Monday, December 9, 2013

Tin Tong Hop chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền


 



Mạng lưới blogger Hà Nội thả bóng chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền và ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam








Công an sách nhiễu gia đình mục sư Lê Quang Du




 

Vần thơ sầu mộng của Lưu Trọng Lư


[Bích Huyền thực hiện] - Vần thơ sầu mộng của Lưu Trọng Lư Lưu Trọng Lư là tên thật, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912 tại Cao La Hạ, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Học trường Quốc Học Huế đến năm thứ ba thì bỏ ra Hà Nội học tư, rồi bỏ đi... (08/12/2013)

 

Khó Lắm Thay !


[Minh Văn] - Tiếng gà gáy lao xao báo hiệu ngày mới bắt đầu, sương mù lãng đãng giăng kín không gian. Hôm nay Dân Đen lục đục dậy sớm hơn mọi khi. Anh ngồi pha ấm trà Thái Nguyên để uống cho đầu óc tỉnh táo, trước mặt lúc này là tờ giấy triệu tập của Ủy ban xã mới nhận được... (07/12/2013)

 

 

 

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Washington DC


7 Tháng 12 ·  · Chụp tại U.S. Capitol Building

Sinh hoạt 8 tiếng để vinh danh NQTNQ vừa bắt đầu vào lúc 11h30 trưa nay tại khuôn viên Quốc Hội Hoa Kỳ.

Cũng như mọi năm người Việt khắp nơi trên Hoa Kỳ và Canada quy tụ về Hoa Thịnh Đốn để cùng nhau hiệp thông với đồng bào trong nước cũng như cất lên tiếng nói nhân quyền cho quê hương thân thương đối với quốc tế.

Những điều năm nay được đồng bào nêu lên: Tù nhân lương tâm, nghị định 72, công an bạo hành v.v.

Hiện ad thấy có sự hiện diện của đồng bào từ: New England, Toronto, Chicago, Philadelphia, Atlanta, California, Boston, vùng Hoa Thịnh Đốn....

Trong suốt 8 tiếng sẽ có nhiều tiết mục, ad sẽ từ từ cập nhật. Được biết chiều nay sẽ có nhiều nhà dân chủ trong nước phát biểu qua phone.

 







 

Biểu tình chống vi phạm nhân quyền của VN nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền


Bác sĩ Đăng Vũ Chấn, một thành viên trong Ban Tổ Chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền

Bác sĩ Đăng Vũ Chấn, một thành viên trong Ban Tổ Chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền

 

Trà Mi-VOA

06.12.2013

Giữa lúc Hà Nội đánh dấu thành tích nhân quyền năm nay nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 bằng thắng lợi dành được một ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, cộng động người Việt hải ngoại kỷ niệm ngày này bằng các cuộc biểu tình đánh động thế giới về những đàn áp nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam. 

Hàng trăm người Việt từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ và cả Canada theo dự kiến sẽ kéo về trung tâm thủ đô Washington DC để tham gia Ngày Sinh hoạt Đấu tranh diễn ra ngay trước trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 7/12.

Sự kiện do cộng đồng người Việt khu vực thủ đô DC-Maryland-Virginia phối hợp với các đoàn thể tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam cùng tổ chức với các sinh hoạt kéo dài từ 11 giờ sáng đến 7 giờ tối như biểu tình, văn nghệ đấu tranh, tọa kháng, và thắp nến cầu nguyện.

Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, một thành viên trong Ban Tổ Chức, cho VOA Việt ngữ biết về mục đích của các sinh hoạt này:

“Sinh hoạt ngày mai nằm trong một loạt chuỗi sinh hoạt của đồng bào khắp nơi trên thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền hằng năm. Năm nay sinh hoạt này nằm trong bối cảnh nhà nước cộng sản Việt Nam mới được gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Đây là cơ hội để chúng tôi rọi đèn vào những sự đàn áp nhân quyền của cộng sản Việt Nam và đồng thời gửi thông điệp tới bà con trong nước rằng người Việt hải ngoại luôn đồng hành với họ trong cuộc đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam.”

Bác sĩ Chấn cho biết ban tổ chức không chọn đại sứ quán của Hà Nội tại Mỹ làm địa điểm tiến hành các sinh hoạt kêu gọi nhân quyền Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền năm nay mà tổ chức ngay trước cơ quan lập pháp Hoa Kỳ, quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thăng tiến nhân quyền trên thế giới, với trọng tâm thu hút sự chú ý của công luận trong cuộc quốc tế vận đòi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền. 

Bác sĩ Chấn nói sinh hoạt tương tự hồi năm ngoái đã diễn ra trước tòa đại sứ Việt Nam ở thủ đô Washington với một cuộc tuyệt thực tập thể suốt 24 giờ đồng hồ.

 

Theo Ban tổ chức, ngoài sinh hoạt biểu tình tập thể trước Quốc hội Mỹ, hôm nay một nhóm các nhà hoạt động trẻ có các buổi gặp gỡ với các nhà lập pháp Hoa Kỳ để vận động thêm áp lực buộc Việt Nam phải thả tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến đang bị giam cầm vì thể hiện quan điểm ôn hòa bất đồng với nhà nước.

Trao đổi với VOA Việt ngữ trước khi tháp tùng chuyến xe buýt của kiều bào từ Canada về thủ đô Hoa Kỳ tham dự ngày sinh hoạt vì nhân quyền Việt Nam, anh Trịnh Vinh, một người Việt sinh sống tại Toronto nói anh xem các sinh hoạt này là một nghĩa vụ lương tâm với mong muốn dân chủ cho Việt Nam.

Anh Trịnh Vinh: Ngày Quốc tế Nhân quyền hằng năm thường cộng đồng người Việt có tổ chức ở thủ đô DC, tôi tham dự lần này là thứ 3, thứ 4 rồi. Tôi tham gia vì chúng ta sống ở hải ngoại được hưởng tất cả các quyền con người, nhưng đồng bào chúng ta ở trong nước thì không có, nên tôi muốn góp sức vận động thế giới lưu ý đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam. 

VOA: Chính quyền Việt Nam nhìn thấy thành quả nhân quyền của họ nổi bật nhất là một chiếc ghế ở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Trong ánh mắt một người Việt quan tâm đến nhân quyền Việt Nam, nhìn lại nhân quyền Việt Nam trong năm qua, anh thấy nổi bật nhất điều gì?

Anh Trịnh Vinh: Tôi không nhìn thấy điểm nổi bật nào về vấn đề Việt Nam, mà tôi thấy nó càng tồi tệ. Nhà cầm quyền cộng sản bắt giam hàng loạt những người đấu tranh ôn hòa. Khi Hà Nội có chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc thì xét đoán của các quốc gia trên thế giới sẽ rõ ràng hơn đối với những nghĩa vụ mà một thành viên của Hội đồng phải thực thi trong những Công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

VOA: Một cách cụ thể, anh mong muốn chính quyền Việt Nam phải có những bước đi như thế nào trong lĩnh vực nhân quyền mới được gọi là cải thiện?

Anh Trịnh Vinh: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tích lũy tất cả suy nghĩ của nhân loại. Cho nên, điều dễ dàng nhất là cứ thực thi theo đúng những gì đã được ghi trong đó. Với tình trạng của Việt Nam hôm nay, theo tôi, điều căn bản nhất là phải trao lại quyền tự quyết cho người dân trong đó có một số quyền mà mọi người dân trên thế giới đều được hưởng như tự do báo chí, tự do tôn giáo. Cứ làm đúng theo bản Tuyên ngôn đó thì sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho đất nước Việt Nam.

Ngoài cộng đồng người Việt tại Mỹ, người Việt Nam sinh sống ở Vương Quốc Anh cũng thông báo tổ chức cuộc biểu tình lớn đúng vào Ngày Quốc tế nhân quyền 10/12 trước đại sứ quán Việt Nam ở London nhằm ‘ủng hộ phong trào đòi thực thi quyền dân sự và chính trị trong nước’ và yêu cầu Hà Nội ‘tuân thủ các cam kết nhân quyền để xứng đáng là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.’

Đề cập đến thông điệp của cuộc biểu tình, Ban tổ chức kêu gọi Việt Nam cho phép quan sát viên Liên hiệp quốc đến điều tra các tố giác vi phạm nhân quyền, chấm dứt nạn tra tấn, phóng thích những người đang bị giam giữ chỉ vì thực thi các quyền con người, hủy bỏ những điều luật có nội dung mơ hồ như 258, 79, hay 88 được Hà Nội dùng để bóp nghẹt các tiếng nói chỉ trích, chấm dứt nạn độc quyền trong lĩnh vực báo chí-xuất bản, và bảo đảm quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt của người dân.

Năm 1950, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc công bố lấy 10/12 hằng năm làm Ngày Quốc tế Nhân quyền, nhắc nhớ mọi người trên thế giới về Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, một chuẩn mực chung để tất cả các quốc gia hướng tới trong lĩnh vực bảo vệ, thăng tiến quyền con người.

 

http://www.voatiengviet.com/content/bieu-tinh-chong-vi-pham-nhan-quyen-cua-viet-nam-/1805043.html

 

 

 

Sinh hoạt Ngày Quốc Tế Nhân Quyền Tại Đức Quốc

BBT-WebVT


          Cùng tác giả:


  • Sydney và Brisbane kỷ niệm 65 năm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền
  • 32 vị trí thức Âu Châu đòi thả Ls. Lê Quốc Quân
  • Phóng xử hình ảnh ngày xử Ls. Lê Quốc Quân

          xem tiếp

Kính mời quí độc giả theo dõi một số hình ảnh sinh hoạt Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại hai thành phố Bá Linh và Frankfurt vào cuối tuần 7 & 8 tháng 12 vừa qua.
BBT-WebVT

Biểu tình và hội thảo tại Bá Linh nhân quyền Quốc Tế Nhân Quyền 2013




Biểu tình nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Frankfurt




 

Hà Nội - Sài Gòn: Blogger công khai các hoạt động chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền



Danlambao - Hưởng ứng lời kêu gọi của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN), lúc 15 giờ chiều nay, 8/12/2013, blogger Hà Nội đã tập trung tại công viên Thống Nhất để công khai tổ chức các hoạt động để quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền.


Tại Sài Gòn, lúc 17 giờ cùng ngày, các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền cũng sẽ được công khai tổ chức tại khu vực công viên 23/9 (đối diện vòng xoay Quách Thị Trang).

Bất chấp hành vi bao vây, khủng bố của lực lượng an ninh, các blogger vẫn có mặt để phát bong bóng và truyền tay nhau bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Tại Hà Nội, blogger Đào Trang Loan (Facebook Hư Vô) bị an ninh thường phục đánh và tát vào mặt nhiều lần. Bạn Lê Đức Hiền bị đánh chảy máu đầu, bạn Phạm Minh Vũ bị CA sắc phục cướp ba lô (xem clip). Một người khác bị đạp vào bụng một cách thô bạo. Nhiều bản photo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bị an ninh thường phục xé nát, bong bóng bị cướp hoặc phá nổ.

Tại Sài Gòn, an ninh thường phục trà trộn, đánh đập Châu Văn Thi và Hoàng Dũng CDVN. Trường hợp Châu Văn Thi bị an ninh đánh 2 lần. Nhiều bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bị an ninh thường phục cướp và xé nát, sau đó vứt rác bừa bãi. Bong bóng mang nội dung 'Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng' bị bóp vỡ.

Đáng chú ý, lực lượng an ninh còn ném hàng chục túi nilon mắm tôm vào mọi người nhằm phá hoại buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền.

Dưới đây là bản tin tường thuật của Danlambao về hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền được diễn ra công khai tại Sài Gòn và Hà Nội.

*


Hà Nội: Sau khi bị đàn áp tại công viên Thống Nhất, nhiều bạn trẻ đã tập trung về công viên 1/6 để tiếp tục thắp nến kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền.

Sài Gòn: Các blogger hiện đang đến tham dự buổi thắp nến cầu nguyện và học hỏi về nhân quyền, bắt đầu lúc 19:30, ngày thứ ba, 10.12.2013, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.


Theo Facebook Lan Lê: Hình ảnh đẹp tối nay nhân ngày Nhân Quyền Con Người. Em Hư Vô đã mang lại một đêm đầy ý nghĩa và em vẫn luôn vững bước.


Mặc dù bị an ninh thường phục nhiều lần đánh lén, thậm chí bị tát thẳng vào mặt, nhưng blogger Đào Trang Loan (Hư Vô) vẫn tiếp tục có mặt tại khu vực công viên 1/6 để thắp nến vinh danh ngày Quốc tế Nhân Quyền.

Chia sẻ trên facebook, nữ blogger sinh năm 90 nói: "Các anh cứ đánh tôi đi, điều đó chỉ chứng tỏ các anh quá sợ hãi thôi. Hành động chân tay của các anh chỉ giúp tôi thêm lửa đi tìm quyền của mình mà thôi. 

Các anh thật đáng thương vì các anh sợ hãi đến bán rẻ lương tâm mình để đi châm nổ những quả bóng bay "Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng" mà những em bé, những cụ già đang cầm trên tay. 


Các anh thật đáng thương vì sợ 1 quả bóng, và có lẽ các anh cũng không biết các anh là con người nên các anh mới hành xử như thế. Tôi sẽ cầu nguyện cho các anh đặc biệt để các anh vượt qua được sự sợ hãi và biết mình là con người".


*

Tại Sài Gòn: Khu vực công viên 23/9 (đối diện vòng xoay Quách Thị Trang) được mô tả có sự xuất hiện 'đông một cách bất thường' của lực lượng công an giao thông, cảnh sát 113, dân phòng...

Blogger Nguyễn Nữ Phương Dung (Facebook Miu Mạnh Mẽ) nói: "Chuyện gì sẽ xảy ra trong vài phút nữa? Hẹn gặp lại những con người yêu tự do tại công viên 23/9".


Vòng xoáy Quách Thị Trang, đối diện công viên 23/9 lúc 17 giờ. (Ảnh: Hoàng Dũng CDVN)


Đúng 17h giờ 8/12/2013, blogger Sài Gòn trong những chiếc áo viền xanh, in logo của Mạng lưới Blogger Việt Nam đã có mặt đông đủ để tham gia các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền.

CTV Danlambaoi tại Sài Gòn cho biết: Ước tính, hàng trăm người dân SG đã có mặt tại khu vực công viên 23/9 để tham buổi sinh hoạt và nhận những bong bóng màu xanh với nội dung "Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng".


 


 


Lúc 17h30: An ninh thường phục đã kiếm cớ gây sự với các bạn trẻ tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền tại Sài Gòn. Blogger Châu Văn Thi bị an ninh thường phục lao đến đấm thẳng vào mặt, gãy cả mắt kính. Sau đó, CA tiếp tục tấn công lần hai đối với Châu Văn Thi.

Bất chấp sự bao vây, khủng bố của an ninh, các blogger trẻ hiện đang ngồi lại thành vòng tròn để trao đổi và thảo luận về nhân quyền.


* Trước khi đến tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền, blogger Nguyễn Hoàng Vi chia sẻ: "Những sinh hoạt quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền là hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực của những giá trị căn bản về Quyền con người đã được LHQ công nhận. Những sinh hoạt này cần phải được tôn trọng và phát huy rộng rãi.

Tuy nhiên, nếu chúng tôi phải bị bắt giữ vì những sinh hoạt này vì vi phạm bất cứ điều luật nào do nhà cầm quyền đặt ra thì cần phải xem xét lại và thậm chí là xóa bỏ những điều luật đó vì nó đi ngược lại với những giá trị căn bản của Quyền con người và thể hiện thái độ thiếu tôn trọng LHQ, nhất là trong hoàn cảnh VN đang là một trong những thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ.

Cần phải trừng trị nghiêm minh những hành vi bắt giữ, hành hung và tra tấn người một cách tùy tiện".


Các blogger tập trung thành vòng tròn

 


Bạn Bùi Thị Nhung (Facebook Bé Mập Lai) đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

 



Lúc 17h45: Anh Hoàng Dũng (CĐVN) đã bị an ninh thường phục hành hung. Được biết, một số người đến tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền cũng đã bị công an bắt đi mất tích.

Khi tất cả mọi người đã ngồi lại thành vòng tròn, trong lúc bạn Bùi Thị Nhung (Facebook Bé Mập Lai) đọc to những lời đầu tiên của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thì an ninh thường phục bất ngờ lao đến đánh mạnh vào đầu Châu Văn Thi, rồi bỏ chạy nhanh chóng.

Anh Hoàng Dũng trong lúc can thiệp và lên tiếng phản đối bạo lực cũng đã bị an ninh đánh lén.

Lúc 18h15: Để chống lại buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền, an ninh thường phục đã tấn công các blogger bằng một trận "mưa mắm tôm".

Hàng chục túi măm tôm bốc mùi nồng nặc đã được lực lượng được mệnh danh là 'công an nhân dân' ném liên tiếp về phía các blogger, khiến nhiều người trong đó có các blogger nữ bị mắm tôm dính be bét lên cả áo và người.


An ninh thường phục trà trộn, ném mắm tôm tung tóe vào những người đến tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền

 


'Vũ khí mắm tôm' do lực lượng được gọi là 'công an nhân dân' sử dụng để tấn công những người đến tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền. Trong ảnh, chị Bùi Hằng cầm theo tang chứng là một túi mắm tôm do an ninh ném vào mọi người.


Blogger Nguyễn Nữ Phương Dung, một trong những người tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền tại Sài Gòn chia sẻ trên Facebook:

Hoạt động nhân quyền vừa rồi tại công viên 23/9: Có rất nhiều người lớn đã vờ xin bong bóng có in dòng chữ "QUYỀN CON NGƯỜI CỦA CHÚNG TA PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG" của chúng tôi và đem chích nổ, sau đó là hàng loạt các viên AN thường phục đã lao vào cướp những tờ giấy chúng tôi in gồm: bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, công ước chống tra tấn của LHQ... Và xé vụn xả rác khắp công viên. 

Khi chúng tôi tỏ ra ôn hòa ngồi hát cùng nhau thì côn đồ xăm trổ khắp mình trông rất dữ tợn ở đâu xông tới đánh anh Châu Văn Thi tới tấp và những bọc mắm tôm ném vào chúng tôi.... Khi xung quanh có khá nhiều trật tự đô thị, công an giao thông, 113 đứng đó khoanh tay đứng nhìn những điều tồi tệ đó xảy ra với chúng tôi.... 


Chúng ta đã mất nhân quyền thật rồi, người đi truyền bá về nhân quyền mà bị đối xử thô bạo như thế ư? Chúng tôi đã tỏ ra quá ôn hòa với các anh rồi, đổi lại các anh đối xử bằng côn đồ và bạo lực với chúng tôi như thế sao? Vậy xin gia nhập vào Hội Đồng Nhân quyền LHQ để làm gì?


*


Tại Hà Nội:
Bất chấp sự ngăn cản, sách nhiễu của lực lượng công an, đông đảo các blogger vẫn có mặt vào lúc đúng 15 giờ để tham gia phát bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và truyền tay nhau những quả bong bóng màu xanh, nội dung "Quyền Con Người của Chúng Ta phải được tôn trọng".

 

CTV Danlambao đang có mặt tại công viên Thống Nhất cho biết: Nhằm ngăn chặn các hoạt động cổ vũ nhân quyền của MLBVN, rất đông an ninh thường phục đã được huy động để đe dọa và phá hoại buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân Quyền.

 

Ban đầu, nhóm an ninh thường phục đe dọa bắt bớ các bạn trẻ. Khi những lời đe dọa không mang lại kết quả, họ đã giở trò quấy phá bằng cách dùng điếu thuốc đang cháy chọc vỡ bong bóng của mọi người.


 


 



Bản tin từ trang blog của Mạng Lưới Blogger Việt Nam cho biết:


Theo dự định ban đầu, các bạn trẻ sẽ mặc áo phông trắng viền xanh với logo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, song do áo đã bị lực lượng an ninh tại trạm cảnh sát ga Hà Nội thu giữ không lý do từ hôm trước, cho nên việc mặc áo T-shirt cổ động cho nhân quyền đành bị hủy bỏ. Tuy vậy các hoạt động thổi bong bóng và tài liệu về nhân quyền vẫn sẽ được tiến hành như kế hoạch.

Đến tham dự cùng các blogger trẻ, có cả Tiến sĩ Nguyễn Quang A – một sáng lập viên Diễn đàn Xã hội Dân sự – và một số thành viên của Câu lạc bộ Bóng đá No-U Hà Nội.

Thấy các bạn thổi bóng và phát tài liệu, nhiều người đến chơi công viên, đặc biệt là thanh thiếu niên và trẻ em, đã cùng tham gia. Các em nhỏ vui vẻ xin bóng, em nào cũng thích thú với trái bóng màu xanh biếc.

Điều đáng nói là ngay từ trước khi các blogger đến, trong Công viên đã có rất nhiều an ninh mặc thường phục và dân phòng, và khi bóng thổi xong được trao cho các em nhỏ, những nhân viên công quyền này đã dùng que nhọn chọc bóng cho thủng. Đồng thời, họ cũng đe dọa sẽ bắt tất cả các blogger “thổi bóng trái phép” ở công viên (!).

 


Lúc 16h15:
 An ninh Hà Nội bất ngờ huy động lực lượng lao đến đàn áp mọi người, đồng thời xé nát bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của các bạn trẻ. CTV Danlambao cho biết:

- Một thanh niên tên Lê Đức Hiền (Facebook Ngủ Chưa Say) đã bị an ninh thường phục lao vào đấm đá túi bụi.

- Một thanh niên khác tên Phạm Minh Vũ (Facebook Sep Pham) bị công an mặc sắc phục cướp ba-lô rồi bỏ chạy.

Được biết, một người đến tham dự buổi sinh hoạt nhân quyền cũng bị an ninh thường phục đạp vào bụng một cách hết sức thô bạo. Trước đó, một chiếc xe gồm những công an mặc sắc phục cũng được điều động đến bắc loa phóng thanh yêu cầu mọi người phải giải tán.

Blogger Đào Trang Loan (Facebook Hư Vô) liên tiếp bị đánh lén. Thậm chí, một viên an ninh thường phục đã lao đến tát thẳng vào mặt của cô gái sinh năm 90 khi đang phát bong bóng và tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.


Anh Lê Đức Hiền bị an ninh thường phục đánh chảy máu đầu khi đến công viên Thống Nhất tham dự hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân Quyền (Ảnh: Facebook Trần Thị Nga)



An ninh thương phục ngang nhiên đánh người

 



Facebook Phạm Quốc Bảo cho biết: Khoảng hơn 10 chiếc xe và một lực lượng hùng hậu gồm an ninh, cảnh sát, dân phòng, cựu chiến binh, hội phụ nữ, dân xã hội... quây kin cổng công viên Thống Nhất, nhân các hoạt động chào mừng Ngày Nhân Quyền Quốc tế 10/12.


Bóng bay Nhân quyền bị CA tóm cổ lên xe lôi về đồn


 

Công an cướp bong bóng nhân quyền mang đi

 

http://danlambaovn.blogspot.de/2013/12/ha-noi-sai-gon-blogger-cong-khai-cac.html#more

 

 

 

Gs. ALLEN WEINER khen ngợi quyết định của ủy ban LHQ đối với việc Hà Nội bắt giữ 16 TNCG


DienDanCTM

 

GIÁO SƯ ALLEN WEINER CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT STANDFORD KHEN NGỢI QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN LIÊN HIỆP QUỐC LÊN ÁN VỀ VIỆC ĐỐI XỬ CỦA VN ĐỐI VỚI 16 NHÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI

 


 

Trong một quyết định được loan báo vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, Ủy Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Giam Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) tại Geneva, Thụy Sĩ, đã phán quyết thuận lợi cho bản kiến nghị được đệ nạp bởi giáo sư Allen Weiner, Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và So Sánh của trường Đại Học Luật Standford, đặt vấn đề về việc bắt bớ, kết án và tiếp tục giam giữ một cách bất hợp pháp mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam. Ủy Ban cho rằng việc giam giữ và sau đó kết án tội hình sự đối với những nhà hoạt động này đã vi phạm những giao ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam phải tuân thủ và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải "lập tức" trả tự do cho những người bị giam giữ.

 

 

Các nhà hoạt động đã bị kết án dựa trên những điều khoản khác nhau của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam như cấm "những hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", "phá hoại đoàn kết quốc gia" và tham gia "tuyên truyền chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Bản kiến nghị, đầu tiên được đệ nạp vào tháng Bảy năm 2012, cho rằng việc giam giữ các nhà hoạt động đã vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam theo Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trả lời những luận điểm của Việt Nam rằng những người bị giam giữ đã bị kết án dựa trên luật hình sự hiện hữu của Việt Nam, UNWGAD phán quyết rằng "những điều khoản hình sự để buộc tội và sau đó kết án những nhà hoạt động là không phù hợp với những điều khoản thích hợp của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.". Cơ quan UNWGAD đã nhận định thêm rằng "quyền được có quan điểm và bày tỏ quan điểm, gồm cả những quan điểm không giống với chính sách của nhà nước, được bảo vệ theo điều 19 của Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị."

 

Theo ông Weiner, giáo sư giảng dạy của Đại Học Luật Standford và là cố vấn luật pháp của những người viết kiến nghị, việc bắt giữ và kết án những nhà hoạt động trên chỉ là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn của chính phủ Việt Nam để dập tắt sự lên tiếng của những quan điểm chính trị có tính cách thách thức chính quyền hoặc chính sách nhà nước. Ông lưu ý rằng những người bị giam giữ, phần đông viết báo mạng và viết blog, đã có những hoạt động chính trị, xã hội một cách ôn hòa, gồm cả việc kêu gọi một thể chế dân chủ đa nguyên, sự công bằng trong bầu cử, và chống tham nhũng. Một số người phản đối mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, một số khác phản đối việc bắt giữ và xét xử những công dân Việt Nam khác vì động cơ chính trị. Một số người phản đối dự án khai thác bô-xít vì làm hại môi trường và việc nhà nước trưng dụng đất đai; những người khác lên tiếng cho quyền lao động và cải thiện giáo dục.

 

Tóm gọn lại, ông Weiner nói, những nhà hoạt động trẻ này đã có những hoạt động bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, điều mà tất cả chúng ta đang sống trong một quốc gia dân chủ nghiễm nhiên coi đó là một quyền căn bản. Ông bày tỏ lòng biết ơn đối với Ủy Ban đã "phán quyết một cách rõ ràng là chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho những người bị giam giữ nói trên."

 

Những người bị giam giữ là thành viên của Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam, và một số đông bị cáo buộc là thành viên của Việt Tân, một tổ chức người Việt đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.

 

Ủy Ban Điều Tra đã dứt khoát bác bỏ luận điểm của Việt Nam rằng những nhà hoạt động đã không bị bắt vì họ là nhà báo hay bloggers, mà vì họ đã vi phạm luật pháp Việt Nam. Ủy Ban nói rõ rằng lý do "vi phạm luật pháp quốc gia, như được viện dẫn bởi chính phủ Việt Nam, không tự nó biện minh được cho việc bắt giữ." Trong một phán quyết bác bỏ một cách khẳng định chiến lược của chính phủ Việt Nam là dựa trên những đạo luật hình sự mơ hồ để dập tắt nhhững phát biểu chính trị, UNWGAD phán quyết rằng "những điều khoản hình sự để buộc tội và sau đó kết án những nhà hoạt động là không phù hợp với những điều khoản thích hợp của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị." Ủy Ban lập lại rằng "quyền được có quan điểm và bày tỏ quan điểm, gồm cả những quan điểm không giống với chính sách của nhà nước, được bảo vệ qua điều 19 của Công Uớc Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị." Ủy Ban cũng nói rõ, như ông Weiner đã biện luận trong bản kiến nghị và những thông tin sau đó cho UNWGAD, rằng chính phủ Việt Nam đã không cung cấp bằng chứng nào về "bất cứ hành vi bạo động nào của những người bị giam giữ."

 

Căn cứ vào những phát hiện trên, Ủy Ban yêu cầu Việt Nam "tiến hành những bước cần thiết để sửa chữa tình trạng trên, gồm cả việc trả tự do tức khắc cho những cá nhân trên." Hơn nữa, Ủy Ban yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường đầy đủ cho những người bị giam giữ để đền bù việc xâm phạm những quyền của họ. Ủy Ban cũng nhắc nhở Việt Nam có bổn phận phải "sửa đổi luật pháp sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là luật quốc tế về nhân quyền."

 

Giáo sư Weiner mô tả đây là một quyết định quan trọng. Việc chính phủ sử dụng hệ thống tư pháp để bóp nghẹt những bất đồng quan điểm và đàn áp những thách thức đối với sự hạn chế và vi phạm phi pháp của chính phủ về nhân quyền, đang có khuynh hướng gia tăng trên thế giới. Quyết định của UNWGAD "phản ảnh một tuyên bố rõ ràng là các quốc gia không thể dựa trên luật pháp quốc gia có tính chất đàn áp để bào chữa cho sự lẩn tránh những nghĩa vụ về nhân quyền theo luật pháp quốc tế."  

 

Mặc dầu những phán quyết của UNWGAD không có tính cách ràng buộc trên mặt pháp lý, giáo sư Weiner giải thích rằng "nó tiêu biểu cho một sự diễn giải có thẩm quyền về những nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà Việt Nam đã chấp nhận và phải tuân thủ." Ông nói tiếp rằng "trong trường hợp này, chính phủ Việt Nam không còn có thể tự cho là họ có bất kỳ nền tảng pháp lý nào để tiếp tục bỏ tù các nhà hoạt động nêu trên." Ông thúc giục Việt Nam hãy tuân thủ những nghĩa vụ pháp lý quốc tế về nhân quyền."

 

Những người kiến nghị bao gồm: ông Đặng Xuân Diệu, ông Hồ Đức Hòa, ông Nguyễn Văn Oai, ông Chu Mạnh Sơn, ông Đậu Văn Dương, ông Trần Hữu Đức, ông Lê Văn Sơn, ông Nông Hùng Anh, ông Nguyễn Văn Duyệt, ông Nguyễn Xuân Ánh, ông Hồ Văn Oanh, ông Thái Văn Dung, ông Trần Minh Nhật, Bà Tạ Phong Tần, ông Trần Vũ Anh Bình, và ông Nguyễn Đình Cương. 

 

"Tôi lấy làm vinh dự có được cơ hội phục vụ những nhà hoạt động trẻ này, đang chỉ tìm cách xây dựng một đời sống tốt đẹp hơn cho những công dân Việt Nam. Tôi xin khen ngợi UNWGAD đã đưa ra bản tuyên bố hết sức rõ ràng về tính chất phi pháp của những hành động của Hà Nội và tôi trông chờ sự phóng thích tức khắc những người bị giam giữ nêu trên và những người khác đã bị cầm tù vì nhân quyền quốc tế của họ bi vi phạm."  

 

Phán quyết của UNWGAD có thể đọc tại đây.


Về ông Allen S. Weiner
Ông Allen S. Weiner là giáo sư dạy luật, giám đốc của Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford và là đồng giám đốc của Trung Tâm về Xung Đột và Đàm Phán Quốc Tế của Đại Học Stanford. Ông là một học giả về luật quốc tế với kiến thức chuyên môn trong nhiều lãnh vực như luật an ninh quốc gia và quốc tế, luật chiến tranh, giải quyết xung đột quốc tế, và luật tội phạm quốc tế (kể cả công lý chuyển tiếp). Lãnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào luật pháp quốc tế và đối sách cho mối đe dọa an ninh đương thời của khủng bố quốc tế và sự bành trướng của vũ khí sát hại hàng loạt. Ông còn khảo sát về mối liên hệ giữa luật pháp quốc tế và việc viện dẫn “quyền lực thời chiến” của Hoa Kỳ để đối phó với khủng bố. Trong lãnh vực giải quyết xung đột quốc tế, công trình nghiên cứu đa ngành của ông phân tích những rào cản cho việc giải quyết xung đột bạo động chính trị. Công trình nghiên cứu của ông Weiner chứa đựng nhiều kinh nghiệm thâm sâu; ông hành nghề luật quốc tế cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hơn một thập niên, cố vấn cho các quan chức lập chính sách, đàm phán các hiệp ước quốc tế, và đại diện cho Hoa Kỳ trong các vụ thưa kiện trước Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế cho quốc gia Nam Tư cũ, Tòa Án Công Lý Quốc Tế, và Tòa Đòi Tài Sản Iran-Hoa Kỳ. Trước khi giảng dạy tại Đại Học Luật Stanford năm 2003, ông là luật sư cho Sứ Quán Hoa Kỳ tại [tòa án quốc tế] The Hague và là cố vấn luật trong Văn Phòng Cố Vấn Luật Pháp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông từng là phụ tá cho Chánh Án John Steadman của Tòa Phúc Thẩm Washington DC.

Về Đại Học Luật Stanford
Đại Học Luật Stanford (www.law.stanford.edu) là một trong những thể chế hàng đầu của Hoa Kỳ về học vấn và nghiên cứu về luật pháp. Các sinh viên tốt nghiệp trở thành một trong những nhóm có tầm ảnh hưởng trong ngành lập pháp, chính trị, kinh doanh, và công nghệ cao. Các giáo sư của trường ra tranh luận trước Tòa Án Tối Cao Pháp Viện, điều trần trước Quốc Hội, soạn những bài viết phân tích và nghiên cứu, và đóng góp thường xuyên cho giới báo chí trong vai trò chuyên gia về luật pháp và chính sách. Đại Học Luật Stanford thiết lập một mô hình mới về giáo dục luật pháp để cung ứng một học vấn đa ngành chặt chẽ, kinh nghiệm liền tay, cái nhìn toàn cầu và trọng tâm vào phục vụ công chúng, khởi đầu cho một phong trào thay đổi.

EDITORIAL CONTACTS


 For comment:


Allen Weiner
Director, Stanford Program in International and Comparative Law
Stanford Law School
Phone: 650 724-5892
Email: aweiner@stanford.edu

-----------------------------------

STANFORD LAW SCHOOL’S ALLEN WEINER HAILS UNITED NATIONS WORKING GROUP DECISION CONDEMNING TREATMENT OF 16 VIETNAMESE SOCIAL, POLITICAL ACTIVISTS


 

In a decision announced on November 28, 2013, the United Nations Working Group on Arbitrary Detention (UNWGAD) in Geneva ruled favorably on a petition filed by Allen Weiner, Director of the Stanford Program in International and Comparative Law at Stanford Law School, that contests the illegal arrest, conviction and ongoing detention of sixteen Vietnamese social and political activists. UNWGAD held that the detention and subsequent criminal conviction of these activists violated international human rights obligations that are binding on Vietnam and called upon the Vietnamese government to “immediate[ly] release” the detainees.

 

The activists were convicted under various Vietnamese criminal laws that outlaw “activities aimed at overthrowing the people’s administration,” the “undermining of national unity” and participating in “propaganda against the Socialist Republic of Vietnam.” The petition, which was filed in July 2012, alleged that the detention of these activists violated Vietnam’s international obligations under, among other things, the International Covenant on Civil and Political Rights and the Universal Declaration of Human Rights. In response to Vietnam’s contentions that the detainees were convicted under existing provisions of the Vietnamese criminal code, the Working Group held that “the criminal provisions that gave rise to the charge against the [detained] individuals and their subsequent conviction by the court cannot be regarded as consistent with the relevant provisions of the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights.” UNWGAD further noted that “the holding and expressing of opinions, including those which are not in line with official Government policy, are protected under article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights.”

 

According to Weiner, Senior Lecturer at Stanford Law School and counsel for the petitioners, the arrest and conviction of these activists was merely part of a broader effort by the Vietnamese government to suppress the expression of any political views that challenge either the Vietnamese government or its policies. Weiner noted that the detainees, many of whom were engaged in online journalism or blogging, were peacefully engaging on a range of social and political issues, including opposing official corruption and calling for multi-party democracy and electoral fairness. Some activists objected to Vietnam’s relations with China, while others opposed the arrest and trial of other Vietnamese citizens on political grounds. Some opposed environmentally harmful bauxite mining projects and land grabs by the state and others argued for labor rights or improved access to education.

 

“In short, these young activists were engaged in the kind of peaceful political expression that all of us in democratic states take for granted as a fundamental right,” said Weiner. He expressed gratitude that UNWGAD “ruled so clearly that the Vietnamese government is legally required to release these detainees.”

 

The detainees are affiliated with the Roman Catholic Redemptorist Church in Vietnam, and many were charged as being members of Viet Tan, a Vietnamese pro-democracy party.

 

UNWGAD was emphatic in rejecting Vietnam’s contention that the activists were not arrested for being journalists and bloggers, but rather for their violation of Vietnamese laws. The Working Group specifically stated that a purported “[v]iolation of national legislation as referred to by the Government [of Vietnam] does not in and of itself justify detention.” In a holding that categorically rejects the Vietnamese Government’s strategy of relying on its vague criminal statutes to suppress political speech, UNWGAD ruled that “the criminal provisions that gave rise to the charge against the sixteen individuals and their subsequent conviction by the court cannot be regarded as consistent with the relevant provisions of the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights.” The Working Group reiterated that “the holding and expressing of opinions, including those which are not in line with official Government policy, are protected under article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights.” The Working Group also stated, as Weiner had argued in his petition and subsequent communications to UNWGAD, that the Vietnamese Government had not provided any evidence “of any violent action or actions on the part of any of the detainees.”

 

Based on these findings, the Working Group called upon Vietnam “to take the necessary steps to remedy the situation, which include the immediate release of the aforementioned individuals.” The Working Group further called upon the Vietnamese Government to provide adequate reparation to the detainees to compensate them for the violations of their rights. It also reminded Vietnam of its obligations “to bring its laws into conformity with international law, in particular international human rights law.”

 

Weiner described this as a significant decision: “The use by governments of their legal systems to stifle dissent and suppress challenges to illegal governmental restrictions and human rights abuses is a growing trend around the world.” UNWGAD’s decision “reflects a clear statement that countries may not rely on repressive domestic laws as an excuse to evade their human rights obligations under international law.”

 

Although the decision of UNWGAD is not itself legally binding, Weiner explained that “it represents an authoritative interpretation of international legal obligations that Vietnam has accepted and that are already binding on them.” He added that “under the circumstances, the Vietnamese government can no longer claim that it has any plausible legal basis for continuing to incarcerate these activists.” Weiner urged Vietnam to comply with its international human rights obligations.

 

The petitioners are as follows: Mr. DANG Xuan Dieu, Mr. HO Duc Hoa, Mr. NGUYEN Van Oai, Mr. CHU Manh Son, Mr. DAU Van Duong, Mr. TRAN Huu Duc, Mr. LE Van Son, Mr. NONG Hung Anh, Mr. NGUYEN Van Duyet, Mr. NGUYEN Xuan Anh, Mr. HO Van Oanh, Mr. THAI Van Dung, Mr. TRAN Minh Nhat, Ms. TA Phong Tan, Mr. TRAN Vu Anh Binh and Mr. NGUYEN Dinh Cuong.

 

“I have been honored by the opportunity to serve these brave young activists who are seeking merely to build better lives for the citizens of Vietnam. I commend the Working Group for issuing so clear a statement about the illegal nature of Hanoi’s activities and look forward to the immediate release of these detainees and others who have been imprisoned in violation of their international human rights,” said Weiner.

 

The decision of the U.N. Working Group on Arbitrary Detention is available here.

 

About Allen S. Weiner

 

Allen S. Weiner is senior lecturer in law, director of the Stanford Program in International and Comparative Law, and co-director of the Stanford Center on International Conflict and Negotiation at Stanford University. He is an international legal scholar with expertise in such wide-ranging fields as international and national security law, the law of war, international conflict resolution, and international criminal law (including transitional justice). His scholarship focuses on international law and the response to the contemporary security threats of international terrorism and the proliferation of weapons of mass destruction. He also explores the relationship between international law and the invocation of domestic “war powers” in connection with the U.S. response to terrorism. In the realm of international conflict resolution, his highly multidisciplinary work analyzes the barriers to resolving violent political conflicts. Weiner’s scholarship is deeply informed by experience; he practiced international law in the U.S. Department of State for more than a decade advising government policymakers, negotiating international agreements, and representing the United States in litigation before the International Criminal Tribunal for the former Yugoslavia, the International Court of Justice, and the Iran-United States Claims Tribunal. Before joining the Stanford Law School faculty in 2003, Weiner served as legal counselor to the U.S. Embassy in The Hague and attorney adviser in the Office of the Legal Adviser of the U.S. Department of State. He was a law clerk to Judge John Steadman of the District of Columbia Court of Appeals.

 

About Stanford Law School

 

Stanford Law School (www.law.stanford.edu) is one of the nation’s leading institutions for legal scholarship and education. Its alumni are among the most influential decision makers in law, politics, business, and high technology. Faculty members argue before the Supreme Court, testify before Congress, produce outstanding legal scholarship and empirical analysis, and contribute regularly to the nation’s press as legal and policy experts. Stanford Law School has established a new model for legal education that provides rigorous interdisciplinary training, hands-on experience, global perspective and focus on public service, spearheading a movement for change.

 

###


 


EDITORIAL CONTACTS


For comment:
Allen Weiner
Director, Stanford Program in International and Comparative Law
Stanford Law School
Phone: 650 724-5892
Email: aweiner@stanford.edu

For Stanford Law School:
Anjali Abraham
Associate Director of Media Relations
Stanford Law School
DESK: 650 723.2232
EMAIL: aabraham@law.stanford.edu


 


 


 


Sài Gòn: Bác Sĩ Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ đảng CSVN


 Bs. Nguyễn Đắc Diên


THÔNG BÁO CÔNG KHAI TỪ BỎ ĐẢNG 



 


Thành phố HCM ngày 6 tháng 12 năm 2013


 


      Hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ Đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và nhà báo, TS Phạm Chí Dũng, tôi, Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, đảng viên, số hiệu thẻ đảng 3444669, THÔNG BÁO CÔNG KHAI từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam.


 


Xuất thân trong một gia đình có truyền thống chống các kiểu thực dân và áp bức, sau 1954 tuy sống ở đô thị miền Nam nhưng gia đình tôi là cơ sở CM nội thành, đã được tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến Hạng Nhất theo QĐ số 801/HĐNN, có Giấy Chứng Nhận Người Có Công Với Cách Mạng. Thế nên đã một thời, tôi cũng từng tràn đầy nhiệt huyết với khát vọng đồng hành cùng Đảng xây dựng một đất nước công bằng dân chủ và văn minh.


 



 


Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản đã thể hiện từ ngày Bắc Nam thống nhất khiến tôi đi từ thất vọng đến thất vọng khác.


 


      Tôi không tin Đảng sẽ dẫn dắt dân tộc cập được bến bờ vinh quang bằng các cương lĩnh kiểu như cương lĩnh 1991, hiến pháp 2013. Bởi đó là những cương lĩnh u ám, những hiến pháp tiểu xảo.


 


      Với thỏa ước Thành Đô 9/1990, Đảng đã đánh mất cơ hội ngàn vàng trong sự nghiệp bảo toàn chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ khi sống cạnh một nước lớn có tiền sử hàng ngàn năm áp chế dân tộc Việt.


 


      Thay vì theo đường quan mà cộng đồng thế giới văn minh đã khai phóng để đi, Đảng lại liên tục quàng vào bụi rậm. Câu châm biếm "Đảng tiên phong đi trước, nhân dân tiếp bước theo sau, dân hỏi Đảng đi đâu, Đảng lầu bầu: đang định hướng" là hình ảnh vừa bi vừa hài, nhưng mà thực và sống.


 


      Khi vào Đảng tôi đã từng thề, rằng tuyệt đối trung thành với Đảng. Nay, tôi thà phản bội lời thề trung thành với Đảng còn hơn phải theo Đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ, dân quyền mà lẽ ra dân tộc tôi phải được hưởng từ 38 năm về trước.


 


      Nhưng rồi có thể một ngày nào đó, khi Đảng thực sự hoàn lương, tôi lại phấn đấu xin vào Đảng.


 


Bs. Nguyễn Đắc Diên 


ĐT: 0914002424 


Email: dien1789@yahoo.com


 


Tác giả trực tiếp gửi cho BVN


nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2013/12/


 


 


Thư mời tham dự buổi họp mặt chị em Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam


Phụ Nữ Nhân Quyền VN - VNWHR


BANNER for web


Ban Vận Động – Sài Gòn ngày 8 tháng 12 năm 2013


Ngày 25 tháng 11 vừa qua, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam chính thức ra mắt công luận quốc nội và hải ngoại. Một cuộc họp để tạo điều kiện cho chị em phụ nữ thành viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi tâm tình và bàn kế hoạch trong thời gian sắp tới là cần thiết.


Ngày 10 tháng 12 hằng năm là ngày Nhân quyền quốc tế, là dịp để những người dấn thân vận động cho Nhân quyền trên khắp thế giới tụ hội để kêu gọi sự quan tâm của thế giới đối với thực trạng Nhân quyền thế giới và để nhắc nhớ về vai trò của Bản tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền như là một tiêu chuẩn phổ quát.


Trong sự cần thiết đó, Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam muốn có một dịp để chị em phụ nữ tái khẳng định tầm quan trọng của các giá trị Nhân quyền trong đời sống của mình và ca ngợi ý nghĩa nhân bản của các quyền tự do cơ bản của con người.


Vì vậy, chị em Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam sẽ tổ chức một buổi họp mặt thân mật tại chùa Giác Hoa số 15/7 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, Sài Gòn.


Buổi họp sẽ diễn ra từ 9g30 đến 11g30 sáng, thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2013.


Xin kính mời tất cả cô chú bác, anh chị em đến chia sẻ niềm vui ngày họp mặt với chị em chúng tôi và cùng nhau vinh danh Nhân quyền trong ngày quốc tế đầy ý nghĩa này.


Việc tham gia của quý thân hữu sẽ là sự cổ vũ tinh thần to lớn đối với Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.


Xin chân thành cám ơn sự tử tế của quý vị.


Trân trọng,


Ban Vận động


©VNWHR | PNNQVN


Giac Hoa


DienDanCTM


nguồn: http://vnwhr.net/2013/12/08


 


 


Chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền - Chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam


MLNQVN



Thư mời tham gia các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền và ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam



Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền, 10/12, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ tổ chức những sinh hoạt quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền.

Mục đích của các hoạt động này nhằm thúc đẩy việc tìm hiểu và thực thi các quyền cơ bản của con người đã được công nhận trên toàn thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, việc tìm hiểu, bảo vệ và phát huy các giá trị nhân quyền càng phải được tôn trọng và cổ vũ.

Do đó, vào ngày 
chủ nhật, 8 tháng 12 năm 2013, để chào mừng và hướng tới ngày Quốc tế Nhân quyền, MLBVN sẽ tổ chức các hoạt động tại hai đầu cầu chính là Hà Nội và Sài Gòn:



- Hà Nội: Bắt đầu lúc 15 giờ, tại Công viên Thống Nhất (cổng đường Trần Nhân Tông).

- Sài Gòn: Bắt đầu lúc 17 giờ, tại mũi tàu công viên 23/9 (đối diện vòng xoay Quách Thị Trang) 



MLBVN thân kính mời các bạn trẻ, các cô chú, các bác cùng đến giao lưu, trao đổi về Nhân Quyền, quảng bá tài liệu về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, thả bong bóng - thắp nến vinh danh những giá trị Nhân Quyền mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết với cộng đồng thế giới.

Vào 
tối Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013 nhân dịp chính thức ra mắt, Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ để cùng nhau trao đổi về con đường trước mặt, những hành động tích cực nhằm cải thiện và phát triển Nhân Quyền tại Việt Nam. Chi tiết về các buổi sinh hoạt này sẽ được thông báo sau.


Mạng Lưới Blogger Việt Nam
tuyenbo258.blogspot.com
tuyenbo258@gmail.com
nguồn: http://tuyenbo258.blogspot.com.br/2013/12/


 


 


 


Phụ nữ NQVN: Hãy cùng lên tiếng hỗ trợ những nữ nạn nhân Nhân quyền ở VN


Huỳnh Thục Vy 
VNWHR | PNNQVN


Vợ ông Ngô Hào – Nạn nhân của sự vi phạm Nhân quyền nghiệm trọng


IMG_0393


Trở thành thành viên của Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam


Sài Gòn ngày 7 tháng 12 năm 2013


Ông Ngô Hào, một nhà bất đồng chính kiến 65 tuổi, chuyên viết bài cổ vũ cho dân chủ, đa nguyên đa đảng, cư ngụ tại thôn Lộc Đông – xã Hoà Thành – huyện Đông Hoà – tỉnh Phú Yên bị bắt ngày 7 tháng 2 năm 2013 và sau đó bị Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên truy tố tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.


Sau phiên toà sơ thẩm ngày 11 tháng 9 năm nay, ông bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế tại Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên. Hiện tại ông bị giam giữ tại Trại tạm giam tỉnh Phú Yên để chờ phiên toà phúc thẩm sẽ được mở ngày 23 tháng 12 sắp tới đây.


Đáng quan ngại là từ khi ông Hào bị bắt giữ cho tới nay gia đình chưa được gặp mặt ông.
Trao đổi trực tiếp với  bà Nguyễn Thị Kim Lan và anh Ngô Minh Tâm (vợ và người con lớn của ông), chúng tôi được biết gia đình bà Lan rất phẫn uất vì bản án bất công mà chính quyền áp đặt cho ông, họ lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của ông nhưng vẫn tin tưởng và ủng hộ vì những gì ông viết là đúng đắn và là quyền tự do của công dân.


Bà Lan hiện tại đang ở trong tình trạng sức khoẻ tồi tệ vì chứng ung thư vòm khẩu cái khiến bà không thể phát âm và nói dễ dàng như người bình thường, thỉnh thoảng bà phải lên Sài Gòn để được xạ trị. Bà sống trong một căn nhà ổ chuột – căn nhà mà theo lời anh Võ Văn Bửu  (một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo mà tôi được gặp đôi lần) là “nhà mà không phải là nhà”. Những ngày này bà phải chờ đợi thấp thỏm và sống cô đơn, nghèo khổ  trong cảnh bệnh tật và sự sách nhiễu liên tục của chính quyền địa phương.


IMG_0387An ninh tỉnh Phú Yên đe doạ là nếu bà tiếp tục liên lạc với truyền thông nước ngoài và anh em bất đồng chính kiến trong nướ,  họ sẽ bắt nhốt luôn người con trai đang học đại học của bà. Không chỉ có thế, chính quyền còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết về Nhân quyền của một người phụ nữ nông thôn để vừa đe doạ vừa thuyết phục  gia đình vận động ông Ngô Hào phải nhận tội. Đó là những hành xử mà an ninh tỉnh Phú Yên nhân danh chính quyền Việt Nam thực hiện. Thiết nghĩ, đó là những động thái hoàn toàn bất xứng với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền liên Hợp quốc.


Người con lớn của ông bà – anh Ngô Minh Tâm hiện là sinh viên Đại học Bách Khoa Sài Gòn. Nhưng từ ngày cha anh bị bắt giữ đến nay, anh liên tục bị an ninh chính quyền Việt Nam khủng bố tinh thần, cụ thể là anh bị gọi lên làm việc  nhiều lần suốt năm nay, thậm chí vào những ngày anh phải thi cử đến nỗi người thanh niên này bị khủng hoảng tinh thần và phải nợ lại nhiều môn học. Tất cả xuất phát từ việc anh lên tiếng với truyền thông về sự việc của cha mình. Người con nhỏ Ngô Minh Trí sinh năm 1994 thì phải bỏ học đi làm xa quê để nuôi mẹ bệnh và gởi quà thăm nuôi cha mình.


image (1)


“Ngôi nhà” của vợ chồng ông Hào


Rõ ràng, không những cá nhân ông Hào bị kết án bất công vì những hành xử ôn hoà của mình mà cả gia đình ông đã và đang là những nạn nhân của chính sách vi phạm Nhân quyền trắng trợn của chính quyền Việt Nam. Tình trạng gia đình ông Ngô Hào chưa được sự quan tâm thích đáng của công luận trong và ngoài nước, nhưng nhiều anh chị em trong nước chúng tôi đã quan tâm trường hợp này từ lâu và đã có sự hỗ trợ về mặt pháp lý cũng như  tinh thần cần thiết cho gia đình họ. Nhưng nỗ lực của chúng tôi sẽ không bao giờ đủ để xoa dịu nỗi đau cho gia đình này.


Nhưng đáng mừng là bà Nguyễn Thị Kim Lan hiện là thành viên của Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiếp tục theo dõi trường hợp này. Chúng tôi khẩn thiết  kêu gọi sự chú ý của công luận đối với phiên toà xử ông Ngô Hào vào ngày 23 tháng 12 sắp tới. Và chị em Phụ nữ Nhân quyền  Việt Nam xin thay mặt người thành viên khốn khổ của mình kêu cứu với công luận trong nước và quốc tế về trường hợp bà Kim Lan vì những khó khăn về vật chất cũng như sự đau khổ về tình thần mà bà đang phải gánh chịu.


Xin đồng hành với Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam lên tiếng và hỗ trợ cho những nữ nạn nhân Nhân quyền ở Việt Nam.


© VNWHR | PNNQVN


nguồn: http://vnwhr.net/2013/12/07/vo-ong-ngo-hao-nan-nhan-cua-su-vi-pham-nhan-quyen-nghiem-trong/


 


 


 


Hiến Pháp 2013: Giải Quyết Nhu Cầu Của Đảng


Lý Thái Hùng


DienDanCTM



Bản hiến pháp vừa mới được quốc hội Cộng sản Việt Nam khóa 13 thông qua hôm 28 tháng 11, đã dấy lên hai luồng suy nghĩ khác nhau:


 


Một là lãnh đạo Hà Nội đã coi thường những phản biện của dư luận về nhu cầu cải cách chính trị, tiếp tục duy trì hệ thống chính trị độc tôn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của đảng Cộng sản. Điều này cho thấy là Hà Nội rất tự tin về khả năng kiểm soát tình hình và sẵn sàng trấn áp mọi xu hướng đòi đối lập chính trị hiện nay, ít nhất là 5 năm tới.


 


Hai là lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã không thể làm khác hơn, tiếp tục giữ nguyên trạng với hy vọng là có thể giữ được quyền lực trong tình trạng nội bộ đang bị phân hóa do những tác động của cao trào dân chủ hóa xã hội. Điều này cho thấy là Hà Nội lo ngại rằng nếu có bất cứ những thay đổi nào vào lúc này sẽ khiến cho họ mất kiểm soát và gặp những rối loạn nội bộ.


 


 


Cả hai luồng suy nghĩ đều đến từ những nhận định liên quan đến cách phản ứng của lãnh đạo CSVN đối với những góp ý ở trong và ngoài đảng về nội dung của bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 trong suốt năm 2013 vừa qua.


 


Nửa Nạc - Nửa Mỡ


 


Vào cuối năm 2012, khi ông Phạm Trung Lý tuyên bố trong cuộc họp báo phổ biến bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 rằng mọi góp ý không có vùng nào “cấm kỵ”. Lúc đó Hà Nội tự tin nghĩ rằng họ còn khả năng kiểm soát chặt chẽ hệ thống truyền thông và coi thường các hoạt động của lực lượng dân chủ.


 


Nhưng khi 72 trí thức, cựu cán bộ cao cấp đứng tên trong một kiến nghị 7 điểm yêu cầu cải cách hệ thống chính trị và hàng loạt những bài viết của các nhà dân chủ phân tích về nhu cầu thay đổi của xã hội để đất nước tiến bộ đã dấy lên làn sóng phản biện rộng lớn chưa từng thấy trước đây, đặt lãnh đạo Hà Nội ở vào thế tiến thoái lưỡng nan.


 


Kết quả của hiện tượng “tiến thoái lưỡng nan” nói trên chính là sự ra đời của bản hiến pháp có nội dung ‘nửa nạc, nửa mỡ”.


 


Nếu xét trên hệ thống chính trị và kinh tế của quốc gia, Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì sự độc quyền của đảng Cộng sản trên cả hai lãnh vực chính trị (điều 4 hiến pháp) và kinh tế (điều 51). Nhưng nếu xét trên mặt xu thế thời đại, Hà Nội đã có một sự bày hàng khá mới khi dành đến 36 Điều, chiếm ¼ nội dung bản hiến pháp để quy định về quyền con người và quyền công dân, trong đó có 5 điều rất mới rút từ bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.


 


Sở dĩ có nội dung ‘nửa nạc, nửa mỡ” là vì lúc đầu, lãnh đạo Hà Nội chỉ muốn sửa đổi vài điều trong hiến pháp nhằm trang trí lại bộ mặt “tôn trọng quyền con người” để tránh những công kích phi nhân quyền của thế giới và tái  cân bằng quyền lực giữa đảng và nhà nước trong bối cảnh hệ thống đảng không còn có nhiều khả năng quyết định hết mọi thứ như quá khứ.


 


Nói cách khác, Hà Nội dùng việc sửa đổi hiến pháp để giải quyết nhu cầu của nội bộ đảng hơn là đáp ứng các yêu cầu thay đổi của xã hội. Chính vì vậy mà lãnh đạo Hà Nội luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng các góp ý sửa đổi phải nằm trong khuôn khổ Cương lĩnh của đảng.


 


Một trong những điểm nổi bậc của việc dùng hiến pháp giải quyết nhu cầu nội bộ đảng là ở các Chương quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ.


 


Nếu trước đây, vị trí Tổng bí thư được coi là quyền lực nhất ở trong đảng thì các vị trí như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội chỉ là sự phân công nội bộ, mang tính hình thức. Trong 10 năm qua, vai trò của Thủ tướng chính phủ đã không những lấn lướt hơn cả Tổng bí thư đảng mà còn trở thành một bộ máy siêu quyền lực vây chung quanh những nhóm lợi ích đe dọa quyền lực của đảng.


 


Hiến pháp lần này, Hà Nội đã nâng vị trí chủ tịch nước và quốc hội lên rất lớn. Chủ tịch nước có quyền đề nghị quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng võ trang, quyết định phong, thăng giáng, tước quân hàm cấp tướng… Trong khi đó, Thủ tướng chính phủ thu hẹp vào vai trò điều hành chính phủ và phiếu của Thủ tướng cũng là chỉ là một phiếu trong chế độ tập thể của chính phủ.


 


Nói cách khác, kể từ đầu năm 2014 trở đi quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng bị suy giảm rất nhiều so với quyền hạn và tư thế chính trị càng ngày càng gia tăng của ông Trương Tấn Sang, khi hiến pháp mới được áp dụng.


 


Thống Nhất Quyền Lực


 


Sự nâng cao vị trí chủ tịch nước trong bản hiến pháp mới cho thấy là Hà Nội đang chuẩn bị dọn đường thống nhất quyền lực giữa đảng và nhà nước để không còn tình trạng cá mè một lứa như hiện nay.


 


Càng ngày, Hà Nội thấy rõ là mô hình phân quyền giữa tứ trụ của đảng trở thành gánh nặng cho chính chế độ khi các phe tranh cố giành nhau quyền lợi nhưng lại không chịu lãnh trách nhiệm về chính trị.


 


Trung ương đảng đã từng dành cả hai Hội nghị trung ương đảng 5 và 6 chứng kiến cảnh hai phe đảng (Nguyễn Phú Trọng) và chính phủ (Nguyễn Tấn Dũng) tấn công lẫn nhau với kết quả bất phân thắng bại. Diễn tiến này đã đặt cho lãnh đạo Hà Nội phải cải tổ ở thượng tầng.


 


Đó là sẽ áp dụng mô hình của Trung Quốc qua việc Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước để thu tóm quyền lực vào trong tay một phe hầu có thể kiếm soát chặt chẽ ở bên trong lẫn bên ngoài đảng.


 


Trước đây có người hỏi Nguyễn Phú Trọng về dự kiến nói trên, ông Trọng không trả lời trực tiếp nhưng hé mở cho dư luận thấy là vị thế của ông như hiện nay là quá khó để cầm chịch quyền lực như những Tổng bí thư tiền nhiệm Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười.


 


Vị trí Tổng bí thư bắt đầu suy yếu và bộ chính trị trở thành tình trạng “cá mè một lứa” kể từ ông Lê Khả Phiêu bị nhóm Thái thượng hoàng gồm các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt truất phế, đưa ông Nông Đức Mạnh lên làm trái độn từ năm 2001.


 


Vấn đề đặt ra cho Hà Nội là nhân vật nào sẽ được chọn để tiến hành việc thống nhất quyền lực vào thời điểm 2016. Nhân vật này không thể chọn từ hàng ngũ Trung ương đảng hiện nay mà phải từ 16 ủy viên bộ chính trị thì mới đủ tư cách để kiêm nhiệm hai trách vụ Tổng bí thư lẫn Chủ tịch nước.


 


Trong tình hình hiện nay, chỉ có hai nhân vật được coi là có nhiều điều kiện để nắm giữ vị trí này: Trương Tấn Sang hoặc Nguyễn Tấn Dũng.


 


Ông Sang đang nắm Chủ tịch nước nên kiêm nhiệm thêm trách vụ Tổng bí thư đảng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu vào đầu năm 2016 là một diễn tiến bình thường nhất. Nhưng liệu ông Nguyễn Tấn Dũng và những phe nhóm còn lại có đồng lòng để cho ông Sang thống lĩnh quyền lực hay không là một dấu hỏi rất lớn?


 


Ông Nguyễn Tấn Dũng tuy bị gặp khó khăn sau hàng loạt các Tập đoàn kinh tế sụp đổ; nhưng qua hai trận đấu với phe ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 5 và 6, chứng tỏ là ông Dũng nắm giữ nhiều thế lực trong bộ máy địa phương, kinh tế và chính phủ trung ương. Đây là những nơi nắm số phiếu quyết định ở Trung ương đảng.


 


Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không tiếp tục vị trí Thủ tướng và ông Dũng chỉ có hai con đuờng chọn lựa: ra tranh cử chức Tổng bí thư đảng để kiêm nhiệm Chủ tịch nước hoặc cùng với Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Sinh Hùng về hưu.


 


Con đường thống nhất quyền lực nội bộ của đảng Cộng sản Việt Nam không bằng phẳng chút nào. Làm không khéo, đảng sẽ có thể bị tách ra nhiều mảng trong hai năm tới khi mà những tác động đòi dân chủ hóa ngày một gia tăng ở trong và ngoài đảng.


 


Tóm lại, hiến pháp vừa được quốc hội thông qua hôm 28 tháng 11, phần lớn là nhằm giải quyết các nhu cầu quyền lực thượng tầng của đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là hệ quả của việc cố tình uốn nắn việc sửa đổi hiến pháp theo Cương lĩnh của đảng. Nhưng hệ quả này không dừng ở đây mà sẽ khởi đầu những ngày tháng sóng gió mới cho đảng Cộng sản trong hai năm tới với hai hiện tượng: Thượng tầng thì tranh giành quyền lực khốc liệt vì đã gom vào thế "được ăn cả, ngã về không"; Hạ tầng thì tăng tốc tham nhũng lớn hơn, gấp hơn, và bạo hơn vì sự bấp bênh của ghế ngồi giữa những di dời liên tục của các lằn ranh quyền lực.


 


Lý Thái Hùng


 


Ngày 7/12/2013.


 


 

Thành tích chào mừng ngày quốc tế nhân quyền 10.12 của Việt Nam


Châu Văn Thi


Ngày 6.12 trên trang blog của Mạng lưới blogger Việt Nam (MLBVN) ra thông báo vào lúc 17h ngày 8.12 ở công viên 23/9 sẽ diễn ra các hoạt động mừng ngày Quốc tế nhân quyền như:

-Phát Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Công ước chống tra tấn của LHQ.

-Phát bóng bay có logo Quyền con người.

-Thắp nến kỷ niệm...

Đọc được những đoạn thông tin đó tôi rất mừng và rủ bạn gái Nguyễn Thảo Chi cùng tham gia.

 

*

Vận trên mình chiếc áo của MLBVN, chúng tôi đi xe buýt từ nhà qua đến bến xe công viên 23/9. Đi qua những dòng người đang vui thú bên hội chợ ẩm thực quốc tế mà tôi cảm thấy chạnh lòng. Chỉ ít phút nữa thôi phía mũi tàu công viên sẽ có buổi sinh hoạt nói về nhân quyền, mà ở đây có vẻ ít người quan tâm...

 

Tôi nắm tay bạn gái rảo bước nhanh qua những hàng cây, gió mát thổi làm rung lên những hàng me. Hít một hơi căng lồng ngực, tôi cảm thấy khoan khoái lạ, trái ngược hẳn với những bộ mặt đăm chiêu nhăn nhó của những nhân viên công lực sắc phục và thường phục rải khắp công viên.

 

 

Diễn biến

 

Đến gần phía mũi tàu, tôi bắt gặp một vài anh em đã đến trước, những ánh mắt của các anh thường phục trở nên tinh anh, người này nháy mắt người kia, những chiếc điện thoại, bộ đàm được dùng đến để điều động người. Một vài gương mặt "thân quen" trong các cuộc chỉ đạo chống biểu tình chống Trung quốc xuất hiện. Các bạn nói với nhau không nao núng vì đã xác định từ trước: việc trao những bản Tuyên ngôn hay phát bóng bay là những việc làm đúng đắn, không vi phạm pháp luật.

 

Họ vẫn vây rất đông, anh chị em đã đến với nhau gần 20 người, người thì thổi bóng bay, người thì phát bóng cho các trẻ nhỏ xung quanh. Các em bé cứ hồn nhiên, mắt tíu tít với những quả bóng màu xanh lá cây, xanh của đồng ruộng và những cánh rừng còn ít ỏi. Có hơn 5 người đàn bà đã luống tuổi tóc bạc trắng lao vào xin những quả bóng bay, những tờ tuyên ngôn cho cháu, sau đó lủi ra đằng sau mà bóp bỏ, xé nát. Những chân đế bong bóng vứt ngổn ngang, anh Hoàng Dũng CDVN phải đi nhặt từng cái, gom lại để không làm mất vẻ mỹ quan của công viên. Các anh thanh niên thì dùng điếu thuốc để châm vào từng cái bóng bay, với khuôn mặt nghiến răng giận dữ. Hành động khó hiểu hơn là có người phụ nữ luống tuổi lao vào bóp 2 quả bong bóng của 1 bé, khiến em phải khóc thét lên. Điều này có thể gây tác động lớn đến tâm lý đứa trẻ, có thể đến lớn bé cũng không biết được rằng những quả bóng đó mang logo Nhân quyền, mà nhân quyền ở Việt Nam là cái gì đó xa xỉ, nhạy cảm lắm!

 

Đánh người

 

Rồi điều gì đến cũng sẽ đến, một tay mặt mũi bặm trợn dùng hết sức bình sinh táng thẳng nguyên cánh tay vào mặt, làm gãy cả cặp mắt kính tôi đang đeo, người ngã dúi dụi. Cú đánh nhắm vào vết tụ máu bầm chưa khỏi khi bị tai nạn phiên tòa Đinh Nhật Uy 10.11.2013. Anh em vẫn bình tĩnh kêu gọi không phản ứng, tên đó lủi đi mất. Thấy có vẻ tình hình chuyển biến căng thẳng không đáng có, anh em nắm tay đi vòng tròn và hát bài Nối vòng tay lớn, sau đó ngồi xuống để nghe bạn Bùi Thị Nhung đọc bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948.

 

Lại một lần nữa tên này tấn công từ phía sau nhắm thẳng vào phía sau gáy hét lớn: "đù mẹ, thằng này hồi nãy chụp hình tao". Một phen nổ đom đóm mắt, đầu nhức ong ong, nhưng mình chỉ cười khẩy cho cái hành động tiểu nhân bất lực đó. Rồi đây khi những vết thương được đưa ra cho những tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, họ sẽ nghĩ sao về nhân quyền ở Việt Nam?


 Vết tụ máu bầm trên trán nặng thêm.


 Vết bầm trên bả vai phải.

 

Trò hèn hạ

 

Chưa dừng ở những hành vi manh động, khi anh chị em đã kết thúc những hoạt động chào mừng và đi về thì phía sau lưng, những bịch mắm tôm bay tới tấp vào mặt mọi người. Một vài người trúng mặt, trúng lưng áo... Một mùi khắm thúi lan tỏa.... 

 


Những bịch mắm tôm khắm thúi dưới chân blogger Bùi Hằng.

 

 

Tục ngữ có câu: "Ngậm máu phun người dơ miệng mình"

 

Chắc hẳn khi cầm những bịch mắm tôm để ném vào các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, tay của các anh ấy cũng đã vấy bẩn cũng đã khắm, đã hôi. Khi về nhà các anh sẽ giải thích ra sao với vợ con vì mùi khắm đó?

 

Vừa mới ăn thịt chó mắm tôm, hay ăn bún riêu chưa quẹt mỏ. Hay bố sẽ kể cho con nghe thành tích của bố chiều nay tại công viên nè: bố đã bóp bể vài chục trái bóng bay xanh biếc của những em nhỏ đang cầm chơi ở công viên, bố còn giật cả những tờ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà nhẽ ra con được biết nữa cơ, đấy bố còn làm thất bại âm mưu của thế lực thù địch bằng những "bom mắm tôm" mà mẹ con hay cho vào tô bún riêu...

 

Chỉ tội nghiệp cho những công nhân vệ sinh môi trường phải lau dọn những bãi mắm tôm như thế...

 

Kết thúc

 

Khi mọi người lục tục lên xe buýt để trở về trong sự đeo bám của lực lượng an ninh, một chú luống tuổi và một vài bạn trẻ tiến lại gần hỏi han và tìm hiểu, khi thấy tụi tôi bị đàn áp, bị quăng mắm tôm... Chú luống tuổi nói: Các con dũng cảm lắm! Tôi đáp: con cũng chẳng dũng cảm gì, cũng có gia đình, người thân, cũng có công việc làm ổn định, nhưng ai cũng im lặng thì xã hội này sẽ trôi về đâu...?

 

Xin mượn lời nói của bạn nữ trên xe buýt thay cho lời kết:

 

Họ làm vậy thì chỉ tổ làm cho họ nhục mặt và càng làm cho người dân hiểu rõ về quyền con người của mình hơn.

 

 

AN ơi, đừng sợ! Quyền con người thôi mà!

 

nguồn: http://chauvanthi.blogspot.dk/2013/12/

 

 

 

Ông Huỳnh và bà Kim Liên 'sẵn sàng đi bất cứ đâu để cứu con'


Người Việt

LTS: Buổi sáng ngày Thứ Sáu, 6 tháng 12, ông Trần Văn Huỳnh (thân phụ tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức), và bà Nguyễn Thị Kim Liên (thân mẫu hai tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy) có một cuộc tiếp xúc với các ký giả của nhật báo Người Việt, đài phát thanh VNCR và một số đài truyền hình. Họ cho biết mục đích của chuyến đi là vận động trả tự do cho con của họ cũng như nhiều tù nhân lương tâm khác. Dưới đây là nét chính yếu của các câu trả lời phỏng vấn. Độc giả cũng có thể theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trên chương trình Người Việt TV mà chúng tôi sẽ loan tải trong ngày 6 và 7 tháng 12.

Ông Trần Văn Huỳnh (bên trái) và bà Nguyễn Thị Kim Liên trong cuộc tiếp xúc
ở báo Người Việt sáng Thứ Sáu 6/12/2013. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Người Việt (NV): Xin quý vị cho biết lý do và mục đích của chuyến đi sang Hoa Kỳ lần này.

 

Ông Trần Văn Huỳnh: Đây là cơ hội tốt cho chúng tôi trình bày với các tổ chức, cơ quan về sự oan sai liên quan đến con chúng tôi. 


Như hồi trước, con tôi đã khẳng định rằng án đó là cái án oan sai vì không có bằng chứng hợp pháp đúng theo quy định của pháp luật, rằng con tôi đã phạm tội như bị tuyên án theo điều 79. Thật sự việc con tôi làm cũng như các bạn của con, là Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung là muốn góp ý về những nguy cơ của đất nước, về khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị có thể xảy ra đối với tình hình của đất nước có thể trở thành nạn nhân của một chủ trương thôn tính trong bối cảnh toàn cầu hóa này.

 

Nhưng tiếc thay, việc làm đó lại bị xem như một kế hoạch lật đổ cho nên đó là điều mà tôi và gia đình tôi lấy làm đau đớn và làm mọi cách để giải oan cho con tôi.

 

Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Chuyến đi của tôi gồm có ba mục đích. Đầu tiên là gặp bà con, cộng đồng ngoài này để cảm ơn chân tình. 


Nói cảm ơn thì rất nhẹ, thật ra tôi phải nói là rất mang ơn cộng đồng hải ngoại đã cưu mang gia đình của tôi, nhất là hai đứa nhỏ trong tù. Mọi người đã ủng hộ, giúp đỡ rất nhiều.

 

Điểm hai, qua đây nếu có điều kiện, thời gian thì tôi sẽ đi trị bệnh vì tôi bệnh hai ba năm nay nhưng hai con lần lượt ở tù nên mình không trị bệnh được mà cơn đau mỗi ngày càng nặng.

 

Thứ ba, tôi mong muốn được đi gặp các tổ chức trên thế giới, các tổ chức thuộc chính phủ Mỹ để đưa ra yêu cầu nhờ họ lên tiếng mạnh mẽ về bản án mà nhà nước Việt Nam áp đặt lên cháu Kha nhà tôi 4 năm tù, cùng vụ án với cháu Nguyễn Phương Uyên mà tôi thấy rất bất công. Tại sao họ lại thả cháu Uyên tại chỗ, chỉ cho tù treo mà cháu Kha con tôi lại 4 năm tù giam. Câu hỏi này theo đuổi tôi từ mười mấy tháng nay nên tôi muốn đi tới tận cùng chỗ nào có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó.

 

Tôi bị 'thoát vị đĩa đệm cột sống' hai đốt sống cuối. Bác sĩ bảo phải mổ. Nếu tôi đi mổ thì ai lo cho chúng nó, ai lên tiếng cho chúng nó nên để tôi đi tìm công lý cho con tôi xong rồi tôi mới mổ.

 

NV: Xin quý vị cho biết cảm tưởng khi hay tin con mình bị bắt vào tù.

 

Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Tình thiệt mà nói khi cháu Kha bị bắt thì tôi không có ngờ chuyện như vậy. Hai anh em nó, Uy và Kha mở công ty. Mình có căn nhà dưới chợ, hai anh em nó làm nuôi cha mẹ dưới ruộng. Ngày Kha bị bắt, nó chỉ kịp chụp cái điện thoại kêu “Mẹ ơi, mẹ về đi, con có chuyện rồi.” Nói chưa hết chữ "chuyện" là người ta cúp điện thoại.

 

Tôi chạy về thì thấy cháu bị bắt. Tôi rất sững sờ. Nó rất là hiền, ít nói. Nó đang học đại học, phụ với anh sửa chữa máy vi tính nên tôi không tin. Tôi nói với cái ông cán bộ Công an từ Sài Gòn xuống: “Mấy anh có bắt lầm không. Tôi thấy nó có nói chuyện với ai đâu mà mấy anh nói nó vi phạm Điều 88." Ổng mới dắt tôi tôi coi cái máy vi tính thấy nó liên hệ với ai vậy vậy đó.

 

Cháu Kha nói “Mẹ ở nhà ráng đi, chuyện con làm con chịu, không ảnh hưởng gì tới mẹ đâu. Mẹ ráng giữ gìn sức khỏe.”

 

Nhưng càng ngày càng nhiều chuyện thêm khi cháu Uy bị bắt, thành ra tôi tự nhủ nếu mình không cứu con mình thì ai cứu con mình, nên từ một người đàn bà quanh năm chỉ biết vườn ruộng, gà vịt, nhờ các mạng xã hội, tôi đã quen biết giao tiếp với nhiều người, luật sư, bác sĩ, các cựu tù nhân, họ chỉ bảo mình đủ thứ. Thành ra, tôi nghe nói tổ chức thiện nguyện mời tôi là mình có ánh sáng phía trước, phải đi đặng cứu hai đứa con mình.

 

NV: Việt Nam có một tổ chức nào liên kết các gia đình có người là tù nhân lương tâm để hoạt động với nhau hay là tự cá nhân mỗi người tự lo?

 

Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Tháng 11 vừa rồi, tôi có đi ra Hà Nội. Tôi thấy có Hội Phụ nữ Nhân Quyền thành lập mà một trong những mục đích là kết hợp các phụ nữ có thân nhân bị đàn áp, đứng ra giúp đỡ lẫn nhau. Hội chỉ mới thành lập ngày 16/11.

 

NV: Thưa ông Huỳnh, lần ông thăm con gần đây nhất là ngày nào và tình trạng của anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện ra sao?

 

Ông Trần Văn Huỳnh: Gia đình được thăm thân nhân 1 tháng một lần nên tháng nào tôi cũng đi. Kỳ thăm gần đây nhất là ngày 8/11 vừa qua. Thức bị chuyển từ trại giam Xuân Lộc (Z A 30) thuộc tỉnh Đồng Nai sang trại giam ở Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dù trại giam này nằm trong địa phận huyện Cẩm Mỹ của tỉnh Đồng Nai.

 

Cháu bị chuyển ra đó cùng với 4 tù nhân chính trị khác là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Huỳnh Anh Trí, Nguyễn Ngọc Cường và Phan Ngọc Tuấn ngày 30/6/2013 (sau khi xảy ra vụ nổi loạn ở phân trại 1 của trại Z A 30).

 

Sau mỗi chuyến thăm, tôi đều viết một bài đưa lên mạng nói về chuyến thăm và tình hình sức khỏe.

Bên Xuân Lộc thì họ cư xử thoáng hơn. Tiếp phẩm mình mang lên là họ cho nhận đủ hết dù vượt qua số ký 7 kí quy định thì họ vẫn cho nhận hết. Sinh hoạt ở Xuân Lộc thì được ra ngoài nhiều hơn. Xuân Lộc giam một phòng hai người, Thức cùng phòng với Việt Khang. Anh em có thể giúp nhau nấu nướng cho nên sức khỏe Thức tương đối tốt, bình ổn dù có lúc họ làm khó dễ này khác.

 

Sang Xuyên Mộc thì rõ ràng khắt khe hơn. Năm tù chính trị bị giam riêng mỗi người một phòng, tức là biệt giam. Việc ra ngoài thì bị giới hạn hơn chứ không như ở Xuân Lộc. Chỉ được mở cửa cho ra ngoài tập thể dục, chỉ được tiếp xúc với bên ngoài khi họ mở cửa đưa thức ăn vào. Do vậy, so với bên Xuân Lộc thì sức khỏe của Thức không bằng.

 

NV: Gia đình tù nhân lương tâm có bị làm khó dễ gì không? Gặp gì rắc rối không khi con của quý vị đang trong tù?

 

Ông Trần Văn Huỳnh: Mỗi khi di chuyển đi thăm thì không bị cản trở gì cả nhưng trong sinh hoạt hàng ngày thì có khi họ theo rất sát. Chẳng hạn gia đình tôi lần đó tính gửi một thỉnh nguyện lên ông chủ tịch nước thì hôm đó, không biết làm sao sáng hôm đó họ cho người tới nhà tôi. Họ cũng không làm điều gì mạnh bạo lắm nhưng rất chặt chẽ là không thể đi ra ngoài nhà được. Khi đi đâu thì họ đi theo, phải cắt đuôi. Điều đó chứng tỏ họ theo dõi, rồi có khi hỏi gia đình có ai đến nhà hỏi thăm, sợ gia đình có quan hệ gì đó. Tức là sự theo dõi là có. Có khi họ mời ra ngoài, mời đi uống nước, uống cà phê để hỏi thông tin.

 

Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Họ không làm khó dễ, mà là rất khó dễ. Tôi đi được qua đây ngày hôm trước là hôm sau họ canh gác nhà rồi, ngày nào cũng vậy.

 

NV: Mỗi lần đi thăm con, điều gì quý vị chia xẻ với thân nhân?

 

Ông Trần Văn Huỳnh: Thăm thì có quản giáo của họ ngồi giám sát. Cái gì nói không được là họ ngắt lại ngay. Thật ra tôi có tìm cách nói nhỏ để thông tin những điều cần thiết liên quan tới Thức cho đến những chuyện ở bên ngoài như giải thưởng nhân quyền cho ai cho ai đó, thì một cách nào đó cũng tìm cách biết được chuyện nhạy cảm. Giải thưởng nhân quyền trao cho ba người gồm Lê Quốc Quân, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và con tôi thì có thông báo cho nó biết. 

 

Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Lần nào cháu cũng xin lỗi mẹ là tại con mà ba mẹ khổ. Mình nghe rất đau lòng. Trại tạm giam không phải trại đã có án rồi nên còn dễ hay là tại mình không sợ mà mình nói đại nên nó không cản được. Tuy ở trong phòng thăm gặp nhỏ mà có sáu, bảy Công an canh chừng nhưng cái gì tôi muốn nói là tôi nói, không cản tôi được.

 

Tôi nói con đừng nói vậy. Ba mẹ ngoài này có cô bác lo hết. Con đừng tự vấn lương tâm là con làm khổ ba mẹ. Không có. Con đã chọn thì mẹ đi theo con. Khi cháu Uy bị bắt, hai anh em ở chung trại luôn. Cháu Uy bị bắt thì một tiếng đồng hồ sau cháu hay liền. Thăm nó (Kha) là nó khóc. Nó nói anh ba bị bắt thì ai lo cho ba mẹ. Nó nói mẹ à, sao mẹ không cản anh ba. Tôi khóc nói anh ba bị bắt là chỉ vì binh con mà anh ba bị bắt. Mẹ cũng đang binh con và anh ba và mẹ cũng chấp nhận luôn. Phải làm con à. Chỉ có con lên tiếng thì mẹ mới cứu được con thôi. Những gì xảy ra cho con trong trại giam, con phải nói cho mẹ tất cả, mẹ sẽ lên tiếng. Ở bên ngoài người ta rất giúp đỡ những gia đình như vầy, con hãy nhớ vậy. Chỉ có con và mẹ mới cứu được con với anh ba. Lúc cháu Uy được thả ra, bữa sau tới ngày thăm liền. Cháu Uy nói là đó mày thấy không, mẹ nói đúng. Mày phải lên tiếng. Nhớ rõ ràng là không nghe lời ai nói, chỉ nghe lời gia đình thôi. Gia đình mới nói đúng sự thật.

Tôi nói với nó là quá giới hạn của mẹ thì mẹ cũng đi nữa. Mẹ sẵn sàng đánh đổi nếu họ bắt mẹ 3 năm tù tội theo điều 258 để đánh đổi cho cái án 4 năm cho con, mẹ sẽ tìm mọi cách, nói để cháu vững lòng. Bằng mọi cách tôi phải vận động để họ đem cái án 4 năm ra xử lại.

 

NV: Chúng tôi xin cảm ơn ông Trần Văn Huỳnh và bà Nguyễn Thị Kim Liên đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

 

nguồn: http://www.nguoi-viet.com/

 

 

 

Người biểu tình ở Ukraina kéo đổ tượng Lenin


Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Kyiv, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia

Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Kyiv, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia

 

VOA - 08.12.2013

Những người dân Ukraina biểu tình phản đối chính phủ đã kéo đổ bức tượng người sáng lập nhà nước Xô viết Vladimir Lenin, trong trung tâm thủ đô Kyiv, trong đợt biểu tình rầm rộ mới nhất phản đối chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych.

Hàng trăm ngàn người phất cờ Liên hiệp Âu châu và cờ Ukraina trong khi tập hợp tại Quảng trường Độc lập ở Kyiv để phản đối quyết định của chính phủ không ký một thỏa thuận thương mại với Liên hiệp Âu châu để ủng hộ Moscow

Trong một bức thư gửi cho con gái, nhà lãnh đạo đối lập từng là Thủ tướng Ukraina, hiện đang bị tù, bà Yulia Tymoshenko viết, ông Yanukovych đã mất tư cách chính danh là tổng thống và kêu gọi lật đổ ông. Bà nói:

“Ông ấy (Tổng thống Victor Yanukovych) hiểu rằng chỉ một ngôn ngữ duy nhất. Đây là ngôn ngữ của sức mạnh đầy uy lực và hòa bình. Và chúng ta nên sử dụng nó để nói với ông ấy. Chúng ta phải loại ông ấy ra khỏi quyền lực ngay bây giờ.”

Trước đó, nhà lãnh đạo đối lập Arseniy Yatsenyuk nói rằng ông sẽ chỉ thương thảo với Tổng thống Yanukovych khi nào ông ấy chỉ định một chính phủ mới sẽ tạo mối quan hệ chặt chẽ với Âu châu.

Hôm Chủ nhật, cơ quan an ninh nhà nước loan báo họ đã mở cuộc điều tra các nhà lãnh đạo đối lập vì tình nghi mưu toan tiếm quyền.

Trong khi đó, Ủy ban Âu châu ra một tuyên bố nói rằng Chủ tịch Ủy ban Jose Manuel Barroso đã điện đàm với ông Yanukovych hôm Chủ nhật, kêu gọi ông nhanh chóng tìm cách đối thoại với phe đối lập và tôn trọng các dân quyền. Ủy ban cũng cho biết trưởng ban chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Aston sẽ đi thăm Kyiv trong tuần này để hỗ trợ việc tìm giải pháp ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Các cuộc biểu tình phản đối bộc phát hồi cuối tháng trước sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một thỏa thuận thương mại đã được chờ đợi từ lâu nay với EU. Hôm thứ Sáu ông Yanukovych đã gặp nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin để đàm phán về một hiệp định mà phe đối lập xem như một nỗ lực nhằm tạo lại Liên Xô.

Trong những tháng gần đây, Nga đã gây áp lực kinh tế mạnh đối với Ukraina, quốc gia đang trong tình trạng khó khăn tài chính nhằm gây trở ngại cho việc ký thỏa thuận với EU. Nga là nước đầu tư nhiều nhất vào Ukraina, là một đối tác thương mại và là nước cung cấp khí đốt chính cho Ukraina.

Nga đang tìm cách thành lập một khối mậu dịch với các nước Cộng hòa Xô viết cũ, và các nước ‘chư hầu’. Trước đây trong năm, Nga đã áp đặt những hạn chế về hàng hóa từ Ukraina, giảm xuất khẩu của Ukraina 25%, khiến nước này bị lâm vào suy thoái.

 

 

Có phải đảng CSVN hiện nay không có đối thủ?


An Vũ, thông tín viên RFA, Bangkok
2013-12-08

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

AFP

Nghe bài này

Ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN là đảng duy nhất hoạt động giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các tổ chức chính trị khác ở trong hay ngoài nước đều bị coi là bất hợp pháp. Điều đó dễ gây ra tâm lý cho rằng đảng CSVN hiện nay không có đối thủ.

Sợ đa đảng

Trong điều kiện Việt Nam, một quốc gia theo đường lối độc tôn, độc quyền và toàn trị, đảng CSVN tự cho mình là chính đảng duy nhất được hoạt động hợp pháp và nắm giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Gần đây, ông GS. Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh có nói rằng: "Thực chất ở Việt Nam hiện nay, có thể nói với Đảng Cộng sản Việt Nam thì không có đối thủ. Nếu thể hiện là đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một tổ chức, tôi nghĩ là không có."

Đánh giá về vấn đề này, nhà báo LS.Vũ Đức Khanh từ Canada cho rằng trong chính trị luôn có sự "bất ngờ" từ lá phiếu của cử tri. Một khi thùng phiếu chưa được khui ra, đếm phiếu đầy đủ và công bố kết quả thì mọi việc đều có thể xảy ra.

Thực chất ở Việt Nam hiện nay, có thể nói với Đảng Cộng sản Việt Nam thì không có đối thủ. Nếu thể hiện là đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một tổ chức, tôi nghĩ là không có

GS. Nguyễn Đình Tấn

Theo ông Vũ Đức Khanh thì việc GS. Nguyễn Đình Tấn phát biểu rằng ở Việt Nam hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam không có đối thủ quả không sai, nhưng nó chỉ đúng một phần thôi, vì làm sao mà có được một tổ chức, đảng phái chính trị nào khác hơn ngoài đảng CSVN. Nếu đảng CSVN không có đối thủ thì tại sao họ lại sợ đa đảng và tại sao nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lại khẳng định "Bỏ điều 4 là tự sát!".

Trao đổi với chúng tôi, LS.Vũ Đức Khanh nói “Tôi nghĩ hoặc là đảng CSVN thiếu tự tin hoặc thật sự trong thâm tâm họ biết rõ nếu đa đảng, họ sẽ phải đối diện với việc mất quyền lực! Nói tóm lại tôi nghĩ ở Việt Nam có đối lập thực sự đủ sức đối trọng với đảng CSVN.”

Từ Sài gòn Kỹ sư Lê Thăng Long, người khởi xướng Phong trào Con đường Việt nam, thì cho rằng phát biểu của GS. Tấn là đúng với bề nổi ở thời điểm hiện tại chính trị ở VN. Nghĩa là hiện đất nước chỉ có một tổ chức chính trị duy nhất đảng CSVN. Nhưng tình hình đang diễn biến rất nhanh.

Một người bán hàng rong đứng cạnh một biểu ngữ màu đỏ vào những ngày đầu năm 2013 ở phố Hà Nội.

Một người bán hàng rong đứng cạnh một biểu ngữ màu đỏ vào những ngày đầu năm 2013 ở phố Hà Nội. AFP

Qua ngày hôm nay, ngày mai có thể có 1 tổ chức chính trị mới hình thành mà nó sẽ lớn cực kỳ nhanh chóng như hình ảnh cậu bé Thánh Gióng trong truyền thuyết lịch sử Việt Nam. Đó là điều ông Lê Thăng Long cho rằng chính là hình ảnh của “điểm đông đặc” mà ông Trần Huỳnh Duy Thức đã từng nhắc tới. Ngay sát tới điểm 0 độ C, nước vẫn còn là nước. Nhưng ngay khi đạt tới 0 độ C, nước đóng thành băng. Và chỉ cần một đốm lửa nhỏ nó có thể đốt cháy hàng triệu hecta rừng rất rộng lớn vào mùa khô hanh khi gió nổi lên.

Tôi nghĩ hoặc là đảng CSVN thiếu tự tin hoặc thật sự trong thâm tâm họ biết rõ nếu đa đảng, họ sẽ phải đối diện với việc mất quyền lực! Nói tóm lại tôi nghĩ ở Việt Nam có đối lập thực sự đủ sức đối trọng với đảng CSVN

LS.Vũ Đức Khanh

Ông Lê Thăng Long nói “Tôi nghĩ ông Tấn cần nói về sự chuyển dịch và ẩn sâu của vấn đề thì sẽ đúng hơn. Có lẽ đây là một cách đảng CSVN tự trấn an nội bộ và bên ngoài thay vì nhìn thẳng vào nguy cơ để tìm ra một giải pháp tối ưu cho đảng CSVN hiện nay và cho dân tộc Việt Nam.”

Thời điểm chưa đến?

Với một tinh thần thẳng thắn, LS. Hoàng Duy Hùng - Al Hoàng, Cựu Nghị Viên Thành Phố Houston – Hoa kỳ đồng ý với nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đình Tấn. Mà theo LS.  Hoàng Duy Hùng thì trên phương diện "tổ chức" thì đảng CSVN hiện nay không có đối thủ, vì theo ông nói đến "đối thủ" thì phải nói đến tương quan lực lượng.

Ông Hùng cho rằng đảng CSVN có nhiều ưu thế, đó là có gần 3 triệu đảng viên, cơ cấu từ trung ương đến địa phương, nắm giữ quyền lực điều hành quôc gia, sử dụng được công an và quân đội, điều động hầu hết các cơ quan truyền thông báo chí, và vì ở vị trí độc quyền lãnh đạo có nhiều cơ hội khai thác thương mại nên tài chánh của đảng CSVN cũng rất dồi dào. Một điểm mạnh khác của đảng CSVN là đảng cầm quyền lâu nên có nhiều kinh nghiệm và đã thiết lập đươc cơ chế sâu rộng. Với ưu thế này nên nếu có tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát quốc tế thì tôi nghĩ rằng đảng CSVN sẽ chiếm đa số.

Tôi hiểu tâm trạng của nhiều vị muốn có một cuộc cách mạng thay đổi qua đêm. Có nhiều vị muốn lật đổ ngay chế độ Cộng Sản nên không muốn tin rằng không có thế lực nào hiện nay ở Việt Nam có thể làm được điều đó và thậm chí không có thế lực nào đủ sức làm đối lập với đảng CSVN

LS. Hoàng Duy Hùng

LS. Hoàng Duy Hùng nói “Tôi hiểu tâm trạng của nhiều vị muốn có một cuộc cách mạng thay đổi qua đêm. Có nhiều vị muốn lật đổ ngay chế độ Cộng Sản nên không muốn tin rằng không có thế lực nào hiện nay ở Việt Nam có thể làm được điều đó và thậm chí không có thế lực nào đủ sức làm đối lập với đảng CSVN.”

LS. Nguyễn Văn Đài, một nhân vật bất đồng chính kiến ở Hà nội thừa nhận rằng, trong thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam đảng CSVN chưa có đối thủ chính trị xứng tầm với tư cách là một tổ chức. Tức là chưa có một tổ chức hay đảng phái chính trị nào ở trong nước có khả vượt qua sự kiểm soát của đảng CSVN, để vận động người dân đứng về phía họ nhằm gây áp lực với đảng CSVN trong cải cách chính trị hướng tới dân chủ. Theo ông Đài thì với lý do hầu hết các tổ chức, đảng phái chính trị ở trong nước, hoặc ở hải ngoại và có các thành viên ở trong nước thì chủ yếu là hoạt động bí mật, rất ít các thành viên bán công khai. Đồng thời số lượng thành viên cũng ít, chưa bao quát được hết các thành phần trong xã hội.

Ông Nguyễn Văn Đài nói với chúng tôi “Bởi vậy trong những năm qua, đã có rất nhiều cơ hội cho việc nổ ra các cuộc các mạng xã hội, nhưng các tổ chức đối lập quá yếu, nên chưa tổ chức và tập hợp được quần chúng với số đông để thay đổi đất nước. Do vậy, tất cả các cơ hội đều trôi qua 1 cách đáng tiếc.”

Ông Nguyễn Quang Duy - Phó Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu và đại diện Khối 8406 tại Úc châu thì cho rằng, cho dù đảng Cộng sản có đến 4 triệu đảng viên, có hàng chục triệu đòan viên, có hằng ngàn tổ chức ngọai vi, cả ngàn cơ quan tuyên truyền, có cả một guồng máy an ninh quân đội được cho là luôn trung thành với “Đảng”. Nhưng  theo ông Duy, ông Nguyễn Đình Tấn chỉ nói đúng đảng Cộng sản không có đối thủ trong tư cách là một tổ chức. Tuy nhiên điều đó sẽ không đúng, đối thủ của đảng Cộng sản chính các lực lượng dân tộc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Duy nói “Muốn chứng minh điều này rất dễ chỉ cần đảng Cộng sản mở ra một cuộc trưng cầu dân ý hay bầu cử tự do với sự giám sát của Quốc Tế thì rõ ngay. Và nếu đảng Cộng sản còn tiếp tục xem các lực lượng dân tộc là “đối thủ” trong cuộc chiến “ai thắng ai” thì kẻ thảm bại sẽ chính là những người cộng sản cầm quyền.”

Binh pháp của Tôn Tử có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” để nói về tầm quan trọng việc đánh giá đối thủ trong tranh đấu. Những đánh giá, nhận định của những người trong cuộc sẽ có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đấu tranh của họ. Phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-vn-comm-no-rival-12082013053208.html

__._,_.___





No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link