Giới
tranh đấu VN với phong trào sinh viên Hong Kong
Huỳnh Anh Tú: Chúng Tôi Muốn Biết
Xin hãy giúp Hong Kong
Hòa
Ái, phóng viên RFA
2014-09-29
·
In trang này
·
Chia sẻ
·
Ý kiến của Bạn
·
Email
09292014-hoaai.mp3
Sinh viên Hongkong biểu tình
đòi dân chủ gần trụ sở chính quyền ngày 29 tháng 9 năm 2014
AFP
photo
Diễn biến của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông
đang là tâm điểm chú ý của thế giới, đặc biệt đối với giới trẻ dấn thân cho
quyền con người và tự do dân chủ ở VN. Phong trào đòi dân chủ của giới trẻ ở
Hồng Kông ảnh hưởng như thế nào đến tình hình đấu tranh của giới trẻ ở VN?
Hơn 10 ngàn sinh viên đại
học ở Hồng Kông bắt đầu cuộc bãi khóa hôm thứ Hai, 22/9, tụ tập xung quanh các
tòa nhà của chính quyền đặc khu để phản đối dự luật về bầu cử của Bắc Kinh áp
đặt lên Hồng Kông trong cuộc bầu cử cho chức “Đặc khu trưởng đặc khu Hồng Kông”
vào năm 2017. Ba ngày sau, học sinh trung học tham gia vào cuộc biểu tình này.
Và đến chiều tối hôm Chủ nhật, 6 ngày sau khi cuộc biểu tình bất bạo động diễn
ra, nhiều hình ảnh biển người bị cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay truyền đi khắp
thế giới.
Họ mạnh mẽ là do họ có là do thế hệ trẻ của Hồng Kông hiện nay được thừa hưởng 1 nền dân chủ rất lâu đời từ nước Anh mang lại. Thêm nữa là họ có kinh nghiệm đấu tranh cho 1 nền dân chủ ở đó.
- Anh Khúc Thừa Sơn
Thủ lãnh sinh viên là anh
Joshua Wong, 17 tuổi bị bắt giữ chỉ vài ngày sau cuộc bãi khóa nhưng cuộc biểu
tình vẫn được những nhà hoạt động dân chủ thuộc phong trào “Chiếm khu trung
tâm” cùng người dân Hồng Kông tham gia. Anh Joshua Wong vừa được trả tự do vào
tối Chủ Nhật theo lệnh của tòa án. Tin tức đài RFA ghi nhận được đến tối thứ
Hai, 29/9, cảnh sát đang tìm cách điều đình với sinh viên, yêu cầu các đoàn
biểu tình rút khỏi những địa điểm ngay sát với khu vực hành chính của đặc khu
nhưng phía sinh viên không chấp thuận điều đình, đặt điều kiện ông Đặc Khu
trưởng Lương Chấn Anh phải chính thức lên tiếng với Bắc Kinh, đòi hỏi chính phủ
Trung Quốc phải cho người dân Hồng Kông được toàn quyền chọn lựa người lãnh
đạo, thay vì bỏ phiếu chọn người theo danh sách do Bắc Kinh đưa ra.
Có phải tương lai của Hồng
Kông do chính giới trẻ của đặc khu này định đoạt và vì sao họ có thể tạo sức
lan tỏa mạnh mẽ đến như vậy? Anh Khúc Thừa Sơn, một người trẻ đang dấn thân đấu
tranh cho quyền con người và tự do dân chủ cho VN lên tiếng nhận xét:
Giới trẻ biểu tình trước Nhà hát TPHCM hôm
11/5/2014, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển của VN.
“Họ mạnh mẽ là do họ có là do thế hệ trẻ của
Hồng Kông hiện nay được thừa hưởng 1 nền dân chủ rất lâu đời từ nước Anh mang
lại. Thêm nữa là họ có kinh nghiệm đấu tranh cho 1 nền dân chủ ở đó. Và họ nhìn
được sự phát triển của kinh tế khoa học kỹ thuật ở Hồng Kông đã giúp cho họ
thấy rằng bản chất của Cộng Sản dưới chế độ độc tài cho nên họ đã có được dân
chủ và họ sẽ không bao giờ muốn quay trở lại độc tài nên họ cương quyết đấu
tranh chống độc tài bằng mọi giá cho đến phút cuối cùng”.
Giới trẻ ở Hồng Kông đang
đấu tranh để bảo vệ cho nền dân chủ tồn tại nhiều năm trong lịch sử của Hồng
Kông. Còn giới trẻ đang dấn thân ở VN thì đấu tranh để tìm kiếm sự tự do dân
chủ cho quê hương mình. Sự đấu tranh của giới trẻ ở Hồng Kông được số đông ủng
hộ. Sự đấu tranh của giới trẻ ở VN không những không được khích lệ mà còn bị
nhiều áp lực từ xung quanh. Một ví dụ điển hình, lãnh đạo các trường học cũng
như Hiệp hội Giáo viên lớn nhất ở Hồng Kông ra khẩu hiệu kêu gọi “Đừng để sinh
viên biểu tình bơ vơ một mình” so với trường hợp cô sinh viên Nguyễn Phương
Uyên nhỏ bé, đơn độc biểu tình chống Trung Quốc, bị tù tội và còn bị nhà trường
buộc thôi học.
Sự so sánh sẽ là khập
khiễng khi bối cảnh đấu tranh giữa Hồng Kông và VN hoàn toàn khác nhau. Tuy
nhiên, câu hỏi đặt ra phong trào của sinh viên Hồng Kông hiện nay ảnh hưởng như
thế nào đến phong trào đấu tranh còn mới mẻ của các bạn trẻ ở VN? Anh Nguyễn
Đình Hà, một bạn trẻ từng đến Hoa Kỳ vận động cho nền báo chí độc lập và quyền
tự do căn bản của người dân ở VN, cho biết quan điểm của mình:
Em nghĩ phong trào này khuyến khích rất nhiều tinh thần của những người trẻ như em đang đấu tranh ở trong nước và số người ủng hộ tinh thần cho các bạn trẻ ở Hồng Kông trong giới đấu tranh ở VN đang tăng lên.
- Anh Nguyễn Đình Hà
“Em nghĩ phong trào này khuyến khích rất
nhiều tinh thần của những người trẻ như em đang đấu tranh ở trong nước. Em nghĩ
số người ủng hộ tinh thần cho các bạn trẻ ở Hồng Kông trong giới đấu tranh ở VN
đang tăng lên và đang rất chú ý. Thứ nhất là phấn khích về mặt tinh thần rằng
Hồng Kông là 1 tấm gương tốt để noi theo. Về việc bắt bớ, đàn áp thì cũng không
làm sờn ý chí tiến lên của giới trẻ đấu tranh tại VN. Bởi vì trong tất cả các
cuộc cách mạng trước đây thì cũng đều có bắt bớ kể cả chết chóc nhưng với tinh
thần trách nhiệm của mình đối với tương lai, đối với con cháu của người Việt
Nam sau này thì những việc đó là điều nhỏ nhặt”.
Ở Hồng Kông, một chàng sinh viên 17 tuổi, Joshua Wong có thể phát động phong trào bãi khóa biểu tình đòi dân chủ một cách mạnh mẽ.
Ở VN, một Nguyễn Phương Uyên, một Đinh Nguyên Kha,
một Phạm Thanh Nghiên và còn những cánh chim đơn lẻ khác dù phải trả giá bằng
những bản án tù rất nặng nề trong con đường đấu tranh của họ mà vẫn chưa tạo
được sự cộng hưởng lớn cho giới trẻ ở trong nước nhưng họ vẫn vững một niềm tin
kiên cường rằng con đường họ dấn thân là con đường tất yếu cho một đất nước VN
tự do, dân chủ.
Có thể phong trào sinh viên
đồng lòng vì tương lai ở Hồng Kông hiện nay sẽ là hình ảnh xa vời trong tâm
tưởng của giới trẻ ở VN nhưng những người trẻ đeo đuổi giấc mơ làm chủ quốc gia
dù ở VN hay ở Hồng Kông hay bất cứ nơi nào trên thế giới cùng tin rằng tuổi trẻ
của họ sẽ làm nên lịch sử.
Cuộc phản kháng của sinh
viên Hồng Kông bước sang tuần thứ hai
Người biểu tình tập trung
trên đường phố trong khu mua sắm Mongkok ở Hồng Kông, ngày 30/9/2014.
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Video
Sinh
viên đòi dân chủ, cảnh sát Hong Kong đụng độ (VOA60)
30.09.2014
Những người biểu tình đòi dân
chủ ở Hồng Kông làm ngơ trước yêu cầu của cảnh sát đòi họ rời khỏi khu trung
tâm tài chánh, trong lúc cuộc phản kháng của sinh viên bước sang tuần lễ thứ
nhì. Số người tham gia biểu tình dự kiến sẽ tăng mạnh trong vài ngày sắp tới
giữa lúc dân chúng Trung Quốc nghỉ lễ nhân ngày Quốc Khánh thứ 65. Mời quí
thính giả theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA
Zlatica Hoke.
Hàng vạn người biểu tình
ngăn chận những con đường chính ở Hồng Kông sáng sớm hôm nay để đòi chính quyền
thực hiện phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử trưởng quan hành chánh vào năm
2017. Những người biểu tình, đa số là sinh viên, cũng đòi nhà lãnh đạo Hồng
Kông Lương Chấn Anh từ chức sau khi Trung Quốc loan báo hồi cuối tháng 8 là chỉ
có những người trung thành với Bắc Kinh mới có thể ứng cử cho chức vụ trưởng
quan hành chánh Hồng Kông.
Một sinh viên tên Marco
cho biết như về đòi hỏi của người biểu tình.
"Chúng tôi có một
thông điệp đơn giản: đó là chúng tôi chỉ muốn dân chủ và một cuộc bầu cử công
bằng để chọn trưởng quan hành chánh Hồng Kông. Chỉ đơn giản như vậy, chứ không
có thứ gì khác."
Cảnh sát cho biết họ đã
bắn 87 quả lựu đạn cay hôm chủ nhật trong hành động mà họ gọi là sự ứng phó có
kiềm chế đối với việc những người biểu tình tìm cách xông qua các rào cản an
ninh. Sau đó, những người biểu tình đã dùng mặt nạ bảo hộ, kính che mắt và dù
để chống đỡ với việc bị xịt hơi cay và lựu đạn cay.
Bà Robyn Mak, phóng viên
của hãng thông tấn Reuters, cho biết số người biểu tình dự kiến sẽ tăng mạnh
trong những ngày lễ.
"Thứ tư và thứ năm
đều là ngày lễ ở Hồng Kông, và có lẽ là vì phản ứng của cảnh sát, cho nên sẽ có
rất nhiều người tham gia cuộc biểu tình phản kháng này."
Đây
là vụ rối loạn tệ hại nhất ở Hồng Kông kể từ khi cựu thuộc địa Anh này được
giao lại cho Trung Quốc năm 1997.
Đây là vụ rối loạn tệ
hại nhất ở Hồng Kông kể từ khi cựu thuộc địa Anh này được giao hoàn cho Trung
Quốc vào năm 1997.
Các nhà lãnh đạo Cộng
Sản e rằng đòi hỏi dân chủ ở Hồng Kông có thể lan tới Hoa Lục và họ đã tuyên bố
cuộc phản kháng này là bất hợp pháp. Một số người e rằng Bắc Kinh có thể sử
dụng sức mạnh thái quá để chống lại các sinh viên như họ đã làm cách nay 25 năm
tại Quảng trường Thiên an môn ở Bắc Kinh. Hàng trăm người biểu tình bị giết, hàng
ngàn người bị thương và nhiều người bị bỏ tù. Giới hữu trách nói rằng điều này
sẽ không xảy ra. Phó Giám đốc cảnh sát Hồng Kông Trương Đắc Cường phát biểu như
sau.
"Chúng tôi có những
luật lệ, qui định nghiêm khắc về việc sử dụng sức mạnh. Cho nên tất cả đều tùy
thuộc vào tình hình. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu công chúng,
những người tham gia một sự kiện có liên hệ tới trật tự công cộng, không được
vượt qua rào cản của cảnh sát. Cảnh sát sẽ đánh giá tình hình và sẽ xác định
mức độ nào là thích đáng."
Tuy nhiên, một số nhà
phân tích cho rằng tình hình có thể trở nên tệ hại hơn.
Ông David Zweig, một
chuyên gia về chính trị Trung Quốc của Đại học Hồng Kông, cho biết các nhà lãnh
đạo ở Bắc Kinh và Hồng Kông có thể quyết định hủy bỏ những lễ hội mừng quốc
khánh. Ông cho biết thêm như sau.
"Tôi e rằng tối nay
hoặc tối mai sẽ xảy ra một vụ đụng độ, và có thể có một nỗ lực lớn để xua đuổi
sinh viên ra khỏi đường phố và khu Trung Hoàn ở trung tâm thành phố. Và điều đó
có thể gây ra bạo động. Tôi rất lo ngại về việc đó."
Những diễn tiến ở Hồng
Kông đang được theo dõi sát ở Đài Loan, một đảo quốc tự trị mà Trung Quốc nói
là một tỉnh bất phục tòng. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã lên tiếng kêu gọi
Bắc Kinh lắng nghe tiếng nói của dân chúng Hồng Kông.
"Chúng tôi kêu gọi
Trung Quốc Đại Lục lắng nghe những đòi hỏi của dân chúng Hồng Kông và xử lý
tình hình này với một thái độ ôn hòa và thận trọng."
Tại Washington, Tòa Bạch
Ốc bày tỏ ủng hộ cho nguyện vọng của người dân Hồng Kông và quyền tự trị cao độ
của vùng lãnh thổ này.
Nguyen bac ninh <bacninh
> schrieb am 20:10
Dienstag, 30.September 2014:
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment