Saturday, October 4, 2014

hong kong democracy





NGƯỜI BIỂU TÌNH ỦNG HỘ DÂN CHỦ HỒNG KÔNG XÔ SÁT VỚI CÔN ĐỒ, HUỶ BỎ CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN VỚI CHÍNH PHỦ


Những người biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã tuyên bố huỷ bỏ các cuộc đàm phán với chính phủ về cải cách bầu cử sau khi bị đám côn đồ xua đuổi ra khỏi những khu phố họ chiếm đóng tại một số khu vực mua sắm của thành phố.

Liên đoàn sinh viên Hồng Kông, một trong những nhóm đã tổ chức các cuộc biểu tình đến hàng chục ngàn người đầu tuần này tuyên bố rằng họ thấy không còn lựa chọn nào ngoài việc phải hủy bỏ các cuộc đàm phán.

Các sinh viên cho biết trong một bản thông báo "Chính phủ đang yêu cầu phải giải tán. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người dân Hồng Kông lập tức đến để bảo vệ vị trí của chúng tôi và chiến đấu đến cùng,".

Tối thứ Năm, lãnh đạo Hồng Kông, Giám đốc điều hành Leung Chun-ying, đã đề nghị các cuộc đàm phán để tìm cách tháo gỡ bế tắc, vốn là thách thức lớn nhất đối với chính quyền Bắc Kinh kể từ khi Trung Quốc kiểm soát của cựu thuộc địa này của Anh vào năm 1997.

Việc ông từ chối thoái nhiệm đã khiến người biểu tình giận dữ. Họ yêu cầu chính phủ phải chịu trách nhiệm về các cuộc ẩu đả hôm thứ sáu ở khu Kowloon đông đúc thuộc quận Mong Kok và khu vực khác, các vụ hỗn loạn nhất vào cuối tuần qua vì cảnh sát đã dùng bình xịt hơi cay để giải tán người biểu tình.

Chưa rõ là các đám côn đồ kéo đến xua đuổi người biểu tình có phải đã được tổ chức hay không, mặc dù một số có đeo băng màu xanh biểu hiện sự ủng hộ chính phủ Trung Quốc đại lục, trong khi những người biểu tình thì đeo dải ruy băng màu vàng. Tối thiểu cũng có những cư dân địa phương bất mãn với sự bất tiện của việc đường phố bị chặn và các cửa hàng đóng cửa, và có lẽ những người này đã được khuyến khích để tự tay giải quyết sau khi cảnh sát kêu gọi những người biểu tình phải giải tán.

Vào buổi chiều, các nhà hoạt động dân chủ, chủ yếu là sinh viên, nắm chặt tay nhau khi cố gắng để giữ vững vị trí lập của họ. Cảnh sát dựng rào cản và lôi kéo một số người biểu tình đi khi hàng trăm người chung quanh hô to "Dọn dẹp!" và "Đi về nhà!"

Tình hình căng thẳng hơn vào buổi tối khi hàng trăm người tập họp, la hét phản đối xô sát với những người biểu tình. Cuối cùng cảnh sát phải hộ tống một số đám đông người ở độ tuổi 30 tuổi trở lên ra khỏi khu vực.

Trong những lúc rối loạn nhất, cảnh sát khó duy trì được trật tự khi hai bên xô sát ẩu đả nhau thật căng thẳng. Một số người đã bị thương tích đẫm máu.




Hongkong - Mong Kok: Những người biểu tình gia cố thêm các hàng rào, ngăn chặn đám côn đồ gây sự. Tất nhiên, họ không quên dọn rác và làm vệ sinh đường phố.

04/10/2014

alt

alt


Từ Hồng Kông: hình ảnh đáng nhớ





 
BẮC KINH CHI TRẢ TIỀN CHO CÀI BỌN LƯU MANH / CÔN ĐỒ / XÃ HỘI ĐEN / ĐỎ / LEN LỎI VÀO PHÁ HOẠI VÀ ĐÁNH ĐẬP GÂY BẠO ĐỘNG VỚI CÁC SINH VIÊN HỌC SINH ! LÀM CHO MỘT SỐ SINH VIÊN BỊ ĐỔ MÁU !
10:00pm: Hiện giờ chúng tôi đang có mặt ở khu vực Admiralty, khu vực chính diễn ra cuộc biểu tình với sự có mặt của hàng chục ngàn sinh viên học sinh Hồng Kông. Tối nay là một đêm buồn cho Hồng Kong, vì máu đã đổ ra. Có nhiều côn đồ giả, len lỏi vào đám đông để quậy phá và đánh người để làm giảm uy tính của phong trào ôn hoà của các bạn trẻ. Theo nhiều nguồn tin cho biết những tên côn đồ này được Bắc Kinh trả tiền. Hiện giờ, các bạn trẻ đang la lớn SHAME ON THEM!! (Thật là nhục nhã cho họ!)
AntiManifeste01.jpg
Bon AntiManif.jpg 
11:15pm: Một người mà đoàn biểu tình tình nghi là một trong những kẻ đã cố tình len lỏi vào đám đông để gây ra bạo động. Các các bạn trẻ đã phản ứng, dơ tay lên và hô lớn PEACE! PEACE! (Hãy giữ ôn hòa) để khuyến khích mọi người không vì tức giận mà có những hành động không hay.

11:45pm: Tại sân khấu, các bạn sinh viên chia sẻ về sự việc đáng tiếc đã xảy ra ở Mongkok. Sự việc bắt đầu từ một nhóm người tại khu Mong Kok của Hong Kong từ đâu xuất hiện, hô to những khẩu hiệu chống đối, xô đẩy người biểu tình đòi dân chủ và có mục đích khiêu khích để người biểu tình đòi dân chủ bạo động. Đã có tối thiểu 37 người biểu tình ôn hòa bị đả thương. Sinh viên đã phải rời bỏ một số con đường chiếm đóng do bị côn đồ tấn công.
01 MauDaDo_03oct2014.jpg
03 MauDaDo_03oct2014.jpg 
Tình hình căng thẳng tiếp tục lan ra ở khắp mọi nơi, nhưng thông điệp duy nhất của các bạn sinh viên trẻ đó là: LOVE & PEACE.

1:00am: Chúng tôi vừa nói chuyện với đại diện của Ban Tổ Chức phong trào biểu tình và được cho biết họ đã kêu gọi ngừng cuộc đàm phán với chính quyền. Buổi đàm phán dự trù diễn ra vào thứ Bảy này với người đại diện chính quyền là bà Carrie Lam, tuy nhiên giới sinh viên đã không thấy thiện chí từ nơi chính quyền bằng việc khuyến khích cho côn đồ trá hình vào đoàn biểu tình để hành hung người biểu tình ôn hòa và khuyến khích bạo động xảy ra. Thế giới đang bắt đầu chứng kiến những âm mưu thâm độc của chính quyền cộng sản Bắc Kinh, ném đá dấu tay, dùng mật vụ giả côn đồ chống lại người biểu tình bất bạo động. Cho dù ở Trung Cộng hay Việt Nam, bản chất thủ đoạn của độc tài cộng sản chỉ là một.
AntiManifeste03.jpg

--
bacninh

Hong Kong: Sinh viên biểu tình ngừng đối thoại với chính quyền

Một người biểu tình ủng hộ dân chủ (giữa) bị một người biểu tình chống phong trào Chiếm Trung Tâm (phải) túm tại quận mua sắm Mongkok ở Hong Kong, 3/10/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

03.10.2014
Sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong ngưng đối thoại với chính quyền sau khi bùng phát đụng độ bạo động hôm nay với những người phản đối biểu tình.
Liên đoàn Sinh viên Hong Kong hôm nay loan báo họ không còn cách nào khác đành phải hủy bỏ các cuộc đối thoại.
Trước đó, người biểu tình đã dọa sẽ ngừng đối thoại với chính phủ nếu không có hành động bảo vệ người biểu tình, đồng thời yêu cầu phải chấm dứt các cuộc tấn công có tổ chức nhắm vào người biểu tình.
Cảnh tượng hỗn loạn diễn ra hôm nay tại các địa điểm biểu tình vốn ôn hòa trước đây.
Cảnh sát Hong Kong hôm nay buộc phải ra tay can thiệp sau khi bùng phát các cuộc ẩu đả trên đường phố giữa những người biểu tình đòi dân chủ và các cư dân bức xúc phản đối các cuộc biểu tình kéo dài cả tuần nay.
Ẩu đả bắt đầu khi một nhóm hàng trăm người ủng hộ sự cai trị của đảng cộng sản Trung Quốc tấn công một địa điểm biểu tình ở khu Mong Kok, đạp đổ lều trại và xé biểu ngữ của người biểu tình. Chưa có báo cáo có người nào bị thương nặng.
Thông tín viên đài VOA Brian Padden đang có mặt tại Mong Kok mô tả tình hình ở đây hết sức ‘bất ổn’.
Hôm qua, trưởng quan hành chính Hong Kong, Lương Chấn Anh, loan báo cử Chánh thư ký Carrie Lâm gặp các sinh viên chiếm phần đông trong lực lượng biểu tình với nỗ lực giải tỏa cuộc khủng hoảng chính trị.
Các địa điểm biểu tình ở Hong Kong bị hàng chục ngàn người chiếm đóng trong khoảng một tuần nay.
Những người biểu tình yêu cầu Trung Quốc cho tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ ở Hong Kong vào năm 2017 và đòi ông Lương Chấn Anh, trưởng quan hành chính Hong Kong, Lương Chấn Anh, phải từ chức. Ông Lương là một nhân vật thân Bắc Kinh.
Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố các cuộc biểu tình ở Hong Kong là bất hợp pháp. Một bài xã luận trên báo nhà nước hôm nay cảnh cáo phong trào bất tuân dân sự tất sẽ thất bại. Bài xã luận trên trang bìa báo Nhân dân của đảng cộng sản Trung Quốc, tờ báo thường phản ánh quan điểm của chính phủ trung ương, viết rằng không có chỗ cho sự nhượng bộ về cải cách dân chủ nhiều hơn.
Bài báo được đăng tải sau khi trưởng quan đặc khu hành chính Hong Kong phớt lờ thời hạn chót phải từ chức vào tối hôm qua. Thay vào đó, ông Lương Chấn Anh đề nghị đối thoại với người biểu tình.
Phẫn nộ lan tràn sau khi cảnh sát dùng hơi cay và thuốc xịt cay hôm Chủ nhật trong nỗ lực giải tán đám đông nhưng bất thành.
Các cuộc biểu tình này đánh dấu vụ bất ổn lớn nhất tại Hong Kong kể từ năm 1997 khi Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát nơi một thời từng là thuộc địa của Anh.

Hồng Kông : Tình hình vẫn căng thẳng
Sinh viên tiếp tục biểu tình đòi đặc trưởng khu hành chính Lương Chấn Anh từ chức.REUTERS/Tyrone Siu
Tình hình tại Hồng Kông vẫn căng thẳng sau khi những người biểu tình đòi dân chủ xung đột với cảnh sát trước trụ sở chính quyền địa phương, mặc dù giới lãnh đạo Hồng Kông và sinh viên đã thỏa thuận sẽ mở đối thoại. Hôm nay, 03/10/2014, đa số những người biểu tình tập hợp đông đảo trong đêm qua trước trụ sở chính quyền Hồng Kông đã trở về nhà, nhưng hàng trăm người vẫn kiên quyết bám trụ đường phố.
Trụ sở chính quyền, nằm ở khu trung tâm Hồng Kông, đã trở thành điểm tập hợp của những người biểu tình đòi dân chủ, xuống đường ồ ạt từ chủ nhật đến nay. Những người biểu tình đòi phải cho người dân Hồng Kông quyền phổ thông đầu phiếu hoàn toàn, cũng như đòi ông Lương Chấn Anh, trưởng đặc khu hành chính này, phải từ chức, vì ông này bị xem là quá thân Bắc Kinh.
Các sinh viên, đi tiên phong trong phong trào biểu tình, đã gia hạn cho ông Lương Chấn Anh đến giữa đêm qua phải từ chức. Lãnh đạo Hồng Kông dĩ nhiên đã không làm theo yêu cầu đó, nhưng đề nghị sinh viên đối thoại với chính quyền.
Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI Florence de Changy gởi về bài tường trình :
« Lãnh đạo hành pháp Hồng Kông đã không từ chức theo yêu cầu của các sinh viên, nhưng ông đã tiến một bước khi chỉ định nhân vật số 2 của chính quyền, bà Carrie Lam, đại diện ông đối thoại với sinh viên.
Gặp trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông là một trong những yêu sách của các sinh viên khi họ bắt đầu bãi khóa từ ngày 22/09, trước khi phong trào biến thành chiến dịch chiếm đóng một số khu của thành phố.
Các sinh viên thậm chí đã từng kéo đến văn phòng của ông Lương Chấn Anh với giấy bút sẳn trong tay, nhưng không gặp được lãnh đạo Hồng Kông. Hàng trăm người trong số họ trong đêm đã tập hợp chung quanh tư dinh chính thức của ông.
Ông Lương Chấn Anh cho tới nay đã không thèm đếm xỉa gì đến các sinh viên. Cuối cùng sinh viên đã đòi ông phải từ chức và hôm qua đã viết thư cho bà Carrie Lam, một nhân vật được lòng dân hơn. Như vậy là bà coi như sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải.
Vấn đề là chưa biết khuôn khổ hành động của bà sẽ như thế nào. Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Lương Chấn Anh đã tuyên bố dứt khoát là sẽ không có chuyện thay đổi quyết định của ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc, như yêu cầu của các sinh viên. Cho nên có thể nói là đối thoại coi như chấm dứt ngay trước khi bắt đầu.
Trong khi chờ mở đối thoại, các biện pháp đã được thi hành để hạn chế số người đi vào một số văn phòng của chính phủ Hồng Kông. Theo một nguồn tin nội bộ, trưởng đặc khu hành chính hôm nay làm việc từ nhà riêng của ông. »
Đây là một nhân nhượng đáng kể, bởi vì cho tới nay chính quyền Hồng Kông vẫn từ chối mọi thảo luận. Phong trào « Chiếm lĩnh Trung Hoàn » ( Occupy Central ) hoan nghênh đề nghị đối thoại, hy vọng rằng các cuộc thảo luận sẽ tạo ra một « bước ngoặt » cho bế tắc chính trị hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người biểu tình đòi dân chủ tỏ vẻ bi quan về cơ may thành công của đối thoại. Hiện tại, ngày giờ mở đối thoại chưa được ấn định. Trước mắt, mọi trục lộ chính của Hồng Kông đều bị chặn. Nhiều khu vực bị tê liệt, cũng như mọi phương tiện giao thông ở thành phố này. 
Phong trào được mệnh danh là « Cách mạng ô dù » đã gây tiếng vang lớn trên thế giới, nhiều cuộc tập hợp ủng hộ phong trào biểu tình Hồng Kông đã diễn ra ở nhiều nước, trong đó có Pháp. 
Duới áp lực quốc tế về mặt dư luận và ngoại giao, Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ không nên can thiệp vào khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông. Ngày 03/10/2014, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng biểu tình ở Hồng Kông chắc chắn sẽ « thất bại », vì những đòi hỏi của những người biểu tình là « vừa bất hợp pháp, vừa bất hợp lý ».
Liên Hiệp Châu Âu đã bày tỏ quan ngại về tình hình Hồng Kông, còn Nhật Bản thì hy vọng là Hồng Kông sẽ duy trì một hệ thống chính trị « tự do và cởi mở », một tuyên bố chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh bực bội.

Washington DC supports Hong Kong Democracy ! Destiny Nguyễns Foto. 








Destiny Nguyễn posted this photo on 2014-10-03. 0 likes. 0 comments. 0 shares.
Preview by Yahoo


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington ngày 02/10/2014REUTERS/Yuri Gripas
Sau 40 năm cấm vận, Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để giúp kẻ thù cũ bảo vệ biển đảo. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước. Quyết định này được Ngoại trưởng John Kerry thông báo với đồng nhiệm Phạm Bình Minh trong cuộc hội đàm hôm qua 02/10/2104 tại Washington.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jennifer Psaki cho biết Ngoại trưởng John Kerry đã tiếp kiến Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt nam Phạm Bình Minh vào ngày 02/10/2014. Trong cuộc gặp gỡ này, Ngoại trưởng Mỹ thông báo « chuyển giao cho Việt Nam những trang thiết bị phòng vệ liên quan đến an ninh hàng hải ».
Quyết định bãi bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ khí cho Hà Nội liên quan đến « trang thiết bị sát thương nhưng chỉ giới hạn trong khuôn khổ phòng thủ an ninh biển ». Một nguồn tin từ Washington cho biết Hoa Kỳ sẽ bán máy bay tuần tra trên biển loại P-3 Orion đã được quân đội Mỹ sử dụng.
Theo một viên chức, Hoa Kỳ cần phải đáp ứng « nhu cầu đặc biệt của khu vực, tăng cường khả năng của các nước bạn để duy trì một sự hiện diện quân sự và giải quyết xung khắc chủ quyền » tại Biển Đông nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì cấm vận các loại vũ khí khác cho đến khi nào tình hình nhân quyền tại Việt nam được cải thiện.
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần tường thuật :
Nhà báo Phạm Trần, Washington:03/10/2014Nghe
“ ….loại tàu, máy bay võ trang nào thì chưa biết được nhưng tựu chung Việt Nam cần máy bay trinh sát có võ trang để lỡ ra gặp tàu Trung Quốc gây hấn hay bắn lên thì họ trả đũa lại….
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nhận định là chính quyền Mỹ đã bỏ cấm vận quá sớm, chính quyền Việt Nam chưa xứng đáng được thưởng vì họ tiếp tục bắt giam người, số người được thả ít hơn số người bị bắt thêm. Một chi tiết được giới phân tích ghi nhận là Mỹ thông báo bán vũ khí phòng thủ cho Việt Nam chỉ một ngày sau cuộc hội đàm giữa ông John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị về tình hình khủng hoảng tại Hồng 

Hoa Kỳ thông báo dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí cho Việt Nam.REUTERS/Yuri Gripas
Gần 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ và Việt Nam có lẽ đang trở thành bạn hữu. Quan hệ thương mại song phương lên đến 20 tỷ đô la mà xuất siêu nghiêng về phía Việt Nam. Washington vừa lấy một quyết định lịch sử, hủy bỏ một phần cấm vận vũ khí bán cho Hà Nội. Hành động này mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là tiền bạc.
Trong khuôn khổ chiến lược ngoại giao toàn cầu, chính quyền Barack Obama đặt Châu Á Thái Bình Dương lên hàng ưu tiên số một. Chiến lược này được giới phân tích gọi tên là « tái định vị » hay « chuyển trục ». Trong bối cảnh này, và trước khi lãnh đạo siêu cường công du Châu Á vào tháng 11/2014 sắp đến, Barack Obama để Ngoại trưởng John Kerry tiếp kiến Ngoại trưởng kiêm Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh để thông báo một quyết định « lịch sử » : giảm nhẹ cấm vận vũ khí, chuyển giao trang thiết bị phòng thủ biển đảo.
Quyết định bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương và tin đồn bán máy bay trinh sát P-3 Orion thật ra đã được các nguồn tin Hoa Kỳ lẫn Việt Nam hé lộ trong thời gian gần đây, trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục lấn chiếm biển đảo trong vùng biển Đông Nam Á qua các động thái cụ thể như vụ dàn khoan dầu hồi mùa hè 2014, xây dựng thêm trên quần đảo Trường Sa, tấn công ngư dân Việt Nam.
Giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam là một bước tiến mới trong quan hệ hai nước cựu thù, gỡ bỏ một phần chướng ngại cuối cùng trong tiến trình biến thù thành bạn. Báo chí Mỹ cũng cho đây là lập luận của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khi gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Hà Nội rất bất bình vì bị Washington đặt ngang hàng với những chế độ thù địch như Bắc Triều Tiên hay Syria, Zimbawe trong nhiều thập niên.
Tuy Washington và Hà Nội đều nói là không có mục tiêu chống Trung Quốc nhưng đã nói đến « phòng thủ » tức là để đối đầu với « xâm lược ». Hành động hung hăng của Trung Quốc trong mùa hè vừa qua càng làm tăng khát vọng của Việt Nam muốn được mua vũ khí Mỹ . Cũng chính thái độ phiêu lưu quân sự của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, lấn hiếp hai đồng minh của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản và Philippines đã buộc Washington phải thay đổi trận thế.
Làm cách nào để tăng cường khả năng quân sự của Tokyo và Manila để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh mà không phải đưa hạm đội 7 trực diện với hải quân Trung Quốc ? Bên cạnh ra-đa, tàu chiến, máy bay đã và sắp cung cấp cho các đồng minh, giới chính trị Mỹ đứng đầu là Thượng Nghị sĩ đầy thế lực John McCain vận động giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam.
Đổi lại, Hà Nội cũng có một số cử chỉ đáp ứng áp lực của lập pháp Mỹ về nhân quyền. Sự kiện một loạt tù nhân chính trị, thật ra là đã sắp mãn hạn tù hoặc sức khỏe nguy ngập, được trả tự do trong những tuần qua có lẽ nằm trong sự đổi chác này.
Do vậy, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch cảnh báo không nên tin cậy vào chế độ Hà Nội thực tâm cải thiện nhân quyền sau khi được Mỹ bán vũ khí. Washington cũng khẳng định chỉ bán cho Hà Nội vũ khí phòng thủ còn các loại vũ khí khác thì phải chờ nhân quyền được cải thiện. Theo hãng tin Bloomberg, chướng ngại sau cùng này rất lớn vì chính quyền Việt Nam trấn áp các quyền tự do đến đỉnh điểm với hơn 100 người bị bỏ tù vì bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, giảm nhẹ cấm vận cho Hà Nội sẽ được lợi nhiều hơn là hại. Đầu tiên là lực lượng đối đầu với Trung Quốc được tăng cường. Thứ hai là bước ngoặt này biết đâu sẽ tạo cơ hội tốt cho chế độ độc tài thay đổi từ bên trong. Tuy Mỹ mất đi một đòn bẩy để gây áp lực với Việt Nam nhưng quan hệ hai nước sẽ được cải thiện và giúp Hà Nội thân thiện hơn với Tây phương.
Về tài chính thì Mỹ gần như không thu được gì nhiều do Việt Nam là nước nghèo, không phải là thị trường vũ khí quan trọng. Bù lại, Mỹ có thể thắt chặt quan hệ quân sự với Việt Nam, gia tăng các cuộc tập trận chung và lôi kéo quân đội Việt Nam vào chính sách phòng thủ chung tại Biển Đông.
Giảm nhẹ cấm vận không có nghĩa là một sớm một chiều Hà Nội sẽ gia nhập liên minh chống Trung Quốc nhưng có hệ quả nào quan trọng hơn là Việt Nam trở thành bạn của Hoa Kỳ trong chính sách tái định vị ?

Giới trẻ Hồng Kông đấu tranh ôn hòa nhưng triệt để và quyết liệt

03/10/2014
RadioCTM - Thùy An
 Giới trẻ Hồng Kông đấu tranh ôn hòa nhưng triệt để và quyết liệt
Tính đến ngày 2/10 phong trào đấu tranh đòi dân chủ tại Hồng Kông đã bước qua ngày thứ 9, và với bầu nhiệt huyết của giới trẻ Hồng Kông con số người tham gia cuộc biểu tình ngày càng đông, cũng như được sự hỗ trợ, tiếp tế lương thực từ mọi giới, các công ty và hãng xưởng. Điều đáng lưu ý là dù có lúc cuộc biểu tình lên đến cao điểm cả trăm ngàn người, nhưng vẫn diễn ra trong trật tự, ôn hòa nhưng vô cùng triệt để.
Mời quý thính giả theo dõi phần tường trình từ Hồng Kông của anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm với phóng viên Thùy An.


ANH NGUYỄN HOÀNG-THANH TÂM PHÁT BIỂU VỚI SINH VIÊN HỒNG KÔNG.







UK parliament rejects Chinese call to halt Hong Kong democracy probe

Date

Kylie MacLellan and Andrew Osborn

Pro-democracy protesters take part in the rally for the beginning of Occupy Central movement outside Central Government Offices in Hong Kong.
Pro-democracy protesters take part in the rally for the beginning of Occupy Central movement outside Central Government Offices in Hong Kong. Photo: Getty Images
London: Britain's parliament has rejected Chinese calls to scrap an inquiry into Hong Kong's progress towards democracy, a senior lawmaker said, warning that reforms there may violate a 1984 deal on the former British colony's sovereignty. The US has also backed universal suffrage in Hong Kong in comments likely to anger China.
Britain handed Hong Kong back to China in 1997 under an agreement which said it could keep its wide-ranging freedoms and autonomy. But pro-democracy activists say a Chinese decision to tightly curb nominations for a 2017 leadership vote means Hong Kong risks ending up with a "fake" democracy.
With tensions rising in the special administrative region, Britain's parliament launched an inquiry in July, prompting the Chinese ambassador to Britain and the National People's Congress Foreign Affairs committee to robustly demand it be shelved.
But Richard Ottaway, chairman of the British parliament's Foreign Affairs Committee, said on Tuesday that members of parliament would not heed the Chinese calls.
"We are not stopping the inquiry. We met yesterday afternoon and decided to continue," Mr Ottaway told Reuters.
Britain's relations with China took a nosedive in 2012 after Prime Minister David Cameron met the Dalai Lama, the Tibetan spiritual leader whom Beijing says is a separatist.
Ties have mostly recovered since. Mr Cameron visited China last year and Chinese Premier Li Keqiang flew into Britain in June on a trip that sealed billions of dollars of trade deals and advanced London's push to become an offshore yuan trading hub.
Mr Ottaway's inquiry is meant to examine how China and Britain's joint declaration on the transfer of sovereignty over Hong Kong to China is being implemented.
The city was never fully democratic during 150 years of British colonial rule and China says its reforms amount to a "historic milestone" that will allow "one person one vote" when it comes to the Hong Kong chief executive position.
Activists say, however, that the vetting process will make it almost impossible for opposition democrats to get on the ballot.
"My job is to see if Britain is living up to its side of the undertakings and secondly if China isn't living up to their undertakings then what is the British government doing about it," said Mr Ottaway. "This is not interfering in the internal affairs of China; that would be completely inappropriate."
Breach of sovereignty deal?
Separately, Mr Ottaway told BBC TV that China's reforms may flout the 1984 Sino-UK agreement about Hong Kong sovereignty.
"If you have a committee which is not neutral in nominating a limited number of candidates, there seems to be a prima facie case that the undertakings given have been breached," he said.
"I don't particularly want to irritate the Chinese. I want them to understand the way we work."
A spokesman for Mr Cameron said the work of parliament's select committees was "rightly and appropriately entirely independent". He said the government was looking carefully at Sunday's decision by the Chinese authorities.
"Our position hasn't changed ... We think the best way to preserve Hong Kong's strengths is through a transition to universal suffrage which meets the aspirations of people in Hong Kong within the parameters of the Basic Law," he said.
The Basic Law is Hong Kong's mini-constitution.
China's letter to British lawmakers warned them to "act with caution on the issue of Hong Kong, bear in mind the larger picture of China-UK relations and Hong Kong's prosperity and stability, (and) stop interfering in Hong Kong's affairs," according to the BBC.
When asked about the matter, a spokesman for China's Foreign Ministry made it clear on Tuesday that Beijing was unhappy about the British inquiry.
"Hong Kong is a special administrative region of China. On the matter of political reform, it is an internal affair of the Hong Kong special administrative region, it is China's internal affair. (We) will not allow foreign forces to intervene," the spokesman told a daily news briefing.
The Chinese Embassy in Britain could not be immediately reached for comment. 
US weighs in
The United States has thrown its weight behind pro-democracy protestors in Hong Kong after Beijing refused to grant the territory's residents full voting rights.
"The United States supports universal suffrage in Hong Kong in accordance with the Basic Law and the aspirations of the Hong Kong people," State Department spokeswoman Jen Psaki told reporters on Tuesday in comments likely to infuriate China.
"We believe that an open society with the highest possible degree of autonomy and governed by rule of law is essential for Hong Kong's stability and prosperity."
Ms Psaki added the legitimacy of the future Hong Kong chief executive -- the city's leader -- would "be greatly enhanced" if the next one was selected by "universal suffrage" -- as is "the ultimate aim of the Basic Law."
Reuters, AFP

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link