Wednesday, March 26, 2014

Khi cán bộ chính trị kiềm tỏa người tri thức


Khi cán bộ chính trị kiềm tỏa người tri thức





LMHT (Danlambao)


 


- Câu chuyện về thạc sĩ Nhã Thuyên và luận văn của cô đang bị hội đồng chấm lại một cách bí mật dưới sức ép từ trên xuống đang - đã và sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Nó làm cho không ít người nhớ lại cuộc kiểm điểm bài Dư Âm (nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí), một Nhân văn - Giai phẩm của cái thời kỳ “cách mạng sôi nổi” ấy, hay gần đây nhất là một “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Sở dĩ có sự liên tưởng tương đồng như thế là vì tất cả đều có sự tham gia phát giác, đấu tố của các cán bộ chính trị trong các vấn đề mang tính học thuật, khoa học xã hội.

Cho nên mới có chuyện, những nhà phê bình văn học lại sử dụng luận điểm “phản lại chế độ” để chấm dấu hết cho cả một công trình nghiên cứu.

Cho nên mới có chuyện, cho điểm tuyệt đối, rồi ba năm sau lại xóa bỏ toàn bộ điểm dành cho một luận văn, loại bỏ những người từng chấm bài thi trước đó đã cho thấy sự can thiệp thô bạo của chính trị bấy lâu nay trong địa hạt học thuật.

Sự xâm phạm trắng trợn đó của cán bộ chính trị vào học thuật để làm cho cả nền học thuật bị đì, đặc biệt nền học thuật xã hội. Nó vẫn bị chi phối một cách giáo điều trong cái khuôn khổ được đặt ra về mặt tư tưởng, nó vẫn bị Marx - Lenin & chế độ XHCN bao vây, mọi yếu tố muốn thoát ra đều bị xử lý, xóa bỏ. Mọi thứ đã thay đổi, nhưng vẫn có những con người, vẫn có những giáo điều không bị thay đổi.

Báo Nhân Dân & Quân Đội Nhân Dân đã làm rất tốt trong việc làm sống dậy các câu từ đậm chất triệt tiêu giai cấp, đậm chất cách mạng đỏ như: “Nhân danh nghiên cứu để ca ngợi thứ "thơ" rác rưởi” [1]; “Một “góc nhìn” phản văn hóa và phi chính trị” [2]... Nó có khác gì so với những câu chữ của hàng chục năm về trước?, “Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm”.

Rất chân thực, rất thành công và đầy tính đấu tố tư tưởng/giai cấp. Những nhà phê bình văn học, những giảng viên đại học/ cao đẳng, những cử nhân văn học, hội viên hội Nhà văn đã trở thành những tuyên huấn lúc nào không hay, họ đem ngòi bút và cách nhìn đầy tính chính trị vào trong đánh giá học thuật thay vì là tri thức và sự tìm tòi - khám phá lẫn tính nhân bản. Để rồi con đường cuối cùng là quy kết vào cái gọi là “động cơ chính trị”. Tôi gọi đó là sự nhân danh tri thức hay lấy tri thức làm bình phong để đả phá tri thức của những công cụ chính trị.

Sự tồi tệ đó không phải là mới đây, mà ngay những năm 1956 (thế kỷ 20) ông Đào Duy Anh cũng đã từng cảnh báo: “Trong địa hạt khoa học tự nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Trong địa hạt khoa học xã hội thì mối tệ cũng không kém”. [3]

Chính khi cán bộ chính trị vào giáo huấn tri thức về cách hành văn, nghiên cứu đề tài thì cũng là lúc hình ảnh trần trụi xơ xác của nền giáo dục Việt Nam phi nhân bản, rập khuôn, phục vụ chính trị lại trở nên rõ nét hơn cả. Đó là, cái trường ĐHSP Hà Nội (con chim đầu đàn của nền giáo dục Việt Nam, nơi đào tạo mỗi năm hàng ngàn nhà giáo, cử nhân) đã ra cái quyết định thu hồi luận văn và không công nhận học hàm thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan. Tiếp đó, sự cúi rạp người của người tri thức đi đến đề nghị “báo chí không đăng tải ý kiến, đơn thư trái chiều” và cho nghỉ hưu non đối với người hướng dẫn đề tài là PGS TS Nguyễn Thị Bình.

Như vậy, về bản chất khung tri thức khoa học bấy lâu nay không hề có sự thay đổi. Do đó, khi người ta đặt ra cái tính chính danh của Hội Đồng thì tôi nghĩ nên đặt ra câu hỏi về bản chất và cả tính chính danh của trường ĐHSP Hà Nội, của nền giáo dục Việt Nam là gì? Nếu không phải là cái công cụ dành cho cán bộ chính trị. Tư tưởng chính trị đã đè bẹt tư tưởng tự do học thuật.

Để rồi, “chính cái tư tưởng không tin và coi rẻ trí thức đã dẫn đến sự ứng dụng lệch lạc cái nguyên tắc rất đứng đắn về quyền lãnh đạo của chính trị, do đó công tác học thuật của chúng ta, về khoa học tự nhiên cũng như về khoa học xã hội, gặp nhiều cản trở mà vẫn bị hãm vào tình trạng lạc hậu.” [3]

Nền giáo dục khai phóng mà dân tộc đang cần, những nhà tri thức đúng nghĩa đang mong mỏi từ bấy lâu nay vẫn là một con đường xa ngái như PGS-TS Hoàng Dũng đã từng nhận định trong một bài viết trên Vietnamnet [4].

Sự an ủi dành cho những nhà tri thức giờ đây chính là tình yêu và sự kính của Thoan dành cho cô Bình cũng như cách sống thẳng, lòng nhiệt huyết, sự cởi mở và cả tôn trọng đối với lựa chọn của học trò mà cô Bình đã dành cho Thoan là câu trả lời quý giá nhất.

Chúng ta dung dưỡng điều đó để chờ một ngày giáo dục được khai phóng thực sự, thoát khỏi mọi sự kiềm tỏa của cán bộ chính trị. Đó cũng là ngày mà luận văn về nhóm “Mở miệng” được tôn vinh.





Chữ “Được” dưới thời Xã Nghĩa


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) 




- Mấy hôm rày, đọc tin nhà giáo Đinh Đăng Định “được đặc xá” và Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu “được thả”, tôi lại hồi tưởng đến “cụm từ” ngày xưa còn bé thường nghe trong vùng Việt Minh, “được đóng thuế nông nghiệp” hay “được đi dân công”, mà tội nghiệp cho chữ “Được” dưới thời xã nghĩa bị Kách Mạng hãm hiếp, Đảng bề hội đồng cực kỳ dã man. 

Trước hết là chữ “Được” trong trường hợp “Nhà giáo Đinh Đăng Định được đặc xá” và “Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được thả”.

Ai cũng biết, một cách nôm na, khi nói được cái này, được thế kia là người ta nghĩ đến hai “đối tác”: bên cho và bên nhận. “Bên cho” là bên có cái gì đó, có một cách hợp tình hợp lý và hợp pháp. Một bầy ăn cướp xông vào nhà người ta, dí súng bắt trói chủ nhà lại, lấy hết tiền bạc báu vật, đến khi cảnh sát đến, phải trả lại của, cởi trói, thì không thể gọi là nạn nhân được cướp thả ra, song phải nói là bọn cướp phải thả nạn nhân. Bọn cướp có gì để mà cho, sao gọi việc nạn nhân lấy lại những gì thuộc về mình bị chúng tước đoạt là “Được”?. 

Hành động tương tự như đám cướp, Kách Mạng có quyền gì để tước đoạt hết quyền tự do của công dân Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu đã được ghi rõ ràng trong Hiến Pháp do chính Kách Mạng lập ra và đặt tay lên long trọng tuyên thệ chấp hành nghiêm túc. Đến nay, vì bị Quốc tế can thiệp, thấy không thể tiếp tục giam cầm hành hạ người ta, Kách Mạng buộc phải trả lại Tự Do cho ông Cầu và ông Định, như bọn cướp phả trả lại tài sản và cởi trói chủ nhà, nên không thể gọi là “được đặc xá” hay “được thả”. 

Đó là chữ “được” Kách Mạng được giữa trời, khi không mà có. Dưới thời Xã Nghĩa còn có chữ “được” bị dùng kiểu xỏ lá ba que để đâm vào mắt chọc vào tai thiên hạ. Đó là chữ “Được” trong “cụm” từ “Được đóng thuế, Được đi Dân Công.” 

Mời bạn chịu khó đọc những lời từ miệng loa Kách Mạng dưới đây vẫn còn văng vẳng bên tai Cu Tèo dù đã trên 60 năm, rồi nhâm nhi những chữ “Được” giữa một lô những “Bị”, “Phải”, “Phạt”, “Xử lý” trong đó: 

“A lô! A lô! Đồng bào nghe đây: Lệnh của Ủy Ban Nhân Dân xã: những ai có tên trong danh sách được đóng thuế nông nghiệp năm nay mau mau phải đóng trong ba ngày kề từ hôm nay. Ai nạp sau ngày quy định sẽ bị phạt; chẳng những phải đóng đầy đủ mà còn phải đóng thêm phần thuế phạt nhiều ít tùy theo thời gian trễ. Còn những ai không nạp sẽ bị xử lý nghiêm theo luật pháp, A lô, A lô.” 

“A lô! A lô! Đồng bào nghe đây: Lệnh của Ủy Ban Quân sự xã: những ai có tên trong danh sách được bình bầu đi Dân Công phải tập trung tại... đúng... giờ ngày để lên đường khẩn trương. Ai trốn tránh sẽ bị xử lý nghiêm chỉnh. A lô! A lô!” 

Đó là điển hình cho những chữ “Được” trong tiếng Việt dưới thời Xã hội Chủ nghĩa. Ngẫm mà phục cho con đường Kách Mạng Bác đi mà bọn chống phá tổ cò bảo là con đường bác đi nó làm bi đát đến cả chữ nghĩa Việt Nam. 




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link