Saturday, November 24, 2012

CXN_Một lý thuyết tầm thường của một người rất tầm thường

CXN_112412_1954_Một lý thuyết tầm thường của một người rất tầm thường
  • Xin pho bien rong rai



Hình ảnh của người Sài gòn chào mừng đoàn quân Giải phóng theo Thạc sĩ Đào Tiến Thi đây…http://huynhngocchenh.blogspot.com.au/2012/11/phai-can-am-noi-loi-cam-on-nuoc-my.html?m=1

Thạc sỹ Đào Tiến Thi còn tuyên bố như thế này..”2. Sự thật nêu ở (1) không bác lại một sự thật khác như Nguyen Thuy nêu:
Có một bộ phận chạy trốn CS. Sự chạy trốn ấy có thể từ rất nhiều lý do: thù ghét CS, sợ CS trả thù, sợ nghèo đói,…” hết.

Người miền Nam không bao giờ bị tuyên truyền (full stop).
 
CP VNCH không bao giờ tìm cách tuyên truyền dân miền Nam vì CP miền Nam biết đó là một hành động vô vọng khi có tự do báo chí ở miền Nam.
 
Chính vì vậy tôi không thù ghét CS nhưng tôi thù ghét những thằng bất tài làm 90 triệu dân của tôi khổ.

Hai điều còn lại mà Thạc sỹ “đỉnh cao trí tuệ” phán là đúng rồi, đó là sự lo sợ CS trả thù và sợ nghèo đói, both of them are now fully justified (hai điều này được minh chứng rõ ràng ngày hôm nay).
 
Có người dân nào quyết không theo QLVNCH mà ở lại chờ 2 người anh của Đào Tiến Thi vào giải phóng hay không ???
 
 Hỏi kỹ lại xem Thạc sỹ nhé.
 
 Có lẽ Thạc sỹ bị 50 comments ném đá ngay vào mặt thì bây giờ mới vỡ lẽ là sự lừa bịp là thế nào.
 
Những thước phim là dàn dựng, là tò mò chứ làm gì có chuyện welcome quân giải phóng, rõ là ngụy biện của Cộng sản.

———————————-

Châu Xuân Nguyễn

Cái lý thuyết đó là một người có học thức, kinh nghiệm, kiến thức, minh bạch, trung thực đứng ở cương vị quản lý hành chánh thì chắc chắn rằng người dân sẽ ấm no, phát triển đến tận sức lực của người dân (develope to the people’s full potential).
 
Ngược lại, một đất nước để những người học thức kém, không kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn, bưng bít, dối trá đứng ở cương vị quản lý hành chánh thì đất nước đó sẽ suy sụp hay đói khổ.
—-
Hãy nhìn vào bài viết dưới và trận đói 1958 – 1962 của Trung Cộng (thời điểm này là miền Nam thịnh vượng dưới thời TT Ngô Đình Diệm).
 
Tại sao có nạn đói ????
 
Vi Mao là một thằng thất học, hắn có những “sáng kiến” tối mò như lấy tất cả lúa gạo thu được trong dân và bỏ người dân chết đói (ngày nay với internet, kỹ thuật xây xát gạo, bảo quản, chứa đựng, vận chuyển, kho bãi thì khó có chuyện này xảy ra).
 
 Mao có quá nhiều quyền lực để làm chuyện quyết định thu tất cả lúa gạo của người dân, một điều mà những TT thời đại này không làm được vì sẽ có phản kháng của dân, QH, BT mà thời Mao thì bưng bít thông tin, chỉ vài người thấy sự sai trái và lên tiếng chống đối thì bị thủ tiêu với chiêu bài chống cách mạng.
 
Đó là hậu quả của cuộc cách mạng đại nhảy vọt nhưng có hiệu ứng trái ngược vi dốt nát mà quản lý hành chánh 700 triệu miệng ăn.

-
Chưa hết, Mao có một “sáng kiến” nữa là lấy hết những vật dụng bằng sắt nung chảy để làm sắt cho công nghệ.

Ngày nay, ai có học qua đại học đều biết có một cách dể hơn để lấy sắt đó là nhập khẩu quặng từ Úc rồi dùng than đá (coking coal) nung chảy thành sắt rẻ hơn, tiện hơn và với một số lượng hàng triệu tấn hàng năm.
 
Nhưng với sự ngu dốt (thời 1962 là thời ông Diệm, thời đó Nhật đã nhập cảng hàng chục triệu tấn than và quặng sắt (iron ore) của Úc rồi) của Mao thì cách lấy cây cuốc nung chảy là cách tốt nhất.
 
Đó là sự ngu dốt làm trì trệ phát triển của dân China.

Rồi chuyện Mao ra lệnh bắt giết chim sẽ sẽ để trừ nạn mất mùa, nhưng hậu quả là chuột sanh sản và ăn hết mùa màng.
 
 Đó là những ý kiến ngu xuẩn, ngông cuồng của Mao khi một tay một mình quản lý nước Tàu (cũng như CSVN đưa ra “sáng kiến” đường
bê-tong để giải quyết nạn dư thừa xi-măng tại đây..)



CXN_110812_1920_Một giải pháp trong Phiên họp CP thường kỳ tháng 10 sẽ phục hồi kinh tế, lạm phát thấp, tăng trưởng>10%

Vậy mà ngày nay, Đại Hội 18 vẫn tôn sùng Mạo và chế độ ngụy quyền CS phản động vẫn theo đó mà tôn sùng đàn anh Mao ????
——–
Đến nạn đói Ất Dậu 1944-1945 đất nước đang bị quản lý bởi Nhật và họ bắt người nông dân bộ trồng lúa mà chỉ được trồng đai.


Vậy nạn đói này do “lack of Planning”  (thiếu quy hoạch trồng lúa),
——-
Quay về hiện tại, ngụy quyền CS phản động không những không có kiến thức căn bản để tránh né nạn chết chùm vì không phá sản DN được hiện nay (do không hoàn tất nợ phải thu)

CXN_112312_1951_Không được phá sản nếu còn nợ phải thu: Càng ngày càng bế tắc cho 600 ngàn DN


Điều đau đớn là trong suốt mấy năm qua, hệ thống hành chính, chính trị của DCS cũng không ai nhìn thấy điều này, hay nhìn thấy nhưng không ai dám đề nghị vì bị không chế bởi những thủ trưởng độc tài. Một điều thật là sai quấy với hệ thống hành chính và chính trị hiện nay nếu không ai nhìn thấy điểm thiếu sót ấy.
 
Vậy mà hàng trăm, hàng ngàn viên chức du học, tại chức hay tu sinh nhưng vẫn không nhìn thấy hiện trạng nầy ít nhất 2 năm nay, khi nghị định 11 bắt đầu.
-
Cả một dân tộc 90 triệu người phải chịu cảnh chết chùm cả lũ vì một DN không thể nào phá sản (vì một ý tưởng rất lạc hậu khi Trần Văn Giá tự hào là người có “sáng kiến” lập ra luật Doanh Nghiệp).
 
Hãy tưởng tượng bây giờ bắt đầu cho phá sản 1 Cty tư nhân thì rối loạn chính trị sẽ như thế nào ????
 
Còn nếu để y trạng thì chừng 3 hay 6 tháng nữa thì sẽ không còn DN nào hoạt động được nữa chứ đừng nói đến hoạt động hữu hiệu.

-
Một quy luật rất quan trọng trong vận hanh hành chánh, kinh tế, chính trị (Public Administration) là khi phát hiện có vấn đề, như nợ xấu …>… 3% thì phải giải quyết, kiềm chế để chúng không làm unstable (rung rinh) hệ thống NH và từ đó có nguy cơ suy sụp cả hệ thống.

Rõ ràng là bọn 3D và DCS đều không nhìn thấy nguy cơ nợ xấu NH cũng như tổng dư nợ mà tập đoàn và DNNN mỗi ngày mỗi cao.

Câu kết luận cuối cùng là bao giờ 90 triệu dân VN có được một sự chọn lựa những nhà quản lý kinh tế, hành chánh, chính trị với khoa bảng, đầy đủ kiến thức, đầy đủ kinh nghiệm để đối mặt với những biến có nếu có (khi có kiến thức, tầm nhìn thì dự báo đã tiên đoán được gần hết tất cả những bất ngờ ngày hôm nay như sụp đổ BDS, nợ xấu NH, tổng dư nợ tăng cao hàng triệu tỉ của Tập đoàn và DNNN), minh bạch, trung thực một lòng phục vụ đời sống của nhân dân để những tài năng của từng người dân được tận dụng trong mưu cầu sinh nhai của họ.
 
Chỉ bao giờ ngày đó đến thì người đàn VN mới hy vọng, mới suy nghĩ đến việc sánh vai cũng thế giới, còn nếu không thì sẽ ngày càng tụt hậu như thời Mao, thời DCS VN…

Melbourne
25.11.2012
Châu Xuân Nguyễn

CXN_090612_1757_Quay ngược kim đồng hồ, nếu Vinashin phá sản hoàn toàn ngày 30.06.2010 thì kinh tế ngày nay có bế tắc như thế này hay không ????

CXN_090612_1759_Nếu ngày hôm nay không phá sản nhà băng thì 2 hay 3 năm nữa sẽ ra sao ???

CXN_090612_1758_Quay ngược kim đồng hồ, nếu NH đầu tiên với nợ xấu cao nhất phá sản hoàn toàn tháng 2.2011 thì kinh tế ngày nay có bế tắc như thế này hay không ????.

Một comment của bạn đọc:

CâyTre
Đăng ngày 2012/11/24 lúc 22:46
Như vậy có thể nói :Nạn đói 1958-1962 vì Mao Trạch Đông…!
Trích : “nạn đói vĩ đại của Mao.”Năm mươi năm sau nạn đói, đảng CSTQ có được đàn em CSVN theo đuổi mô hình chính trị, từ chính sách cải cách ruộng đất đến chính sách “Ngụy Tư Bản,” với thủ đoạn chiếm đất, đánh dân. “(hết trích)
Quả thực trước đó nạn đói năm Ất Dậu 1944-1945 xảy ra tại miền Bắc một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này !Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương “À la barre de l’Indochine” – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu, là điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.(http://vi.wikipedia.org/wiki/Nạn_đói_năm_Ất_Dậu,_1944-1945 )

Như vậy thì đủ hiểu Tại sao ngày nay Đảng Ta lại “copy” giống bọn Láng Giềng Khốn Nạn một cách thảm hại như thế?

Không lẽ là Ý Trời cho bọn Con Hoang Xuống Hố Cả Nút Vẹm Ngu này chăng ?

Hãy Kiên nhẫn chờ xem….!




—————
50 năm ‘Nạn Ðói Vĩ Ðại’ của Mao Trạch Ðông

50 năm ‘Nạn Ðói Vĩ Ðại’ của Mao Trạch Ðông



Friday, November 23, 2012 2:59:28 PM
Nhân đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc

Việt Nguyên

LTS: Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa… do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.

***

Ý dân là ý Trời. Trời cho Tổng Thống Barack Obama thêm bốn năm nữa như lời xin của ông với cử tri Mỹ để hoàn thành những chương trình của ông đã hứa mà chưa thực hiện được và giấc mơ của dân Mỹ “hy vọng và thay đổi” vào bốn năm trước vẫn còn nguyên vẹn.

Tổng Thống Barack Obama thắng cử là vì ông thuộc sách “Làm sao để thắng cử” của Quintus Cicero hơn là Thống Ðốc Mitt Romney. Năm 64 trước Tây Lịch, sử gia Cicero đã viết sách để dạy các ứng cử viên tranh cử ở Hy Lạp, nước có nền dân chủ đầu tiên trên thế giới. Ông Cicero dạy: Chính trị gia phải nói láo để được lòng cử tri hay là hứa hẹn nhiều hơn là có thể thực hiện “Nếu chính trị gia chỉ hứa những điều có thể giữ thì ông ta sẽ không có nhiều bạn bè!” Các chính trị gia phải có được một đám đông gồm những người đúng lúc đúng thời. “Ðiều quan trọng nhất là phải cho dân chúng hy vọng: người dân luôn luôn muốn tin vào một người, tin tưởng đó đưa đến hy vọng đời sống của họ sẽ tốt đẹp hơn” hay nói cách khác là “hứa bất cứ những gì mà ông ta thích hứa để được đắc cử.”

Lời dạy chót này của ông Cicero không cần thiết cho đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) lần thứ 18, một đảng không cần dân bầu. Ðại hội đảng Cộng Sản như đại hội của đảng cướp Mafia, đóng cửa chia của đã cướp được của dân. Ðại hội đảng CSTQ lần này chính thức họp để tôn Hoàng Ðế Tập Cận Bình lên ngôi nắm tất cả các chức vụ then chốt, tổng bí thư đảng, chủ tịch nhà nước và chủ tịch quân ủy trung ương, một người sẽ có uy quyền tuyệt đối trong lịch sử cận đại. Ðại hội đảng CSTQ xảy ra trong thời kỳ Trung Hoa được xem là có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì sau Hoa Kỳ, quyền lợi tập trung trong chín ủy viên trung ương Ðảng và giàu nghèo phân biệt ở Trung Hoa đang ở mức cao nhất với tỷ phú và triệu phú cán bộ đảng chuyển tiền sang ngoại quốc, nhiều nhất là Hoa Kỳ và Úc, trong khi dân Trung Hoa đang tự hỏ, “Chừng nào chúng tôi mới ăn được thực phẩm không bị chất độc, ngủ trong chung cư đến sáng vẫn thấy còn sống và chung cư chưa sập, đi trên xa lộ được an toàn không gẫy đổ vì xây dối trá và mỗi ngày có một không khí trong lành để thở?”

Những câu hỏi của dân Trung Hoa không có gì mới trong 50 năm qua từ ngày cải cách ruộng đất và năm 2012 là 50 năm kỷ niệm “Nạn Ðói Vĩ Ðại” của Mao Trạch Ðông.

Kỷ niệm đúng vào năm đại hội đảng CSTQ lần thứ 18.

“Nạn Ðói Vĩ Ðại”

Tân Dương thuộc tỉnh Hoa Nam hiện nay nổi tiếng là làng bệnh AIDS, tỷ lệ tội ác cao, cán bộ đánh đập dân, cướp đất xem đất nước là của riêng như thời lãnh chúa. 50 năm từ ngày “Biến cố Tân Dương,” dư âm nạn đói vẫn còn, tai họa vẫn còn ảnh hưởng đến người dân. Ðảng CSTQ gây phong trào tinh thần quốc gia chống Nhật với các cuộc biểu tình rầm rộ nhắc lại cuộc “Cưỡng hiếp Nam Kinh” nhưng tội ác của Nhật không bằng tội ác của đảng CSTQ trong thời kỳ “Cải cách ruộng đất” với hơn 36 triệu người chết, với cán bộ cộng sản đánh đập dân, giết nông nhân, giết những người chống lại chính sách của đảng. Năm mươi năm sau, chính sách ấy vẫn còn được áp dụng. Chính sách cải cách ruộng đất của họ Mao, sau này được ông Hồ Chí Minh áp dụng ở Việt Nam, đã được nhà báo Yang Ji Sheng vạch trần qua cuốn sách 1,800 trang, năm 2008 “Mộ bia, nạn đói vĩ đại Trung Hoa 1958-1962.” Cuốn sách được hầu hết giới trí thức Bắc Kinh đọc, bị cấm ở Bắc Kinh chỉ được xuất bản ở Hồng Kông. Cuốn sách được ví như cuốn “Quần đảo ngục tù” của nhà văn Nga giải Nobel văn chương Aleksander Solzhenitsyn, cuốn sách đáng lẽ phải được giải văn chương thay vì giải trao cho nhà văn Mặc Ngôn năm nay, một nhà văn mang tiếng nịnh bợ chế độ.

Thành công lớn nhất của nhà văn họ Dương là ông đã dùng chính tư liệu đảng. Tài liệu đầy bi kịch. Trong một chương với 60 trang ông đã mô tả một làng Tân Dương với một phần tám người chết đói, dân chết bên đường, người còn sống trong gia đình phải ăn thịt cha mẹ, anh em, để sống sót.

Họ Dương gọi “Biến cố Tân Dương” là thảm họa chưa từng thấy trong lịch sử thế giới với hàng chục triệu người đã chết đói, người ăn thịt người, trong giai đoạn mà Trung Hoa không có chiến tranh hay nạn dịch và thời tiết mùa màng điều hòa. Tân Dương là “Quần đảo ngục tù” ở Trung Cộng khác với “Quần đảo ngục tù” Xô Viết của Stalin, người dân Tân Dương đã bị đầy đọa ngay chính trong làng của họ chứ không bị đày đi các trại tập trung học tập cải tạo.

Khác với nhà văn Solzhenitsyn chống đảng ngay từ đầu, họ Dương là nhà báo của cơ quan thông tin nhà nước Tân Hoa Xã, trung thành tuyệt đối mù quáng với đảng CSTQ cho đến khi biến cố Thiên An Môn 1989 đã làm ông thức tỉnh. Chứng kiến cảnh tàn sát sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn, nhà báo họ Dương “đã cảm thấy máu của các sinh viên trẻ tuổi đã rửa sạch tất cả những dối trá của đảng ra khỏi bộ não của tôi, những điều nói láo dối trá mà tôi đã chấp nhận trong nhiều thập niên.” Họ Dương tỉnh ngộ, viết lịch sử, phỏng vấn những người sống sót. Trận đói đã làm chính ông đau lòng vì ông đã chính mắt nhìn cha ông chết đói, lớn lên ông mới biết không phải chỉ cha ông mà còn hàng chục triệu người khác. Họ Dương đã hứa với linh hồn cha ông là ông sẽ dựng “tấm bia để đời” tưởng niệm cho cha và ông đã thực hiện bằng cuốn sách “Mộ bia: lịch sử thật của nạn đói vĩ đại ở Trung Hoa trong thập niên 1960.” Cuốn sách là tiếng kêu than thảm thiết của nạn nhân đảng CSTQ. Từ bí thư đảng quận cho đến Chủ tịch Mao, họ đã biết rõ những sự thật đã xảy ra, nhưng vì ôm chặt giáo điều Cộng Sản nên họ đã để hàng chục triệu người chết oan.

Nạn đói 1958-1962 xảy ra vì Mao Trạch Ðông. Họ Mao muốn phát triển kinh tế nhanh chóng, cưỡng bách Trung Hoa thành một xã hội chủ nghĩa không tưởng. Khi lên cầm quyền, Mao đã giết hàng triệu “kẻ thù tưởng tượng” của nhân dân và chủ nghĩa. Họ Mao lúc đầu chia đất cho nông dân nên được dân ủng hộ nhưng sau đó Mao Trạch Ðông đi “bước nhanh,” chính sách bị Phó chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ và Thủ tướng Chu Ân Lai phản đối. Năm 1951, Họ Lưu chống đối chính sách nông xã, ông gọi chính sách này là chính sách nguy hiểm, lầm lỗi và cuồng tín. Năm 1957, Mao phát động chiến dịch chống phe Hữu, quét sạch thành phần trí thức, theo đuổi chính sách nông xã, lấy lại ruộng đất từ nông dân, nông dân sản xuất, chính quyền thâu lúa gạo. Cảm tình của dân đối với Mao Trạch Ðông xuống dần với số lượng sản xuất lúa gạo. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi Nga phóng phi thuyền Sputnik lên không gian thì Mao bắt đầu chính sách “mùa gặt Sputnik.” Nông xã đầu tiên được thành lập ở Hoa Nam năm 1958. Cuối năm ấy cán bộ tỉnh, xã, quận bắt đầu phóng đại thành quả gặt hái, đưa ra những con số mầu nhiệm như là “mỗi mẫu đất ta sản xuất 1.000 kilô lúa” con số ba xạo đi ngược với lý trí và khoa học. Chính quyền mỗi xã quận thi đua “làm láo báo cáo hay” để đạt thành tích. Các cuộc thi đua tăng cao khi các đồng chí cao cấp như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai tin vào con số báo cáo. Các cán bộ địa phương thu tất cả lúa gạo của dân nộp lên chính quyền trung ương, cuối cùng dân quê không còn gạo ăn. Ở nông xã, các cán bộ bắt dân đến ăn ở những “bếp chung.” Nông dân phải đến ăn vì nhà nước có chương trình tăng gia sản xuất sắt thép, tịch thu tất cả sắt thép từ nhà bếp và cuốc, xẻng của dân để đúc lại thành sắt thép dâng lên chính quyền lập công. Dân dần dần thiếu cả gạo, thiếu cả bếp, nhà bếp xã là nơi quyết định “ai sống, ai chết.” “Công nhân viên nhà bếp kiểm soát khẩu phần, có quyền phân phối thực phẩm, ăn chặn thực phẩm từ miếng thịt dưới đáy nồi đến miếng rau nổi trên nồi canh.” Dĩ nhiên các công nhân viên nhà bếp là “con ông cháu cha” trong đảng.

Từ đầu năm 1959, dân bắt đầu chết nhiều. Các cán bộ còn lương tâm và trách nhiệm đòi hủy bỏ nông xã, chống đối mạnh nhất là lãnh tụ quân đội tướng Bành Ðức Hoài. Mao nổi giận trục xuất họ Bành ra khỏi đảng trong buổi họp ở Lữ Hán tháng 7 và tháng 8 năm 1959, gây ra biến cố đầu tiên và là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử CSTQ. Nhà báo Dương đã mô tả: “Trong hệ thống chính trị của CSTQ, những kẻ dưới bắt chước kẻ trên và cuộc đấu tranh quyền lực ở mức trên thể hiện lại ở mức dưới với mức độ cao hơn và tàn nhẫn hơn.” Mao kết tội Bành Ðức Hoài đi theo “bọn cơ hội chủ nghĩa cánh hữu.” Bọn cán bộ tay sai của Mao ở tỉnh muốn được thăng chức, lập công với Mao bằng cách áp dụng chính sách của Mao ở hàng địa phương. Cán bộ lập chiến dịch đi đến từng nhà đào đất để tìm lúa gạo giấu, gạo không tìm thấy vì tất cả lúa gạo đã nạp cho chính phủ nhưng cán bộ đổ tội cho dân nói láo, đánh đập, tra tấn và giết dân như bọn cướp đến nhà tìm vàng!

Tháng 10 năm 1959, nạn đói bắt đầu. Sách của nhà báo họ Dương đã tả nhiều cảnh tàn nhẫn. Cán bộ đánh chính cán bộ chi đảng bộ vì họ phản đối chính sách nông xã, họ bị nắm tóc kéo ra khỏi giường ngủ, giật tóc, đánh đá cho đến chết. 12,000 vụ tương tự đã xảy ra. Nhiều người bị đập bể sọ, một số bị treo cổ thiêu sống. Một số bị dẫn ra đấu tố, đứng giữa đám đông, bị thoi, đánh đập cả giờ cho đến chết. Xác chết nằm dọc hai bên cống rãnh, đường mương, người ngồi trên xe đò qua Tân Dương nhìn thấy nhưng không ai dám nói đến nạn đói. Một nhà báo của Tân Hoa Xã lúc ấy đã báo cáo: “Một phần ba dân trong vùng đã chết đói trong khi cán bộ đảng no nê bụng phệ.”

Kẻ sống sót phải ăn thịt người. Một bé gái sau khi cha mẹ chết, thiếu ăn, đã giết cậu em 4 tuổi để ăn thịt, cán bộ bắt nhốt cô, để vào tù cô bé còn có cơ hội sống sót nhờ đồ ăn thừa trong tù! Ngoài tù dân thiếu ăn, kho gạo không được mở ra phân phát vì cán bộ sợ bị trừng phạt có thể bị tử hình. Công an cấm dân rời làng, cảnh sát kiểm soát các trạm xe lửa. Xe buýt không chở dân, chỉ chở cán bộ đảng. Bưu điện bị kiểm soát, thơ không ra ngoài. Vùng quê Trung Hoa thành “quần đảo ngục tù,” dân chỉ còn cách ở nhà đợi chết.

Năm 1960, “biến cố Tân Dương” đến tai Mao Trạch Ðông, với phản ứng hốt hoảng, họ Mao đổ tội cho giai cấp địa chủ đã cướp lại đất và phá hoại cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Ban điều tra đảng gởi xuống tỉnh đổ tội cho cán bộ địa phương không theo đúng lịnh đảng bộ Trung Ương. Hàng ngàn người bị giết và bị trừng phạt. Bọn cán bộ địa phương sợ bị trừng phạt nên đàn áp nông dân. Nạn đói lan tràn đến các tỉnh khác, cuối cùng lan khắp nước.

Trong thời kỳ ấy các công trình kinh đào, đập nước gây thêm nạn đói. Nông dân thay vì trồng trọt lại phải đi thủy lợi, đào kinh, xây đập. Kinh đào về sau bị nước cuốn trôi và dân chết đói cạnh những con kinh.

Nhà báo họ Dương kết tội đảng CSTQ, không chỉ họ Mao mà còn cả Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ. Thời kỳ quân chủ chuyên chế phong kiến, vua chúa Trung Hoa dùng thuyết Khổng Tử sai lầm “Quân quân, thần thần” để cai trị, thời Mao lãnh tụ cộng sản dùng chủ thuyết Marx Lenin cai trị dân, lãnh tụ đảng được xem là thánh, hình tượng Mao được tôn thờ trước khi chết, chết rồi thì xác để vào lăng. Hệ thống chính trị độc đảng Cộng Sản đã để lãnh tụ như Mao Trạch Ðông toàn quyền, độc quyền cai trị. Sử gia Hòa Lan Frank Dikotter viết sách “Nạn đói vĩ đại của Mao” đổ tội cho Mao, giống như các sách của Jung Chang và Jon Holliday, ông sắp Mao Trạch Ðông vào hàng ngũ những con quỷ của thế kỷ thứ 20 như Hitler, Stalin hay Pol Pot. Giáo Sư Dikotter cho con số cao hơn con số của nhà báo họ Dương: 45 triệu người chết.

“Bước nhảy vọt” của Mao đã đưa đến “nạn đói vĩ đại của Mao.” Hệ thống chính trị tai họa nhất của nhân loại không đổi bản chất trong đầu thế kỷ thứ 21. Chế độ được nhà văn Lưu Hiểu Ba, giải Nobel hòa bình 2011, ví với chế độ Ðức Quốc Xã. Ngày đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 18 với Hoàng Ðế Tập Cận Bình, ông thần Mao vẫn còn nằm trong lòng kính. Năm mươi năm sau nạn đói, đảng CSTQ có được đàn em CSVN theo đuổi mô hình chính trị, từ chính sách cải cách ruộng đất đến chính sách “Ngụy Tư Bản,” với thủ đoạn chiếm đất, đánh dân.

CSTQ có Thủ tướng Ôn Gia Bảo “ngụy quân tử,” sau khi hăm dọa thưa báo New York Times loan tin thất thiệt, lại yêu cầu điều tra tài sản gia đình từ mẹ ông đến các con. CSVN có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng cả gia đình nhưng mặt trơ hơn Ôn Gia Bảo.

Hoa Kỳ vẫn nuôi hy vọng “cải tổ hệ thống chính trị” cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nhưng rõ ràng cải tổ theo kiểu Cộng Sản không phải là giải pháp.

 


Santa Ana Cấm Cửa CSVN


 

Santa Ana Cấm Cửa CSVN

 

 Vi Anh

 

Trong một phiên họp khoáng đại, trước một cử toạ trên dưới 300 người gốc Viêt, gốc Mễ, vào chiều Thứ Hai 19-11-2012, Hội Đồng Thành Phố Santa Ana biểu quyết với đa số 100%, 7 phiếu trên tổng số 7 nghị viên và thị trưởng do dân bầu, đồng thuận tuyệt đối thông qua một nghị quyết rất quan trọng và nhiều ý nghĩa trên phương diện pháp lý, chánh trị; đó là cấm cửa Cộng sản Việt Nam vào thành phố Santa Ana.

Đứng trên phương diện thực tế, Nghị Quyết này thực sự ngăn cản không cho các viên chức, phái đoàn của Đảng Nhà Nước CSVN đi ngang, đi trong phạm vi thành phố Santa Ana. Và thành phố cũng không chấp nhận mọi tiếp đón các viên chức CSVN trong phạm vi thành phố. Nội dung Nghi Quyết qui định buộc các viên chức và phái đoàn CSVN phải thông báo trước với thành phố Santa Ana trước khi họ được vào khu vực thành phố, để thành phố có thể thông báo với cộng đồng người gốc Việt và để bảo vệ an ninh cho mọi người. Nếu thành phố Santa Ana có bất cứ phí tổn nào trong việc phái đoàn Cộng sản Việt Nam đến, thì cá nhân hay cơ quan tổ chức tiếp đón phải chịu trách nhiệm đài thọ mọi chi phí phát sinh do việc bảo vệ an ninh cho phái đoàn và cho dân chúng biểu tình chống đối.

Đứng trên phương diện pháp lý, đây là một kỹ thuật pháp lý rất khôn khéo, khiến CSVN cứng họng, không thể lợi dụng các hiệp ước bang giao và giao thương giữa Washington và Hà nội để kháng biện. Đại sứ của CSVN Nguyễn bá Hùng từ Washington DC có gởi văn thư phản đối dự thảo Nghị Quyết nhưng bị bác bỏ, không cần trả lời.

Vỉ đây là chuyện của thành phố là chánh quyền tự trị, chuyện bảo vệ an ninh, an toàn, cuộc sống an bình của cư dân Mỹ- là chuyện nội bộ của Mỹ - không thể, không bao giờ là chuyện cò thể thương lượng, ngoại quốc không có quyền xía vào.

Như thành phố Westminster, Thị Trưởng Frank Fry nay đã quá cố, từng vứt văn thư khiếu nại của Tổng Lãnh Sự CSVN vào sọt rác và nói đây là đất Mỹ, chuyện của công dân và chánh quyền Mỹ, CS không có quyền xía vào khi Tổng Lãnh sự CSVN từ San Francisco gới văn thư đến Westminster ngăn cản dự án xây dựng Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ với quốc kỳ Hoa kỳ và Việt Nam Cộng Hoà vĩnh cửu phất phới tung bay.

Kỹ thuật pháp lý khôn khéo này đã được áp dụng tại hai thành phố Garden Grove, thành phố có đông người Việt nhứt nước Mỹ và thành phố Westminster coi như trái tim của Little Saigon, một vùng mà người Việt khắp nơi trên thế giới thân thương gọi là thủ đô tinh thần của người Việt Hải ngoại.

Thử hỏi buộc phái đoàn và cá nhân viên chức CS thông báo trước và công khai với thành phố và sẽ thông báo cho cộng đồng Mỹ gốc Việt, cộng đồng người Mỹ gốc Việt chắc chắn sẽ biểu tình chống. CSVN lúc nào công du Mỹ gần cộng đồng Việt cũng bị biểu tình, phải vào cửa hậu ra cửa hông, thí làm sao dám xuất hiện. Thêm vào đó Nghị Quyết qui định cá nhân hay phe nhóm nào tổ chức tiếp đón CS phải chịu trách nhiệm trả chi phí bảo vệ an ninh cho cảnh sát, hư hao vật chất cho công trình, thì khó có ai “thực thà khai báo” tự khai thưa ông con ở bụi này với CS lắm. Đó là chưa nói lỡ dại móc tiền túi, ký check cá nhân trả, khi CS bồi hoàn nếu ai biết được báo cho với FBI, thì có thể bị tội làm gián điệp, làm rối loạn trật tự xã hội, bất an tinh thần và cuộc sống cho công dân Mỹ, làm việc lấy tiển của nhà cầm quyền ngoại quốc mà không khai báo, không khai thuế. Nguời tiếp đón CSVN sẽ vô cùng rắc rối vể pháp luật và hành chánh đối với chánh quyển Mỹ.

Đứng trên phương diện chánh trị địa lý, đây là một nghi quyết vô cùng quan trọng. Như đã biết Santa Ana là thành phố nơi đặt bản doanh của Orange County (Quận Cam), một đơn vị hành chánh sau tiểu bang, bao gồm nhiểu thành phố. Mọi giao dịch với Orange County, mà không đi vào Santa Ana là không thể làm được.Nghị Quyết này vì thế là một chốt chận CSVN vào Orange County, một quận hạt rất lớn, rất giàu, bao gồm gần hềt vùng Nam California.

Đứng trên phương diện chánh trị xã hội, Nghị Quyết này là một dấu ấn, một biểu tượng liên minh, hợp tác giữa hai khối người gốc Mexican và gốc Việt. Nếu Little Saigon với thành phố Garden Grove là thủ đô tinh thần của người Mỹ gốc Việt, thì Santa Ana là thủ đô tinh thần của người gốc Mexican, Hispanics, Latino. Từ lâu nhiều nhân sĩ, dân cử của hai khối sắc tộc đã tương trợ với nhau. Nhưng Nghị Quyết này là một sự hợp tác tiêu biểu nhứt của hai khối sắc tộc, ít nhứt cũng ở Nam California, nói lên sự hiểu biết sâu sắc lẫn nhau, giúp đỡ tận tỉnh và cụ thể của nhau.

Đọc Việt Báo, thấy lời Ô Thị Trưởng Thành phố Santa Ana nói về những thấm thía của người Mỹ gốc Việt – thấy mà thương. “Thị Trưởng Miguel Pulido, mấy tháng trước đã kể rằng, khi tham dự lễ cầu nguyện và đấu tranh chống án cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, ông thấy một phụ nữ khóc vì bất mãn trước tình hình đàn áp tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam của CSVN, mà lòng cảm động và tự hỏi mình có thể làm gì được cho công cuộc đấu tranh của người Việt là cư dân trong thành phố Santa Ana. Chính đó là động lực để ngay ngày hôm sau ông đệ trình Pháp Lệnh ngăn cản cán bộ CSVN đến Santa Ana. Thị Trưởng Pulido nói rằng các thành phố lân cận như Westminster và Garden Grove đều có pháp lệnh như vậy để ngăn cản cán bộ CSVN đến các thành phố đó, nhưng Santa Ana là thành phố đầu tiên đón người Việt tị nạn cộng sản đến định cư tại Hoa Kỳ thì chưa có pháp lệnh như vậy. Thị Trưởng Pulido cho biết ông không thể để cho các cán bộ CSVN tự do đến đây để làm tổn thương đến cộng đồng người Việt tị nạn. Cho nên, theo ông, "Chúng ta phải đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền Việt Nam vì Hoa Kỳ là đất nước có truyền thống bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền.”

Đứng trên phương diện chánh trị quyền lợi, đây là một nghị quyết nói lên tập thể người Mỹ gốc Việt đã vận dụng một cách xuất sắc qui luật trao đổi chánh trị, hai bên đều có lợi, mà lá phiếu là phương tiện. Santa Ana theo thống kê dân số có khoảng 40 ngàn người gốc Việt. So với cử tri Mỹ gốc Hispanics, số phiếu của cử tri Mỹ gốc Việt là thiểu số. Nhưng tập thể người Việt biết biến nó thành giọt nước tràn đắc cử, vì sai biệt thắng cử của các ứng cử viên Mỹ không cách nhau nhiều. Tập thể người Mỹ gốc Việt trong đó có tôn giáo, cộng đồng, đoản thể, dân cử và nhân vật thầm lặng đã tổ chức đưa Ô. Thị Trưởng của Santa Ana, Ô. Miguel A. Pulido đến tham dự đêm cầu nguyện cho Việt Khang. Ông thấy một người phụ nữ khóc uất hận CS đã gây ra cho cảnh khổ cho đồng bào mình bị CS tước đoạt tự do, dân chủ, nhân quyền.

Ô. Thị Trưởng Santa Ana xúc động, Ông muốn chia xẻ niềm đau nỗi khố với người Việt.Ông muốn thành phố Santa Ana của Ông không có bòng dáng CSVN, những kẻ gây tội ác về nhân quyền.

Đây là một món quà trong Lễ Tạ Ơn của sắc tộc bạn, thành phố Santa Ana sát vách với Little Saigon, thành phố đầu tiên cưu mang người Mỹ gốc Việt tỵ nạn định cư ở Nam Cali. Người gốc Việt bản chất rất trọng ơn, trọng nghĩa chân thành nhớ ơn nhân dân và chánh quyền Santa Ana. Một tương lai đoàn kết, liên minh tốt giữa hai sắc tộc Mễ Việt đang mở rộng trước mắt chúng ta./.

__._,_.___

Hoa Ky voi Chien luoc Bien Dong


From: Quocgia Vietnam
Subject: Hoa Ky voi Chien luoc Bien Dong

 

Obama tại Phnông Phêng: thế Biển Đông đã hình thành



Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Cụm từ "thế Biển Đông" có lý do lịch sử, cần có một chút giải thích. Đọc lịch sử TQ, ta gặp các cụm từ: thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc. Xuân Thu là giai đoạn lịch sử của TQ từ 722 đến 481 TCN, khi hơn 170 bộ tộc nhỏ tại bắc TQ hiện nay gây chiến tranh liên miên nhằm thôn tính lẫn nhau. Chiến Quốc là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ thứ thế kỷ thứ 5 TCN đến nhà Tần thống nhất 7 nước 221 TCN. Tình hình chính trị, vị thế của các quốc gia thời Xuân Thu, Chiến Quốc tác động lên nhau đã tạo nên các khái niệm: thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc. 

 

Thế Biển Đông trong bài này được hiểu theo nghĩa này.

 

Cuộc thăm Châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ tháng 11/2012 đã chính thức tạo ra một cục diện chính trị mới tại Asean, Châu Á và đã chính thức hình thành một đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế... giữa Hoa Kỳ và TQ tranh giành ảnh hưởng tại Asean. 

 

Một không gian chính, một sân khấu chính cho cuộc đấu trí, đấu sức mạnh quân sự... là cuộc chiến của TQ tranh giành Biển Đông với các quốc gia Việt Nam, Philippines,... mà Hoa Kỳ sẽ là quốc gia thứ 3, gây ảnh hưởng có tính quyết định ủng hộ Việt Nam, Philippines... để thu lợi cho mình. 

 

Nếu TQ yếu dần, mất ảnh hưởng dần... là Hoa Kỳ đạt mục đích. 

 

Tình thế thời Xuân Thu, các mưu mẹo chính trị cùng các cuộc chiến tranh tàn khốc xóa đi hàng trăm quốc gia nhỏ, đã tạo nên hơn chục quốc gia tương đối mạnh. 

 

Tình thế thời Chiến Quốc, những cải cách pháp trị của nước Tần, những chính sách liên minh chính trị Hợp tung, Liên hoành... đã làm nước Tần mạnh dần lên và ra đời một quốc gia hung hãn bành trướng, nam tiến liên tục đến những ngày hôm nay. 

 

TQ của tư tưởng dân tộc đại hán bành trướng đã bị chặn đứng tại dẫy Hoàng Liên Sơn. Dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử giữ nước đã thành công chặn đứng cuộc nam tiến hung hãn của TQ, bảo vệ và phát triển nhà nước của tộc Việt một cách thành công trên bán đảo Đông Dương. 

 

Nhà Tần 221-206 TCN

Những người TQ cộng sản: Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình..., muốn gỡ thế bí của nước cờ này, đã tạm thời lái, đưa bành trướng của họ hướng sang phía đông. Họ đã cướp 2 quần đảo lấp lánh dầu hỏa, khoáng sản thiên nhiên... của VN là Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974 và 1988, 1992.. 

Hôm nay Tổng thống Hoa Kỳ đã đặt quan hệ với Asean, với Châu Á là quan hệ chiến lược số 1 của cường quốc số 1 hành tinh này trong ít nhất là 4 năm tới. Thực chất của mối quan hệ này là trận tuyến đối chọi Hoa Kỳ-Trung Quốc trong các động thái gây ảnh hưởng tại Châu Á, Asean về tất cả các phương diện kinh tế, quân sự, chính trị và ngoại giao. 

Ta nói: đã hình thành thế Biển Đông và giai đoạn lịch sử này là thời Biển Đông, là do những lý do mô tả trên. 

Ai sẽ thắng ở đoạn kết của thời Biển Đông? TQ hay Hoa Kỳ. 

Thời Biển Đông sẽ là một giai đoạn lịch sử của thế giới, của TQ được ghi chép lại, đứng cạnh cùng với Xuân Thu, Chiến quốc... 

Phải chăng “Thời Biển Đông” sẽ ghi lại sự tan rã một cách bền vững, thành các nước nhỏ, của một quốc gia luôn lấy chiến tranh để cướp bóc lãnh thổ các nước nhỏ, luôn lấy đàn áp khốc liệt để tiêu diệt ý chí độc lập của các quốc gia bị họ thôn tính...? 

Bản đồ chính trị Châu Á sẽ thay đổi như thế nào sau Thời Biển Đông?. 

1. Chuyến công du của Obama đến Châu Á. 

Mục đích của Tổng thống Hoa Kỳ là dự hội nghị thượng đỉnh Asean Phnông Phêng 11/2012. 

Thông lệ ngoại giao, chuyến xuất ngoại đầu tiên của một Tổng mới đắc cử Hoa Kỳ sẽ khẳng định tính quan trọng chiến lược ngoại giao của Mỹ trong 4 năm dưới nhiệm kỳ của ông ta. Năm nay, vừa tái đắc cử được 3 ngày, Tổng thống Obama đã khẳng định chuyến thăm Miến Điện trong khuôn khổ tham dự hội nghị thượng đỉnh Asean tháng 11/2012 tại Phnông Phêng. 

Tổng thống Obama tại
Hội nghị thượng đỉnh Phnông Phêng. 

Thông điệp chuyến xuất ngoại đầu tiên của Tổng thống Obama rất rõ ràng: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện trên diễn đàn Asean, để tham dự, ảnh hưởng vào các hoạt động của tổ chức này. Châu Á, Asean sẽ trở thành ưu tiên chiến lược số 1 của Hoa Kỳ, ít nhất là trong vòng 4 năm tới. 

Cần nhắc một hiện tượng chính trị quan trọng trong thời gian này là căng thẳng Israel-Palestine. Những ngày Obama và Hillary Clinton thăm hỏi Châu Á là những ngày căng thẳng tại Trung Đông leo thang, hướng tới chiến tranh trên giải đất Gaza. 

Sự việc, không một ai, trong số 2 nhà lãnh đạo chủ chốt của Hoa Kỳ, hoãn kế hoạch của mình tại Châu Á, khẳng định Châu Á đã thay vị trí của Trung Đông trong chiến lược ngoại giao Hoa Kỳ. 

Để làm sức nặng cho nhận xét này, ta nhắc lại kế hoạch tham dự hội nghị thường niên ARF Asean của Condoleezza Rice năm 2005. Vị nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ trong chính quyền của Tổng thống Bush đã hoãn tới Asean dự họp ARF, do xảy ra căng thẳng tại Trung Đông. 

Trong khuôn khổ của hoạt động ngoại giao, Tổng thống Obama đã thăm Thái Lan, một đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Tại Thái Lan, Obama và Thủ tướng Thái Lan đã bàn nhiều về khối TPP. 

Tại Miến Điện, cuộc thăm đất nước đang tạo nên sự ngạc nhiên, bất ngờ của cả thế giới bằng những thay đổi dân chủ của họ, Tổng thống Obama đã thay mặt nước Mỹ văn minh, biểu dương sự dũng cảm của lãnh đạo nhà nước Miến Điện, truyền đến nhân dân Miến Điện thông điệp ủng hộ và cảnh giác với họ rằng: những cải cách này chỉ là bước đầu, khó khăn còn nhiều trước mặt. Bài phát biểu của Tổng thống Obama tại giảng đường Đại học Yangon về dân chủ, về tự do, về nguồn gốc sức mạnh của chính trị Hoa Kỳ,... sẽ là nguồn cảm hứng và nguồn động viên lớn lao cho những người đang đấu tranh cho dân chủ Châu Á. 

Hoạt động chủ yếu của Tổng thống Mỹ tại Cao Miên là những trao đổi về nhân quyền của Asean, về TPP, về các xung đột tại Biển Đông... 

“Tổng thống Obama đã xác định những quyền lợi quan trọng về an ninh quốc gia mà Hoa Kỳ cần đeo đuổi ở Châu Á. 

 

Chính phủ của Tổng thống Obama đã tái cân bằng chính sách ngoại giao để tăng cường sự chú ý đến khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo lời cố vấn Donilon cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống, cách tiếp cận của Hoa Kỳ được dựa trên một kế hoạch đơn giản, Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, có những quyền lợi không thể tách rời khỏi trật tự kinh tế, an ninh, và chính trị của châu Á; và do đó, sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của châu Á.” (theo VOA 23/11/2012). 

TQ đã mua gần hết Asean 

Hội nghị thượng đỉnh Asean tại Phnông Phêng là hiệp đụng độ chính trị quan trọng trực tiếp của Tổng thống Obama và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo. 

Bằng chứng là Thủ tướng CămPuChia Hun-Sen đã bất chấp sự thật về hung hăng của TQ tại bãi cạn Scarborough thuộc Philippines từ tháng 4-6 /2012, đã bất chấp sự thật về căng thẳng tại Senkaku của Nhật 7-8/2012, đã bất chấp sự thật về những leo thang chính thức xâm lược hành chính của TQ từ 8/2012 đến nay, đối với quần đảo của Việt Nam mà TQ chiếm giữ trái phép từ 1974: quần đảo Hoàng Sa. 

Ông Hun Sen đã tuyên bố trước truyền thông quốc tế sai sự thật, khi nói rằng: có sự đồng thuận của Asean về giải quyết đối với các tranh chấp Biển Đông. 

Ông Hun Sen nghĩ sao, nếu vấn đề độc lập Căm Pu Chia chỉ được giải quyết nội bộ giữa 2 nước Việt Nam và Căm Pu Chia năm 1989. 

Chính Tổng thống Philippines đã bác bỏ điều phát biểu của Hun Sen. 

Nước Căm Pu Chia đã không xứng đáng làm Chủ tịch luân phiên Asean. Căm Pu Chia đã bị TQ mua. 

Những căng thẳng trên Biển Đông trong năm 2012 là rõ ràng, đo được bằng hàng trăm thuyền đánh cá TQ xâm phạm bãi Scarborough, đo được bằng hàng triệu đô la thiệt hại của kinh tế Nhật Bản, đo được bằng các văn bản Quốc Hội TQ về Hoàng Sa,... Nhắm mắt trước sự thật đấy, không đoàn kết đấu tranh với lất lướt của TQ, các nước Asean đã tỏ ra hi vọng nhiều vào đồng tiền của TQ một cách mù quáng. 

Được chứng kiến tận mắt những hoạt động ngoại giao của Ôn Gia Bảo phá hoại đoàn kết của Asean, chắc chắn Tổng thống Obama đã thu được những kinh nghiệm đáng kể. 

TQ sẽ tan rã trong những năm tới 

Chuyến đi thăm Châu Á của Obama đã cho ta thấy những nét chính của ngoại giao Hoa Kỳ trong những năm tới. 

Bao vây TQ bằng cách thắt chặt hơn nữa những quan hệ đồng minh đã có: thăm Thái Lan. 

Tấn công gián tiếp TQ cách đề cao Dân chủ, Tự do... ủng hộ dân chủ bao vây TQ: thăm Miến Điện. Chiến lược này tôi tạm gọi là "cây phi lao". Khác với Đômino, khi 1 con bài bị ngã, các con bài đứng cạnh nhau cùng xụp hết, " cây phi lao" có thể lan truyền: từ 1 cây ban đầu sẽ sinh ra nhiều cây mới, thành 1 hàng rào " cây phi lao” chắn bành trướng TQ hữu hiệu. 

Trực tiếp tham dự các hoạt động của Asean. Sẽ trực tiếp tham gia các giải quyết xung đột trên Biển Đông. 

Phát triển khối kinh tế TPP. 

Đối trọng lại các hoạt động của Hoa Kỳ, TQ đã dùng Căm Pu Chia, như một con bài "con ngựa thành Troy" để gạt Hoa Kỳ ra khỏi các vấn đề Biển Đông. TQ cũng rải tiền và những hứa hẹn giúp đỡ kinh tế với những nước Asean khác như Thái Lan, Indonexia... 

Tuy vậy, thời gian tới chắc chắn là thời gian suy thoái của đế quốc phong kiến TQ. 

Thế giới còn chưa quên vụ thảm sát Thiên An Môn thì vụ Bạc Lai Hy đã đưa ra ánh sáng những thực hành trung cổ của quan chức TQ: buôn bán nội tạng người sống, những tù nhân diện tử tù. 

Sự giàu có của các thân nhân Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo đã xóa hết những tin tưởng cuối cùng vào sự trong sạch lý tưởng của các lãnh tụ TQ, xóa hết những tin tưởng vào xã hôi công bằng do ĐCS TQ tuyên truyền. 

Sự hy sinh to lớn của người Tây Tạng: những ngọn đuốc sống vì độc lập của quê hương, đang tố cao bản chất dã man của bạo lực phong kiến TQ trên đất nước Tây Tạng bị xâm lược. Tây Tạng cũng là tấm gương để thức tỉnh những người Việt Nam còn hy vọng vào tình hữu nghị đường mật với TQ. 

Phân hóa giàu nghèo, khả năng có hạn và tham vọng bành trướng lớn lao, khủng khoảng kinh tế thế giới và quyết tâm ngăn cản TQ của Hoa Kỳ... là những yếu tố đẩy nhanh TQ tới suy sụp. 

Nếu Miến Điện bước vững chắc trên con đường dân chủ, nếu Việt Nam chuyển mình tích cực theo hướng dân chủ, thì sự tan rã của Đế quốc TQ là không tránh khỏi. 

Kết luận

Độc giả có thể nhìn vào tấm bản đồ TQ thời Tần Thủy Hoàng, trong bài này, để thấy sự bành trướng mạnh mẽ của TQ trong 2000 năm qua xuống phía nam. 

Thử hỏi trong đám người biểu tình chống Nhật vừa qua vì nguyên nhân Senkaku, có bao nhiêu người sẽ nghĩ về một TQ thống nhất, có bao nhiêu người sẽ nghĩ về dân tộc Mãn Thanh của mình, dân tộc Mông Cổ của mình, dân tộc tại huyện Tây Hạ của mình,... 

TQ đã và sẽ không phải là một dân tộc thống nhất. 

 

“Thế lớn trong thiên hạ cứ tan lâu lại hợp, hợp lâu lại tan” là qui luật Hợp-Tan của TQ. 

Kể từ khi Mao Trạch Đông lừa phỉnh cả nước TQ nghèo đói bị các nước tư bản xâu xé, về một xã hội công bằng XHCN, về 1 vị trí xứng đáng cho TQ trên trường quốc tế,... đến nay đã hơn 60 năm. 

Niềm tin vào một TQ mới của Mao đã tàn lụi. Những bất công trong xã hội tăng lên. Đây là thời điểm TQ trượt xuống bên kia dốc của quá trình thống nhất đất nước. Mà bên kia của sườn dốc Hợp là sườn dốc Tan. 

Nước Hoa Kỳ tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương chính là tạo một động năng cho cú hích TQ trượt dốc. 




 

Người và Chó


 


Người và Chó


Akita là 1 giống chó Nhật rất khôn và trung thành vậy mà bọn Tàu đã lôi chúng ra đánh đến chết chỉ vì nước Nhật tranh giành địa phận vs TQ, thật phẫn nộ với tội ác của người dân và chính phủ Trung Quốc.

nguồn:chia niềm vui sẻ nổi buồn


http://sphotos-b.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/602560_365073516915250_134716301_n.jpg

Ngụy biện


 

Trùm Cảnh Sát Giao Thông nói thay cho những thằng chóp bu Cộng Sản tới những tên cắt ké ăn cắp, đòi tiền hối lộ của bá tánh chỉ là "tiêu cực" không phải "tham nhũng", nếu không muốn nói là tình cảm "đền ơn đáp nghĩa" của nhân dân.
 
 Đồng hương đã nhở bị "đế quốc My" dụ dổ chạy ra hải ngoại (không ai ty nạn Cộng Sản?), muốn trở về lấy lại mái nhà xưa, căn phố cũ, miếng đất thửa ruộng nhà máy , tiền ky' thác ngân hàng được Nhà Nước "quản ly'" giúp; hãy đến trung tâm Thuyền Nhân Kêu Cứu Trời ơi! SOS  giữa Biển Đông, nhờ trung gian "đền ơn đáp nghĩa" Cộng Sản.
 
Bảo đảm Têt Công Gô sẽ được toại nguyện.

 

Ngụy biện

Vũ Minh Tuấn

(Đối thoại với các luận điểm của quan chức và nhân viên CSGT trong bài Bị cho là tham nhũng nhiều nhất, CSGT nói gì?: http://vtc.vn/2-356451/xa-hoi/bi-cho-la-tham-nhung-nhieu-nhat-csgt-noi-gi.htm
 
       - “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng” (Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt, Bộ Công An).

XIN THƯA: “Tiêu cực” là khái niệm chung và “Tham nhũng” là một phần của Tiêu cực. Lợi dụng chức/quyền để nhận tiền phi nghĩa thì 1 đồng cũng là Tham nhũng.

Nếu được, ngài hãy chỉ rõ ranh giới của số tiền được coi là bắt đầu của giới hạn tham nhũng cho toàn dân biết để thống nhất nhận thức với nhau?

Nếu nói như ngài thì VN chúng ta là nước trong sạch nhất, chả có một ai tham nhũng cả, vì một vài trăm nghìn vẫn còn là quá nhỏ thì nói như Trang Tử, một vài nghìn tỷ cũng đâu phải là to?

      – “Tham nhũng phải là những người có chức, có quyền nhưng lợi dụng chức quyền đó bớt xén, móc nối lấy tiền của nhà nước.

Tôi cho rằng dùng từ tham nhũng phải ở đối tượng đó và hành vi đó. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn nói rằng CSGT tiêu cực thì nên ở mức độ đó nó dễ chấp nhận hơn” (Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt, Bộ Công An).

XIN THƯA: Xin lỗi, nếu các vị không có quyền (tha hay phạt) thì hỏi xem đứa nào ngu mà đưa tiền cho các vị? Tiền Nhà nước là tiền nào, đều là tiền dân cả đấy, chỉ khác là lấy gián tiếp hay trực tiếp, công khai hay bí mật thôi.

      – “Kết quả đánh giá chỉ khảo sát ở một bộ phận nhỏ dân cư và giới hạn ở 10 tỉnh/thành và 5 bộ/ngành trong cả nước nên kết quả này chưa thể là tiếng nói của toàn xã hội, kết quả này cần phải được đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau” (Một CSGT đang làm nhiệm vụ tại Hà Nội).

XIN THƯA: Trong phương pháp điều tra xã hội học, người ta chỉ cần khảo sát ở một số khu vực có tính chất đại diện, tiêu biểu là đủ, chứ chả lẽ phải khảo sát cho hết 90 triệu người dân và tất cả các ngành nghề sao?

Mượn miệng một cảnh sát giao thông để nói lấy được như trên có ai nghe lọt hay không, trong khi nạn mãi lộ giao thông từ mấy chục năm nay đã trở thành một tệ nạn làm cả nước nhức nhối, làm đạo đức xói mòn và làm cho dân vô cùng khinh bỉ?

      – “… nhiều người đã hy sinh, bị thương khi làm nhiệm vụ thì có một số khác, tha hóa về phẩm chất, lộng quyền, hách dịch nên sinh ra tham nhũng, số này là “con sâu làm rầu nồi canh” (Cảnh sát trên).

XIN THƯA: Việc gì ra việc đó, công ra công, tội ra tội. Không ai phủ nhận công sức và sự hy sinh của các vị, nhưng không vì thế mà để các vị muốn làm gì thì làm. Các cựu chiến binh dù mất mát một phần xương máu vì chiến tranh cũng vẫn phải tuân thủ pháp luật. Và, “nồi canh” mà các vị nói khắp bàn dân thiên hạ đều thấy hiện đang… đầy dẫy những sâu là sâu, chúng bò lổm ngổm trước mắt người dân, chỉ có các vị là không nhìn thấy thôi ạ. Có lẽ phải gọi là CANH SÂU!
V.M.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
 
 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link