PHÁT TRIỂN VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN: CĂNG THẲNG XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM
Cuối tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi đã gặp
với người đồng cấp Việt Nam, Phạm Bình Minh . Thông điệp của ông Wang là cải
tiến toàn diện quan
hệ giữa hai nước Việt-Trung. Tất nhiên, điều này cũng có ý
nghĩa vì đây hai nước xã hội chủ nghĩa cuối cùng còn lại trên thế giới.
Tuy nhiên, ngoài ý thức hệ, hai nước này còn chia sẻ nhiều thứ
khác nữa.
Cả hai nước đang cố gắng làm dịu bớt căng thẳng xã hội và kiềm
chế các tác động của mạng xã hội cũng như các cuộc chiến lâu dài như ổn định
tăng trưởng kinh tế, cải cách thị trường, tranh chấp đất đai và áp lực quốc tế
về các vấn đề nhân quyền. Thực tế thì Trung Quốc có thể học hỏi được rất nhiều
từ những căng thẳng xã hội tại Việt Nam.
Hiện nay có cuộc tranh luận nóng bỏng diễn ra trong nội bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam và các cuộc tranh luận công khai diễn ra tại quán cà phê và
các trang mạng truyền thông xã hội. Vấn đề tranh cãi chính là hướng phát triển đất
nước – giữa những người muốn tăng cường sức mạnh hệ thống của Đảng và những
người muốn có một hệ thống dân chủ và đa nguyên. Triển vọng của nền kinh tế là
tâm điểm của cuộc tranh luận này.
Nền kinh tế của Việt Nam đã bị đình trệ và phải vật lộn để cạnh
tranh với các thị trường lao động có mức lương thấp hơn như Bangladesh và Miến
Điện, đồng thời nền kinh tế nước này cũng đã bị cắn lại bởi những chính sách
cải cách vụng về. Tháng Mười năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin lỗi vì
những ‘yếu kém’ trong cách quản lý nền kinh tế. Và hồi tháng Sáu vừa qua, ông
Dũng – người đang lâm vào cuộc chiến quyền lực với Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang – đã sống sót sau cuộc bỏ phiếu tín
nhiệm tại Quốc hội. Uy tín của ông Dũng đã lung lay sau lần
nhận trách nhiệm đối với tình trạng bất ổn kinh tế nhưng ông vẫn tiếp tục giữ
chức thủ tướng.
Ông Dũng có tham vọng rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam và
tìm cách cải cách theo mô hình kinh tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, tham vọng thiết
lập các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo mô hình tập đoàn tư nhân Hàn Quốc của
ông Dũng đã thất bại một cách rất công khai. Thay vào đó, các doanh nghiệp nhà
nước Việt Nam mở rộng sang lĩnh vực mà họ có rất ít chuyên môn và điều này đã
dẫn đến các món nợ khổng lồ. Kết quả là các ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước
vay tiền bây giờ đang ngồi trên các khoản nợ xấu mà theo ước tính đến tháng Năm
thì con số này lên đến 15% tổng dư nợ. Tình trạng bất ổn này được phóng đại bởi
một nền kinh tế trì trệ và vấn đề tham nhũng ngày càng xấu đi.
Tất cả những vấn nạn này không thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và
dễ dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội.
Tần số các cuộc biểu tình đã tăng lên trong những năm gần đây.
Đáng lo ngại hơn, các cuộc biểu tình có xu hướng trở thành bạo lực. Cả hai bên
lực lượng an ninh và người biểu tình đều muốn sử dụng các chiến thuật tấn công
mạnh mẽ hơn. Giữa lúc hợp đồng thuê đất 20 năm do chính phủ ký vào năm 1993 đến
lúc hết hạn vào năm nay, việc nhà nước thu hồi đất đai đã
trở nên phổ biến và tiếp tục tạo ra nhiều cảnh bạo lực hơn. Mìn và vũ khí tự
chế đã được nông dân sử dụng chống lại lực lượng an ninh. Trong khi đó, việc
chính quyền Việt Nam bắt và giam giữ người biểu tình và bất đồng chính kiến
cũng đã tăng lên rất nhiều.
Blogger, nhà báo và các nhà hoạt động xã hội tiếp tục bị chính
quyền Việt Nam bắt giam. Theo báo cáo thường
niên về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên
giới, Việt Nam xếp hạng 172 trên tổng số 179 nước vào năm 2013, trượt 7 địa
điểm so với năm 2010. Hiện nay Việt Nam chỉ đứng một bật trên Trung Quốc. Tuy
nhiên, bất chấp sự đàn áp và kiểm duyệt, một loạt các tiếng nói bất đồng chính
kiến tiếp tục xuất hiện trên nhiều trang mạng Internet.
Việc gây chú ý nhiều nhất trên các trang mạng xã hội là “Kiến
nghị 72”, gồm chữ ký của 72 học giả – trí thức và luật sư đề nghị cải cách hiến
pháp và gửi cho chính phủ vào tháng Hai năm 2013.
Kiến nghị kêu gọi chính phủ mở một diễn đàn để thảo luận công
khai về hiến pháp, yêu cầu bỏ Điều 4 (trong đó khẳng Đảng Cộng sản Việt Nam độc
quyền lãnh đạo đất nước) và thực hiện các thay đổi cần thiết về sở hữu đất đai
tư nhân. Trong thực tế, kiến nghị này yêu cầu một hệ thống đa đảng. Sự lây lan
của bản kiến nghị thông qua các trang blog và mạng xã hội trong một môi trường
mà truyền thông nhà nước kiểm soát tất cả thông tin thì nó cũng nói lên được
phần nào về vai trò của nghị định cấm chia sẻ thông tin mà chính phủ vừa đưa
ra.
Ngày 1 tháng Chín vừa qua, sau các cuộc biểu tình công khai được
dẫn dắt chủ yếu bởi các trang blog và mạng xã hội, chính phủ Việt Nam đã đưa ra
Nghị định 72, trong đó quy định rằng các trang mạng và blog xã hội chỉ nên được
sử dụng để truyền tải thông tin cá nhân và không được sử dụng để chia sẻ các
bài báo khác. Nghị định có nhiều điều khoản mơ hồ đã bị nhiều nhóm nhân quyền
lên tiếng chỉ trích, và nhiều người cho rằng nghị định này được sử dụng nhằm
chống lại các blogger và những người sử dụng mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra là làm
thế nào nghị định này có thể buộc người dân im miệng, nếu không muốn nói là nó
có khả năng phản tác dụng.
Cách thức để giải quyết những căng thẳng xã hội nằm trong chính
sách cải cách chính trị rộng lớn hơn và tăng cường tự do hóa kinh tế, điều mà
Việt Nam đang cố gắng thông qua trong lần sửa đổi Hiến pháp 1992 này. Việc sửa
đổi nhằm mục đích đem lại lợi ích lớn hơn từ kế hoạch tập trung theo kiểu Xô
Viết sang nền kinh tế thị trường theo định hướng [xã hội chủ nghĩa]. Cùng với
các cuộc tranh luận về cải cách đất đai, cải cách hiến pháp lần này hy vọng sẽ
giúp tự do hóa kinh tế nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu mở ra cuộc tranh luận này thì chính phủ dường như
đang mở ra một hộp âm nhạc nhiều giai điệu. Kế hoạch cải cách từng phần của
chính phủ đã dẫn đến các cuộc kêu gọi Việt Nam thay đổi hệ thống độc đảng. Mặc
dù các biện pháp của chính phủ trong việc xoa dịu tâm lý quần chúng – chẳng hạn
như thời hạn ba tháng để tham vấn về việc sửa đổi hiến pháp – nhưng phản đối
tiếp tục còn vang dội.
Sự tương đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải khó để nhận
ra. Cả hai nước đang vật lộn với dân số bất ổn ngày càng tăng và các cuộc chiến
dai dẳng giữa tăng trưởng và ổn định ngày càng nhiều. Giữa lúc cả hai nước đang
ngày càng nhận thức ra điều này thì không thể không quan tâm lẫn nhau.
Elliot Brennan là một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Chính
sách An ninh và Phát triển (Thụy Điển) và là nghiên cựu sinh không thường trú
tại Diễn đàn Thái Bình Dương – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Hoa
Kỳ).
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013 – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment