Chuyện
Đông Âu kéo tượng Lenin
Người Dân Bài từ Nhịp cầu Thế giới
- 8 giờ trước
Và sau mẩu tin, có nhiều
ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là
'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
Đọc những bình luận đó,
có thể liên tưởng tới những vần thơ “bất hủ” của Tố Hữu thời 1953, khi ông ta
cùng các đồng chí khóc Stalin trong thi phẩm 'Đời đời nhớ Ông'.
Đối với một kẻ xa lạ, ở một
đất nước mà khi đó có lẽ đại đa số dân Việt chưa biết là ở đâu, chưa thấy có
mối liên hệ hay công trạng gì với Việt Nam, nhưng nhà thơ lại rưng rưng:
“Yêu biết mấy khi con
học nói - Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin”.
Để rồi trong cả 'bài
thơ', thi sĩ nhiều khi òa lên một cách hết sức vô duyên:
“Ông Stalin ơi, Ông
Stalin ơi! - Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? - Thương cha, thương mẹ,
thương chồng - Thương mình thương một, thương Ông thương mười...”. Và đặt vào
miệng con trẻ những lời hết sức “chối”: “Con còn bé dại con ơi - Mai sau con
nhé trọn đời nhớ Ông!”.
'Sùng bái lãnh tụ'
Tệ sùng bái cá nhân lãnh
tụ một cách mù quáng, vô độ, phổ biến trong thế giới cộng sản xưa, đã bị chính
các đảng cộng sản bài trừ từ vài chục năm nay, coi đó là cội nguồn của những
thảm họa dân tộc.
Chỉ cần đọc lại bản báo
cáo mật của lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đọc tại Đại hội Đảng Cộng sản
Liên Xô lần thứ 20 vào cuối tháng 2-1956, là đủ thấy những hậu quả khôn lường
của nó.
Dầu sao đi nữa, không
thể không đặt câu hỏi: Stalin trên cương vị một trong những đao phủ lớn nhất
của lịch sử loài người tất nhiên là đáng lên án, nhưng phải chăng chỉ ông ta mới
'đáng trách'?
Phải chăng ông là cội
nguồn của tất cả những tội ác, mà sau này, một sử gia của Pháp đã nhận định
rằng, đau đớn thay, đó là tội ác của một nhà nước nhằm vào và chống lại nhân
dân của chính mình?
Câu trả lời là Không.
Bởi lẽ, Stalin đã tiếp
thu và tất nhiên, có nâng cao tất cả những tệ hại nhất của người thầy Lenin - như
chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, thanh trừng và khủng bố, đàn áp tôn
giáo...
Tất cả những tội ác đó
đã được thực hiện rất triệt để trong thời gian 1917-1922, tức là khi Lenin còn khỏe
và mọi hành động của ông đều là rất có ý thức, chứ không phải sự nhầm lẫn đáng
tiếc lúc già yếu.
Trên cương vị người sáng
lập nhà nước vô sản đầu tiên trên hoàn cầu, suốt đời hoạt động của mình, Lenin trước
sau như một ủng hộ sự áp dụng bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết
và tiên quyết để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị.
Sự độc đoán và phi dân
chủ đó của ông đã khiến cả những gương mặt lớn, cùng lý tưởng - như Rosa
Luxemburg, hay văn hào Maxim Gorky - phải 'kêu trời'.
Cũng trong thời gian đó,
những phần tử ưu tú, tinh hoa nhất của giới trí thức Nga truyền thống đã bị
cưỡng bức rời quê hương - mở đầu cho một thông lệ tệ hại ở Liên Xô là chính quyền
có thể trục xuất chính công dân mình nếu cảm thấy ai đó có thể không hợp hoặc
không có lợi cho họ.
Đấy cũng là tội của
Lenin - người rất thấu hiểu sức mạnh của tri thức nên đã rất mạnh tay với giới trí
thức, với nền văn hóa truyền thống Nga.
Thế nên, rất có thể đối
với Đảng Cộng sản Liên Xô, hoặc với cá nhân ai đó thì Lenin (từng) là thần
tượng, là người hiền, nhưng chỉ cần đọc lại một chút những nghiên cứu lịch sử
đứng đắn là biết được di sản của Lenin nguy hại như thế nào đối với một phần
đáng kể nhân loại.
Vậy có nên tiếp tục nhắm
mắt nhắm mũi mà sùng bái ông hay không, nhất là nhiều khi chỉ là theo quán
tính, theo thói quen mà không hề có óc suy xét?
Hơn thế nữa, liên quan
tới quyết định của thành phố nọ, có thể nghĩ xem Lenin đã làm được gì cho
Ukraine, mà Ukraine cần giữ tượng đài Lenin ở mọi nơi?
Những pho tượng ấy đã
được dựng lên - và có thể phù hợp với ý thức hệ bị cưỡng bức của một thời kỳ
nào đó, khi dân tộc Ukraine chưa được độc lập - thì bây giờ, sau hai mươi ba
năm, nếu thấy nó ko còn phù hợp nữa, người ta hạ xuống. Có gì đáng thương khóc?
Những tượng đài Lenin,
hồi xưa vốn hiện diện nhan nhản, đa phần do bị bắt buộc ở các nước xã hội chủ
nghĩa cũ tại Đông Âu, thì nay dường như đã bị loại sạch.
Có những nơi như tại
Hungary, những pho tượng ấy được tập trung lại một nơi để ai có nhu cầu tìm
hiểu quá khứ có thể tới thăm viếng.
Như thế là văn minh: vị
trí của chúng là ở đó, chứ không phải tại các quảng trường, nơi công cộng... bởi
công tội phải phân minh.
Cũng như, lịch sử phải
được tôn trọng, quá khứ phải được nhìn nhận sòng phẳng. Người dân Đông Âu biết đánh
giá hơn ai hết giá trị to lớn của nền văn hóa Nga, vẻ đẹp của đất nước Nga, họ
cũng không có vấn đề gì với dân tộc Nga vốn được mô tả như những con người hiền
hậu, tốt bụng và mến khách. Tuy nhiên với những trải nghiệm lịch sử đau đớn, họ
quá hiểu cần gìn giữ cái gì, và loại bỏ cái gì.
Việt Nam ta ở xa, chớ
nên 'dạy khôn' cho họ.
Bài viết thể
hiện quan điểm riêng của tác giả ký bút danh Người Dân đã đăng trên trang Nhịp
cầu Thế giới hôm 20/8/2014 ở Hungary.
Ghi chú:
Rosa Luxemburg (1871-1919) là nhà cách mạng,
triết gia, tác giả cuốn “Về cuộc cách mạng Nga” (Die Revolution in Russland) viết
trong tù ngục để phê phán chủ trương của Lenin - tiêu diệt các đảng phái đối
lập và bóp nghẹt dân chủ trong chính nội bộ Đảng. Rosa Luxemburg để lại câu nói
nổi tiếng, đến giờ vẫn hay được trích dẫn: “Tự do dành riêng cho những ai ủng
hộ chính phủ, dành riêng cho thành viên một đảng – cho dù đông đảo đến mấy –
cũng không phải là tự do. Tự do, luôn phải là tự do của những người khác chính
kiến”.
Maxim Gorky (1868-1936), tác giả “Những suy
tưởng không hợp thời” về cách mạng cộng sản Nga, bị cấm tại Liên Xô trong bảy
thập niên trong khi chính quyền vẫn tung hô Gorky như là nhà văn lớn nhất của
trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Nguyên tác Nga ngữ thì kiếm: М.
ҐОРЬКИЙ: Несвоеврменные мысли (đăng lần đầu trên tạp chí Литературное
обозрение, số 9, 10, 12 năm 1988).
Đăng ngày 29-09-2014
Kharkiv hạ bệ
tượng Lê-nin
Thanh Hà
Kharkiv hạ tượng Lê-nin. REUTERS/Stringer
Bức tượng lớn nhất của
lãnh tụ cách mạng Nga, Lê-nin còn tồn tại ở Ukraina đã bị hạ bệ sáng nay. Thành
phần dân tộc chủ nghĩa Ukraina muốn xóa bỏ tất cả những vết tích gợi lại ảnh
hưởng của Matxcơva.
Sau hai giờ máy cưa được
cho hoạt động liên tục, một số người biểu tình ở Kharkiv, miền Đông Ukraina, đã
trèo lên được bức tượng của lãnh tụ Lê-nin, cưa được một cái chân của pho tượng
cao đến 8 mét rưỡi. Kế đó họ phải dùng dây thừng mới giật đổ bức tượng khổng lồ
trong tiếng reo hò, hoan hô của đám đông.
Hạ bệ tượng Lê- nin là
đỉnh điểm của một cuộc xuống đường vào chiều hôm qua 28/09/2014 tại Kharkiv,
thành phố lớn thứ nhì ở Ukraina. Hàng chục người tham dự. Kể từ khi tổng thống
thân Nga Viktor Ianoukovitch bị truất phế vào tháng 2/2014 số phận pho tượng
của Lê-nin thường xuyên là đề tài tranh cãi tại Kharkiv, một thành phố với 1,5
triệu dân. Dù ở tận miền đông, nhưng dân cư trong vùng vẫn trung thành với Kiev
và không hề muốn bị ngả vào vòng tay của Liên bang Nga.
Chính quyền thành phố ý
thức được ác cảm của công luận đối với bức tượng Lê-nin, nên đã hứa tháo gỡ tác
phẩm điêu khắc này một cách nghiêm chỉnh. Nhân viên tòa thị chính Kharkiv giải
thích là nếu không hạ bệ bức tượng một cách đúng đắn, tượng ông Lê-nin nặng
ngàn cân này khi rơi xuống sẽ làm hư hại lòng đường, ảnh hưởng dây chuyền đến
hệ thống đường xe điện ngầm. Thế nhưng diễn biến đêm hôm qua, rạng sáng sớm nay
cho thấy người dân Kharkiv đã không còn kiên nhẫn để chờ đợi.
Bộ Nội vụ Ukraina đã
nhanh chóng ra lệnh mở điều tra xem ai là thủ phạm hạ bệ tượng Lê-nin. Nhưng
chỉ vài giờ sau đó chính bộ trưởng Nội vụ Arsène Avakov thu hồi lệnh trên. Ông
giải thích : đổ tượng lãnh tụ cách mạng Nga mà không ai bị thương hay xây xát.
Vậy thì không cần phải điều tra.
Tại thủ đô Kiev nhiều
bức tượng của Lê-nin cũng đã bị hạ bệ kể từ tháng 2/2014. Thế nhưng phần lớn
những pho tượng ở các vùng miền Đông Ukraina thân Nga thì những tác phẩm điêu
khắc để tưởng niệm nhà cách mạng vĩ đại này của nước Nga vẫn còn nguyên vẹn .
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment