âm thanh
DSC00479
Người Việt Nam, Lào, Cambodia... cùng tham gia biểu tình bên ngoài Hội nghị Thượng Đỉnh Asean tổ chức tại Sunnylands, Nam California.
Photo by Ngoc lan
Hội nghị Thượng đỉnh với Asean lần đầu tiên do Hoa Kỳ chủ trì chính thức khai mạc vào ngày Thứ Hai, 15 Tháng 2 tại Sunnylands, Rancho Mirage, thuộc miền Nam California, nhằm thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế và an ninh khu vực.

Người Mỹ gốc Á biểu tình
Trong khi Hội nghị diễn ra bên trong, thì ở bên ngoài, hàng ngàn người Mỹ gốc Á, trong đó có Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan, bắt đầu cuộc biểu tình.

Dưới sự tổ chức của Liên ủy Ban chống Cộng sản và tay sai cùng sự yểm trợ của tổ chức Cộng đồng người Việt quốc gia Nam Cali, đoàn người tham gia biểu tình gốc Việt đã tập trung tại Hội Đền Hùng ngay Little Saigon từ lúc 8 giờ sáng để làm lễ xuất phát và có mặt tại Sunnylands thuộc Riverside County vào lúc 10 giờ 45.

Khác với cuộc biểu tình Tập Cận Bình ở năm 2013, người biểu tình được cho phép đứng khá gần khu vực diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật đứng đầu Hoa Kỳ và Trung Quốc, lần này, đoàn người biểu tình chỉ được phép đứng ngay ngã tư đường Bob Hope và Gerald Ford, cách khá xa trung tâm Hội Nghị. Tuy nhiên, khí thế của người tham gia biểu tình không vì thế mà giảm đi, dù thời tiết miền Nam Calif. bỗng trở nên nóng bất thường trong những ngày qua.

Tham gia cuộc biểu tình ngày hôm nay mục đích của tôi là đòi tự do dân chủ cho Việt Nam...ngày hôm nay cũng có những cộng đồng bạn như Lào, Miên, Thái cũng tới đây với mục đích đòi tự do dân chủ và chống độc tài. 

- Ông Phạm Hữu Tuấn
Ông Phạm Hữu Tuấn, ngoài 70 tuổi, một cựu sĩ quan QLVNCH, cư dân Garden Grove, tham gia trong đoàn biểu tình cho biết,
“Tham gia cuộc biểu tình ngày hôm nay mục đích của tôi là đòi tự do dân chủ cho Việt Nam. 

Tôi rất lấy làm mừng vì ngày hôm nay cũng có những cộng đồng bạn như Lào, Miên, Thái cũng tới đây với mục đích đòi tự do dân chủ và chống độc tài. Mình thấy đó là trào lưu của nhân loại bây giờ, không ai chấp nhận một chế độ cộng sản độc tài tàn ác man rợ như vậy. Cho nên là người mà có sự suy tư thì tôi phải làm theo lương tâm cũng như sự hiểu biết của tôi, cho nên tôi có mặt ngày hôm nay mặc dù tôi cũng lớn tuổi, nhiều bệnh nhưng tôi cũng ráng đi vì tôi thấy mình góp một phần nhỏ nhoi vào công việc đó.

Mặc dù trời nắng nhưng mọi người đều đứng dưới nắng hết, các cộng đồng bạn cũng đông lắm, tôi thấy cộng đồng Cambodia có lẽ là đông lắm. Rồi tới Thái Lan, Lào.”
Bà Tuyết Anh, một giáo dân thuộc Cộng đoàn La Vang, cư dân Fountain Valley, bày tỏ:
“Tôi nghe thấy gì biểu tình chống Cộng là dù đau cách mấy tôi cũng ráng đi. Tôi đi không phải vì ở bên này mà là để ủng hộ cho quốc nội cho người ta có tinh thần chống Cộng.
Mà nắng quá cô ạ. Nắng đến nỗi mà chiếc quần đang mặc nóng lên như lò lửa bám vào trong thịt đó cô. Nhưng mà cũng phải ráng thôi vì việc đi biểu tình đông như thế này thì mình phải đi, đi để bên này có sự đoàn kết với nhau và cũng để cho bên Việt Nam nhìn thấy để họ có tinh thần, tức hải ngoại chúng tôi không bỏ những người ở quốc nội.”

Ông Trần Trọng An Sơn, một cựu sĩ quan thuộc QLVNCH, dù phải ngồi xe lăn, cũng không từ nan việc tham gia vào đoàn biểu tình:
“Các đây 5 năm tôi bị stroke phải nằm nhà thương, hiện tại tôi bị liệt một bên nhưng tôi vẫn ra tham gia vì tiền đồ dân tộc. Tôi muốn ra với đồng bào Việt Nam vì nghe nói Tổng Thống Obama họp với 5 nước Á Châu, trong đó có Việt Cộng. Tôi muốn lấy kinh nghiệm của bản thân tôi cũng như kinh nghiệm của Việt Nam mình là đừng bao giờ nghe cộng sản nói,cộng sản không có bao giờ thật hết.”

Ông Bùi Thế Phát, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Nam Cali, cũng là nghị viên thành phố Garden Grove, trình bày về mục đích của cuộc biểu tình:
DSC00487-400
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt biểu tình chống Trung Quốc, chống Nguyễn Tấn Dũng, chống chế độ độc tài Cộng sản bên ngoài Hội nghị Thượng Đỉnh Asean lần đầu tổ chức tại Hoa Kỳ. Ngoc Lan photo
“Hai thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến cho Tổng Thống là thứ nhất, ông phải có thái độ cứng rắn và cương quyết đối với Trung Cộng trong việc Trung Cộng bành trướng và xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam cộng hòa cũng như của Philippines và một phần của Indonesia. Chúng ta phải đòi hỏi và đây là một quyền lợi của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trong vùng đòi hỏi Trung cộng phải tôn trọng luật hàng hải thế giới cũng như tôn trọng đường hàng hải và mậu dịch quốc tế đi ngang qua đó.

Thứ hai là chúng tôi muốn gửi đến Tổng Thống obama là Hiệp định Mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương. Dĩ nhiên là chúng tôi hiểu Hoa kỳ cần có hiệp định đó để dùng nó làm bước kiềm chân cho sự bành trướng của Trung Cộng, tuy nhiên chúng tôi muốn chính phủ Hoa Kỳ phải có những điều kiện cụ thể và rõ ràng đối với nhà cầm quyền cộng sản. Đó là những thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến cho Tổng Thống Obama.”

Cùng tham gia trong đoàn biểu tình, ngoài đông đảo người Việt sống tại vùng Little Saigon, còn có sự tham dự của cộng đồng người Việt tại San Diego, Los Angeles. Đặc biệt có người đến từ New York, Seattle.

Ông Nguyễn Văn Tánh, cựu chủ tịch cộng đồng Người Việt quốc Gia New York, lần đầu tiên tham gia biểu tình cùng với cộng đồng miền Nam California, nhận xét:
“Mặc dù đi mất hai tiếng đồng hồ để đến địa điểm, trời nóng trên 90 độ so với ở đây, và hơn cả 100 độ so với New York bởi không khí ở đây rất là hốc vì đất đá nhiều nên khí hậu làm cho người khô khan, tạo cho anh em tham dự biểu tình uống nước và thứ hai là hô hào la lối một lát dễ bị xỉu nên làm cho người dễ mệt mỏi nhiều hơn. 

Nhưng mà tôi thấy tinh thần của những người Việt tại hải ngoại rất là cao. Họ đã có một tinh thần tự nguyện cũng như hòa với tất cả các quốc gia Lào, Cambodia. Họ có cả hàng ngàn người đã đứng cả hai góc đường để hô hào một cách lớn tiếng. Cộng đồng người Việt chúng ta cũng rất có thiện chí, có những người đàn bà, những người lớn tuổi cũng quyết tâm thực hiện những khát vọng tự do dân chủ mà họ đòi hỏi cho người khác, họ vẫn có một tâm niệm đối với quê hương dân tộc, mặc dù là họ đang sống trong tự do thanh bình tại Hoa Kỳ này.”
Tôi nghe thấy gì biểu tình chống Cộng là dù đau cách mấy tôi cũng ráng đi. Tôi đi không phải vì ở bên này mà là để ủng hộ cho quốc nội cho người ta có tinh thần chống Cộng.
- Bà Tuyết Anh
Trong khi người Mỹ gốc Việt biểu tình phản đối sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, chống lại chế độ độc tài Cộng Sản, đòi hỏi Tự do - Dân quyền, với những khẩu hiệu như “Ðã đảo Cộng Sản hèn với giặc, ác với dân,” “Ðã đảo Nguyễn Tấn Dũng,” “Freedom for Việt Nam,” “Down with Communist,” “Down with Red China”, thì người Mỹ gốc Lào biểu tình việc trưng thu đất đai của công dân để bán cho các quốc gia láng giềng, người Mỹ gốc Campuchia biểu tình yêu cầu Hun Sen từ chức. Bên cạnh đó, người ta nhìn thấy nhiều biểu ngữ như “Please don’t abuse Cambodians again”, “Say No to TPP, say YES to Human Rights in Cambodia”, “We demand freedom and democracy for all Lao people”…

Ðây là lần đầu tiên lãnh đạo các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Cambodia có cuộc gặp độc lập tại Hoa Kỳ. Cuộc họp trong ngày Thứ Hai 15 Tháng Hai chỉ tập trung vào chuyện kinh tế. Sang ngày Thứ Ba, 16 Tháng Hai, chủ đề là an ninh khu vực, bao gồm cả khu vực Biển Ðông và chống khủng bố.

Và đoàn người biểu tình vẫn sẽ tiếp tục có mặt, bất chấp cái nắng chói chang, bất chấp cơn khát cháy cổ, bất chấp cả bệnh tật cá nhân, để nêu lên khát vọng không phải cho chính bản thân mình, mà cho đồng bào mình nơi cố quốc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link