Việt Nam: con hổ thành mèo sa lưới nợ nần
Việt-Long, RFA- theo Rob Cox, Newsweek.
2012-10-05
“Việt Nam cho thấy một trường hợp cổ điển của một nước nhỏ gặp được vận hội vĩ đại úp chụp lên mình. Những người cai trị hoặc không được chuẩn bị, hoặc kém khả năng điều hành để ứng phó với nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài ào ạt tuôn vào trong thập niên qua.” theo kinh tế gia Hoa Kỳ Ruchir Shama.
Hình
mẫu của sự điều hành sai lạc
Mở đầu bài báo đăng trên tờ Newsweek, tác giả Rob Cox viết:
Thống đốc Christine Gregoire phân phát khoai tây chiên tại môt tiệm Gà Chiên Kentucky ở thành phố Hồ Chí Minh, vào hôm cách nay gần đúng hai năm. Khoai tây chiên bằng sản phẩm trồng ở tiểu bang Washington nơi bà làm thống đốc. Tháp tùng bà thống đốc là đại diện 50 công ty Hoa Kỳ, đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư kinh doanh ở nước cựu thù.
Sự kiện quan trọng nhất trong lịch trình làm việc tại Việt Nam của bà Thống đốc Washington Christine Gregoire là lễ khánh thành Cảng nước sâu Thị Vải-Cái Mép ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Lúc đó mọi việc đều có vẻ đầy triển vọng. Nhưng nay, vụ đầu tư đó cũng như nhiều mối đầu tư khác vào Việt Nam đều “nhiễm” đầy những tai tiếng và nạn công quyền nhũng lạm. Điều đáng buồn: đó chẳng phải chuyện hiếm hoi ở Việt Nam.
Xứ sở này có vẻ đã đi đúng hướng để chiếm vị trí con hổ kinh tế châu Á, một mô thức nhỏ hơn của xứ láng giềng khổng lổ Trung Quốc ở phía bắc.
Việt Nam tự hào với một dân số trẻ đông đảo, một tỉ lệ cao những người biết chữ, dồi dào tài nguyên thiên nhiên, tự túc về nông nghiệp, với một dải duyên hải vươn dài tranh đua cùng các bờ biển California và Thái Lan, và một vị trí chiến lược trên con đường giao thương của Thái Bình Dương.
Nhưng ngược lại, ngày nay Việt Nam càng ngày càng giống như một trường hợp tuyệt vọng.- một trường hợp điển hình cho những quốc gia mới nổi, giống như Miến Điện, đã không khai thác được cơ hội mở mang một nền kinh tế.
Cảng nước sâu Cái Mép nằm ở cửa hai sông Thị Vải-Cái Mép thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu, khoảng 80 km từ thủ phủ kinh tế của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở trông đầy lạc quan, và là một đề án liên doanh giữa công ty Cảng Sài Gòn thuộc Tổ hợp chuyên chở đường biển VINALINES của Việt Nam với công ty chuyên chở đường biển SSA Marine của Seattle, thủ phủ tiểu bang Washington ở tây bắc nước Mỹ.
Sau 6 năm chuẩn bị của SSA, bến cảng 160 triệu đô la được Thống Đốc Gregoire khánh thành, hứa hẹn bổ khuyết chỗ thiếu kém lớn lao của hạ tầng cơ sở tại Việt Nam. Tuy nhiên dự án gặp ngay hai lần “xui xẻo” khá quen thuộc với các nhà đầu tư nước ngoài: kinh tế toàn cầu suy trầm đi đôi với nạn tham nhũng ở địa phương.
Vốn đầu tư phí phạm vào những
bin-đinh- idgvv.com.vn photo
Số lượng tàu container cặp bến của liên doanh SSA-Cảng Sài Gòn cũng như bến của hai liên doanh nước ngoài khác do VINALINES khai thác đã giảm mất một nửa trong quý 2, giữa cuộc chiến giá cả nổ ra với những công ty khai thác bến cảng đang phải phấn đấu mãnh liệt để giải quyết tình trạng ế bến, không có tàu hàng chiếu cố.
Và VINALINES ngập chìm dưới núi nợ nần và những vụ tai tiếng tham nhũng, dẫn tới vụ bắt giam truy tố 6 nhân viên lãnh đạo công ty. Cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng cũng bị bắt ở nước ngoài và giải giao về Việt Nam hồi tháng trước, sau cuộc truy lùng kéo dài 3 tháng của Interpol.
Tóm lại, Việt Nam đã từ vị trí được giới đầu tư toàn cầu ưa chuộng, nay trở thành “hình mẫu” cho trường hợp điều hành sai lạc. Quá nhiều tiền bạc đã chảy vào Việt Nam trong thập niên qua, nhất là sau khi xứ nàyđược gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới hồi tháng giêng 2007. Tổng trị giá các dự án đầu tư nước ngoài trong nâm ấy vượt qua tất cả những núi đô la đổ vào Indonesia, Philippines, Thái Lan và những nước khác trong vùng cộng lại, theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới.
Tệ hơn nữa, cả núi tiền đã chảy vào
những doanh nghiệp nhà nước vô hiệu như Vinalines, vì những lãnh đạo đảng Cộng sản
và nhóm lợi ích có “quan hệ tốt” với hệ thống bại hoại của đảng.
Bài báo của Rob Cox đăng trên tờ Newsweek viết tiếp: “những cơ sở Cộng Sản ọp ẹp của Việt Nam không thể thẩm nhập hết tất cả số tiền từ các quỹ đầu tư , dẫn đến trường hợp từng được nói đến trong sách vở kinh tế, mà các kinh tế gia gọi là “phân bổ nguồn vốn một cách sai lạc”.
“ Việt Nam cho thấy một trường hợp cổ điển của một nước nhỏ gặp được vận hội vĩ đại úp chụp lên mình” theo Ruchir Shama, tác giả quyền sách “Những quốc gia khởi phát” và là kinh tế trưởng của “Quỹ đầu tư vào cổ phiếu tại các thị trường mởi nổi”, thuộc công ty tài chính Morgan Stanley ở New York. Kinh tế gia Shama viết tiếp “Những người cai trị hoặc không được chuẩn bị hoặc kém khả năng điều hành để ứng phó với nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài ào ạt tuôn vào trong thập niên qua.”
Rót
vốn sai lầm, rút ruột doanh nghiệp
Đầu tiên, nguồn tiền được trút vào công tác xây dựng những công trình xem ra thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hữu ích, như Cảng Cái Mép, đường xá, những cây cầu bắc qua sông Hồng và sông Mekong, cùng những xa lộ- mà nhiều thứ không mấy được tu bổ sau khi người Mỹ ra đi vào năm 1973. Rồi thì nguồn vốn nước ngoài kia bắt đầu chảy sang những chung cư mới, cả những căn hộ sang trọng, để rồi nhiều bin-đinh như vậy, nhất là quanh thành phố Hồ Chí Minh, đứng trơ trơ, bỏ trống vì không có người thuê mua, hoặc bỏ dở dang không hoàn tất.
Nông dân Việt Nam-
leavefreedom.blogspot.com photo
Xong lại đến lượt những “khu công
nghiệp” để chứa tất cả những nhà sản xuất nước ngoài, kiến trúc ở ven thành
phố, chiếm chỗ những ruộng lúa và vườn tược của nông dân, buộc họ phải di dời.
Trên thực tế, chỉ riêng một tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có 20 khu
công nghiệp như vậy, chiếm 3 ngàn 645 hectares đất canh tác. Thế nhưng đến
tháng 7 năm nay chỉ có 810 hectares trong diện tích đó cho thuê được, theo tin chính
thức của Việt Nam.
Sự đầu tư quá lố này tự nó đã là cơn bội thực khó chịu cho chính sách sử dụng đầu tư. Nhưng khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây sứt mẻ cho nền thương mại thế giới và làm chậm nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ 2008, các ngân hàng Việt Nam, bị chính phủ “thúc dáo” mạnh vào lưng, đã vào cuộc để giữ cho luồng vốn lưu thông. Theo tính toán của công ty tài chính HSBC, tiền cho vay đã tăng gấp bốn lần trong 6 năm qua. Tệ hơn nữa, cả núi tiền đã chảy vào những doanh nghiệp nhà nước vô hiệu như Vinalines, vì những lãnh đạo đảng Cộng sản và nhóm lợi ích có “quan hệ tốt” với hệ thống bại hoại của đảng.
100 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất của Việt Nam nay ngập nợ tới khoảng 50 tỉ đô la, tính ra là hơn 1/3 GDP toàn quốc, theo tính toán của Reuters. Chỉ một số trong những tập đoàn này sụp đổ là sẽ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ngân hàng vô cùng to lớn, mà sự sụp đổ như vậy xem ra chẳng xa xôi gì mấy.
Vụ bắt giữ một trong những người doanh gia giàu nhất nước, Nguyễn Đức Kiên, càng phơi bày rõ hơn hệ thống tài chính lung lay của Việt Nam. (Ông) Kiên bị bắt vì cáo buộc lừa đảo, làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, khởi nguồn từ những nỗ lực của ông nhằm chống đỡ cho Ngân hàng Thương mại châu Á, hay ACB, do ông gây dựng. Tin tức khiến nhiều khách hàng ký thác xếp hàng rút tiền khỏi ngân hàng, làm giá chứng khoán lao xuống dốc, gây tăng vọt giá vàng, là món để dành truyền thống của người Việt Nam.
Những khó khăn nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam không thể nào chỉ nằm trong ACB, mà mối quan hệ của người sáng lập Nguyễn Đức Kiên với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây nên tin đồn là đảng Cộng sản đang tăng gấp đôi nỗ lực diệt trừ tham nhũng trong chính phủ. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nguyễn Văn Bình làm cả nước giật nảy mình vào hồi tháng 7 khi cảnh báo rằng nợ xấu đã lên tới 9% tổng nợ- trái ngược hẳn với dữ liệu chính thức mới mấy tháng trước nói rằng tỉ lệ đó chỉ có 4%. Đã vậy, giới ngân hàng nước ngoài cho biết con số trên thực tế rất có thể cao hơn.
Một khoảng chợ trái cây bán rong-
namvietnews.wordpress.com photo
Vì vậy ngân hàng cần được châm vốn.
Uỷ ban kinh tế Quốc hội hôm mùng 4 tháng 9 cách nay 1 tháng đã ước lượng 12 tỉ
đô la vốn có thể giúp ích- nhưng đó mới chỉ là bước đầu. Với dự trữ ngoại tệ
chỉ khoảng 14 tỉ đô la , theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, việc này không phải dễ dàng.
Chính phủ có thể in tiền, nhưng làm như vậy chỉ giết đồng bạc Việt Nam, đổ dầu vào
lửa lạm phát, là mối hoạ mà chính quyền đã nỗ lực nhiều cách kềm chế được.
Một phương cách khác để cải tiến tình hình là thu hút vốn nước ngoài trở lại Việt Nam. Nhưng những nhà đầu tư nước ngoài từng tỏ ra nồng nhiệt nay đã phải e dè sau khi đã bị “trúng thương”.
Việt Nam chỉ sử dụng được mỗi một món nợ quốc tế trong năm nay – món vay 250 triệu đô la cho VietinBank. Việc này xảy ra hồi tháng 5 trước khi mọi việc trở nên tệ hại như trong lúc này; tuy vậy Vietinbank cũng chỉ có được một nửa số tiền họ mong muốn dù phải trả 8% lãi suất. Đó là cố gắng đầu tiên để kiếm vốn sau khi VINASHIN bị trễ hạn trả món nợ 600 triệu đô la.
Tất cả sự kiện này có thể được biện hộ là do những nguyên tắc kinh tế căn bản thiếu vững chắc gây nên. Tuy nhiên giới đầu tư nước ngoài nay cũng tỏ ra dè dặt khó đặt niềm tin vào chính phủ Việt Nam. Một ví dụ là trong vụ phá sản của VINASHIN, Hà Nội đã không trả nợ đàng hoàng cho món nợ của một công ty rõ rành rành là công ty Nhà nước, khiến các chủ nợ phải khởi kiện, trong số đó có công ty đầu tư Quỹ đối xung Elliot Associates ở New York.
Nhu
cầu pháp trị
Và nếu đó chỉ là lời than phiền khó chịu của một công ty Hoa Kỳ, thì cũng còn nhiều tình huống khác gây nên sự nghi ngại về tinh thần pháp trị của Việt Nam. Có lần Công ty Dệt may quốc tế ITG của Mỹ phải tranh đấu gay go với đối tác phía Việt Nam là công ty sản xuất sợi dệt Phong Phú về một mối đầu tư liên doanh ở Đà Nẵng cách nay đã 6 năm. Phong Phú là công ty con của Tập đoàn Dệt may Việt Nam VINATEX. Vụ tranh chấp về những cam kết tài chính đáng lẽ phải được phân xử theo thể thức trọng tài tại Singapore, nhưng phía chính phủ Việt Nam thân thiết với VINATEX đã gây áp lực với toà án Việt Nam để toà này phán xử một số vấn đề giữa hai công ty. Hành động như vậy của toà án Việt Nam đã đi ngược lại thoả hiệp giữa hai đối tác về việc đưa những tranh chấp ra cơ quan trọng tài tại Singapore, không phải toà án Việt Nam.
Đã thiếu nguồn tài chính lại bị các nhà đầu tư quốc tế gần như tẩy chay, Việt Nam chẳng còn gì nhiều để lựa chọn. Không thể loại bỏ biện pháp sử dụng một “gói cứu trợ” về tài chính. Nhưng dù Trung Quốc có vốn, khó lòng nghĩ tới việc Việt Nam phải giao nạp dù chỉ một tí ti chủ quyền nào đó cho kẻ thù truyền kiếp.
Cải tổ sâu rộng, thi hành pháp trị:
cả hai điểu kiện này sẽ gây bực dọc cho tầng lớp cầm quyền cao sang, mà những chiếc
Porsches và Bentleys của họ thường sóng đôi với những chiếc xích lô đạp trên
đường phố Hà Nội cổ.
Vậy còn Hoa Kỳ? Hoa Kỳ thì giàu có và đang cần ve vãn các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam để kết làm một khối chống lại cường quyền khu vực là Trung Quốc; nhưng người Mỹ cũng có những vấn đề tài chính của họ.
Dù vậy Washington vẫn có thể dễ dàng gom góp một gói cứu trợ tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dành cho Việt Nam. Việc này còn có thể giúp tàu hải quân Mỹ trở lại những hải cảng như cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Khu phố cổ Hà Nội -
thedailybeast.com
Tác giả Rob Cox kết luận: Bằng cách
nào thì cái “cơn mộng tan rồi” tại Việt Nam ngày nay cũng khiến những khoản
tiền đến với Việt Nam phải đi kèm những điều kiện ràng buộc. Công cuộc cải tổ
sâu rộng kể cả việc tư hữu hoá các doanh nghiệp què lê kéo dệt của nhà nước
Việt Nam, đi đôi với cung cách hành xử gắn bó với tinh thần pháp trị, là những
điểu kiện phải đòi hỏi.
Cả hai điểu kiện này sẽ gây bực dọc cho tầng lớp cầm quyền cao sang, mà những chiếc Porsches và Bentleys của họ thường sóng đôi với những chiếc xích lô đạp trên những đường phố đầy trở ngại của khu Hà Nội cổ.
Những người Việt Nam kiêu hãnh sẽ không muốn nhường lại nhiều ảnh hưởng, nếu không phải là không nhường lại chút nào, cho IMF. Nhưng nếu họ có thể tìm được cách thay đổi một cách thận trọng cho mọi việc sáng sủa hơn, thì họ lại còn nêu được một tấm gương sáng cho Miến Điện và những nền
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment