Thursday, October 2, 2014

Sinh viên Việt Nam tham gia biểu tình ở Hong Kong


Sinh viên Việt Nam tham gia biểu tình ở Hong Kong

Hoài Vũ, phóng viên RFA
2014-10-01

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg10101217.jpg
Biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong vào ngày 01 tháng 10 năm 2014
 AFP photo



Sinh viên quốc tế ở Hong Kong đổ ra đường ủng hộ phong trào dân chủ khiến đặc khu kinh tế sôi sục nhiều ngày nay. Trong số này cũng có nhiều sinh viên gốc Việt.
Đoàn sinh viên quốc tế tuần hành trên đường phố đặc khu Hong Kong, trong tiếng hò reo cổ vũ của người dân địa phương. Họ hô vang khẩu hiệu: Chúng tôi yêu Hong Kong.

Trong đoàn này có sinh viên gốc Việt tên là Long, 22 tuổi. Long đang học năm thứ hai tại một công nghệ ở Hong Kong. Ban đầu, Long chỉ theo dõi biểu tình qua các trang phát video cập nhật trực tiếp trên mạng. Sau khi cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình, anh cảm thấy một bầu không khí tức giận bao trùm, đồng thời có nhiều người cũng có vẻ mất dần hy vọng. Vì thế, Long xuống đường để ủng hộ quyền dân chủ của người dân Hong Kong. Long chia sẻ với chúng tôi qua một tin nhắn trên mạng xã hội Facebook:

Tôi muốn họ thấy rằng họ không cô đơn. Mục đích đi biểu tình của chúng tôi là muốn dân chúng Hong Kong có được quyền lựa chọn, quyền được nói “không” với Bắc Kinh.
Long Gia nhập nhóm có tên Unison, gồm đa phần người Pakistan và Ấn Độ. Anh kể:
Người dân địa phương cảm động vì hành động của chúng tôi. Chúng tôi tuần hành qua phố trước tiếng hò reo của họ. Họ vỗ tay rào rào khi chúng tôi hét các khẩu hiệu bằng thứ tiếng Quảng Đông còn chưa sõi. Có người cảm động tới phát khóc.

Cuộc bãi khoá của học sinh, sinh viên Hong Kong để phản đối việc chính quyền Hoa Lục đòi chọn các ứng viên cho cuộc bầu cử năm 2017 nhanh chóng biến thành cuộc cách mạng dân chủ có tên Cách mạng Cây Dù.

Giờ đây, không chỉ thanh niên, sinh viên mà các bậc phụ huynh cùng nhiều người dân khác cũng tham gia biểu tình. Họ chọn biểu tượng của cuộc các mạng là chiếc ô: những chiếc ô bảo vệ họ trước ánh nắng mặt trời, mưa và súng hơi cay của cảnh sát bạo động.

Khánh Nhi, sinh viên năm cuối ngành chính trị ở Đại học Hong Kong, cũng xuống đường cùng các bạn trong ký túc xá. Cô kể:

Ký túc xá em khoảng một trăm mấy bạn thay phiên nhau đi. Tức là có hẳn một nhóm phân công mấy giờ thì bao nhiêu đứa phải đi, mấy giờ thì bao nhiêu đứa phải đi, đứa nào đi được, đứa nào trong nhóm sơ cấp cứu, đứa nào trong nhóm ngồi ở vị trí nào.
Cuộc biểu tình dân chủ này diễn ra trong hoà bình, trật tự. Người biểu tình cũng tránh gây rắc rối cho người dân xung quanh bằng việc dọn rác hay quét sạch đường phố. Khánh Nhi kể:
Tụi em ra đó cơ bản là chỉ ngồi thôi, ngồi im lặng nghe bài giảng của giáo sư, một số nhà hoạt động, hô theo mấy cái khẩu hiệu thôi.

Một trong những yêu cầu của người biểu tình là đòi được gặp mặt trực tiếp với trưởng đặc khu kinh tế Lương Chấn Anh, yêu cầu ông từ chức và hơn nữa là sự nhượng bộ của chính quyền Bắc Kinh.

 Khánh Nhi cho biết:

Quyền dân chủ này là quyền rất đúng đắn. Họ nên được phép đi biểu tình như này để giành quyền đó cho mình. Cho nên em sợ, sau khi cảnh sát tấn công như vậy, không ai ra đường nữa thì rất là buồn, rất là đáng tiếc. Bởi vì cá nhân mình, mình ở Việt Nam không có cái quyền đó cho nên họ đang có mà họ để mất đi thì thật là đáng tiếc.

Bùi Huyền Trang, tên tiếng Anh là Christine Leung, 27 tuổi cũng tham gia cuộc biểu tình vì quá giận dữ trước phản ứng dữ dội của chính phủ Hong Kong trước người dân vô tội. 

Trang nói với chúng tôi:
Tôi muốn họ thấy rằng họ không cô đơn. Mục đích đi biểu tình của chúng tôi là muốn dân chúng Hong Kong có được quyền lựa chọn, quyền được nói “không” với Bắc Kinh. 
- Long,  sinh viên gốc Việt 
Tôi cảm thấy tôi cần biểu tình cho tới khi trưởng đặc khu kinh tế từ chức. Kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu từ cả tuần nay, ông ấy không hề nói lời một lời nào, kể cả khi cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình. Như thế thật là vô trách nhiệm.
Tờ New York Times nhận định rằng việc giới chức Hong Kong im lặng có vẻ là để người biểu tình tự nản rồi tan vỡ. Chiến lược này dường như được sự ủng hộ của các nhà tài phiệt Hong Kong, những người thu bộn tiền từ việc cho thuê giá cắt cổ các cơ sở buôn bán nhỏ và văn phòng. Những tiểu thương này vẫn phải trả tiền thuê nhà trong lúc người biểu tình chặn đường buôn bán của họ.

Giới chức hy vọng điều đó sẽ khiến những người buôn bán nhỏ và tầng lớp trung lưu quay lưng lại với phong trào dân chủ. Họ cũng hy vọng dân chúng coi người biểu tình là những kẻ quấy nhiễu chứ không phải là biểu tượng dân chủ như các sinh viên chiếm giữ Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Khánh Nhi nói:
Bọn em đang bàn về sau 3, 4 ngày thì bọn em phải tiếp tục làm như thế nào. Vì chính phủ không có thiện ý, sẽ không có hòa giải không có thương lượng gì hết. Người biểu tình từ sau hôm bị cảnh sát tấn công, 2, 3 hôm nay quá là yên bình đi nên mọi người bắt đầu có cảm giác hơi chán nản một chút.

Khi được hỏi liệu có sợ bị giới chức đàn áp đẫm máu như ở Thiên An Môn hay không, các bạn sinh viên đều cho biết khi ở giữa đám đông người biểu tình dân chủ, họ không còn nghĩ gì tới sự an toàn của bản thân nữa.

thứ hai có thể xảy ra vì Hong Kong nay thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, cô nói một phần trong cô tin rằng an ninh Hong Kong sẽ không đàn áp đẫm máu.
Chúng tôi viết đơn thỉnh cầu trên mạng gửi tới Tổng thống Mỹ Barack Obama và quốc tế để họ nhận thức được thực trạng ở Hong Kong. Tôi nhờ anh chị em họ ở Việt Nam và Anh ký vào đơn này. Dù khả năng xảy ra việc đàn áp đẫm máu chỉ nhỏ thôi, chúng tôi hy vọng có thể ngăn chặn được điều đó.

Một cố vấn giấu tên của chính quyền Hoa Lục thì nhận định với New York Times rằng, giới chức nước này sẽ không để xảy ra một Thiên An Môn thứ hai. Họ không thể lặp lại sai lầm của 25 năm trước đó, ông nói.

Trong lúc này, sinh viên Hong Kong vẫn biểu tình hiền hoà. Có người dọn rác, có người tổ chức hậu cần, có người làm bài tập. Một bạn sinh viên Việt Nam đến xem biểu tình thì cho biết có người nước ngoài còn bỏ ra cả 4-5000 đôla mua thực phẩm tiếp sức cho sinh viên.


Tại sao những cuộc biểu tình sinh viên vắng bóng sau năm 1975

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-09-30

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
kinhhoa09302014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
1368241956-305.jpg
Một cuộc biểu tình của giới trẻ tại Sài Gòn trước năm 1975.
File photo







Sinh viên là những người đại diện cho tương lai đất nước. Trong năm 2014 này người ta chứng kiến thế hệ tương lai đó ở Đài Loan, và bây giờ là Hong Kong cất lên tiếng nói, sự quan tâm của mình đối với các vấn đề chính trị của quốc gia. Những cuộc biểu tình của giới sinh viên như thế đã diễn ra ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Và nay nó hoàn toàn vắng bóng. Tại sao?

Nền dân chủ phôi thai bị bóp nghẹt

Hình ảnh biểu tình của sinh viên Hong Kong đòi dân chủ gây xúc động nhiều cho giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Họ đặt ra câu hỏi tại sao cuộc đấu tranh chỉ diễn ra ở Hong Kong mà không phải ở Việt Nam, nơi những vấn đề thực thi dân chủ còn kém hơn nhiều lần? Tại sao sinh viên của nhiều quốc gia thường hay lên tiếng khi có những vấn đề chính trị xã hội bị xấu đi? Trong khi ở Việt Nam thì những vấn đề như vậy xuất hiện ngày càng nhiều và không thấy sinh viên lên tiếng? Và gần gũi nhất là cách đây hơn 40 năm, sinh viên học sinh dưới chế độ Việt Nam cộng hòa rất thường hay biểu tình, từ phản chiến cho đến chống thuế giá trị gia tăng, còn sau năm 1975, sinh viên học sinh không còn hoạt động gì nữa. Tại sao?
Những kẻ chiến thắng bóp nghẹt tự do dân chủ của một nền dân chủ phôi thai:
Miền Nam là bị đánh chiếm, mà bị đánh chiếm nên bị áp đặt một chế độ mới mà người thua trận phải chấp nhận. Còn những người đã đi biểu tình chống đối (trước đó) là đã theo Việt cộng rồi. 
-Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người từng tham gia các hoạt động của giới sinh viên miền Nam trước năm 1975 nêu ra nguyên nhân của tình hình đó:
Miền Nam là bị đánh chiếm, mà bị đánh chiếm nên bị áp đặt một chế độ mới mà người thua trận phải chấp nhận. Còn những người đã đi biểu tình chống đối (trước đó) là đã theo Việt cộng rồi. Và rồi họ hợp tác, còn những người còn lại là những người thua trận. Họ bị bắt đi cải tạo, đi học tập, họ đi vượt biên, họ đâu còn đấu tranh dân chủ được.”

Ý kiến của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng là ý kiến của nhiều người có liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, có bên thắng trận và bên bại trận, một cuộc nội chiến mà sau khi kết thúc bên thắng xử những người anh em thua trận.
Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa trong một lần trả lời phỏng vấn báo Pháp nói rằng những người mang tên là “Giải phóng” biến thành những người “Chiến thắng” ngay sau ngày 30/4/1975.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi nhân kỷ niệm ngày 30/4, một bạn trẻ tại Hà nội nói rằng chế độ Việt Nam cộng hòa dù chưa hoàn hảo nhưng đó lại là một cuộc thực nghiệm về dân chủ. Những người đồng ý với bạn trẻ này cho rằng chính vì lý do đó, trong không khí dân chủ dù chưa hoàn hảo đó, các sinh viên học sinh có thể cất lên tiếng nói chính trị của mình.

Giáo dục chính trị dẫn đến thờ ơ chính trị

Giải thích về sự thụ động, không quan tâm đến chính trị của thanh niên học sinh hiện nay, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nói tiếp:
000_Hkg10098491.jpg
Một trong những hoạt động trong thời gian sinh viên Đại Học Hong Kong bãi khóa, đòi hỏi Trung Quốc phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, ảnh chụp hôm 23/9/2014.
“Khi người ta áp đặt một chế độ mới thì người ta tính hết rồi, người ta không cho đại học tự chủ. Đại học trở thành cấp bốn, có lớp trưởng, có đoàn thanh niên, mọi thứ đều do nhà nước quản lý hết, thông qua tổ chức này tổ chức khác. Cho nên sinh viên của chế độ sau 75 giống như học sinh cấp bốn, gọi dạ bảo vâng. Và lực lượng giáo viên cũng do đảng và nhà nước nắm hết. Có một sinh viên nào lên tiếng phản kháng thì chẳng có giáo viên giáo sư nào ủng hộ cả, bởi vì họ là người của đảng. Hồi mới giải phóng thiếu giáo viên giáo sư, người ta sử dụng những người cũ gọi là lưu dung, và cũng chỉ sử dụng chuyên môn thôi chứ những người đó không có một quyền hành nào hết, và sẳn sàng bị đuổi khỏi ngành nếu có ý kiến gì khác ý kiến của tổ chức. Còn những người không chấp nhận cuộc sống của chế độ thì bị đi tù, (con em) không được vào trường Đại học vì bị phân biệt lý lịch nên họ vượt biên cả. Thế hệ thanh niên còn lại được dẫn dắt, được dạy dỗ, được học tập theo cách chương trình học Mác Lê Nin, đạo đức Hồ Chí Minh trong một chương trình rất nặng năm nào cũng phải có. Sinh viên bây giờ giống như những học sinh bé nhỏ, không có ý thức, chẳng làm được cái gì cả.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, từng tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hiện là thành viên một tổ chức dân sự nói rằng sự tê liệt của sinh viên học sinh Việt Nam là do sự kềm kẹp nhiều tầng nấc trong trường Đại học. Anh nói rằng:
“Sinh viên Việt Nam là sản phẩm của một hệ thống giáo dục nói riêng và một hệ thống quản trị xã hội nói chung của một nước cộng sản.
Sinh viên của chế độ sau 75 giống như học sinh cấp bốn, gọi dạ bảo vâng. Và lực lượng giáo viên cũng do đảng và nhà nước nắm hết. 
-Huỳnh Ngọc Chênh
Một nữ sinh viên khác thì nói rằng cho tới giờ này thì chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam thành công trong việc thực hiện một chính sách ngu dân lâu dài và có hệ thống, kiềm tỏa mọi thế lực có thể đi ngược lại lợi ích của đảng cộng sản Việt Nam.
Một điều trớ trêu là mọi người đều biết rằng chương trình học ở các đại học Việt Nam sau năm 1975 rất nặng nề về các môn chính trị, nhưng các sinh viên Việt Nam lại không có phản ứng gì đối với những vấn đề chính trị xã hội. Giải thích điều này anh Nguyễn Anh Tuấn nói:
“Cái từ chính trị ở Việt Nam bị xuyên tạc, và có hai hướng xuyên tạc. Thứ nhất là linh thiêng hóa cái từ chính trị để giới trẻ nghĩ rằng đó là cái gì đó cao vời vợi mà chỉ có những người đặc biệt mới được quyền hoạt động chính trị, sử dụng cái quyền chính trị của mình. Mặc khác người ta lại tầm thường hóa chính trị, nói rằng có bản lĩnh chính trị tức là tuân phục đường lối của đảng cộng sản, của nhà cầm quyền. Cả hai đều đi đến chổ bóp méo cái từ chính trị, thực ra rất đa dạng phong phú, rất gần gũi với đời sống của mỗi người.
Theo anh thì khái niệm chính trị như vậy ở Việt Nam sau năm 1975 cũng góp phần tạo ra thái độ thờ ơ đối với những vấn đề chính trị xã hội của quốc gia, làm vắng bóng những cuộc biểu tình như ở Sài Gòn trước kia.
Trong thời gian gần đây, đã thấy xuất hiện các cuộc biểu tình liên quan từ vấn đề chống Trung quốc xâm lượt đến đòi đất đai của nông dân, nhưng trong các đám đông đó sinh viên học sinh vẫn vắng bóng. Những nhà hoạt động dân chủ mà số lượng hãy còn ít ỏi nói với chúng tôi rằng thế hệ trẻ lớn lên ở Việt Nam hiện nay không biết mình có những cái quyền gì để mà đòi. Một người giải thích rằng: “Khi nói với những kẻ nô lệ về tự do thì sẽ nhận được những nụ cười mỉa mai.”
Nhưng cũng có những ý kiến lạc quan, trong đó có nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh và anh Nguyễn Anh Tuấn, là đã xuất hiện những sinh viên dám dấn thân đấu tranh cho những điều mà họ tin là đúng, cho quyền tự nhiên của mình như các bạn sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, mà chính quyền cộng sản đã phải dùng nhà tù để trấn áp họ.


 

 

 Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link