Saturday, October 8, 2016

Không thấy mùi tử tế trong Huy Đức





---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
Không thấy mùi tử tế trong Huy Đức
Trần Hồng Tâm
12:59:am 05/10/16
http://www.danchimviet.info/ archives/105111/khong-thay- mui-tu-te-trong-huy-duc/2016/ 10

Khi cuốn sách Bên Thắng Cuộc tung ra thị trường, tôi cố tìm mua đọc liền một mạch. Tập 1 “Giải Phóng” không mấy hứng thú, chỉ kể lại những câu chuyện vượt biên mà ai cũng biết. Tập 2 “Quyền Bính” chứa đựng nhiều thông tin bị bưng bít trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam nên tôi đọc cẩn thận hơn. Nhất là những trận đánh một mất một còn giữa hai nguời vừa là đồng chí, vừa là anh em: Linh – Kiệt.

Ông Linh ra đòn, không trừ một thủ đoạn nào. Ông phao tin bà Cầm (vợ ông Kiệt) tham nhũng. Ông tố cáo ông Kiệt dùng tiền bạc nhà nước gây thanh danh cá nhân. Ông thao túng dư luận, vận động hậu trường, lôi kéo, bè phái để loại ông Kiệt ra khỏi ghế Thủ tướng. Hơn nữa, ông Linh còn dựng lên những vụ án cả chính trị lẫn kinh tế nhằm vặt lông bẻ cánh ông Kiệt. Kết quả là: Linh thắng, Kiệt thua. Cả miền Tây Nam bộ quê hương của ông Kiệt bị vò xé. Bộ trưởng, trợ lý, và người thân tín của ông Kiệt không lâm vòng lao lý thì cũng thân bại danh liệt.

Từ đó, tôi giành cho Huy Đức một sự tôn trọng đáng kể. Tôi xếp anh vào những tác giả viết thể loại không hư cấu (nonfiction) mà tôi đọc nhiều như chị Phạm Thị Hoài, Bùi Tín, Dương Thu Hương, hay Từ Huy.

Nhưng sự tôn trọng này cũng chẳng tày gang. Những ngày tiền Đại hội XII, càng đọc Huy Đức tôi càng thất vọng. Thất vọng toàn diện từ văn phong đến thái độ và đạo đức của người viết.

Trong bài Bộ Tứ, Huy Đức viết: “Tôi phải nói với các bạn “thích Mỹ” rằng, nếu giờ đây Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh, “nhất biên đảo” với Washington, Obama sẽ cuống lên ngay vì… khó xử.”

Tại sao Obama phải “cuống lên”? Thiết tưởng, ai cũng nhận ra thông điệp của người Mỹ rằng: Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc hợp tác chiến lược toàn diện. Mỹ làm tất cả để có thể trở lại Cam Ranh. Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã hơn một lần phát biểu: “Chúng ta hãy cho thế giới thấy rằng, cùng nhau, không có điều gì là không thể”.

Thoạt đầu tôi cho rằng Huy Đức đưa ra nhận định vội vàng và hơi ấu trĩ. Mãi sau này tôi mới nhận ra. Huy Đức không vội vàng, mà cũng chẳng ấu trĩ. Anh đã tính toán kỹ từng con chữ. Anh lợi dụng uy tín của mình trong bạn đọc để định hướng dư luận. Anh ngụy tạo ra thông tin “Mỹ cuống lên” để bao biện, bảo vệ, bao che cho đám giáo điều bảo thủ thân Tàu. Càng về sau, điều này càng được chứng minh.

Cũng trong bài Bộ Tứ, có hai nhân vật được Huy Đức nhắc đến: Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Huy Đức tung hô ông Trọng là ngoại giao khôn ngoan và ca ngợi ông đến mức sống sượng.

Ngược lại, Huy Đức tấn công ông Dũng với thứ ngôn từ mang nặng tính phán xử của một vị quan tòa tỉnh lẻ áp đặt, thiên vị và chủ quan. Huy Đức gọi Nguyễn Tấn Dũng là “độc tài”, “cha truyền con nối”, và “ tên bạo chúa đã vơ vét cho đến khi thừa mứa.”

Nghe nói Huy Đức dọc ngang khắp nước Mỹ và hình như đã đặt chân tới Đai học Harvard. Hẳn Huy Đức hiểu. Người Mỹ tôn trọng tuyệt đối sự vô tội của một công dân cho đến khi tư pháp đưa ra những bằng chứng rành mạch.

“Độc tài”, “bạo chúa”, “vơ vét cho đến khi thừa mứa”, danh chính ngôn thuận, chỉ là những  lời đồn thổi của những đấu thủ chính trị nhằm hạ gục ông Dũng, cũng như câu chuyện xưa ông Linh đã từng đo ván ông Kiệt.

Một người viết với tấm lòng tử tế, bất vụ lợi, không thể biến những lời đồn thổi vu vơ thành bản cáo trạng chết người.

Theo dõi những bài viết của Huy Đức, tôi nhận thấy khi uy tín của ông Dũng trong dân càng tăng, thì thái độ của Huy Đức càng trở nên hậm hực và hằn học. Sự hằn học của Huy Đức không dừng lại ở Nguyễn Tấn Dũng mà còn nhằm đến cả đời con của ông Dũng.

Không hiểu hai người này có thù oán gì nhau, nhưng người đọc lờ mờ nhận ra trong mỗi câu chữ của Huy Đức chứa đựng một mối thù truyền kiếp với Nguyễn Tấn Dũng.

Ai cũng biết guồng máy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động theo cơ chế: Cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Cá nhân phải phục tùng tập thể. Nếu ông Dũng có mở toang cánh cửa cho Trung Quốc vào, mà ông Trọng, ông Sang, ông Huynh, lắc đầu, Bộ Chính trị lắc đầu thì ông Dũng có đến ba đầu sáu tay cũng không làm gì được.

Vậy, tại sao Huy Đức chỉ kết tội một mình ông Dũng. Huy Đức viết: “Trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã mở toang cửa cho Trung quốc vào khai thác bô xít ở Tây nguyên? Đưa công nghệ luyện thép lò đứng đã bị truy đuổi ở Trung quốc vào Vũng Áng?’’

Nếu lỗi này do cá nhân ông Dũng gây ra, như Huy Đức buộc tội, ông Dũng giờ đã về vườn. Ông Trọng có toàn quyền đuổi cả hai công ty trên ra khỏi bờ cõi Việt Nam và lập tòa án công khai kết tội Nguyễn Tấn Dũng phản bội tổ quốc, cõng rắn cắn gà nhà, rước ma về giày mả tổ.

Tại sao lỗi của cá nhân ông Dũng mà Nguyễn Phú Trọng lại ra sức bao che cho Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh? Bạn đọc thấy ngay sự lươn lẹo của Huy Đức.

Ông Trọng giả mù không thấy cá chết trắng trời trắng đất trải dài 240 km bờ biển miền Trung. Ông giả điếc không nghe những tiếng than khóc của dân chài miền Trung. Ông vẫn đến thăm và ca ngợi Formosa Hà Tĩnh vào ngày 22/4/2016. Sao không thấy Huy Đức định hướng gì cho dư luận?

Ông Trọng lờ đi thảm họa Formosa lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện và lâu dài lên cả đất nước, nhưng lại chúi mũi, trực tiếp, đôn đốc, chỉ đạo một việc cỏn con là truy nã Trịnh Xuân Thanh. Sao không thấy anh Huy Đức dậy bảo gì cho dư luận?

Khi Petro Times vừa đăng lại bài phỏng vấn Người Buôn Gió, Tổng Biên tập Như Thổ bị cách chức ngay lập tức chưa đầy 24 giờ sau. Trong khi, thảm họa Formosa Hà Tĩnh đã kéo dài hơn nửa năm, ông Trọng vẫn cấm cốc, liệt dây thần kinh phát âm, không nói lên lời.

Nếu ông Trọng muốn củng cố uy tín của Đảng, tại sao ông không giải quyết vụ Formosa Hà Tĩnh một cách minh bạch và hợp tình hợp lý? Hay ông chỉ là kẻ treo đầu dê bán thịt chó, mượn danh chống tham nhũng để thanh toán đấu thủ chính trị?

Chỉ bằng vài câu hỏi đơn giản, người ta thấy ngay động cơ của ông Trọng.

Huy Đức lại được đầu quân. Lần ra quân này, hình như anh tự tin hơn, phấn khởi hơn, đã nắm chắc phần thắng trong tay nên tỏ ra rất manh động.

Trước Đại hội XII, tôi đã “Chúc mừng anh Bên Thắng Cuộc”. Nay lại chúc mừng trước chiến thắng chống tham nhũng đang vang vọng toàn cầu. Càng đọc, càng không thấy mùi tử tế trong từng câu chữ của Huy Đức.

October 4, 2016
© Trần Hồng Tâm
© Dan Chim Viet




__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen

Thursday, October 6, 2016

Hỡi người biểu tình, hãy luôn cảnh giác...


        

MOT Y CHI CHONG CONG
               MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG



  
 
    Hỡi người biểu tình, hãy luôn cảnh giác...

Hỡi người biểu tình, hãy luôn cảnh giác... - Dân Làm Báo



Mai Tú Ân (Danlambao) - Cuộc biểu dương lực lượng của bà con giáo dân ở trước cửa công ty Formosa đã thành công tốt đẹp bởi sự thắng lợi trong tầm mức của một cuộc đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Nhưng vẫn có những bài học mà chúng ta phải rút ra từ trong thắng lợi này và làm nền tảng cho những cuộc xuống đường khác trong tương lai...
Trong cuộc biểu dương lực lượng ngày 2/10/2016 thì hẳn các cha xứ cùng giáo dân không hề có ý định tấn công các lực lượng CSCĐ đang đứng thành một hàng rào để bảo vệ bức tường rào của Formosa ở đằng sau. Có lẽ cuộc biểu dương lực lượng của bà con giáo dân và lương dân đã đến đúng điểm cần đến, cho một cuộc mitinh rầm rộ khí thế nhưng hoàn toàn ôn hòa trên tinh thần bất bạo động Thiên Chúa Giáo. Và đấy cũng là một chiến thắng không có gì phải bàn cãi cho những người biểu tình khi họ đến được nơi cần đến, và thể hiện khí thế ở nơi cần thể hiện khí thế.
Nhưng trong diễn tiến thì có một nhóm người nhỏ, có Trời biết họ là ai nhưng chắc chắn không phải là những giáo dân trật tự được dẫn dắt bởi linh mục Phe rô Trần Đình Lai, đã tấn công hàng rào CSCĐ bằng ném đá. Trong số người tấn công nhỏ này, có thể là những ngư dân phẫn uất, hay những người bị thản họa Formosa gây khốn đốn, mà cũng có thể lại chính là người của chính quyền, CA cài cắm vào hàng ngũ của người biểu tình để tìm cách gây bạo lực, bạo loạn, cũng như gây mọi cớ để đổ thừa cho người biểu tình, để chính quyền ra tay đàn áp. Chẳng có gì là quá đáng khi ta nói đây là một chiêu bài quen thuộc của những người CS trong suốt sự nghiệp "dựng nước và giữ nước" của họ. Và cái cái cách cho người của họ vào cài cắm và tấn công cảnh sát của họ để kích động bạo lực là chuyện họ sẵn sàng làm ngay, nếu cần.
Trở lại cuộc biểu tình ở Formosa thì ta thấy làm lạ là lịch xuống đường đã công khai trước đó mấy ngày nhưng lực lượng đối phó thì lèo tèo vài chục đến hơn 100 người và lọt thỏm giữa hàng ngũ đông đảo của người biểu tình. Không biết ý đồ của những người thực thi pháp luật hôm đó nhưng vẫn có dư luận cho rằng họ định 'thí" số CSCĐ ít ỏi đó hoặc "thí" ngay cả Formosa để mưu việc lớn. Ngay cả hàng rào có lớp CSCĐ của họ cũng đứng dàn hàng ngang chỉ có một lớp người mỏng manh trước số rất đông người biểu tình. Điều này ngược lại hoàn toàn với qui tắc chống biểu tình đông người là phải có nhiều lớp CSCĐ, mỗi lớp phải có nhiều hàng người gắn kết và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau để bảo vệ hàng rào. Nên khi bị ném vài hòn sỏi, vì cũng chẳng có đá để mà ném thì hàng ngũ CSCD này co cụm rồi chạy biến mất. Formosa thất thủ. Dân tràn lên, leo lên rào và hò reo. Nhưng các cha xứ đã ban hành lệnh rút quân sau khi đạt thắng lợi, và đương nhiên làm thất bại thảm hại âm mưu nào đó, nếu có của chính quyền.
Tôi tin rằng các cha xứ dẫn dắt không bao giờ ra cái lệnh ném đá và đa phần, nếu không phải là tuyệt đối số giáo dân đều không làm chuyện đó. Chắc chắn không ai lại tấn công lực lượng công an chỉ để tiến chiếm lấy cái hàng rào cả. Ta có thể nghe tiếng các người lãnh đạo cuộc biểu tình luôn la thét coi chừng những kẻ lạ mặt ném đá vào CS. Giáo dân phải ngồi xuống để phát giác những kẻ trà trộn.
Ta hãy xem một đoạn trích trên đài BBC tường thuật vụ này:
Linh mục Phê đô Trần Đình Lai nói người dân "Không được ném chai lọ, không được ném đất", ..."không được bạo động, tất cả ôn hòa".
"Cảnh sát không được đánh dân, dân và cảnh sát không được xô xát," ông Lai nói khi cuộc xô xát ngắn dừng lại.
Vị linh mục này phát biểu cuộc biểu tình là để "đòi hỏi những người đã gây ra thảm họa này phải bồi thường công bằng, trả lại môi trường xanh sạch cho dân tộc".
"Người dân đứng ở cổng chính Formosa, trèo lên tường treo các băng-rôn khẩu hiệu, nhưng không có cuộc đập phá nào, không ai đập phá,” BBC
Và cũng gần như ngay sau đó, lực lượng giáo dân đã có lệnh rút lui, và các thành phần khác trong đoàn biểu tình cũng rút theo giáo dân. Như vậy rõ ràng là đã lệnh ôn hòa từ người biểu tình để đáp trả xứng đáng thái độ ôn hòa của các lực lượng an ninh trong ngày 2/10/2016 đó. Nói một cách văn vẻ thì không ai đã vượt qua lằn ranh Đỏ của ngày hôm đó, và cuộc biểu tình đã thành công tốt đẹp.
Biểu tình, xuống đường là sự thể hiện quyền lợi không thể bàn cãi của đông đảo người dân, hành động để phản đối, hay ủng hộ một việc nào đấy thiết thực với họ. Nếu không gặp phải sự trấn áp, phá hoại của chính quyền thì nó cũng không bao giờ biến thành bạo động hay mất kiểm soát mà mãi chỉ là các cuộc xuống đường hòa bình của lòng dân. Người dân tham gia xuống đường để thể hiện tiếng nói của mình, và vì những điều thiết yếu đến cuộc sống của họ chứ không phải do ai hay cái gì kích động cả. Đa phần họ đều là những công dân tôn trọng pháp luật, và nếu là giáo dân thì đều là những người kính Chúa, yêu nước... Họ xuống đường để đề đạt nguyện vọng với chính quyền và cũng như thể hiện sự phản đối hòa bình với chính quyền và tất cả đều muốn mọi sự diễn ra trong bình an, yên ổn. Chính quyền nên xem mỗi lần có đông đảo người dân xuống đường như là một "dịp may" để nhìn lại mình, để xem lại cách hành xử của mình chứ đừng vì nỗi sợ hãi nào đó mà hành động ngược lại với ý chí của người dân.
Bởi nâng thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân...
5.10.2016


__._,_.___

Posted by: Lu Giang 




Tuesday, October 4, 2016

Cách mạng Dân chủ: thành công và thất bại – Phần 4


http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2016/10/babui_03102016-1024x576.jpg
Tear down the wall. Tranh Babui.

Cách mạng Dân chủ: thành công và thất bại – Phần 4

Đoàn Hưng Quốc
Phần 3 của loạt bài này đã tóm tắt về tiến trình dân chủ ở nhiều quốc gia trong vòng 20 năm gần đây. Phần 4 sẽ so sánh xem mô hình nào trong số đó có thể xảy đến tại Việt Nam kèm theo những thuận lợi và khó khăn như thế nào.
Giả định một trong hai biến cố có thể phát sinh: tiến trình chuyển đổi ôn hòa và trật tự tương tự Miến Điến 2010, hoặc quần chúng nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền như ở Ai Cập 2011 và Ukraine 2004.

Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy tiến trình dân chủ hoá sẽ tuần tự diễn tiến tại Việt Nam lý do vì thành phần lãnh đạo trong đảng cầm quyền không chấp nhận đổi mới chính trị, khác với Tổng thống Then Sein trước đây ở Miến Điện. Về phần phong trào tranh đấu cũng chưa hội tụ được một khuông mặt đại diện có tầm vóc như bà Aung San Suu Kyi.

 Một khác biệt quan trọng nửa là giới quân phiệt Miến Điện muốn thoát ra khỏi lệ thuộc Bắc Kinh điển hình với quyết định đơn phương đình chỉ dự án xây đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc đề xướng vào năm 2011; trong khi đó tại Việt Nam đảng cầm quyền không hề có ý định thoát Trung trái lại còn trông nhờ vào Bắc Kinh để duy trì độc quyền chính trị và lợi ích kinh tế.

Trường hợp thứ nhì xảy ra khi quần chúng nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền như tại Ai Cập 2011 hay Ukraine 2004. Không ai biết được điều này có sẽ xảy đến hay không hoặc vào lúc nào, nhưng dấu hiệu cho thấy ý thức cùng nổi bất mãn trong quần chúng ngày càng tăng nên có thể trở thành mồi lửa châm thùng thuốc nổ vào một thời điểm bất ngờ. Cho nên bài viết này chỉ nhằm tìm hiểu kinh nghiệm quá khứ chớ không phải tiên đoán cho tương lai.

Cả hai cuộc cách mạng ở Ai Cập 2011 và Ukraine 2004 đều không thành công. Riêng Ai Cập mang đậm nét văn hóa Hồi Giáo đặc thù nên người viết thiết nghĩ Ukraine là trường hợp gần giống nhất so với Việt Nam.

Việt Nam hiện giờ và Ukraine trước đây đều là hai quốc gia cộng sản. Phong trào quần chúng và xã hội dân sự chỉ manh nha nên đất nước chưa xây dựng được truyền thống và cơ chế sinh hoạt chính trị đối lập. Cả hai xứ lại nằm bên cạnh các láng giềng xấu vốn áp đảo về kinh tế – chính trị – quân sự kèm theo tham vọng bành trướng. Hơn thế các nhà cầm quyền Nga-Trung đều quyết tâm ngăn cản không cho thành hình một đất nước dân chủ giàu mạnh ngay sát biên giới họ. Ukraine còn có lợi thế phía Tây gần với các cường quốc Âu Châu so với Việt Nam bị cô lập từ bờ biển phía Đông sang biên giới phương Tây và Bắc.

Thử mường tượng một cuộc nổi dậy quần chúng làm thay đổi nhà cầm quyền cộng sản. Lực lượng tranh đấu không có truyền thống sinh hoạt đảng phái nên chia rẽ và thiếu khả năng lèo lái xã hội vốn đang bị phân hoá trầm trọng. 

Chính quyền dân cử lại phải thừa hưởng nền hành chánh, an ninh và quân đội thối nát vốn bị dân chúng căm ghét. Dư luận đòi hỏi phải có giải pháp tức thời đền bù cho những nổi uất hận tràn dâng như đất đai bị chiếm đoạt, môi trường bị hủy hoại cũng như vấn đề tù cải tạo, đánh tư sản năm 1975 và chiến dịch cải cách ruộng đất vào thập niên 50. Facebook từng là công cụ hữu hiệu nhằm vận động quần chúng chống nhà nước toàn trị nhưng cũng dễ trở thành kênh thông tin kích động luồng dư luận quá khích và cục bộ. 

Trung Quốc sẽ dùng mọi thủ đoạn để phá hoại nền kinh tế kể cả các biện pháp quân sự uy hiếp vùng biên giới hay chiếm đóng biển đảo. Mỹ-Nhật-Úc không hiện diện trực tiếp tại Việt Nam, họ chỉ can thiệp đủ để đất nước không rơi vào tay Hoa Lục và khiến Bắc Kinh sa lầy trong các mưu toan chính trị, còn việc đặt nền móng dân chủ phải hoàn toàn tùy thuộc nơi người Việt.

Diễn tiến nếu xảy ra như vậy rất giống như cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine 2004: lực lượng dân chủ thiếu đoàn kết tạo điều kiện cho các đại gia (oligarch) và tham nhũng hoành hành, tâm lý chia cách giữa hai miền Đông thân Nga và Tây thân Âu Châu ngày thêm sâu sắc. Nhà nước do dân bầu đánh mất niềm tin, cánh thân Mạc Tư Khoa thắng cử nhưng sau đó Tổng thống Yanukovich bị truất phế vào năm 2014. Chính trị không ổn định, kinh tế phụ thuộc vào Nga tạo cơ hội cho Tổng thống Putin chiếm mất bán đảo Crimea và chia cắt một phần đất nước. Tây phương chỉ giúp đỡ giới hạn như Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói thẳng thừng vào tháng 12/2015 rằng trách nhiệm tùy thuộc nước Ukraine đừng để đánh mất cơ hội cuối cùng này: “You got one last chance. Don’t screw it up”.

Cách mạng vẫn sẽ xảy đến khi nào quần chúng quyết định giọt nước tràn ly và đứng lên đòi thay đổi, nhưng tiến trình dân chủ có thành công hay không do khả năng lèo lái đất nước của thành phần tranh đấu. Nhiệm vụ của những nhà dân chủ, đoàn thể chính trị và xã hội dân sự là tìm học kinh nghiệm quá khứ để sửa soạn hành trang cho tương lai dù không biết được bao giờ là lúc khởi hành mà cũng không thể có phép mầu nào cho mọi vấn nạn do nhà cầm quyền toàn trị gây nên trong suốt 70 năm; trau dồi lòng khiêm tốn nhân nhượng để đoàn kết mà không đánh lỡ mất cơ hội lịch sử thêm một lần nửa.

Đ.H.Q.
Tác giả gửi BVN.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Monday, October 3, 2016

Tại sao tôi vui khi nghe tin biểu tình Formosa hôm nay ngày 2.10.2016



Tại sao tôi vui khi nghe tin biểu tình Formosa hôm nay ngày 2.10.2016
Image result for Người dân miền Trung biểu tình phản đối Formosa
Người dân miền Trung biểu tình phản đối Formosa. Nguồn: Facebook
1. Bởi tôi phẫn nộ trước việc người dân vốn đã khốn khổ lại phải thêm khổ bởi sai lầm của chính quyền khi cấp phép một cách dễ dãi cho Formosa hoạt động ở Việt Nam. Khi thảm hoạ môi trường xảy ra, chính quyền đã đơn phương nhận một khoản tiền đền bù ít ỏi mà không hỏi ý kiến những nạn nhân trực tiếp gánh chịu thảm hoạ biển. Số tiền nếu có đến được tay người dân thì cũng chỉ bằng 1/1000 thiệt thòi mà họ phải chịu. Số tiền ấy không có giá trị gì ngoài việc khiến người dân thêm bức bối.
2. Khi người dân Hà Nội, Sài Gòn xuống đường thể hiện sự bất bình một cách ôn hoà thì chính quyền đã đánh đập không nương tay như thể họ là kẻ thù của chính quyền. Điều này vô cùng phản cảm và không thể chấp nhận được. Một xã hội văn minh là xã hội người dân có quyền thể hiện tình cảm, chính kiến của mình trước mỗi vấn đề xã hội. Một chính quyền vì dân nhất định phải tôn trọng quyền này.
3. Tôi vui mừng bởi tôi nghe tin có những cảnh sát cơ động lúc đầu đánh người dân nhưng sau đấy vì lượng người biểu tình quá đông đã tháo chạy, một số còn cởi bỏ cả quân phục vì sự an toàn cá nhân. Điều này cho thấy rằng cường quyền và bạo lực không có thể trấn áp người dân mãi được. Dân gian thường gọi là mềm nắn rắn buông. Ở đây có thể gọi là mềm đánh rắn phắn.
Tôi tin rằng lực lượng mặc quân phục chỉ đang hành động vì miếng cơm manh áo chứ không vì một lý tưởng cao cả gì. Nên có tháo chạy thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
4. Tôi vui mừng bởi biết rằng những người biểu tình đã không đập phá gì. Đây là một điều tuyệt vời. Chứng tỏ những người lãnh đạo biểu tình đã rất sáng suốt. Nếu biến biểu tỉnh thành một cuộc bạo động thì việc biểu tình sẽ mất ý nghĩa trong thời điểm hiện tại.
5. Tôi vui bởi cuộc biểu tình đã thể hiện một tinh thần đoàn kết rộng rãi của bà con miền Trung, điều mà người dân ở thành phố, những người không chịu khổ từ thảm hoạ biển chưa có. Những người này còn đang mơ màng ngủ, đang hy vọng có một phép mầu sẽ xẩy ra, một sáng mai thức giấc xã hội sẽ trở nên tươi đẹp hơn.
6. Tôi vui bởi mạng xã hội đã chứng tỏ là một kênh truyền thông tuyệt vời, điều mà báo chí, thực chất là 700 cái loa đã tự đánh mất vai trò của mình, cho dù bà tiến sỹ Đoàn Hương đã nói thế giới FB lả của những kẻ rỗi hơi. Điều này cho thấy rằng số dở hơi có thể đang nằm nhiều ở những người có suy nghĩ giống bà. Sự thật đang diễn ra cho thấy có những người được gọi là trí thức đang hôn mê rất sâu và sẽ còn lâu mới tỉnh.
Qua đây tôi hy vọng chính quyền ở mấy điều sau:
1. Dừng ngay việc dùng bạo lực với người dân khi họ biểu tình ôn hoà. Đấy là một ứng xử ngu xuẩn. Thay vì đàn áp, hãy mở to mắt và nhìn xem thực chất vấn đề là gì và hãy nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề theo hướng tích cực thay vì việc dập tắt vô lý, vô pháp sự phản ứng của người dân.
2. Để tránh bạo loạn, tránh mâu thuẫn xã hội lan rộng, hãy ngừng ngay hoạt động của Formosa.
3. Hãy dừng ngay việc kiểm soát báo chí một cách vô lý và thiếu khôn ngoan. Hãy cho phép báo chí hãy là báo chí thực thụ. Cho phép báo chí phản ánh một cách trung thực những sự kiện xã hội. Hãy dùng báo chí như tai, mắt tin cậy để thu thập và phản ánh hiện thực. Chính quyền qua đấy mà có thể dùng báo chí như một kênh tốt để nắm bắt xã hội và tìm những giải pháp văn minh, khoa học và tiến bộ để điều hành xã hội. Xã hội muốn văn minh, không thể không có tự do báo chí.
Hãy tỉnh giấc và nhìn thẳng vào vấn đề đi!
Ảnh người dân biểu tình phản đối Formosa. Nguồn: Facebook
Image result for Người dân miền Trung biểu tình phản đối Formosa
Image result for Người dân miền Trung biểu tình phản đối Formosa
     ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


  
 
Khó vạn lần dân liệu cũng xong...

https://scontent-mrs1-1.xx.fbcdn.net/t31.0-8/14566349_10154676378654040_7858168119672092425_o.jpg
https://scontent-mrs1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14572285_10154676150474040_2580003683019414504_n.jpg?oh=862a230d99876e560b76d4aace3063ad&oe=58626373

và Côn an Quân đội đã bị lề dân khuất phục..và bỏ chạy.
https://scontent-mrs1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14462991_343071766041019_358537343327795279_n.jpg?oh=5642b7aa3f7d0092f774df094dbdb30f&oe=587C101Ahttps://scontent-mrs1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14502985_343071762707686_1373367393080481362_n.jpg?oh=4c8f38008ba4ecf3c44db56d6822d202&oe=58ACDFCC

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung

Cộng Sản Việt Nam Sẽ Chết Theo “Quy Trình ?”


Sinh Hoạt “Live” Trên Diễn Ðàn Paltalk


Diễn Đàn Tiếng Nói Tự Do Của Người Dân Việt Nam 

Chủ Nhật Oct 2, 2016

7:00pm Giờ Cali – 9:00am Việt Nam (Thứ Hai)



Chủ Đề

 Cộng Sản Việt Nam Sẽ Chết Theo “Quy Trình ?”  


Diễn Giả: TS Lê Minh Nguyên


CƠN BẢO THỔI VÀO FORMOSA NGÀY 02-10-2016



Trân Trọng, 
  
Lạc Việt

Viễn cảnh lạc quan trong vụ kiện Formosa
của các nạn nhân cá chết hôm 26/27-9-2016
Trần Phong Vũ

Tóm tắt diễn tiến dẫn tới vụ kiện

Khởi phát từ ngày 06-4-2016 và liên tiếp nhiều ngày sau đó, ngư dân sống quanh Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh phát hiện hàng chục ngàn tấn cá chết đủ loại phơi trắng dọc dài 240 cây số bãi biển tới tận Lăng Cô, tỉnh Quảng Nam. Ngay lập tức, sự kiện hi hữu này đã được những trang mạng trong và ngoài nước phổ biến rộng rãi với những hình ảnh cụ thể, lôi kéo sự nhập cuộc của dư luận quốc tế.

Cùng với những phát hiện sơ khởi từ các thợ lặn và các ngư phủ địa phương, nghi vấn về nguyên nhân cá chết được qui cho tổ hợp gang thép Formosa, một công ty xuất xứ từ Đài Loan nhưng về mặt kỹ thuật được trao phó cho MCC, một tổ hợp hóa chất đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của nhà cầm quyền Bắc Kinh[1]. Bằng chứng được trưng dẫn là anh Lê Văn Ngày, người đầu tiên cùng với các đồng nghiệp thợ lặn sau đó, đã tìm ra miệng ống xả chất thải dưới đáy biển Vũng Áng nối từ nhà máy Formosa. Và anh Lê Văn Ngày bị nhiễm độc chất cực mạnh, phải nhập bệnh viện và không lâu đã qua đời một cách bí ẩn. Điều đáng quan tâm là cái chết của anh Ngày đã bị giới y tế địa phương do lệnh thượng cấp tìm cách ếm nhẹm, tương tự như những trường hợp bị nhiễm độc chất thủy ngân, chì của người bệnh và chết sau đó.

Sự kiện đặt ra rất nhiều nghi vấn cho công luận trong và ngoài nước là sự im lặng gần như tuyệt đối của giới cầm quyền trong đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Người ta ghi nhận, hôm 22-4, tức là chỉ 16 ngày sau khi tin thảm họa cá chết hàng loạt nổ ra, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng tới thăm tổ hợp Formosa, nhưng ông ta không hề ghé thăm hay có một động thái, một lời nói nào quan tâm tới những đe dọa về an sinh của cả triệu ngư dân địa phương.

Tiếp theo là những lời tuyên bố hàm hồ, đưa đẩy của những giới chức có trách nhiệm trong việc “rước voi dày mồ” ở Ba Đình thuộc Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, nhất là các trò hề tắm biển, ăn cá của các viên chức Đà Nẵng càng làm cho sự phẫn nộ của các nạn nhân gia tăng. Cho đến khi những minh chứng về sự hiện hữu của các chất thải cực độc như chì, thủy ngân hòa tan trong nước biển, tiêm nhiễm trong các loại hải sản chết dưới biển sâu, Hànội bắt buộc phải tổ chức cuộc họp báo hôm 30-6 với màn kịch dàn dựng lộ liễu để tập đoàn lãnh đạo Formosa gập mình nhận lỗi kèm theo khoản bồi thường bèo bọt 500 triệu mỹ kim!

Nghi vấn được nhân rộng trong dư luận quần chúng về những bàn tay nhám của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã nhúng sâu vào thảm họa này khiến chế độ không những làm lơ mà còn tìm cách gỡ rối cho tổ hợp Formosa.
Và đây là giọt nước cuối cùng làm tràn ly.

Những Thánh Lễ cầu cho công lý & những đợt xuống đường
Ngay sau màn kịch nhận lỗi của Formosa, Nguyễn Xuân Phúc bất chấp ý kiến của nạn nhân và đồng bào, đơn phương nhận khoản bồi thương do tác nhân gây thảm họa bố thí với lời tuyên bố hàm ẩn ý định “tha Tào”: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”, dân chúng và giới lãnh đạo tôn giáo địa phương bắt đầu hành động. Những Thánh Lễ cầu cho các nạn nhân và công bằng lẽ phải sớm thực thi được tổ chức tại khắp các giáo đường 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên. Cùng lúc nhiều cuộc biểu tình chống Formosa, phản kháng thái độ thiếu minh bạch của giới hữu quyền với sự tham dự của hàng chục ngàn người đồng loạt nổ ra. Riêng Chúa Nhật 15-8 nhân Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Bổn mạng Giáo phận Vinh, ngót 40 ngàn đồng bào Công giáo đã lũ lượt tìm về Xã Đoài dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho công lý và các nạn nhân thảm họa môi trường Vũng Áng. Sau đó, các tín hữu Công giáo đã phối hợp với lương dân tổ chức một cuộc tuàn hành vĩ đại lên án Formosa và những kẻ đồng lõa.

Sự lên tiếng quyết liệt của Giám Mục Giáo phận Vinh

Bất chấp những luận điệu bôi bẩn của các cơ quan truyền thông và giới an ninh nhà nước, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo phận Vinh, trong những Thư chung và các bài thuyết giảng, đã mạnh mẽ lên án hành vi làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại đời sống của hàng chục ngàn gia đình ngư dân và những gia đình sống bám vào những nghề phụ như nghề làm muối do tập đoàn Formosa gây ra, cùng những động thái thiếu minh bạch của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Trung tuần tháng 9 vừa qua, trả lời cuộc phỏng vấn của VietCatholic News, từ Việt Nam, vị lãnh đạo tinh thần Giáo phận Vinh một lần nữa công khai tố cáo trước công luận quốc tế, cách riêng tập thể người Việt tị hạn hải ngoại, kẻ đã nhẫn tâm gây ra thảm họa biển chết, cá chết, người chết cùng những di hại lâu dài cho người dân Việt Nam.

Noi gương vị lãnh đạo của mình, nhiều Linh mục trong Giáo phận, -trong số phải kể tới tấm gương can đảm của LM Đặng Hữu Nam, chánh xứ Phú Yên-, bắt đầu lên tiếng. Những bài giảng bốc lửa của cha từ Giáo đường Phú Yên vang dội khắp ba miền đất nước, vượt qua đại dương len lỏi vào các cộng đồng Việt Nam tị nạn hải ngoại. Từ Âu Châu, Úc Châu tới các quốc gia Bắc Mỹ, Canada và Hoa Kỳ.

Vượt xa những lời lên án quyết liệt lâu nay, phản ứng và ngôn từ của tập thể tín hữu và giới lãnh đạo bắt đầu chuyển qua những dự kiến cụ thể hơn. Chúng tôi muốn nói tới việc khởi kiện Fomosa cùng những cá nhân và tập thể đứng đàng sau ra trước pháp luật. Khởi sự là tòa án địa phương và xa hơn có thể là hệ thống pháp luật quốc tế.

Cha Nam với những dự tính và hành động cụ thể
Nghe, nhìn những link video chuyển ra từ quốc nội, đồng bào hải ngoại nhận ra thái độ cương quyết, không ngại khó khăn, gian khổ -kể cả những đe dọa chết chóc- của vị giáo sĩ chánh xứ Phú Yên. Những lời tâm sự của ngài khiến người viết những dòng này không khỏi liên tưởng tới âm vang những lời tuyên tín đá vàng của Linh Mục Jerzy Popioluszko, Linh hướng Phong Trào Công Nhân Đoàn Kết Ba Lan và là người con tinh thần của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thập niên 80 thế kỷ trước, người đã góp phần tích cực vào sự sụp đổ của chế độ cộng sản Varsovie[2]. Từ đấy đưa tới sự cáo chung toàn bộ hệ thống chư hầu Đông Âu và cuối cùng là Liên Bang Sô Viết.

Tương tự như các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế (như các LM Phạm Trung Thành, Đinh Hữu Thoại, Lê Quang Uy, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Nam Phong, các cha già Dòng Phanxicô Nguyễn Ngọc Tỉnh, Dòng Đa Minh Đỗ Xuân Quế v.v…), khi trả lời mối ưu tư của một tín hữu tỏ dấu thương cảm và lo ngại cho sinh mạng của ngài khi dám thẳng thắn phê phán tội ác của chế độ Hànội, có lần cha Đặng Hữu Nam nói: cũng như mọi người ông cũng sợ bị hành hung, bị tống ngục, nhất là sợ chết. Nhưng không thể vì thế mà ông có thể bàng quan để mặc cho cái ác lộng hành, nhất là nó đe dọa trực tiếp tới tập thể tín hữu mà Thiên Chúa đã giao phó cho ông chăm sóc. Ông không có con đường nào khác là phải quên mình vì người nghèo, nhất là những thành phần thấp cổ bé miệng, bị các thế lực hung bạo cưỡng chế. Vì đấy là con đường sứ mạng của một Giáo Hội từng được Đấng khai mở kỷ nguyên Tân Ước là Chúa Giêsu Kitô chúc phúc với sứ vụ tiên thiên là Giáo Hội của người nghèo, của những người bị áp chế, bị giam cầm.

Từ điểm đứng ấy, trong hơn nửa năm qua, LM Đặng luôn sát cánh và đồng hành với các nạn nhân vụ ô nhiễm môi trường, trong số có các gia đình con chiên của ngài, trên mọi chặng đường gian lao, nguy hiểm. Gần đây, do ý nguyện của các nạn nhân bộc lộ qua những khẩu hiệu, nhưng banners trương lên trong các vụ xuống đường chống kẻ ác, cha thấy được ý nguyện của đồng bào quy vào mấy điểm sau đây:

1/ Trục xuất vĩnh viễn tổ hợp Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

2/ Những kẻ gây ô nhiễm môi trưởng biển phải đền bù xứng đáng cho các nạn nhân, đồng thời trả lại nguyên trạng môi trường trong lành cho hàng trăm ngàn gia đình ngư phủ và những thành phần sống bám vào biển như nuôi trồng thủy sản, làm muối.

3/ Buộc những cá nhân hay tập thể đã vì lòng tham, vỉ lợi ích riêng bao che cho Formosa phải trả lời trước công lý.

Để đạt được những mục tiêu tối hậu này, phương cách hữu hiệu và cụ thể nhất là phải truy tố Formosa và những kẻ đồng lõa ra trước pháp luật. Để tiến hành công việc này, trước hết các nạn nhân cần được sự hướng dẫn về những khía cạnh pháp lý, thủ tục lập hồ sơ khiếu kiện, vốn dĩ phức tạp lại càng phức tạp và khó khăn hơn dưới chế độ cộng sản[3]. Đàng khác, vấn đề phương tiện tiền bạc cũng là một khó khăn đối với những thành phần lâm cảnh thất nghiệp, thiếu cơm ăn, áo mặc từ nhiều tháng ngày qua vì thảm họa cá chết, nước biển bị nhiễm những hóa chất cực độc.

Bước khởi đầu cho một hành trình dài
Sau những buổi cầu nguyện và chuẩn bị, sáng sớm hôm Thứ Hai 26-9-2016, nhờ sự trợ giúp phương tiện của đồng bào trong ngoài nước, Lm Đặng Hữu Nam đã thuê 20 xe buýt để chuyên chở 600 đồng bào (con số dự kiến ban đầu) lên thị xã Kỳ Anh nạp hồ sơ khiếu kiện. Nhưng vì an ninh nhà nước dùng uy quyền áp lực với chủ nhân các hãng cho thuê xe buýt nên vào giờ chót số xe hiện diện chỉ đủ chỗ cho 540 người. Dù gặp cản trở mọi mặt, cuối cùng cha Nam và 540 nạn nhân đã hoàn tất hồ sơ pháp lý cùng với đông đảo bà con nhiều giáo xứ khác đi theo yểm trợ, đã tới được huyện Kỳ Anh.
540 nguyên đơn với áo thung đồng phục trắng trật tự tiến vào khuôn viên thị xả Ký Anh
Phải nói đây là một dịp chứng tỏ tinh thần yêu thương, liên đới, trật tự, kỷ luật cao độ giữa những chứng nhân Kitô giáo. Tất cả hơn 500 người, nam cũng như nữ trang phục áo thung trắng in những biểu tượng bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh xếp hàng bước vào trụ sở thị xã Kỳ Anh. Dưới ánh nắng gay gắt, trước sân họ ngồi từng nhóm lắng nghe những lời căn dặn của chủ chăn: giữ gìn vệ sinh, không xả rác, thu gom những rác rưởi vương vãi bên cạnh, vì theo cha Nam đấy là trách nhiệm để bảo vệ môi trường sống của mỗi cá nhân. Với những bà con thuộc nhiều giáo xứ lân cận đứng bên ngoài trụ sở thị xã yểm trợ tinh thần cho các nạn nhân khiếu kiện bên trong, cha Nam cũng nhắc nhở mọi người tuyệt đối giữ thái độ ôn hòa nếu có kẻ cố tình gây sự, và hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em mình thành công trong vụ kiện.

Một chi tiết cảm động đáng ghi nhớ: đúng thời điểm cha Nam hướng dẫn các nạn nhân đi khiếu kiện, nguyên TGM Hànội Giuse Ngô Quang Kiệt đã vượt mấy trăm cây số từ Nho Quan đến tiếp xúc với giáo dân Đông Yên, Kỳ Anh như một biểu thị tình liên đới và sự quan tâm của Mục tử đối với đoàn chiên. Đây quả là một điềm lành, một khích lệ tinh thần cho các nạn nhân trong bước đầu đỏi hỏi công lý, sự thật và sự hồi phục của lương tâm, luân lý, lý trí và một nền chính trị chân chính trên đất nước ta[4].

Sau những trì hoãn vì thủ tục rườm rà, cho đến trưa Thứ Ba 27-9, với tư cách đại diện được các nguyên cáo ủy quyền, cha Nam đã hoàn tất việc đệ nạp 506 hồ sơ khiếu kiện Formosa. Bản tin mới nhất của mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo của Dòng Chúa Cứu Thế cho hay, theo cha Nam: Tòa sẽ thông báo quá trình “giải quyết đơn” cho cha Nam là người đại diện cho 506 cá nhân đứng tên kiện. Cha Nam cũng cho biết thêm, trong quá trình nhận đơn, ông Phó chủ tịch Thị xã Kỳ Anh đã “chỉ đạo” trực tiếp. Bình luận về sự kiện nghịch thường này, cha Nam nói: “Đây là một sự lấn sân bên phía hành pháp đối với tư pháp trong một đất nước hệ thống tam quyền phân lập bị bỏ quên!”

Trước khi bà con lên xe ra về, cha Nam cùng tập thể anh chị em ngư dân dâng lời cảm tạ Ơn Trên bằng bài hát Kinh Chúa Thánh Thần và Kinh Hòa Bình. Sau đó cha nhân danh Thiên Chúa ban phép lành cho bà con. Đám đông tín hữu ngư dân xứ Quý Hòa và Dũ Yên đi yểm trợ đứng hai bên đường vẫy chào và chúc lành cho đoàn ngư dân Phú Yên ra về được bình an vô sự.

Được biết, ông Dư Khánh Chương, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, được báo CNA (Central News Agency) của Đài Loan dẫn lời nói rằng công ty đã nhận được toàn bộ thông tin liên quan đến các vụ kiện, nhưng nói rằng vấn đề này sẽ do chính phủ Việt Nam giải quyết. Ông Dư nhấn mạnh: công ty không can dự vấn đề này, và do đó không thể bình luận.

Chi tiết trên đây cho thấy có những mảng tối trong liên hệ giữa một tổ hợp làm ăn từng công khai nhìn nhận can tội hủy hoại môi trường biển, và một bên cả một hệ thống cầm quyền đã mở cửa đón tập đoàn này vào Vũng Áng, tạo nên cơ sự! Thái độ thản nhiên của Formosa hứa hẹn lá bài tẩy sẽ được lật ngửa trong vụ kiện thế kỷ này.

Dưới đây là phóng ảnh Biên Bản của cái gọi là Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh được ký kết lúc 11 giờ 30 sáng Thứ Ba 27-9-2016 giữa “bên giao” là Linh Mục Đặng Hữu Nam, người được ủy quyền thay mặt 506 cá nhân đứng tên khiếu kiện và “bên nhận” là Trần Thanh Hương, Thẩm Phán và Đinh Văn Tứ, Thư Ký.
Đọc kỹ Biên Bản trên đây, nhiều người tỏ ý lo ngại vì với nội dung ấy, có thể tạo ra những sơ hở như cái cớ cho những xách nhiễu kế tiếp của guồng máy tư pháp huyện Kỳ Anh, một cơ chế vốn dĩ bị trói tay từ trên xuống dưới trong chế độ độc tài, chuyên chính cộng sản hiện nay. Tuy nhiên, điều cần chú ý là chính cha Nam đã biết điều này. Vì thế, nội dung câu trả lời cuộc phỏng vấn của trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo của DCCT chứng tỏ ông đã thấy rõ tính phi pháp qua sự “chỉ đạo” của Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh. Thấy, nhưng cha không ngạc nhiên, vì đấy là hệ quả tất nhiên của một chế độ trong đó cả ba quyền Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp đều nằm gọn trong tay đảng!

Công luận tỏ ra lo ngại, nếu mai ngày cứ bị ông nhà nước tiếp tục xách nhiễu, gây khó khăn cho việc duyệt xét đơn khiếu kiện với thâm ý gây cản trở cho mục tiêu khiếu kiện của các nạn nhân, đồng thời tạo cơ hội cho bọn tham nhũng moi tiền thêm… đến nỗi không gánh nổi phải bỏ cuộc. Điều lo lắng này có nhiều khả năng xảy ra trong những ngày tới.

Tuy nhiên, trước mắt, cuộc khởi kiện Formosa trong hai ngày 26 & 27-9 vừa qua của hơn 500 nạn nhân với sự nâng đỡ, cố vấn tận tình của LM Đặng Hữu Nam cùng với lời Cầu Nguyện và hỗ trợ vật chất của các giới đồng bào trong ngoài nước, quả đã đạt được thành quả đáng trân trọng trong bước đầu. Trả lời cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do, luật sư Lê Quốc Quân đã nhìn nhận như vậy. Theo ông, đây là một bước tiến mới, tạo tiền lệ phá vỡ lối mòn bóp nghẹt quyền tự do khiếu kiện. Theo LS Lê Quốc Quân, tuy vẫn bị gò bó trong phạm vi cá nhân, nhưng với con số nhiều trăm người đi kiện một lần, nhất là không ai khác, chính đại diện chế độ tại địa phương, nơi xảy ra thảm nạn hủy hoại môi trường sinh thái, đã phải chấp nhận đơn khiếu kiện của 506 nạn nhân, là một thành công lớn.

Theo đánh giá của LS Võ An Đôn khi trả lời phái viên Tin Mừng Cho Người Nghèo thì vụ khiếu kiện của các nạn nhân Vũng Áng lần này chắc chắn thắng với xác xuất 100%. Nếu có rủi ro vẫn là do thái độ lươn lẹo bất minh trong cách giải quyết của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Điều khiến LS Đôn tin tưởng chắc chắn như vậy là vì trong cuộc họp báo hôm 30-6, chính Formosa đã gập mình công khai nhận lỗi phá hoại môi trường biển đưa tới thảm họa cá chết, người chết, ngư dân lâm cảnh đói khổ vì mất môi trường sinh sống. Từ đấy tập đoàn này tự nguyện nhận bồi thường 11 tỷ đồng Việt Nam tương đương 500 triệu my kim (điều cần ghi nhận là Formosa tự nguyện bồi thường, chưa có ý kiến của nạn nhân). Do đó vụ kiện chỉ là nối tiếp một thủ tục pháp lý về phía dân sự.

Sáng sớm Thứ Năm 29-9, mạng BBC tổ chức một cuộc trao đổi giữa người điều hợp đài này với một số khách mời gồm nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, TS cựu Dân Biểu Phạm Thị Loan, TS Trần Tuấn, LS Lê Văn Luân và Phó GS Phạm Chí Thọ. Cuộc trao đổi kéo dài gần 45 phút xoay quanh chủ đề vụ khiếu kiện hủy hoại môi trường Vũng Áng. Nội dung ý kiến khá đa dạng. Tựu trung mọi người đều gặp nhau ở điểm nó sẽ đẩy nhà cầm quyền Hànội vào thế lưỡng nan. Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, -người bám sát từ đầu diễn biến vụ cá chết, từng hỗ trợ các nhà báo Đài Loan thực hiện link video tường trình chi tiết nội vụ hủy hoại môi trường biển do Formosa là thủ phạm-, tỏ ý không tin sự thành thật muốn giải quyết dứt vụ này của giới cầm quyền Hànội. Trong khai ấy, cựu DB Phạm Thị Loan, LS Luân, nhà phản biện Phạm Chí Thọ cho rằng tình thế hiện nay buộc phía nhà nước Việt Nam phải giải quyết –giải quyết như thế nào, chưa biết-, nếu không sẽ khó tránh được những hệ lụy khôn lường sau đó. Người viết sẽ có dịp trở lại quan điểm này trong một bài khác.


Nhìn lại trình tự diễn tiến vụ kiện, người ta nhận ra những ẩn số khá lạ thường.
Đặt giả thiết là nếu giới hữu quyền thị xã Kỳ Anh nhất quyết ngăn cản đám đông nạn nhân nạp hồ sơ khiếu kiện Formosa và đồng bọn trong thảm họa mội trường biển thì họ sẽ không cần chờ tới khi trực diện với cha Nam và giáo dân của ông mới ra tay. Với lực lượng công an, với quyền uy tuyệt đối của những ông vua ở địa phương, thường vụ Kỳ Anh có thừa khả năng ép buộc các công ty vận chuyển không cung cấp xe buýt cho cha Nam dù chỉ một chiếc (kể cả tiểu xảo hăm dọa mua chuộc các tài xế để họ tẩy chay không lái xe cho những người đi kiện). Trong tình trạng ấy bằng cách nào trên 500 nạn nhân có thể vượt cả trăm cây số để một lúc tới được nơi cần đến?

Có hai lý giải cho việc thường vụ Kỳ Anh, dù trong ngày đầu đã điều động lực lượng công an ngăn chặn, gây khó dễ các nạn nhân đi kiện, nhưng ngày hôm sau đã mở cửa đón nhận cha Đặng Hữu Nam và mọi người vào trụ sở thị xã nạp hồ sơ pháp lý kiện công ty gang thép Formosa và những thế lực đứng đàng sau, với diễn tiến vụ việc được coi là tương đối suông sẻ khác hẳn với những trường hợp tương tự trong quá khứ.

* Thứ nhất có thể vì nhận thức được phản ứng phẫn nộ của quần chúng nạn nhân vụ Formosa phá hoại môi trường biển đã tới ngưỡng của sự chịu đựng. Không chỉ với các nạn nhân trực tiếp mà cả với công luận trong, ngoài nước. Ở vị trí chop bu, đảng và nhà nước thừa hiểu, trong điều kiện căng thẳng như thế chỉ một động thái nhỏ thiếu tính toán, suy nghĩ có thể là căn nguyên làm cho biến cố bùng nổ vô phương cứu vãn. Do đó thị xã Kỳ Anh được lệnh phải tạm lùi một bước không ngoài mục tiêu hạ nhiệt.

* Thứ hai, theo kinh nghiệm quá khứ và theo nhận định chủ quan, người viết tự nêu lên câu hỏi: liệu đây có thể được hiểu là một hành vi “xé rào” của giới hữu quyền địa phương? Chúng tôi muốn nói tới trường hợp vì một lý do tiềm ẩn, các quan chức thị xã Kỳ Anh đã tự ý dùng quyền của mình để quyết định nới lỏng vụ nhận đơn kiện lần này.

Nhìn về quá khứ chúng ta thấy có những trường hợp khó tin nhưng có thật đã xảy ra. Điển hình như hơn một lần chúng ta được coi những link video phổ biến rộng rãi trên NET thu lại hình ảnh với những lời tranh cãi gay gắt, đụng chạm nặng tới chế độ và những lãnh tụ đỏ giữa một tù nhân lương tâm với các sĩ quan công an đang làm công việc thẩm vấn trong nội bộ. Thắc mắc đặt ra là ai có thể lọt vào để quay và phổ biến cho công luận các link video này? Chắc chắn không phải thành phần đối kháng chế độ. Như thế chỉ còn một kết luận là nó đã được thực hiện và tung ra bởi chính một trong số các viên chức công an có mặt trong cuộc thẩm vấn.

Sự kiện dị thường này chứng tỏ điều gì nếu không là cho dù bị vây hãm trong lòng chế độ độc tài độc đảng công an trị, vẫn không thiếu những con người còn có chút lương tri, dám liều mình âm thầm tiếp tay cho những khối lực tranh đấu chống bạo quyền? (Nếu không được như thế thì cũng là những kẻ còn đủ sáng suốt tối thiểu để thấy ngày tàn của chế độ đã cận kề nên lợi dụng quyền hạn của mình thỏa mãn khát vọng của đám đông quần chúng với hy vọng mở đường cho một vận hội mới, ít nừa là cho bản thân. Điều này gợi nhớ tới nội dung dụ ngôn “Người quản lý bất trung” trong Kinh Thánh Công giáo[5]).

Quan sát hệ thống phân quyền từ trung ương tới địa phương ta thấy có những điểm tuồng như hết sức mâu thuẫn, trái với mô thức tập trung quyền hành của đảng cộng sản. Đó là quyền hành của các viên chức cấp tỉnh, kể cả cấp huyện, nhìn từ nhiều phía có vẻ như độc lập và khá rộng rãi[6]. Có những viên chức đang ở trung ương với chức vị Thứ trưởng một Bộ hoặc Giám Đốc, Tổng Giám Đốc một công ty màu mỡ nhưng lại vận động để về giữ một vị trí nhìn bề ngoài có vẻ thấp kém như Phó Tỉnh, Phó Bí Thư Tỉnh Ủy, Huyện Ủy nhưng chỉ một thời gian sau được đưa vào Bộ Chính Trị để sửa soạn cho những vai trò mới quan trọng hơn. Trường hợp Nguyễn Thanh Nghị, con trai Nguyễn Tấn Dũng lúc đang là Thứ Trưởng trong nội các được điều về một địa phương giữ một chức nhỏ, nhưng sau đó không lâu y đã trở thành Ủy Viên Trung Ương trong đại hội đảng 12 là một bằng chứng điển hình. Nhìn sâu vào chức vụ Phó Tỉnh của Trịnh Xuân Thanh, khó ai có thể tưởng tượng là trong tháng qua, sau khi bị thất sủng một mình y đã làm cho Tổng Bí Thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng phải mất ăn mất ngủ. Chưa hết, theo nhận định của nhiều trí thức trong nước, vụ Trịnh Xuân Thanh còn dự báo tới sự mất còn của chế độ, cách riêng, ngày mai của Trọng Lú[7].


Câu hỏi trước khi kết thúc, người viết muốn đặt ra ở đây: liệu những suy tư bất chợt trên đây có ứng vào sự thành công như một phép màu trong bước đầu đi khiếu kiện của các nạn nhân vụ cá chết, biển chết, người chết của hơn 500 nạn nhân Vũng Áng, do Lm  Đặng Hữu Nam hướng dẫn trong hai ngày 26 & 27-9 vừa qua?

Dĩ nhiên đây mới chỉ là bước sơ khởi của một vụ án lớn được giới phân tích gọi là “vụ án thế kỷ”. Chúng ta hãy chờ xem cung cách giải quyết của Hànội trong những ngày tới, khi đối tượng gây nên cơ sự là tổ hợp gang thép Formosa lại tỏ thái độ ngạo mạn của kẻ bàng quan qua lời Phó tổng giám đốc tổ hợp này nói với báo CNA của Đài Loan rằng: họ không can dự vấn đề này, và mọi chuyện sẽ do chính phủ Việt Nam giải quyết!?


[1] Trong một bài nghiên cứu công bố gần đây, tác giả Mai Thái Lĩnh thuộc nhóm nhân sĩ đối kháng Đà Lạt, MCC là “hạt nhân trung tâm” của Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
[2] Mời đọc phần Phụ Lục tác phẩm biên khảo “Giáo Hoàng Gioan Phaol ô II, Vĩ Nhân Thời Đại” do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành năm 2005, tái bản năm 2006.
[3] Một thí dụ điển hình là luật pháp Việt Nam ngăn cấm những vụ kiện tập thể mà chỉ cho phép cá nhân đứng tên kiện mà thôi. Điều này gây rất nhiều trở ngại cho những người dân ít học, thiếu kiến thức và không đủ tài chánh để theo kiện.
[4] Còn nhớ cách đây chưa lâu trong một dịp viếng thăm các nạn nhân Vũng Áng, người mục tử trọn đời mang tâm nguyện “Chạnh Lòng Thương” như Thày Giêsu của ngài, đã âm thầm chia sẻ với đám đông tín hữu suy nghĩ xót xa sau đây:
“Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá chỉ là cái ngọn vấn đề. Cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, và cái chết của chính trị."

[5] Phúc Âm theo Thánh sử Luca đoạn 16 từ câu 1 đến câu 8

[6] Thật ra, những kẻ cầm cương chế độ đã có sẵn phương thế hữu hiệu để cầm chân những nhân sự trong cơ chế địa phương trong vòng kỷ luật. Đó là chủ trương “bất thành văn”: làm ngơ cho họ mặc tình hối mại quyền thế, ăn cắp, bóc lột để làm giầu…. Có điều, theo quy luật bất biến, khi chế độ chuyên chính ở vào giai đoạn thoái trào lại là chuyện khác.

[7] Bản tin VOA hôm 28-9 cho hay: Theo các nhà quan sát, một loạt các tin tức tiêu cực về bí thư các cấp ở Việt Nam, cả trên báo chính thống lẫn mạng xã hội thời gian qua, “dẫn tới nhiều đồn đoán và bất an trong xã hội” về khả năng “mất kiểm soát” trong Đảng Cộng sản. 

Trả lời đài này, GS Tương Lai nói: “Đất nước đối diện với những vấn đề quá bất bình thường. Một trận địa tư tưởng bị rối loạn nó phản ánh một cái gì? Phản ánh rằng cái đảng này mất kiểm soát. Cái nước này mất kiểm soát. Và vì vậy nó gây nên một nỗi bất an trong dân rất rõ ràng.”


 

Khó vạn lần dân liệu cũng xong...

https://scontent-mrs1-1.xx.fbcdn.net/t31.0-8/14566349_10154676378654040_7858168119672092425_o.jpg
https://scontent-mrs1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14572285_10154676150474040_2580003683019414504_n.jpg?oh=862a230d99876e560b76d4aace3063ad&oe=58626373

và Côn an Quân đội đã bị lề dân khuất phục..và bỏ chạy.
https://scontent-mrs1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14462991_343071766041019_358537343327795279_n.jpg?oh=5642b7aa3f7d0092f774df094dbdb30f&oe=587C101Ahttps://scontent-mrs1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14502985_343071762707686_1373367393080481362_n.jpg?oh=4c8f38008ba4ecf3c44db56d6822d202&oe=58ACDFCC

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 
Posted by: 8406news 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link