Saturday, October 13, 2012

TƯỚNG VC HƯỞNG ĐÃ BÁN NƯỚC NHƯ THẾ NÀO?


Subject: TƯỚNG VIỆT GIAN VC HƯỞNG ĐÃ BÁN NƯỚC NHƯ THẾ NÀO ?/truc nguyen

 

TƯỚNG VC HƯỞNG ĐÃ BÁN NƯỚC NHƯ THẾ NÀO?

Quanlambao - Có lẽ nhân dân cả nước Việt Nam và Hải ngoại đều băn khoăn tự hỏi không biết Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao đổi gì với Tập Cận Bình để rồi khi quay trở về nước thì 3 Dũng đã ra tay đàn áp những người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc một cách khốc liệt và 'tặng' cho 03 Bloggers 26 năm tù để làm quà cho Trung Nam Hải và khiến cho BCT và 175 Uỷ viên Trung Ương lung lay dù trước những bằng chứng tội lỗi tày trời của Nguyễn Tấn Dũng và bè lũ???

Câu hỏi lớn đó đã được giải mã như sau:

Trước khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tập Cận Bình thì Nguyễn Văn Hưởng đã có cuộc tiếp xúc với Trùm Mật vụ của TrungNam Hải:

"Nếu các ngài gây sức ép để Thủ Tướng không bị phe chỉnh đốn Đảng bãi miễn đợt này, đổi lại thủ trưởng của tôi sẽ thực hiện 'toàn diện' quan điểm của người anh em Trung Quốc!"
TQ: "Chúng tôi cần có hành động cụ thể.."

Tướng Hưởng: "Việt Nam sẽ không có ý kiến gì nếu Trung Quốc dành lại đảo Điếu ngư đài của Nhật Bản…"

"TQ: Khá lắm!"

Tướng Hưởng : "Tôi đề nghị các đồng chí anh em Trung Quốc ủng hộ để ông Nguyễn Tấn Dũng có thể làm một cuộc cách mạng để lên vị trí Tổng Thống theo mô hình như Trung Quốc"

TQ: "Nhân dân Trung Hoa sẽ được gì?"

Tướng Hưởng: "Các ngài cứ cho hàng trăm hàng ngàn tàu đánh cá vào Trường Sa và Hoàng Sa, chúng tôi đảm bảo sẽ không ai dám chống đối"

TQ: "Trường hợp bị phản ứng thì sao?"

Tướng Hưởng "Các ngài có cơ sở để đánh lại tiêu diệt toàn bộ đám ngư dân giả danh đó và Toàn bộ Trường Sa và Hoàng Sa sẽ là của Trung Quốc!"

TQ: "Liệu chúng tôi có thể xem những tiết lộ của ngài là một cam kết của Thủ Tướng Dũng?"

Tướng Hưởng "Tôi tin là vậy! Và Thủ Tướng sẽ có động thái bằng hành động thực tế!"

Sau đó khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp riêng Tập Cận Bình, chỉ một câu duy nhất ông ta đã nói " Nhân dân Việt Nam luôn tôn thờ Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng! Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước các đồng chí anh em Trung Quốc để biến nguyện ước của cố Thủ Tướng thành hiện thực…"

Nhân dân Việt Nam yêu nước hãy tự suy nghĩ để hiểu cân phải làm gì trước vận mệnh của đất nước.

Quan làm báo

 

 

THÁI ĐỘ TĂNG CƯ ỜNG HUNG HĂNG CỦA TQ TẠI BIỂN ĐÔNG


 

THÁI ĐỘ TĂNG CƯ ỜNG HUNG HĂNG CỦA TQ TẠI BIỂN ĐÔNG

--------------------------------------

 

THÁI ĐỘ TĂNG CƯ ỜNG HUNG HĂNG

CỦA TQ TẠI BIỂN ĐÔNG

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 04.10.2012


 

            Mục đích của bài này là tìm hiểu THÁI ĐỘ TĂNG CƯ ỜNG HUNG HĂNG CỦA TQ TẠI BIỂN ĐÔNG. Bài này viết ra để dự định trả lời cho Phỏng vấn của đài Phát Thanh theo những câu hỏi sau đây : (i) Tình trạng suy thoái sản xuất hiện nay của những Công ty Trung quốc ; (ii) Chế độ CSTQ đang lo lắng guồng máy Kinh tế ngưng trệ ; (iii) Tỉ dụ về việc tìm kiếm nhiên liệu và nguyên liệu tại Phi châu với thài độ không chính đáng của Trung quốc; (iv) Nguy cơ thiếu nhiên liệu và nguyên liệu cho phát triển Kinh tế ; (v) Thái độ hung hăng của Trung quốc tại Biển Đông, Trường Sa, Trường Sa và quần đảo Senkaku / Điếu Ngư liên hệ đến việc nguy cơ thiếu nhiên liệu và nguyên liệu; (vi) Kinh nghiệm của Nhật Bản trước đây.

 

(i)      Tình trạng suy thoái sản xuất hiện nay của những Công ty Trung quốc

 

            Việc suy thoái xuất cảng của TQ đã được Thống kê của nhà nước TQ đưa ra từ cuối năm 2011 và nhất là đầu năm 2012. Cắt nghĩa về lý do suy thoái này là do khủng hoảng Tái chánh/Kinh tế của Hoa kỳ và Liên Au. Thất nghiệp tại hai Thị trường khổng lồ này làm giảm hẳn Mãi lực tiêu thụ của dân chúng của hai Thị trường khiến việc đặt mua hàng hóa Trung quốc giảm xuống. Thêm vào đó, các nhà nước Hoa kỳ và Liên Au tăng cường những biện pháp theo hướng Bả hộ Mậu dịch đối với hàng hóa Trung quốc. Những quyết định theo hướng Bảo hỗ Mậu dịch được đưa ra công khai bởi chính TT.Obama và Nghị Viện Liên Au.

            Việc giảm xuất cảng trên đây của Trung quốc khiến nước này thấy nguy cơ của nền Kinh tế chỉ chuyên chú vào xuất cảng, nghĩa là Kinh tế lệ thuộc vào sức tiêu thụ của nước ngoài mà mình không làm chủ được.

            Trong tháng 9 này, Thống kê của Trung quốc lại đưa ra những con số cho thấy việc suy thoái chính tình trạng sản xuất của các Công ty Trung quốc mà lý do không thuộc vào những yếu tố thị trường tiêu thụ nước ngoài, nhưng thuộc chính tình trạng yếu kém những phương tiện sản xuất của các Công ty gốc Trung quốc, như thiếu nguyên liệu và nhiên liệu. Bản Tin của Kelly Olsen (AFP, Thông Tấn Xã Pháp) đánh đi từ Bắc Kinh ngày 01.10.2012, viết như sau: “Hoạt động sản xuất của Trung quốc bị co cụm lại trong tháng 9 này theo con số của nhà nước đưa ra thứ Hai vừa rồi. Con số này cho thấy ước lượng tăng trưởng bị giảm xuống hẳn. ». Cũng theo Bản Tin này, chỉ tiêu tăng trưởng của Trung quốc rơi xuống 7.5% sánh với 9.3% của 2011 và 10.4% của 2012.

            Hoạt động sản xuất giảm xuống là có những lý do nội tại sản xuất của các Công ty gốc nước này chứ không hoàn toàn do Thị trường tiêu thụ nước ngoài. Chính vì những lý do nội tại sản xuất mà chúng tôi muốn tìm hiểu thái độ hung hăng cố chất của Trung quốc tại khu vực Biển Đông hiện nay. Thái độ này liên quan đến việc Trung quốc buộc phải tìm kiếm nguyên liệu và nhiên liệu cho nền sản xuất nói chung của nước mình

 

(ii)     Chế độ CSTQ đang lo lắng guồng máy Kinh tế ngưng trệ

 

            Trước hết, chúng tôi nói về tính liên hệ giữa ba Lãnh vực Kinh tế quốc gia. Đây là sự tiếp nối của ba Lãnh vực Kinh tế không thể cắt ngang được.

            Những hoạt động Kinh tế quốc gia được các Nhà Kinh tế phân biệt ra ba Lãnh vực Kinh tế rõ rệt và tuần tự nối tiếp nhau. Yếu kém một trong ba Lãnh vực Kinh tế ấy, nền Kinh tế quốc gia bị ngưng trệ. Ba Lãnh vực đó là : Lãnh vực Kinh tế thứ nhất là Tìm kiếm Nguyên Liệu và Nhiên liệu để cung cấp cho Lãnh vực Kinh tế thứ hai. Lãnh vực Kinh tế thứ hai này là Biến chế nguyên liệu thành hàng hóa sẵn sàng cho Tiêu thụ. Lãnh vực Biến chế được gọi là Lãnh vực Kỹ nghệ. Lãnh vực Kinh tế thứ ba gồm những Dịch vụ trong đó Dịch vụ Thương mại là quan trọng nhất. Dịch vụ này cần có khối người Tiêu thụ có khả năng tài chánh dồi dào để mua hàng hóa, nghĩa là có Mãi lực tiêu thụ.

            Trung quốc tất nhiên phải lo lắng cho nền Kinh tế của mình : Thực vậy nền Kinh tế Trung quốc hiện nay chú tâm vào Lãnh vực Kinh tế thứ hai tức là kỹ nghệ biến chế hàng hóa để xuất cảng. Vì vậy mà Kinh tế Trung quốc hiện nay có hai cái Lệ thuộc : Lệ thuộc thứ nhất là vào Lãnh vực Kinh tế thứ nhất : tìm kiếm và cung cấp nhiên liệu và nguyên liệu cho Kỹ nghệ và Lệ thuộc thứ hai là vào hai Thị trường Tiêu thụ lớn Hoa kỳ và Liên Âu.

            Tình trạng khan hiếm nguyên liệu và nhiên liệu lúc này và sự yếu kém khả năng Tiêu thụ ở hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu khiến Trung quốc phải cấp bách lo lắng về việc ngưng trệ Kinh tế của mình chính yếu đặt vào Lãnh vực Kinh tế thứ hai là kỹ nghệ biến chế hàng hóa.

 

(iii)    Nguy cơ thiếu nhiên liệu và nguyên liệu cho phát triển Kinh tế

 

            Oû trên, chúng tôi đưa ra tính cách Lệ thuộc của Kinh tế Trung quốc khi nhìn về ba Lãnh vực Kinh tế chính của một quốc gia. Nếu nhìn riêng về Kỹ nghệ Biến chế hàng hóa của những Công ty, chúng ta thấy việc sản xuất hàng hóa của một Công ty tùy thộc vào những yếu tố sau đây theo Công thức quốc tế về Sản xuất Xí nghiệp :

 

            Q         =          f ( K, L, T)

 

Lượng sản xuất Q tùy thuộc vào

(1)       K (Capital) : việc sử dụng vốn ;

(2)       L (Labour) : việc sử dụng Nhân lực và

(3)       T (Technology) : việc sử dụng Kỹ thuật.

Công ty Trung quốc có ưu điểm là có thể sử dụng Nhân lực L với giá rẻ bóc lột. Còn việc sử dụng vốn K chính yếu là cho nguyên liệu thì khi nguyên liệu thiếu thốn, có vốn cũng khó lòng mua được. Về phương diện sử dụng Kỹ thuật, đó là vấn đề nhiên liệu. Kỹ thuật dựa trên máy nổ không thể không có nhiên liệu dầu nhớt.

            Kinh tế Trung quốc là Kinh tế bắt đầu phát triển sánh với những nền Kinh tế của nhóm G8. Nhóm G8 đã chiếm cứ những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu trước Trung quốc. Nguồn nhiên liệu và nguyên liệu của Nam Mỹ coi như thuộc lãnh vực của Hoa kỳ, còn Phi châu đã có liên hệ lâu đời với Âu châu. Trung quốc hung hăng và với cách thế bất chính xâm nhập Phi châu có thể tạo ra những tranh chấp với Âu châu. Những cuộc Cách Mạng ở Bắc Phi và Trung Đông đã làm cho Trung quốc mất đi một số nguồn lớn về nhiên liệu. Nếu nhìn chính trong nội địa Trung quốc, chúng ta không thấy nguồn nhiên liệu dầu lửa mà chỉ có than đá đã bị khai thác quá lâu đời gần cạn rồi.

            Chính việc thiếu thốn nguyên liệu và nhiên liệu này khiến việc phát triển Lãnh vực biến chế hàng hóa của Trung quốc có nguy cơ ngưng trệ.

 

(iv)    Tỉ dụ về việc tìm kiếm nhiên liệu và nguyên liệu tại Phi châu với thài độ không chính đáng của Trung quốc

 

            Trung quốc trong một số năm rồi, đã thiết lập quan hệ mới những nước Phi châu dưới chiêu bài hợp tác phát triển Kinh tế. Trung quốc bỏ vốn ra đầu tư hoặc cho vay vốn ưu đãi cho một số nước Phi châu.

            Kỳ họp thứ tư vừa rồi giữa Trung quốc và một số nước Phi châu là tại Bắc Kinh ngày 19.07.2012. Bị quốc tế công kích và mang mặc cảm đi lừa những nước nghèo để thu góm nhiên liệu và nguyên liệu, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải giả hình tuyên bố như sau: «Trung quốc la nước lớn nhất trong những nước đang phát triển, và Phi châu, một lục địa gồm nhiều nước nhất. Nhân dân Trung quốc và nhân dân Phi châu nối kết với nhau bằng những tương quan đồng đều, bằng sự chân thực và tình hữu nghị, và đang hỗ trợ cho nhau trong việc phát triển chung. «

            Cũng chính trong cuộc họp này tại Bắc Kinh, Tổng thống Nam Phi đã không ngần ngại tuyên bố lên sự thật của việc nối kết này. Ông tuyên bố : «Việc Trung quốc cam kết giúp phát triển Phi châu chính yếu là để cung cấp cho mình những nguyên liệu«

            Mộ số những tài liệu chứng minh rằng mục đích của Trung quốc là đi thâu gom nhiên liệu và nguyên liệu, bất chấp sự tôn trọng những gía trị nhân bản và dân tộc địa phương :

=>       Điển hình là vụ Soudan mà Trung quốc đã vì nhiên liệu mà cung cấp võ khí va ủng hộ tại Liên Hiệp Quốc cho chế độ bạo tàn Al-Bachir.

=>       Thống kê các nước Phi châu cho thấy rằng năm 2005, chỉ có 14 nước Phi châu có Bảng Cân Đối Thương mại dương. Những nước này là những nước sản xuất nguyên liệu và dầu lửa xuất cảng qua Trung quốc. Trong khi ấy, 30 nước có Bảng Cân Đối Thương mại âm. Đó là những nước không có dầu lửa và nguyên liệu nhưng bị tràn đầy những hàng may dệt, những đồ mỹ phẩm giả, những thuốc giả và những hàng rẻ tiền của Trung quốc.

=>       Cách thế thâu tóm nguyên liệu và nhiên liệu là ủng hộ các chế độc độc tài, cho hối lộ những lãnh đạo nước này. Dân chúng địa phương không bao giờ được hưởng những món tiền vốn cung cấp bởi Trung quốc.

            Không cần phải tìm hiểu cách thế thâu gom nguyên liệu và nhiên liệu tại Phi châu. Chúng ta cứ nhìn trường hợp Việt Nam thì thấy rõ mục đích của tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung quốc với những chữ vàng khè ! Hãy nghĩ đến vụ Bauxite Tây nguyên !

 

(v)     Thái độ hung hăng của Trung quốc tại Biển Đông, Trường Sa, Trường Sa và quần đảo Senkaku / Điếu Ngư liên hệ đến việc nguy cơ thiếu nhiên liệu và nguyên liệu

 

            Khi mà Tổng thống Nam Phi tuyên bố trong chính Hội nghị tại Bắc Kinh rằng : « Việc Trung quốc cam kết giúp phát triển Phi châu chính yếu là để cung cấp cho mình những nguyên liệu «, thì Trung quốc phải ý thức rằng việc đi thâu gom nguyên liệu và nhiên liệu một cách bất chính đang bị đe dọa và thâu hẹp lại. Hành động thu góm này của Trung quốc đang bị những đe dọa lớn dần :

=>       Dân chúng các nước Phi châu nhìn việc thâu gom nguyên liệu và nhiên liệu của nước mình như sự bán đứng những tài nguyên của quốc gia cho Trung quốc bởi những nhà lãnh đạo độc tài.

=>       Các nhà độc tài Phi châu bán tài nguyên quốc gia cho Trung quốc cũng phải lo sợ vì chính Tổng thống Nam Phi đã thẳng thừng tuyên bố ra cái thâm ý của Trung quốc.

=>       Những cuộc Cách Mạng tại Bắc Phi và Trung Đông làm mất một số nước lớn cung cấp nhiên liệu cho Trung quốc.

=>       Ai cũng hiểu cái thái độ cố chấp ủng hộ của Trung quốc cho Tổng thống Syrie giết dân là do sự cố thủ của Trung quốc giữ lấy nguyên liệu và nhiên liệu của nước này.

=>       Thái độ ủng hộ của Trung quốc cho chế độ hiện hành tại Iran cũng là do mục đích thâu gom nguyên liệu, nhất là nhiên liệu từ Iran.

=>       Phi châu cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu cho Hoa kỳ và nhất là cho Âu châu. Âu châu có mối liên hệ truyền thống với Phi châu, nên sự đối kháng của Âu châu có sức mạnh đánh bật Trung quốc ra khỏi Phi châu.

            Với ý thức của Phi châu biết âm mưu của Trung quốc, với sự lớn mạnh đối kháng của chính Phi châu và với sự cạnh tranh nguyên liệu và nhiên liệu của Hoa kỳ và nhất là của Âu châu, Trung quốc thấy rõ rệt mình bị đe dọa thiếu nguyên liệu và nhiên liệu cho sự phát triển Kinh tế.

            Thấy bị đe dọa như vậy, Trung quốc chỉ còn cách :

*          Nối kết với Nga, một nước dồi dào về nhiên liệu như dầu hỏa, nhất là khí đốt. Nối kết với một số nước vùng Trung Á có nhiều nhiên liệu và nguyên liệu. Nhưng sự nối kết với Nga không dễ dàng vì Nga, một nước lớn, vốn dĩ cạnh tranh với hàng xóm Trung quốc và không muốn Trung quốc lớn mạnh hơn mình để nắm vùng Trung Á vốn chịu ảnh hưởng như « chư hầu «  của Nga trước đây.

*          Trung quốc chỉ còn một con đường mà họ cảm thấy như mình có thể « lấy thịt đè người«, đó là bành trướng thế lực trấn át tại Vùng Biển Đông. Thực vậy, vùng Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và quần đảo Senkaku / Điếu Ngư chứa đựng ở dưới mặt nước những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu. Thái độ cố chấp, hung hăng của của Trung quốc tại Biển Đông, nhất là cái Lưỡi Bò đỏ chót, có liên hệ đến nguyên liệu và nhiên liệu là như vậy. Ngoài vấn đề nhiên liệu, nguyên liệu, tương lai cung cấp đồ ăn cho khối người khổng lồ Trung quốc là từ Biển. Nếu đồng bằng ở đất liền bị thu hẹp do nhân số tăng, mở kỹ nghệ chiếm mặt bằng và do đó nông nghiệp giảm xuống, thì Biển là lãnh vực khai thác đồ ăn với chiều sâu của Biển và nguồn Hải sản tự sinh dồi dào.

 

(vi)   Kinh nghiệm của Nhật Bản trước đây.

 

Việc Trung quốc, dưới chiêu bài mơn trớn giúp phát triển Kinh tế Phi châu, nhưng mục đích là thu góm nguyên liệu bằng những cách không chính đáng, trước sau gì cũng làm phát sinh tranh chấp với những nước đã kỹ nghệ hóa của Âu châu nói riêng. Khi Kỹ nghệ Nhật bản phát triển, Nhật cũng đã làm như Trung quốc. Nhưng rồi những tranh chấp xẩy ra và Nhật bản đã phải ra đi.

Chính những cuộc tranh chấp về nguyên liệu và nhiên liệu này đã tạo ra những bất ổn chính trị tại những nước Phi châu mới thâu hồi Độc Lập. Những Chính quyền Hoa kỳ, nhất là Â châu Anh, Pháp không trực tiếp đánh bật Trung quốc ra khỏi Phi châu, nhưng chính những đại Công ty liên quốc gia của Hoa kỳ và Âu châu có sức mạnh hỗ trợ các Nhóm Chính trị địa phương tại những nước Phi châu để làm « đảo chính « , rồi tịch thu những nhượng quyền khai thác tài nguyên cho Trung quốc bởi những lãnh đạo cũ ăn hối lộ bán tài nguyên quốc gia, nghĩa là đánh bật những khai thác bất chính của Trung quốc ra khỏi nước họ. Xin lưu ý rằng một số lớn những những lãnh đạo các Nhóm Chính trị địa phương Phi châu đều học tại Anh, Pháp, và phần lớn có vợ « đầm «  Anh hay Pháp. Chúng tôi xin kể ra đây hai tỉ dụ :

Trước đây Mỹ rất ngại vào Phi châu vì mặc cảm đối với dân da đen mà họ đã xử đối tại Mỹ. Nhưng cách đây 30 năm, một hãng dầu Mỹ được Tổng thống Gabon mời vào. Chưa được một năm, Tổng Thống Gabon bị lật do cuộc Đảo chánh. Nhóm đảo chánh được cung cấp súng đạn và tài trợ bởi một hãng dầu của Pháp.

Chính khi chúng tôi làm cố vấn Tài chánh cho nhóm Bongo tại Congo Brazyville cách đây 25 năm. Thời ấy,Nhật bản có phong trào đi mua nợ cho những nước nghèo, với mục đích nước này nhượng quyền khai thác nguyên liệu. Khi tôi làm cố vấn cho nhóm Bongo, thì một Công ty Nhật mua nợ và có nhượng quyền khai thác gỗ quý tại khu vực miền bắc Brazaville. Một cuộc Đảo chánh xẩy ra và tân Tổng thống thu lại nhượng quyền khai thác. Công ty Nhật phải cuốn gói ra đi.

 

Khi Trung quốc mua chuộc quyền hành một cách bất chính để có quyền khai thác nguyên liệu và nhiên liệu, thì khi quyền hành mới lên thay thế, cái nhượng quyền ấy dễ bị thâu hồi !

 

Giaùo sö Tieán só NGUYEÃN PHUÙC LIEÂN, Kinh teá

Geneva, 04.10.2012


 

Đọc báo Vietnam “Loạn” phiên âm: Giới ngôn ngữ học bức xúc



 




Đọc xong tên mình, ông chủ tịch quôc hội Xiêm không biết nên "sặc" hay "nôn".....

 




"Hôm nay, còn có đoàn đại biểu cấp cao nước Lào đã sang thăm VN. Thành phần của đoàn gồm có đồng chí Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Xăm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra Biển, Say Xỉn Xông Vô Hẻm, Teo Hẳn Mông Bên Phải, Xà Lỏn Dây Thun Lỏng, Say-xỉn-lăn-ra-phản. Trong đoàn cấp cao còn có các nhà báo nổi tiếng là Leo Tủ Ăn Đu Đủ, Ăn Tỏi Xong Bum Bủm và nữ ký giả Cai Hẳn Thôi Không Đẻ.
Cùng ngày có ngài Ivan-Cu-To-Như-phích, Mông-to Đít-giơ, Cô-giơ-mông Tôi xoa ghé thăm Việt Nam."


Còn đây là tiếng Anh trong nhà bếp:

- Nhìn vào cái mâm thì nói "Mâm đây" : Thứ hai (monday).
- Nhìn vào hũ tiêu và nói "Tiêu đây": là thứ ba (tuesday).
- Nhìn vào cái chổi và nói "Quét đây": thứ tư (wednesday).
- Nhìn vào cái thớt nói " Thớt đây": thứ năm (Thursday).
- Nhìn vào con dao, nói "Phay đây": là thứ sáu (Friday).
- Nhìn vào hũ rượu rắn của chồng và nói "Xà tửu đây": là thứ bảy (Saturday).
- Còn Chủ nhật (Sunday) thì nói "Sướng đây".
... Tháng 10 - Otober là "Óc trâu bò "


Tiếng Việt thời @:

Ronaldinho = Rô-nan-Đít-Nhô
Joachim Löw = Xoa-Chim-Lâu
Bush = Bu-sờ
Young = I-âng
Colomb = Cu-lông
Loseby = Lô-dơ-bi
Kuwait = Ku-ít
Reagan = Ri-gân
Kutznetsov = Cu-nhét-xốp
Upradit = U-pra-đít = U-pra-địt
Audit = Ai-đít = Ai-địt
Resort = rì-dọt = ri-dọt Edison = Ê-đi-xơn
Hugo = Hu-gô = Hiu-gầu
Shakespeare = Sếch-pi-a
Croatia = Cờ-râu-ấy-sà = Hờ-vua-xờ-ka
WTO = Đúp-bờ-liu-ti-âu = Vê-kép-tê-ô
Moscow = Mát-xít-cơ-va
Pascal = Pat-xì-kan
Washington = Oa-sinh-tơn
Marxist = Mát-xít
Marx = Mác
Angel = Ăng-ghen
Michael = Mai cơn = Mai cồ
Yersin = Y-éc-xanh
Mozart = Mo-da
Yoga = I-o-ga










.... ...


“Loạn” phiên âm: Giới ngôn ngữ học bức xúc

Croatia = Cờ-râu-ấy-sà = Hờ-vua-xờ-ka
WTO = Đúp-bờ-liu-ti-âu = Vê-kép-tê-ô
Moscow = Mát-xít-cơ-va
Pascal = Pat-xì-kan
Washington = Oa-sinh-tơn
Marxist = Mát-xít
Marx = Mác
Angel = Ăng-ghen
Michael = Mai cơn = Mai cồ
Yersin = Y-éc-xanh
Mozart = Mo-da
Yoga = I-o-ga
MaliVai Washington = Man-lờ-ví-ờ Oa-sinh-tơn
Matraca Berg = Mờ-trấy-sờ Bợt
Michellie Jones = Mờ-kí-lì Giôn


Kiki Cuyler = Cai-cai Cái-lờ
Kiki Dee = Ki-ki Đi

HLV Joachim Loew được phiên âm ra tiếng Việt như sau.

- Báo Tiền Phong: Giô-a-chim Lâu
- BTV Khánh Thư (
home.vnn.vn): Gioa-chim Lớp
- Nhà báo Phan Đăng, báo Bóng Đá: Hoắc Kim Lêu
- Các anh BLV Tạ Biên Cương, Khắc Cường,...: Giô Kim Lớp, Xoa Chim Lâu, Hoa Kim Lớp

- Một mem của diễn đàn
pes.vn: Vò Chim Lo
- Một mem của diễn đàn webtretho: Doa Chim Lớn
- Một mem của diễn đàn
arsenal.com.vn: Hoan Kim Lúp
- Một vài cách đọc sưu tầm thêm: Giơ Chim Lâu, Giơ Chim Lắc, Rớt Chim Lo, Rách Chim Lo

Quán quân kiên định "làm trong sáng tiếng Việt" thuộc về Báo Nhân dân và QĐND - đồng hạng.

 

 

Quá mạnh, đội Bác-xê-lô-na đoạt ngôi vô địch

Thứ hai, 30/05/2011

Tiền đạo Mét-xi (người nâng Cúp) thi đấu xuất sắc giúp đội Bác-xê-lô-na giành ngôi vô địch.

HLV Phơ-gu-xơn và các học trò đã không thể trả được "món nợ" hai năm trước và lại thua 1-3 trước đối thủ quá mạnh Bác-xê-lô-na trong trận chung kết diễn ra rạng sáng 29-5. Chiếc cúp danh giá xứng đáng thuộc về đội bóng mạnh nhất, hay nhất Bác-xê-lô-na.



Sân Oem-blây có thể được coi là sân nhà của các cầu thủ đến từ thành phố Man-che-xtơ, bởi vậy, ngay từ phút nhập cuộc đầu tiên, các cầu thủ M.U tiến công mà không cần thăm dò.
Khoảng 10 phút đầu, các cầu thủ M.U chơi ép sân và gây áp lực lên hàng phòng ngự Bác-xê-lô-na bằng tốc độ của Ru-ni, Héc-nan-đéc, Va-len-xi-a, Pác Gi-sung... Nhưng sau đó, Bác-xê-lô-na đã lấy lại được thế trận với lối chơi 'ma thuật' của mình. Khoảng 15 phút liên tiếp, các cầu thủ Bác-xê-lô-na khiến đối thủ phải chạy theo bóng vất vả. Phút 27, sau pha dàn xếp rất biến hóa, H.Xa-vi chọc khe để Pê-đrô nhận bóng ở tư thế khá trống trải, sút tung lưới thủ môn Van Ðờ Sa, mở tỷ số cho Bác-xê-lô-na.
Lối chơi phối hợp nhuyễn và khả năng di chuyển không bóng rất thông minh của đội bóng đến từ Tây Ban Nha khiến các cầu thủ M.U đối phó rất vất vả.
Tuy nhiên, sự xông xáo và quyết tâm của Ru-ni đã mang lại bàn gỡ hòa 1-1 cho M.U vào phút 34. Pha ghi bàn của M.U là sự phối hợp đẹp mắt và Gích là người chuyền bóng để Ru-ni sút tung lưới thủ môn Van-đét. Cuối hiệp 1, Bác-xê-lô-na vẫn là đội chiếm ưu thế.


Hiệp hai, Bác-xê-lô-na tiếp tục áp đảo, M.U lại rơi vào tình thế mất phương hướng như trận chung kết mà họ để thua hai năm trước. Hàng phòng ngự M.U và thủ môn Van Ðờ Sa đã phải chật vật chống đỡ sức tiến công mạnh mẽ của Bác-xê-lô-na.
Những Xa-vi, In-ni-e-xta, Mét-xi, Vi-la... tỏ ra vượt trội so với đối thủ. Phút 53, Mét-xi khiến thủ môn Van Ðờ Sa vào lưới nhặt bóng lần thứ hai. Từ cự ly khoảng 20 m, Mét-xi bất ngờ sút bóng, thủ môn Van Ðờ Sa phần bị che khuất, phần phản ứng chậm, đã không thể cản phá được cú sút này.
Chưa hết, các cầu thủ Bác-xê-lô-na còn tiếp tục 'tra tấn' thầy trò HLV Phơ-gu-xơn. Liên tiếp các phút 63, 64, Mét-xi và In-ni-e-xta lại buộc thủ môn Van Ðờ Sa phải trổ tài cứu thua.
Hàng phòng ngự của M.U trở nên chệch choạc trước áp lực của đối phương và để thủng lưới bàn thứ ba ở phút 69: D.Vi-la sút bóng nhanh rất hiểm vào góc cao khiến Van Ðờ Sa bó tay dù đã bay người hết cỡ.



Na-Ni và P.Xcôn sau đó vào sân thay cho D.Xin-va và Ca-rích nhưng cũng không cải thiện được tình thế. Bác-xê-lô-na quá mạnh và hoàn toàn xứng đáng giành chiến thắng chung cuộc 3-1 để đoạt chiếc cúp Champions League danh giá.

http://www.nhandan.com.vn/
_________________




Bao giờ thì bố về...



THỨ SÁU, NGÀY 12 THÁNG MƯỜI NĂM 2012


Bao giờ thì bố về...



Chuyện kể của con trai blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

 

"Bao giờ thì bố về vậy?" - Con bé Bi (bé Yến) lại nhấp nhỏm hỏi giữa bữa cơm tối. Tôi ngồi ăn không nói, còn mẹ thì xoay sang bật tivi để nghe thời sự. Chẳng biết câu hỏi này của nó đã lặp lại lần bao nhiêu từ dạo bố bị bắt từ tháng 4 năm 2008. Cũng chẳng nhớ mẹ và tôi đã trả lời nó bằng sự im lặng bao nhiêu lần... Bữa cơm ba người và một con chó vẫn thường văng vẳng tiếng tivi nói cười như vậy. 

 

Những ngày trước phiên xử 24 tháng 9 công an liên tục đến hỏi thăm và gửi những giấy mời với nội dung vô lý. Những người "vô gia cư" sau đó cứ lam lũ đến trước cửa nhà trông ngóng, ăn, ngủ, nằm ngồi vô tội vạ trên xe và vỉa hè. Chỉ cần bước xuống nhà là nghe tiếng hô hoán, vẫy gọi nhau để đón đường hoặc kè xe. Có xe ép sát đến nỗi có thể ngửi thấy hơi thở hôi hám của những cỗ máy sống bằng thuốc lá này. Tôi và mẹ đã có thể đoán được bản án sẽ vô cùng bất công qua cách công an bật đèn xanh thậm chí hỗ trợ cho những tên côn đồ đánh đập mẹ tôi tại Bạc Liêu, cũng như tìm cách ép xe tôi. Công khai thể hiện sự đe dọa. 

 

Năm giờ sáng ngày xử bố 24 tháng 9: 

 

Trước cánh cổng chung cư còn chưa mở, vài công an, dân phòng và hơn năm người mặc thường phục chễm chệ trên xe bán tải chuyên dụng đã ngồi cười nói và chia nhau điếu thuốc từ bao giờ. Đường còn vắng nên tiếng họ cười nói vang vang dù ở ban công cũng có thể nghe thấy. Nhưng thay vì tò mò nghe xem họ nói gì vui thế, tôi bắt đầu suy nghĩ xem họ sẽ bắt tôi và em tôi như thế nào... 

 

Xe bán tải và những người "vô gia cư"


Sáu giờ rưỡi sáng: 

 

Tôi và em gái đã sửa soạn xong để em đến trường còn anh lên tòa án. Tôi nghĩ đơn giản "Chuyện học là quan trọng, tôi là người tự do và không phạm pháp. Bản thân tôi đã bị ngăn cấm chuyện học, không lẽ họ mất hết tính người ngăn cản cả em tôi. Chuyện tôi chở em đến trường là không phải e ngại". Nhưng tôi sai! Bọn họ không cần lý lẽ. Khi tôi vừa đi xuống, một người mặc áo sơ mi chạy ra gọi hơn bảy người cả sắc phục lẫn thường phục ùa vào chặn bắt. Tên mặc áo thun vàng chặn đầu xe tìm cách giật chìa khóa ra và hỏi "mày đi đâu...? Mặc áo đen là vi phạm... Vi phạm thì đi lên phường." Chắc ai cũng đoán được tôi sẽ quẳng vào họ những câu hỏi ngây ngô như "mặc áo đen có gì sai?" và "tôi vi phạm cái gì?""các người là ai?"... Nhưng thay cho việc trả lời, họ đồng loạt lao vào bẻ tay lôi tôi ra trong khi một người mặc thường phục vẻ mặt thách thức cầm điện thoại quay lại. 

 

Bé Bi bật khóc. Tên mặc áo sơ mi liền đưa tay vẫy người mặc sắc phục dân phòng đang chặn xe máy ngang cổng chung cư chạy vào. Người này đề nghị "em đi với anh". Thấy chuyện không tốt lành tôi ngoái lại dặn em "phải lên nhà tự bảo vệ mình" trong lúc những người vô danh tự xưng công an bẻ tay tôi ra sau lưng và đạp vào cẳng chân tôi như bắt một con thú hoang... Chẳng biết con Bi có còn nghe tôi dặn dò gì giữa tiếng la hét vô nghĩa của những con người méo mó kia không? Chỉ nhớ đến đầu ngõ tôi ngoái thấy nó vẫn đứng khóc ở chân cầu thang. Những người hàng xóm trong chung cư "chẳng may" được chứng kiến cũng vội vàng lướt qua đám đông sừng sộ. 

 

Sát đến mé đường, bị ép chặt vào thành sắt chiếc bán tải. Tôi la to "tôi làm gì sai?" nhiều lần, như là một phép thử cho mức độ bàng quan của người qua đường. Bàng quan hay sợ hãi?! Có lẽ đều giống nhau trước sự chuyên nghiệp và máy móc của những con người không mặc sắc phục, không tên tuổi, và trên hết là họ không phải chịu trách nhiệm bất cứ việc gì họ làm. Một thân một mình, tôi vẫn hồn nhiên hét bốn chữ đó cho đến khi bị nắm đầu vào trong chiếc bán tải. Những người vô danh vội vã trả lời bằng cả ngôn ngữ cơ thể lẫn lời nói. Họ vừa đấm đá túi bụi vừa nói "Đ* M*! có tội gì hả. có tội gì hả!?"... 

 

Công an khu vực, công an phường, và dân phòng quen mặt của khu phố tôi sống đều có mặt. Họ cẩn thận không tham gia trực tiếp đánh đập tôi, nhưng rất nhiệt tình hỗ trợ chặn đường và đuổi những bà con hiếu kỳ. 

 

Những người "vô danh"


Tôi, Nguyễn Trí Dũng. Người không những có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án mà còn là thân nhân ruột thịt của bố tôi. Người mà lẽ ra phải có giấy mời triệu tập đến tòa án để tham dự và chứng thực những bằng chứng buộc tội khi cần thiết. Người lẽ ra không thể vắng mặt tại phiên tòa "công khai" này lại bị "bắt cóc" trong cuộc chặn bắt có thể xem là đầu tiên của ngày 24 tháng 9.

 

Clip công an bắt người


Chưa đầy 3 phút sau: 

 

Chiếc xe bắt tôi hụ còi lao đến phường như bay, hai người mặc thường phục thở phì phào ghì chặt tôi xuống ghế sau. Tôi bất chợt nghĩ đến bố tôi những ngày ông đã phải lên phường theo cùng một cách này suốt đầu năm 2008 đến khi ông bỏ đi Đà Lạt để chữa bệnh và bị bắt khẩn cấp ngày 19 tháng 4 năm 2008, đúng 9 ngày sau khi ngọn đuốc Bắc Kinh qua Sài Gòn. 

 


 

Tôi bước xuống xe thấy bốn bề là công an phường, dân phòng và những người mặc thường phục vô danh. Trong gió đã khét khói thuốc và cả sự chờ đợi của họ dành cho màu áo đen tôi từ bao giờ. Tôi đứng thẳng để họ được ngắm cho kỹ trước khi ông Trần Song Nam chỉ đạo hai người vô danh lôi tôi vào phòng "họp". Hai người vô danh đó tôi biết, vì đã mòn mặt ngồi trước cổng nhà tôi mỗi khi có bất kỳ nhà báo, tổ chức bảo vệ nhân quyền, quan chức chính trị ngoại quốc... đến Việt Nam và có khả năng gặp gỡ gia đình tôi. Mòn mặt đến nỗi tôi đã tự ý chuyển đổi chức năng của các anh thành cái chuông báo, mỗi khi thấy xuất hiện là chắc rằng có gì đó tôi cần phải biết. 

 

Hai người này vào ngồi đối diện và hỏi thăm tôi những câu hỏi vu vơ. Tôi trả lời câu hỏi bằng câu hỏi "tôi làm gì sai?" thì hai người này ngừng nói. Chỉ lấy điện thoại ra chụp hình tôi rồi cười khẩy. 

 

Tiếng điện đàm Motorola dắt trên túi áo vang vang cắt ngang cuộc nói chuyện không tên: "A2 báo cáo, có bảy người mặc đồ đen đi ra từ hướng Kỳ Đồng", một người vội lấy tay kéo volume của máy xuống. Nhưng tiếng một người tôi không thấy mặt đứng ngoài song sắt trả lời vọng lại đã cho tôi nốt phần còn lại của đoạn hội thoại "Nhớ bắt ngay ở những chỗ chờ, cố gắng đừng kéo hàng rào..." Vội vã đi ra, nhưng hai người vô danh không quên phẩy tay gọi một dân phòng của phường ra chốt cánh cửa lại và bắt ghế ngồi trông "thằng tù" tôi. Để thỏa trí tò mò tôi gióng tai qua song sắt cửa sổ để nghe diễn biến cuộc vây bắt đang diễn ra qua tiếng điện đàm vang vang. Như đứa trẻ nấp sau cánh gà nghe lậu vở cải lương, tôi nghe được màu áo đen đã đổ về từ mọi hướng, rồi lần lượt mỗi người được mời về phường hoặc tống tiễn về nhà."Bảo nó lên phường hay về nhà"; "Bắt vì tội lấn chiếm lòng lề đường, cản trở giao thông"; "Bắt để kiểm tra hành chính"... một giọng nam đứng tuổi liến thoắng chỉ đạo qua điện đàm... 

 

Tám giờ hai mươi phút: 

 

Bất chợt trụ sở công an Phường 6 Quận 3 trở nên ồn ào, từ song sắt cửa sổ tôi thấy nhiều hơn một chiếc bán tải lao vào trong phường. Tôi nhác thấy mẹ tôi bị bốn người đàn ông thường phục kéo từ xe ra rồi bẻ tay xốc bổng lên. Bà phản kháng mãnh liệt vì họ đã bắt bà vô lý cớ, còn một người đứng tuổi mặc áo sơ mi trắng liên tục văng tục chỉ đạo những tay chân vô danh lao vào, người này lớn tiếng dọa "đánh chết m*" mẹ tôi và những người mặc áo đen đang kêu gào. Blogger Thục Vi, hai chị em cô Tạ Minh Tú và Tạ Khởi Phụng lần lượt bị lao vào giằng kéo, rồi cha Thanh của Dòng Chúa Cứu Thế tay đang bế con trai cô Tú bị hai cảnh sát giao thông áp tải vào trong sân của trụ sở. Tôi la hét chán rồi nín thở nhìn từng người bị lôi ngang qua sân. Mỗi người một phòng. Tiếng lầm rầm lắng lại. Cứ cách quãng lại có tiếng la hét hay đạp cửa khiến cho trí tưởng tượng của tôi phải nhảy múa... 

 

Mẹ có đau không? Các cô các chú có sao không?... 

 

Có một công an mặc sắc phục đầu đinh đi vào, vừa lấy vai áo lau mồ hôi ở cằm, anh này nhìn anh dân phòng đang ngồi canh "tù" mà rằng "Đ* M*, y như đánh trận". 

 

Chín giờ kém (từ phía sau song sắt): 

 

Điện thoại của phường đổ chuông liên hồi làm ông trung tá công an Vũ Văn Hiển phát cáu "sao không đứa nào nhấc máy". Tiếng một phụ nữ tôi không thấy mặt trả lời "có thằng cha nào đó cứ đòi gặp ông Nam, hỏi tại sao bắt người". Rồi như không cần suy nghĩ, ông Hiển nhấc máy lên vài giây rồi nói "ở đây không bắt ai hết" và cúp máy. (Sau này tình cờ một người bạn mới hỏi thăm tôi và nói cho tôi biết một người có nickname "anh năm anh bảy" dù đang phải đi làm nhưng đã gọi liên tục để yêu cầu thả người, tôi rất lấy làm cảm ơn mọi người đã quan tâm và có hành động kịp thời đến như vậy). 

 

Có lẽ công an phường rất tâm lý khi biết tôi buồn chán nên đã cho một công an phường không có bảng tên vào hỏi thăm tôi hai lần. Lần thứ nhất người này đem theo giấy bút quăng ra bàn nói"viết tường trình đi". Tôi hỏi "tường trình gì chú? tôi làm sai cái gì?" thì được chọc cười bằng câu trả lời sau "tại sao mày bị bắt lên đây thì ghi lại! Những người bắt mày không phải công an phường, tao không biết. Bây giờ công an phường hỏi mày thì mày trả lời". Tôi nói rõ "xe công an và công an khu vực đã hỗ trợ bắt tôi, tôi đang yêu cầu cho biết tại sao bị bắt. Giờ chú hỏi ngược lại vậy, tôi bó tay". Lặng im vài giây người này liền bỏ đi. Lúc quay lưng đi ra chú công an vô danh không quên bỏ lại vài câu "giờ không làm tường trình gì hết thì cứ ngồi, ngồi chán thì về". Rồi phẩy tay cho anh dân phòng chốt cửa và bưng cái ghế sắt chèn cửa lại. Lần thứ hai là lúc ông Hiển đứng ngoài song sắt cửa sổ ra lệnh "thu áo lập biên bản", vẫn người công an phường này lại vào bảo "mặc áo này là vi phạm, mày tự cởi áo ra", nhưng rồi vẫn không trả lời được là "mặc áo thun đen vi phạm chỗ nào" nên người này lại đi ra. Vẫn không quên thị uy người này nói "không cởi thì tiến hành cưỡng chế..." 

 

Chiếc áo đen "FREE" bị trấn lột


Hai giờ chiều: 

 

Nói là làm. Ông Vũ Văn Hiển cùng năm dân phòng và vài người mặc thường phục đã tiến đến trước cửa phòng "họp". Mẹ tôi bị giam ở phòng bên đã được thả ra và được yêu cầu về nhà ngay. Biết tôi còn ở bên trong nên bà đã lao sang và bị ông Hiển cùng vài dân phòng chặn lại. Ngay khi dân phòng mở chốt và kéo cái ghế sắt đang chèn cửa ra, một người mặc áo thun xanh lao vào giọng đe dọa "bây giờ anh nói nhỏ nhẹ mày tự cởi áo ra, không ai muốn phải làm theo cách khó hết". Tôi bảo "mặc áo thun có gì sai?" thì được trả lời "án đã tuyên rồi bây giờ mày mặc áo thun này là vi phạm pháp luật". Tôi thẳng thừng "muốn cưỡng chế thì anh cứ làm, tôi không làm gì sai tôi không phải tự cởi". Một dân phòng nhảy vào kéo áo tôi ra, lạ ở chỗ là người này vừa cởi áo tôi vừa nói "đúng rồi, mày tự cởi áo vậy có phải dễ không". Tôi đoán rằng họ ghi âm để ngụy tạo bằng chứng họ không cưỡng chế tôi nên tôi nói lớn "tôi không tự cởi". Lúc này ông Vũ Văn Hiển đang chặn mẹ tôi quay sang văng tục "mày có tin tao bẻ cổ chết m* mày không, tự do con c*t..." và thúc những người khác cũng xông vào cưỡng chế, lập tức khi áo đen bị kéo ra. Người mặc áo thun xanh nhảy vào ghì cổ tôi xuống để cưỡng chế tôi lần thứ hai. Cưỡng chế tôi mặc áo sơ mi của họ chuẩn bị sẵn. Thấy họ đánh vật mà không mặc được áo vào cho tôi, ông Hiển quát "kệ mẹ nó cởi trần đi về" và đó cũng là câu cuối cùng mà tôi được nghe trước khi rời trụ sở công an phường 6 quận 3 ngày 24 tháng 9 đầy kỷ niệm... 

 

cùng với mẹ Dương Thị Tân


Tôi và mẹ đi bộ về, bà cho tôi biết họ đã vội vã tuyên án bố tôi 12 năm tù và 5 năm quản chế trong sự phẫn nộ. Như vậy, sau một thời lượng tạm giam và điều tra dài kỷ lục, là một phiên xét xử ngắn kỷ lục, kết lại bằng một bản án cũng bất công kỷ lục. 

 

Luật sư đã cập nhật cho tôi và mẹ biết qua những dòng súc tích sau: 

 

- Không có đối đáp giữa luật sư và nhân chứng, càng không có đối đáp giữa nhân chứng và bị cáo. 

 

- Tất cả luật sư đều bị cắt ngang khi đang đọc bài bào chữa, bị cáo bị cắt lời khi đang nói. 

 

- Nhân chứng (thứ duy nhất được dùng để buộc tội) có mặt 3/10 người, và thẩm phán đã không thể trưng ra những giấy "xin vắng mặt" của các nhân chứng còn lại khi LS yêu cầu. 

 

- Bằng chứng "tuyên truyền" hay việc "gây tổn hại nghiêm trọng" đã không được trưng ra dù nhiều lần cả bố tôi và luật sư yêu cầu... 

 

- Phiên tòa năm tiếng rưỡi cho một bản án được tính toán là sẽ đẩy bố tôi đến ngưỡng "tuổi thọ trung bình của người Việt Nam" là 70 tuổi. 

 

Quá nhiều suy nghĩ trong đầu, thay vì tức giận tôi lặng im bước đi. Người dưng trên phố giờ như đã tìm lại được chút quan tâm, họ chỉ trỏ rồi nói cười. Tôi ở trần về nhà với mẹ trong lúc trời bắt đầu âm u cơn mưa chiều. 

 

 




 

 


 


 


 

 

 

 

 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link