Monday, September 29, 2014

Thấy gì qua bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh?

Thấy gì qua bài phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh?

Thanh Trúc, RFA
2014-09-26

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dr-dinh-hoang-thang
TS. Đinh Hoàng Thắng
RFA file





Tại buổi thuyết trình do Hội Châu Á tổ chức ở New York hôm 24 vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã có bài nói chuyện được giới phân tích đánh giá là thẳng thắn, khôn khéo khi đề cập đến mối quan hệ Trung Quốc Việt Nam Hoa Kỳ vốn được coi là tế nhị và nhạy cảm.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao và hiện là thành viên ban giám đốc Trung Tâm Minh Triết Biển Đông ở Hà Nội, nêu nhận định trong:
"Tôi cũng tán thành những đánh giá tích cực của giới quan sát cũng như giới phân tích từ hai hôm nay sau buổi nói chuyện do Hội Châu Á tổ chức tại New York. Tôi nghĩ sự kiện hiếm hoi này cho ta một cảm nhận rõ hơn về cái “theme” chủ đạo trong bản giao hưởng được hai phía Việt-Mỹ cùng viết chung về một mối quan hệ đầy duyên nợ.

Cái chủ đề chung này, cái “theme chủ đạo” tay đôi này nó phát triển một cách trầm trầm mà cương quyết. Nói cách khác, nó chưa có những đột phá trong tương lai gần, nhưng nó báo hiệu là sẽ có các sự kiện có ý nghĩa. Trước hết sẽ có tuyên bố bãi bỏ cấm vận từng phần bán vũ khí cho Việt Nam, sẽ có tuyên bố kết thúc cuộc đàm phán maratông về Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP vào cuối năm nay hoặc đầu sang năm.

Buổi nói chuyện giữa tuần rồi cũng là khúc dạo đầu rất tốt cho chuyến thăm và làm việc của ngoại trưởng Pham Bình Minh tại Washington trong hai ngày đầu tháng Mười sắp tới đây. Tôi nghĩ trong chuyến thăm Washington sắp tới đây thì ông Phạm Bình Minh và ông John Kerry không chỉ bàn việc triển khai mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ mà còn có thể bàn bạc mở ra những sự kiện mới để đón chào dịp hai nước kỷ niệm 20 năm thành lập quan hệ ngoại giao bước sang 2015. Trên căn bản đó, mối quan hệ Việt-Mỹ đang đứng trước nhiều vận hội rất tích cực."
Thanh Trúc: Thưa những điểm nào, theo ông, là chủ yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này?
TS Đinh Hoàng Thắng: Nếu nói về những điểm chính yếu trong quan hệ Việt Mỹ tính đến lúc này thì phải nói ngay đến các nhóm quan hệ từ chính trị, ngoại giao đến thương mại, kinh tế, ngoại giao giữa người dân với người dân, giữa những tổ chức xã hội. Ngoài giòng chính đó thì ngay vào thời điểm hiện nay chúng ta được thấy những trụ cột mà cả Việt Nam và Mỹ đều nhấn mạnh trong mối quan hệ Việt Mỹ.

Có lẽ trước hết ai cũng thấy đó là việc Việt Nam khẳng định ủng hộ chính sách tái cân bằng, chính sách xoay trục hiện nay của Hoa Kỳ. Trong buổi nói chuyện nếu để ý thì chúng ta thấy ông Minh nói là để giúp giải quyết tình trạng căng thẳng ở trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì Việt Nam hoan nghênh, tôi xin trích dẫn là :"bất cứ sự tham gia của nước nào, bao gồm cả chính sách xoay trục sang Châu Á của nước Mỹ."  Nên nhớ rằng Tung Quốc không bao giờ hoan nghênh cái chính sách xoay trục này của Mỹ cả. Như vậy ở đây có một điểm gặp nhau rất lớn trong quan hệ Việt Mỹ.

Vấn đề thứ hai nữa là ở đây Mỹ cũng rất chủ động đưa ra những sáng kiến để đóng băng các hoạt động phi pháp trên biển Đông. Mỹ cũng đòi trả lại nguyên trạng biển Đông như trước tháng Năm. Cái này cũng rất trùng hợp với quan điểm của Việt Nam. Nhân đây tôi cũng muốn nhắc lại việc ông Minh, trong buổi nói chuyện tại New York, đã mạnh mẽ xác quyết lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cần phải hiểu tuyên bố của Minh trong tương quan Việt Trung hiện nay là một tuyên bố đầy thách thức, có thể coi đấy là sự phê phán âm mưu cũng như hành động của Trung Quốc đang tiến hành xây cất trên các vùng biển gần Gạc Ma cũng như trên các đảo khác của Việt Nam.

Và điểm cuối cùng trong quan hệ Việt Mỹ là cả Việt Nam và Mỹ đều ủng hộ vai trò tích cực hơn, chủ động hơn, của các quốc gia vừa và nhỏ trong vấn đề xây dựng an ninh khu vực. Ông Minh, trong bài nói chuyện của mình, đã lưu ý cử tọa về vai trò của một cộng đồng khu vực do ASEAN dẫn dắt trong cấu trúc an ninh mới. Đấy là những điểm nhấn gần đây nhất trong quan hệ Việt Mỹ.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, ông nghĩ sao về phát biểu của ông Pham Bình Minh là Trung Quốc không việc gì phải nổi nóng trước việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam?
TS Đinh Hoàng Thắng: Phát biểu đó của ông Phạm Bình Minh, theo tôi, nói lên một không gian vận động chiến lược của Việt Nam trong hoàn cảnh mới. Cái không gian này mang tính độc lập tương đối nhưng nó cũng có ngôn thuật. Không gian này tuy không thật rộng như một số thành viên ASEAN khác nhưng cũng không quá hẹp như thời Việt Nam bị kẹt trong chiến tranh lạnh.

Nếu phải mua vũ khí trang bị cho quân đội để đối phó với đe dọa từ bên ngoài thì Việt Nam cũng chỉ sắm vũ khí để tự vệ thôi. Tiếp đó, nếu không mua từ Mỹ thì Việt Nam có thể mua từ các nước khác như thực tế đã cho thấy. Cho nên tôi nghĩ ông Minh nói Trung Quốc không nên lo lắng là vì vậy. Tức là ông nói một vấn đề cụ thể nhưng qua đó ta có thể hiểu không gian vận động chiến lược mới của Việt Nam.
Thanh Trúc: Ông nhận định thế nào khi phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng so sánh Việt Nam với Philippines, nói rằng Việt Nam hiểu rõ Trung Quốc hơn Philippines là nhờ có khuôn khổ đối tác chiến lược?
TS Đinh Hoàng Thắng: Riêng vấn đề này thì tôi có một số bảo lưu. Bởi vì cách hỏi của cử tọa khi đưa câu hỏi cho ông Minh là vấn đề của cử tọa, nhưng trên thực tế thì tôi không nghĩ rằng Philippines lại không hiểu rõ Trung Quốc như Việt Nam, thậm chí tôi nghĩ người ta còn hiểu hơn là khác.

Tôi cũng không cho rằng cái khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Trung Quốc từ nay có thể giúp Việt Nam xử lý được hết thảy mọi rắc rối trong bang giao Việt Trung một cách dễ dàng hơn. Tôi chỉ nhắc lại việc mà chính ông Minh đã nói trong buổi nói chuyện đó, là trong thời gian khủng hoảng giàn khoan trên biển Đông thì Việt Nam đã 40 lần giao thiệp để đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa và vùng kinh tế đặc quyền của mình. Trong thời gian đấy tôi nghĩ các nhà hoạch định chính sách Việt Nam chắc chắn đã ngấm, rất ngấm cái nhận xét của một phân tích gia rằng là trong quan hệ quốc tế thà gặp một đối thủ chơi rắn nhưng tôn trọng luật pháp còn hơn là có một người bạn khó lường bất tuân và bất chấp luật pháp quốc tế.
Thanh Trúc: Ông Phạm Bình Minh cũng cổ vũ cho một mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Mỹ với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về điều gọi là quan hệ hợp tác Mỹ Trung trong dài hạn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Quan hệ hợp tác ổn định Mỹ Trung dài hạn rõ ràng nó rất quan trọng, nó luôn luôn giữ vai trò lĩnh xướng không chỉ trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà cả trên toàn cầu. Tôi nhớ gần đây chính chủ tịch Tập Cận Bình cũng từng tuyên bố là việc Mỹ Trung đối đầu sẽ dẫn đến một thảm họa cho cả hai nước và cả thế giới. Còn chính phủ Mỹ cũng nhiều lần thanh minh là Mỹ không có ý đồ ngăn chận hay kềm chế Trung Quốc. Mỹ tuyên bố hoan nghênh một Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình và có sự đóng góp vào việc ổn định và phát triển trong khu vực cũng như có đóng góp vai trò và trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế.

Tuy nhiên giữa các tuyên bố và việc triển khai chiến lược toàn cầu của các nước lớn thường nó có khoảng cách. Khoảng cách đó lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quân bình lực lượng, tùy thuộc vào tương quan lợi ích.
Các thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam chỉ có thể đối phó hữu hiệu mới có cái hệ lụy chưa lường được nếu như không bao giờ đặt tất cả trứng vào một giỏ .

Sau ba mươi năm thì lần đầu tiên mới đây Hà Nội có một hội nghị về ngoại giao đa phương, mời các tên tuổi quốc tế đến để bàn thảo về một nền ngoại giao đa phương, và bây giờ thì đến lượt một người đứng đầu ngành ngoại giao đến tận Liên Hiệp Quốc để thuyết trình về vị trí của đất nước trong một trật tự thế giới đang hình thành. Sắp tới đây là chuyến thăm Washington hai ngày của ông ngoại trưởng. Tất cả những cái đó cho thấy nền ngoại giao của Việt Nam đang ngày một trưởng thành. Hy vọng công cuộc đổi mới toàn diện sẽ dẫn dắt Việt Nam đi qua cơn khốn khó hiện nay.

Văn hoá dân chủ

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

25.09.2014
Một nền dân chủ không phải là tổng số các thiết chế dân chủ. Có những nơi và những lúc có các thiết chế dân chủ; ừ, thì cũng bầu cử, cũng có đối lập, cũng có tam quyền phân lập đàng hoàng nhưng lại vẫn không có dân chủ. Ngoài vấn đề thiết chế, để có dân chủ, người ta cần một yếu tố khác: văn hoá dân chủ. Nói một cách tóm tắt, một nền dân chủ lành mạnh cần được xây dựng trên một nền văn hoá dân chủ lành mạnh. Không có văn hoá dân chủ, chế độ độc tài, sau khi bị lật đổ, sẽ dẫn đến tình trạng hoặc hỗn loạn hoặc một chế độ độc tài khác, có khi còn khắc nghiệt hơn nữa.
Nhưng văn hoá dân chủ là gì?

Trước hết, về khái niệm văn hoá: Trong cả mấy trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá, tôi tâm đắc nhất với định nghĩa của các nhà nhân học (anthropology) trong thời gian gần đây: Đó là một hệ thống biểu tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm (norm) chi phối cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm và cách hành xử của cả một cộng đồng đông đảo. Theo cách hiểu ấy, văn hoá dân chủ có thể được định nghĩa là một hệ thống biểu tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm chi phối quan hệ quyền lực giữa những người cai trị và những người bị trị để mọi người biết phân biệt cái đúng và cái sai, cái nên và cái không nên, cái có thể chấp nhận được và cái không thể chấp nhận được, từ đó, biết tương nhượng nhau hầu tạo nên một cuộc sống hài hoà, ở đó, mọi người đều được tôn trọng.

Trong định nghĩa trên, yếu tố quan trọng nhất là sự tôn trọng những cái khác và những người khác. Nền độc tài nào cũng được xây dựng trên tinh thần loại trừ những người khác và những cái khác. Độc tài là một tâm lý ích kỷ và tự kỷ: Họ chỉ biết có mình họ và những gì quen thuộc nhất đối với họ. Mọi chế độ độc tài đều bài ngoại, đều kỳ thị chủng tộc hoặc kỳ thị giai cấp cũng như tôn giáo và phái tính. Văn hoá dân chủ, ngược lại, đề cao sự khoan dung và hoà đồng.

Việc tôn trọng cái khác dẫn đến đặc điểm thứ hai của văn hoá dân chủ: sự tương nhượng.

Về phương diện xã hội, giữa người này và người kia, giữa tầng lớp này và tầng lớp nọ, bao giờ cũng có những khác biệt nhất định. Cách giải quyết các sự khác biệt ấy sẽ dẫn đến độc tài và dân chủ. Độc tài: khi người hoặc nhóm người này nhất định dùng sức mạnh để cưỡng bức những người khác. Dân chủ: khi mọi người biết ngồi lại với nhau để cùng nhau thương thảo trong tinh thần cả hai cùng thắng (win-win), nghĩa là mỗi người nhường nhau một chút.

Về phương diện chính trị, ở các quốc gia dân chủ phương Tây, bất cứ chính phủ nào cũng được bầu lên từ hơn nửa số cử tri trong cả nước. Không có ai chiếm được 100% số phiếu. Thường thì chỉ quá bán một chút, tức khoảng trên 50%. Điều đó có nghĩa là không có một chính phủ nào thực sự đại diện cho nhân dân nói chung. Và cũng không có một chính phủ nào có được một thứ quyền lực tuyệt đối. Trong quá trình soạn thảo và thông qua các sắc luật và các chính sách, lúc nào họ cũng đối đầu với sự phản đối của các phe đối lập cũng như một bộ phận dân chúng nào đó. Bổn phận của chính phủ, do đó, phải đàm phán với những người ấy, cuối cùng, mỗi bên nhượng bộ nhau một chút để đi đến một chính sách chung. Trong ý nghĩa ấy, có thể nói thực chất của chính trị dân chủ là việc giải quyết các xung khắc về quyền lợi và quan điểm bằng biện pháp thảo luận để, cuối cùng, đi đến một sự đồng thuận.

Một văn hoá dân chủ bao giờ cũng là một văn hoá dân sự (civic culture) nơi các công dân ý thức vai trò và trách nhiệm của mình đối với cái chung. Các lý thuyết gia về chính trị hầu như đồng ý với nhau điểm này: các chế độ toàn trị và độc tài bao giờ cũng tìm cách truyền bá và nuôi dưỡng thứ văn hóa thụ động và vô cảm để người dân không quan tâm đến chính trị, bất kể số phận của dân tộc và của chính mình. Văn hóa dân chủ, ngược lại, khuyến khích mọi người tham gia thảo luận và phản biện, có tinh thần trách nhiệm và ý thức sâu sắc về các quyền của mình. Bằng cách hành xử như thế, mỗi người sẽ là một nhà dân chủ. Có những chế độ độc tài nhưng không có nhà độc tài (như trường hợp của Việt Nam hiện nay), nhưng tuyệt đối không thể có một chế độ dân chủ mà lại không có các nhà dân chủ. Những nhà dân chủ ấy là những công dân bình thường chứ không phải là những nhà lãnh đạo.

Cuối cùng, văn hóa dân chủ là một văn hóa tôn trọng pháp luật. Ví dụ, sau khi bầu cử một cách minh bạch, phe thất bại phải chấp nhận kết quả bầu cử chứ không đòi xóa kết quả để bầu lại cho đến khi nào mình thắng. Đó là trường hợp của Thái Lan trong một hai thập niên gần đây. Các cuộc biểu tình làm tê liệt mọi hoạt động chính trị ở đó đều xuất phát từ tinh thần thiếu tôn trọng luật chơi của dân chủ. Tôi thích thái độ của các chính trị gia Tây phương hơn. Sau khi biết kết quả bầu cử, lãnh đạo phe bại bao giờ cũng điện thoại cho đối thủ để, một mặt, thừa nhận mình thua, mặt khác, chúc mừng kẻ chiến thắng. Kẻ chiến thắng, cũng vậy, trong diễn văn đầu tiên, bao giờ cũng, một mặt, cám ơn những người bỏ phiếu cho mình; mặt khác, hứa hẹn sẽ phục vụ cho cả nước chứ không phải chỉ riêng cho đảng mình hoặc những người đã bỏ phiếu cho mình.

Dĩ nhiên, trong cái gọi là văn hóa dân chủ ấy còn nhiều yếu tố và đặc điểm khác. Ở đây, tôi chỉ xin dừng lại ở những điểm chính. Những điểm ấy khá đơn giản, nhưng để có được, cần có thời gian học hỏi và rèn luyện. Người ta thường nói chính trị nhất thời còn văn hóa thì lâu dài. Văn hóa chính trị, trong đó, có văn hóa dân chủ, cũng vậy: Nó cần thời gian để phát triển.

 

 

 Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã

Hai chị em vật vã dạ cồn cào

Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu

Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cha chết sớm mẹ bị người ta bán

Sang bên Tàu vào động bán dâm

Nhà cửa ruộng nương

Đảng qui hoạch chẳng bồi thường

Nghe người nói cán bộ phường chia chác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác

Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ

Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ

Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu

Chị bị tông xe nằm ngất bên đường

Khi mọi người đưa chị đến nhà thương

Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn

Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm

Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em

Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể

Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn

Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương

Nhưng còn có những trại cô nhi viện

 

Uyển Thi 


danlambaovn.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link