Saturday, October 20, 2012

VIỆT NAM KHÔNG TRÁNH KHỎI SUY THOÁI KINH TẾ


 

 

VIỆT NAM KHÔNG TRÁNH KHỎI

SUY THOÁI KINH TẾ

 

Vietnam Faces Economic Meltdown,

Thomas Fuller (New York Times, August 25, 2012)

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải

 

Dấu hiệu của thời gian: hàng trăm dự án bỏ dở là những dấu hiệu rõ ràng của một nền kinh tế bệnh hoạn

Dự án xây cất Saigon Residence ở trung tâm thành phố HCM bị bỏ dở sau khi tầng một đã hoàn tất. Những đống gạch, cọc thép còn để lại ở công trường. Một nhóm bảo vệ được mướn để trông coi đã biến sàn móng xi măng thành chỗ đậu cho xe gắn máy

Tại những thành phố lớn của Việt Nam, thị trường tài sản một thời phát triển nhanh chóng nay đang vỡ tan tành ra từng mảnh. Hàng trăm dự án bỏ dở là những dấu hiệu rõ ràng của một nền kinh tế bệnh hoạn.

Một viên chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã so sánh những vấn đề kinh tế của Việt Nam với vụ đổ vỡ thị trường 15 năm trước đã san bằng nhiều nền kinh tế ở Á châu.

Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân của thành phố HCM, một bộ phận chấp hành cao nhất của thành phố, nhận xét “Tôi có thể nói tình trạng này giống như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan vào năm 1997. Những người đầu tư vào tài sản đã đẩy giá lên cao. Họ mua để đầu cơ – không phải để dùng.”

Những nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng quản trị kinh tế của nhà nước và mức độ đáng tin cậy của những con số thống kê. Ngân Hàng Nhà Nước [cách gọi ngân hàng trung ương ở Việt Nam] nói rằng một trong 10 người vay tiền trong hệ thống ngân hàng đã ngưng không trả nợ. Nhưng tổ chức Fitch Ratings nói rằng tỉ lệ nợ xấu có thể cao hơn nhiều.

         Nếu cuộc khủng hoảng 1997 là do chế độ tư bản cấu kết gia đình bạn bè (crony capitalism), những vấn đề của Việt Nam cũng có thể được mô tả là do chế độ tư bản cấu kết gia đình bạn bè nhưng cộng thêm bản chất cộng sản. Những doanh nghiệp nhà nước đông nghẹt những bạn bè và đồng minh của các cấp trong Đảng Cộng sản.

Ông Jonathan Pincus, Khoa Trưởng của Chương Trình Giáo Dục KinhTế Fulbright tại Việt Nam nhận xét rằng “Quốc gia bị thao túng bởi những người trong quốc gia để làm tiền. Điều cần phải làm là loại bỏ Đảng Cộng Sản ra khỏi ban quản trị của những công ty quốc doanh. Nhưng tôi không thấy có một dự tính nào về việc này.”

Giống như tình trạng bong bóng của những thị trường tài sản tại những nơi khác trên thế giới, những người đầu tư ở Việt Nam lợi dụng tình trạng tín dụng tự do để xây những tòa nhà với hi vọng sẽ kiếm được lời nhanh chóng. Một khác biệt căn bản là một số những tổ chức đầu cơ ở đây là những doanh nghiệp nhà nước có quan hệ với Đảng Cộng Sản và có thể vay tiền với lãi suất thấp. Những công ty này nay mang những món nợ quá lớn như hai đại công ty của chính quyền Vinashin và Vinalines, đang “bỡn cợt” với tình trạng không trả nợ được.

Thành phố HCM vẫn náo nhiệt, đầy du khách, và bị phiền phức với nạn kẹt xe – tất cả là những dấu hiệu của sức sống. Nhưng sự kiện này che đậy những triệu chứng của những tai họa kinh tế: những thanh niên khó kiếm được việc làm; 20% những công ty nhỏ và trung bình phải đóng cửa trong năm vừa qua; và những dự án cơ sở hạ tầng bị trì hoãn hoặc hủy bỏ.

Ông Doanh so sánh: “Vấn đề ở Việt Nam là một thứ rượu pha trộn rất độc từ khủng hoảng nợ ở Âu châu, kinh tế trì trệ ở Hoa Kỳ, cộng thêm với tình trạng kinh tế nguy ngập ở trong nước. Đây là một hỗn hợp rất nguy hiểm.”

Khu vực tư giúp cho kinh tế tiếp tục vận chuyển – Việt Nam là một nước xuất cảng nhiều quần áo và giầy vào Hoa Kỳ – nhưng luồng tiền ngoại quốc đã chậm lại. Cam kết đầu tư nước ngoài là 8 tỉ Mỹ kim (25 tỉ đồng Mã Lai – Malaysian Ringgit) cho sáu tháng đầu của năm nay chỉ bằng 1/4 mức cam kết trong cùng một thời gian ba năm trước.

Những ngân hàng rất thận trọng một phần vì ngày càng có nhiều người không có khả năng trả nợ. Mức cung tín dụng đang giảm và mức tiêu thụ giảm; thí dụ các siêu thị báo cáo hàng bán giảm 20-30%.

Ông Doanh nói những công ty quốc doanh thiếu hiệu năng như Vinashin, bành trướng vô tội vạ vào những lãnh vực mà họ thiếu kinh nghiệm, cần phải gỡ bỏ, tư nhân hóa, hoặc thu nhỏ lại.

Ông Doanh nhận xét “Đây là thời điểm tốt cho sự phá hủy có sáng tạo.” Câu này có nghĩa là thay thế những công ty đã được thành lập lâu nay bằng những công ty có tính chất đổi mới.

 

Vietnam Faces Economic Meltdown,

Thomas Fuller (New York Times, August 25, 2012)

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải

 


 

Trường hợp nhạc sĩ Việt Khang - Đôi lời thưa Chủ tịch nước


 


CHỦ NHẬT, NGÀY 21 THÁNG MƯỜI NĂM 2012


Trường hợp nhạc sĩ Việt Khang - Đôi lời thưa Chủ tịch nước



Đỗ Trung Quân - NS Trịnh Công Sơn ngay còn sinh thời thì “Gia tài của mẹ” cũng mặc nhiên bị cấm hát bởi những ca từ “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu... một trăm năm nô lệ Tây... hai mươi năm nội chiến từng ngày... gia tài của mẹ một bọn lai căng... gia tài của mẹ một lũ bội tình”. Bây giờ người ta ngày càng ý thức sâu hơn vì sao ca khúc ấy bị cấm. Nó bị cấm không phải vì tác giả sống và sáng tác ở miền Nam Việt Nam. Nó bị cấm vì nó đúng thực trạng của chế độ mới, những người giải phóng miền Nam: Thân Tàu, nguyên do sâu xa là thế. Chế độ hôm nay hoặc cấm hoặc không thích bản nhạc này và nhiều bài khác của TCS là tất yếu. 

Nhưng TCS không bị bắt, Ca khúc Da Vàng chỉ bị cấm. Trịnh Công Sơn may mắn cho đến cuối đời. Cả hai chế độ suy cho cùng vẫn lẹ tay với ông bởi tài năng của chính ông và bằng sự mến mộ trong lòng khán giả của cả hai chế độ.

 

Nhạc sĩ Miên Đức Thắng tham gia phong trào sinh viên đô thị chỉ với dăm ca khúc phản chiến mà cũng chưa nhiều người kịp biết đến “giết người đi con, giết người mà lên lon...” [Mẹ nuôi con lớn con đi làm tù binh] hay “một mai qua cơn giông tố nắng lên soi rõ mặt nhau… đời không cho ta im tiếng nói dẫu cho con đường còn xa...” Miên Đức Thắng bị tòa án quân sự chế độ cũ xử 5 năm tù khổ sai miễn biệt xứ. Nhưng hôm nay, ở chế độ mới, những ca khúc này nếu muốn hát lên chắc chắn cũng không được cho phép vì ca từ quá nhạy cảm: Giết người đi con... giết người mà lên lon...” 

 

Trường hợp Tôn Thất Lập. Ông đang là chức sắc trong Ban chấp hành Hội Âm nhạc Việt Nam & Thành phố HCM. Những ca khúc “Dậy mà đi”, “Hát cho dân tôi nghe” hùng tráng một thời trong khói đạn cay nếu hôm nay, những bài hát ấy được sử dụng cho những cuộc xuống đường chắc chắn nó cũng bị cấm dù với cá nhân Tôn Thất Lập, ông an toàn, sẽ không ai bắt ông cả. Ông là quan chức âm nhạc đương nhiệm của chế độ, ông là đảng viên và là chức sắc và ông cũng chả xuống đường chống Trung Quốc. Nhưng những bài hát ấy nếu hát trên mặt đường thì đừng. Cũng cấm không thành văn đấy. 

 

Để bắt hay cấm một nhạc sĩ vì một vài ca khúc ắt phải được gán cho lý do chính trị. Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập. Miên Đức Thắng thân cộng. Nếu chế độ cũ xử cũng là phải đạo theo cách muốn” của họ 

 

Trường hợp Việt Khang

 

Tôi chưa từng gặp anh, chỉ biết ca khúc và mặt mũi anh trên mạng. Anh bị tù vì ca khúc của mình mà xét về bề dày số lượng so với những người vừa kể chắc chắn còn kém xa. 

 

Vậy sao anh ở tù và phải ra tòa? Anh chống cộng ư? Tôi không rõ, chỉ biết ca khúc của anh “Việt Nam tôi đâu” được [hay bị] hãng Asian của Việt Dũng nghe đồn cũng một tay chống cộng ghê lắm dựng trong một chương trình gì đó của Asian. Nghe thế mà tôi hú hồn, toát cả mồ hôi hột. Nếu Asian dựng bài “Quê hương” của tôi ắt tôi cũng tù mọt gông ở Việt Nam? 

 

Việt Khang có dính dáng tới đảng phái nào không tôi thú thật không biết. 

 

Nhưng thưa chủ tịch nước Trương Tấn Sang người đang kêu gọi toàn dân, toàn đảng đừng sợ tố cáo tham nhũng, người đang kêu gọi toàn dân bảo vệ chủ quyền biển đảo, bài hát ấy chủ tịch đã nghe lần nào chưa? nếu đã nghe, tôi tin chắc ca từ của nó cũng chính là nỗi lo, nỗi đau của mọi người Việt Nam trong đó có cả Chủ tịch, nó khác gì “Hát cho dân tôi nghe tiếng hát tung cờ ngày nào... hát cho anh nông dân xiềng xích như mây tan hoang...” của Tôn Thất Lập. 

 

Xét xử một nghệ sĩ / nhạc sĩ chỉ thông qua tác phẩm thì nó kỳ lắm chúng ta đâu còn lui về thời kỳ của Nhân văn giai phẩm nữa. Cùng lắm, nếu nó chướng tai với chính quyền cứ cấm nó là xong. 

 

Còn đưa vào tù và ra tòa chỉ vì nó chống Tàu hay yêu nước, nó nói lên thực trạng mà từ Chủ tịch nước đến thường dân cũng biết, cũng hiểu. Thú thật nếu thế. Tôi người viết những dòng này có lẽ đã bị ở tù và ra tòa trước cả nhạc sĩ Việt Khang. 

 

Vì những bài thơ chống Tàu... 

 

Chống bọn cướp, bắt, đánh đập đồng bào tôi ngay trên biển đảo của mình... 

 

Đúng thế không thưa Chủ tịch? 

 


 




 

 

 

‘Nếu dân nói thẳng nói thật’


 

 

‘Nếu dân nói thẳng nói thật’

Bùi Văn Bồng

Viết từ Cần Thơ
 Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi bà con phát huy dân chủ
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi bà con phát huy dân chủ
Cách đây không lâu, cũng cái bài đi sát dân, tôn trọng dân chủ, gặp cử tri thành phố HCM, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tỏ ra rất chân thành, kêu gọi bà con hãy mạnh dạn, thẳng thắn phát huy dân chủ.
“Bà con làm ơn làm phước nói lên sự thật, tố cáo những cán bộ đảng viên tham nhũng…,” ông kêu gọi.
Lần này, sau Hội nghị T.Ư 6, hai vị Sang, Trọng đã đi tiếp xúc cử tri ngay lập tức, có lẽ trách nhiệm cao nên có sự dự cảm rằng làm chưa được như ý dân, nếu chậm, dân họ sẽ nhiều phản ứng.
Nghề chính trị lâu năm nhiều khóa đã cho các cụ đủ mọi kinh nghiệm rồi. Hơn nữa, các cụ nhà ta cũng làm cuộc “vi hành” xem dân nói có gì mới không, trong lòng dân có cấn cái, bức xúc gì không?
Cụ Tổng Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội, nói chắc như bao lần đã chắc, không mới: “Vấn đề tham nhũng hiện nay đã quá rõ. Vì vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đang được làm rất quyết liệt”.
Bàn dân thiên hạ biết rồi, thưa cụ Tổng, thấy quá rõ rồi, cũng rất quyết liệt nên phải kéo cả nửa tháng mà rồi cũng chưa đến đầu đến đũa theo ý định ban đầu, nhiều “cú sốc” bị bật lò xo ngược trở lại vào ngay mặt thượng cấp; nếu kéo dài ngày thêm thì thấy kỳ, phải “kết thúc, kết luận non” chung chung, u u minh minh vậy thôi!
“Quyết liệt” đến mức không dám nêu thẳng họ tên “một đồng chí”, và càng quyết liệt khi kết luận là chỉ “cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe”, mặc dù Cụ Tổng nói là “rất thấm thía, day dứt”, lòng đau đến mức sắp bật khóc.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đi gặp cử tri ngay sau hội nghị 6
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đi gặp cử tri ngay sau hội nghị 6
“Dưng mà”, những người mà ông muốn giáo dục đã có sạn trong đầu hết rồi, thời trẻ, khi sung sức không lo giáo dục, nay đầu hai thứ tóc cả còn “vừa học vừa làm” hay sao? Còn nếu làm gương nhân “sự kiện” này để giáo dục thế hệ sau, thì họ sẽ học ngay được câu: “Mình học theo các tiền bối mà hóa hay.
Cứ tham nhũng mạnh vào, cả đống luật cũng chẳng làm gì được, có sao đâu, chẳng phải hề hấn lo nghĩ gì!”.
‘Giáo dục, răn đe’ ai?
Còn ở Tp HCM, Trương Chủ tịch cũng lại về nơi “ngày xưa vinh hiển, quyền biến một phương” và lại cũng vội tổ chức gặp cử tri. Ông cũng tỏ ra thẳng thắn và rất chi là chân tình: Thừa nhận vấn nạn tham nhũng là ‘sự thật không thể né tránh’; Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt và đã nhận lỗi trước nhân dân. Tuy nhiên, ông Sang cũng đề nghị toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng”.
“Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?”.
Ông Sang khẳng định: “Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.

Dân mà nói thẳng, nói thật sẽ bị công an mời lên ngay, nói là ‘ăn phải bã’ những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước”.
Bùi Văn Bồng
Ông cũng nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”.
Ô hay, sao Trương Chủ tịch lại nói vậy? Làm gì có kẻ nào len lỏi được vào Đảng và Nhà nước? Kết quả Hội nghị 6 vừa rồi chứng minh rõ, công khai cả thế giới biết rồi.
Chẳng qua chỉ “cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe” thôi mà, vẫn “đoàn kết tốt, thương nhau trên tình đồng chí, giúp nhau cùng tiến bộ”, kể cả tiến bộ trong việc phải khôn khéo hơn, tiến bộ hơn trong “nghệ thuật, chiến thuật” ẵm hàng trăm nghìn tỷ của Nhà nước… Chưa gì đừng nghe bọn xấu xúi giục mà làm lộ phi vụ, lộ ra cả nhóm.
Ở phố tôi có một “kẻ xấu” khi còn đương chức mà dám phê bình cấp trên trực tiếp tham ô, móc ngoặc, bị liệt vào đảng viên kém, cán bộ xấu, cho hưu non rồi. Kẻ len lỏi chui vào ấy đã bị dẹp từ lâu rồi.
Chắc nay ông ta thấy sự “khoan hồng” của “tổ chức” khỏi bị nâng quan điểm, cũng là khỏi bị tra hỏi lên bờ xuống ruộng.
Giờ ông ta có “nói xấu lãnh đạo” nào đó thì cũng coi như cái đồ thứ dân, ai thèm nghe? Nếu như nền dân chủ của ta được nói thẳng nói thật như lý thuyết, như đường lối, như các vị phát biểu thì có lẽ đâu phải ra đời cái NQT.Ư 4?
Chính ông, ở tầm, cương vị như ông mà cũng không dám nói thẳng nói thật, không dám chỉ đích danh họ tên ai, mà cái tên đó cả thiên hạ đã thừa biết tỏng tòng tong, vậy mà ông chỉ dám nói “đồng chí X”, sao lại đi xúi dại người dân nói thẳng nói thật?
Nói về chống tham nhũng, khi nghe các cử tri hỏi rằng tại sao “tắm từ trên” mà làm sơ sơ, quấy quá như vậy, dưới sao tắm sạch? Tại sao càng chống thì tham nhũng càng thách thức với pháp luật, thủ đoạn tinh vi hơn, câu kết chặt hơn? Vậy hiệu quả ở đâu?… Trương Chủ tịch nhấn mạnh: “Đó chỉ là quyết tâm chính trị, điều dân và đảng đang đòi hỏi chính là hành động”.
Thì vưỡn! Ai chả biết như vậy! Nhưng xem ra hành động của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành T.Ư như vừa rồi thì đúng là sự khỏa lấp, lẩn tránh của cả “một bộ phận không nhỏ”.
Đã là bộ phận không nhỏ thì tất nhiên tỷ lệ phiếu ủng hộ cho cái sai sẽ rất cao, trên 70% kia mà! Vậy Trương Chủ tịch nói mạnh đấy, còn hành động sẽ ra sao?
Nhưng, thưa ông Chủ tịch nước! Chưa gì mà trong phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về những biện pháp phải “ra tay” phải trấn áp “các thế lực thù địch”.
‘Nói thẳng, nói thật’
Dân mà nói thẳng nói thật sẽ bị công an mời lên ngay, nói là “ăn phải bã” những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước.
Dân cũng ngán ngại lắm. Tốt nhất 36 chước vẫn là im mồm cho yên thân. Thêm nữa, túi tiền người dân chẳng đủ mua rau, mua tương mà nói này nọ không khéo bị “quy chụp” chỉ có hại mà thôi.
Lãnh đạo kêu gọi dân nói thẳng, nói thật, nhưng Bộ Chính trị không nêu đích danh cán bộ tham nhũng
Lo kiếm tiền mà sống qua ngày. Mất công “chính chị chính em” để mang lại gì? Chẳng ai dại mà vạ miệng.
Hà Nội bị người ta dựng cảnh quay hình “người dân nhận tiền của thế lực thù địch” ngay giữa cuộc biểu tình vì chủ quyền biển đảo. Lại vu cho là nói xấu lãnh đạo là chống đảng, chống chế độ, bị “thế lực thù địch xui khiến, kích động…”.
Ai mà dám. Có người “nói có tổ chức” hẳn hoi, làm đơn nêu những hiện tượng thế này thế kia để gọi là hăng hái “nghe, tin lời Chủ tịch góp phần xây dựng đảng” ngờ đâu gửi đơn hôm trước, hôm sau bị công an phương mời lên “sạc” cho một trận, còn nói là cảnh báo, răn đe cho phải cảnh tỉnh, dân mà dám nói xấu chính quyền là dân hỏng!
Mấy ông trí thức cũng hăng hái đi đầu, gửi đơn kiến nghị, nhưng với tầm một giáo sư cũng bị thằng nhóc cảnh sát khu vực gọi lên phường hoạnh họe, đến tận nhà cảnh báo.
Góp ý nhiều, nói thẳng biết bao nhiêu, nay lại thấy mất công gần 200 ông “Thượng đỉnh xã hội” đóng kín cửa lại, to nhỏ bảo nhau suốt 15 ngày đêm mà ra được cái sản phẩm “hòa cả làng” vậy, liệu rằng dân nói thì mang lại cái gì? Thậm chí ít nhất là cảnh cáo, khiển trách trong Đảng cũng không có nữa, tốt hết, một Ban chấp hành Trung ương rất “trong sạch, vững mạnh”! Một lời xin lỗi là coi như phủi sạch. Thôi, chả dại!
Nhưng mà, Chủ tịch nói hay, hứa ngon, nhất là lần này sau “thành công tốt đẹp” của Hội nghị T.Ư 6, rồi sẽ thêm cái Hội nghị 7, 8 rồi 9 chăng nữa mà vẫn kiểu như Hội nghi 6 mới rồi, chắc lần sau Chủ tịch có tổ chức gặp cử tri sẽ bị thưa thớt người dự, vì “biết rồi, chỉ có vậy thôi, không hơn được”!
Nhưng dân không ngu như ông tưởng đâu, mà cũng đâu dễ lừa mị, trấn an? Chẳng qua, người ta không muốn nói. Cũng không hy vọng gì, nhưng có người tò mò vẫn đến xem ông nói gì. Cuối cùng họ vẫn mặc kệ, các ổng thích nói thế cứ nói, làm thế cứ việc mà làm, ý kiến ý cọ làm gì, chả dại!
B.V.B.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bài đã đăng trên blog của tác giả.

Bản Tin Khẩn Số 5: Cập nhật về việc Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra toà ngày 30/10


 

---------- Forwarded message ----------
From: 


Tin cập nhật về vụ án Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước. (www.tuoitreyeunuoc.com)

Tuổi Trẻ Yêu Nước xin cập nhật tin tức về vụ xử hai thành viên Tuổi Trẻ Yêu Nước là nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang như sau:

1) Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang là hai thành viên cuả Tuổi Trẻ Yêu Nước nên cái gọi là “Viện Kiểm Sát Thành Phố Hồ Chí Minh” đem ra xử cùng một phiên tòa vào lúc 8:00 sáng ngày thứ Ba 30 tháng 10, năm 2012 tại địa chỉ 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Thành Phố Sài Gòn.

– Nhạc sĩ Hoàng Nhật Thông tức Trần Vũ Anh Bình sẽ được luật sư Nguyễn Văn Miếng thuộc Văn Phòng Luật Hồng Đức, đảm nhận biện hộ.

– Nhạc sĩ Việt Khang tức Võ Minh Trí sẽ được luật sư Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội, đảm nhận biện hộ.

2) Cho đến hôm nay, gia đình Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí vẫn chưa nhận được thông báo về ngày xử án, điều này nói lên rằng đây là một vụ án nghiêm trọng không cho sự hiện diện của thân nhân như vụ xử blogers Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải.

3) Tuổi Trẻ Yêu Nước chúng tôi khẳng định: Những hành động của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình là hành động của những người yêu nước. Sự việc xét xử thiếu công bằng và không minh bạch là không chấp nhận dược trước một thế giới văn minh. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam phải chịu tội trước lịch sử.

Trân trọng Thông Báo

Ngày 19 tháng 10, 2012

 Tuổi Trẻ Yêu Nước Hà Nội-Huế-Sài Gòn

Trò hề Hội nghị Trung ương 6 : Đảng cộng sản độc diển


 

 

 

Trò hề  Hội nghị Trung ương 6 : Đảng cộng sản độc diển với 14 kép và 175 uỷ viên trung ương múa rối nhằm lừa bip nhân dân. Chế độ toàn trị không tự nó canh tân được ! TS

 

 

Luật gia Lê Hiếu Đằng: "Hội nghị Trung ương 6, kết quả đương nhiên của một Nhà nước toàn trị" http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121019-hn-trung-uong-6-ket-qua-duong-nhien-cua-mot-nha-nuoc-toan-tri-trong-do-nguoi-dan-k


 "Còn một Nhà nước toàn trị, muốn làm gì thì làm, thì sẽ dẫn đến hậu quả rất là to lớn, đe dọa sự tồn vong của đất nước bên cạnh một nước lớn luôn luôn lăm le xâm chiếm, luôn luôn uy hiếp là Trung Quốc, thì mối nguy này cộng với nội lực dân tộc bị suy yếu, bị tệ nạn tham nhũng quan liêu đục ruỗng, thì lúc đó nguy cơ hết sức lớn." Luật gia Lê Hiếu Đằng

 

 

 

 

 

Những trụ cột chính trong lãnh đạo Việt Nam

Những trụ cột chính trong lãnh đạo Việt Nam

REUTERS/Kham

Thụy My


Theo luật gia Lê Hiếu Đằng, hội nghị Ban chấp hành trung ương  Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 vừa qua là kết quả đương nhiên của một Nhà nước toàn trị, mà ở đó người dân không là gì cả. Người dân không tác động được gì đến chủ trương, chính sách của Nhà nước, mà do ý chí chủ quan, và bộ máy quan liêu tham nhũng chi phối.

Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành từ ngày 1 đến 15/10/2012 tại Hà Nội, đã được dư luận chờ đợi sẽ có những thay đổi lớn lao.

Tuy nhiên, kết quả theo như thông báo chính thức thì Bộ Chính trị và Ban bí thư đã nhận lỗi về những yếu kém, suy thoái ; và đề nghị Ban chấp hành trung ương « kỷ luật khiển trách Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị », nhưng Ban chấp hành trung ương không đồng ý. Có nghĩa là, theo như AFP, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thoát được sự trừng phạt của Đảng, tuy nhiên vị thế sẽ bị yếu đi.

Dư luận trong và ngoài nước đến nay vẫn còn xôn xao về sự kiện này. Chúng tôi đã liên lạc với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm.

RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, xin ông vui lòng cho biết những nhận xét của ông về Hội nghị trung ương 6 vừa qua ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng - Việt Nam
 
19/10/2012
by Thụy My
 
More
 
 

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Thật ra trước kỳ họp Ban chấp hành Hội nghị trung ương 6 có hai loại ý kiến. Một là hy vọng và mong chờ đây là dịp để Chủ tịch nước và Tổng bí thư phối hợp với nhau bài trừ tham nhũng, mà tham nhũng ở đây rõ ràng là bên chính phủ. Vì vậy người ta cũng hy vọng sẽ có những bước chuyển trong vấn đề chống tham nhũng.

Nhưng cũng có nhiều người, mà cũng là quan điểm của cá nhân tôi, đó là thật ra - như ông Nguyễn Văn An từng là chủ tịch Quốc hội trước đây đã nói - là cái lỗi hệ thống. Có nghĩa là không phải một vài cá nhân, mà vai trò trách nhiệm chính là của Đảng Cộng sản.

Với một cơ chế như vậy thì không phát huy được vai trò làm chủ của người dân. Không có một định chế để người dân giám sát được, kiểm tra được các cơ quan của Đảng và của Nhà nước, thì dù có thay đổi đi chăng nữa thì cũng không giải quyết được vấn đề một cách cơ bản. Do đó không trông chờ, không hy vọng gì ở hội nghị Ban chấp hành trung ương (BCHTƯ) lần thứ 6 này.

Đó là hai khuynh hướng ý kiến khác nhau trước đại hội 6. Thì rõ ràng diễn tiến hội nghị đúng như khuynh hướng thứ hai. Có nghĩa đây là lỗi hệ thống, và những người nằm trong cái hệ thống đó là có vấn đề.

Ví dụ 175 ủy viên BCHTƯ Đảng là ai ? Phân tích ra, thì bao gồm bí thư hoặc là chủ tịch các tỉnh, thành phố, hoặc là các bộ trưởng, trưởng đầu ngành. Mà có thể nói những vị này cũng có những thiếu sót nhất định trong vấn đề tham nhũng. Tất nhiên không phải là tất cả, nhưng ví dụ trong vấn đề đất đai chẳng hạn, thì nhiều người cũng vi phạm cái này. Hoặc là các bộ trưởng, thì một số cũng có vấn đề.

Vì vậy việc Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật bản thân Bộ Chính trị và một vị trong Bộ Chính trị, nhưng mà đưa ra BCHTƯ thì lại không được chấp nhận, không đồng ý. Thành ra cái hội nghị này thì kết quả - nói như giáo sư Tương Lai - là bằng không.

Như vậy rõ ràng đây là lỗi hệ thống, và không thể giải quyết bằng một hội nghị trung ương được. Mà theo tôi, muốn giải quyết tình trạng tham nhũng ở Việt Nam, cũng như vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nói chung là phải làm sao cho nhân dân Việt Nam có một quyền nhất định, thông qua các định chế dân chủ, trong đó các quyền tự do của người dân phải được tôn trọng theo như Hiến pháp quy định. Và dứt khoát theo xu hướng tiến bộ hiện nay trên tất cả các thể chế trên thế giới thì phải tam quyền phân lập, trong đó vai trò của Đảng như thế nào phải định rõ.

RFI : Hiện nay Đảng Cộng sản vẫn là người lãnh đạo toàn bộ nền chính trị Việt Nam…

Vừa rồi Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) trung ương cũng đề nghị phải có luật về sự lãnh đạo của Đảng. Đề nghị đó là hợp lý, bản thân tôi khi góp ý cho Hiến pháp cũng có nêu ý đó, nhưng vấn đề ở chỗ luật đó như thế nào. Và nói thật ra bây giờ những người lãnh đạo của ĐCSVN, của chính phủ có thật tâm muốn cho người dân làm chủ thật sự đất nước này hay không ? Có thật tâm đặt lợi ích của đất nước, của Tổ quốc lên trên hay không ?

Lúc đó mới có thể nói là giải quyết vấn đề triệt để được, bằng cách xây dựng một thể chế dân chủ thực sự. Quốc hội cho ra Quốc hội, MTTQ và các đoàn thể cho ra MTTQ và các đoàn thể. Chứ không phải Quốc hội gì mà đa số là đảng viên, khi Đảng quyết định thì người đảng viên phải thi hành thôi. Cũng như tất cả các tổ chức khác, đại đa số đều là đảng viên, thì như vậy Đảng trở thành một thứ siêu quyền lực. Còn các cơ quan dân cử khác, từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp thì cũng chỉ là hình thức, hay các tổ chức chính trị xã hội khác như Mặt trận rồi các đoàn thể cũng chỉ là hình thức.

Không giải quyết căn bản những vấn đề trên, thì dù có mấy cái hội nghị như hội nghị trung ương 6 thì cũng không giải quyết được gì. Mà kết quả nhãn tiền rõ ràng là hội nghị trung ương 6 không giải quyết được vấn đề gì, chỉ có lời nói của ông Tổng bí thư hứa hẹn thế này thế kia. Nhưng người ta đặt vấn đề, nếu chống tham nhũng, tại sao những người gây hậu quả rất nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam, và có biểu hiện vi phạm, tham nhũng, thì lại không bị xử lý, mà lại vô tội hết ? Thì tôi nghĩ điều này làm cho người dân hoài nghi. Và đem lại một hậu quả theo tôi là rất nghiêm trọng, là người dân không còn tin Đảng và Nhà nước nữa.

Bởi vì trước khi họp HNTƯ 6 nói về cả một quá trình trước HNTƯ 4, rồi nói thực tâm của Đảng của Chủ tịch nước, Tổng bí thư để mà dẹp tham nhũng, nhưng kết quả lại không phải như vậy. Và như vậy cũng là tình trạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay : giữa lời nói và việc làm không đi đôi với nhau. Vì vậy dân vốn đã mất niềm tin rồi, qua hội nghị này lại càng mất niềm tin hơn nữa. Tôi cho hậu quả này là rất nghiêm trọng, bởi vì nói gì thì nói, sự tồn tại của chế độ phải dựa trên niềm tin người dân. Mà một khi người dân mất niềm tin thì đó là nguy cơ rất lớn.

RFI : Thưa ông, cũng có nhận định là dù sao hội nghị này phê bình có vẻ mạnh mẽ hơn so với từ trước đến nay ?

Đúng là có sự phê bình mạnh mẽ, và nhất là lời ông Tổng bí thư nhận lỗi trước đảng và trước nhân dân, là vì sao ? Là vì cái tình trạng nó nghiêm trọng quá rồi ! Tham nhũng nó bày ra trước mẳt rồi, các tổng công ty làm tổn thất cho nhà nước không biết bao nhiêu, mà nhà nước là tiền của của nhân dân, chứ bản thân nhà nước làm gì có tiền là mồ hôi nước mắt của nhân dân.

Chưa bao giờ trong lịch sử VN, hay nói ngắn hơn là từ 1975 đến giờ, mà có tổn thất về mặt kinh tế như trong giai đoạn hiện nay. Thành ra Bộ Chính trị và Trung ương phải kiểm điểm thôi, chứ không làm thì không trả lời trước dân được. Nhưng lẽ ra bên cạnh việc thừa nhận, tự phê như vậy, thì phải kèm theo hình thức kỷ luật những người đã gây ra cái hậu quả này. Chứ không phải chỉ nói thành khẩn tự phê bình, trong khi đó chẳng có ai đứng ra chịu trách nhiệm cả, thì vô lý.

Còn bây giờ qua kết luận của hội nghị BCHTƯ và qua thông báo, thì vị ủy viên Bộ Chính trị đó có khuyết điểm, đề nghị kỷ luật nhưng BCHTƯ không thông qua, tất nhiên cũng sẽ tại vị. Vì nếu không kỷ luật thì làm sao Quốc hội có thể đặt vấn đề được, bởi vì Quốc hội đại bộ phận là đảng viên.

Nếu tại vị, tôi nghĩ sẽ có hai vấn đề đặt ra. Một, nếu vị ủy viên Bộ Chính trị đó, hay nói thẳng ra là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – bởi vì ai cũng biết hết, ngay cái điều này tôi cũng thấy, đâu phải BCHTƯ, Bộ Chính trị nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra là không đoàn kết được. Mà nêu tên thì lại càng thấy là Đảng rất nghiêm khắc, dù là ở cấp nào. Bởi vì không nêu tên nhưng ai cũng biết rằng đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo tôi sắp tới nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một vị lãnh đạo khôn ngoan và thành khẩn, thấy được những cái sai, những thiếu sót của mình, thì sẽ sửa đổi. Đây là thời cơ để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lấy lại lòng tin, bằng những công việc cụ thể trong việc chấn chỉnh nền kinh tế của chúng ta. Nhất là chấn chỉnh, một là các tổng công ty, không được thua lỗ, thất thoát nữa, thì mới gọi là chủ đạo chứ. Thứ hai là hệ thống ngân hàng, vốn là mạch máu của một nền kinh tế. Làm sao xây dựng hệ thống ngân hàng lành mạnh, là đòn bẩy cho phát triển, chứ không phải như trước.

Trong thông báo có nêu ông bầu Kiên, ông cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, rồi một số vị nữa, nhưng thực tế không chỉ những cá nhân đó, mà hiện nay cả một hệ thống ngân hàng đang gặp nguy cơ rất lớn, mà biện pháp sắp tới phải như thế nào nếu không sẽ gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế. Mà hậu quả cuối cùng ai chịu đựng ? Là người dân thôi.

Bây giờ rõ ràng vật giá gia tăng, các công ty xí nghiệp đóng cửa hàng loạt nên nhiều người thất nghiệp. Trong khi đó các đại gia, các vị quan chức của Đảng và Nhà nước đâu có hề hấn gì, còn người dân đen là nạn nhân trước tiên của những sai lầm của các vị lãnh đạo.

RFI : Thí dụ sau hội nghị này Thủ tướng từ chức hay bị buộc từ chức, theo ông thì sẽ có thay đổi gì không ?

Tôi cho là nếu qua hội nghị này mà Thủ tướng từ chức, đưa một người khác lên mà nếu vẫn giữ cái hệ thống như thế này thì sẽ không có thay đổi gì. Thành ra mình mới gọi là lỗi hệ thống bởi vì một Thủ tướng lên mà nếu không có những ràng buộc về mặt pháp lý, thì ai sẽ xử Thủ tướng, ai sẽ xử Chủ tịch nước khi những vị này vi phạm nghiêm trọng ? Các nước người ta có tòa án Hiến pháp, nhưng nước mình không có. Thành ra trường hợp tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì các quan chức tư pháp cũng nói là không có tiền lệ này.

Như vậy coi như các vị đó đứng trên và đứng ngoài luật pháp. Thì tâm lý người ta, bản thân tôi nếu làm Thủ tướng mà cho tôi quyền hành rộng rãi mà không ai giám sát, đôi lúc tôi cũng trở thành một người độc đoán, một người có thể phạm những sai lầm rất nghiêm trọng. Đó là quy luật khách quan thôi, con người ai cũng vậy, phải có sự kiểm soát của xã hội. Người con trong gia đình phải có kiểm soát của cha mẹ, người công dân ngoài xã hội phải được sự kiểm soát của xã hội thông qua các quy định của luật pháp thì mới sợ.

Các nước bây giờ nhiều vị tổng thống, nhiều vị thủ tướng hạ cánh an toàn rồi nhưng bây giờ phát hiện có tham nhũng, có vấn đề cũng lôi ra. Ví dụ bà tổng thống trước đây của Philippines chẳng hạn. Như vậy người ta mới sợ, mới thấy trách nhiệm của mình.

Chứ còn cái kiểu này, không có hệ thống luật pháp để trừng trị, theo nguyên tắc tất cả mọi công dân kể cả những quan chức cao cấp của Nhà nước, kể cả Thủ tướng, Chủ tịch nước, Tổng bí thư, khi vi phạm thì cũng phải bị nghiêm trị thì mới được nếu không thì sẽ không đi đến đâu cả.

RFI : Dự định đặt ra ban chống tham nhũng do Đảng phụ trách phải chăng lại là một bước lùi ?

Đúng rồi. Thật ra chống tham nhũng mà giao cho đảng cũng không ổn, nó trái với luật mà lại tăng cường quyền lực của đảng. Lẽ ra phải thành lập một ủy ban chống tham nhũng độc lập, trong đó nòng cốt là Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể. Nó có tính chất độc lập thì mới mong chống tham nhũng được. Chứ còn nếu không dù đưa qua tổ chức đảng đi chăng nữa cũng không thể nào chống tham nhũng có hiệu quả được.

RFI : Ông còn những thất vọng gì về Hội nghị trung ương 6, và theo ông thì tình hình sắp tới sẽ như thế nào ?

Nhưng qua hội nghị tôi còn một thất vọng nữa, là về vấn đề ruộng đất không giải quyết được gì, vẫn xác định quản lý nhà nước về ruộng đất tất nhiên nhà nước quản lý thì quản lý nhưng phải thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của người dân thì mới giải quyết được những cái lỗ hổng về mặt pháp lý để từ đó các quan chức nhà nước không thể tham nhũng thông qua vấn đề ruộng đất. Mà trong nhiều hội nghị cũng đã kết luận tham nhũng lớn nhất là trong vấn đề ruộng đất, và người dân khổ sở nhất trong vấn đề này. Từ đó mới có hiện tượng Đoàn Văn Vươn, hiện tượng Văn Giang, vân vân.

HNTƯ có nhiều điều để người ta hy vọng, nhưng kết quả lại không như mong muốn của mọi người. Tôi cho rằng đó là kết quả đương nhiên của một Nhà nước toàn trị thôi, ở đó vai trò người dân không là gì cả. Không có ảnh hưởng gì, không có tác động gì đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà là ý chí chủ quan, rồi bộ máy quan liêu tham nhũng chi phối, lúc đó những thiếu sót sẽ vẫn tiếp tục.

Theo quan điểm riêng của tôi, tình hình không sáng sủa lắm. Tức là sau hội nghị này tình hình cũng sẽ ngày càng xấu đi. Nếu không có biện pháp chấn chỉnh, đặt Đảng và Nhà nước trong sự giám sát nghiêm ngặt của người dân, thì lúc đó mới có thể thay đổi.

Như vậy phải chấp nhận tam quyền phân lập, chấp nhận những định chế dân chủ như các nước. Đây là sản phẩm có thể nói là trí tuệ của loài người đã tổng kết rồi, thì mình không thể nào phủ nhận điều đó cả.

Còn một Nhà nước toàn trị, muốn làm gì thì làm, thì sẽ dẫn đến hậu quả rất là to lớn, đe dọa sự tồn vong của đất nước bên cạnh một nước lớn luôn luôn lăm le xâm chiếm, luôn luôn uy hiếp là Trung Quốc, thì mối nguy này cộng với nội lực dân tộc bị suy yếu, bị tệ nạn tham nhũng quan liêu đục ruỗng, thì lúc đó nguy cơ hết sức lớn.

RFI : Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Lộ diện cháu nội điển trai của Kim Jong-il

Kim Han-sol interviewed by Elisabeth Rehn for Finnish television.

Kim Han-sol is the grandson of Kim Jong-il. He never met his grandfather. At the time of this interview in 2012, he was studying at United World College in Mostar, Bosnia and Hertzegovina.
Elisabeth Rehn (b. 1935) was a UN Under-Secretary General and the Special Rapporteur for Human Rights in Bosnia and Herzegovina in 1995-1999. Before that, she was a member of the Finnish parliament (1979-1995) and Minister of Defence (1990-1995). Rehn helped found the United World College in Mostar.
Bao viet cong bien minh cho bai phong van ben tren !!!!

Lộ diện cháu nội điển trai của Kim Jong-il

Kim Han-sol, cháu nội của cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il, đã tiết lộ về giấc mơ thống nhất hai miền Triều Tiên trong một buổi trả lời phỏng vấn trên truyền hình của Phần Lan.
TIN BÀI KHÁC:

Kim Han-sol (trái) tại trường United World College ở Bosnia. (Ảnh: Rex Features)
Kim Han-sol là con trai duy nhất của Kim Jong-nam, con trai cả của cố chủ tịch Kim Jong-il. Ông Kim Jong-nam, người đã đánh mất sự tín nhiệm của cha sau khi cốgắng dùng hộ chiếu giả để vào Nhật Bản vào năm 2001 và hiện đang sống lưu vong tại Ma Cao, Trung Quốc.
"Cha tôi hoàn toàn không thích chính trị," chàng thanh niên xuất hiện với phong cách trẻ trung và phong thái tự tin Kim Han-sol cho biết khi được hỏi về cha.

Kim Han-sol sinh ra tại Bình Nhưỡng và chuyển tới Ma Cao một vài năm sau đó. Anh trở lại Triều Tiên vào mỗi dịp hè để thăm họ hàng nhưng chủ yếu dành thời gianở cùng gia đình mẹ. Anh miêu tả về một tuổi thơ "rất cô lập" khi mọi người luôn giấu kín về lai lịch.
"Tôi thực sự không biết rằng ông tôi là một lãnh đạo ở Triều Tiên cho tới mãi sau này. Dần dần, thông qua các cuộc nói chuyện của cha mẹ tôi, tôi bắt đầu ghép các dữ kiện với nhau và sau đó tôi nhận ra ông tôi là ai."
Kim Han-sol cũng cho biết anh chưa từng gặp nhà lãnh tụ Kim Jong-il, ngườiđã qua đời vào năm ngoái. "Tôi luôn đợi ông, mong ông tới tìm tôi...Tôi thực sự háo hức để được gặp ông và biết ông là người thế nào," Kim Han-sol nói.
Tuy nhiên, không có gì thay đổi đối với Kim Han-sol khi anh biết danh phận của mình.
"Mẹ tôi luôn động viên tôi sống một cuộc sống như một công dân bình thường vì như vậy tôi có thể thấu hiệu mọi người."
Kim Han-sol hiện đang theo học tại trường United World College ở Bosnia. Tạiđây, cháu trai của cố chủ tịch Triều Tiên đã gặp gỡ và kết bạn với cả những sinh viên tới từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả các bạn người Mỹ và Hàn Quốc.
"Tôi luôn mơ một ngày nào đó tôi sẽ trở lại và làm những điều tốt đẹp hơn...Tôi cũng hy vọng hai miền Triều Tiên thống nhất vì tôi sẽ rất buồn nếu không thể tới Hàn Quốc để thăm các bạn mình," Kim Han-sol nói.
Cuộc phỏng vấn do Elisabeth Rehn, cựu phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc thực hiện cho một kênh truyền hình tiếng Anh của Phần Lan đăng tải lên YouTube.

Bao giờ thì đến lược con cháu cuả lãnh đạo cộng sản việt nam
lên án cha ông chúng độc đoán,tham nhũng,làm thối nát xã hội,
đất nước việt nam!
BẮC TRIỀU TIÊN - Bài đăng : Thứ sáu 19 Tháng Mười 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 19 Tháng Mười 2012

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un bị cháu trai gọi là "kẻ độc tài"

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un khi đến thăm các đơn vị quân đội trên các đảo phía Tây Nam Bình Nhưỡng. Ảnh do KCNA công bố ngày 19/08/2012.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un khi đến thăm các đơn vị quân đội trên các đảo phía Tây Nam Bình Nhưỡng. Ảnh do KCNA công bố ngày 19/08/2012.

Mai Vân RFI

Theo hãng tin Pháp AFP hôm nay, 19/10/2012, trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình hiếm hoi, cậu cháu trai mới 17 tuổi của đương kim lãnh đạo Bình Nhưỡng đã bày tỏ sự thông cảm đối với người dân Bắc Triều Tiên. Điểm đáng nói là chàng thiếu niên này đã không ngần ngại gọi người chú của mình là một « nhà độc tài ».
Kim Han-Sol, 17 tuổi, là con trai của Kim Yong Nam, người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un. Cậu đang theo học tại một trường ở thành phố Mostar, miền nam Bosnia, và đã được một đài truyền hình Phần Lan Yle phỏng vấn. Người đặt câu hỏi là bà Elisabeth Rehn, cựu phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, và nguyên là báo cáo viên Liên Hiệp Quốc đặc trách nhân quyền tại Bosnia-Hercegovina.
Bài phỏng vấn được phát hình hôm thứ Hai vừa qua, và sau đó đã xuất hiện ngay trên mạng Youtube. Người ta thấy một cậu thiếu niên đeo kính gọng đen, tai đeo khoen, tóc cắt theo mốt ngày nay, không khác gì những người cùng trang lứa.
Kim Han-sol đã kể lại tuổi thơ ấu sống đơn độc, thường là ở với gia đình của mẹ, chưa bao giờ được gặp ông nội là Kim Jong Il. Cậu thanh niên, sinh năm 1995 tại Bình Nhưỡng, cho biết đã hằng mong ước gặp được người ông để xem Kim Jong Il như thế nào, nhưng đã mòn mỏi chờ đợi cho đến khi ông chết.
Khi được hỏi là tại sao cha của cậu là Kim Jong Nam không được chọn lên lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Han- Sol xác định là cha anh không màng đến chính trị, và không ngần ngại tuyên bố : « Tôi thực sự không hiểu tại sao chú Kim Jong Un lại trở thành một nhà độc tài ».
Kim Han -Sol cũng cho biết là cậu rất có cảm tình với sinh viên Mỹ và Hàn Quốc và mong muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất.
Điều mà giới quan sát muốn biết và không được toại nguyện là nguyên nhân nào đã khiến Kim Han - Sol nhận trả lời đài truyền hình và tâm sự như trên.
AFP nhắc lại là gia đình của Kim Jong Nam đã dời sang sống ở Macao. Trao đổi thư điện tử với một nhà báo Nhật, Kim Jong Nam đã đánh giá người em Jong Un là một người « không có tinh thần trách nhiệm », và « không nghiêm túc ». Theo Kim Jong Nam, chế độ đầy tham nhũng hiện nay sẽ sụp đổ.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link