Saturday, October 19, 2013

Nếu Tướng Giáp Thua


 

*=D> applause

 

On Friday, October 18, 2013 12:49 PM, NGUYỄN VÂN TÙNG <> wrote:

 

 

 

 

Nếu Tướng Giáp Thua


 

Thế giới ca tụng cũng như cộng sản thần thánh hóa. Ai cũng nói đại tướng Võ Nguyên Giáp là yêu nước, là anh hùng, là huyền thoại … đã thắng đế quốc Pháp. Vậy nếu Giáp thua trận Điện Biên Phủ thì sao? Thì Pháp cũng sẽ trả độc lập cho Việt Nam như đế quốc khác đã trả độc lập nhiều nước trên thế giới, người dân Miền Bắc đã được sống tự do chứ không bị sống trong ngục tù cộng sản, sẽ không có vụ cải cách ruộng đất giết chết hàng vạn người dân tiêu diệt nền kinh tế Miền Bắc; và nếu Giáp thua thì hàng triệu thanh niên ưu tú hai miền Nam Bắc Việt Nam đã không chết trong cuộc chiến tiếp theo.

Ai cũng nói Giáp thắng đế quốc Mỹ “giải phóng” Miền Nam . Vậy nếu Giáp không thắng thì sao? Người dân Miền Nam vẫn được sống tự do, và chắc chắn cuộc sống người dân Miền Nam hơn hẳn Thái Lan và không thua Nam Hàn bây giờ.

Phải chi Giáp đừng thắng, Giáp không thắng hai cuộc chiến thì người dân Việt Nam bây giờ sống có tự do hạnh phúc và đất nước chắc chắn không phải đi xin xỏ ngoại bang.
Vậy Giáp thắng làm gì cho dân tộc đau khổ? Chiến thắng của Giáp là thắng cho chủ nghĩa cộng sản, thắng cho ngoại bang, không phải thắng cho dân tộc. Giáp thắng để đưa dân tộc vào vòng nô lệ, hèn nhát, nghèo đói, lạc hậu. Vậy chiến thắng của Giáp có còn ý nghĩa? Là vinh quang hay tội đồ của đất nước?

Võ Nguyên Giáp thắng hai đế quốc Mỹ-Pháp để đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, để giết chết dân tộc Việt Nam .
Dân tộc Việt Nam đã thua với chiến thắng “huyền thoại” của đại tướng Võ Nguyên Giáp!

 

bởi: Nguyễn thị Thủy

10.10.2013 21:32

Trích VOA

 

 

Ngày CS sụp đổ


 


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiCYRxjSEMB6mD88XUfgwHKYgerzYoC28N6bXXmKj8rUzwKoYIxQJ9USR_2Cj01y_IbQBb6VeWd6uD45A7ib0D0UU8pYvA3Drvmzzq5OIiS_CCKELQ9OvWj4_kPgRbHJ_pJ_HqgzJIB9LQ/s1600/M%25E1%25BB%2599t+L%25C3%25A0+S%25E1%25BB%2591ng+001.jpg

Ngày 19 tháng tám 1991,Boris Eltsine,trên chiếc xe tăng,trước Quốc Hội Nga xô cổ vũ binh lính không tấn công
nhân dân và kêu gọi tổng đình công.


http://www.lexpress.fr/pictures/322/165130.jpghttp://static.ladepeche.fr/content/media/image/zoom/2011/08/16/photo-1313745826924-2-0.jpg
http://referentiel.nouvelobs.com/file/254582.jpg
http://www.tete-a-tete-magazine.fr/upload/medialibrary/fa6/fa6d72e63b25ac776bc60511a23dfbdd.jpg

VN liên tục diễn tập chống bạo loạn


Cập nhật: 07:36 GMT - thứ sáu, 18 tháng 10, 2013


Diễn tập chống bạo loạn ở Đăk Nông (ảnh của VietnamNet)

Trong ba ngày 15/10-17/10 giới chức liên ngành tổ chức hai cuộc diễn tập quy mô lớn chống bạo loạn, khủng bố ở Nghệ An và Đăk Nông.

Báo trong nước cho hay buổi Diễn tập khu vực phòng thủ năm 2013 diễn ra tại Đăk Nông ngày 15/10.

 


Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, chỉ đạo cuộc diễn tập trong khi tổng đạo diễn là Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5.

Một trong những điểm chính của cuộc diễn tập lần này là xử lý bạo loạn.

Kịch bản được nói là "lợi dụng tình hình an ninh chính trị của tỉnh X diễn biến phức tạp, các phần tử phản động trong nước đã kích động hàng trăm thanh niên quá khích, mang theo băng rôn, khẩu hiệu, mã tấu, gậy gộc, gạch đá… kéo về trung tâm tỉnh gây bạo loạn".

Trong các bức hình đăng trên truyền thông trong nước, đám đông 'gây rối' có mang cờ đỏ sao vàng và băng rôn đòi trả tiền đền bù đất đai thỏa đáng.

Hàng trăm binh lính và cảnh sát đã được huy động để tham gia cuộc diễn tập, có sử dụng trang thiết bị, vũ khí hiện đại và chó nghiệp vụ. Quân đội đã điều cả xe thiết giáp vào để dập tắt bạo động.

Để giải tán đám đông, lực lượng an ninh đã dùng các phương tiện như quả nổ và vòi rồng.

Cuộc diễn tập được nói đã kết thúc thành công, với "hàng chục đối tượng sừng sỏ bị lực lượng chức năng phân loại bắt giữ, tình hình an ninh chính trị cơ bản được giữ vững".

Địa bàn phức tạp


Hai ngày sau đó, một cuộc diễn tập khác cũng quy mô không kém được tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Tại đây hồi đầu tháng Chín đã xảy ra đụng độ giữa hàng trăm tín đồ Công giáo và công an ở Giáo xứ Mỹ Yên, huyện Nghi Lộc.

Cuộc diễn tập “Giải quyết tập trung đông người phá rối an ninh trật tự, bạo loạn; xử lý chất độc hóa học" ở Nghệ An hôm 17/10 do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức.

Hai nội dung chính của cuộc diễn tập này là giải quyết tập trung đông người, bạo loạn, và bắt khủng bố, giải cứu con tin.

Cuộc diễn tập huy động cả trực thăng chở lực lượng đặc nhiệm tới hiện trường.

Được biết, cuộc diễn tập chống bạo loạn hôm 17/10 có sự tham gia chỉ đạo của Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an.

Ông Tô Lâm đã thăm và làm việc với công an Nghệ An trong hai ngày 4/9 và 5/9, trong đó ông khuyến cáo rằng trong thời gian tới sẽ "có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy Công an tỉnh Nghệ An cần chủ động làm tốt hơn nữa công tác nắm tình hình... để chủ động tham mưu có hiệu quả cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ".

 

Trung Quốc : Tập Cận Bình theo Mao hơn theo cha ?


 

TRUNG QUỐC - 

Bài đăng : Thứ sáu 18 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 18 Tháng Mười 2013

Trung Quốc : Tập Cận Bình theo Mao hơn theo cha ?


Bộ tem mang hình ông Tập Trọng Huân, cha của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 15/10/2013

Bộ tem mang hình ông Tập Trọng Huân, cha của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 15/10/2013

REUTERS/Stringer

Mai Vân  RFI


Kết cục cuộc đọ sức về ngân sách Mỹ vẫn còn dư âm trên báo chí Pháp hôm nay, 18/10/2013. Riêng Châu Á được tờ Le Monde chú ý với hai bài báo về Trung Quốc, đặc biệt bài về thân phụ ông Tập Cận Bình, một anh hùng cách mạng Trung Quốc, từng bị Mao Trạch Đông thanh trừng. Nghịch lý được Le Monde nêu bật là dù đang khai thác di sản chính trị của cha mình, đương kim Chủ tịch Trung Quốc lại có biểu hiện theo Mao hơn là theo cha.
 


Trong bài viết mang tựa « Di sản người cha của Tập Cận Bình là con dao hai lưỡi », Brice Pedroletti, thông tín viên nhật báo Le Monde tại Bắc Kinh đã ghi nhận một sự kiện khác thường : Ngày thứ Ba, 15 tháng 10 vừa qua, sinh nhật thứ 100 của ông Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), người cha quá cố của đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được tổ chức một cách rầm rộ bất ngờ.

Ngay tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, nhân vật số một tại Trung Quốc, cùng với mẹ và vợ, đã tham dự một buổi lễ tưởng niệm nhà anh hùng cách mạng, qua đời năm 2002 ở tuổi 88. Một bộ tem kỷ niệm đã được phát hành, trong lúc đài truyền hình phát sóng sáu bộ phim tài liệu về cuộc đời của nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc, từng bị Mao Trạch Đông thanh trừng vào năm 1962, và mãi đến đầu thập niên 1980 mới được Đặng Tiểu Bình phục hồi, giao cho nhiệm vụ lãnh đạo công cuộc cải tổ kinh tế thí điểm tại Quảng Đông.

Tính chất rầm rộ của lễ mừng sinh nhật ông Tập Trọng Huân, theo báo Le Monde đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về dụng tâm của ông Tập Cận Bình, muốn thu hoạch lợi ích chính trị từ việc tôn vinh công trạng của cha mình.

Đối với thông tín viên Le Monde, ông Tập Cận Bình có thể khai thác được hai yếu tố trong di sản của cha mình. Ông Tập Trọng Huân đã tham gia cách mạng rất sớm, và sau năm 1949, dù đã trở thành một lãnh đạo cao cấp tại Trung Quốc, ông vẫn rất nghiêm khắc với con cái, nổi tiếng là cần kiệm.

Báo chí Trung Quốc trong những ngày qua không ngớt nêu bật chi tiết là thời nhỏ, hai anh em ông Tập Cận Bình đã bị người cha buộc mặc quần áo cũ của người chị lớn. Chi tiết này đã biện minh cho chiến dịch « thanh đạm » mà ông Tập Cận Bình đang hô hào trong Đảng Cộng sản.

Tập Trọng Huân : Ủy viên Bộ Chính trị từng ủng hộ Hồ Diệu Bang

Yếu tố thứ hai là trong giai đoạn cải cách và mở cửa sau năm 1978, ông Tập Trọng Huân - thành viên của Bộ Chính trị từ năm 1982 đến năm 1987 - đã được biết đến trong tư cách là người ủng hộ Hồ Diệu Bang, cựu lãnh đạo tiến bộ mà tang lễ đã gây ra sự cố Thiên An Môn vào năm 1989. Chi tiết này đã được lướt qua trong một bộ phim tài liệu, và đã gây sôi nổi trong giới blogger Trung Quốc.

Theo Le Monde, các di sản lịch sử đó có lẽ đã cho phép ông Tập Cận Bình đặt quan điểm « giấc mơ Trung Quốc » của ông vào trong một quá khứ Cộng sản vinh quang. Nó cũng giúp ông thu phục các « vương tôn » khác, con cái của những người sáng lập ra chế độ Cộng sản Trung Quốc, mà ông Tập Cận Bình « không ngớt nghi kỵ », theo như nhận định của nhà báo bất đồng chính kiến ​​ Cao Du (Gao Yu).

Thế nhưng, đối với Le Monde, di sản của ông Tập Trọng Huân củng có thể là một con dao hai lưỡi : Cha của ông Tập Cận Bình được giới trí thức tự do Trung Quốc xem như một nhân vật đi đầu trong chủ trương tự do hóa, là biểu tượng của tinh thần khoan dung chống lại đường lối cứng rắn, không chỉ dưới thời Mao nhưng cả dưới thời Đặng.

Theo nhận xét của nhà ly khai Cao Du, chính vì đã chống lại quyết định dùng vũ lực đàn áp phong trào Thiên An Môn vào năm 1989 mà ông Tập Trọng Huân đã bị Đặng Tiểu Bình kín đáo loại trừ bằng cách gởi ông đến một nhà dưỡng lão ở Thâm Quyến. Chi tiết này, theo Le Monde, lẽ dĩ nhiên không xuất hiện trong tiểu sử chính thức nặng tính tô hồng của ông.

Riêng sử gia Dương Kế Thằng (Yang Jicheng), tác giả tập sách bị cấm mang tựa « Mộ bi (Mộ bia) » - đã được Nhà xuất bản Seuil dịch ra tiếng Pháp năm 2012 – viết về nạn đói khủng khiếp thời Mao Trạch Đông, thì thấy rằng ông Tập Trọng Huân là một nhà cải cách chính trực, một nạn nhân của chế độ Mao Trạch Đông, một người đã dám « bảo vệ các ý kiến ​​khác nhau » vào năm 1984, khi còn là Ủy viên Bộ Chính trị.

Có điều, theo sử gia Dương Kế Thằng, một « giọng điệu » nào đó, và một số phương pháp độc tài của ông Tập Cận Bình, cho thấy là ông gần với Mao Trạch Đông hơn là giống cha mình.

Trung Quốc : Dân khổ vì lụt nhưng chính quyền vẫn tự đắc

Trong bài báo khác, phóng viên Le Monde quan tâm đến nỗi bực tức người dân thành phố Dư Diêu (Yuyao). Là nạn nhân vụ lụt lội chưa từng thấy từ một thế kỷ nay do cơn bão Fitow gây ra, họ đã xuống đường tố cáo sự tắc trách, bất lực của chính quyền địa phương, trong lúc truyền thông địa phương thì lại ca ngợi thành tích.

Tác giả bài phóng sự Harold Thibault, tỏ vẻ bực tức không kém người dân của thành phố 1 triệu người này. Cơn bão quét qua ngày 07/10, nhưng đến nay, hai phần ba nơi này vẫn còn bị ngập nước. Người dân biểu tình ngày thứ Tư 16/10, tố cáo sự chểnh mảng của chính quyền trong việc giúp đỡ họ và đòi lãnh đạo thành phố từ chức. Họ đã bị cảnh sát chống bạo động đến nơi giải tán.

Điều càng làm cư dân Dư Diêu phẫn nộ là báo chí, đài truyền hình tại đây không ngớt lời ca ngợi nào là « tình tương thân tương ái », nào là nỗ lực của chính quyền, đã giúp cuộc sống người dân nhanh chóng trở lại bình thường. Trong lúc đó, thực tế thì khác hẳn, hàng chục ngàn người không có điện, nhà vẫn bị ngập. Chính một phóng sự truyền hình ca ngợi thành tích của chính quyền đã đẩy người dân ra đường biểu tình.

Theo tác giả bài báo, một bức ảnh được lưu truyền càng làm dân chúng phẫn nộ thêm : Bức hình cho thấy một viên chức mang giầy da thật đẹp được một người dân cõng trên lưng để đi qua môt nơi bị lụt.

Phóng viên Le Monde lấy làm tiếc là việc người dân bực tức xuống đường đã không làm chính quyền nao núng và thay đổi cách thông tin, cứ vẫn tự đắc. Bí thư Đảng bộ Dư Diêu, còn tự cho mình điểm trên trung bình 60/100.

Kết quả các vụ này là những thông tin trên mạng về Dư Diêu, có liên hệ đến tên ông Bí thư Đảng bộ và điểm của ông tự cho, đều bị kiểm duyệt.

 

 

__._,_.___

'Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm'




 
 

'Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm'


Hạnh Nguyên

Bài của bạn đọc BBC Tiếng Việt

Cập nhật: 10:55 GMT - thứ sáu, 18 tháng 10, 2013



Ông Lý Quang Diệu từng thăm Việt Nam.

Hồi tháng Tám vừa qua, cựu thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu cho ra mắt cuốn sách hơn 400 trang, bày tỏ quan điểm về tương lai, triển vọng của các quốc gia lớn đáng chú ý trên thế giới và trong vùng Đông Nam Á.

Cuốn 'One man’s View of the World' có cả phần nhận định của tác giả về hiện tại và tương lai của Việt Nam.

 


Theo ông Lý, tăng trưởng kinh tế và thay đổi lớn trong đời sống xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986 là không thể phủ nhận.

Nhiều nhà phân tích trong cũng như ngoài nước cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng, theo mô hình cải cách kiểu Trung Quốc.

Thực sự thì Đổi mới ở Việt Nam khác xa những gì diễn ra ở Trung Quốc.

Mấy năm gần đây, ông Lý hoàn toàn chán nản về những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Ông thất vọng bởi nạn tham nhũng tràn lan, tư duy cổ hủ của giới lãnh đạo.

Theo ông, Việt Nam chưa hề và sẽ chưa thể có một lãnh đạo ngang tầm Đặng Tiểu Bình trong một tương lai gần. Ông đã sử dụng một cụm từ mô tả chung cho toàn bộ giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam: 'Bị kìm hãm trong tư duy xã hội chủ nghĩa'.

Theo lời ông Lý, ở Việt Nam, những vị lãnh đạo bảo thủ đang tiếp tục làm cho Việt Nam trở nên trì trệ. Chỉ khi những vị này nghỉ hưu thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.

Chỉ hắng giọng, ậm ừ



Singapore là tấm gương thu hút đầu tư nhờ hệ thống nhà nước hiệu quả

Ông có đưa ra một ví dụ mà tận mắt ông chứng kiến khi tham gia một cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Việt Nam.

Ông thuật lại chi tiết về những vấn đề mà một công ty Singapore đang vướng phải khi triển khai một dự án xây dựng khách sạn ở khu vực Hồ Tây, Hà Nội.

Khi công ty này bắt đầu đóng cọc, hàng nghìn người dân đến yêu cầu bồi thường cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh việc phải gánh thêm các khoản chi phí phụ trợ, công ty quyết định thay đổi phương pháp xây móng, từ việc đóng cọc sang bắt đinh ốc vì phương pháp này ít gây ồn ào hơn.

Lần này, chính vị quan chức đã phê duyệt dự án đến công ty và nói: “Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm vậy”. Rõ ràng, vị quan chức này đã thông đồng với những người dân bất mãn.

Ông Lý Quang Diệu giải thích với những nhà lãnh đạo Việt Nam trong cuộc họp rằng hành động như vậy là phản tác dụng và khuyên họ nếu muốn mở cửa thì hãy thực sự nghiêm túc về vấn đề đó.

Giới chức Hà Nội chỉ đáp lại bằng vài tiếng hắng giọng hay ậm ừ thể hiện rõ họ không thiết tha mấy với cuộc cải cách này. Họ không hề hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

"Khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay"

Theo ông Lý, lãnh đạo Việt Nam cho rằng khi đã có một nhà đầu tư rồi thì cứ thế mà vắt kiệt sức để kiếm chác.

Sự thật thì ở Việt Nam, nhiều cựu quân nhân tham gia cuộc chiến (được đa số người Việt gọi là kháng chiến chống Mỹ) đang tham gia giữ các cương vị quan trọng trong Đảng và bộ máy chính quyền.

Thật không may, họ được thăng cấp không phải bởi vì họ giỏi quản lý và điều hành kinh tế hiệu quả, mà là vì họ đã rất giỏi “đánh nhau”.

Cựu thủ tướng quốc đảo sư tử nhìn nhận, điểm tương đồng nổi bật giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ mở cửa chính là tham nhũng. Đội ngũ cán bộ Đảng bỗng chốc nhận thấy những người ngoài Đảng đang giàu lên nhanh chóng.

Họ vỡ mộng và dần trở nên tham tiền, hám của. Ví dụ như những quan chức hải quan cao cấp nhập khẩu xe hơi bất hợp pháp để được chia phần lợi nhuận.

Khác Trung Quốc, Việt Nam không có một nhân vật giống như ông Đặng Tiểu Bình, một người vừa có được vị trí không thể phủ nhận trong đội ngũ cán bộ vừa có niềm tin vững vàng rằng tiến hành cải cách triệt để là con đường duy nhất vươn ra thế giới.

Có thể nói, chiến tranh chính là lý do tại sao đất nước lại thiếu đi một con người như vậy.

Tiếp tục bế tắc



Trong cuốn sách mới ra, ông Lý Quang Diệu chỉ còn niềm tin vào thế hệ trẻ Việt Nam

Trong khi những lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có hàng thập kỷ thu lượm kinh nghiệm quản lý trong thời bình, chọn lựa những lời khuyên thực tế về việc gì cần làm, tiếp tục củng cố niềm tin và hệ tư tưởng, thì các nhà cộng sản Việt Nam vẫn bế tắc trong một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt với người Mỹ, không hề học hỏi được bất kỳ điều gì về cách quản lý, vận hành đất nước.

Hơn thế nữa, hầu hết những doanh nhân thành đạt ở miền Nam Việt Nam, những người đã quen thuộc với cách làm việc của chủ nghĩa tư bản thì lại bỏ trốn ra hải ngoại vào những năm 70.

Điều đáng nói hơn cả là cách nhìn nhận rất khách quan và tích cực về con người Việt Nam của ông Lý Quang Diệu. Ông cho rằng người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Sinh viên Việt Nam thường xuyên giành được những điểm số cao nhất trong cách kỳ thi tầm cỡ quốc tế.

Với những con người thông minh như vậy, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bờ biển dài và đẹp, đáng lẽ Việt Nam phải giàu mạnh từ rất lâu rồi.

Theo ông Lý, thật đáng tiếc là Việt Nam không thể khai thác hết được tiềm năng của mình. Ông đặt niềm tin rằng khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay.

Những con người ấy sẽ nhìn nhận được Thái Lan đã thành công đến như thế nào, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường.

Về vấn đề biển Đông, theo ông Lý thì Việt Nam đang gặp phải những khó khăn lớn.

Trung Quốc là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm. Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu bài chia cắt nội bộ ASEAN, cô lập các bên để giành thế thượng phong trong đàm phán song phương. Nước có hàng mấy ngàn năm lịch sử chiến tranh lân bang này sẽ kiên quyết từ chối đàm phán đa phương dưới mọi hình thức.


'Trung Quốc là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm'

Về quan hệ Việt – Mỹ, ông Lý cho rằng không sớm thì muộn, Mỹ sẽ được chính quyền Việt Nam đồng ý cho trở lại Cam Ranh đóng quân. Hơn thế nữa, việc Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Việt Nam cũng sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Tuy nhiên, những động thái đó chẳng mang lại nhiều ý nghĩa trong tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo ông Lý, Việt Nam hầu như không thể trông mong vào tiếng nói và hành động của Hoa Kỳ. Ngoài những bất đồng trong chính trị và nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam, Mỹ không hề muốn đối đầu với một nước lớn và đầy tiềm lực như Trung Quốc.

Ông Lý Quang Diệu, trong phần nói về Việt Nam, tuy không bộc lộ rõ nhưng người đọc có thể nhận ra ông không mấy tin tưởng vào sự can thiệp của ASEAN trong việc lên tiếng giúp Việt Nam đạt được thắng lợi dù nhỏ trong đàm phán biển Đông với Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là tương lai vấn đề Biển Đông của Việt Nam, trong suy nghĩ của cựu thủ tướng Singapore, là hoàn toàn bế tắc.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả Hạnh Nguyên, một bạn đọc của bbcvietnamese.com từ Việt Nam.

 

 



'Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm'


Hạnh Nguyên

Bài của bạn đọc BBC Tiếng Việt

Cập nhật: 10:55 GMT - thứ sáu, 18 tháng 10, 2013




Ông Lý Quang Diệu từng thăm Việt Nam.

Hồi tháng Tám vừa qua, cựu thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu cho ra mắt cuốn sách hơn 400 trang, bày tỏ quan điểm về tương lai, triển vọng của các quốc gia lớn đáng chú ý trên thế giới và trong vùng Đông Nam Á.

Cuốn 'One man’s View of the World' có cả phần nhận định của tác giả về hiện tại và tương lai của Việt Nam.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Theo ông Lý, tăng trưởng kinh tế và thay đổi lớn trong đời sống xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986 là không thể phủ nhận.

Nhiều nhà phân tích trong cũng như ngoài nước cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng, theo mô hình cải cách kiểu Trung Quốc.

Thực sự thì Đổi mới ở Việt Nam khác xa những gì diễn ra ở Trung Quốc.

Mấy năm gần đây, ông Lý hoàn toàn chán nản về những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Ông thất vọng bởi nạn tham nhũng tràn lan, tư duy cổ hủ của giới lãnh đạo.

Theo ông, Việt Nam chưa hề và sẽ chưa thể có một lãnh đạo ngang tầm Đặng Tiểu Bình trong một tương lai gần. Ông đã sử dụng một cụm từ mô tả chung cho toàn bộ giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam: 'Bị kìm hãm trong tư duy xã hội chủ nghĩa'.

Theo lời ông Lý, ở Việt Nam, những vị lãnh đạo bảo thủ đang tiếp tục làm cho Việt Nam trở nên trì trệ. Chỉ khi những vị này nghỉ hưu thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.

Chỉ hắng giọng, ậm ừ




Singapore là tấm gương thu hút đầu tư nhờ hệ thống nhà nước hiệu quả

Ông có đưa ra một ví dụ mà tận mắt ông chứng kiến khi tham gia một cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Việt Nam.

Ông thuật lại chi tiết về những vấn đề mà một công ty Singapore đang vướng phải khi triển khai một dự án xây dựng khách sạn ở khu vực Hồ Tây, Hà Nội.

Khi công ty này bắt đầu đóng cọc, hàng nghìn người dân đến yêu cầu bồi thường cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh việc phải gánh thêm các khoản chi phí phụ trợ, công ty quyết định thay đổi phương pháp xây móng, từ việc đóng cọc sang bắt đinh ốc vì phương pháp này ít gây ồn ào hơn.

Lần này, chính vị quan chức đã phê duyệt dự án đến công ty và nói: “Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm vậy”. Rõ ràng, vị quan chức này đã thông đồng với những người dân bất mãn.

Ông Lý Quang Diệu giải thích với những nhà lãnh đạo Việt Nam trong cuộc họp rằng hành động như vậy là phản tác dụng và khuyên họ nếu muốn mở cửa thì hãy thực sự nghiêm túc về vấn đề đó.

Giới chức Hà Nội chỉ đáp lại bằng vài tiếng hắng giọng hay ậm ừ thể hiện rõ họ không thiết tha mấy với cuộc cải cách này. Họ không hề hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

"Khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay"

Theo ông Lý, lãnh đạo Việt Nam cho rằng khi đã có một nhà đầu tư rồi thì cứ thế mà vắt kiệt sức để kiếm chác.

Sự thật thì ở Việt Nam, nhiều cựu quân nhân tham gia cuộc chiến (được đa số người Việt gọi là kháng chiến chống Mỹ) đang tham gia giữ các cương vị quan trọng trong Đảng và bộ máy chính quyền.

Thật không may, họ được thăng cấp không phải bởi vì họ giỏi quản lý và điều hành kinh tế hiệu quả, mà là vì họ đã rất giỏi “đánh nhau”.

Cựu thủ tướng quốc đảo sư tử nhìn nhận, điểm tương đồng nổi bật giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ mở cửa chính là tham nhũng. Đội ngũ cán bộ Đảng bỗng chốc nhận thấy những người ngoài Đảng đang giàu lên nhanh chóng.

Họ vỡ mộng và dần trở nên tham tiền, hám của. Ví dụ như những quan chức hải quan cao cấp nhập khẩu xe hơi bất hợp pháp để được chia phần lợi nhuận.

Khác Trung Quốc, Việt Nam không có một nhân vật giống như ông Đặng Tiểu Bình, một người vừa có được vị trí không thể phủ nhận trong đội ngũ cán bộ vừa có niềm tin vững vàng rằng tiến hành cải cách triệt để là con đường duy nhất vươn ra thế giới.

Có thể nói, chiến tranh chính là lý do tại sao đất nước lại thiếu đi một con người như vậy.

Tiếp tục bế tắc




Trong cuốn sách mới ra, ông Lý Quang Diệu chỉ còn niềm tin vào thế hệ trẻ Việt Nam

Trong khi những lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có hàng thập kỷ thu lượm kinh nghiệm quản lý trong thời bình, chọn lựa những lời khuyên thực tế về việc gì cần làm, tiếp tục củng cố niềm tin và hệ tư tưởng, thì các nhà cộng sản Việt Nam vẫn bế tắc trong một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt với người Mỹ, không hề học hỏi được bất kỳ điều gì về cách quản lý, vận hành đất nước.

Hơn thế nữa, hầu hết những doanh nhân thành đạt ở miền Nam Việt Nam, những người đã quen thuộc với cách làm việc của chủ nghĩa tư bản thì lại bỏ trốn ra hải ngoại vào những năm 70.

Điều đáng nói hơn cả là cách nhìn nhận rất khách quan và tích cực về con người Việt Nam của ông Lý Quang Diệu. Ông cho rằng người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Sinh viên Việt Nam thường xuyên giành được những điểm số cao nhất trong cách kỳ thi tầm cỡ quốc tế.

Với những con người thông minh như vậy, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bờ biển dài và đẹp, đáng lẽ Việt Nam phải giàu mạnh từ rất lâu rồi.

Theo ông Lý, thật đáng tiếc là Việt Nam không thể khai thác hết được tiềm năng của mình. Ông đặt niềm tin rằng khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay.

Những con người ấy sẽ nhìn nhận được Thái Lan đã thành công đến như thế nào, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường.

Về vấn đề biển Đông, theo ông Lý thì Việt Nam đang gặp phải những khó khăn lớn.

Trung Quốc là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm. Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu bài chia cắt nội bộ ASEAN, cô lập các bên để giành thế thượng phong trong đàm phán song phương. Nước có hàng mấy ngàn năm lịch sử chiến tranh lân bang này sẽ kiên quyết từ chối đàm phán đa phương dưới mọi hình thức.



'Trung Quốc là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm'

Về quan hệ Việt – Mỹ, ông Lý cho rằng không sớm thì muộn, Mỹ sẽ được chính quyền Việt Nam đồng ý cho trở lại Cam Ranh đóng quân. Hơn thế nữa, việc Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Việt Nam cũng sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Tuy nhiên, những động thái đó chẳng mang lại nhiều ý nghĩa trong tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo ông Lý, Việt Nam hầu như không thể trông mong vào tiếng nói và hành động của Hoa Kỳ. Ngoài những bất đồng trong chính trị và nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam, Mỹ không hề muốn đối đầu với một nước lớn và đầy tiềm lực như Trung Quốc.

Ông Lý Quang Diệu, trong phần nói về Việt Nam, tuy không bộc lộ rõ nhưng người đọc có thể nhận ra ông không mấy tin tưởng vào sự can thiệp của ASEAN trong việc lên tiếng giúp Việt Nam đạt được thắng lợi dù nhỏ trong đàm phán biển Đông với Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là tương lai vấn đề Biển Đông của Việt Nam, trong suy nghĩ của cựu thủ tướng Singapore, là hoàn toàn bế tắc.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả Hạnh Nguyên, một bạn đọc của bbcvietnamese.com từ Việt Nam.

__._,_.___

Friday, October 18, 2013

PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG CỦA QUẦN CHÚNG NỔI DẬY


 PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG CỦA QUẦN CHÚNG NỔI DẬY

 

Bài 00:

Bài MỞ ĐẦU cho Chủ đề

 

PHÁT HIỆN VÀ

VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG

CỦA QUẦN CHÚNG NỔI DẬY

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 17.10.2013


 

Cách đây hơn 5 năm, chúng tôi đã đọc được những nhận định của vị Sĩ Quan VNCH HOÀNG ĐẠO THẾ KIỆT rằng tình hình Việt Nam phải được giải quyết bằng một cuộc ĐỘT BIẾN của quần chúng, nghĩa là một cuộc NỔI DẬY. Từ đó, chúng tôi lưu ý đến những biến chuyển đưa Dân chúng đến NỘI DẬY.

Những biến chuyển Quốc tế hiện nay cho chúng tôi thấy rằng tình hình Việt Nam chỉ có thể giải quyết bằng sự đối diện giữa Dân Tộc 90 triệu người bị trị tự lực đứng lên và tà quyền đảng CSVN & đám theo đóm ăn tàn cố thủ gian manh nắm quyền cai trị để bảo vệ những gì đã ăn cướp được và tiếp tục ăn cướp nữa.

Những tháng gần đây, chúng ta thấy rõ những Phong trào quần chúng Việt Nam NỔI DẬY. Những Phong trào này không phải phát xuất mang tính cách đấu tranh chính trị  đảng phái trong nước hoặc từ những “thế lực thù địch“ ngoại lai. Thực vậy,  trong suốt những chục năm trường, chính trị Việt Nam ở dưới một một Cơ chế độc đảng đàn áp khắt khe, làm sao có những đảng phái khác khả dĩ thúc đẩy quần chúng. Những đảng phái cũ tị nạn tại Hải ngoại và những đảng viên dù chỉ về thăm Việt Nam, cũng hoặc bị từ chối nhập cảnh , bị bắt tại phi trường hoặc bị theo rõi sát trong những di chuyển. Còn những “thế lực thù địch“ ngoại lai , thì đó chỉ là công thức gian manh lập đi lập lại để lấy cớ đàn áp dân chúng mỗi khi họ phản đối những bất công của tà quyền CSVN.

Những Phong trào quần chúng NỔI DẬY hiện nay hoàn toàn là “nội hóa“ và do chính Cơ chế CSVN từ từ tạo nên trong suốt những chục năm trường gây tội ác làm quần chúng uất ức. Từ những uất ức chất chồng này, chúng tôi nhìn thấy viễn tượng BẠO ĐỘNG buộc phải xẩy ra như một định mệnh phải tới.

Chúng tôi xin viết về những khía cạnh sau đây:

=>       Những Phong trào NỔI DẬY và mầm mống phát hiện BẠO ĐỘNG

=>       BẠO ĐỘNG phải xẩy ra như một định mệnh

=>       Hải ngoại có thể làm gì hay không nên làm gì ?

 

Những Phong trào NỔI DẬY

và mầm mống phát hiện BẠO ĐỘNG

 

            Sau đây là những Phong trào đã và đang NỔI DẬY mà chúng tôi nhìn thấy trong đó mầm mống BẠO ĐỘNG phát hiện:

 

1)      CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP 2013 

Cuộc Cách Mạng đã bắt đầu từ tháng 2/2013. CSVN đã phải hoãn thời hạn hai lần về việc quyết định Hiến Pháp mới. Điểm căn bản, nguồn gốc mọi tha hóa Xã Hội và suy thoái Kinh tế là ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP. Cuộc CÁCH MẠNG nhất thiết đòi bỏ Điều 4 này. Nó là căn nguyên cho những cuộc NỔI DẬY khác của quần chúng. Việc lấy Chữ Ký đòi phải bỏ Điều 4  đã lên tới con số 55’000 người gồm đủ mọi tầng lớp xã hội từ trong nước cũng như ở nưới ngoài. Một khi Điều 4 Hiến Pháp còn đó thì cuộc CÁCH MẠNG vẫn tiếp tục. Điều 4 Hiến Pháp đẩy cả một Dân Tộc vào sống trong một chiếc ao tù, sống với thân phận nô lệ.

Cái sức mạnh Lịch sử phá tù ngục để sinh tồn vẫn còn trong mỗi người dân Việt và chắc chắn trong một ngày nào đó không xa, gông cùm CSVN không thể chịu đựng được sức mạnh vươn lên sinh tồn của toàn dân. Cả những thời ngoại thuộc Bắc phương lâu dài phải chấm dứt, huống chi CSVN chỉ là nội thuộc mà triệu chứng nứt rạn đã nhìn thấy qua những đảng viên lâu đời chán ghét và bỏ đảng. 

 

2)      CUỘC NỔI DẬY CỦA DÂN OAN CHUYỂN SANG BẠO ĐỘNG

Dân Oan đã nổi dậy cách đây 4 năm với Phong trào Tiền Giang kéo về Sài Gòn và các Tỉnh Miền Bắc kéo về Hà Nội. CSVN không những không giải quyết được cho Dân Oan mà còn dùng sức mạnh đàn áp dân, cưỡng chiếm đất đại. Dân Oan trở thành uất ức.

Gia đình Ong ĐOÀN VĂN VƯƠN đã phải ném bom tự chế. Liệt sĩ  ĐẶNG NGỌC VIẾT đã công khai mở “TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐÍCH THỰC“ để xử và hành quyết tại chỗ những tội phám ức hiếp cướp nhà đất của dân chúng. Tuần trước đây, dân chúng vùng Hòa Bình đã bắt trói 5 công an. Dân không còn sợ CSVN kết án hành động chống đối người thi hành công vụ nữa.

Bà LÊ THỊ NGỌC ĐA, mộ cựu quân nhân CSVN và cũng là Dân Oan, đã bị bắt nhốt tù 3 năm và mới được thả ra. Khi được thả ra, ý chí Bạo Động của Bà còn mạnh hơn là trước khi bị bắt vào tù. Bà nói :

«Khi ra họ nói với tôi tiếng nói của tôi nói lên bằng 100 người bình thường nói, nên họ ghim tôi dữ vậy. Tôi theo cộng sản từ năm 9 tuổi đến năm 26 tuổi mới được giải quyết về sống với gia đình. Lúc đó bản thân tôi rất cần sự sống vì tôi còn trẻ thế mà vẫn vì nước, vì dân chiến đấu; bây giờ tôi già rồi tôi đâu cần sự sống nữa. Nhưng trong cuộc đời của tôi tôi đã cống hiến cho nhân dân, suốt đời tôi cũng cống hiến cho nhân dân. Hạnh phúc của toàn nhân loại là hạnh phúc của tôi, nếu họ có hạnh phúc tôi cũng có hạnh phúc.

Hạnh phúc của tôi nằm trong hạnh phúc của dân tộc. Tôi nghĩ như vậy mà không có tiếc thương, nếu họ có còng tôi, hành hạ tôi cỡ nào thì tôi càng tự hào vì tôi làm đúng nghĩa. Việt Nam hiện nay hội nhập quốc tế, nên tôi muốn lên tiếng để quốc tế có sự can thiệp với Việt Nam để nhân dân chúng tôi bớt khổ. Sống như thế nào, con người cũng phải có quyền sống, quyền tự do; nhưng tôi thấy bây giờ những người giàu họ có quyền sống chứ những người nghèo không có quyền sống. »

            Cái mầm NỔI DẬY với BẠO ĐỘNG của Dân Oan là lớn hơn cả. Đây là con đường mà người dân oan ức phải đi từ Phường, Quận, Tỉnh đến Trung ương. Chúng tôi đã xuất bản 3 cuốn sách về sự OAN ỨC nổi dậy của Dân chúng:

*          DÂN TRÊN ĐƯỜNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN (464 trang), xuất bản 2011, Nxb DAY & NIGHT, Ventura, California USA.

*          DÂN OAN ỨC NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN (208 trang), xuất bản 2012, Nxb DAY & NIGHT, Ventura, California USA.

*          CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP 2013 (258 trang), xuất bản 2013, Nxb DAY & NIGHT, Ventura, California USA.

            Ba cuốn trách trên đây theo sát tình hình biến chuyển tâm tình Dân chúng đến chỗ thù hận toàn diện đối với đảng CSVN.

 

3)      CUỘC NỔI DẬY TỰ VỆ CỦA KHỐI DÂN CÔNG GIÁO

            Việc NỔI DẬY TỰ VỆ này bắt đầu cách 3 năm từ vụ việc Tòa Khâm sứ Hà Nội, rồi Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu… Mới đây nhất là vụ việc Mỹ Yên thuộc Giáo Phân Vinh. Từ việc cưỡng chiếm đất đai Tôn giáo, CSVN đã phạm thánh với việc đập phá những biểu tượng lòng tin Tôn giáo. Điều quan trọng nữa là đã độc đoán sử dụng hệ thống truyền thông độc chiều để vu khống Tín hữu, nhất là Hàng Giáo phẩm. Đó là sử dụng độc tài mà cái nguồn là Điều 4 Hiến Pháp cho phép.  Khối Công Giáo có thể tiến tới việc thành lập đội ngũ TỰ VỆ như trước đây Giám mục LÊ HỮU TỪ và Linh mục HOÀNG QUỲNH buộc phải làm để bảo vệ những biểu tượng Tôn giáo, Hàng Giáo Phẩm và chính bản thân Tín hữu. Quyền TỰ VỆ là quyền tự nhiên ở bất cứ loài sinh vật nào.

            Người dân Công Giáo trên đường đi đến nơi tụ họp cầu nguyện, họ không hô những khẩu hiệu kích động, nhưng nếu nhìn những CÁN CỜ, CÁN BIỂU NGỮ lớn và chắc nịch, chúng ta thấy đây là chủ ý sửa soạn một cuộc TỰ VỆ bằng BẠO ĐỘNG khi Công an CSVN hay đám côn đồ đánh thuê nhẩy vào tấn công đoàn diễn hành bất bạo động.

 

4)      CUỘC NỔI DẬY CỦA TRÍ THỨC ĐÒI THÀNH LẬP ĐẢNG ĐỐI LẬP VÀ ĐÒI THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ

            Từ nhiều năm nay, Trí thức Việt Nam quốc nội đấu tranh bằng Kiến Nghị, nhưng đảng CSVN đã bỏ sọt rác, coi khinh Trí thức. Ngày nay tầng lớp Trí thức Việt Nam quốc nội được tăng cường bởi những đảng viên từ bỏ đảng CSVN. 72 Trí thức đã công khai ký Kiến Nghị sửa đổi Hiến Pháp trong đó Điều 4 Hiến Pháp phải được bỏ đi. Cựu đảng viên Ls LÊ HIẾU ĐẰNG đòi lập Đảng đối lập. Và gần đây nhất, 130 Trí thức ký bản TUYÊN BỐ THỰC THI QUYỀN XÃ HỘI DÂN SỰ và nhất quyết lập DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ.

Trong số những Trí thức này, một số đông là những người bỏ đảng và đã quen với việc sử dụng bạo động.  Nếu việc đòi hỏi của họ tiếp tục bị khinh khi và chính thân xác họ bị đàn áp, họ có thể trở thành bạo động và tất nhiên được sự tiếp tay cụ thể của quần chúng nông dân oan ức với Liềm có sẵn và của công nhân với Búa đang trong tay!

 

5)      ĐỐT NHỮNG KHO HÀNG TẦU

            Cuộc xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc tràn lan khắp nước. Hàng Trung quốc tràn ngập khiến doanh nghiệp Việt Nam trở thành cơ sản bán hàng cho Trung quốc. Trương Tấn Sang mới sang Trung quốc ký kết nhất trí gia nhập Tổ chức Tự do Mậu dịch giữa Trung quốc và ASEAN.  Tổ chức được gọi là CAFTA (Chian Asean Free Trade Agreement). Điều quan trọng là những hàng độc hại Thục phẩm và Thuốc tràn vào Việt Nam để giết dân chúng trong lâu dài. Nhà Nước Việt Nam làm tay sai cho quan thầy Trung quốc và hoàn toàn thả lỏng việc tràn lan này, thậm chí ai nói đến xâm lăng từ Trung quốc là bị đàn áp. Các doanh nghiệp Việt Nam bị xâm lăng Kinh tế Trung quốc tàn hại. Dân chúng bị hàng độc hại giết chết trong thời gian. Doanh nghiệp và Dân chúng cũng có quyxền TỰ VỆ bằng cách đốt những kho hàng Tầu giống như Tây phương đã phải thiêu hủy những thứ hàng làm hại sức khỏe dân chúng.

 

BẠO ĐỘNG phải xẩy

ra như một định mệnh

            Chúa Giêsu cách đây hai ngàn năm đã đi giảng thuyết về lòng nhân ái, lòng tha thứ, bất bạo động trước một quyền lực quân đội lấy giết người để mở Đế quốc La-Mã. Nhưng Ngài đã một lần lấy roi quất những cánh con buôn, đạp đổ những quầy hàng của họ trong Đền Thánh Jérusalem vì thấy những kẻ buôn bán gian xảo sử dụng  Đền Thờ như nơi trộm cướp tội lỗi. Ngài làm BẠO ĐỘNG để bảo vệ sự thánh khiết nơi Đền Thờ.

            Chúng tôi rất đắc ý với câu chuyện ngụ ngôn đứa trẻ buộc phải BẠO ĐỘNG mà Đức Giám Mục Kontum kể trong bài giảng của Ngài. Một người lớn cậy sức mạnh ức hiếp một đứa trẻ con vốn yếu đuối và sợ hãi người lớn đầy sức mạnh hung ác. Một hôm người lớn đó nhấn đứa trẻ xuống nước. Đứa trẻ rán chịu đựng rồi nhoi lên thở. Người lớn lại nhấn nước đứa trẻ lần thứ hai. Đứa trẻ vì sợ sệt nên cũng ráng nín hơi chịu đựng rồi nhoi lên thở được. Người lớn lại nhấn nó xuống nước lần thứ ba. Đứa trẻ muốn kiên nhẫn ráng chịu nữa. Nhưng lần này nó thấy yếu sức có thể bị chết ngộp, nên nó gồng sức vào hai chân đạp thật mạnh vào người lớn để nhô lên trên mặt nước cứu sống mình. Nó đã làm BẠO ĐỘNG để cứu sống mình.

            Trong những vần Thơ của Thương binh NGUYỄN CUNG THƯƠNG, chúng tôi cũng thấy người thương binh đã chịu đựng những cảnh khổ uất ức để rồi viết lên vần Thơ kêu gọi đồng đội từ nước ngoài, vốn khuyên anh hãy kiên nhẫn “bất bạo động“ để “tháo gỡ độc tài“ giống như đảng Việt Tân kêu gào như khẩu hiệu, gửi súng cho anh để anh làm BẠO ĐỘNG dù phải chết. Anh viết:

 

GỬI SÚNG CHO TAO

Nguyễn Cung Thương, Sàigòn, VN

                                   Tao cụt một chân một tay,

                                   Nhưng còn một tay

                                   Viết thư giùm cho thằng mù hai mắt

…………………

                                   Có điều tao không thể hiểu

                                   Bao nhiêu năm qua

                                   Chúng mày cứ mãi dặn dò

                                   Thế giới văn minh, đừng làm gì bạo động

                                   Liệu chúng mày có thể hoà hợp được không

                                   Với lũ kên kên hổ báo?

                                   Những con thú cực kỳ giầu có

……………….

                                   Chúng tao lết lê trên thành phố Cáo Hồ

                                   Nên biết rõ từng tên đại ác

                                   Trên bàn tiệc máu xương dân tộc

                                   Nhà hàng nào chúng cũng ăn nhậu

                                   Bé gái nào cũng bị chúng mua trinh!

                                   Chúng ta sẽ tỉa từng thằng

                                   Đất nước cần nhiều "quốc táng"

                                   Bớt được mạng thằng Cộng Sản nào

                                   Thì địa ngục xã hội chủ nghĩa này

                                   Còn có chút sáng láng hơn

………………….

                                   Hãy gửi về cho chúng tao vũ khí

                                   Thằng cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò

                                   Thằng còn chân sẽ cõng thằng què quặt

                                   Trận chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh!

 

Nguyễn Cung Thương, Sàigòn, VN

 

Dân vốn hiền lành, nhưng chính CSVN

gieo mầm BẠO ĐỘNG trong lòng dân

            Dân chúng Việt Nam vốn gốc đồng nội, tâm tình hiền lành như thiên nhiên đồng nội bát ngát lúa xanh non. Tâm tình không bạo động như dân A-rập sống giữa sa mạc cát khô cứng. Dân Việt Nam cũng không thể chết đói khi sống giữa những đồng bằng bát ngát, với sông ngòi chằng chịt, với biển cả mênh mông bên cạnh. Cái địa vực sống ấy tạo một tâm tình hòa bình, hiền lành.

            BẠO ĐỘNG không phải là tính tình của dân chúng Việt Nam, cũng không phải là một chủ trương.  BẠO ĐỘNG chính là do CSVN gieo mầm trong lòng dân và với những chục năm trường, những tội ác, những bất công chồng chất lên đầu dân để tạo lòng người UẤT ỨC. Từ lòng UẤT ỨC này, những Phong trào đấu tranh tự phát mà chúng tôi kể ra trên đây sẵn sàng làm BẠO ĐỘNG như Chúa Giêsu đã đạp đổ những quầy hàng trong Đền Thờ, như đứa trẻ yếu đuối đã dồn sức vào hai chân để đạp kẻ hung dữ mà cứu sống mình, như một thương bình sẵn sàng nổ súng dù biết mình đã là tàn tật.

            Trách nhiệm việc bùng nổ BẠO ĐỘNG ở Việt Nam chính là do đảng CSVN độc tài chất chồng tội ác lên dân làm dân UẤT ỨC đến cổ họng.

 

Viễn tượng BẠO ĐỘNG

đến như định mệnh

 

            Trong những Phong trào đấu tranh kể ra trên đây, chỉ có Phong trào 130 Trí thức đòi QUYỀN THỰC THI XÃ HỘI DÂN SỰ còn tuyên bố chuyển đổi chính trị hiện hành trong ÔN HÒA. Thực ra việc ÔN HÒA hay BẠO ĐỘNG không thể biện luận, tuyên bố được như một chủ trương trên trang giấy viết, mà nó là một tích lũy từ tâm tình để bật thành hành động. Hãy xét từng Phong trào với lực lượng khả thể sẵn sàng BẠO ĐỘNG và sẽ BẠO ĐỘNG nếu CSVN vẫn cố thủ giữ nguyên Cơ chế hiện hành để tiếp tục cai trị Độc tài và cướp của và đàn áp dân.

            Chúng tôi vừa nói đến chữ “NẾU“, nghĩa là viễn tượng BẠO ĐỘNG có hay không trong một điều kiện CSVN hủy bỏ Cơ chế hiện hành trong ÔN HÒA. Cái nhìn của chúng tôi về viễn tượng BẠO ĐỘNG như một ĐỊNH MỆNH phải đến, nghĩa là không có chữ “NẾU“ nữa hay đúng hơn CSVN bất lực không thực hiện được chữ “NẾU“ ấy vì những lý do sau đây:

=>       Điều 4 Hiến Pháp tiên thiên cho đảng CSVN độc quyền cai trị, nghĩa là Điều 4 đó coi dân như cây cỏ, súc vật hay nô lệ thuộc quyền sở hữu của đảng. Nó tạo nên một quyền lực hoàn toàn PHI NHÂN BẢN. Cái quyền lực phi Nhân Bản này trở thành một “ộng kẹ hung dữ “ vô hình nhưng hiện diện khắp nơi khiến chính những cá nhân đảng viên phải sợ sệt không dám nhúc nhích. Cái ông kẹ hung dữ phi nhân bản này làm cho chính Bộ Chính trị phải tê liệt không dám có những quyết định công khai. Tỉ dụ cụ thể là tội ăn cướp của Nguyễn Tấn Dũng tầy đình mà Bộ Chính trị vẫn trùm chăn trốn bất lực.

=>       Đảng viên CSVN từ lớn đến bé đã tham nhũng bẩn thỉu, mỗi đứa ngậm cục xương trong mõm như những con chó. Khi con chó ngậm cục xương rồi thì nó cố thủ ngậm chặt cục xương không nhả ra. Nó chỉ còn nghĩ đến mọi cách bảo vệ cục xương đang ngậm trong mõm. Những kêu gọi sửa đổi Cơ chế hiện hành có nghĩa là đàn chó CSVN phải nhả những cục xương ra theo lời khuyên. Chúng không nhả cục xương đã ngậm được ra đâu trừ khi phải lấy cây gậy đập vào đầu những con chó ấy thì mới mong chúng chịu nhả cục xương ra. Đó là ý nghĩa ĐỊNH MỆNH BẠO ĐỘNG phải xẩy ra đập đầu đàn chó để chúng nhả ra cục xương.

            Cái ông kẹ vô hình hiện diện khắp nơi như bóng quỷ dữ làm cho những cá nhân đảng viên và ngay cả Bộ Chính Trị phải sơ sệt không dám hé họng nói đến việc bỏ Điều 4 Hiến Pháp để thay đổi Cơ chế vì sợ ông kẹ nghe được mà làm hại cá nhân mình. Đàn chó ngậm cục xương rồi thì khó lòng nhả ra khi chúng ta chỉ nói ÔN HÒA. Như vậy đảng CSVN không thể thực hiện được chữ “NẾU“ mà chúng tôi đặt ra trên đây. Chính vì vậy mà dân chúng, để thoát khỏi cảnh nô lệ, phải dùng BẠO ĐỘNG trừ khử đi cái ông kẹ quỷ sứ vô hình được tạo nên do ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP và đập trên đầu đàn chó để chúng nhả cục xương ra. BẠO ĐỘNG đến như một định mệnh vì chính đảng CSVN bất lực sửa đổi.

 

Hải ngoại có thể làm gì

hay không nên làm gì ?

 

Trước những Phong trào NỔI DẬY đã bắt đầu thực sự ở Việt Nam, chúng tôi nhắc tới  ba điểm sau đây:

(i)        Chủ lực DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN là từ Quốc nội chứ không phải từ Hải ngoại mang Cách Mạng về giải phóng Quê Hương.

(ii)       Nắm chắc điểm này để nhận biết thực chất Hải ngoại chỉ là Lực lượng yểm trợ cho những Phong trào đang NỔI DẬY tại Quốc nội mà thôi.

(iii)      Hãy dẹp bỏ việc Hải ngoại mơ mộng chạy theo Quốc tế, Mỹ, Anh, Pháp… hoặc Liên Hiệp Quốc để van xin họ cứu Dân Tộc mình. Việc làm này có thể tạo ảo tưởng cho Quốc nội làm giảm ý chí đấu tranh.  Nhiều khi việc làm này có thể bị coi như tung hỏa mù dùm CSVN để làm lạc hướng đấu tranh đang NỔI DẬY tại Quốc nội.

            Chính ở cái điểm thứ ba này (Điểm (iii)) mà mà chúng tôi đọc được trên Diễn Đàn một số ý kiến phản đối và yêu cầu nêu ra những gì mà Hải ngoại nên làm để yểm trợ những Phong trào NỔI DẬY tại Quốc nội

 

Những điều Hải ngoại không nên làm

            Một số những hô hào đấu tranh ở Hải ngoại có pha mùi tư lợi cá nhân hay nhóm: danh riêng hay quyền lợi. Thực vậy, có những người viết trên diễn đàn để người khác biết đến tên tuổi của mình. Có những người hay những nhóm chạy theo các Nghị viên Quốc Hội, những Tổ chức quốc tế hay những Chính quyền nước ngoài vì quyền lợi kiếm chác vật chất nào đó hoặc để có đà đưa đẩy để có thể nhẩy bàn độc chính trị giữa Cộng đồng Việt Nam Hải ngoại hoặc có vị trí sau này khi Quốc tế dàn xếp với CSVN. Những đợt hô hào Hòa Giải Hòa Hợp, “Đối Thoại“ như nhóm Hoàng Duy Hùng… cũng có pha ý tưởng nhẩy bàn độc kiếm chác những mẩu bánh rơi rụng do CSVN quẳng xuống cho mà hớp.

            Ở điểm thứ ba trên đây, chúng tôi viết tóm tắt và rõ rệt:  “Hãy dẹp bỏ việc Hải ngoại mơ mộng chạy theo Quốc tế, Mỹ, Anh, Pháp… hoặc Liên Hiệp Quốc để van xin họ cứu Dân Tộc mình. Việc làm này có thể tạo ảo tưởng cho Quốc nội làm giảm ý chí đấu tranh.  Nhiều khi việc làm này có thể bị coi như tung hỏa mù dùm CSVN để làm lạc hướng đấu tranh đang NỔI DẬY tại Quốc nội.”.

            Viết như vậy vì những lý do sau đây:

*          Thực tế Quốc tế Tây phương, qua vụ giải quyết vấn đề Syrie, cho chúng ta thấy rằng các Chính quyền Tây phương thụt lùi trước những vấn đề Nhân quyền, Tự do, Dân chủ…, mà chỉ nói đến Quyền lợi vật chất và An ninh cho nước họ. Hiện nay các nước Tây phương đang túng tiền và họ khó lòng bỏ tiền và nhân lực ra can thiệp tốn kém để đem Nhân Quyền, Tự do, Dân chủ tặng cho Dân Việt Nam.

*          Lý do nữa là Dân Tộc Việt Nam phải nắm lấy chủ động trong việc giải quyết số phận của mình. Dân Tộc Việt đã phải trải qua ba kinh nghiệm đau đớn khi Quốc tế đưa những Giải quyết trên đầu trên cổ mình: (i) Hội Nhị Quốc tế chia đôi đất nước; (ii) Hội Nghị Quốc tế đình chiến kiểu da báo ở Miền Nam Việt Nam; (iii) Hội Nghị Hòa bình Paris để CSVN xâm lăng trọn Miền Nam năm 1975. Chúng ta không để cho Quốc tế quyết định cho số phận Dân Tộc VN nữa mà chính là quần chúng Việt Nam đứng lên giải quyết trực tiếp với tà quyền CSVN tại Quốc nội, chứ không tại Geneva, Paris hay New York, Washington…

*          Điều cần phải tránh nữa là những Phong trào đấu tranh ở Hải ngoại  tạo ảo tưởng cho Quốc nội khiến ý chí kiên cường đấu tranh tại Quê Hương bị giảm xuống. Hãy nhắc đến Phong trào Thỉnh Nguyện Thư van xin TT.Obama xẩy ra giữa lúc Gia đình Oâng ĐOÀN VĂN VƯƠN quyết liệt với CSVN. Phong trào “Triệu con tim một tiếng nói “ không hề đả động đến Oâng ĐOÀN VĂN VƯƠN mà chỉ nhắc tới một Nhạc sĩ Việt Khang.

*          Còn tệ hại hơn nữa là vô tình hay hữu ý, một số việc đứng lên đấu tranh ở Hải ngoại có thể hiểu là trong chủ ý của CSVN tung hỏa mù để làm lạc hướng cái TỬ HUYỆT của CSVN tại Quốc nội.

*          Chúng ta cũng phải nghĩ rằng nếu Hải ngoại cứ chạy theo những Chính quyền nước ngoài, thì CSVN lợi dụng việc chạy theo van nài này để tuyên truyền tại Quốc nội rằng việc đấu tranh hiện nay là do “thế lực thù địch“ hải ngoại thúc đẩy và tài trợ. Việc tuyên truyền vu khống nhằm làm giảm giá trị tự phát tại Quốc nội.

 

Những điều Hải ngoại nên làm.

Chúng ta chỉ là Lực lượng yểm trợ cho Lực lượng đấu tranh thực sự tại Quốc nội. Ơû vị trí yểm trợ, Hải ngoại phải theo sát những Phong trào đấu tranh tại Quốc nội, chứ đừng tùy hứng hay vì danh hão hoặc quyền lợi riêng cá nhân và nhóm mà phát động ra những kêu gào đấu tranh không ăn nhập gì với Quốc nội.  Việc yểm trợ chính yếu của Hải ngoại là Thông Tin:

*          Báo Đài của CSVN là độc chiều tuyên truyền, ngụy tạo để làm lạc hướng quần chúng. Từ Hải ngoại, chúng ta sử dụng hệ thống Thông Tin “từ trời rơi xuống“ để phổ biến rộng rãi ở Quốc nội những đợt đấu tranh hiện nay. CSVN là những con chó đang ngậm cục xương. Chúng chỉ muốn yên thân với cục xương và sợ hãi quần chúng dùng gậy đập trên đầu chúng. Hãy phổ biến về Quê Hương cái viễn tượng BẠO ĐỘNG của quần chúng bắt đầu từ Phường, Quận, Tỉnh để cuối cùng về Trung ương. Lúc này NỔI DẬY ồ ạt chưa thực hiện được vì lực lượng Công an, Quân đội được huy động đông đảo để đàn áp. Hãy bắt đầu NỔI DẬY từ những đơn vị nhỏ để xé lẻ lực lượng đàn áp ra mà tỉa từng tên. Liệt sĩ ĐẶNG NGỌC VIẾT đã làm như vậy.

*          Tại nước ngoài, thay vì ký tên Thỉnh Nguyện Thư, Kiến Nghị… gửi lên Liên Hiệp Quốc, Hoa kỳ, Anh, Pháp… để van xin họ cứu dân mình, thì hày gửi cho họ những Bản Tin về những Phong trào đấu tranh quyết tử tại Quốc nội. Về phương diện này, nên gửi những Bản Tin đấu tranh tại Quốc nội cho những Tổ chức đầu tư Quốc tế, những Phòng Thương mại quốc gia, cho những Công ty Liên Quốc gia đến Việt Nam khai thác nhân công. Việc đầu tư  tùy thuộc chính yếu về tình hình An Ninh của một nước hay không.

 

Một ý kiến hỗ trợ BẠO ĐỘNG

mà Hải ngoại có thể làm

            Tuần trước, khi viết bài Viễn Tượng BẠO ĐỘNG của quần chúng, thì tuần này một vị Lão thành Cách Mạng từ Paris gọi điện thoại cho chúng tôi để góp ý:

            “Công an CSVN đã dùng tiền thuê đám côn đồ xã hội đen để đánh đập bà con hiền lành đến bể đầu. Tỉ dụ ở những vụ như Thái Hà trước đây và mới đây là Mỹ Yên. CSVN dùng tiền Hồ để thuê xã hội đen. Tại sao từ Hải ngoại, chúng ta không dùng tiền Đô-la để thuê đám xã hội đen đánh Công an hay con cái Công an. Từ Hải ngoại, dùng tiền Đo-la mà thuê, thì đám xã hội đen thích Đô la hơn tiền Hồ “.

            Lời góp ý của Vị Lão thành Cách Mạng rất là khả thi vậy !

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 17.10.2013


 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link