Saturday, October 8, 2016

Không thấy mùi tử tế trong Huy Đức





---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
Không thấy mùi tử tế trong Huy Đức
Trần Hồng Tâm
12:59:am 05/10/16
http://www.danchimviet.info/ archives/105111/khong-thay- mui-tu-te-trong-huy-duc/2016/ 10

Khi cuốn sách Bên Thắng Cuộc tung ra thị trường, tôi cố tìm mua đọc liền một mạch. Tập 1 “Giải Phóng” không mấy hứng thú, chỉ kể lại những câu chuyện vượt biên mà ai cũng biết. Tập 2 “Quyền Bính” chứa đựng nhiều thông tin bị bưng bít trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam nên tôi đọc cẩn thận hơn. Nhất là những trận đánh một mất một còn giữa hai nguời vừa là đồng chí, vừa là anh em: Linh – Kiệt.

Ông Linh ra đòn, không trừ một thủ đoạn nào. Ông phao tin bà Cầm (vợ ông Kiệt) tham nhũng. Ông tố cáo ông Kiệt dùng tiền bạc nhà nước gây thanh danh cá nhân. Ông thao túng dư luận, vận động hậu trường, lôi kéo, bè phái để loại ông Kiệt ra khỏi ghế Thủ tướng. Hơn nữa, ông Linh còn dựng lên những vụ án cả chính trị lẫn kinh tế nhằm vặt lông bẻ cánh ông Kiệt. Kết quả là: Linh thắng, Kiệt thua. Cả miền Tây Nam bộ quê hương của ông Kiệt bị vò xé. Bộ trưởng, trợ lý, và người thân tín của ông Kiệt không lâm vòng lao lý thì cũng thân bại danh liệt.

Từ đó, tôi giành cho Huy Đức một sự tôn trọng đáng kể. Tôi xếp anh vào những tác giả viết thể loại không hư cấu (nonfiction) mà tôi đọc nhiều như chị Phạm Thị Hoài, Bùi Tín, Dương Thu Hương, hay Từ Huy.

Nhưng sự tôn trọng này cũng chẳng tày gang. Những ngày tiền Đại hội XII, càng đọc Huy Đức tôi càng thất vọng. Thất vọng toàn diện từ văn phong đến thái độ và đạo đức của người viết.

Trong bài Bộ Tứ, Huy Đức viết: “Tôi phải nói với các bạn “thích Mỹ” rằng, nếu giờ đây Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh, “nhất biên đảo” với Washington, Obama sẽ cuống lên ngay vì… khó xử.”

Tại sao Obama phải “cuống lên”? Thiết tưởng, ai cũng nhận ra thông điệp của người Mỹ rằng: Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc hợp tác chiến lược toàn diện. Mỹ làm tất cả để có thể trở lại Cam Ranh. Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã hơn một lần phát biểu: “Chúng ta hãy cho thế giới thấy rằng, cùng nhau, không có điều gì là không thể”.

Thoạt đầu tôi cho rằng Huy Đức đưa ra nhận định vội vàng và hơi ấu trĩ. Mãi sau này tôi mới nhận ra. Huy Đức không vội vàng, mà cũng chẳng ấu trĩ. Anh đã tính toán kỹ từng con chữ. Anh lợi dụng uy tín của mình trong bạn đọc để định hướng dư luận. Anh ngụy tạo ra thông tin “Mỹ cuống lên” để bao biện, bảo vệ, bao che cho đám giáo điều bảo thủ thân Tàu. Càng về sau, điều này càng được chứng minh.

Cũng trong bài Bộ Tứ, có hai nhân vật được Huy Đức nhắc đến: Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Huy Đức tung hô ông Trọng là ngoại giao khôn ngoan và ca ngợi ông đến mức sống sượng.

Ngược lại, Huy Đức tấn công ông Dũng với thứ ngôn từ mang nặng tính phán xử của một vị quan tòa tỉnh lẻ áp đặt, thiên vị và chủ quan. Huy Đức gọi Nguyễn Tấn Dũng là “độc tài”, “cha truyền con nối”, và “ tên bạo chúa đã vơ vét cho đến khi thừa mứa.”

Nghe nói Huy Đức dọc ngang khắp nước Mỹ và hình như đã đặt chân tới Đai học Harvard. Hẳn Huy Đức hiểu. Người Mỹ tôn trọng tuyệt đối sự vô tội của một công dân cho đến khi tư pháp đưa ra những bằng chứng rành mạch.

“Độc tài”, “bạo chúa”, “vơ vét cho đến khi thừa mứa”, danh chính ngôn thuận, chỉ là những  lời đồn thổi của những đấu thủ chính trị nhằm hạ gục ông Dũng, cũng như câu chuyện xưa ông Linh đã từng đo ván ông Kiệt.

Một người viết với tấm lòng tử tế, bất vụ lợi, không thể biến những lời đồn thổi vu vơ thành bản cáo trạng chết người.

Theo dõi những bài viết của Huy Đức, tôi nhận thấy khi uy tín của ông Dũng trong dân càng tăng, thì thái độ của Huy Đức càng trở nên hậm hực và hằn học. Sự hằn học của Huy Đức không dừng lại ở Nguyễn Tấn Dũng mà còn nhằm đến cả đời con của ông Dũng.

Không hiểu hai người này có thù oán gì nhau, nhưng người đọc lờ mờ nhận ra trong mỗi câu chữ của Huy Đức chứa đựng một mối thù truyền kiếp với Nguyễn Tấn Dũng.

Ai cũng biết guồng máy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động theo cơ chế: Cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Cá nhân phải phục tùng tập thể. Nếu ông Dũng có mở toang cánh cửa cho Trung Quốc vào, mà ông Trọng, ông Sang, ông Huynh, lắc đầu, Bộ Chính trị lắc đầu thì ông Dũng có đến ba đầu sáu tay cũng không làm gì được.

Vậy, tại sao Huy Đức chỉ kết tội một mình ông Dũng. Huy Đức viết: “Trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã mở toang cửa cho Trung quốc vào khai thác bô xít ở Tây nguyên? Đưa công nghệ luyện thép lò đứng đã bị truy đuổi ở Trung quốc vào Vũng Áng?’’

Nếu lỗi này do cá nhân ông Dũng gây ra, như Huy Đức buộc tội, ông Dũng giờ đã về vườn. Ông Trọng có toàn quyền đuổi cả hai công ty trên ra khỏi bờ cõi Việt Nam và lập tòa án công khai kết tội Nguyễn Tấn Dũng phản bội tổ quốc, cõng rắn cắn gà nhà, rước ma về giày mả tổ.

Tại sao lỗi của cá nhân ông Dũng mà Nguyễn Phú Trọng lại ra sức bao che cho Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh? Bạn đọc thấy ngay sự lươn lẹo của Huy Đức.

Ông Trọng giả mù không thấy cá chết trắng trời trắng đất trải dài 240 km bờ biển miền Trung. Ông giả điếc không nghe những tiếng than khóc của dân chài miền Trung. Ông vẫn đến thăm và ca ngợi Formosa Hà Tĩnh vào ngày 22/4/2016. Sao không thấy Huy Đức định hướng gì cho dư luận?

Ông Trọng lờ đi thảm họa Formosa lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện và lâu dài lên cả đất nước, nhưng lại chúi mũi, trực tiếp, đôn đốc, chỉ đạo một việc cỏn con là truy nã Trịnh Xuân Thanh. Sao không thấy anh Huy Đức dậy bảo gì cho dư luận?

Khi Petro Times vừa đăng lại bài phỏng vấn Người Buôn Gió, Tổng Biên tập Như Thổ bị cách chức ngay lập tức chưa đầy 24 giờ sau. Trong khi, thảm họa Formosa Hà Tĩnh đã kéo dài hơn nửa năm, ông Trọng vẫn cấm cốc, liệt dây thần kinh phát âm, không nói lên lời.

Nếu ông Trọng muốn củng cố uy tín của Đảng, tại sao ông không giải quyết vụ Formosa Hà Tĩnh một cách minh bạch và hợp tình hợp lý? Hay ông chỉ là kẻ treo đầu dê bán thịt chó, mượn danh chống tham nhũng để thanh toán đấu thủ chính trị?

Chỉ bằng vài câu hỏi đơn giản, người ta thấy ngay động cơ của ông Trọng.

Huy Đức lại được đầu quân. Lần ra quân này, hình như anh tự tin hơn, phấn khởi hơn, đã nắm chắc phần thắng trong tay nên tỏ ra rất manh động.

Trước Đại hội XII, tôi đã “Chúc mừng anh Bên Thắng Cuộc”. Nay lại chúc mừng trước chiến thắng chống tham nhũng đang vang vọng toàn cầu. Càng đọc, càng không thấy mùi tử tế trong từng câu chữ của Huy Đức.

October 4, 2016
© Trần Hồng Tâm
© Dan Chim Viet




__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link