Saturday, October 4, 2014

Hong Kong: Sinh viên biểu tình ngừng đối thoại với chính quyền


mediaNgười biểu tình dân chủ ngăn cản những người phản đối tiến gần lều của họ trên một con đường chính của khu mua sắm Mongkok, Hồng Kông, 03/10/2014.REUTERS/Bobby Yip

Căng thẳng lên đến cực độ tối nay 03/10/2014 tại Hồng Kông, khi xảy ra những cuộc xung đột dữ dội giữa những người biểu tình đòi dân chủ với hàng trăm người bực tức trước phong trào phản kháng. Các lãnh tụ sinh viên loan báo sẽ không tham gia đối thoại với chính quyền, cho rằng cảnh sát đã để cho côn đồ tấn công người biểu tình.

Tại Vượng Giác (Mong Kok), khu thương mại rất đông dân của quận Cửu Long (Kowloon), hàng trăm người đã tấn công những người biểu tình, cố dỡ bỏ các rào chắn và thường là thành công. Đám người « phản biểu tình » hô to : « Hãy trả lại khu Vượng Giác cho chúng tôi ! Người Hồng Kông cần phải kiếm ăn », « Trở về nhà đi ! ».

Hai phe trao đổi những cú đánh và lời thóa mạ, trong khi cảnh sát cố gắng tách họ ra và mở một lối cho các xe cứu thương. Trước mắt, chưa biết được có ai bị thương trong các vụ xô xát này hay không. Một số người biểu tình lên án phe phản đối đã thuê mướn côn đồ để gây rối và bêu xấu phong trào đòi dân chủ - vốn đã huy động được hàng chục ngàn người xuống đường từ hôm Chủ nhật, gây xáo trộn các hoạt động trong thành phố.
Tại Vịnh Đồng La (Causeway Bay), thiên đường mua sắm và là địa điểm tập hợp thứ hai của phong trào dân chủ, đụng độ cũng xảy ra giữa khoảng 25 người biểu tình với chừng 50 người khác. Một người gào lên : « Đó không phải là dân chủ, người ta cần phải nuôi con ». Một số người qua đường vỗ tay khi các rào chắn được dỡ bỏ.
Còn tại khu vực có trụ sở các Bộ, những vụ xung đột lại diễn ra giữa người biểu tình với cảnh sát. Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh tố cáo tình hình « gần như hỗn loạn ».
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) hôm nay loan báo « không có cách nào khác là hủy bỏ việc tham gia đối thoại ». HKFS cho biết lý do là « Chính quyền và cảnh sát đã nhắm mắt làm ngơ khi bọn côn đồ hung bạo tấn công vào người biểu tình ôn hòa ».
« Cuộc cách mạng những chiếc dù » đã gây tiếng vang rộng rãi trên thế giới, nhiều cuộc biểu tình ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông đã được tổ chức tại nhiều quốc gia. Nhưng dưới áp lực mạnh mẽ của truyền thông và ngoại giao, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ « không nên xen vào chuyện nội bộ » của mình, trong khi Liên hiệp châu Âu bày tỏ « sự quan ngại ».
Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường kiểm duyệt các mạng xã hội, gần hai chục người bị bắt vì đã ủng hộ người biểu tình Hồng Kông. Nhân dân Nhật báo cao giọng cảnh cáo là các đòi hỏi của phong trào dân chủ « vừa không hợp pháp vừa bất hợp lý », các cuộc biểu tình « đi ngược lại các nguyên tắc luật pháp và sẽ thất bại », Bắc Kinh sẽ không có nhượng bộ nào.

Hong Kong: Sinh viên biểu tình ngừng đối thoại với chính quyền

Một người biểu tình ủng hộ dân chủ (giữa) bị một người biểu tình chống phong trào Chiếm Trung Tâm (phải) túm tại quận mua sắm Mongkok ở Hong Kong, 3/10/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Video Lãnh đạo sinh viên Hong Kong đồng ý đàm phán với chính phủ
  • Video Lãnh đạo Hong Kong đề nghị đàm phán nhưng không từ chức
  • Người biểu tình Hong Kong: Nguồn khích lệ cho các nhà hoạt động VN
  • Video Phong trào Dân chủ Hong Kong xin lỗi các doanh nghiệp
  • Video Việt Nam: Biểu tình ở Hong Kong là việc nội bộ của Trung Quốc
  • Video Biểu tình ở thủ đô nước Mỹ ủng hộ Hong Kong
03.10.2014
Sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong ngưng đối thoại với chính quyền sau khi bùng phát đụng độ bạo động hôm nay với những người phản đối biểu tình.

Liên đoàn Sinh viên Hong Kong hôm nay loan báo họ không còn cách nào khác đành phải hủy bỏ các cuộc đối thoại.
Trước đó, người biểu tình đã dọa sẽ ngừng đối thoại với chính phủ nếu không có hành động bảo vệ người biểu tình, đồng thời yêu cầu phải chấm dứt các cuộc tấn công có tổ chức nhắm vào người biểu tình.

Cảnh tượng hỗn loạn diễn ra hôm nay tại các địa điểm biểu tình vốn ôn hòa trước đây.

Cảnh sát Hong Kong hôm nay buộc phải ra tay can thiệp sau khi bùng phát các cuộc ẩu đả trên đường phố giữa những người biểu tình đòi dân chủ và các cư dân bức xúc phản đối các cuộc biểu tình kéo dài cả tuần nay.

Ẩu đả bắt đầu khi một nhóm hàng trăm người ủng hộ sự cai trị của đảng cộng sản Trung Quốc tấn công một địa điểm biểu tình ở khu Mong Kok, đạp đổ lều trại và xé biểu ngữ của người biểu tình. Chưa có báo cáo có người nào bị thương nặng.

Thông tín viên đài VOA Brian Padden đang có mặt tại Mong Kok mô tả tình hình ở đây hết sức ‘bất ổn’.

Hôm qua, trưởng quan hành chính Hong Kong, Lương Chấn Anh, loan báo cử Chánh thư ký Carrie Lâm gặp các sinh viên chiếm phần đông trong lực lượng biểu tình với nỗ lực giải tỏa cuộc khủng hoảng chính trị.
Các địa điểm biểu tình ở Hong Kong bị hàng chục ngàn người chiếm đóng trong khoảng một tuần nay.
Những người biểu tình yêu cầu Trung Quốc cho tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ ở Hong Kong vào năm 2017 và đòi ông Lương Chấn Anh, trưởng quan hành chính Hong Kong, Lương Chấn Anh, phải từ chức. Ông Lương là một nhân vật thân Bắc Kinh.
Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố các cuộc biểu tình ở Hong Kong là bất hợp pháp. Một bài xã luận trên báo nhà nước hôm nay cảnh cáo phong trào bất tuân dân sự tất sẽ thất bại. Bài xã luận trên trang bìa báo Nhân dân của đảng cộng sản Trung Quốc, tờ báo thường phản ánh quan điểm của chính phủ trung ương, viết rằng không có chỗ cho sự nhượng bộ về cải cách dân chủ nhiều hơn.
Bài báo được đăng tải sau khi trưởng quan đặc khu hành chính Hong Kong phớt lờ thời hạn chót phải từ chức vào tối hôm qua. Thay vào đó, ông Lương Chấn Anh đề nghị đối thoại với người biểu tình.
Phẫn nộ lan tràn sau khi cảnh sát dùng hơi cay và thuốc xịt cay hôm Chủ nhật trong nỗ lực giải tán đám đông nhưng bất thành.
Các cuộc biểu tình này đánh dấu vụ bất ổn lớn nhất tại Hong Kong kể từ năm 1997 khi Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát nơi một thời từng là thuộc địa của Anh.

Hồng Kông : Tình hình vẫn căng thẳng
mediaSinh viên tiếp tục biểu tình đòi đặc trưởng khu hành chính Lương Chấn Anh từ chức.REUTERS/Tyrone Siu

Tình hình tại Hồng Kông vẫn căng thẳng sau khi những người biểu tình đòi dân chủ xung đột với cảnh sát trước trụ sở chính quyền địa phương, mặc dù giới lãnh đạo Hồng Kông và sinh viên đã thỏa thuận sẽ mở đối thoại. Hôm nay, 03/10/2014, đa số những người biểu tình tập hợp đông đảo trong đêm qua trước trụ sở chính quyền Hồng Kông đã trở về nhà, nhưng hàng trăm người vẫn kiên quyết bám trụ đường phố.

Trụ sở chính quyền, nằm ở khu trung tâm Hồng Kông, đã trở thành điểm tập hợp của những người biểu tình đòi dân chủ, xuống đường ồ ạt từ chủ nhật đến nay. Những người biểu tình đòi phải cho người dân Hồng Kông quyền phổ thông đầu phiếu hoàn toàn, cũng như đòi ông Lương Chấn Anh, trưởng đặc khu hành chính này, phải từ chức, vì ông này bị xem là quá thân Bắc Kinh.

Các sinh viên, đi tiên phong trong phong trào biểu tình, đã gia hạn cho ông Lương Chấn Anh đến giữa đêm qua phải từ chức. Lãnh đạo Hồng Kông dĩ nhiên đã không làm theo yêu cầu đó, nhưng đề nghị sinh viên đối thoại với chính quyền.
Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI Florence de Changy gởi về bài tường trình :
« Lãnh đạo hành pháp Hồng Kông đã không từ chức theo yêu cầu của các sinh viên, nhưng ông đã tiến một bước khi chỉ định nhân vật số 2 của chính quyền, bà Carrie Lam, đại diện ông đối thoại với sinh viên.

Gặp trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông là một trong những yêu sách của các sinh viên khi họ bắt đầu bãi khóa từ ngày 22/09, trước khi phong trào biến thành chiến dịch chiếm đóng một số khu của thành phố.

Các sinh viên thậm chí đã từng kéo đến văn phòng của ông Lương Chấn Anh với giấy bút sẳn trong tay, nhưng không gặp được lãnh đạo Hồng Kông. Hàng trăm người trong số họ trong đêm đã tập hợp chung quanh tư dinh chính thức của ông.

Ông Lương Chấn Anh cho tới nay đã không thèm đếm xỉa gì đến các sinh viên. Cuối cùng sinh viên đã đòi ông phải từ chức và hôm qua đã viết thư cho bà Carrie Lam, một nhân vật được lòng dân hơn. Như vậy là bà coi như sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải.

Vấn đề là chưa biết khuôn khổ hành động của bà sẽ như thế nào. Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Lương Chấn Anh đã tuyên bố dứt khoát là sẽ không có chuyện thay đổi quyết định của ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc, như yêu cầu của các sinh viên. Cho nên có thể nói là đối thoại coi như chấm dứt ngay trước khi bắt đầu.
Trong khi chờ mở đối thoại, các biện pháp đã được thi hành để hạn chế số người đi vào một số văn phòng của chính phủ Hồng Kông. Theo một nguồn tin nội bộ, trưởng đặc khu hành chính hôm nay làm việc từ nhà riêng của ông. »

Đây là một nhân nhượng đáng kể, bởi vì cho tới nay chính quyền Hồng Kông vẫn từ chối mọi thảo luận. Phong trào « Chiếm lĩnh Trung Hoàn » ( Occupy Central ) hoan nghênh đề nghị đối thoại, hy vọng rằng các cuộc thảo luận sẽ tạo ra một « bước ngoặt » cho bế tắc chính trị hiện nay.

 Tuy nhiên, nhiều người biểu tình đòi dân chủ tỏ vẻ bi quan về cơ may thành công của đối thoại. Hiện tại, ngày giờ mở đối thoại chưa được ấn định. Trước mắt, mọi trục lộ chính của Hồng Kông đều bị chặn. Nhiều khu vực bị tê liệt, cũng như mọi phương tiện giao thông ở thành phố này. 

Phong trào được mệnh danh là « Cách mạng ô dù » đã gây tiếng vang lớn trên thế giới, nhiều cuộc tập hợp ủng hộ phong trào biểu tình Hồng Kông đã diễn ra ở nhiều nước, trong đó có Pháp. 

Duới áp lực quốc tế về mặt dư luận và ngoại giao, Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ không nên can thiệp vào khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông. Ngày 03/10/2014, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng biểu tình ở Hồng Kông chắc chắn sẽ « thất bại », vì những đòi hỏi của những người biểu tình là « vừa bất hợp pháp, vừa bất hợp lý ».

Liên Hiệp Châu Âu đã bày tỏ quan ngại về tình hình Hồng Kông, còn Nhật Bản thì hy vọng là Hồng Kông sẽ duy trì một hệ thống chính trị « tự do và cởi mở », một tuyên bố chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh bực bội.

Washington DC supports Hong Kong Democracy ! Destiny Nguyễns Foto. 

October 1st 2014. 

Washington DC supports Hong Kong  Democracy ! Destiny Nguyễns Foto

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link