Niềm
tự hào của người Việt:
Trong một link
khác:
|
(trích:)
Hành Trình về Phương
Đông đúng là những lời tiên tri, càng lúc càng có những biến cố làm sáng tỏ
những lời tiên tri đó . Do đó tôimong mỏi, ao ước, tìm gặp Nguyên Phong. Người
ấy ở đâu, sao anh lại tìm được cuốn sách này, dịch và phổ biến được những lờilinh
ứng lạ lùng kia. Làm sao tìm được người đó? Tất nhiên tôi có hỏi anh Vũ Đức
Vinh, báo Đất Mới, anh chỉ cười cười và nói:“Đương sự vẫn ở đây. Môt người rất
trẻ, nhưng khiêm tốn, hầunhư không muốn gặp ai. Có thể đến một lúc nào đó đủ
duyên thìông sẽ gặp được anh ta.” Nghe thế, tôi biết không thể làm gì hơn,nhưng
trong sâu thẳm của lòng tôi, tôi vẫn mong mỏi được gặp gỡ người này.
oOo
Như chúng ta đã
biết, thảm nạn thuyền nhân đã xẩy ra sau khimiền Nam sụp đổ, và trong sự ngẫu
nhiên tình cờ một nạn nhâncủa thảm trạng này là nhà văn Nhật Tiến, một người
bạn học cũcủa tôi từ thời trung học. Từ những lá thư viết từ trại tỵ nạn
TháiLan mà chúng tôi nhận được đã là nguyên nhân thành lập Ủy Ban Báo Nguy Giúp
Người Vượt Biển, do GS Nguyễn Hữu Xương,một người bạn khác của chúng tôi làm
chủ tịch. Từ việc kêu cứulúc đầu, sau đã chuyển thành các công tác đem tàu đi
Vớt NgườiBiển Đông. Cùng với những tổ chức quốc tế, một công tác đầynhân đạo,
cụ thể nên đã được cộng đồng người Việt chúng ta khắpnơi nhiệt tình hỗ trợ.
Để quảng
bá công tác này, cá nhân chúng tôi thường thay mặt GS Nguyễn Hữu Xương đi đến
nhiều nơi để trình bày, giải đáp về họat động của Ủy Ban. Tất nhiên với những
giao tình sẵn có, tờ Đất Mới của anh Vũ Đức Vinh đã nồng nhiệt cổ võ,và chúng
tôi đã có một cuộc gặp gỡ bằng hữu tại Seattle, do thi sĩ Vũ Quanh Hân đứng ra
tổ chức, trong ngôi chùa của thầy Thích Minh Chiếu trụ trì.Thầy Thích Minh
Chiếu, gốc nhà binh, xuất thân từ trường Võ BịQuốc Gia Đà Lạt, cùng khóa với
anh Phạm Hậu.
Do đó, anh Phạm Hậu, một người bạn khác của chúng tôi, một thời
cũng đã làmGiám Đốc Nha Vô Tuyến Truyền Thanh, rất sốt sắng làm đầu cầu, dàn
xếp, đưa đón và cùng các anh em trong tờ Đất Mới tích cực hỗtrợ cho cuộc gặp gỡ
này. Trong buổi nói chuyện này tại chùa,người đến dự không đông lắm, chỉ là một
số bằng hữu, nhữngngười có liên hệ xa gần với tờ Đất Mới và ban trị sự của chùa
mà thôi.
Khi tôi chấm dứt phần
thuyết trình cùng lúc trên màn ảnh TV, hình ảnh chiếc ghe tỵ nạn chìm dần xuống
lòng biển mênh mông thì thầy Thích Minh Chiếu đứng lên ôm
lấy tôi và nhạt nhòa nướcmắt. Thầy nghẹn ngào nói: “ Quý hóa quá. Dù xây chín
đợt phù đồ. . .” Và thầy sai một thầy tiểu đưa cho tôi một ly nước và tiếp tục
nói: “Đây là một ly sâm, xin tặng ông, ông uống đi cho lấy sức.Xin các ông chân
cứng đá mềm, hãy gắng công, gắng sức để côngtác Vớt Người Biển Đông thêm kết
quả”.
Có một số vị góp tiền cho, nhưng quan trọng nhất là có một vị cao niên
sau chót đứng lên và nói: “Công việc của quý vị đẹp đẽ quá, cần thiết và đúng
lúc quá. Quý vị cần gì nơi chúng tôi, chúng tôi xin hết sức”.Vì những vấn đề
liên hệ đã được nói chi tiết trong bài thuyềt trình,nên tôi bỗng nhớ đến tờ Đất
Mới, tờ báo xuất bản ở nơi này, nhớ đến Nguyên Phong, nên tôi nói dù rất thật
lòng nhưng lại có chút đùa vui “Đến đây chúng tôi chỉ muốn gặp được người dịch
loạt bài Hành Trình Về Phương Đông, anh Nguyên Phong mà thôi”. Vị cao niên này
bỗng cười vui :“ Dễ quá. Nguyên Phong là con trai lớn của chúng tôi. Hiện
Nguyên Phong đang làm việc ở Los Angeles,khá gần ông. . .” Tôi mừng rỡ khôn
cùng.Khi trở lại San Diego, chỉ mấy ngày sau là cuối tuần, anh chị Nguyên Phong
và cả 2 cháu, con anh chị đã từ Los đến thăm gia đình chúng tôi.
Để đón anh,
chúng tôi nấu một nồi phở vì ngoài những cái ngon, cái tiện do phở mang lại mà
Nguyễn Tuân và Vũ Bằng đã hết lời ca ngợi, phở còn có một đặc tính mới được ghi
nhận sau biến cố 1975 nơi hải ngoại là “món ăn đợi khách”. Nồi phở để đó trên
bếp, khách vì bất cứ lý do gì như kẹt xe không đến đúng giờ như dự liệu, không
sao. Khách đến lúc nào ăn cũng vẫnngon. Như một người em trong gia đình, anh
chị Nguyên Phong rất xuề xoà và vui vẻ ngay từ phút đầu bước chân vào nhà. Vừa
ănvừa trò chuyện, và tôi bỗng phát hiện ra anh chị Nguyên Phong và cả hai cháu
chỉ ăn bánh phở mà bỏ lại thịt trong bát. Thấy thế tôi hỏi, anh Nguyên Phong
cho hay: “Thường thì gia đình em ăn chay, nhưng khi đi đâu thì tùy hoàn cảnh,
không câu nệ.
Gặp gì ăn nấy.”Thấy thế, chúng tôi mang mấy đĩa xôi trên bàn thờ
xuống, một bầukhông khí trên bàn ăn tưng bừng đổi khác. Chúng tôi cười vui tiếp
tục trò chuyện và chúng tôi biết rằng anh Nguyên Phong, tên thật là Vũ văn Du,
sinh năm 1950, là con trưởng trong một gia đình đông con. Thân phụ nguyên là
một vị không xa lạ trong y giới, cụ là một dược sĩ, đồng thời còn là mộtngười
có tâm, có tài và đã đóng góp rất cụ thể với Đại Học Vạn Hạnh.
Các em anh, dù
kẹt lại Việt Nam một thời gian, nhưng cũng đã sang được Hoa Kỳ và hoàn tất văn
bằng về y khoa. Nhân được biết và liên hệ đến công tác Vớt Người Biển Đông, anh
Nguyên Phong cho hay: “Hàng năm ít nhất một lần, anh em trong gia đình em họp
mặt. Thay vì mua quà tặng nhau, em bảo, không cần, hãydùng số tiền này gửi về
Ủy Ban Báo Nguy Giúp
Người VượtBiển.”
Do đó suốt mấy năm sinh họat, Ủy Ban đều nhận được những
chi phiếu trên dưới 4 con số từ gia đình họ Vũ này. Và cũng hàng năm, tôi phải
thảo một lá thư riêng cho Giáo Sư Nguyễn Hữu Xương, chủ tịch Ủy Ban ký để trân
trọng gửi đến gia đình họ Vũ.Trở lại với cuốn Hành Trình Về Phương Đông, tôi
không quên nhắc đến những điều trùng hợp, tiên tri trong cuốn sách. Tôi có hỏi
anh “Nguyên nhân nào đã khiến chú tìm ra tập sách này để dịch ra và phổ biến
như thế?” Ngần ngại khá lâu, anh Nguyên Phong cho biết: “Như anh chị biết, em
là một người khoa học. Trong thời gian trung học, phải nói là em rất coi nhẹ triết
lý Đông phương.
Như những người lớn lên trong một quốc gia chậm tiến, em ngưỡng
mộ nền học thuật Tây phương, không chỉ ở lãnh vực khoa học, mà emrất khao khát
tìm hiểu những triết gia Âu Châu. Nhưng khi đã đi sâu vào sự tìm hiểu em thấy
nền tríết học Tây phương không giải đáp hết những nan đề của con người, của
khoa học, nhất là trước sự khủng hoảng xung đột giữa Duy Tâm và Duy Vật hiện
nay. Từ đó em quay về tìm hiểu những triết thuyết của Đông phương. Nói ra dài
lắm, nhưng em thấy mọi việc, như Đức Phật nói: Mọi sự phát xuất từ tâm.
Đặc
biệt sau khi em vừa trình xong luận án Tiến Sĩ thì cũng là lúc Miền Nam của
chúng ta thất thủ. Trong khi đó thì thầy mẹ em, các em của em đều kẹt lại. Lòng
em rối như tơ vò. Biết chẳng thể làm gì được lúc này, những ngày cuối tuần
vànhững ngày nghỉ lễ, em lên núi, với một chút thức ăn nhẹ, em ngồi thiền. Có
khi cả tuần lễ chỉ uống nước lạnh xuông. Với một tâm hồn thư thản, và một thân
hình nhẹ tênh, em nhiều lúc như thấy được thật rõ những ý nghĩ, những hoàn cảnh
của những người thân yêu và em yên tâm chờ đợi. Chờ đợi một sự nhiệm mầu tốt
đẹp sẽ đến.Tất nhiên trong thời gian ấy em đến thư viện rất thường. Một hôm em
đi qua khu sách về tôn giáo, em thấy một cuốn sách nhỏ rơi ở lối đi, em nhặt
lên, để lên giá sách, nhưng cũng không nhìn xem đó là cuốn sách gì.
Đi một vòng
quay lại, lại thấy cuốn sách kia rơi trên lối đi. Em lại nhặt lên và có liếc
qua tên cuốn sách trước khi xếp nó vào giá. Sau cả một buổi trong thư viện, khi
mọi người đã vãn, ra về, em đi qua khu sách cũ, lại thấy cuốn sách kia nằm giữa
lối đi. Em nhặt lên. Cuốn sách mỏng, nhan đề Journey To The East của Baird
Spalding, do nhà xuất bản Adyar in năm 1924 tại Ấn Độ. Cuốn sách cũ quá, nhưng
bỗng nhiên em không muốn buông ra, em mượn cuốn sách này đem về đọc chơi. Nhưng
lạ thay, suốt đêm ấy cuốn sách đã chinh phục em, em đọc một mạch, rồi lại đọc
lại.
Những điều nói trong cuốn sách như vẽ ra cho em một vùngtrời vừa huyền bí,
vừa trong sáng, lại vừa như khơi dậy từ sâu thẳm của em niềm tự hào của nền
triết học Đông Phương. Chính lúc ấy em gặp các anh Thanh Nam và Vũ Đức Vinh với
ý định ra tờ Đất Mới. Các anh ấy mời em phụ trách mục giải đáp khoa học. Em
nhận lời ngay với loạt bài Trong Lòng Điện Tử. Cùng lúc em dịch cuốn The
Journey To The East
-
Hành Trình Về Phương
Đông. Em đưa cho anh Thanh Nam xem, anh Thanh Nam thích quá, bảo em dịch tiếp
đi. Thế là trên tờ Đất Mới em có hai mục như đối chọi nhau, nhưng cùng ký tên
Nguyên Phong, Một Làn Gió Mới. . .”
Sau chuyến gặp gỡ này
chúng tôi liên lạc với nhau luôn và tờ Đất Mới đã không còn ngân khoản để xuất
bản nữa, nhưng ám ảnh của loạt bài kia vẫn in sâu đậm trong lòng tôi. Tôi nói
với anh Nguyên Phong: “Phải góp lại và in ra đi, bỏ mất phí lắm”. Anh Nguyên
Phong ngần ngại mãi, sau cùng tôi đề nghị gửi loạt bài này lên cho người bạn
tôi, anh Lê Đình Điểu, báo Người Việt “xem có thể thì in ra cho vui”.
Báo Người
Việt nhận được, nhưng để rất lâu, cả năm sau mới in ra. Kỳ in đầu tiên là năm
1987. Ai cũng biết rằng sách in ra ở hải ngoại ít khi được tái bản lần thứ hai.
Vậy mà trong lặng lẽ, độc giả bốn phương đã đón nhận cuốn sách này thật là nồng
nhiệt. Cho đến năm 1993, cuốn sách này đã được in ra đến lần thứ sáu. Và bên
cạnh cuốn sách này, có những cuốn sách khác lần lượt xuất hiện do Nguyên Phong
dịch hoặc phóng tác, mang nội dung, cảnh trí của những vùng núi non thâm sâu,
huyền bí, theo bước chân củanhững người đi về Phương Đông, đặc biệt là Tây
Tạng, để tìm thầy, học đạo.
Cuốn Hoa Sen Trên Tuyết,
phỏng dịch từ cuốn The Mani Stones của Alan Havey, một BS Y Khoa tốt nghiệp từ
Đại Học Michigan. Hoa Trôi Trên Sóng Nước, dịch từ cuốn Journey In Search Of
The Way của Satomi Myodo, người Nhật Bản. Huyền Thuật Và Đạo Sĩ Tây Tạng, phóng
tác từ cuốn sách Pháp văn, nhan đềMystiques Et Magiciens Du Thibet của bà
Alexandra David Beel. Bên Rặng Tuyết Sơn, phóng tác từ cuốn sách của Swami Amar
Jyoti, người Ấn Độ. Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, phóng tác từ cuốn The Wheel Of
Life của John Blofeld, người Anh.
Và những cuốn sách khác nữa của Nguyên Phong,
mang cảnh trí và nét huyền bí của Đông phương lần lượt xuất hiện đều đặn. Chỉ
với những đầu sách nói trên thôi, trên 2000 trang sách, do những ngườiAnh,
người Pháp, người Nhật, người Mỹ và người Ấn, nói về những kinh nghiệm của họ
khi tiếp xúc với Đông Phương, với Phật Giáo. Không biết có phải đây là một
chứng minh mà trong cuốn Hành Trình Về Phương Đông đã nói, như trên chúng tôi
đã dẫn:
“Cuối thế kỷ 20 phong
trào Duy Vật sẽ sụp đổ, hiện tượng nghiên cứu các giáo lý bí truyền sẽ bắt
đầu”. Nhưng trong phần phụ lục của cuốn Ngọc Sáng Trong Hoa Sen,
nơi trang 356, tác giả JohnBlofeld đã viết: “Lành thay, lành thay, giáo pháp
của đấng Thế Tôn đã được vun trồng một cách tốt đẹp tại phương Tây”.
Và một cách cụ thể hãy
nhìn vào cộng đồng người Việt ở Nam Cali, chúng ta có hàng trăm ngôi chùa, khó có
ai có thì giờ đi thăm cho hết trong một kỳ nghỉ hàng năm, vài tuần. Có những
ngôi chùa nhỏ bé, khiêm tốn được tạm dựng trong một căn nhà. Có những ngôi chùa
xây cất uy nghi, với đầy đủ tượng Phật, tháp chuông, vườn cảnh không kém gì
những cảnh chùa có tiếng tăm ở quê nhà. Và hơn thế nữa, có những Trung Tâm Tu
Học chiếm cứ cả một cánh rừng mênh mông mấy trăm mẫu đất. Bước vào đây như xa
lánh hẳn xã hội tây phương, như một góc Việt Nam riêng biệt. Đồi núi chập
chùng, tiếng chuông ngân toả giữa tiếng tụng kinh, giảng kinh bằng tiếng Việt
cũng như tiếng Anh.
Có những khóa tu học với hàng
ngàn người tham dự, với lệ phí khá cao, mà đa số là những người bản xứ, người
Mỹ. Trong đó không thiếu những người nổi tiếng, có danh vị trong xã hội, những
tài tử điện ảnh. Ba mươi năm trước đây, ai dám nghĩ cả mấy chục ngàn người,
ngồi kín cả một sân vận động, bỗng cùng cúi rạp mình xuống, (năm vóc sát đất,
tứ chi và đầu sát đất), thật yên lặng trong nhiều phút để đón một ông già Á
Đông, áo vàng hở vai, lù khù đi đội dép mỏng, vừa đi vừa cúi đầu đảnh lễ bốn
phương. Đó là một nghi lễ cực kỳ cung kính của tôn giáo Tây Tạng dành cho Đức
LạtMa khi ngài xuất hiện.
oOo
Song song với những họat
động của những tu sĩ đi hoằng hóa giáo pháp của Đấng Thế Tôn, những cuốn sách
của Nguyên Phong, têntuổi của tác giả trong lặng lẽ đã được rất đông người biết
đến và áimộ. Ái mộ không chỉ như một tác giả uyên thâm, mà còn hàmchứa hình
bóng của một nhà tu hành, một vị đạo sư. Các sách của Nguyên Phong còn được
nhiều người đọc vào băng, thu vào dĩa, hòa vào nhạc và phổ biến rất trân
trọng và rộng rãi. Một trongnhững “trung tâm” này là chị Đăng Lan tại Úc.
Trong
dip gặp chịđến San Diego, chị có tặng chúng tôi mấy cuốn băng đọc sách củaanh
Nguyên Phong, nhưng chị nói “ Em muốn được gặp ông Nguyên Phong để xin phép mà
không biết ông ấy ở đâu”. Chúng tôi có chuyển ý nguyện này tới anh Nguyên
Phong, nhưng anh Nguyên Phong chỉ cười và nói: “Không cần anh ạ. Chỉ là cái
duyên, mỗi người trong chúng ta, tùy theo hoàn cảnh mà chuyển tải lời dạy của
Đấng Như Lai thôi.”.
Nguyên Phong không quan tâm đến danh, đến lợi. Ngay cả tác
quyền những cuốn sách của anh in ra anh cũng không nghĩ đến. Mỗi khi có sách
mới, nhà xuất bản tùy khả năng, họ gửi biếu tác giả một số sách. Những cuốn
sách ấy tác giả lại gửi biếu bạn bè, trong đó có gia đình tôi.
Thường thì chúng tôi
nhận được một thùng sách khoảng mươi cuốn, trong đó mấy cuốn có chữ ký tặng, số
còn lại thì tôi cũng tùy nghi, biếu bè bạn thân quen, hay đem lên chùa để ai
thích thì thỉnh về đọc. Một năm trung bình anh Nguyên Phong có 2 cuốn sáchđược
in, rất đều hòa như thế. Được hỏi, anh Nguyên Phong cho hay, hàng ngày, sau giờ
đi làm về, anh ngồi vào máy, viết và dịch.Chưa xong nhà xuất bản đã gọi, đã
nhắc, đã vẽ bìa cho cuốn sách rồi. Cứ thế, những cuốn sách của Nguyên Phong in
thật đẹp bay đi bốn phương trời. Những lời dạy của Đấng Như Lai qua những trang
sách của Nguyên Phong đã thấm đượm tới những ai, làm nhẹ được những nhọc nhằn,
phiền muộn của thế nhân tới mức độ nào, không ai lường được. Những hàng chữ ấy,
với tôi, tôi coi nhưnhững giòng suối mát, êm ả chảy đi, thấm đượm, nuôi sống
baonhiêu cây trái của cuộc đời này. Con suối không cần ai biết mà vẫncứ miệt
mài tuôn chảy.
Mối giao tình giữa chúng
tôi mỗi lúc mỗi thêm sâu đậm. Trongniềm khát ngưỡng tìm hiểu những lời dạy của
Đấng Như Lai, anh Nguyên Phong có sách mới, hay những tài liệu mới, anh không
bao giờ quên gửi cho gia đình chúng tôi và cả các em của chúng tôi nữa. Đáng
chú ý nhất là Thông Điệp của Những Người Anh, trích từ bài Elder Brothers
Warning của Alan Ereira, Nguyên Phong đã dịch ra Việt ngữ và giới thiệu như
sau:
“Tháng 10 năm 1993, đài
BBC tại Luân Đôn và đài PBS Hoa kỳđã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi
lại nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ. Cuốn phim này đã gây chấn động
dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn cãi rất nhiều trong giới khảo
cổ, môi sinh và nhân chủng học.
Lần đầu tiên được trìnhchiếu trong kỳ đại hội
tôn giáo hoàn cầu tại Chicago, nó đã gây xúc động lớn cho toàn thể cử tọa. Cuốn
phim ấy đã cho chúng ta thấy bên cạnh thế giới được gọi là văn minh là thế giới
của chúngta, trên trái đất này còn có một nền văn minh khác của người Kogi sống
trên dãy núi Sierra ở nam Mỹ. Họ sống biệt lập với thế giớicủa chúng ta, rất
đơn giản nhưng thật hòa bình và hạnh phúc, đặc biệt họ chỉ ăn chay, không sát
sinh.
Tuy sống cách biệt nhưng
họ vẫn có khả năng theo dõi và quan tâm đến chúng ta, đặc biệt là quan tâm đến
sự an nguy của quả đấtnày do những hành động vô ý thức của chúng ta tiếp tục
gây ra.Bởi thế, đã đến lúc họ phải lên tiếng cảnh cáo chúng ta trước khi quá
muộn. Họ nói: “Nhân loại sắp bước vào một thảm họa rất lớn mà từ trước tới nay
chưa hề xảy ra (…).
Chúng ta đều là con cùng một mẹ nhưng tiếc là các em đã
không chú ý đến điều này (…).Mẹ của chúng ta là ai? Chính là trái đất này, lòng
mẹ chính là biển cả và trái tim của mẹ là những dãy núi cao cả có mặt khắp nơi.
Này các em, đốt rừng, phá núi, đổ đồ ô uế xuống biển chính là chà đạp lên thân
thể của mẹ đó. Mẹ là nguồn sống chung và con người không thể sống mà không có
mẹ, nếu trái đất bị hủy họai thì chúng ta sẽ sống ở đâu ?”(…) Làm sao các em có
thể tự hào rằng mình đã văn minh khi nhân loại và mọi sinh vật mỗi ngày mỗi đau
khổ nhiều hơn xưa? Làm sao có thể nói rằng nhân loại đã tiến bộ khi con người
càng ngày càng thù hận, chỉ thích gây chiến tranh khắp nơi?”.
Cuốn băng hình và
bài thuyết trình của ký giả Allan Ereina là kết quả của phái đoàn ký giả của
đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ, sau 3 ngày được phép sinh họat với
người Kogi. Pháiđoàn này rời rặng núi Sierra vào tháng hai năm 1993, và người
Kogi đã ân cần nhắc nhở: “Xin các ông hãy mang thông điệp này gửi ra cho thế
giới bên ngoài để nhân loại biết rằng tình trạng đã nguy kịch lắm rồi. Nếu họ
không chịu thức tỉnh thì đợi đến bao giờ đây?”.
Theo đúng lời yêu cầu, Allan
Ereira đã mang cuốn phim “Elder Brother’s Warning” trong
đại hội tôn giáo họp tại Chicago vào tháng 9 năm 1993. Cuốn phim này cũng được
trình chiếu trên các băng tần của đài truyền hình BBC tại Anh và PBS tại Hoa
Kỳ. Và anh Nguyên Phong đã gửi cho tôi bài viết của ký giả Allan Ereira cùng
với cuốn phim tài liệu này.
Càng xem, càng đọc bài viết vềnhững lời nhắc nhở
của người Kogi, tôi càng thấy rằng những điềungười Kogi biết rất chính xác về
những lợi dụng quá đáng của loàingười, làm ô nhiễm môi sinh, làm hủy họai môi trường sống không chỉ
đối với loài người, mà với cả muông thú, cỏ cây. Nếu những điều này đã đúng
thì: “loài người sắp bước vào một thảm họa rất lớn từ trước
đến nay chưa hề xẩy ra” chắc cũng sẽ đúng.Vậy thảm họa đó là gì, khi nào sẽ
diễn ra?
Đó là nỗi ám ảnh khôngrời trong lòng tôi. Rồi biến cố 911 ào đến là
kết quả của những hận thù giữa con người với nhau. Rồi sóng thần Sunami từ biển
đổ vào bờ biển Thái Lan và Ấn Độ, cuốn đi nhà cửa và hàng trăm ngàn người, giữa
lúc họ đang an hưởng sự phong phú của thiên nhiên, của cuộc sống. Rồi bão tố và
cuồng phong Katrina ập vào bờ biển nước Mỹ, gây nên cảnh lụt lội rộng lớn cuốn
đi bao nhiêu nhà cửa,ruộng vườn, tàu bè, xe cộ.
Tai biến đổ lên nước Mỹ, vùng
đất tượng trưng cho sự giàu mạnh và văn minh nhất của nhân loại, như một cảnh
báo cụ thể, một sự trừng phạt trước sự hung hăng, kiêu mạn về “văn minh” của
con người. Phải chăng đó là những thảm họa mà “Những Người Anh” đã cảnh báo.
Như thế đủ chưa, hết chưa hay hãy còn có những tai họa nào sẽ diễn ra trong
tương lai? Hãy nhìn những đoàn xe nối đuôi nhau................
Đọc thêm tại đây:Tìm hiểu về
tác giả Nguyên Phong
|
Do Thi Thuan
FREE MẸ NẤM
Do Thi Thuan
FREE
MẸ NẤM
__._,_.___