NGƯỜI CỘNG SẢN CỘNG
SINH HAY KÝ SINH
Nguyễn Thu Trâm 8406
(Danlambao) - Họ đi lại bằng các loại xe hơi đắt tiền, mỗi
bữa tiệc tùng của họ có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, với những con cua
Hoàng Đế giá 10.000.000 đồng mỗi con, mỗi con tôm hùm giá 2.000.000 đồng
mỗi con, về lý thuyết đó là tiền ngân sách để tiếp khách, nhưng trên thực tế
tiền ngân sách cũng đến từ nguồn thuế thu từ trong dân, để vừa trả lương
thưởng, bổng lộc cho quan chức chính phủ để họ xây nhà mua xe và ăn nhậu nhưng
đối lại, lãnh đạo đảng và nhà nước có mang đến nguồn lợi ích nào cho dân chúng
theo quan hệ cộng sinh hay không?
*
Từ ngàn xưa, khi người phụ nữ còn bị xem là công dân hạng hai
trong xã hội, bởi quan niệm trọng nam, khinh nữ, người phụ nữ chưa được tham
gia vào các công việc như những đấng mày râu mà chỉ chủ yếu làm công việc nội
trợ và sinh đẻ, thì mối quan hệ trong gia đình cũng được mặc nhận là mối quan
hệ cộng sinh, vì dẫu công việc nội trợ là công việc không tên, và không hề tạo
ra của cải cho gia đình, nhưng người ta vẫn thừa nhận là quan trọng để ổn định
cuộc sống gia đình, nhất là vai trò của người phụ nữ trọng việc chăm sóc, nuôi
dạy con cái nên người, để đức “lang quân” yên tâm mà làm công việc ngoài xã
hội, do vậy mà sự đảm đang của người phụ nữ trong vai trò nội trợ không phải là
không quan trọng đối với sự thành đạt, sự thăng tiến của chồng. Người ta đã
nhìn nhận rằng: “Đằng sau sự thành đạt của người đàn ông, có bóng dáng của
người phụ nữ”.
Gia đình vốn được xem là một xã hội thu nhỏ, cho nên cũng tương
tự như mối quan hệ gia đình vậy, mối quan hệ xã hội, tức là mối quan hệ giữa
các quan chức trong chính phủ, là những người không trực tiếp tạo ra của cải
vật chất cho xã hội, dù không như những công nhân, nông dân những người trực tiếp
sản xuất ra của cải vật chật cho xã hội, cũng được mặc nhận là mối quan hệ cộng
sinh. Bởi dẫu không trực tiếp làm ra của cải vật chất như những nông dân, công
nhân lao động chân tay, nhưng các viên chức chính phủ, các nhân sự ở các cơ
quan hành chánh công quyền của nhà nước đóng một phần rất quan trọng trong việc
tạo sự ổn định xã hội bằng cách hoạch định và thực thi các chính sách đối nội,
đối ngoại, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, để những người lao động sản xuất
có được một môi trường làm việc tốt nhất để tạo ra của cải vật chất cho xã
hội.
|
Tuy nhiên, gần đây nhiều người đặt vấn đề xem xét lại mối quan
hệ trong xã hội cộng sản Việt Nam hiện nay là mối quan hệ gì, cộng sinh hay ký
sinh, bởi theo nhiều người thì hình thái xã hội Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi
từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi một thể chế chính trị mới, một nền cai trị
đất nước mới được áp đặt vào xã hội, thì những mối quan hệ xã hội cũng đã dần
thay đổi: Các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, các quan chức nhà
nước không còn duy trì mối quan hệ cộng sinh với xã hội, với tầng lớp lao động
nữa, mà họ đã trở thành những loài ký sinh, sống bám hoàn toàn vào xã hội, vào
nhân dân lao động.
Để xác nhận mối quan hệ mới trong xã hội Việt Nam đương đại,
cũng như nhận đinh mới của nhân dân đối với quan chức nhà nước như vậy, tưởng
cũng cần tìm hiểu thế nào là cộng sinh, thế nào là ký sinh.
Theo định nghĩa của các nhà sinh học thì cộng sinh là mối quan
hệ hỗ trợ cần thiết và chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài trong đó các loài đều có
lợi. Nghĩa là mỗi loài hay mỗi cá thể trong mối quan hệ này đều là đối tượng
hưởng lợi từ mối quan hệ này, không có loài nào gây hại cho bất cứ loài hay cá
thể nào trong quan hệ.
Còn ký sinh là sống bám, sống gửi vào những sinh vật khác và
chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Trong
quan hệ ký sinh thì vật chủ là những sinh vật, những cá thể bị ký sinh, tức là
bị ký sinh trùng chiếm sinh chất, vật chủ là đối tượng bị thiệt hại, vật ký
sinh là vật gây hai, ví dụ khi người bị nhiễm giun, sán ký sinh vào người hoặc
các động vật khác là vật chủ, không chỉ tồn tại bằng cách hút máu hay các chất
dinh dưỡng từ vật chủ mà còn gây hại cho vật chủ với nhiều loại tật bệnh nguy
hiểm có dẫn đến tử vong.
Trong quan hệ giữa giới lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt
Nam với quần chúng nhân dân lao động Việt Nam cũng có mối tương đồng về những
họa hại mà lãnh đạo đảng và nhà nước, là những người không làm ra của cải vật
chất, phải sống nhờ vào mồ hôi nước mắt của tầng lớp lao động trong xã hội, tạo
ra cho quần chúng nhân dân Việt Nam là tầng lớp đã nuôi sống họ bằng mồ hôi
nước mắt và có khi là cả sinh mạng của mình.
Những người lãnh đạo đất nước không chỉ sống nhờ vào nguồn lương
thực thực phẩm do nông dân, công nhân tạo ra, mà nhà cửa, xe cộ và những nhu
cầu xa xỉ khác của cuộc sống họ cũng được cung cấp từ nguồn thuế đánh vào từng
đầu công nhân và nông dân. Lãnh đạo đảng và nhà nước sống trong các biệt thự
sang trọng với đầy đủ trang thiết bị gia dụng cao cấp đắt tiền. Họ đi lại bằng
các loại xe hơi đắt tiền, mỗi bữa tiệc tùng của họ có thể lên đến hàng trăm
triệu đồng, với những con cua Hoàng Đế giá 10.000.000 đồng mỗi con, mỗi con tôm
hùm giá 2.000.000 đồng mỗi con, về lý thuyết đó là tiền ngân sách để tiếp
khách, nhưng trên thực tế tiền ngân sách cũng đến từ nguồn thuế thu từ trong
dân, để vừa trả lương thưởng, bổng lộc cho quan chức chính phủ để họ xây nhà
mua xe và ăn nhậu nhưng đối lại, lãnh đạo đảng và nhà nước có mang đến nguồn
lợi ích nào cho dân chúng theo quan hệ cộng sinh hay không?
Có thể nói rằng vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất ở miền bắc
Việt Nam từ năm 1953 đến năm 1956 là lần đầu tiên những kẻ sống nhờ sinh chất
của vật chủ mang họa hại đến cho vật chủ kể từ khi những người cộng sản lên nắm
chính quyền với có số 172.008 bị quy thành địa chủ phú nông, bị tịch thu hết
gia sản, với 15.000 người bị hành quyết tại chỗ, số còn lại bị giam hãm cho
chết đói, hoặc bị đầy đi lao động khổ khai ở các trại cải tạo và cũng đã chết ở
đó và gia đình vợ con của họ cũng tan nát do bị cô lập bị kỳ thị.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 với chính sách cải tạo công thương
nghiệp tư doanh, với chiêu bài đem lại công bằng xã hội thông qua việc tôn vinh
công nhân và nông dân, tiêu diệt tư sản, tiểu tư sản, hàng chục ngàn tư sản,
tiểu tư sản là chủ sở hữu các nhà máy, công ty, xí nghiệp hay các hiệu buôn ở
các đô thị miền Nam bị tập trung vào các trại cải tạo lao động để được đào tạo
thành những con người mới XHCN, kết quả là hàng ngàn người đã vĩnh viễn nằm lại
tại các trại cải tạo ở những vùng rừng núi bới bệnh tật, vì sương lam chướng
khí, vì đói khát và vì bị tra tấn nhục hình, bên cạnh những người bị hành quyết
trực tiếp vì bị kết tội bóc lột: Đây có thể xem là lần thứ hai lãnh đạo đảng và
nhà nước, những con người sống nhờ nguồn lương thực của nhân dân đã tàn sát
chính những người đã trực tiếp nuôi sống mình.
Chủ trương của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam là tôn vinh
giai cấp công nông là “thành phần nòng cốt của đảng tiên phong” nhưng
thực tế có như vậy không khi đảng và nhà nước liên tục trấn cướp đất đai, ruộng
vườn nhà cửa của nông dân để quy hoạch thành những khu đô thị cao cấp cho các
doanh gia ngoại quốc thuê mướn, hay biến thành những sân golf phục vụ những nhu
cầu vui chơi giải trí cho các quan chức nhà nước, những việc đó đã tạo ra một
thành phần mới trong xã hội là thành phần dân oan khiếu kiện vì mất cửa mất nhà
mất đất đai vườn ruộng, và đây là cái bẫy đưa họ vào vòng lao lý, tù đày vì
những phản kháng của họ trước hành vi cưỡng chiếm đất đai ruộng vườn của cơ
quan nhà nước thường bị kết tội “chống người thi hành công vụ”. Điển
hình nhất cho chính sách cưỡng chiếm đất đai và đàn áp nông dân là vụ việc ngày
05 tháng 01 năm 2012 khi hơn 100 công an, bộ đội được trang bị đầy đủ vũ khí
các loại đã tấn công cưỡng chế gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn để cướp đất, ao
đầm mà gia đình anh Vươn đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu để quai đê lấn biển suốt
nhiều năm qua. Và chỉ một ngày sau thì cả cơ ngơi của gia đình nông dân Đoàn
Văn Vươn chỉ còn lại một đóng gạch vụn, rồi 5 ngày sau đó, vào ngày 10 tháng 1,
bốn nông dân Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sinh (55
tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm
Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về
tội Chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại và cho áp dụng biện pháp
ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú. Lại một lần nữa nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam mang họa hại đến cho những người đã cung cấp cho họ nguồn “sinh
chất”.
Cũng trong thời gian gần đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam,
những con người sống nhờ nguồn thuế của mọi tầng lớp nhân dân đóng góp, lại mở
những phiên tòa xét xử nhân dân và con em của họ là những người yêu nước, những
người khẳng định chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của quốc gia, tức là những người
ý thức được rằng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” mà sát cánh cùng
chính quyền trong việc gìn giữ đất nước, với những mức án tù đày rất năng nề
khắc nghiệt, dù những người yêu nước chỉ thể hiện lòng yêu nước, phản đối sự
xâm lăng, cướp giết đồng bào của giặc ngoại xâm bằng những việc xuống đường
biểu tình một cách ôn hòa hay chỉ tọa kháng tại nhà. Đây, một lần nữa những kẻ
sống bám như loài đỉa, loài muỗi hút máu của vật chủ lại mang họa hại đến cho
vậy chủ bằng ngần ấy bản án tù đày và quản thúc!
Hơn bao giờ hết, những bản án gần đây mà nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam tuyên phạt những nhà hoạt động nhân quyền như Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn
Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương hay những nhà hoạt động xã hội như 17 thanh
niên Công Giáo hay bản án phi nhân mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dành cho
3 thành viên của Câu Lạc Bộ nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan
Thanh Hải vì đã có những bài viết trên trang Nhật Ký Cá Nhân về sự phẫn nộ của
bản thân trước những hành động “mãi quốc cầu vinh” của một số quan chức chính
phủ hay bản án mà đảng và nhà nước dành cho nhà báo Hoàng Khương vì đã viết
những bài báo phanh phui nạn mãi lộ của ngành cảnh sát giao thông... là những
hành vi phản trắc, bội bạc của những loài ký sinh trùng, sống nhờ vào sinh chất
của vật chủ mà còn quay lại tiết những độc tố để gây hại cho vật chủ.
Một nhà nước mà không phải của dân, không do dân, không vì dân
mà chỉ là những ký sinh trùng, chỉ là những loài sán lãi, đỉa, vắt, muỗi...
sống bám vào nhân dân rồi lại mang họa hại cho nhân dân nữa thì còn lý do gì
nữa để tồn tại?
Ngày 12 tháng 10 năm 2012
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment