Saturday, December 14, 2013

Nhật tìm hậu thuẫn của ASEAN để đối phó với Trung Quốc


 

NHẬT BẢN - TRUNG QUỐC - 

Bài đăng : Thứ năm 12 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 12 Tháng Mười Hai 2013

 

Nhật tìm hậu thuẫn của ASEAN để đối phó với Trung Quốc


Logo kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật - ASEAN

Logo kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật - ASEAN

Thanh Phương  RFI


Vào thứ Bảy tuần này, 14/12/2013, Tokyo sẽ đón tiếp một Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt đánh dấu 40 năm quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN. Cuộc họp Thượng đỉnh này diễn ra vào lúc Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm hậu thuẫn từ các nước Đông Nam Á, với hy vọng rằng do khối này, do có một số nước cũng đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh, sẽ đứng về phía Tokyo.


Thượng đỉnh Nhật-ASEAN diễn ra vài tuần sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả các đảo trang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản. Hành động này khiến cho tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh với Tokyo thêm gay gắt. 

Đây đã là vấn đề bao trùm chuyến công du Châu Á vừa qua của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Cả ba nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tuyên bố không công nhận vùng phòng không của Trung Quốc và đã điều động các phi cơ quân sự hoặc bán quân sự đến khu vực này để thách thức Bắc Kinh. 

Một số nhà quan sát cho rằng, sau vùng phòng không ở biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ lập một vùng tương tự ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh giành chủ quyền gần như toàn bộ. 

Hãng tin AFP hôm nay trích dẫn giáo sư Ichiro Fujisaki, thuộc đại học Sophia ở Tokyo và cũng là cựu Đại sứ Nhật tại Mỹ, cho rằng : « Nhật Bản và ASEAN phải cùng nhau bày tỏ một thông điệp chính trị về quyền tự do lưu thông hàng không và hàng hải ở các vùng biển nói trên. Điều đó rất quan trọng, bởi vì nếu các lãnh đạo Nhật và ASEAN không đề cập vấn đề này, các phe nhóm có đầu óc bành trướng ở Trung Quốc sẽ lại càng có thêm những hành động mang tính gây hấn ». 

Theo báo chí Nhật Bản, Hội nghị Thượng đỉnh Nhật-ASEAN sẽ ra một tuyên bố chung về hợp tác dài hạn giữa hai bên trong các lĩnh vực an ninh và kinh tế. Trong bản tuyên bố này, tuy không nêu tên Trung Quốc, Nhật và ASEAN sẽ khẳng định rằng việc lạm dụng quyền về hàng không dân dụng quốc tế có thể đe dọa đến an ninh khu vực. 

Theo lời ông Haruka Matsumoto, nhà nghiên cứu thuộc Viện Phát triển Kinh tế của chính phủ Nhật, Tokyo trên nguyên tắc sẽ nhận được sự ủng hộ từ ASEAN tại cuộc họp Thượng đỉnh cuối tuần này, bởi vì quyền tự do lưu thông hàng hải cũng là một vấn đề rất nhạy cảm đối với các nước Đông Nam Á. 

Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Shinzo Abe đã đi thăm toàn bộ 10 nước ASEAN, cho thấy ông rất coi trọng quan hệ với khối Đông Nam Á. 

Tokyo cũng đã tỏ ra rất hào phóng với Philippines sau cơn bão Hayan vừa qua, viện trợ đến 53 triệu đôla và gởi hơn 1000 quân đến trợ giúp Manila khắc phục hậu quả thiên tai đã khiến gần 8000 người chết và mất tích. 

Trong khi đó, Trung Quốc ban đầu chỉ trợ giúp Philippines có 100 ngàn đôla và chỉ sau khi bị chỉ trích nặng nề, Bắc Kinh mới nâng viện trợ lên mức 1,6 triệu đôla. 

Theo hãng tin AFP, trong chiều hướng thúc đẩy xuất khẩu của Nhật, ông Abe sẽ cố đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Đông Nam Á, vùng đang phát triển rất nhanh. Trong những năm gần đây, Tokyo đã gia tăng đầu tư của khu vực tư nhân vào các nước ASEAN. Vào năm ngoái, đầu tư trực tiếp của Nhật vào ASEAN đã tăng lên tới 14,4 tỷ đôla, hơn cả tổng số vốn đầu tư của nước này vào Trung Quốc ( 13,5 tỷ đôla ). 

Tại Thượng đỉnh Tokyo, theo dự kiến, chính phủ Nhật sẽ loan báo những khoản viện trợ mới cho các nước ASEAN, trong đó có khoản 10 tỷ yen ( 97 triệu đôla ) cho Philippines vay để tái thiết các vùng bị bão tàn phá.

 

 

Nhà thực vật Anh mất tích ở Sapa


 

 

Nhà thực vật Anh mất tích ở Sapa


image

Ông Jamie Taggart để lại ba lô và hộ chiếu trong nhà khách

Nhà thực vật Anh Jamie Taggart mất tích từ năm tuần qua khi tới thị trấn Sapa tìm cây cối. 

Ông Taggart, năm nay 41 tuổi, là người làng Cove ở Argyll and Bute tại Scotland.

 

image

Ông phụ trách khu vườn Linn Botanic Gardens và cũng là lính cứu hỏa bán thời gian ở địa phương.

Tháng trước ông tới Việt Nam và để lại ba lô cũng như hộ chiếu tại nhà khách ở Sapa trước khi đi ra ngoài.

 

image

Tuy nhiên ông đã không trở về mà mất tích từ ngày 2/11.

Chính quyền địa phương đã mở cuộc tìm kiếm nhưng chưa thấy dấu tích ông Taggart.

Bố của nhà thực vật, ông Jim Taggart, biết tin con mất tích khi ông không về nhà theo lịch bay hôm 29/11.

 

image

Jamie Taggart on his previous trip to Vietnam, in 2011. 

Ông Taggart nói với đài BBC rằng con trai ông tới Việt Nam hai ngày trước khi mất tích:

"Tôi nhận được bốn tin nhắn rồi điện thoại của con tôi không hoạt động nữa," ông nói.

"Tin nhắn cuối cùng nói rõ cậu ấy sẽ đi đâu.

"Con tôi đi một mình nhưng đã từng tới vùng đó cách đây hai năm và biết đường đi lại.

"Tôi không tin là con tôi bị lạc. Có thể chuyện gì đó xảy ra trên vùng đồi núi trong ngày đầu tiên hoặc có những cách lý giải mà chúng tôi chỉ có thể đoán mò thôi."

Ông Taggart nói chủ nhà khách đã gọi điện thoại cho công an khi con trai ông không trở về.

 

Cứu hỏa

Nhà thực vật học cũng đồng thời là lính cứu hỏa bán thời gian.

Người quản lý lính cứu hỏa ở vùng ông Taggart sống, Paul Connelly, nói: "Đây là thời gian khó khăn cho gia đình và bạn bè của Jamie và chúng tôi chỉ biết hy vọng vào một kết cục tốt.

"Jamie là lính cứu hỏa chuyên nghiệp và tận tụy của cộng đồng cũng như là người được đội cứu hỏa yêu mến.

 

image

"Rất nhiều người đang mong mỏi anh trở về an toàn."

Nhà thực vật học tới nhà khách ở Sapa hôm 30/10 và đi xe ôm để thám hiểm.

Tới ngày 2/11, người ta tìm thấy ba lô và hộ chiếu của anh trong phòng.

 

image

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh nói họ biết một công dân Anh đã mất tích ở Sapa và đang phối hợp "chặt chẽ" với chính quyền địa phương cũng như trợ giúp lãnh sự cho gia đình.

 

image

 

Tại Anh, cộng đồng đã tổ chức buổi cầu nguyện cho ông Taggart tại nhà thờ Craigrownie hôm Chủ Nhật.

 

•Lão Móc – Nhân Dân Việt Nam phải biết ơn Lenin?!!!


 

 



 

                                                                                                                                                                      

 

Friday, December 13, 2013

Qui trình của độc tài và băng hoại


 

Qui trình của độc tài và băng hoại


Viết từ Sài Gòn
2013-12-12

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


000_APH2000111829409-305.jpg

Công an Việt Nam, ảnh minh họa.

AFP photo

Gần đây, dư luận xôn xao vụ 298kg heroin lọt qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, bay thẳng qua Đài Loan và bị bắt, bị tịch thu ở sân bay Đài Loan. Cho đến nay, chưa có ai bị bắt, những quan chức có trách nhiệm trong ngành hải quan, an ninh đều cho rằng đó là một sai số “luồng xanh” bởi những chiếc loa thùng có chứa heroin bên trong này do một công ty có uy tín, chưa bao giờ vi phạm pháp luật ký gởi…

Và, ngay cả cái công ty được xem là “chưa vi phạm pháp luật lần nào, hàng hóa an toàn” ấy cho đến bây giờ vẫn chưa hề hấn gì, chưa có ai bị bắt, chí ít là bị triệu tập đề điều tra, xét hỏi (với pháp luật hiện hành, ngành an ninh hoàn toàn có quyền bắt hoặc triệu tập để điều tra, xét hỏi bởi qui mô tội phạm vô cùng trầm trọng). Dường như chưa có tín hiệu nào cho thấy ngành an ninh, nhà nước và Đảng quan tâm về vấn đề này.

Ông Cục phó Hải quan thành phố Hồ Chí Minh cũng nói được đúng một câu là mọi nhân viên hải quan và công cụ hỗ trợ của sân bay Tân Sơn Nhất đã thực hiện đúng qui trình, nếu có sai chăng thì do máy móc, cụ thể là cái máy soi, mà máy soi cũng không phải của hải quan, nó là máy của an ninh sân bay. Trong khi đó, an ninh sân bay thì bị hỏng máy. Mà máy hỏng thì không thể nói là “sai qui trình” được, bởi nó hỏng thì nó đã được nằm ngoài qui trình. Trách nhiệm này nếu có chăng là thuộc về chó nghiệp vụ. Nhưng bữa đó, vì “luồng hàng xanh” nên chó nghiệp vụ cũng được ở nhà ăn uống, ngủ nghỉ theo đúng qui trình.

Nói chung là đúng qui trình, thường thì cái gì đúng qui trình cũng đều hợp lý cả. Ví như miền Trung bị ngập lụt, chết và mất tích gần 50 người, nhà cửa đổ nát, màn trời chiếu đất cũng là đúng qui trình. Bởi vì, cái chết, sự mất mát này có nguyên nhân từ một hành động đúng qui trình, đó là xả lũ đúng qui trình. Mà một khi xả lũ đúng qui trình thì mấy cái đập không có lỗi, người xả không có lỗi và đương nhiên người điều hành thủy điện không có lỗi. Suy xa hơn một chút là ngành điện lực không có lỗi, nhà cầm quyền cũng không có lỗi. Bởi vì, không thể bắt lỗi thủy điện một khi xả đập đúng qui trình, mà thủy điện xả đúng qui trình thì làm sao kiện nhà cầm quyền về tội giám sát sai qui trình được?

Như vậy, người dân chỉ còn nước tự an ủi mình là sụp nhà đúng qui trình, ngập bùn đúng qui trình, ngập úng đúng qui trình, khóc lóc đau khổ đúng qui trình, mất mát đúng qui trình, chết chóc đúng qui trình… Cuối cùng, mọi thứ đều coi như xong, nếu có lỗi là cái qui trình nó lỗi. Nhưng cái qui trình là gì thì đến trời cũng không biết được, chỉ có cán bộ mới biết thôi, đố ai mà biết được (công lao bác Hồ!)!? Mà nếu không bắt lỗi được “qui trình” thì xem như huề cả làng!
Và, hầu như mọi chuyện, nếu chịu khó xâu chuỗi lại những vụ án oan sai, những ái chết oan ức trong đồn công an và những phi vụ kinh tế làm tổn hại đến an sinh quốc gia như vụ Vinashine, Vinaline, nạn tham nhũng… Đều đúng qui trình!

Nếu như những vụ án oan sai là do bản thân người “chịu án” không may mắn, thì những cán bộ điều tra lúc nào cũng đúng qui trình cả, bằng chứng của việc đúng qui trình này là khi vụ án bị phanh phui, trả oan cho người vô tội thì cấp trên của cán bộ điều tra xét hỏi vẫn trả lời rằng thuộc cấp của họ đã làm đúng qui trình điều tra, xét hỏi. Đó là chưa nói đến những vụ chết người trong trại giam, kể từ năm 2009 đến nay, đã trên 30 người chết trong xà lim tạm giam, thân mình bầm dập, chấn thương đa cấp. Nhưng nguyên nhân chết vẫn là “chịu không nổi mặc cảm tội lỗi nên tự tử”. Nói chung là ngành công an đã làm đúng qui trình chết là do “chịu không nổi” cái qui trình ấy.

Nói xa ra ngoài đường, hiện nay, từ Nam chí Bắc, đi đâu cũng thấy công an giao thông đứng đường, chặn bắt xe, vòi vĩnh tiền của người đi đường, thậm chí cảnh sát cơ động cũng ra đứng đường, chặn xe và cướp cạn. Nhưng một khi những vụ việc này bị phanh phui, câu trả lời cũng sẽ là đúng qui trình, không có đồng chí nào phạm tội cả!

Vì lý do, các đồng chí công an giao thông ra đứng đường, đứng trạm, kiểm tra xe đều có giơ gậy, chào hỏi, sau đó kiểm tra giấy phép lái xe, nếu có giấy phép thì chuyển sang kiểm tra giấy bảo hiểm xe, nếu có thì lại chuyển sang xem giấy tờ thử có phải xe chính chủ hay không, mà đến đây vẫn đầy đủ thì kiểm tra đèn, bản số thử có đèn nào không đỏ, bản số có mờ không, nếu vẫn tốt thì lại kiểm tra phanh, kiểm tra phụt… Cứ thế, mười phút sau là có ngay cái để phạt. Hoàn toàn đúng qui trình! Chẳng qua do người đi đường sợ phạt quá nên dúi tay cho cán bộ, chứ cán bộ thì luôn làm đúng qui trình pháp luật!

Và cứ thế, cao hơn là cấp trung ương, cấp chính phủ, vấn đề nhập vào, tách ra rồi lại nhập vào của Vinashine, Vinaline đều đúng qui trình, không có ai sai cả. Vì sao? Vì khi thành lập, nó đã thành lập, vay vốn, huy động vốn đúng qui định của Chính phủ, đến khi phát hiện ra thua lỗ, tham nhũng, thì bắt lãnh đạo của nó đúng qui trình.

Sau đó, lỗ quá, lại khất nợ với nước ngoài, chuyển đổi hình thức, và sát nhập… tất cảc cá thao tác này đều đúng qui trình. Chính phủ không có lỗi vì chính phủ đã thành lập, sát nhập và theo dõi nó (chết) đúng qui trình.

Cái sai qui trình luôn thuộc về nhân dân, do nhân dân đã theo dõi, đã đóng thuế, đã chịu khổ chịu nhục mấy mươi năm nay, lẽ ra phải chịu câm chịu điếc luôn cho khỏi mệt đầu, và cứ sống như những con lợn trong chuồng, cho gì ăn nấy, bảo gì làm nấy, đặt đâu ngồi đấy theo đúng “tinh thần hiến pháp và pháp luật” thì hà cớ gì phải biết chuyện, hà cớ gì phải đau đầu trước vấn nạn tham nhũng nhà nước, hà cớ gì phải biểu tình chống bành trướng Trung Quốc, hà cớ gì phải kêu gọi dân chủ? Dân khổ vì dân đã đi sai qui trình. Cái qui trình lớn nhất mà nhà nước, đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập chính là qui trình “không có gì” (một nửa vế của “không có gì quí hơn độc lập” mà sau ba mươi mấy năm, Đảng đã thực hiện được phần “không có gì” với một đất nước không còn gì).

Và, một khi qui trình này tồn tại, thì bất cứ qui trình nào của đạo đức, phẩm hạnh, công lý, sự tử tế, tính vị tha và lòng tự trọng sẽ không được phép ngoi đầu tồn tại. Không tin thì nhìn vào lũ lụt miền Trung, nhìn vào Vinashine, nhìn vào trẻ em chết vì vaccine, nhìn vào 298kg heroin lọt qua cửa sân bay, không tin thì nhìn vào kì hop quốc hội vừa qua và cuộc điều chỉnh sửa đổi hiến pháp rất đúng qui trình, gần 100% phiếu thuận… Tất cả đều đúng qui trình! Vì nếu sai qui trình, lấy đâu ra một số lượng heroin khổng lồ như vậy để đưa ra nước ngoài? Ngoài số lượng vừa bị phát hiện, còn bao nhiêu kí lô ma túy đúng qui trình chưa bị phát hiện?

Cái chết của nhân dân, sự băng hoại của lớp trẻ do ma túy, xì ke, sự lũng đoạn kinh tế, sự oan ức, tức tưởi của dân oan, sự mất trắng gia sản vì cướp bóc trắng trợn của đám quan chức địa phương và dự án ma… đều đúng qui trình cả! Vì đây là qui trình băng hoại tận gốc rễ dân tộc Việt Nam để đến một lúc nào đó, các “đỉnh cao trí tuệ” sẽ thống lĩnh, chăn dắt nhân dân như chăn dắt một bầy cừu khờ khạo và khi thích thì cho ăn, khi cần thì giết thịt. Đó mới là qui trình đích thực của nhà nước độc tài Cộng sản!

Viết từ Sài Gòn, 10-12-2013

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

 

Gia đình các tù nhân lương tâm vận động quốc tế hỗ trợ


 

Gia đình các tù nhân lương tâm vận động quốc tế hỗ trợ


Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-12-12

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


121213-phongvan-hoaai.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

photo-305.jpg

Ông Trần Văn Huỳnh (trái), bà Nguyễn Thị Kim Liên (giữa) cùng phóng viên Hòa Ái tại studio RFA trưa 12/12/2013

RFA photo

 

Hôm nay đài Á châu Tự do rất là vinh dự đón tiếp hai vị khách đặc biệt đến từ Việt Nam. Đó là bà Nguyễn Thị Kim Liên, thân mẫu của anh Đinh Nguyên Kha và anh Đinh Nhật Uy cùng với ông Trần Văn Huỳnh là thân phụ của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.

Hòa Ái: Trước tiên xin thưa chuyện với ông Trần Văn Huỳnh. Thưa ông, được biết đây là chuyến đi đầu tiên của hai vị đến Hoa Kỳ thì xin ông chia sẻ cho biết mục đích của chuyến đi lần này là gì ạ?

Ông Trần Văn Huỳnh: Kính chào khán thính giả đài Á châu Tự do và chào Hòa Ái. Mục đích của tôi trong chuyến đi này đến nước Mỹ vận động tìm sự giúp đỡ của cộng đồng hải ngoại cũng như của nhà nước Hoa Kỳ nhằm giúp vận động tự do cho con tôi, hiện đang thụ án 16 năm tù và 5 năm quản chế.

Hòa Ái: Dạ mục đích trong chuyến đi lần này của bà cũng là để vận động cho con trai của bà được tự do thì xin bà chia sẻ về hy vọng nào mà bà đến Hoa Kỳ gặp gỡ những tổ chức ở đây ạ?

Mục đích của tôi trong chuyến đi này đến nước Mỹ vận động tìm sự giúp đỡ của cộng đồng hải ngoại cũng như của nhà nước Hoa Kỳ nhằm giúp vận động tự do cho con tôi, hiện đang thụ án 16 năm tù và 5 năm quản chế.
- Ông Trần Văn Huỳnh

Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Chào cô Hòa Ái và chào quí khán thính giả của đài Á Châu Tự do. Mục đích chuyến của tôi là tôi tìm kiếm sự tự do cho bản án 4 năm tù của cháu Đinh Nguyên Kha và bản án 4 tháng rưỡi từ giam và 15 tháng tù treo của cháu Đinh Nhật Uy. Tôi rất hy vọng chuyến đi này, tôi được qua đây và cất lên tiếng nói của một người mẹ: Chỉ vì con mình thể hiện lòng yêu nước, quyền công dân của nó mà nó lại áp đặt những năm tù oan khốc như vậy.

Hòa Ái: Xin cũng xin phép bà chia sẻ nỗi lòng của bà, một người mẹ khi có những người con của mình mà họ chỉ cất lên tiếng nói chính kiến của mình cũng như họ thể hiện trách nhiệm của một công dân nhưng họ phải chịu cảnh tù đày.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Thưa cô, tôi nghĩ là những người mẹ như tôi rất nhiều ở nước Việt Nam. Tôi rất đau khổ khi con mình bị như vậy. Một gia đình mà có một người bị đi tù như vậy thì rất là khốn khổ mà gia đình tôi lại là hai đứa. Những hệ lụy đến rất nhiều, rất nhiều; Kể cả chị Hai của nó cũng bị chồng li dị vì bên chồng nói là có gia đình phản động. Cháu Uy bây giờ ra tù thì bên nhà vợ cháu cũng từ hôn. Tôi rất mong qua đây để lên tiếng nhờ chính phủ Mỹ, những tổ chức của Liên Hiệp Quốc, nhờ những Báo, Đài mà mấy ngày nay tôi có đi và cả Bộ Ngoại giao Mỹ  lên tiếng để giúp đỡ những gia đình như tôi bên Việt Nam .

Hòa Ái: Dạ thưa ông, trong những lần thăm nuôi đến gặp con của ông thì ông có nghe ông Trần Huỳnh Duy Thức chia sẻ về những khó khăn nào hay là cách cư xử của trại giam đối với ông ấy như thế nào ạ ?

Ông Trần Văn Huỳnh: Khi bắt đầu bị đưa về trại giam Xuân Lộc vào năm 2010 cho đến 30 tháng sáu vừa rồi, 2013 thì bên trại giam Xuân Lộc sinh hoạt có vẻ thoáng hơn cho nên sức khỏe tương đối ổn định; Nhưng từ khi chuyển qua trại Xuyên Mộc đêm 30 tháng sáu sau sự kiện xảy ra tại đó. Khi sang Xuyên Mộc cái quản lý khắt khe hơn, chẳng hạn những tiếp phẩm của gia đình mang đến hàng tháng theo qui định mỗi tháng được thăm một lần. Chúng tôi luôn mang đến những tiếp phẩm theo nhu cầu mà Thức cần dùng mỗi ngày.

Tuy nhiên ở Xuyên Mộc thì đồ tiếp tế của gia đình mặc dầu họ cho nhận nhưng lục soát rất kỹ cho nên thay vì xài được 4 tuần thì một tuần nó đã hư hỏng rồi. Đó là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Thức. Cũng như 4 tù nhân lương tâm khác khi bị chuyển qua Xuyên Mộc, Thức không được nầu nướng như bên trại Xuân Lộc. Họ bị biệt giam mỗi người một chỗ. Do vậy phải mua thức ăn của căn-tin của trại giam. Điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn nên làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con tôi.

Hòa Ái: Trong chuyến đi vận động lần này, cả hai vị có lo ngại là khi trở về Việt Nam có gặp những trở ngại nào đối với chính quyền Việt Nam hay không?

Tôi đi tìm tự do cho các đứa con tôi vì tụi nó còn rất là trẻ. Nếu chính phủ và các tổ chức Quốc tế bên này mà họ cứu được hai đứa con tôi thì tuổi trẻ bên Việt Nam chúng tôi họ sẽ biết đường đi mà thay đổi theo dân chủ, tự do.
- Bà Nguyễn Thị Kim Liên

Ông Trần Văn Huỳnh: Tôi nghĩ điều đó là điều chúng tôi đã dự đoán trước khi ra đi trong chuyến đi này . Qua truyền thông thì họ  biết chúng tôi có chuyến đi này thì khi trở về chắc chắn có những khó khăn thì chúng tôi cũng chấp nhận. Tuy nhiên, chúng tôi đi với tấm lòng của người cha, người mẹ vì con cho nên chúng tôi chấp nhận hết mọi tình huống xảy ra. Chúng tôi cũng chỉ nói với nhà cầm quyền Việt Nam rằng chúng tôi đi vì tình cha con. Tôi với con tôi. Nó bị oan sai. Tôi đi tìm tự do cho nó bằng sự giúp đỡ của bên trong và bên ngoài nước.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Tôi rất là mong đợi chuyến đi này. Từ lâu rồi rất mơ ước nhưng không ngờ là có những tổ chức phi chính phủ giúp đỡ như chúng tôi qua được đến đất Mỹ này. Đất Mỹ mà lúc nào tôi cũng nghĩ đến sự tự do, dân chủ và công bằng. Bởi vậy tôi chấp nhận sự hiểm nguy. Có thể khi về tôi sẽ bị tù đày, bị câu lưu hoặc là gia đình tôi sẽ bị sách nhiễu. Bằng chứng là từ ngày hai tháng 12 tôi đi qua đây  thì ngày 3 tháng 12, an ninh Long An đã lên đứng đối diện nhà tôi, mỗi ngày hai người. Họ theo dõi, khủng bố tinh thần ông xã tôi đang còn bên nhà nhưng tôi chấp nhận. Tôi đi tìm tự do cho các đứa con tôi vì tụi nó còn rất là trẻ. Nếu chính phủ và các tổ chức Quốc tế bên này mà họ cứu được hai đứa con tôi thì tuổi trẻ bên Việt Nam chúng tôi họ sẽ biết đường đi mà thay đổi theo dân chủ, tự do.

Vừa rồi là chia sẻ của ông Trần Văn Huỳnh và bà Nguyễn Thị Kim Liên, là cha, mẹ của những tù nhân lương tâm ở Việt Nam và tiếng nói của họ cũng là đại diện cho rất nhiều tiếng nói của những gia đình hiện giở có con cái cũng như là người thân của mình đang là những tù nhân lương tâm phải chịu cảnh ở tù rất là hà khắc ở Việt Nam hiện nay.

 

 

 

__._,_.___

Tiến sĩ đảng


 

Tiến sĩ đảng


Cánh Cò, viết từ Việt Nam
2013-12-12

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


000_Hkg8127378-305.jpg

Ảnh minh họa.

AFP photo

Nếu nói rằng thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư là loại bằng cấp chứng minh cho đẳng cấp trí thức thì đảng Cộng sản có thể hãnh diện nói rằng tổ chức này có một số trí thức “vượt trội” vì con số du học nước ngoài hay tự hoàn thiện mình trong nước qua các lớp bồi dưỡng, tu nghiệp không thể đếm hết.

Tuy nhiên, những bằng cấp ấy từ lâu nay vẫn bị người dân, giới ăn học thực sự xem bằng nửa con mắt vì tính chất giả mạo của nó.

Nói tới những người trong đảng phấn đấu học tới tiến sĩ, giáo sư người ta nghĩ ngay tới sự dối trá, đạo văn, mua bằng cấp và mua cả hội đồng xét duyệt khi buộc phải trình bày một luận án.

Những con người ấy tuy đang sống cùng cộng đồng nhưng họ có một khoảng cách rất lớn đối với đồng nghiệp, ngay cả láng giềng và bạn bè, bởi họ sợ một lúc nào đó sự giả dối của họ vô tình bị lật tẩy. Họ sống trong cái vỏ của đảng, nơi duy nhất chứa chấp, khuyến khích và đồng tình với những sai trái diễn ra hằng giờ trong guồng máy.

Thật ra những kẻ dựa vào thế của đảng để đi học, đi làm không hề muốn khoe khoang cái bằng cấp “phi doanh trường” của họ. Mảnh bằng rất dễ bị phát hiện là của giả khi vốn kiến thức của những kẻ cầm nó thường thấp kém đến thảm hại. Biết vậy nên họ cố giấu rằng mình là trí thức đảng. Họ sợ bị phát hiện như sợ người ta phát hiện họ tham nhũng.

Hầu hết các loại bằng cấp trên thế giới đều thiết thực nhắm tới việc phát triển quốc gia, xã hội. Tuy nhiên tại Việt Nam, có một loại bằng cấp chỉ thích hợp cho một tổ chức duy nhất là Đảng cộng sản và ngay tên gọi của nó đã nói lên đầy đủ khả năng người bảo vệ luận án: Tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng.

Người có bằng cấp này làm việc gì, ở đâu không nói thì ai cũng biết.

Dĩ nhiên nếu cái đảng ấy hoạt động độc lập, ngân khoản để hoạt động là của đảng tự tìm ra thì việc đào tạo thành viên theo kiểu gì mấy ai để ý. Chỉ tội là cái đảng ấy lấy tiền thuế người dân bao nhiêu năm nay để củng cố vai vế, địa vị và hơn thế nữa, đi học để bảo vệ ghế ngồi và tìm cách biến sự cai trị ấy trở thành lý tưởng.

Lý tưởng độc quyền vơ vét là cái đích nhắm cuối cùng của từng đảng viên. Càng lên cao thì đích nhắm ấy càng rõ rệt và muốn vào được vị trí cao nhất thì phải có một mảnh bằng như thế: Tiến sĩ đảng.

Không phải tiến sĩ đảng nào cũng học hành vớ vẩn trong nước. Rất nhiều con cháu đảng viên đi học ở nước ngoài cũng cố hết sức tiến tới mục đích lấy bằng cấp hầu “thuê bao” cho vị trí chính trị của họ khi trở về nước. Mảnh bằng nước ngoài dĩ nhiên là không có chuyên ngành Bảo vệ đảng và do đó họ phải học bất cứ ngành nào mà một đại học nước ngoài chấp nhận.

Một phúc trình do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội công bố hồi gần đây cho biết số sinh viên Việt Nam hiện theo học ở Mỹ là 16.098 người trong niên khóa 2012-2013. Trong hơn 16 ngàn con người đó có bao nhiêu người trở về và bao nhiêu người có việc làm đúng khả năng vẫn không được ngành thống kê Việt Nam công khai cho dư luận. Nhưng người ta tin chắc rằng lực lượng con ông cháu cha khi đã học xong là trở về, bất cần họ tốt nghiệp về chuyên ngành nào.

Vì họ về để nắm quyền chứ không phải để làm việc.

Trường hợp thạc sĩ Nguyễn Tuấn Anh là một ví dụ.

Nguyễn Tuấn Anh trước đó không ai để ý vì tên tuổi anh ta không có gì nổi bật. Nếu không xảy ra việc anh này giật xấp tài liệu tuyên ngôn nhân quyền từ tay một blogger như hành vi một kẻ cướp thì chưa ai nhận ra anh ta là cán bộ của Ban Tuyên huấn Thành đoàn cũng như biết rằng anh ta từng du học ở Hoa Kỳ mới về nước vào tháng 3 năm 2013.

Từ hành động bất ngờ khó thể tha thứ này, một cán bộ thành đoàn, một du sinh vừa về từ nền đại học Mỹ, nơi luôn được đánh giá là hàng đầu về giáo dục và nhân quyền cho thấy rằng bằng cấp dù của Mỹ, khi được trao cho một đảng viên vẫn không tẩy được văn hoá cộng sản trong não trạng của họ.

Làm sao có thể giải thích được hành vi chợ búa của một người vừa bước chân ra khỏi môi trường dân chủ nhất thế giới để thay vì áp dụng nó cho đất nước lại quay ngoắt đi làm điều ngược lại?

Chỉ có thể giải thích rằng hầu như tiến sĩ đảng không thể tiêu hoá được tri thức của thế giới khi bộ óc đảng viên vẫn còn đặc sệt một loại tạp chất của các thứ chủ nghĩa tổng hợp mà nói theo ông TBT Nguyễn Phú Trọng thì cho đến hết thế kỷ này chưa chắc tìm thấy.

Tại sao không thể tìm thấy mà họ vẫn rồng rắn dẫn dắt nhau đi tìm một thứ bóng đen ảo tưởng?

Không. Họ không ảo tưởng. Họ chỉ tạo ảo tưởng cho dân chúng về cái đích phía trước nhưng thật ra họ đang len lén đi theo đường tắt để hướng về mục tiêu vinh thân phì gia. Họ giả vờ lạc đường để dân chúng cảm thán nhưng lại đang cười mỉm cho sự khờ khạo của người dân. Từ ông TBT cho tới một anh mới vào đảng hôm qua đều biết rất rõ là khi vào đảng, nắm được chiếc thẻ đỏ trên tay là nắm vận mệnh của một số người. Leo cao hơn thì con số người trong tay nhiều hơn và cuối cùng khi lên tới TBT thì nắm hết vận mệnh cả nước.

Tiến sĩ đảng đều biết như thế. Nguyễn Tuấn Anh biết như thế và họ đang thực hành công tác theo chiều hướng như thế.

Tổng Bí thư giật bản hiến pháp từ tay nhân dân vì chức vụ ông cao.

Nguyễn Tuấn Anh giật mớ giấy nhân quyền từ tay người dân vì chức anh ta còn nhỏ, thế thôi.

Càng lên cao thì anh ta càng có uy thế để giật những cái khác. Đó có thể là nhà, là đất là một hợp đồng, một dự án. Lên cao nữa anh ta sẽ giật mạng sống, giật tự do của một tập thể hay cá nhân nào đó và nếu cơ hội vào tay, ai dám nói là anh ta không dám giật cả cơ đồ vì thói quen cướp giật hình thành từ khi chỉ là một cán bộ thành đoàn?

Trí thức trong đảng rất nhiều, không thể phủ nhận điều này. Cũng vậy không thể phủ nhận trí thức trong đảng luôn im lặng trước những oan trái, bất công thậm chí những thoả hiệp có thể dẫn đến mất nước.

Có phải do bằng cấp mà trí thức đảng nhận được không phù hợp với thực tiễn đời sống nên chúng luôn gây di hoạ cho bản thân người học và nhận bằng? hay vì sự thẩm thấu kiến thức của đảng viên quá hạn hẹp khiến bao nhiêu điều hay lẽ phải xem chừng vẫn nằm ngoài bài học vỡ lòng?

Có phải sự hèn nhát đã tê liệt hoá mọi suy nghĩ, tư duy của trí thức đảng khiến họ chọn thái độ im lặng hay ngoảnh mặt như không biết những tệ nạn chung quanh?

Có phải những ưu đãi mà trí thức đảng nhận được từ hệ thống đã khiến họ nhìn lệch đi những sự kiện, con số, vấn đề đang làm đất nước ngày một lún sâu vào sự vô cảm, vô đạo đức đang tràn lan trên toàn xã hội?

Hành vi của Nguyễn Tuấn Anh không những nói lên tính cách thấp kém của một cá nhân khi tận dụng tối đa quyền hành của mình mà hơn thế, nó cho thấy sự ác ôn đang ngự trị trong toàn đảng, kể cả trí thức đảng. Hạ nhục, vu khống, hành hung, hay giam cầm người dân đã trở thành thuộc tính của từng đảng viên nếu cho y hoặc thị có cơ hội cầm chiếc dùi cui khủng bố người dân lành.

Chiếc dùi cui ấy hơn bốn mươi năm trước Tôn Thất Lập đã kêu lên đau xót: “Chiếc dùi cui anh cầm là của người bạn Mỹ. Nhưng người dân Việt là dân mình anh ơi!”.

Hơn bốn mươi năm sau lịch sử lập lại. Những chiếc dùi cui made in China đang thi nhau bổ vào đầu những người biểu tình chống Trung Quốc trước đây và những anh chị em phổ biến bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền của LHQ, phát bong bóng cỗ vũ cho quyền con người vào chiều tối 08 tháng 12 tại công viên 23/9 Sài Gòn.

Trí thức đảng tiếp tục im lặng. Hành vi côn đồ đảng đánh đập 9 người phân phát tuyên ngôn nhân quyền hình như không dính gì tới đảng.

Không biết sau cái ngày ấy khi Nguyễn Tuấn Anh họp thành đoàn anh ta sẽ giải thích thế nào về hành vi của mình?

Quan trọng hơn hết, không biết những đoàn viên - sắp lột vỏ thành đảng viên - nghĩ thế nào khi chứng kiến hay xem lại video clip đầy đủ hình ảnh Nguyễn Tuấn Anh giật xấp tài liệu nhân quyền trên tay blogger Hoàng Vi và bỏ chạy như một tên cướp ngày giữa thanh thiên bạch nhật? Các bạn đoàn viên ấy sẽ có hai thái độ. Hoặc im lặng, tiếp tục cúi đầu để sau này trở thành một Tuấn Anh thứ hai. Hay họ sẽ chọn hành động công khai từ bỏ đoàn thanh niên cộng sản như Nguyễn Phương Uyên đã làm?

Tiếc thay, chỉ có một Nguyễn Phương Uyên cương cường nhưng lẻ loi giữa hàng triệu con cừu chớm mọc nanh đang đua nhau chạy theo con đường của Nguyễn Tuấn Anh. Đảng còn hàng triệu người như thế: sẵn sàng và ao ước được như anh ta: được sang Mỹ du học và trở về tranh giật, ngay cả một thứ tài sản vô hình của người dân là nhân quyền.

Rất nhiều người tin rằng con ông cháu cha sang tây phương du học sẽ thấm được nền dân chủ của người bản xứ để khi về nước sẽ áp dụng chúng vào tình trạng của Việt Nam. Những suy nghĩ ấy đã được giải mã qua trường hợp của Tuấn Anh. Nó cho thấy sự thành công không thể chối cãi của đảng Cộng sản Việt Nam khi gieo trồng trí thức đảng trong hệ thống quyền lực của họ, và đặc biệt, những trí thức ấy rất tận tuỵ với những gì đảng ban phát để sẵn sàng làm bất cứ điều gì. Tuấn Anh là một ví dụ sinh động nhất.

Không phải chỉ có Tuấn Anh vì hàng trăm ngàn trí thức đảng khác đang chong mắt nhìn và hơn thế đang tìm cách biện minh cho hành động côn đồ này từ một “đồng đảng” của họ.

Cánh Cò, Việt Nam 11-12-2013

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

 

 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link