Saturday, March 29, 2014

Phỏng Vấn Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải – Canada



On Saturday, 29 March 2014 9:39 AM, Patrick03 Lew <> wrote:

 



Phỏng Vấn Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải – Canada

Trương Sĩ Lương

LTS: Nhân mùa Quốc Hận 30-4 sắp tới, tưởng niệm 39 năm ngày CSVN cưỡng chiếm miền Nam Tự Do, đồng thời đánh dấu 39 năm chế độ bạo tàn CSVN ngự trị trên quê hương, tạo nên vạn nỗi đau thương cho dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài 39 năm nghiệt ngã ấy, các tổ chức đấu tranh chánh trị của con dân Việt nói chung, luôn luôn nỗ lực dấn thân cho một ngày về trong danh dự. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (LMDCVN) là một trong số những tổ chức chính trị có tiếng tăm từ thập niên 1980 vẫn kiên trì nỗ lực hoạt động đấu tranh cho quê nhà sớm có Tự Do Dân Chủ.

Trong mùa Quốc Hận năm nay, chúng tôi có dịp được tiếp xúc với Thượng Nghị Sĩ (TNS) Ngô Thanh Hải của Canada --, và cũng là nhà lãnh đạo của LMDCVN --  để độc giả và những người quan tâm tới quê nhà có thể  hiểu thêm về tình hình đấu tranh tại quốc nội và hải ngoại nói chung.

Trước nhất, Tạp chí Thế Giới Mới xin trang trọng giới thiệu vài dòng về TNS Ngô Thanh Hải:  Ông sinh năm 1947, được đào tạo tại Pháp và Canada, đậu Cử nhân Nhân Văn (ưu hạng)  tại Đại học Paris - la Sorbonne, và Thạc sĩ Giáo dục tại Đại học Ottawa. Ông là nhân vật xuất sắc trong ngành giáo dục ở Canada, Malaysia và Nam Việt Nam (VNCH).  Trước khi trở thành TNS của Thượng Viện Canada, ông từng giữ chức Thẩm phán Tòa Di Trú Quốc Tịch tại Ottawa, Canada vào năm 2007 và nhiều chức vụ khác ở chính quyền sở tại vào những năm trước đó.

Năm 1975, sau khi lìa bỏ quê nhà tìm tự do,  ông đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam bằng cách tích cực sinh hoạt cộng đồng khắp Canada, đồng thời, là sáng lập Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Cho Việt Nam Tự Do – Canada;  và nhất là hoạt động chánh trị trong tổ chức Liên Minh Dân Chủ Việt Nam do GS Nguyễn Ngọc Huy sáng lập vào đầu năm 1981.

oOo
TSL:  Thưa ông, là TNS, ngành lập pháp của Canada, Ông có cơ hội tiếp xúc với nhiều giới lãnh đạo  khắp nơi trên thế giới, xin ông cho biết cái nhìn tổng quát về hiện tình Việt Nam trong giai đọan gần đây nhất?

TNS Ngô Thanh Hải: Theo nhận xét của tôi, nếu để các vấn đề chánh trị qua một bên, thì tình hình kinh tế của Việt Nam  trong những năm gần đây đang bộc lộ những nguy cơ trầm trọng ảnh hưởng đến mức sống của người dân và tương lai của đất nước. Những yếu tố rõ ràng là quản trị yếu kém, các tập đoàn nhà nước thua lỗ nặng, doanh nghiệp phá sản, lạm phát gia tăng,  chênh lệch giữa giàu nghèo rất cao. Mô hình kinh tế hiện nay làm giàu cho “nhóm lợi ích” hơn là cho toàn dân. Việt Nam đang ở vào tình trạng của các nước cộng sản trước đây là các xí nghiệp quốc doanh đóng góp rất ít vào sự tăng trưởng kinh tế, nhưng hưởng rất nhiều đặc lợi từ nhà cầm quyền, và từ đó kìm hãm sự tăng trưởng của các xí nghiệp tư nhân. 

Ngoài ra, luật đất đai của Việt Nam hiện nay thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước quản lý, do đó, quyền tư hữu không được tôn trọng và đi ngược lại bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Tóm lại, người dân mất đất vì bị trưng dụng và bồi thường không đúng mức, và nạn tham nhũng trầm trọng đã xảy ra. Ngoài nạn tham nhũng, hai yếu tố tác hại nữa là gian dối và bạo lực xảy ra khắp nơi, ngay cả trong các cơ quan công quyền và trường học. Luật pháp thì có nhiều nhưng không minh bạch và cơ quan tư pháp không được độc lập. 

Vấn đề trầm trọng hơn là các hải đảo và chủ quyền quốc gia không được bảo vệ vì bị nhà cầm quyền Trung Cộng khống chế và sự lấn áp trên biển Đông càng ngày càng rõ rệt. Về giáo dục Việt Nam thiếu một triết lý làm nền tảng, thanh thiếu niên lạc hướng, tội phạm học đường xảy ra thường xuyên, nạn bằng cấp giả, gây nguy cơ cho đất nước. Ai cũng thấy các cơ sở tôn giáo được xây cất lại sau chiến tranh, nhưng tự do tôn giáo bị hạn chế, tài sản tôn giáo bị tịch thu, tôn giáo không có tư cách pháp nhân nên không thể bảo vệ quyền hiến định của họ.

Đó là tình hình về kinh tế và xã hội, còn nói về chánh trị, nhà cầm quyền của đảng CSVN phải ý thức và chịu trách nhiệm về vai trò của họ hiện nay, họ cần phải  thực hiện hòa giải hòa hợp dân tộc một cách chân thật để huy động tiềm lực của dân tộc vào việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ. Và bất cứ lời kêu gọi hay chủ trương hòa giải nào cũng phải bắt đầu từ việc giải quyết những mâu thuẫn xã hội, chế tài những kẻ vi phạm và đền bù xứng đáng cho nạn nhân. 

Điều trước tiên là trả tự do cho tất cả các tù nhân chánh trị và giải tỏa cho tất cả các người bị quản thúc tại gia, kế đó là truy tố những kẻ vi phạm tội ác chiến tranh trước 1975 và những sai lầm về cải cách ruộng đất, cải tạo học tập, cướp nhà cướp đất, đày đi kinh tế mới…đó là những mầm mống làm phân hóa dân tộc cho đến ngày hôm nay. Một khi sự hòa giải được thực hiện đúng mức dựa vào khái niệm công lý và sự thật thì sự hòa giải mới được giải tỏa, dân tộc, tôi nhấn mạnh đến dân tộc chớ không riêng cho một tổ chức nào, mới có thể đi đến sự hòa hợp. Và sau cùng chủ nghĩa cộng sản phải được thay thế vì chủ nghĩa nầy xây dựng trên giai cấp đấu tranh và đã gây ra những tội ác khủng khiếp cho dân tộc Việt Nam và nhân loại.   

TSL:  Được biết, sau vài lần gặp gỡ giới lãnh đạo CSVN, với tư cách là Thượng nghị sĩ của Canada,  khi tiếp xúc với giới chức cầm quyền CSVN, đặc biệt là các giới chức ngoại giao, như mới đây ông có dịp tiếp xúc với Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn, xin ông cho biết chiều hướng của họ (CSVN) trước tình hình thế giới đang thay đổi;  ý đồ của CSVN trước vấn đề đối ngoại? Đối với Cộng Đồng NVQG hải ngoại như thế nào?

TNS Ngô Thanh Hải: Theo tôi, đảng CSVN đang đứng trước hai sự lựa chọn, một là giữ nguyên hiện trạng, tức là giữ nguyên độc quyền về chánh trị nhưng cởi mở về kinh tế để có thể hội nhập vào cộng đồng thế giới, thí dụ như hy vọng được chấp nhận vào TPP trong năm 2014 nhưng trong việc nầy họ cũng gặp khó khăn vì quyền lao động trong đó có sự thành lập nghiệp đoàn công nhân tự do. Thứ hai là cởi mở về chánh trị để từ từ dân chủ hóa Việt Nam như Miến Điện. Chúng ta có thể tin tưởng rằng đảng CSVN thay đổi bản chất hay không? Lịch sử hiện đại chưa thấy điều nầy xảy ra, do đó, chúng ta có thể kết luận rằng mô hình họ theo là mô hình của Trung Cộng, tức là kìm kẹp về chánh trị nhưng cởi mở về kinh tế.

 Đảng CSVN vẫn phải  “đi dây” giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng và mở rộng bang giao với các quốc gia Âu Châu, Ấn Độ, Nhựt Bản và khối các quốc gia Đông Nam Á. Còn đối với Cộng Đồng NVQG hải ngoại, tôi nghĩ CSVN sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng bằng NQ 36 từ 10 năm qua, nhưng NQ nầy hoàn toàn thất bại  dù họ nỗ lực hoạt động và tốn kém nhiều tiền bạc và nhân lực.

Chúng ta biết rõ rằng đảng CSVN đã áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên dân tộc Việt Nam. Đây là một chủ nghĩa không đáp ứng với nhu cầu của đất nước và trái ngược lại với truyền thống văn hóa và con người Việt Nam. Vấn đề mà người dân Việt Nam cần là một nền dân chủ đa nguyên và pháp trị, quyền con người được tôn trọng và kinh tế được phát triển. 
  
TSL:  Chúng tôi được biết, hiện tại TT Nguyễn Tấn Dũng đang sử dụng đảng như một hình thức pháp lý để nắm quyền lực. Vấn đề mà chúng ta nhìn thấy,  từ mấy năm qua, NTD đã xây dựng một thế lực khá mạnh, riêng cho “nhóm lợi ích” của ông ta. Nếu được xin ông đánh giá về thế lực của ông NTD?

TNS Ngô Thanh Hải: Tôi đồng ý với nhận định của anh về vị thế khá vững của ông NTD trong đảng CSVN. Một số dư luận báo chí cũng cho rằng ông ta là động lực cởi mở tại Việt Nam, nhưng theo nhận xét của riêng tôi thì vì hoàn cảnh hấp thụ và sinh hoạt chánh trị, ông NTD không phải là một nhân vật có đủ khả năng và uy tín để làm một cuộc thay đổi chánh trị tại Việt  Nam như ông Gorbarchev đã làm tại Liên Sô vào năm 1991. Mà không thay đổi được khung cảnh chánh trị thì nền kinh tế không thể phát triển và nội lực dân tộc không thể huy động được. 

Nếu có sự thay đổi nào đó thì sự thay đổi đó cũng không có ý nghĩa gì đối với đất nước và con người Việt Nam, vì trên bản chất chủ nghĩa cộng sản không thể thay đổi.

 Lời phát biểu của ông NTD trong thông điệp Tân Niên 2014 sau khi nói vòng vo,  NTD vẫn lấy “tư tưởng của Hồ Chí Minh làm chí hướng” và định nghiã dân chủ là: “Dân chủ dưới sự lãnh đạo của đảng (CSVN)”.

Như quý báo đã nhận thấy, cái nhìn của NTD rất hạn hẹp nếu không nói là thiển cận trong tình hình hiện tại. Điều mà chúng ta muốn thấy là bộ máy công quyền phải được phi đảng hóa kể cả quân đội và cảnh sát công an, vì hai tổ chức này là phục vụ cho quốc gia và dân tộc mà thôi. Hơn nữa, các cơ quan tư pháp và lập pháp hiện nay đều hành xử theo chỉ thị của đảng CSVN.  

TSL:  Là một nhân vật từng làm việc với GS Nguyễn Ngọc Huy mấy mươi năm qua trong LMDCVN, xin ông có thể cho biết:

a) Hoạt động của LMDCVN trong thời gian gần đây?

TNS Ngô Thanh Hải: LMDCVN ở hải ngoại đã thành lập từ năm 1981 tức là đã 1/3 thế kỷ. Đây là một thời gian khá dài nên có thể nẩy sinh những biến đổi cho một tổ chức chánh trị để thích ứng với môi trường sinh hoạt chánh trị thay đổi liên tục. Nhưng tôi có thể xác định với quý báo rằng lập trường tranh đấu căn bản của LMDCVN không hề thay đổi, đó là tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và một Việt Nam không cộng sản. 

Nếu lấy thời điểm “trong thời gian gần đây”, tôi xin được nhắc lại những công tác của chúng tôi trong vòng 4 năm qua tức là thời gian tôi được tín nhiệm vào vai trò lãnh đạo tức là Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương. Chúng tôi đã củng cố và kiện toàn 3 mặt trận tranh đấu của chúng tôi. Thứ nhứt là kiện toàn tổ chức tại các cơ sở, đồng thời huấn luyện đoàn viên để tạo ra một sức mạnh tập thể. 

Cũng ở hải ngoại, chúng tôi đã phát triển Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Do, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Tại quốc nội, chúng tôi đã củng cố lại Ủy Ban Quốc Nội để theo sát những biến chuyển bên nhà hầu có phản ứng chính xác và hữu hiệu. Quý báo chắc đã theo dõi sự lên tiếng và hỗ trợ của LMDCVN đối với những nhân vật bất đồng chánh kiến bên Việt Nam như LM Nguyễn Văn Lý, Việt Khang, Phương Uyên…Tôi quan niệm mặt trận chánh của chúng ta là ở quốc nội, hải ngoại dù muốn dù không vẫn là hậu phương yểm trợ mà thôi.

b)  Mục tiêu của LMDCVN là tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền VN, xin ông cho biết nhu cầu cấp bách và khẩn thiết của Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại, cũng như các tổ chức chính trị hải ngoại trước công cuộc đấu tranh cho quê nhà?

TNS Ngô Thanh Hải: Như tôi đã trình bày ở trên, đồng bào hải ngoại là hậu phương của đồng bào quốc nội. Hậu phương ổn định thì tiền tuyến mới yên tâm chiến đấu. Nhiều tổ chức chánh trị ở hải ngoại đã hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu ở quốc nội bằng những phương cách khác nhau. Tôi nghĩ các tổ chức chánh trị tiếp tục làm những gì những tổ chức nầy đang làm để nuôi dưỡng những phong trào dân chủ ở quê nhà. 

Nếu phối hợp cùng nhau làm một mặt trận chung là điều những ai ưu tư về tình hình Việt Nam đều mong muốn, nếu không được như vậy thì chuyện ai nấy làm, nhưng xin đừng chỉ trích hay phê bình lẫn nhau.

 Đảng CSVN đã và sẽ không bao giờ để các Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại yên ổn, hãy đọc NQ 36 thì biết rõ âm mưu của CSVN như thế nào.

Tóm lại, CSVN đã chiếm trọn Việt Nam gần 40 năm qua, họ đã làm được những gì cho Việt Nam? Ngày hôm nay họ vẫn còn tranh giành quyền lực giữa hai phe và không quyết định được dân chủ hóa hay  độc tài, đi với Tây Phương hay theo Trung Cộng! Đối với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, một Cộng Đồng chống cộng, đảng CSVN vẫn âm mưu phân hóa và dùng quỷ kế: tiếp xúc với một thiểu số người thân cộng và du sinh không đại diện cho Cộng Đồng, rồi tuyên truyền khống chế được Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Hãy nhìn  xem lá cờ đảng CSVN xuất hiện ở những nơi nào ngoài các khuôn viên cơ sở ngoại giao của họ? Nhu cầu của chúng ta ở hải ngoại là đoàn kết gây sức mạnh để thực hiện công tác yểm trợ quốc nội một cách hữu hiệu.  

c) Là một thượng nghị sĩ của Canada và hiện là Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương LMDCVN, Ông đòi hỏi gì nơi nhà cầm quyền CSVN, ngoài việc đòi họ trả tự do cho các tù nhân chính trị đang bị cầm tù vì họ đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền VN?

TNS Ngô Thanh Hải: Tôi là một TNS của Canada và là một thành viên của Ủy Ban Nhân Quyền của quốc hội Canada. Việc tôi yêu cầu nhà cầm quyền của đảng CSVN trả tự do cho các tù nhân chánh trị, đang bị cầm tù tại Việt Nam hay các nơi khác, là một việc làm bình thường như đã được tiến hành tại Hạ Viện Hoa Kỳ hay Quốc Hội Liên Âu. Chỉ có khác là tôi đã đặt thẳng vấn đề với một viên chức cao cấp của nhà cầm quyền CSVN, là Phó Ngoại Trưởng CSVN Nguyễn Thanh Sơn khi ông ta và phái đoàn xin gặp tôi tại Thượng Viện Canada. Nhưng đó không phải là mục tiêu của công cuộc tranh đấu của LMDCVN hay các tổ chức chánh trị ở hải ngoại vì luật lệ của CSVN hiện nay không minh bạch, các cơ quan tư pháp không độc lập. Do đó việc bắt giam hay phóng thích đều do đảng CSVN quyết định.

Mục tiêu tranh đấu của chúng tôi ở một phạm vi rộng lớn hơn, đó là tiến đến một nền dân chủ pháp trị, phi chánh đảng trong các cơ quan công quyền kể cả quân đội và cảnh sát công an, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật, đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, tôn trọng nhân quyền kể cả quyền tư hữu ghi trong bản Hiến Chương Liên Hiệp quốc, xóa bỏ chủ nghiã cộng sản và tổ chức một cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát quốc tế để từ đó soạn thảo một bản Hiến Pháp phản ảnh nguyện vọng của toàn dân. 

TSL: Thưa ông, nếu điều kiện chính trị và an ninh cho phép, ông nghĩ là các đảng phải đấu tranh chính trị có nên về VN để đấu tranh trực diện với CSVN hay không? Với vai trò của một TNS như ông thì sao?

TNS Ngô Thanh Hải: Quốc nội là mặt trận chánh định đoạt sự thành bại của công cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ tại Việt Nam, hải ngoại giữ vai trò yểm trợ. Không những khi có điều kiện thuận lợi mới về Việt Nam tranh đấu, mà ngay cả trong quá khứ và vào thời điểm nầy, một tổ chức chánh trị muốn thành công phải có cơ sở trong nước, dù chưa thể công khai trực diện với CSVN về chánh trị, nhưng chúng ta vẫn có thể tranh đấu trên những mặt trận khác cho đến khi thành công. 

Chúng tôi quan niệm đây là một cuộc chiến toàn diện mà quý báo đã nhận thấy là CSVN chỉ còn dựa vào bạo lực để bảo vệ Đảng. Bạo lực vào thời đại nầy chỉ có tác dụng giới hạn, người dân sẽ đứng lên,  nhứt là những người dân Việt Nam bất khuất!
   
TSL: LMDCVN là một lực lượng đấu tranh chống cộng có đường hướng rất rõ ràng, quyết liệt do GS Nguyễn Ngọc Huy sáng lập từ đầu thập niên 1980 đến nay, đó là chiến lược. Về mặt chiến thuật, tình thế đấu tranh tại quê nhà đang có những biến chuyển -- từ vô cảm, sợ hãi đến đứng lên đấu tranh mạnh bạo, trực diện v.v.. 

Trước tình thế như vậy, chúng ta có cần thay đổi chiến thuật để đấu tranh trực diện,  tiếp tay với đồng bào quốc nội hay không? Xin ông cho biết đường hướng của LMDCVN trong giai đoạn này?

TNS Ngô Thanh Hải: Đây là câu hỏi lý thú và đây cũng là dịp để tôi trình bày rõ ràng về sách lược của LMDCVN trong giai đoạn hiện tại. Anh cũng biết lập trường căn bản hay nói khác đi, chiến lược của LMDCVN không thay đổi, đó là tranh đấu cho một nền dân chủ thật sự cho Việt Nam không cộng sản vì chủ nghĩa cộng sản kìm hãm sự phát triển của đất nước như anh đã quan sát trong gần 40 năm qua, chưa kể đó là nguyên nhân phát sanh ra cuộc chiến tranh tương tàn với bao nhiêu đổ vỡ cho dân tộc và đất nước. 

Chiến lược đó không bao giờ thay đổi vì đó là nền tảng và là sự tồn tại của LMDCVN, một tổ chức chánh trị quy tụ rộng rãi đồng bào đủ mọi thành phần sát cánh trong hơn 30 năm qua trong mục tiêu nầy. Tuy nhiên, các diễn biến chánh trị thay đổi thường xuyên, chiến thuật của LMDCVN có thể được cập nhựt hóa cho phù hợp với bối cảnh chánh trị toàn cầu và tại Việt Nam. Dù chiến thuật thay đổi như thế nào thì chiến lược trên đây cũng không thay đổi. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận những hành động nào trực tiếp hay gián tiếp kéo dài sự thống trị độc tôn của đảng CSVN, dân tộc Việt Nam phải nói lên tiếng nói của họ qua các định chế dân chủ trong một xã hội phóng khoáng hơn như hiện nay.

Như anh đã nhận thấy, người dân Việt Nam bây giờ không còn sợ hãi như những năm trong thập niên 1980, lý do đơn giản là vì nhu cầu sinh tồn, đảng CSVN bắt buộc phải mở cửa xã hội  và không thể tự tiện áp dụng chánh sách khủng bố như trước đây họ đã từng làm. Anh cũng biết là đảng CSVN cai trị bằng khủng bố qua hệ thống cảnh sát công an của họ, khủng bố gieo sự sợ hãi. Một khi sự khủng bố giảm thiểu, tất nhiên người dân không còn sợ hãi và họ sẽ đứng lên như chúng ta đã thấy trong thời gian gần đây.

 Đường hướng của LMDCVN trong giai đoạn nầy, tại hải ngoại, chúng tôi nỗ lực kết hợp với các đoàn thể quốc gia cùng chí hướng để tạo một tiềm lực mạnh của người Việt Quốc Gia. Đối với quốc nội, chúng tôi sẽ hỗ trợ những cá nhân hay phong trào tranh đấu cho dân chủ để phát triển lực lượng nầy. Một điều quan trọng nữa là chúng tôi nỗ lực trẻ trung hóa hàng ngũ lãnh đạo để giới trẻ đứng lên tiếp nối con đường phụ huynh của các em đã đi qua, và tôi rất lạc quan vì giới trẻ ngày hôm nay có đầy đủ điều kiện để tiếp tục hoàn thành sứ mạng. Tôi tin chắc chắn rằng ngày đó sẽ không còn xa, lúc đó, trong vai trò của một TNS, tôi sẽ đóng góp tích cực cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do và tôn trọng nhân quyền.

TSL: Xin cám ơn TNS đã dành rất nhiều thì giờ cho cuộc phỏng vấn, xin kính chúc TNS nhiều sức khỏe để tiếp tục dấn thân cho quê nhà mau có Dân Chủ Tự Do. Đồng thời,  xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi nội dung buổi đàm luận hữu ích này.

Trân trọng,

Trương Sĩ Lương, Tạp chí Thế Giới Mới



Nhat Lung
To
Dien Dan Phung Su Xa HoiDien Dan Dap Loi Song NuiDien Dan DOAN NGUOI QUOC GIA and 3 More...
Today at 1:55 AM



Vị tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên?


V tướng người M gc Vit đu tiên?

image

Vinh Danh Đại tá Lương Xuân Việt: Người Về Từ Chiến Trường A Phú Hãn
Đại tá Lương Xuân Việt, Lữ đoàn trưởng  Lữ đoàn 3 Nhảy dù trực thuộc Sư đoàn 101 của quân đội Hoa kỳ, vừa về từ chiến trường A Phú Hãn cùng với 9,000 quân của ông, là một trong những Đại tá trẻ, sáng giá, với nhiều chiến công hiển hách từ hai chiến trường Iraq và A Phu Hãn. Mới năm 2009, khi về từ chiến trường Iraq năm 2009, ông đã từ Trung tá Tiểu đòan trưởng được thăng chức Đại tá Lữ đoàn trưởng và được gửi đi chiến trường A Phú Hãn,  ông lên nhanh đến độ không có thời gian để đi học khoá huấn luyện sĩ quan cao cấp. Tháng 6 này, Đại Tá Việt được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ.

image

Tại chiến trường A Phú Hãn, Đại tá  Việt, đang nói chuyện với binh sĩ của ông thuộc Lữ đoàn 3.

image
Từ trái sang phải Lương Thị Thu Diễm Asley, con gái đầu lòng, bà Kim Mỹ Lương, phu nhân, Lương Xuân Quốc, contrai út Justin, Đại tá Lương Xuân Việt và con trai lớn,  Huy Brandon trong niềm vui của ngày về từ chiến trường A Phú Hãn vào đầu tháng 3, 2011 vừa qua sau 13 tháng chiến đấu với những chiến công vang dội.

image
Đại tá Lương Xuân Việt chạy dẫn đầu đoàn quân trên 3,000 binh sĩ thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù để chạy bộ 5 dậm Anh, trên những con dốc, ngọn đồi của căn cứ Fort Campbell trong buổi sáng còn mờ sương, chào mừng ngày của Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương vào đầu tháng 5, 2011 vừa qua.

image
Bà Nancy Bùi đang phỏng vấn Đại tá Lương Xuân Việt cho Chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn, tại văn phòng làm việc của ông trong căn cứ Fort Campbell,Kentucky.

image
Từ tờ mờ sáng ngày 6 tháng 5, 2011, căn cứ Fort Campbell còn đẫm hơi sương. Nơi đây là bản doanh của sư đoàn tác chiến 101 với diện tích rộng trên 105 ngàn bộ Anh vuông  là nơi đóng quân của trên 25,000 quân nhân và gia đình. Fort Campbellnằm giữa ranh giới hai tiểu bang Tennessee và Kentucky.

 Sáng nay, căn cứ Fort Campbell tấp nập với trên 3,000 binh sĩ đang tập họp trên một sân cỏ giữa doanh trại, dưới sự chỉ huy của vị Đại tá người Mỹ Gốc Việt Lương Xuân Việt để chuẩn bị cho cuộc chạy bộ dàì 5 dậm Anh, để chào mừng Ngày của Người Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương, do Lữ đoàn 3 Nhảy dù là một trong 5 lữ đoàn tác chiến của sư đoàn 101 tổ chức. Đây là một truyền thống mà sư đoàn 101 vẫn tổ chức hàng năm vào tháng 5 để ghi nhận và vinh danh người lính Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương.

image
Ngoài các phái đoàn người Mỹ gốc Phi Luật Tân, Đại Hàn, Samoa, Nhật bản tham dự như mọi năm, năm nay, đặc biệt, sư doàn 101 tiếp đón lần đầu tiên phái đoàn người Mỹ gốc Việt gồm gần 20 người thuộc hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt (VAHF) đến từ Texas và California, Linh mục Petter Châu Đỗ, ông Đỗ Hữu Đệ, Chủ tịch và môt số thân hào nhân sĩ thuộc cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nashville, Tennessee, phóng viên Trọng Thắng và chuyên viên quay phim John Nguyễn của đài truyền hình Viet Face TV, Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc đài truyền hình VNA

image
Viện bảo tàng của Sư đoàn 101 chứa đầy chứng tích của chiến tranh VN
Quan khách được Thiếu tá Stephen Platt, tùy viên báo chí của Đại tá Việt, đưa đi thăm viếng Viện bảo tàng của sư đoàn. Những bộ sưu tập thật công phu và giá trị ghi chép và minh hoạ lại lịch sử của sư đoàn kể từ khi được thành lập năm 1942,  cho tới những cuộc chiến tranh lừng danh trên thế giới tại Đại Hàn, Việt Nam, Iraq, và mới nhất tại A Phú Hãn. Chính sư doàn 101 đã nhầy vào bờ biển Normandy, Pháp để giải phóng Âu châu mà trong phim “Ngày dài nhất” (The longest Day) nói về đoàn quân ngoại quốc đầy hào hùng và được người dân Âu châu gọi là những anh hùng thời Đệ Nhị thế chiến mà không ai trong chúng ta là không biết đến. Riêng trong chiến tranh Việt Nam, bước chân của người lính sư đoàn 101 cũng đã ghi dấu khắp nơi, từ Khe Sanh, Hạ Lào,... với trận Lam Sơn 719. Tất cả đều có những chứng tích ở đây. Kể cả những “thông hành chiêu hồi được máy bay Mỹ thả ngập đường mòn Hồ Chí Minh để kêu gọi các chiến binh CS “tung cánh chim tìm về tổ ấm”, một chương trình đã chiêu hồi được trên 200,000 sĩ quan, binh sĩ CS trong suốt 21 năm của cuộc chiến cũng được trưng bày ở đây.
image
“Buồn và nhớ tuổi thanh xuân biết bao!”
Ông Nam Trần, trong phái đòan người Việt tại Nashville, Tennessee, cựu sĩ quan QLVNCH, nhiều năm tù CS, đến Mỹ năm 1993 theo diện HO. ông và gia đình sống tại New York đến năm 1995 thì dời tới Nashville làm việc cho một hãng in. Hiện ông và gia đình gồm một vợ 4 con, người lớn nhât 35 tuổi và con nhỏ nhất 20 tuổi còn đi học . Đời sống đã ổn định. Đứng tần ngần trước những di vật, ông Nam bùi ngùi tâm sự:” Tôi phục vụ trong Lữ đoàn 173, thuộc sư đoàn 22 Bộ binh đóng ở Tuy Hoà. Chúng tôi đã có dịp chiến đâu với các binh sĩ thuộc sư đoàn 101. Họ rất tinh nhuệ, tinh thần cao và bảo vệ đồng minh thật chí tình. Ông cũng nhắc đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 với mục đích cắt đường tiếp viện của CS qua đường mòn Hồ Chí Minh năm 1971 mà hình ảnh và chứng tích đang được trưng bày kín phòng triển lãm. Ông Nam tâm sự: “ Tôi thấy buồn và nhớ tới tuổi thanh xuân của mình biết bao!”

image
Anh Minh Nguyễn chăm chú xem những chiến xa, súng đạn nhiều loại được trưng bày cùng với những tượng của những người lính với quân phục khác nhau. Anh thán phục người Mỹ đã bỏ công sức ra để lưu lại những bài học cho những thế hệ đến sau. Anh Minh cho biết anh, đến Mỹ qua chương trình bảo trợ ODP. Anh vượt biển nhiều lần nhưng không thoát. Sau nhờ có cha anh là cựu Hải Quân, dù có đi học tập nhưng ông đã vượt biên đến Mỹ và bảo lãnh anh và con của anh hiện đang theo học Đại học tại đây. Đới sống yên ổn không bon chen nhiều nên anh bằng lòng với cuộc sống. Anh Minh cho biết cộng đồng người Việt ở đây khỏang 5 tới 6 ngàn người ở rải rác trong hai tiểu bang Tennessee và Kentucky, số đông là những cựu sĩ quan sang đây với diện HO và sinh sống bằng nghề Nail .

image
Sư đoàn 101 đã có chương trình trùng tu Viện Bảo tàng đầy giá trị này với hai dãy nhà khang trang sẽ được đặt tại con đường giáp ranh với bên ngoài để du khách có thể vào xem mà không cần phải vào trong bản doanh của sư đoàn 101. Mọi người như không muốn rời Viện Bảo tàng, nơi đang có những hình ảnh nhắc nhớ đến VN, đến một phần đời của mỗi người tại quê hương xa típ tắp nhưng Thiếu tá Platt luôn bên cạnh nhắc nhở phái đoàn phải giữ giờ cho tiết mục sắp tới.

image
Trường Huấn luyện nhảy dù
Trường huấn luyện nhảy dù tại căn cứ Fort Campbell hàng năm huấn luyện nhiền ngàn binh sĩ để cung ứng co các binh chủng. Với chương trình huấn luyện 10 ngày, các học viên phải học các cách nhảy từ có dù, không dù, nhảy từ trực thăng hay nhảy từ những điểm cao rồi, chạy 13 dặm trong 3 giờ đồng hồ. Nếu hoàn thành, các học viên sẽ được cấp bằng nhảy dù và trở về các đơn vị để phục vụ. Hai huấn luyện viên và 4 binh sĩ đã nhảy biểu diễn các kiểu cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt xem. Những tiếng vỗ tay khen ngợi hào hứng và những cái vẫy tay chào quyến luyến trước khi phái đoàn được chuyển qua khu huấn luyện tác xạ.

image
Khác với những xạ trường trong các trung tâm huấn luyên cũ trước đây với những ụ cát, những hình người làm điểm nhắm. Ở đây là một phòng kín rộng đầy những giây điện chằng chịt. Trên 10 khẩu súng đủ loại được đặt trước một phông hình của một dẫy phố. Khi bật đèn và nhất nút điều khiển trên phông hình xuất hiện những hình người ẩn núp hoặc chạy và các xạ thủ có thể nhắm bắn như ngoài chiến trường.

 Vị sĩ quan huấn luyện viên gỉai thích:” Với cách huấn luyện này vừa đỡ tốn kém, vừa chính xác hơn vì những phông cảnh có thể thay đổi cho thích hợp với những chiến trường khác nhau, và các học viên có thể bắn suốt ngày mà không phải tốn tiền đạn.”. Quan khách được dịp bắn thử các loại súng và nhắm vào chiến trường ảo trước mắt nhưng cũng tạo được cảm giác hồi hộp không ít.

image
Cuộc viếng thăm bất ngờ của TT Obama 
Ngoài những trường huấn huyện vừa kể, Sư đoàn 101 còn có nhiều lực lượng đặc biệt khác được huấn luyện và đặt căn cứ tại đây, như Biệt đội trực thăng đặc nhiệm 160 mà những phi công lái 4 chiếc trực thăng xâm nhập vào Parkistan đến tận bản doanh của Bin Laden đang trốn đóng, bắn chết và mang xác cuả tên trùm khủng bố làm rung động cả thế giới cũng trực thuộc Sư đoàn 101. Biệt đội 160 từng tham chiến tại Việt Nam, và có căn cứ tại đây. Do đó, chương trình lễ mừng Ngày Người Á Châu Thái Bình Dương hôm nay bị thay đổi đôi chút để đón tiếp TT Obama đến thăm viếng và vinh danh những phi công và đội đặc nhiệm cuả họ và sư đòan 101.

Trong hơn 2 giờ đồng hồ thăm một vòng doanh trại, với sự tiếp đã ân cần của Thiếu tá Platt và các binh sĩ trong ban tiếp tân, phái đoàn đã học hỏi rất nhiều về sinh hoạt và đới sống của người lính Mỹ tác chiến. Người tham dự như cảm thấy gần gũi, thông cảm và mang ơn nhiều hơn  những người lính và gia đình họ. Sự chu đáo này cũng nói lên tình cảm đặc biệt mà vị Chỉ huy trưởng và binh sĩ tại đây dành cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt. 

VAHF và người Việt Nashville vinh danh Đại tá Việt
Khoảng gần trưa, trong không khí trong lành, với mùi thơm thoang thoảng của hoa xồi đỏ, và ánh nắng dịu dàng của những ngày đầu hè, khoảng trên 500 quân nhân và quan khách  Mỹ Việt đã tụ tập trước phòng khánh tiết của Lữ Đoàn 3 nhảy dù để tham dự Lễ Vinh danh Lữ đoàn trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất thuộc binh chủng tác chiến Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt.

image
Để đáp lễ các sắc dân khác với y phục cổ truyền và để buổi lễ thêm phần long trọng, tất cả các phụ nữ người Mỹ gốc Việt có mặt đã mặc áo dài đầy màu sắc tươi vui, một số đội những vành khăn xếp rộng vành trông thật đẹp mắt . Riêng phóng viên Trọng Thắng đã khăn đóng, áo the, quần trắng thật long trọng.
Trong bài diễn văn ngắn nhưng cảm động, bà Nancy Bùi, hội Trưởng Hội VAHF đã phát biểu:

“Đúng 36 năm, 6 ngày trước đây, ngày 30 tháng 4, 1975, Sài gòn thất thủ. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Cuộc chiến đã cướp mất trên 58.000 chiến binh Hoa kỳ, hơn 500,000 chiến binh Nam Việt Nam và trên một triệu người dân Việt. Đó là một cuộc chiến gây nhiều tranh cãi nhất trong thế kỷ thứ 20. Nhưng khi hoà bình đến, cuộc sống của người dân Việt Nam không khá gì hơn bởi vì kẻ ác đã chiến thắng….và nhiều người đã phải nghĩ rắng hàng triệu người Mỹ và Nam Việt Nam đã chết uổng phí. 

Nhưng nhờ lòng quảng đại của dân và chính quyền Mỹ đã đón nhận người Việt tị nạn và từ đó, cuộc chiến tranh Việt Nam cũng có một kết quả tốt đẹp. Đó là cộng đồng người Mỹ gốc Việt…”. Bà Nancy Bùi sau đó đã ca ngợi những nỗ lực của người Mỹ gốc Việt đã mau chóng ổn định đời sống và trở thành một sắc dân có nhiều những đóng góp tích cực nhất vào sự phồn vinh của Hoa Kỳ. Và Đại tá Lương Xuân Việt là một thí dụ điển hình. Bà cũng thay mặt hội VAHF. chân thánh cám ơn sự hy sinh gian khổ của người lính Hoa Kỳ và tri ơn gia đình những người đã bỏ mình cho tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Bà mong một ngày nào đó tự do, dân chủ sẽ soi rọi đến trên 85 triệu dân VN. 

image
Trong bộ quân phục tác chiến, Đại tá Lương Xuân Việt đáp từ bằng những lời ca tụng sự hy sinh của quân lực VNCH. Theo  ông, cuộc chiến VN tuy đã có kết quả không tốt, nhưng nó đã để lại những bài học quý giá mà ông và binh sĩ của ông được học hỏi để rút tỉa kinh nghiệm. Ông cũng ca tụng và tri ơn những người lính tác chiến của sư đoàn 101.. Ông phát biểu: ” Tất cả những gì tôi có là nhờ sự làm việc và đóng góp của tất cả các bạn. Nếu không có các bạn, tôi sẽ chẳng có gì hết..”
Linh mục Peter Châu Đỗ đã cùng với bà Nancy Bùi trao tặng tấm plaque của hôi VAHF vinh danh Đại Tá Lương Xuân Việt về những thành quả xuất sắc làm rạng danh người Mỹ gốc Việt  trong việc chiến đấu bảo vệ tự do và dân chủ tại Hoa kỳ và trên toàn thế giới. Người điều khiển lễ vinh danh là ca sĩ Thái Hà, thành viên của Ban Quản trị hội VAHF,  đã cùng với phóng viên Trọng Thắng của đài truyền hình Viet Face TV, bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc truyền hình VNA tại California, sau đó đã trao tặng hoa cho bà Lương Mỹ Kim, phu nhân của Đại tá Việt để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân về những hy sinh của người vợ và gia đình của những quân nhân Hoa kỳ. Buổi lễ được kết thúc bằng một bữa ăn trưa tại phòng khánh tiết của doanh trại.

Từ ước vọng của người cha tới ước mơ của vị Đại tá trẻ và sáng giá bậc nhất nhât của quân đội Hoa kỳ

image

Theo dư luận am tường về quân đội Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt, người vừa về từ chiến trường A Phú Hãn cùng với 9,000 quân của ông, là một trong những Đại tá trẻ, sáng giá, với nhiều chiến công hiển hách từ hai chiến trường Iraq và A Phu Hãn. Sau khi về từ chiến trường Iraq năm 2009, ông đã từ là Trung tá Tiểu đòan trưởng được thăng chức Đại tá Lữ đoàn trưởng và được gửi đi chiến trường A Phú Hãn, ông lên nhanh đến độ không có thời gian để đi học khoá huấn luyện sĩ quan cao cấp. Với thành tích cầm quân tại chiến trường gần 13 tháng với bao chiến công mà số quân tổn thất chỉ có 17 người. Tháng 6 sắp tới, ông sẽ được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội được lên tướng để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ.

image
Xuất thân từ gia đình binh nghiệp, Cha ông là Thiếu tá Lương Xuân Dương, thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân lực VNCH từng làm sĩ quan tuỳ viên của Trung Tướng Lê Nguyên Khang. Sau 1975, cha ông và gia đình gồm một vợ và 8 người con, 7 gái và Đại tá Lương Xuân Việt là con trai duy nhất trong gia đình. Mẹ ông là bà Kathy Lương, hiện bà đang sống tại vùng ngoại ô Los Angeles, nơi mà gia đình bà đã đến Mỹ lập nghiệp trên 36 năm qua . Trong cuộc phỏng vấn gần hai tiếng đồng hồ dành cho chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn của hội VAHF, vị Đại tá ngưòi Mỹ gốc Việt đã nghẹn lời khi ông tâm sự về người cha: “ Cha tôi thường không biểu lộ chuyện buồn, nhất là với con cái.

 Nhưng ông không thể giấu được những dằn vặt với ý nghĩ vì sao ông không ở lại để tiếp tục chiến đấu với binh sĩ của ông? Ông thường khuyên bảo tôi nên chọn binh nghiệp để phục vụ vì rấr có thể một ngày nào đó tôi có thể đem lại lợi ích cho quê hương Việt Nam. Khi còn nhỏ, chị cũng biết sống trong khu ngoại ô Los Angeles, trẻ con chúng tôi không tránh nổi những trận ấu đả. Khi tôi còn nhỏ được cha mẹ tôi cho học võ Vovinam nên việc rèn luyện thân thể là chuyện hàng ngày đối với tôi, và tôi không bao giờ sợ khi cần phải dùng sức để tự bảo vệ . 

Nhờ đó mà việc chọn binh nghiệp cũng rất thích hợp với tôi. Lớn lên chút nữa khi vào Đại học, tôi cố gắng học và đâu điểm rất cao tại Đại học University of Southern California (USC),  nên được chọn vào trường sĩ quan không khó khăn. Sau khi tôi ra trường, phục vụ trong ngành tác chiến. Khi tôi lên tới Đại úy thì Ba tôi mất. Tôi nhớ mãi ngày ba tôi tham dự lễ gắn lon Đại úy của tôi, mắt cha tôi sáng lên với  niềm vui và hãnh diện. 

Cha tôi mất vì bệnh ung thư khi ông chưa đầy 65 tuổi. Tôi ước gì ông còn sống đến hôm nay và lâu hơn nữa để ông được nhìn thấy sự thành đạt của tôi! ”

Niềm ước mơ lớn nhất cho Việt Nam

image
Khi được hỏi ông mơ ước gì cho đất nước Việt Nam? Vị Đại tá trẻ đã trả lời thật ngắn gọn như ông đã nung nấu trong sự suy nghĩ của ông từ bao lâu: ”Điều ước mơ tôi mong muốn nhất là cho đất nước Việt Nam, một ngày nào đó, sẽ có tự do và dân chủ thực sự. Tôi cũng ước cho toàn dân Việt có cơm no, manh áo, và tất cả những trẻ em có cơ hội cắp sách tới trường.”

Trên chiếc bàn thấp và nhỏ giữa phòng làm việc của Đại tá Việt, những cuốn binh sử như đưọc giữ trong tầm tay với của vị Chỉ huy trưởng ở đây. Có những binh sử của Hoa kỳ và của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Những cuốn hồi ký của các danh tướng và có cả những binh sử của Việt Nam Cộng Hoà. Đại tá Lương Xuân Việt cho biết ông đọc và nghiên cứu rất nhiều. Sự học hỏi này giúp cho ông rút tỉa được kinh nghiệm của những người đi trước. 

Ông cho biết một số tài liệu của các tướng Việt Nam Cộng Hoà đã viết như Tướng Ngô Quang Trưởng với chiến  thuật du kích chiến hay Tướng Nguyễn Duy Hinh hiện còn sống tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về kinh nghiệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 cũng là những binh sử gối đầu của ông. Ông cho biết khi cầm quân, dù mất một người cũng là nhiều, nên ông chú tâm vào các chiến thuật đánh sao cho kết quả nhưng không hao tổn xương máu của binh sĩ mới là chiến thắng toàn diện. Chính vì thế mà trong gần 13 tháng điều khiển trên 9,000 quân tại chiến trường A Phú Hãn, với nhiều chiến công hiền hách, Đại tá Lương Xuân Việt chỉ mất có 17 binh sĩ. Ngay trong tuần lễ đầu sau khi về tới Mỹ, Đại tá Việt đã được Bộ Quốc phòng Pentagon mời lên để  tường trình về chiến trận, đặc biệt về cách cầm quân thật hiệu qủa của ông.

Một chỉ huy trưởng nghiêm minh nhưng đầy lòng nhân ái

image
Đại tá Lương Xuân Việt còn được sự kính phục của binh sĩ dưới quyền ông. Đi đến đâu chúng tôi cũng nghe những lời nói về ông với đầy cảm mến: “Ông ấy là một nhà lãnh đạo giỏi, ông ấy thương binh sĩ và làm việc rất nhiều để hỗ trợ binh sĩ, ông ấy cư xử với chúng tôi như anh em,..” .

 Riêng với Thiếu tá Platt, tuỳ viên báo chí của Lữ đoàn thì không tiếc lòi khen ngợi:” Đại tá Việt rất nghiêm, nhưng ông ấy sống chết với binh sĩ. Chúng tôi chứng kiến cảnh Đại tá đau buồn khi ông nghe tin binh sĩ tử nạn. Ông lúc nào  cũng làm hết sức, ngoài cả những gì ông ấy cần làm như tìm môi cách đến thăm những binh sĩ bị thương hoặc hy sinh, mặc dù nhiều lúc ông phải dùng trực thăng, đi đến những vùng nguy hiểm nhưng đối với ông sự có mặt của người chỉ huy trưởng  trong những lúc sống còn của người binh sĩ dưới quyền ông là một điều tối quan trọng.

 Tôi đã từng làm việc với nhiều Đại tá chỉ huy trưởng khác, nhưng khi làm việc với Đại tá Lương, tôi biết là tôi làm việc nhiều hơn rất nhiều nhưng tôi lại rất vui. Ông ta là một nhà lãnh đạo tài ba, và đức độ”

Nhưng tất cả những điều vừa kể trên chỉ là một phần của Đại tá Lương Xuân Việt, khi người phỏng vấn hỏi về gia đình thì gương mặt ông sáng lên và nói về người vợ của ông, bà Lương Mỹ Kim: bằng những lời thiết tha, chân tình: ” Kim là tất cả của đời tôi. Cô ấy thay tôi làm cha khi tôi phải ra chiến trường, cô ấy an ủi và chia sẻ với tôi trong những lúc vui buồn hoặc khó khăn. 

Chị biết mỗi khi có một binh sĩ phải hy sinh, tôi còn ngoài chiến trường thì Kim thay tôi đến để an ủi gia đình họ, trong khi tôi biết chính trong lòng của Kim cũng đang bối rối và  lo sợ cho tôi và những bấp bênh của một gia đình có ngưòi chồng trong ngành tác chiến. Vì luật lệ trong quân đội khiến chúng tôi phải dời đổi chỗ ở liên tục. Ít có nơi tôi ở đưọc lâu quá 3 năm nên Kim và các cháu cũng phải thay đổi trường học, môi trường sống liên tục. 

Tôi không thể làm tất cả những điều đã và đang làm nếu không có sự cộng tác của Kim.”

image
Và một mơ ước khác cho 3 người con là Lương Thị Thu Diễm Asley, 16 tuổi lớp 11, Lương Xuân Huy Brandon, 14 tuổi, lớp 9, và Lương Xuân Quốc Justin 10 tuổi, lớp 5 sẽ chọn binh nghiêp. Đại tá Việt thổ lộ: “Cháu gái lớn muốn học luật và sẽ chọn làm việc cho quân đội. Cháu trai thứ hai đang chờ đợi vào trường sĩ quan, cháu út thì còn nhỏ nhưng cũng đã và đang tìm hiểu. Tôi luôn khuyến khích các cháu, vì tôi mghĩ rằng: quân đội Hoa kỳ là một trong những môi trường phục vụ tốt nhất”.

Bài học từ chiến tranh VN

image
Tối hôm trước. Đại tá Việt và phu nhân là chị Kim đã có nhã ý mời chúng tôi đến thăm tư gia của họ trong căn cứ Fort Campbell. Căn biệt thự nhỏ xinh sắn trên đỉmh một ngọn một con đồi thấp là mái ấm cuả Đại tá Việt và gia đình. Trước nhà, phiá trái là cổng chào màu đỏ, nhỏ làm bằng gỗ theo hình cổng chào Torii của người Nhật; gần giống cổng tam quan của người Việt, phiá trái trồng cây kiểng và hoa rực rỡ. Bên trong căn nhà, vật dụng được trưng bày tươm tất nhưng giản dị của một gia đình trung lưu Mỹ. 

Tiếp chúng tôi, Đại tá Việt ngồi chiếc ghế sa lông chính giữa, bên phải là Đại tá Paul Sarat, lo về hành chánh, tái chánh. Bên trái là Thiếu tá Matt Leslie, trưởng Ban hành quân, có vợ Việt Nam, chị Linda Leslie. Họ nói chuyện với nhau thân mật nhưng tương kính. Chị Kim lo việc tiếp khách và chỉ  có  chị  Linda đến chơi  tiếp tay, mà không hề thấy bóng của người phục dịch.

 Chi Kim cho biết sư đoàn có đơn vị huấn luyện và hướng dẫn các gia đình binh sĩ cách sống tự lập. Các bà được dạy cách thay bánh xe, thay đèn, sửa những vật dụng giản dị trong nhà. Đời sống của gia đình một vị Đại tá trong quân đội Hoa kỳ thật đơn giản và tự lập.

image
Cuộc chiến tranh đã qua đi 36 năm, đến thăm viếng căn cứ Fort Campbell, doanh trại của Sư đoàn tinh nhuệ nhất để thấy cuộc lột xác hầu như hoàn toàn của quân đội Hoa kỳ sau bài học từ chiến tranh Việt Nam. Họ thay đổi từ chiến cụ, kỹ thuật tác chiến đến tinh thần và lối sống và làm việc của binh sĩ Hoa kỳ. 

Họ không còn là một tập thể  ô hợp của những người lính bị động viên. Hôm nay, người lính và đặc biệt là những vị sĩ quan chỉ huy, họ là những nhà binh chuyên nghiệp với kỷ luật nghiêm minh, với kỹ năng kỹ thuật nhuần nhuyễn. Ngoài việc đánh trận, ho cũng được huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, và đặc biệt tư cách và lối ứng xử của họ nói lên được tinh thần kỷ luật và trách nhiệm nghiệm minh  nhưng lại đầy  tinh người của một đoàn quân tinh nhuệ nhất trên thế giới, trong đó có nhiều vị chỉ huy cũng như gần 20 ngàn binh sĩ người Mỹ gốc Việt các cấp. Đó cũng chính là niềm an ủi và hãnh diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt của chúng ta.
  
Người Mỹ tốn hơn 58 ngàn sinh mạng và nhiều tỷ bạc cho chiến tranh VN. Cuối cùng họ đã học được bài học của họ để xây dựng một quân đội hùng mạnh gần như hoàn hảo vào bậc nhất trên thế giới mà không một quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu. Miền Nam VN tự do của chúng ta đã tổn thất hàng triệu người, thất thoát tiền rừng, bạc biển cho cuộc chiến. Nhưng đau thương nhất là chúng ta mất cả mảnh đất tự do của quê hương. Chúng ta đã học được bài học gì sau hơn 36 năm?  


Triều Giang


Manila thách thức Bắc Kinh, tiếp tục kiện Trung Quốc về Biển Đông


BIN ĐÔNG  - 
Bài đăng : Th sáu 28 Tháng Ba 2014 - Sa đi ln cui Th sáu 28 Tháng Ba 2014

Manila thách thc Bc Kinh, tiếp tc kin Trung Quc v Bin Đông

Trung Quốc kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough Shoal, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Trung Quc kim soát trên thc tế bãi cn Scarborough Shoal, nm trong vùng đc quyn kinh tế ca Philippines.

Trọng Nghĩa  RFI

Bất chấp phản đối cũng như sức ép từ Trung Quốc, chính quyền Philippines hôm nay 28/03//2014 xác định vẫn theo đuổi vụ kiện Trung Quốc về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bản ghi nhớ - hay luận chứng cáo buộc Trung Quốc – sẽ được đệ trình lên tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển vào ngày Chủ nhật 30/03/2014 đúng theo hạn định.

Phát biu vi các nhà báo ti Manila, bà Abigail Valte, phát ngôn viên ca Tng thng Philippines Benigno Aquino, khng đnh rng chính quyn Manila vn tiếp tc xúc tiến các th tc t tng, bt chp nhng li cnh cáo chính thc ca Trung Quc v nguy cơ tn hi quan h song phương.
Trung Quc đã đòi hi ch quyn trên hu như toàn b Bin Đông. Không ch pht l các tuyên b ch quyn ca các nước khác trong vùng, t Philippines, Vit Nam, cho đến Malaysia, Brunei, Bc Kinh còn dùng sc mnh ln chiếm và giành quyn kim soát nhiu vùng bin đo ca nước khác, k c nhng khu vc trên nguyên tc nm trong vùng đc quyn kinh tế 200 hi lý ca láng ging, rt xa b bin ca Trung Quc.
Sau v Trung Quc giành quyn kim soát thc tế khu vc bãi Scarborough Shoal Bin Đông nm ngay trong vùng đc quyn kinh tế ca Philippines, Manila vào tháng 01/2013 đã đ đơn kin Trung Quc trước tòa án trng tài Liên Hip Quc v Lut Bin. Bc Kinh t chi tham gia v kin, nhưng không ngăn được tiến trình t tng.
T đó đến nay, Trung Quc va tiếp tc ln lướt Philippines nhng khu vc khác ti Bin Đông đang nm dưới quyn kim soát ca Manila – c th là ti bãi Second Thomas Shoal (Trường Sa), nơi có mt đơn v Thy quân lc chiến Philippines đn trú - va liên tc hù da Philippines đòi nước này rút li đơn kin.
Th Tư 26/03 va qua, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Hng Li đã li cnh cáo Philippines v kh năng quan h song phương b st m, nếu Manila vn tiếp tc các hành vi « sai trái ».
Tuyên b khng đnh tiếp tc v kin vào hôm nay ca Ph Tng thng Philippines là li đáp tr ca Manila. Theo bà Valte, chính quyn Philippines tha hiu là phán quyết ca tòa án Liên Hp Quc có th không có kh năng thc thi dù chng li Trung Quc. Tuy nhiên mt quyết đnh thun li cho Philippines s cng c lp trường ca Manila.
Trong đơn kin ca mình, Philippines cáo buc rng các tuyên b ch quyn ca Trung Quc ti các vùng Bin Đông cách xa Trung Quc đến 870 hi lý (1.611 km) đu bt hp pháp theo Công ước Liên Hip Quc v Lut Bin mà hai bên đu ký kết năm 1982.


Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link