Saturday, November 1, 2014

Người Mỹ gốc Việt chống tuyên truyền lịch sử của Hà Nội


Chúng tôi hoan hô  Bà Triều Giang và Hội Bảo Tồn Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt, đã đóng góp rất tích cực vào công tác bảo vệ sự thật về Người Việt Nam Tỵ Nạn cộng sản.
Chính nhờ các hoạt động tích cực và có giá trị này thế giới mới nhận ra bộ mặt gian trá của Việt cộng.

Chúng tôi mong mỏi Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại các quốc gia trênThế Giới hãy tìm cách thành lập các hội như vậy tại mỗi quốc gia để chận đứng âm mưu gian lận lịch sử của Việt cộng.
Một lần nữa, chúng tôi chân thành cám ơn việc làm rất thiết thực của bà Triều Giang và Hội Bảo Tồn Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt.
katumtran

2014-10-31 2:36 GMT+01:00 Dien bien hoa binh 
 

Người Mỹ gốc Việt chống tuyên truyền lịch sử của Hà Nội

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10292014-strug-agn-hn-his-propa.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Phóng viên Kính Hòa (trái) và chị Triều Giang trong tại studio RFA tháng 10, 2014
Phóng viên Kính Hòa (trái) và chị Triều Giang trong tại studio RFA tháng 10, 2014

RFA
Tổ chức bảo tồn văn hóa và lịch sử người Mỹ gốc Việt tại Hoa kỳ đang tiến hành cuộc vận động chống lai những tài liệu văn hóa và lịch sử được cho là có mang quan điểm tuyên truyền của đảng cộng sản Việt nam tại Mỹ. Đồng thời Hội cũng đang thực hiện một bộ phim về hành trình của người Việt đến Mỹ trong gần 40 năm qua. Bà Triều Giang, Hội trưởng Hội bảo tồn văn hóa và lịch sử người Mỹ gốc Việt dành cho Kính Hòa một cuộc trao đổi ngắn về vấn đề này.
Bà Triều Giang: Hội được thành lập đến nay đúng mười năm. Việc làm của Hội đúng như tên gọi của nó là bảo tồn lịch sử văn hóa. Khi con em chúng ta đi học ở Hoa kỳ này hay đọc những sách vở viết về chiến tranh Việt nam thì phải nói là đến 80% là sai lệch. Nói về quan điểm thì nó bị ảnh hưởng bởi quan điểm phản chiến, thứ đến là bị ảnh hưởng của chính phủ Việt nam ở bên kia trong vấn đề tuyên truyền của họ. Hội được lập ra để cải thiện nó.

Cái thứ hai là ghi chép lại những kinh nghiệm của người Mỹ gốc Việt chúng ta, trong chiến tranh thế nào, sau chiến tranh ra sao và chúng ta đến đây như thế nào, tại sao mình phải đến đây, và trên đường đi thì những cái gì đã xảy ra. Và mình bắt đầu cuộc đời mới như thế nào. Tất cả những ghi chép đó sẽ được đưa vào các trường Đại học, các bảo tàng để triển lãm, hay là Hội đi nói chuyện ở các trường. Hiện Hội đã đưa được vào bốn trường Đại học, đó là Đại học Rice, Đại học California ở Irvine, Texas Tech, và UTM ở Austin.

Kính Hòa: Bà có thể cho ví dụ cụ thể về sự sai lệch của các tài liệu lịch sử về Việt nam?

Bà Triều Giang: Hiện Hội có một cuộc vận động, nói về hai tài liệu. Một là trong phần nói về người Mỹ gốc Việt trong một bộ sử bốn cuốn. Trong này cũng có nói về các cộng đồng khác. Đây là một cuốn bách khoa toàn thư nói về lịch sử của những người Mỹ mới. Trong đó có một chương nói về những người di dân Việt nam tới Mỹ. Họ viết rất sai lạc và Hội đã liên lạc với người chủ biên, và nhà xuất bản.

Ngoài cái tài liệu trong bộ sử đó thì còn có một quyển sách riêng về lịch sử người Mỹ gốc Việt có tên là The Vietnamese American.

Ngoài ra khoảng năm 2006, tại Houston tràn ngập những quyển sách từ Việt Nam qua, trong đó có những quyển sách, tác phẩm rất sai lạc và có tính cách tuyên truyền. Ví dụ họ nói là việc đưa khoảng 3000 em mồ côi sang bên này, hay còn gọi là Baby Lift, là để huấn luyện thành gián điệp và gái điếm…

Kính Hòa: Thực sự có một tài liệu như vậy sao?
Bà Triều Giang: Thưa có. Hội đến các thư viện công cộng của Houston để trình bày rằng đây là những cuốn sách độc hại có tính chất cổ võ cho sự căm thù nước Mỹ, cổ võ cho bạo lực, vậy mà có những cuốn nằm trong khu thiếu nhi nữa. Chúng tôi đã dịch các tài liệu đó ra, và sau chín tháng làm việc thì họ đồng ý cho mình thành lập một ban tuyển sách làm việc song song với họ. Họ làm thì có lương, mình thì không… (cười)
Kính Hòa: Còn cuốn sử nào bà nói là rất sai lệch…
Hình bìa cuốn bách khoa toàn thư nói về lịch sử của những người Mỹ mới.
Hình bìa cuốn bách khoa toàn thư nói về lịch sử của những người Mỹ mới.

Bà Triều Giang: Chương năm của bộ sách Những người Mỹ mới gồm bốn mươi mấy trang. Hội đã lọc ra nhiều điểm, có những điểm nho nhỏ thì mình không nói tới, nhưng những chuyện lớn thì mình phải đặt vấn đề. Mình thấy có 15 điểm mà có những điểm là sự sai lệch rất là trầm trọng.

 Ví dụ như là ông Nguyễn Thái Học vào năm 1943 đổi sang tên là ông Hồ Chí Minh. Mình không biết là tại vì người viết kém hay là họ cố tình. Nếu họ có ẩn ý thì chắc là họ nghĩ rằng thì là ai cũng biết ông Nguyễn Thái Học là anh hùng, thì có thể lờ mờ mà nói rằng chính người anh hùng đó là ông Hồ Chí Minh “nhà chúng ta” sau này.

Còn chuyện chiếc tàu Việt nam Thương tín trở về thì họ nói rằng là chính quyền Việt nam cho phép chiếc tàu đó trở về. Sự thực thì theo nghiên cứu của các anh em trong Hội, và theo báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ thì mặc dù sau bao nhiêu lần liên lạc và có guuwri cho Việt nam vào tháng 9 và tháng 10 năm 1975 để xin cho những người này trở về nhưng mà họ không cho.

Khi mà về thì tất cả bị bỏ tù trừ một em bé 5 tuổi. Theo tài liệu của ông Trung tá hải quân Trần Văn Trụ, người lái con tàu đó, thì tất cả đều bị bắt ngay cửa biển và đưa thẳng vào trong tù, không ai được về nhà cả.

Dạy lịch sử của chúng ta như thế nên chúng tôi cho rằng nó không công bằng. Những cái này là tài liệu tuyên truyền mà lại đưa vào trường học Hoa Kỳ, dạy con em chúng ta, dạy trẻ em Mỹ, hay người lớn cũng có thể đọc, thì chúng tôi thấy rằng nó rất là độc hại.

Kính Hòa: Hồi đầu câu chuyện bà có nói đến một cuốn phim

Bà Triều Giang: Vâng cuốn phim mang tên là The Journey to Freedom of the Vietnamese American, tức là Hành trình tìm tự do của người Mỹ gốc Việt chúng ta. Phim đã bắt đầu thực hiện vào năm 2012, và bây giờ là giai đoạn cuối. Hội hy vọng là sẽ có cuốn phim vào năm tới nhân kỷ niệm 40 năm. Một cuốn phim nói về cuộc sống của những người đã ra đi như thế nào. Bộ phim nói về những người vượt biển, những tù nhân chính trị, những người đến đây bằng nhiều cách khác nhau, và đời sống bây giờ của họ như thế nào.

Hội cố gắng đưa phim vào dòng chính của nước Mỹ, phim được thực hiện bằng tiếng Anh, những đoạn nói tiếng Việt thì có phụ đề. Việc thực hiện bằng tiếng Anh là để đưa vào dòng chính, đưa vào các Đại học, cũng như là các cộng đồng bạn, để nói về cái lịch sử mình đã trải qua, đau thương như thế nào, và hôm nay mình đã vực dậy làm được cái gì có ích cho quê hương và đất nước bên này.

Kính Hòa: Xin cám ơn bà Triều Giang.


On Friday, 31 October 2014, 20:08, Viet Tran <> wrote:

Kính thưa quý vị,
Cuối tuần qua, chúng tôi đã gổi đến quý vị một số hình ảnh và âm thanh của cuộc biểu tình chống văn hóa vận của Việt Cộng ở Darra (Brisbane).
Hôm nay, kính mời quý vị theo dõi bài ký sự của chúng tôi về cuộc biểu tình này qua link:
Một vài trích đoạn:

" ... bỗng dưng lại có những người gây xáo trộn trong tập thể của chúng ta, một tập thể đã sống yên lành trong hơn bảy năm qua. Không văn hóa vận. Không Nghị quyết 36, 37 gì hết ! Đầm ấm bên nhau trong tình đồng hương, nghĩa tỵ nạn. Biết mình từ đâu đến. Và tại sao lại phải đến đây. Vậy rồi khi không họ lại khuấy lên !"

" ...Rồi từ từ, những người đi làm về “Em tiễn người khách cuối cùng ra khỏi văn phòng là chạy đến đây ngay”. Những người ở xa tới.”Từ Sunnybank qua, kẹt xe quá xá, tôi phải lái vòng xuống Inala rồi mới trở lên đây”. Một bà nội đưa cháu tới lần đầu, xong rồi “Tôi phải cho nó về để trả lại cho ba má nó để cho nó ăn cơm, rồi tôi mới lại trở ra đây”...."

"... Sự có mặt của các anh CQN “chứng tỏ ở đâu có tụi Cộng sản, nhiều ít không biết, là ở đó có cựu quân nhân”. Tinh thần đoàn kết chống Cộng vượt qua những tị hiềm, những khác biệt cá nhân, để chung sức cho công cuộc đấu tranh trước mắt..."

"... “..Các ông còn nhớ chuyến đi vượt biên hãi hùng của chính gia đình các ông không ? Và các ông sẽ trả lời sao với bao nhiêu linh hồn linh thiêng của đồng bào ruột thịt đã phải bỏ mình oan uổng trên hành trình tìm Tự do ? …
Ông Chủ tịch và thành viên Hội CQN/QLVNCH/Qld quyết tâm chống NQ36
--
You received 
__._,_.___

Posted by: Son Tran 

Friday, October 31, 2014

Người Mỹ gốc Việt chống tuyên truyền lịch sử của Hà Nội


Người Mỹ gốc Việt chống tuyên truyền lịch sử của Hà Nội

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-10-29
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
10292014-strug-agn-hn-his-propa.mp3
Phóng viên Kính Hòa (trái) và chị Triều Giang trong tại studio RFA tháng 10, 2014
RFA

Tổ chức bảo tồn văn hóa và lịch sử người Mỹ gốc Việt tại Hoa kỳ đang tiến hành cuộc vận động chống lai những tài liệu văn hóa và lịch sử được cho là có mang quan điểm tuyên truyền của đảng cộng sản Việt nam tại Mỹ. Đồng thời Hội cũng đang thực hiện một bộ phim về hành trình của người Việt đến Mỹ trong gần 40 năm qua. Bà Triều Giang, Hội trưởng Hội bảo tồn văn hóa và lịch sử người Mỹ gốc Việt dành cho Kính Hòa một cuộc trao đổi ngắn về vấn đề này.

Bà Triều Giang: Hội được thành lập đến nay đúng mười năm. Việc làm của Hội đúng như tên gọi của nó là bảo tồn lịch sử văn hóa. Khi con em chúng ta đi học ở Hoa kỳ này hay đọc những sách vở viết về chiến tranh Việt nam thì phải nói là đến 80% là sai lệch. Nói về quan điểm thì nó bị ảnh hưởng bởi quan điểm phản chiến, thứ đến là bị ảnh hưởng của chính phủ Việt nam ở bên kia trong vấn đề tuyên truyền của họ. Hội được lập ra để cải thiện nó.

Cái thứ hai là ghi chép lại những kinh nghiệm của người Mỹ gốc Việt chúng ta, trong chiến tranh thế nào, sau chiến tranh ra sao và chúng ta đến đây như thế nào, tại sao mình phải đến đây, và trên đường đi thì những cái gì đã xảy ra. Và mình bắt đầu cuộc đời mới như thế nào. Tất cả những ghi chép đó sẽ được đưa vào các trường Đại học, các bảo tàng để triển lãm, hay là Hội đi nói chuyện ở các trường. Hiện Hội đã đưa được vào bốn trường Đại học, đó là Đại học Rice, Đại học California ở Irvine, Texas Tech, và UTM ở Austin.

Kính Hòa: Bà có thể cho ví dụ cụ thể về sự sai lệch của các tài liệu lịch sử về Việt nam?

Bà Triều Giang: Hiện Hội có một cuộc vận động, nói về hai tài liệu. Một là trong phần nói về người Mỹ gốc Việt trong một bộ sử bốn cuốn. 

Trong này cũng có nói về các cộng đồng khác. Đây là một cuốn bách khoa toàn thư nói về lịch sử của những người Mỹ mới. 

Trong đó có một chương nói về những người di dân Việt nam tới Mỹ. Họ viết rất sai lạc và Hội đã liên lạc với người chủ biên, và nhà xuất bản.

Ngoài cái tài liệu trong bộ sử đó thì còn có một quyển sách riêng về lịch sử người Mỹ gốc Việt có tên là The Vietnamese American.

Ngoài ra khoảng năm 2006, tại Houston tràn ngập những quyển sách từ Việt Nam qua, trong đó có những quyển sách, tác phẩm rất sai lạc và có tính cách tuyên truyền. Ví dụ họ nói là việc đưa khoảng 3000 em mồ côi sang bên này, hay còn gọi là Baby Lift, là để huấn luyện thành gián điệp và gái điếm…

Kính Hòa: Thực sự có một tài liệu như vậy sao?

Bà Triều Giang: Thưa có. Hội đến các thư viện công cộng của Houston để trình bày rằng đây là những cuốn sách độc hại có tính chất cổ võ cho sự căm thù nước Mỹ, cổ võ cho bạo lực, vậy mà có những cuốn nằm trong khu thiếu nhi nữa. Chúng tôi đã dịch các tài liệu đó ra, và sau chín tháng làm việc thì họ đồng ý cho mình thành lập một ban tuyển sách làm việc song song với họ. Họ làm thì có lương, mình thì không… (cười)

Kính Hòa: Còn cuốn sử nào bà nói là rất sai lệch…
Hình bìa cuốn bách khoa toàn thư nói về lịch sử của những người Mỹ mới.

Bà Triều Giang: Chương năm của bộ sách Những người Mỹ mới gồm bốn mươi mấy trang. Hội đã lọc ra nhiều điểm, có những điểm nho nhỏ thì mình không nói tới, nhưng những chuyện lớn thì mình phải đặt vấn đề. Mình thấy có 15 điểm mà có những điểm là sự sai lệch rất là trầm trọng. Ví dụ như là ông Nguyễn Thái Học vào năm 1943 đổi sang tên là ông Hồ Chí Minh. Mình không biết là tại vì người viết kém hay là họ cố tình. 

Nếu họ có ẩn ý thì chắc là họ nghĩ rằng thì là ai cũng biết ông Nguyễn Thái Học là anh hùng, thì có thể lờ mờ mà nói rằng chính người anh hùng đó là ông Hồ Chí Minh “nhà chúng ta” sau này.
Còn chuyện chiếc tàu Việt nam Thương tín trở về thì họ nói rằng là chính quyền Việt nam cho phép chiếc tàu đó trở về. Sự thực thì theo nghiên cứu của các anh em trong Hội, và theo báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ thì mặc dù sau bao nhiêu lần liên lạc và có guuwri cho Việt nam vào tháng 9 và tháng 10 năm 1975 để xin cho những người này trở về nhưng mà họ không cho.

Khi mà về thì tất cả bị bỏ tù trừ một em bé 5 tuổi. Theo tài liệu của ông Trung tá hải quân Trần Văn Trụ, người lái con tàu đó, thì tất cả đều bị bắt ngay cửa biển và đưa thẳng vào trong tù, không ai được về nhà cả.

Dạy lịch sử của chúng ta như thế nên chúng tôi cho rằng nó không công bằng. Những cái này là tài liệu tuyên truyền mà lại đưa vào trường học Hoa Kỳ, dạy con em chúng ta, dạy trẻ em Mỹ, hay người lớn cũng có thể đọc, thì chúng tôi thấy rằng nó rất là độc hại.

Kính Hòa: Hồi đầu câu chuyện bà có nói đến một cuốn phim

Bà Triều Giang: Vâng cuốn phim mang tên là The Journey to Freedom of the Vietnamese American, tức là Hành trình tìm tự do của người Mỹ gốc Việt chúng ta. Phim đã bắt đầu thực hiện vào năm 2012, và bây giờ là giai đoạn cuối. Hội hy vọng là sẽ có cuốn phim vào năm tới nhân kỷ niệm 40 năm. Một cuốn phim nói về cuộc sống của những người đã ra đi như thế nào. Bộ phim nói về những người vượt biển, những tù nhân chính trị, những người đến đây bằng nhiều cách khác nhau, và đời sống bây giờ của họ như thế nào.

Hội cố gắng đưa phim vào dòng chính của nước Mỹ, phim được thực hiện bằng tiếng Anh, những đoạn nói tiếng Việt thì có phụ đề. Việc thực hiện bằng tiếng Anh là để đưa vào dòng chính, đưa vào các Đại học, cũng như là các cộng đồng bạn, để nói về cái lịch sử mình đã trải qua, đau thương như thế nào, và hôm nay mình đã vực dậy làm được cái gì có ích cho quê hương và đất nước bên này.

Kính Hòa: Xin cám ơn bà Triều Giang.

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, October 30, 2014

HongKong: ĐÊM NAY 100 NGÀN NGƯỜI XUỐNG ĐƯỜNG


From: elizabeth1928

HongKong: ĐÊM NAY 100 NGÀN NGƯỜI XUỐNG ĐƯỜNG

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjUag9ekCdS0Zf9TBY4g6wx0tYbhhMZAeonIEPbaZXAeF51BZCeLeJNtmIKsIc54ubpn-wEJfoTmvVZftgXcJfk6SEur8Vus_inWIIJkl12ukCF9ct28jIYl0C5jkemRBTopCIjXwJ_uezP/s1600/1499498_318664515001964_6779001353651764254_n.jpg

Từ sáng đến đêm 28/10/2014 hơn 100.000 người dân đã xuống đường ủng hộ, kỷ niệm 31 ngày đêm CÁCH MẠNG DÙ VÀ PHONG TRÀO CHIẾM TRUNG TÂM. 

Hongkong đêm nay tổ chức kỷ niệm tròn một tháng diễn ra biểu tình. Các biểu tình viên cùng nhau đồng loạt bật ô lên che trong vòng 87 giây tượng trưng cho 87 quả hơi cay mà cảnh sát đã ném vào họ.

Xem truyền hình TRỰC TIẾP tại đây:


Hình ảnh được cập nhật từ trang FB ANh Chí và Nam Hồ:

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjwojwgOPvzD1blqUUHYIU5L7ofT3pbF3QMDi5QRX2QZ_0Ae9nmrL8OrC4e-URUQpe8PlfnWbiJFIwhfZIKuYdjt_eqR3pW5tuZIpMoz60l3a9W5ApmpQRZk1rR-k7OvuxecynWu5IVwI42/s1600/150114_318664291668653_4037707268216814208_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj5EEFnZQzAh2hAnyAEvBxNee1kRReg-W8YTP2Jn70Z7LlPGKSAQHXEPIk4-rnbeZhZMhPKnwdwrvF4mKWf44uA7PnAWifRAhlts6EJSPRGmVO6ReKNBeZ1n3MJ2qMh3oJfJJSl0vMxMnR0/s1600/1377297_10201907809771864_3864478746274361285_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwXoQhrWRmW7pIVn7i-_1VdRUwbnzlbyMnqDSFMnyo4Z1WFGyIIeFHfxg65GLgd3u19qhO8iXrizQtyRkyDWLBbQyFuh9VGV2bW6n2SIjW8ChaI7jwc8oaEdkfN1eyKiimazXzG0tTunBo/s1600/1460965_318664185001997_4101680682606598088_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgfzL_0h_Pa9LBAmoc-qho83fcQLAOmKzeh5_7TfMK6IQ-0BTwoXxLafjfE2hmFFYqeeDAMvRda3ybiQdWCO37VqX8xI7EVzz84B9MtQ3rt8l8j-LEZTDGLv_2-yDQOHIVlPFVq5Pp6f4_q/s1600/1966865_318664225001993_1054326562706903558_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh_EpklU3CGshiLBoonjT4XRCRAyh-G0FzRseGVDJUqYjH8jyAJlY_ZvwAD8YJy0NEPkd7VaMge87FDx_6811QE8vPJKHKTvck_a1Reo4VH_16yyoGHezO0bCL723RLoOa8bHXAPWxJ-TSy/s1600/1911865_318664271668655_3968635347778431268_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhMDQtHbwma2q4Hf_PW-G2YJSBh7B3nEh21JLaY4QOvnWJnsyRojc6bbJ1v_cWU_LEMScV8Kd-WiDGH0vqR61bYRJqj-uZF13xJbE4_i4YNabzgz0lsCLPRCtEeIQpBapO_nqtLLD5m0i5P/s1600/1499498_318664515001964_6779001353651764254_n.jpg

 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjIMjzX6SXexh33jaxRBflTMRBoUpvs8RkjN4g3-XkJAAnKzl8ZXbMui_LtGYqF391HdloszWf0qFAT24E0R8bXLDgGgiujh5VIhzywHfe3JXvaw_yXGPfWEBLN7DIXRDwgluThq2O22r7t/s1600/10408574_318664171668665_6047044331563816037_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjT-qib8D8tMEZSuTiDUO_epJ4-Hd3YpbIbz3ne-koc34Hc1tDoEs7KHQqS7PNALr21FSbrH0XJ4vN21apDWxthaGmJbg0zSno2u-Tr9dCnPE4Ps35DNW5fjNSfMdyervnh6DbLJy-vF6J2/s1600/10455128_10201907760250626_4964981483783197600_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhIf2ad5Z3VbfMEH-2T7E6HKFIpT8ANAWI4LW-uGzd3u1eukhK9_MyCD0SazlY0He0_VIo3_wPZRaf_ban-w0bA4TZEXGXVWurTw2b0DJYzroxX7w4dkxqMDV_rHIORV2_xvZR6Np_hgd_R/s1600/10502447_318664358335313_6075681123877123791_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgJIs86lj9GpixktP0EOAdF6rli3KLLZ1xtKYqqVJbKUnm1vo86XrA-0pFniYQdqiokF6Ufz0OFZIkCulc0TpdaoDQH1GVyWYvO0-TweRvZDFAyCJtonYhff3Q-yH4xcf2wBVJyFnF_ZGFC/s1600/10671317_10201907759930618_3482569075036470886_n.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgVXmTV_i5ewBZwjj8oxuIwys2-_yZZjm5RdKw5XCq4wTSwYZUw-wJtCbJupvh51deJzTiBhbv_FbolVrzZbKlZK2jfceihvDXSoT8O_ZCz_m9OBEfJ7NBNxbLqvyelnwnq5_EYS_AulesT/s1600/10696417_10201907809531858_1164871724611912339_n.jpg












__._,_.___

Posted by: Nguoi VN

Wednesday, October 29, 2014

Sài Gòn, ngập lụt và những hiểm họa


Sài Gòn, ngập lụt và những hiểm họa
Thanh HuyGửi tới BBC Tiếng Việt từ TP Hồ Chí Minh
  • 27 tháng 10 2014

"Chỉ cần trời mưa với lượng mưa trung bình đã gây ngập nặng"
Liên tiếp ngập chồng ngập và ngày càng nặng hơn là điệp khúc nhiều năm gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân.


Cứ sau mỗi trận mưa lớn họ phải chống chọi với dòng nước đen ngòm, bẩn thỉu, hôi thối dù đang đi ngoài đường hay ở nhà.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều dự án thoát nước với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD từ nguồn vốn ODA, chưa kể đại dự án trị giá 12 ngàn tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chỉ cần trời mưa với lượng mưa trung bình thì đã gây ngập nặng nhiều con đường chính như Lạc Long Quân, An Dương Vương, Ba Tháng Hai, Minh Phụng, Kinh Dương Vương, Âu Cơ…
Ngoài ra còn có cả trăm con đường khác trên thành phố cũng chìm trong biển nước.
Vì sao?
Nguyên nhân gây ngập do mưa, thủy triều dâng ngày càng cao do biến đổi khí hậu, tỷ lệ nghịch với nền đất toàn thành phố lún bình quân theo năm và đô thị hóa lấn kênh rạch làm mất các dòng chảy…
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều dự án thoát nước với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD từ nguồn vốn ODA, chưa kể đại dự án trị giá 12 ngàn tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.
Nhưng nguyên nhân chính quan trọng nhất là lỗi chủ quan trong việc lập dự án, với trình độ chưa đủ tâm, đủ tầm hoặc chỉ chạy theo khai thác nguồn vốn…
Hệ lụy là đã đầu tư rất nhiều nghìn tỷ đồng cho công tác chống ngập ở Sài Gòn nhưng xem ra không hiệu quả.
Quy hoạch chống ngập úng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã tìm kiếm những giải pháp muộn màng, chắp vá, thiếu gắn kết đồng bộ giữa các quy hoạch thành phần.
Trình độ, nhận thức, dự đoán dài hạn trong quy hoạch và xây dựng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế đã dẫn đến vấn nạn tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường do ngập trên địa bàn thành phố càng ngày càng trầm trọng hơn.
Nhiều hệ thống cống thoát nước mưa chống ngập dọc theo đường thành phố mới xây dựng đã biến thành đường chứa nước với mực nước ngầm cao nhất, làm cho tiết diện thoát nước thu hẹp và giảm khả năng thoát nước khi mưa.
Nhiều hệ thống cống có tiết diện không phù hợp để đáp ứng khả năng thoát nước, gây ra ngập úng bởi những trận mưa lớn và và rút chậm trong thời gian dài.
Hệ thống ngăn chặn triều cường để thoát nước mưa xuống kênh rạch vẫn còn vô dụng.
Trách nhiệm?
Phòng chống ngập lụt hiệu quả ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang là bài toán được giải trong mò mẫm.
Biện pháp và nguồn tài chính để tiếp tục sứ mệnh đến nay hầu như bế tắc.
Chẳng ai chịu trách nhiệm với kết quả của những luận chứng thất bại khi điều hành, khi sử dụng khoản tiền khổng lồ, góp phần đẩy nợ công lên cao mà không đem lại hiệu quả thiết thực.
Bức xúc và chịu đựng của người dân phải đối diện hàng ngày với nước ngập, hiện vẫn chưa được tìm thấy hướng giải quyết rõ ràng từ các nhà chức trách.
Chấp nhận thói quen sống với nước bẩn, tai nạn giao thông, ô nhiễm, dịch bệnh đe dọa giữa thành phố ngày càng ngập nặng hơn, sẽ trở thành “nếp sống văn hóa” của người dân Sài Gòn.
Chấp nhận thói quen sống với nước bẩn, tai nạn giao thông, ô nhiễm, dịch bệnh đe dọa giữa thành phố ngày càng ngập nặng hơn, sẽ trở thành “nếp sống văn hóa” của người dân Sài Gòn.
Thực tế hiện nay dòng xe to có nhỏ có chen chúc nhau chạy trên những con đường ngập trong mưa vội vã.
Các loại xe ô tô, xe buýt phóng nhanh trong dòng nước, tạo nên những đợt sóng cao gần cả mét, xô đẩy những sinh mệnh thấp hèn đang đi lại, đang đèo đón con nhỏ bằng xe máy đi học về dưới mưa.
Sự việc diễn ra trước mắt nhưng những người có trách nhiệm lại thờ ơ, bất chấp tai họa hiện hữu, không có biện pháp ngừa - bằng những kế hoạch phân luồng, tạm dừng xe chạy hay hạn chế tốc độ tối thiểu.
Sài Gòn là một vùng đất được xây dựng trên lớp bùn dày.
Những hàng cây cổ thụ hai bên đường ngày càng cao, gốc ứ nước do đường ngập. Chỉ cần một cơn gió mỏng manh cũng dễ dàng làm bật gốc đổ cây.
Nhiều trường hợp người đi đường đã bị đè chết, thậm chí đang ở trong nhà cũng khó mà tránh khỏi.
Việc xác định đốn hạ các cây cổ thụ hai bên đường phải có tính toán thực tiễn, khoa học, cụ thể lý lịch cho từng cây một và đúng ra phải thực hiện từ nhiều năm trước đây.
Nếu tới hạn nguy hiểm buộc phải phá bỏ từng cây và chọn biện pháp thay thế phù hợp nền đất yếu. Nhưng kế hoạch đốn hạ hiện tại mù mờ, theo cảm tính và triển khai chậm chạp.

Tuy nhiều dự án mới được xây dựng và góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố...
Đâu đó trong thành phố có cây bị bật gốc, gây thiệt hại người, tài sản, rồi mới đem cưa ra cưa dọn dẹp hiện trường và lấy gỗ, thì chắc chắn rằng tai họa vẫn còn xảy ra liên tục khi mưa.

Những trụ điện giăng dây như mạng nhện, nhan nhản khắp nới trong thành phố, đã tồn tại quá nhiều năm vẫn không thay đổi, ngày thêm chằng chịt hơn.
Đã không ít lần xảy ra chạm mạch gây cháy nhà, cháy chợ trong lúc nắng và đứt rơi hờ hững trên đường gây những cái chết thương tâm, oan uổng bởi bị giật điện khi trời mưa.
Việc thay đổi thông thoáng đường dây điện vẫn không được thực hiện nhanh chóng, triệt để, dù cho người dân sử dụng điện hàng ngày, giá cả nhà nước tự quyết định, nâng giá và thu đủ, không nợ.
Dù cho không ít nhà máy phát điện đựơc đầu tư bởi vốn vay nước ngoài mà nguồn trả chính từ tiền thuế của dân thông qua việc trả nợ công hiện tại.
Những lùm cây cỏ, các bãi rác dọc đường sắt tàu hỏa vào thành phố vẫn đang tồn tại và phát sinh. Tiềm ẩn những ổ dịch bệnh là điều đương nhiên.
Những đường bộ dân cư đi lại cắt ngang đường ray trong thành phố không có cổng chặn vẫn còn nhiều, thỉnh thoảng cũng lấy đi mạng người khi sơ ý.
Tất cả sự việc đã và đang diễn ra hàng ngày gây thiệt hại về sinh mạng và tài sản người dân Sài Gòn, đồng thời những sự việc nguy hại hơn sắp sẽ xảy ra tiếp theo.
Chắc chắn một điều rằng chẳng có ai chịu trách nhiệm. Vì họ vẫn luôn muốn an vị, luôn chối phủi trách nhiệm bằng những câu thật ngây thơ, đổ cho “Số liệu quy hoạch lỗi thời”, “Chờ đợi quy hoạch tương lai” hay “ Lỗi tại trời”.
Sự vô tâm, vô cảm, thờ ơ, bảo thủ hay yếu kém, vô tránh nhiệm và trốn trách nhiệm, coi thường sinh mạng người dân của những người có quyền, những người quản lý nhà nước, hiện tại đang là căn bệnh nan y, bất trị.

... nhưng cảnh ngập lụt vẫn diễn ra thường xuyên

Biện pháp?


Nên chăng cần di dời ga Hòa Hưng và xí nghiệp toa xe ra ngoại thành, tận dụng trên 100 ngàn m2 đất để làm hồ thu, chứa nước nhiều ngăn và điều tiết ra cầu Bình Lợi bằng hệ thống cống rút nước tiết diện lớn được xây dựng dưới đường sắt hiện hữu mỗi khi triều hạ hoặc qua nhà máy xử lý nước thải? Khai thác quỹ đất bên trên để tạo nguồn vốn trong hoàn cảnh bế tắc tài chính chống ngập thành phố?
Việc làm vừa không tốn kinh phí đền bù giải tỏa, vừa tận dụng khai thác triệt để hệ thống cống dọc chính đã đầu tư xây dựng nhưng kém hiệu quả, vừa thu nước chống ngập được các khu vực quận 3, quận 5, quận 6, quận 10 , quận 11, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức.
Việc làm tăng thông thoáng giao thông bằng xây dựng hệ thống đường xá trên đường sắt cũ trong hoàn cảnh kẹt xe, giảm trừ tai nạn giao thông, ô nhiễm và dịch bệnh và các công trình điện nước ngầm kèm theo.
Việc làm tách biệt hệ thống thoát nước thành phố và triều cường, tránh ảnh hưởng mực nước biển dâng cao cho những năm sau này do biến đổi khí hậu.
Phải chăng Chính phủ đang bận nghĩ đến nhiều dự án quá to tát, muốn cạnh tranh, xứng tầm khu vực với những giá trị hão huyền mà quên đi những quan tâm nhỏ nhoi, quên đi nhiều nguyên nhân gây nên tai họa ngày càng cao, đang rình rập sinh mạng người dân thành phố Hồ Chí Minh?



Điếu Cày, hẹn gặp anh ba năm nữa! hay 13 nam


Điếu Cày, hẹn gặp anh ba năm nữa!
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn
  • 28 tháng 10 2014

·         Giai đoạn mới cho cuộc đấu tranh dân chủ?



image





Preview by Yahoo



Ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) được Việt Nam thả và đưa sang Mỹ
Nửa ngày sau chuyến lưu vong cưỡng bức đột ngột của Điếu Cày, tôi ghé thăm chị Tân vợ anh. Mắt còn thâm quầng bởi cả đêm trước mất ngủ, chị buồn buồn nói với tôi: “Ông Cù Huy Hà Vũ đi thì dù gì còn có người nhà bên cạnh, còn ông Hải thậm chí không được gọi điện về nhà”.

Cả đêm, con gái chị ngồi bó gối khóc rưng rức bởi không được nhìn thấy mặt bố.
Chẳng khác gì tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, người tù chính trị quan trọng nhất Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị cơ quan an ninh áp giải từ trại giam ra thẳng phi trường Nội Bài trong cảnh tuyệt đối câm lặng. Những người muốn giữ riệt bóng tối ấy chỉ muốn anh chuyển từ bốn bức tường cô độc sang một không gian hoàn toàn cô đơn.
Nhưng những hình ảnh đầu tiên về bà con kiều bào Việt và cả giới báo chí Mỹ đón tiếp Điếu Cày tại sân bay Los Angeles lại biểu tả quá sống động rằng anh đang trở về vòng tay ấm áp của mọi người.
Xứ Mỹ hay Canada không hề lạnh giá với anh.
Vậy mà một người quen của tôi bất chợt hỏi: “Điếu Cày chống Cộng dữ lắm phải không?”. Tôi ngỡ ngàng nhìn lại. Người quen của tôi tuy không truy cập mạng lề dân nhiều, nhưng cũng nắm bắt tình hình thời sự, biết không phải ít về các nhân vật bất đồng chính kiến và dân chủ. Rõ là hệ thống thông tin một chiều của đảng đã lợi hại đến mức biến một nhà hoạt động xã hội và phản kháng Trung Quốc như Điếu Cày trở thành kẻ chống phá chế độ.
Cầu nguyện
Buổi sáng Sài Gòn nắng trượt nhẹ uể oải. Cuối cùng, ngày tôi chờ đợi cũng vừa đến, nhưng tôi đã không thể gặp mặt “kẻ chống phá chế độ”.
Một tháng trước, chúng tôi đã kỷ niệm ngày sinh nhật của Câu lạc bộ Nhà báo tự do được sáng lập bởi anh và cầu nguyện cho Điếu Cày sớm ra tù. Một buổi liên hoan nho nhỏ cũng đã được lên kế hoạch để siết tay anh sau sáu năm rưỡi cay đắng giữa bốn bức tường ẩm mốc của trại giam.
Điều kỳ lạ là tuy chưa một lần nói chuyện, tôi đã có với Điếu Cày một kỷ niệm không quên. Buồng giam 2C1, trại giam PA92 số 4 Phan Đăng Lưu của Công an TP. HCM năm 2012.
Khi tôi bị đẩy vào buồng giam này, nghe nói Điếu Cày đã bị chuyển sang trại giam Chí Hòa ba ngày trước đó. Thật ngẫu nhiên, những bạn giam cùng buồng người Malaysia và Hàn Quốc lại bố trí cho tôi nằm trên bục ximăng ngay chỗ trú thân của Điếu Cày trong suốt một năm tám tháng trước. Đôi dép nhựa mòn vẹt của Điếu Cày cũng được bàn giao cho tôi sử dụng.
Không có lấy một người Việt. Điều đáng giá còn lại chỉ là tiếng Anh. Nhờ vào chút ít vốn ngoại ngữ, tôi được nghe những người cùng buồng giam kể rất nhiều về Điếu Cày.


Tất cả đều làm tôi khắc khoải nhớ lại năm 2009. Lần đầu tiên tôi nhận ra anh trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở khu vực gần Nhà Văn hóa Thanh Niên, Sài Gòn. Thế nhưng lúc đó tôi chỉ đứng bên cạnh và im lặng quan sát anh. Lúc đó, tôi im lặng. Lúc đó, tôi chỉ là một kẻ ngoài lề xã hội…

Số phận kỳ quặc không ngờ là một năm rưỡi sau khi ra khỏi buồng giam nơi Điếu Cày từng ở, bỗng nhiên tôi lại trú chân trong một tổ chức dân sự có tên là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - hậu bối của Câu lạc bộ nhà báo tự do.
Có lẽ không ai có thể cưỡng lại số phận, nhất là nếu số phận có ý muốn sắp đặt như thế.
Có lẽ anh và cả tôi nữa đều chung thân phận vác thánh giá.
Anh sẽ sớm về
Hội Nhà báo độc lập đã không có cơ hội để đón Điếu Cày, cũng như nỗi thất vọng khó nói thành lời của chị Tân và các con anh. Điều an ủi chỉ là hy vọng anh sẽ sớm về nhà.
Tối đa là ba năm nữa. Biết đâu chừng còn sớm hơn.
Bất kể ý chí của chính thể cầm quyền Việt Nam ra sao và số phận của nó như thế nào.
Khác hẳn nhiều năm trước, những ai phải lưu vong vào thời điểm này hay năm sau đều tràn ngập hy vọng trở về cố hương trong không bao lâu nữa.
Khác hẳn nhiều năm trước, những ai phải lưu vong vào thời điểm này hay năm sau đều tràn ngập hy vọng trở về cố hương trong không bao lâu nữa.
Điều an ủi lớn hơn dành cho giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam là khi chính quyền và ngành công an buộc phải thả người tù quan trọng nhất và cũng mang tính thách thức nhất như Điếu Cày, đó không phải là một tinh thần “toàn thắng” từ phía họ như hệ thống tuyên truyền một chiều vẫn thường tự an ủi và cũng bị ngộ nhận từ một số người khác.
Lần này thì khác. Thực chất đó là một sự nhượng bộ không nhỏ của chính thể Hà Nội. Rốt cuộc, những người bên đảng cũng đặt chân đến nửa còn lại của bán đảo Triều Tiên, nơi họ được đón tiếp bởi 21 phát đại bác và cùng người đồng minh quân sự của “kẻ thù số một” ra tuyên bố chung phản bác Bắc Triều chạy đua vũ khí hạt nhân.
Còn nhượng bộ vì cái gì thì đến giờ này có lẽ hầu hết chúng ta đều không mơ màng.
Buổi tối Việt Nam còn là sân bay Nội Bài. Nhưng khi Điếu Cày đặt chân xuống phi trường Los Angeles thì cũng là lúc ở Hà Nội bắt đầu nhận ra sự xuất hiện của viên trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski, phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Tom đến Việt Nam vào lúc này. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà trước, trong và sau chuyến công du của nữ thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đến Hà Nội vào tháng 3/2014, phía chính quyền đã lập kỷ lục bằng hành động thả một hơi 5 tù nhân lương tâm, trong đó có cái tên đáng giá là Cù Huy Hà Vũ.
Còn sau đợt viếng thăm đột ngột Hà Nội của Thượng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch Hội đồng liên quân Martin Dempsey, Việt Nam tiếp tục nhỏ giọt 7 tù nhân chính trị, với đa số là những người già yếu mà có thể bị coi là “sắp chết”.
Điếu Cày là người thứ 14 có tên trong danh sách tù chính trị được phóng thích từ đầu năm đến giờ, nhưng lại là nhân vật đầu bảng trong danh sách mà người Mỹ nêu ra cho Hà Nội. Logic tiếp theo là nếu vào đầu tháng 9/2014 trong dịp đặc xá quốc khánh, công chuyện về TPP vẫn chưa đâu vào đâu và cánh cửa TPP gần như đã khép lại vào cuối năm nay, thì tới đây Tom Malinowski và sau đó là Ngoại trưởng John Kerry lại phải làm nhiệm vụ giúp đẩy hé cánh cửa ấy.
Một nhân vật khác với quyền lực ghê gớm hơn - Michael Froman, Đại diện thương mại Mỹ - cũng vừa nhấp nhá cơ hội “quyết tâm kết thúc đàm phán TPP” cho giới chính phủ Việt Nam.
Cạn kiệt mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam vẫn còn niềm tự hào cuối cùng về một thị trường dồi dào sức lao động rẻ tiền cùng nguồn tài nguyên nhân quyền không bao giờ mất dáng vẻ quyến rũ khi thổ lộ nhan sắc mặc cả.


Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link